Tình huống 1:
Ôn M là sáng lập viên của cty TNHH K, có phần vốn góp trong
cty trị giá 500 triệu đồng. Cuối tuần qua, ông đột ngột qua đời
không để lại di chúc. Di sản ông để lại, ngoài phần vốn góp
trong cty K còn có lượng cổ phiếu trị giá 200 triệu đồng của cty
CP L (nguyên là DNNN CPH trong đó có lượng cổ phiếu 50
triệu đồng là cổ phiếu có ghi tên, do trước đây ông là PGĐ của
DNNN), phần di sản còn có căn nhà trị giá 150 lượng vàng và
một số đồ vật khác. Do ông độc than và không có họ hàng gì
nên không tìm được người thừa kế. Di sản của ông được giải
quyết như sau: phần vốn góp của công ty K do cty tiếp nhận và
đưa vào quỹ dự trữ của cty, sau 2 năm nếu không có ai nhận
thì nhập vào vốn của cty, phần cổ phiếu có ghi tên trong CTCP
L được cty thu hồi, phần cổ phiếu còn lại và căn nhà cũng như
những tài sản khác do nhà nước quản lý. Bằng kiến thức pháp
luật, hãy nhận xét cách giải quyết vụ việc trên.
Giải:
- Nếu có người thừa kế: người thừa kế được trở thành thành viên
cty không cần biết sự đồng ý của các thành viên còn lại.
- Nếu ông M không chết mà bị tâm thần: quyền và nghĩa vụ của
ông này do người giám hộ quyết định.
- Nếu ông M bị án tù: quyền sở hữu vốn góp vẫn còn, ủy quyền
cho người khác quản lý phần vốn của mình.
- Ông M tặng cho: đến hệ huyết thống thứ 3 đương nhiên là thành
viên cty, nếu không phải hệ huyết thốn như trên thì cần có sự đồng
ý của các thành viên còn lại.
Tình huống 2: Cty TNHH X có 4 thành viên, vốn điều lệ là 10
tỷ đồng. Trong đó ông A góp 5 tỷ, ông B và bà C mỗi người góp
1.5 tỷ và ông D góp 2 tỷ. Theo điều lệ cty, A là GĐ kiêm chủ
tịch HĐTV, nhưng do bất đồng nên B không dự họp, C bận đi
công tác xa nên gọi điện báo vắng mặt và ủy quyền bằng miệng
nhờ A bỏ phiếu cho mình. Cuộc họp đã thông qua phương án
phân chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh năm tới. Sau cuộc
họp, B gửi đơn đến các thành viên phản đối kế hoạch phân
chia lợi nhuận; do vậy A quyết định triệu tập họp HĐTV (mà
không mời B tham dự) để ra quyết định khai trừ B (cả 3 thành
viên dự họp đều bỏ phiếu khai trừ B). Hãy giải quyết vấn đề
trên theo luật doanh nghiệp.
Giải:
- Cuộc họp tháng 8/06 là không đúng (cuộc họp chỉ đại diện 70%
vốn) do C ủy quyền bằng miệng là không hợp lệ.
- Nếu A thông báo trong vòng 15 ngày thì cuộc họp lần 2 là hợp lệ
(70%>50%).
- Cuộc họp không mời B tham dự là không hợp lệ vì vi phạm
nguyên tắc quyền dự họp của các thành viên công; vi phạm nghị
quyết (do không gửi thư mời); nếu có gửi thư mời mà B không dự
họp thì cuộc họp là hợp lệ.
- Khai trừ thành viên là không hợp lệ vì luật DN không quy định;
B mới có quyền định đoạt đối với số vốn mình góp vào công ty
nhưng công ty xâm phạm quyền định đoạt của B.
Tình huống 3 (Tổ chức quản lý Cty TNHH): A, B, C, D thành
lập cty TNHH PĐông, vốn điều lệ là 1 tỷ đồng và đã được cấp
GCN/ĐKKD vào năm 2007. Cơ cấu vốn như sau: A góp 200
triệu đồng; b góp 200 triệu đồng; C góp triệu đồng và D góp
100 triệu đồng. Các thành viên nhất trí cử C làm chủ tịch
HĐTV và B làm GĐ. Điều lệ quy định GĐ là người đại diện
theo pháp luật của cty. Sau khi hoạt động được 1 năm thì xảy
ra bất đồng giữa C và B. Với tư cách là chủ tịch HĐTV và là
người có nhiều vốn hơn, C đã ra quyết định cách chức GĐ của
B và bổ nhiệm A làm GĐ thay thế. Không đồng ý với quyết
định trên, B vẫn tiếp tục giữ con dấu; sau đó với danh nghĩa
GĐ, B đã ký hợp đồng vay 700 triệu đồng của cty X. Theo HĐ,
cty X đã chuyển trước số tiền 300 triệu đồng cho cty PĐ (tổng
giá trị tài sản của cty PĐ theo sổ sách kế toán tại thời điểm này
là 1.2 tỷ). Tuy nhiên, toàn bộ số tiền này đã được B chuyển vào
tài khoản cá nhân của mình. C nộp đơn kiện B đòi phải hoàn
trả số tiền 300 triệu đồng và bồi thường thiệt hại B đã gây ra
cho cty. Công ty X cũng nộp đơn kiện PĐ phải hoàn trả số tiền
mà cty đã vay và bồi thường thiệt hại do vi phạm HĐ. Hãy đưa
ra cách xử lý. QĐ cách chức B có đúng luật DN không? HĐ B
ký có hiệu lực? Ai phải chịu trách nhiệm thanh toán nợ và bồi
thường?
Giải:
- C cách chức B không đúng vì phải thông qua họp HĐTV và
có >75% dự họp mới hợp lệ.
- B đứng ra vay là không hợp lệ (vay 700/1.2 tỷ, >50% nên phải do
>75% thành viên thông qua) nhưng hợp đồng này vẫn có hiệu lực
do quan hệ giữa 2 cty là theo pháp luật HĐ, quan hệ giữa B và cty
PĐ là theo luật DN. Bồi thường thiệt hại và trả lại cho cty X là do
cty PĐ thanh toán. Còn khoản thiệt hại thì cty PĐ yêu cầu B hoàn
trả.
Tình huống 4 (Góp vốn cty TNHH): Vương, Hùng, Thu cùng
góp vốn thành lập cty TNHH Lửa Việt chuyên kinh doanh gas
và các loại khí đốt, vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Vương góp 1 tỷ bằng
tiền mặt; Hùng góp 3 tỷ trong đó phần vốn là mặt bằng, nhà
xưởng được các thành viên thỏa thuận là 2 tỷ đồng; phần vốn
góp bằng tiền mặt là 1 tỷ đồng; Thu góp 1 tỷ đồng bằng tiền
mặt. Theo điều lệ công ty Vương làm GĐ, Hùng làm chủ tịch
HĐTV và là người đại diện theo pháp luật của cty. Sau khi cty
được cấp GCN/DKKD, do Hùng không góp đủ vốn bằng tiền
mặt nên Hùng đã nhượng lại phần vốn góp của mình là 1 tỷ
đồng cho Liên. Do cho rằng mình góp vốn nhiều nhất, lại là
chủ tịch HĐTV nên Hùng không thông báo trước việc chuyển
nhượng vốn cho 2 thành viên còn lại. Hùng đã lập một HĐ
chuyển nhượng vốn trong đó Hùng ký vừa với tư cách là người
chuyển nhượng vốn vừa với tư cách là người đại diện theo
pháp luật của công ty. HĐ này có công chứng nhà nước chứng
nhận. Cty hoạt động một thời gian thì xảy ra bất đồng giữa các
thành viên. Vương kiện Hùng ra tòa không thừa nhận phần
vốn góp của Hùng vì cho rằng tất cả mặt bằng, nhà xưởng đều
man tên Hùng, Hùng chưa thực hiện việc chuyển tài sản này
sang cty. Vương cũng yêu cầu tòa bác tư cách thành viên của
Liên vì cho rằng việc chuyển nhượng trên là bất hợp pháp.
Ngược lại, Hùng cũng không thừa nhận phần vốn góp của
Vương vì cho rằng cho có chứng cứ gì chứng minh Vương đã
tiến hành góp vốn vào công ty. Đưa ra chứng cứ chứng minh
cho phần vốn góp, Hùng xuất trình HĐ xây dựng nhà xưởng
với cty XD Thanh Bình trong đó Lửa Việt đứng tên trong HĐ
này. Ngoài ra Hùng còn xuất trình biên bản hoàn thành các
hạng mục nhà xưởng của cty Lửa Việt, do BQL Khu công
nghiệp tỉnh cấp. Vương cũng đưa ra bằng chứng góp đủ vốn
bằng việc xuất trình tờ phiếu thu trong đó Vương tự nộp và tự
xác nhận phần vốn góp đã nộp. Vụ tranh chấp trên do tòa án
nào giải quyết? Thủ tục chuyển nhượng vốn góp của Hùng cho
Liên và kết nạp thành viên mới có đúng luật DN không? Thủ
tục và trình tự chuyển QSH tài sản góp vốn cho cty sau khi
được cấp GCN/DKKD có đúng luật không?
Giải
Các thành viên đã góp vốn chưa?
- Hùng chưa góp vốn xong do mặt bằng nhà xưởng vẫn đứng tên
Hùng.
- Vương cũng góp vốn chưa đúng luật vì tự nộp tiền và tự ký
Hùng chuyển nhượng vốn cho Liên cũng sai vì: không thông báo
cho 2 thành viên còn lại; cần thông báo chào bán lại cho Vương và
Thu trước theo tỷ lệ góp vốn của họ trong một thời gian nhất định;
nếu hai người đó không mua mới chuyển nhượng lại cho Liên và
Hùng đi chỉnh sửa lại GCN/DKKD.
Tình huống 5 (Chuyển nhượng CP): Công ty CP X được thành
lập theo GCN/DKKD cấp ngày 20/4/1999, vốn điều lệ là 6 tỷ
đồng, chia thành 60.000 cổ phiếu. Sauk hi cty đi vào hoạt động
một thời gian, một số cổ đông sáng lập đã chuyển nhượng cổ
phần cho người khác. Cụ thể, từ tháng 12/1999, có 12 trường
hợp chuyển nhượng CP của các cổ đông cho người ngoài công
ty. Các trường hợp còn lại chuyển nhượng trong nội bộ cty.
Tất cả 18 trường hợp chuyển nhượng trên đều được chủ tịch
HĐQT cty ký xác nhận. Tháng 2 năm 2003, các cổ đông đã
chuyển nhượng cổ phiếu nộp đơn lên TAND kiện yêu cầu tòa
tuyên bố hủy 18 HĐ chuyển nhượng CP vì cho rằng các trường
hợp chuyển nhượng này không hợp pháp vì đã vi phạm điều 58
LDN. Hãy vận dụng LDN để giải quyết trường hợp trên. Giải
quyết vụ việc trên theo quy định của LDB 2005.
Giải
- Luật DN 2005 có hiệu lực 01/7/2006, luật DN 1999 có hiệu lực
01/01/2000, trước ngày 01/01/2000 theo luật cty
- 2 trường hợp chuyển nhượng của TV HĐQT là không hợp lệ vì
vi phạm luật cty
- 4 trường hợp chuyển nhượng ra ngoài cty vi phạm luật DN 1999.
- Theo luật DN 2005, CDSL chỉ được chuyển nhượng cho các cổ
đông sáng lập khác hoặc cho người ngoài nếu có sự đồng ý của
DHDCD tron thời gian 3 năm đầu.
Tình huống 6 (CTCP – ĐHĐCĐ): Ngày 20/10/2006, CTCP A
tiến hành ĐHCĐ; cuộc họp được tổ chức đúng theo thủ tục
luật định và theo đún điều lệ công ty. Cụ thể số CĐ dự họp đại
diện cho 90% số CP có quyền biểu quyết. Sau một ngày làm
việc, đến 8 giờ tối ĐHCĐ mới bầu được 4/5 số thành viên
HĐQT; 2/3 số thành viên BKS. Tất cả việc bầu cử diễn ra hợp
lệ. Do đã quá muộn, ĐHĐCĐ nhất trí sẽ họp tiếp vào ngày
27/10/2006. Đúng 9 giờ sáng ngày 27/10/2006, ĐHĐCĐ của
công ty A họp tiếp. Tại cuộc họp này, một số CĐ (chiếm 15%
tổng số CP có quyền biểu quyết) đã đề nghị bổ sung một số nội
dung mới vào cuộc họp, nhưng chủ tịch HĐQT không chấp
nhận. Sau khi bị từ chối, 15 CĐ của cty bỏ ra về, do đó số CĐ
dự họp chỉ còn đại diện cho 55.6% số CP có quyền biểu quyết.
ĐHĐCĐ tiếp tục họp và đã bầu bổ sung thành viên HĐQT và
BKS còn lại với tỉ lệ là 95% tổng số phiếu biểu quyết của số
thành viên còn lại dự họp chấp thuận. Số CĐ đã bỏ ra về
không đồng ý kết quả cuộc họp và đã khởi kiện yêu cầu TAND
giải quyết. Hãy giải quyết vụ việc trên.
Giải
- Cuộc họp ngày 27/10/2006 là cuộc họp kế tiếp vì theo luật mà khi
cuộc họp không đạt theo tỷ lệ thì trong vòng 30 ngày cần triệu tập
họp lần 2; đang bầu dở dang; các cổ đông nhất trí.
- Số cổ đông còn lại đại diện 55.6%, cuộc họp vẫn còn hợp lệ vì
đây là cuộc họp kế tiếp nên tỷ lệ theo ban đầu là 90%.
- Bầu bổ sung TV HĐQT và TV BKS chỉ đạt 55.6%x95%=52%
nên không hợp lệ (theo luật là 65%).
- Số cổ đông đại diện 15% (>10%) có quyền đưa ra bổ sung;
nhưng trình tự thủ tục không hợp lệ (vì cần gửi bằng văn bản đến
đại hội trước 3 ngày).
Tình huống 7: Ngày 10/8/2006 chủ DNTN A đột ngột qua đời.
A có vợ là bà H. Sau đó, bà H đã làm thủ tục đứng tên ĐKKD
với tư cách là chủ DN và đổi tên thành DNTN H theo đúng quy
định của pháp luật. Hai tuần sau, đại diện của cty TNHH X
đến yêu cầu bà H thực hiện đúng HĐ mà chồng bà đã ký trước
đây; nếu không, phải trả cho cty X số tiền đã ứng trước đây là
200 triệu đồng và lãi suất 3%/tháng. Bà H không đồng ý, chỉ
chấp nhận trả lại cho cty X số tiền 200 triệu. Căn cứ vào những
quy định của pháp luật hãy giải quyết vấn đề trên.
Giải
- Công ty bà H vẫn phải chịu trách nhiệm hoàn trả lãi 3% cho cty
X vì các quyền và nghĩa vụ vẫn còn khi chồng bà chết.
- Trường hợp nếu công ty bị phá sản trước khi cty X đòi nợ thì bà
H không cần hoàn trả 3% này với điều kiện khi phá sản mà cty X
không đến để xử lý nợ.
Tình huống 8: Ngày 12/08/2006, A là chủ một DNTN đã ký
thuê một hợp đồng thuê B làm giám đốc quản lý và điều hành
DN. Ngày 22/08/2006 B đại diện cho DNTN ký HĐ với cty
TNHH X mua một lô hàng trị giá 500 triệu, hai bên thỏa thuận
thanh toán vào ngày 15/9/2006. Ngày 10/9/2006 A đã hủy hợp
đồng thuê B làm giám đốc DNTN vì B mắc một số vi phạm cam
kết trong HĐ; do vậy ngày 15/9/2006 đại diện cty X đến gặp B
và yêu cầu thanh toán tiền hàng, B không đồng ý trả vì cho
rằng mình chỉ làm thuê cho A. Đại diện cty đến gặp A yêu cầu
thanh toán số tiền trên, nhưng A không chịu thanh toán với lý
do HĐ đó do B ký kế mà không hỏi ý kiến của A. Hãy xác định
cách giải quyết vụ việc trên.
Giải
- DNTN A vẫn phải chịu trách nhiệm đối với hợp đồng đã ký kết.
- Còn vi phạm của B là vi phạm của B đối A; A yêu cầu B bồi
thường cho A.
Tình huống 9: HĐQT TCT NN T có 7 thành viên. Ngày 01
tháng 10 năm 2004 HĐQT họp phiên quý III. Trong phiên họp
này có 5 thành viên tham dự. Một thành viên ủy quyền cho
PGĐ họp thay, thành viên còn lại vắng mặt vì đi công tác nước
ngoài. TGĐ đề nghị xem xét việc bãi miễn chức vụ GĐ cty
thành viên T1 của ông O và đề nghị bà V là thành viên BKS
của TCT thay thế. Ông H là chủ tịch HĐQT phản đối vì cho
rằng thành viên BKS hoạt động chun trách nên khơng thể
đảm đương chức vụ này được. Nhưng các thành viên còn lại
đều nhất trí thơng qua vì cho rằng bà V có năng lực chun
mơn tốt; có thể đảm đương cả hai cơng việc trên. Hãy giải
quyết vấn đề trên theo Luật DNNN.
Giải
Bà V kiêm nhiệm 2 chức vụ là vi phạm luật DN vì bà V là thành
viên BKS.
Tình huống 10: TCT X. có 7 thành viên HĐQT. Ngày
15/10/2004, Chủ tòch HĐQT chết. Bộ trưởng Bộ X. ra quyết
đònh bổ nhiệm TGĐ A. tạm thời kiêm chức chủ tòch HĐQT.
Ngày 30/10/2004 A. triệu tập cuộc họp HĐQT có 6 thành
viên( vắng 1) để bổ nhiệm KTT của TCT và trưởng BKS. 4/6
người dự họp đồng ý bổ nhiệm C.( là chủ tòch công đoàn của
một cty thành viên) làm trưởng BKS. 2 thành viên phản đối
vì cho rằng vợ C là KTT một đơn vò thành viên khác; còn con
C. là thủ quỹ của TCT; nhưng TCT vẫn tiến hành bổ nhiệm.
5/6 thành viên dự họp đồng ý bổ nhiệm bà D. làm KTT của
TCT nhưng 1 thành viên phản đối vì em trai bà D là thành
viên HĐQT. Nhưng A nhân danh TGĐ vẫn ra quyết đònh bổ
nhiệm.
Hãy nhận xét về việc trên.( đ. 37k3; đ. 36 L DNNN)
Giải
- Chủ tịch HĐQT khơng kiêm nhiệm TGĐ.
- C được bổ nhiệm làm trưởng BKS là sai vì C khơng phải là thành
viên chun trách của HĐQT.
- D được bổ nhiệm là sai vì có QH huyết thống.
Tình huống 11: XN Khai thác&Chế biến thuỷ sản Biển Đông
( BĐ)là 1 DNNN thuộc UBND tỉnh N. Do quản lý kém, XN
làm ăn thua lỗ. Cuối năm 2003, XN có các khoản nợ sau:
- NH Ngoại thương tỉnh N: 800 triệu đồng, tài sản thế chấp
trò giá là 1 tỷ đồng;
- NH Nông nghiệp và PTNN tỉnh N: 600 triệu đồng, tài sản
thế chấp trò giá là 400 triệu đồng;
- Được NH Công thương tỉnh N bảo lãnh mua trả chậm
của cty Phú Ninh trò giá 1,5 tỷ đồng, do XN BĐ không
thanh toán được nên NH Công thương phải thanh toán nợ
cho cty Phú Ninh;
- Nợ cty Vận tải Liên Việt 100 triệu đồng theo HĐ vận
chuyển;
- Nợ cty TNHH Đại Dương 1 tỷ đồng không có tài sản bảo
đảm;
- Nợ DNTN Bình Long 600 triệu đồng không có tài sản
bảo đảm.
Do quá hạn thanh toán đã lâu mà XN vẫn không trả được
nợ, một số chủ nợ kiện ra toà yêu cầu phá sản XN. BĐ.
Toà án nào có thẩm quyền thụ lý vụ án?
Những chủ nợ nào có quyền nộp đơn? UBND tỉnh N có quyền
nộp đơn không? Tại sao?
Giải
- Theo luật phá sản 2004, thẩm quyền giải quyết phá sản: HTX
đăng ký KD tại huyện nào thì được xử tại huyện đó do các giao
dịch chủ yếu về nơng nghiệp nhỏ lẻ. Các HTX còn lại do TAND
cấp tỉnh xét xử.
- Chỉ có những chủ nợ khơng đảm bảo hoặc đảm bảo một phần
được làm đơn u cầu giải quyết, chỉ có NH ngoại thương là khơng
được.
Tình huống 12: Ngày 01/10/2004 Cty M. quốc tòch Việt Nam
gởi chào hàng cho cty N của Hoa kỳ đề nghò ký HĐ bán 500
tấn gạo theo điều kiện CIF- Incoterms 2000, hiệu lực của
chào hàng là 15/10/2004. Ngày 12/10/2004 Cty N đã gởi chấp
nhận chào hàng bằng thư máy bay nhưng cty M không nhận
được bản chấp nhận này nên không thực hiện HĐ. Cty N đã
phát đơn kiện cty M tại Trọng tài Hồng Kông, khiếu nại cty
M đã không thực hiện hợp đồng mua bán với lập luận rằng
theo luật của Hoa Kỳ thì hợp đồng đã ký kết,
- HĐ giữa cty M và cty N đã ký kết chưa? Cty M có vi
phạm HĐ theo công ước CISG không?
- Giả sử cty M sau khi đã gởi đề nghò giao kết HĐ cho cty
N; sau đó, M lại gởi tiếp một lá thư rút lại đề nghò này.
Trước khi thư rút lại đề nghò tới Hoa Kỳ, cty N đã gởi chấp
nhận HĐ tơiù cty M. Trường hợp này chào hàng của M có
hiệu lực không?
Giải
- Theo luật Việt Nam khi nhận được đơn chào hàng mới có hiệu
lực.
- Theo cơng ty Mỹ là khi gửi lời chấp nhận chào hàng 12/10 là
ngày ký kết hợp đồng.
- Căn cứ CISG (Cơng ước Viên) thì cơng ty Việt Nam đúng.
Tình huống 13: Công ty A ( VN ) ký hợp đồng bán cho công ty
B ( Singapore ) 200 tấn hạt điều , giá 780 USD/ tấn
( FOB/HCMC ). Điều khoản về chất lượng như sau :
- m độ : 13%
- Tạp chất : 1%
- Hạt vỡ : 8%
Khi lên hàng tại Cảng SG, Vinacontrol xác đònh chất lượng
như sau: 12,8%; 0,9%; 7,8%. Kết luận: hàng đạt phẩm chất.
Nhưng do hàng giảm giá nên công ty B cho rằng công ty A vi
phạm chất lượng và từ chối nhận lô hàng trên . Hai bên phát
sinh tranh chấp. Vụ việc trên giải quyết như thế nào? Tại
sao?
Giải
Bên A vi phạm do bên A quy định trong hợp đồng khơng đúng;
quy định số tuyệt đối.
Tình huống 14: Năm 1999, ông Lân là giám đốc cty TNHH
Hoàng Lân, thế chấp toàn bộ nhà xưởng của cty cho Ngân
hàng TMCP AC, chi nhánh tại Đà Nẵng để vay 1 tỷ đồng tổ
chức kinh doanh vật liệu xây dựng. Đáo hạn cty TNHH
Hoàng Lân không trả được nợ nên NH TMCP AC chi nhánh
Đà nẵng đã khởi kiện ra toà. Tại quyết đònh công nhận hoà
giải thành, TAND Đà nẵng đã công nhận sự thoả thuận giữa
cty HL và đại diện NH về nội dung cty HL có trách nhiệm
trả cho NH số nợ cả gốc lẫn lãi là 1,3 tỷ đồng. Đội thi hành
án Đà nẵng đã tổ chức đấu giá khu nhà xưởng của cty HL với
giá là 1,550 tỷ đồng. Tuy nhiên cùng thời điểm này, cty HL
còn phải thi hành một bản án khác là trả cho cty Vận tải PY
số tiền là 450 triệu đồng mà cty HL nợ trong hợp đồng vận
tải trước đây.
Hãy đề xuất cách xử lý tài sản của cty HL cho cơ quan thi
hành án Đà nẵng; giải thích lý do của đề xuất đó. Nếu HL là
một DNTN, việc xử lý tài sản có gì khác so với cty HL? Được
biết tại thời điểm vay vốn, cty HL chưa ĐKKD bổ sung chức
năng kinh doanh vật liệu xây dựng; điều này có làm vô hiệu
HĐ tín dụng trên không? Tại sao?
Giải
- Xử lý tài sản: trả ngân hàng trước do phải trả cho giao dịch có
bảo đảm; ý chí của HL là nhà xưởng đảm bảo trả nợ cho ngân
hàng.
- Nếu là DNTN: nếu trả không hết nợ thì phải dùng tài sản riêng để
trả.
- Chưa ĐKKD VLXD: HĐ vẫn không vô hiệu.
Tình huống 15: Ngày 20/3/2006, DN A (trụ sở chính tại Q5, TP
HCM) ký hợp đồng bán cho DN B (trụ sở chính tại TP Nha
Tranh, Khánh Hòa) 200 tấn gạo, hàng giao tại trụ sở của DN B
vào ngày 25/3/2006. Trong HĐ các bên thỏa thuận mức phạt vi
phạm HĐlà 12% giá trị HĐ nếu DN A giao gạo không đúng
chất lượng. Đến ngày 25/3/2006, DN A chỉ giao được 120 tấn
gạo đúng chất lượng, còn lại 80 tấn không đúng chất lượng
như đã thỏa thuận trong HĐ, gây ra thiệt hại khoảng 60 triệu
đồng cho DN B. Ngày 29/3/2006, DN B gửi yêu cầu DN A phải
nộp phạt 12% giá trị HĐ và bồi thường thiệt hại 60 triệu đồng.
Tuy nhiên DN A chỉ chấp nhận nộp phạm vi phạm HĐ chứ
không bồi thường thiệt hại, vì cho rằng trong HĐ chỉ có thỏa
thuận về phạt vi phạm, không đề cập đến bồi thường thiệt hại.
- Bình luận về mức phạt vi phạm HĐ nêu trên
- Lập luận trên của A có quy định của PL không? Giải thích?
- Giả sử trong TH trên DN B muốn kiện DN A tại tòa án thì tòa
án nào có thẩm quyền giải quyết? Giải thích?
Giải
- Thỏa thuận phạt 12% là vi phạm vì theo luật tối đa chỉ là 8%;
phần vượt bị vô hiệu là 4%.
- Lập luận của A là sai vì trong HĐ không có quy định thì cũng
phải bồi thường.
Tình huống 16: Ngày 15/5/2006 GĐ cty A và PGĐ cty B nhân
danh 2 cty ký HĐ MBHH 01/MB; nội dung: Cty A bán cho cty
B một lô hàng gồm 100 sản phẩm nhựa gia dụng (có phụ lục
chi tiết đính kèm theo số lượng từng loại); hàng được sx theo
tiêu chuẩn VN và mới 100%. Tổng giá trị HĐ là 1.000.000.0000
đồng; hàng được giao làm nhiều đợt. Bên nào vi phạm hợp
đồng thì phải nộp cho bên kia khoản tiền phạt bằng 12% tổng
giá trị HĐ. Theo anh/chị: Cần phải xem xét những giấy tờ, tài
liệu gì để xác định những người ký kết HĐ 01/MB là đúng hay
không đúng thẩm quyền? Hợp đồng 01/MB đã đầy đủ những
nội dung chủ yếu chưa? Nếu thiếu anh/chị hãy bổ sung. Nội
dung các điều khoản thỏa thuận của hai bên có điểm nào trái
pháp luật không? Tại sao? Để xác định HĐ 01/MB có hiệu lực
PL, anh/chị dựa vào những điều kiện nào?
Giải
- Điều khoản trái PL: phạt vi phạm 12%
- Điều kiện hiệu lực HĐ: lý thuyết
Tình huống 17: Ngày 25/3/2003 CN II tại TP Đà Nẵng của cty
TNHH vận tải biển Hòa Bình (trụ sở chính tại tỉnh Thanh
Hóa), do một cán bộ của chi nhánh được GĐ chi nhánh ủy
quyền làm đại diện, đã nhân danh cty Hòa Bình ký hợp đồng
vận chuyển số 02/VC để vận chuyển 1000 tấn gạo cho cty CP
Quảng Ninh (trụ sở tại tỉnh Quảng Ninh) từ cảng Đà Nẵng đến
tỉnh Cái Lân (Quảng Ninh). Cước vận chuyển là 250.000.000
đồng. Sau khi ký HĐ, bên thuê vận chuyển đã ứng trước cho
bên vận chuyển 50.000.000 đồng. Trên đường vận chuyển do
đâm vào một tàu khác nên một số lượng gạo bị hư hỏng. Theo
giám định của cơ quan có thẩm quyền, tổng số gạo bị hư hỏng
(mất 100% giá trị thương mại) là 300 tấn, trị giá 500.000.000
đồng. Số gạo còn lại (700 tấn) cty Quảng Ninh đã nhận tại cảng
Cái Lân theo đúng các yêu cầu của HĐ vận chuyển. Cty Quảng
Ninh yêu cầu cty Hòa Bình chấp nhận. Sauk hi thương lượng
không thành cty Quảng Ninh đã khởi kiện cty Hòa Bình bồi
thường thiệt hại là 530.000.000 đồng (bao gồm 500.000.000
đồng là giá trị số gạo bị hư và 30.000.000 đồng là chi phí khởi
kiện). Hãy cho biết: HĐ vận chuyển số 02/VC có hợp pháp
không? Đây là HĐ kinh tế hay HĐ dân sự? Tại sao? Với
nguyên đơn là cty Quảng Ninh, theo anh/chị tòa án ở những
địa phươn nào có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp trên?
Tại sao? Hãy nêu hướn giải quyết vụ việc trên. Giả sử trong
HĐ hai bên có thỏa thuận điều khoản trọng tài, theo anh/chị vụ
việc trên có được giải quyết theo Pháp lệnh trọng tài thương
mại không? Tại sao?
Giải
- GĐ chi nhanh ủy quyền cho cán bộ khác là không được do GĐ
chi nhánh đã được GĐ cty ủy quyền nên không được ủy quyền
tiếp.
- Nhưng trong qt thực hiện mà GĐ biết mà không phản đối thì HĐ
vẫn hiệu lực: 1 trong 4 trường hợp (báo cáo từ người ký kết với
GĐ, chứng từ tài liệu kế toán thống kê, ký văn bản duyệt thu chi,
chứng từ liên quan đến HĐ, GĐ sử dụng các tài sản từ HĐ).
- Cty Quảng Ninh có thể kiện ở tòa cấp tỉnh Thanh Hóa (bên bị
đơn), Đà Nẵng (nơi có chi nhánh), chọn tòa nguyên đơn là tỉnh
Quảng Ninh do đây là nơi thực hiện HĐ.
- HĐ này không có hiệu lực; tuy nhiên cty Hòa Bình bồi thường
thiệt hại cho cty Quảng Ninh.
Tình huống 18: Căn cứ đơn xin vay vốn ngày 26/3/1996 của cty
TNHH Lam Hồng, NH Công thương VN – Sở GD II đã ký HĐ
tín dụng số 283/TD.TT cho cty Lam Hồng vay 1.8 tỷ đồng; đáo
hạn ngày 30/7/96; lãi suất 1.65%/tháng, lãi suất quá hạn là
2.475%/tháng; HĐ có hiệu lực từ ngày 30/3/96 đến khi cty Lam
Hồng thanh toán dứt nợ gốc và lãi cho NH. Tài sản bảo đảm
cho HĐ vay gồm: Căn nhà 35 NHC do bà Lưu Kim Anh đứng
tên chủ sở hữu bảo lãnh; căn nhà 2bis ĐTH do bà Trang Hồng
Thu đứng tên chủ sở hữu bảo lãnh. Thực hiện HĐ, NH đã giao
đủ số tiền vay. Đến hạn thanh toán (30/7/96), cty Lam Hồng
không thanh toán được nợ và có văn bản xin gia hạn thanh
toán và được NH chấp nhận gia hạn đến 30/10/1996, nhưng
đến hết ngày 30/10/1996 bên vay vẫn không thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ của mình, NH đã chuyển khoản vay sang nợ đáo hạn
từ ngày 01/11/1996. Ngày 30/01/2001 NHCT gởi đơn kiện lên
TAND TP HCM yêu cầu giải quyết buộc cty Lam Hồng trả nợ
gốc và lãi (tính đến ngày 31/12/2000). Hãy tính toán các khoản
nợ gốc và nợ lãi mà NHCT yêu cầu cty Lam Hồng phải trả.
Nếu cty Lam Hồng không trả được nợ theo bản án của TAND
thì trách nhiệm của bà Kim Anh và bà Kim Hồng ntn? Giả sử
do nhận định rằng với toàn bộ nợ gốc và lãi phải trả cho
NHCT thì chỉ cần phát mãi căn nhà của bà Kim Anh cũng đủ
để trả nợ, nên TAND chỉ tuyên là “Nếu cty Lam Hồng không
trả được nợ thì NHCT được quyền phát mãi căn nhà của bà
Kim Anh để trừ nợ”. Hãy bình luận về quyết định của tòa án.
Giải
- Nếu cty Lam Hồng không trả được nợ theo bản án của TAND thì
trách nhiệm của bà Kim Anh và bà Hồng Thu: đứng ra trả nợ thay.
- Cả hai người cùng chịu trách nhiệm trả nợ.