LOGO
TRƯỢT LỞ ĐẤT Ở VIỆT
NAM
ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam với phần lớn địa hình là đồi núi, khí hậu nhiệt
đới gió mùa ẩm, mưa nhiều nên thường xuyên xảy ra
các tai biến như lũ lụt, động đất, trượt lở đất…
Loại tai biến thường xuyên xảy ra ở nước ta đặc biệt là
tại các tỉnh miền núi là trượt lở đất.
Tuy trượt lở đất xảy ra với quy mô nhỏ và riêng lẻ,
nhưng tính tổng cộng trong năm thì đây lại là loại tai biến
gây thiệt hại to lớn nhất về người và của.
Việc nghiên cứu về trượt lở đất ở Việt Nam là một việc
làm mang tính cấp thiết, để đưa ra những biện pháp
giảm tải những thiệt hại của nó.
NỘI DUNG CHÍNH
• KHÁI NIỆM
• NGUYÊN NHÂN
• CƠ CHẾ
• ĐIỀU KIỆN XẢY RA TRƯỢT LỞ ĐẤT
• HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ ĐẤT Ở VIỆT NAM
• THIỆT HẠI DO TRƯỢT LỞ ĐẤT GÂY RA
• BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
KHÁI NIỆM
Trượt lở đất là cả
khối đất, đá men
theo một hay một
số mặt trượt do tác
dụng của trọng lực
trôi xuống, trong đó
không xảy ra sự đổ
vỡ hoặc đảo lộn
tính nguyên khối
của chúng.
NGUYÊN
NHÂN
TỰ
NHIÊN
NHÂN
TẠO
Nguyên nhân tự nhiên
Thay đổi áp lực nước lỗ hổng: hiện tượng trượt lở
gia tăng trong những đợt mưa bão ngắn với cường
độ cao, áp lực lỗ hổng tăng lên làm mất độ ổn định
mái dốc.
Trên bề mặt không có thảm thực vật và các loài sinh
vật làm đất bị mất kết cấu, thiếu chất dinh dưỡng.
Chân sườn dốc bị xâm thực do nước sông hay sóng
biển.
Sự gia tăng độ ẩm do mưa lớn kéo dài, giảm độ kết
dính giữa các vật liệu.
Nguyên nhân tự nhiên
Động đất làm tăng sự phá vỡ liên kết của khối đất
đá trên sườn dốc, làm cho các khối đất đá có thể
trượt tương đối với nhau.
Núi lửa phun tạo ra nham thạch nóng, đây là điều
kiện thuận lợi để phá vỡ liên kết giữa các khối đất
đá.
Thành phần của đất đá.
VD: Như thành phần đất đá là đá granit, đá biến
chất cổ có đặc điểm dễ bị phong hóa, độ gắn kết
kém nên khi bị ngâm nước hay gặp mưa to sẽ dễ bị
trượt, lở.
Nguyên nhân nhân tạo
Khi khai thác, xây dựng dùng phương tiện cơ giới
có trọng tải cao di chuyển sẽ gây rung động mạnh
làm đứt gãy các liên kết của khối đất, đá.
Dùng các vật liệu nổ trong việc khai thác khoáng
sản, san lấp mặt bằng để làm đường sẽ làm mất
chân sườn dốc.
Trong các tầng đất có thành phần cơ giới nông, lớp
thực vật có vai trò là liên kết giữa đất phủ và đá gốc
nên việc khai thác để làm đất canh tác sẽ tăng nguy
cơ xảy ra trượt lở đất.
Tăng tải trọng ở đỉnh sườn như: xây nhà ở, hồ chứa
nước…
CƠ CHẾ
α: Góc dốc của mặt trượt
P :Trọng lượng khối đất
T: Lực tiếp tuyến có xu thế làm cho khối
đá di chuyển xuống sườn dốc (còn gọi là
lực gây trượt) và = P.sinα
N: Lực pháp tuyến và = P.cosα
S: Lực ma sát có xu thế giữ khối đá lại
trên sườn dốc. Lực ma sát có quan hệ
với lực pháp tuyến thông qua hệ số ma
sát (f) và được thể hiện theo công thức:
S = N.f = P.cosα.tgф (với f = tgф và ф là
góc ma sát trong của đất đá)
CƠ CHẾ
Qua hình vẽ trên ta thấy:
Khi góc dốc của mặt trượt càng lớn thì khả năng
trượt xuống của khối trượt càng cao.
>0, trọng lượng của khối đất càng lớn thì T càng lớn
làm khối đất trượt xuống càng nhanh.
ĐIỀU KIỆN XẢY RA TRƯỢT ĐẤT
Hiện tượng trượt đất xảy ra phổ biến ở nhiều nơi, nhưng
nó chỉ xảy ra trong những điều kiện nhất định, khi có tình
trạng mất cân bằng về trọng lực. Trạng thái này thường
xảy ra khi lớp vỏ phong hoá dày, vật chất trên sườn dốc
bị thấm đẫm nước, chân sườn bị hụt hẫng, vận động
kiến tạo và cấu trúc địa chất thuận lợi
Những nơi có lượng mưa lớn và tập trung với cường độ
cao thì nước mưa sẽ thấm vào đất làm tăng trọng lượng
của tầng trên mặt và khi đạt đến bề mặt tầng không
thấm nước sẽ gây nên hiện tượng xói ngầm. Nếu tầng
không thấm nước là sét thì khi bị thấm nước, nó sẽ trở
nên rất trơn và dễ gây ra trượt đất.
ĐIỀU KIỆN XẢY RA TRƯỢT ĐẤT
Nếu trên bề mặt sườn dốc có hệ thống đứt gãy kiến tạo phát
triển sẽ làm cho đất đá vụn nát, có nhiều khe nứt, tạo điều
kiện cho nước thấm xuống làm giảm lực kháng cắt của đất
đá, từ đó nguy cơ phát sinh trượt đất càng cao hơn.
Điều kiện về cấu trúc và thế nằm của đá có ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình trượt đất. Khi các tầng đá có thế nằm cắm
về phía thung lũng, tức là nghiêng theo chiều dốc của sườn
thì trượt đất dễ xảy ra hơn.
Địa hình cao, độ dốc và độ chia cắt ngang lớn sẽ tạo ra năng
lượng địa hình lớn, là điều kiện thuận lợi cho các quá trình
trượt đất có nguồn gốc trọng lực. Vận động kiến tạo hiện đại
và các trận động đất cũng gây nên các tai biến trượt lở cộng
sinh.
HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ ĐẤT Ở VIỆT NAM
(Nguồn: />HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ ĐẤT Ở VIỆT NAM
Đặc điểm địa hình Việt Nam với ¾ diện tích là đồi
núi nên nguy cơ tai biến trượt lở đất xảy ra rất cao.
Hầu hết những tỉnh có trượt lở lớn đều đã có điều
tra, thường do các đơn vị trung ương thực hiện.
Những khu vực có nguy cơ trượt lở cao được
khoanh vùng gồm Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu,
Điện Biên, Yên Bái, Hà Giang, Quảng Ninh, Quảng
Nam, Quảng Ngãi v.v…
Số điểm trượt lở đất đá trên một số tuyến đường
ở tỉnh Cao Bằng và vùng phụ cận
STT Tuyến đường Độ dài
(km)
Số điểm
trượt lở
1 Tuyến tỉnh lộ 206 từ Trùng Khánh đi Hạ Lang 68 40
2 Tuyến tỉnh lộ 207 từ Quảng Uyên đi Hạ Lang 33 20
3 Tuyến tỉnh lộ 208 đoạn Đông Khê - Phục Hoà 25 30
4 Tuyến tỉnh lộ 211 từ thị trấn Trùng Khánh đi thị
trấn Trà Lĩnh
30 30
5 Tuyến quốc lộ số 3 từ Cao Bằng đi Quảng Uyên 20 20
6 Tuyến quốc lộ 4A, đoạn Cao Bằng đi Đông Khê 45 14
7 Tuyến quốc lộ 34 từ thị xã Cao Bằng đi thị trấn
Pác Miều, Bảo Lâm
170 33
8 Tuyến QL.3, phía nam đèo Gió 7 15
9 Tuyến đường đèo Cao Bắc của QL.3 10
(Nguồn: Viện Địa lý, Viện KHCN-VN, 2006 – 2007)
Sơ đồ địa mạo và tai biến trượt lở đất tuyến QL.3 phía nam đèo Gió,
T.Cao Bằng
Danh sách các khu vực trượt lở đất đá
dọc quốc lộ I và đường Hồ Chí Minh
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2/2006)
STT Tuyến quốc lộ I
1 Đèo Ngang, Quảng Bình
2 Đèo Hải Vân (Phú Gia, Phước Trọng), Thừa Thiên
Huế, Đà Nẵng
3 Đèo Cả, Khánh Hòa, Phú Yên
4 Đèo Cù Mông, Phú Yên
STT Tuyến đường Hồ Chí Minh
1 Đèo Đá Đẽo, Quảng Bình
2 Bắc Đèo U Bò, Quảng Bình
3 Đèo Khu Đăng, Quảng Bình
4 Đèo Cổng Trời, Quảng Trị
5 Đèo Sa Mùi, Quảng Trị
6 Xã Đăk Rông, Quảng Trị
7 Xã Tà Rụt, Quảng Trị
8 Đèo Hai Hầm, Thừa Thiên-Huế
9 P’rao-A Sờ, Quảng Nam
10 Đèo Sông Bung, Quảng Nam
11 TT Khâm Đức, Quảng Nam
12 Đèo Lò Xo, Kon Tum
13 Bắc Đăk Glei, Kon Tum
THIỆT HẠI DO TRƯỢT LỞ ĐẤT
Phá hoại các công trình nhà cửa, mất đất đang sử
dụng, đất canh tác.
Làm giảm giá trị sử dụng của đất.
Thiệt hại sinh mạng, gây ách tắc giao thông, ách tắc
dòng chảy gây ngập lụt.
Gia tăng kinh phí cứu hộ.
Tai biến trượt đất ở Việt Nam thường xảy ra với quy
mô nhỏ, riêng lẻ có thể không gây thiệt hại lớn
nhưng tính tổng cộng số vụ trượt lở đất mỗi năm thì
lại có thiệt hại rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với các
loại tai biến khác (lũ lụt, gió xoáy, động đất )
Một số vụ trượt lở đất ở Việt Nam
STT Địa điểm Thời gian Thiệt hại
1 Bản Vài, H.Chợ Rã, T.Bắc
Kạn
8/1971 Một vùng thung lũng có
ruộng lúa bị vùi lấp
2 Bản Nà Lúm, X.Thái Học,
H.Bảo Lạc, T.Cao Bằng
9/1995 Tàn phá một vùng rộng
lớn
3 Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,
Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định
1999 40 người bị vùi lấp, hàng
trăm hộ dân phải di dời
4 Thôn Sùng Hoảng, X.Phìn
Ngan, H.Bát Xát, T.Lào Cai
9/2004 20 người mất tích, cuốn
trôi tài sản của 4 hộ dân
5 X. Canh Liên, H. Vân Canh,
T. Bình Định
14/12/2005 Phá hủy thảm thực vật
Một số vụ trượt lở đất ở Việt Nam
STT Địa điểm Thời gian Thiệt hại
6 Núi Ông Lô, H.Tuy Phước,
T.Bình Định
19/12/2005 Tạo nên dòng đất, đá, bùn
rộng 200 m, dài 3.000m
7 X.Giang Ly, H.Khánh Vĩnh,
T. Khánh Hoà
28/02/2006 9 người chết
8 Thị trấn Vinh Quang,
H.Hoàng Su Phì, T.Hà Giang
7/2008 4 người chết
9 P.Chiềng Lề, TX.Sơn La 7/2008 Gây ách tắc Quốc lộ 6
trong 5h, 32 hộ dân phải
di dời
Một số hình ảnh vể trượt lở đất ở Việt Nam
Đất, đá trượt lở vùi lấp toàn bộ
đường Hồ Chí Minh đoạn xã
Phước Xuân, huyện Phước
Sơn, tỉnh Quảng Nam, 2003
Tú Lệ, Yên Bái, 10/2007
Hình ảnh một số vụ trượt lở đất ở Việt Nam
3/8/2010
13/9/2004
Trượt lở đất ở Lào Cai
Một số hình ảnh về trượt lở đất ở Việt Nam
Ách tắc giao thông do trượt lở
đất ở Lai Châu, 3/2009
Pleiku, 10/2009
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH PHÒNG TRÁNH TRƯỢT
LỞ ĐẤT
Bước 1: Xây dựng bản đồ khoanh vùng các khu vực
thường xảy ra trượt lở đất, các khu vực có khả năng
xảy ra trượt lở đất ở Việt Nam.
Bước 2: Cung cấp thông tin đã đơn giản hóa tới
những nơi, những người cần nắm được thông tin
này như: UBND các tỉnh, huyện, địa phương người
dân sống trong khu vực đó, nhà đầu tư đang đấu
thầu xây dựng tại đó
Bước 3: Khẩn trương di dời các điểm dân cư, các
công trình công cộng ( trường học, bệnh viện,trạm
xá, chợ…) nằm trong khu vực nguy hiểm do tai biến
trượt lở đất đến những khu vưc an toàn