Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về bản chất giai cấp công nhân của đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.89 KB, 8 trang )

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp công nhân của Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta. Suốt
hơn 77 năm qua Đảng Cộng sản Việt Nam đã vượt qua bao nhiêu khó khăn,
thử thách, qua nhiều bước ngoặt của cách mạng, và đã trở thành một Đảng
Mác-Lênin chân chính, một Đảng cầm quyền vững mạnh, chính là Đảng ta
đã giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng.
Những kết luận của Hồ Chí Minh về vai trò của giai cấp công nhân
Việt Nam là kết quả của một quá trình quan sát, tìm tòi nghiên cứu ở nhiều
nước từ năm 1911, khi Người ra đi tìm đường cứu nước. Sự kiện Nguyễn Ái
Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp năm 1920 đã nói lên quyết tâm
của Người đi theo con đường cách mạng vô sản để thực hiện mục tiêu giải
phóng dân tộc. Đối với giai cấp công nhân Việt Nam, khi được tin 600 thợ
nhuộm Chợ Lớn đấu tranh (12-1922) đòi chủ xưởng bảo đảm quyền lợi cho
người lao động, Người đã viết: Khắp nơi giai cấp công nhân cũng bắt đầu
giác ngộ về lực lượng và giá trị của mình…Đây là lần đầu tiên một phong
trào như thế nhóm lên ở thuộc địa. Chúng ta hãy ghi lấy dấu hiệu đó của thời
đại.
Ở nước ta sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp bằng chính sách
khai thác thuộc địa đã làm xuất hiện một lực lượng xã hội mới: giai cấp công
nhân. Nhưng đó là một giai cấp mới quá nhỏ bé, đến năm 1930 số lượng
công nhân nước ta mới chỉ có 22 vạn người, chiếm một tỷ lệ nhỏ trong dân
cư. Đây cũng là một trong nhiều lý do làm cho nhiều nhà yêu nước đương
thời không nhận thấy vai trò lịch sử của giai cấp công nhân đối với sự
nghiệp giải phóng dân tộc.
Phát hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thế giới là công
lao của Mác và Ăngghen. Nhưng qua những cuộc tranh luận lý luận về vấn
đề đó trong phong trào cách mạng và phong trào công nhân từ sau khi
C.Mác và Ph. Ăngghen qua đời và xem xét vấn đề đó vào những điều kiện
cụ thể của Việt Nam những năm hai mươi của thế kỷ hai mươi mới thấy đầy
đủ giá trị của lý luận và thực tiễn mà Hồ Chí Minh đã cống hiến cho cách
mạng Việt Nam. Sau này, đánh giá về giai cấp công nhân Việt Nam, Hồ Chí


Minh khẳng định: Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng
nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý luận
cách mạng tiên phong và kinh nghiệm của phong trào công nhân quốc tế,
giai cấp công nhân ta tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và tin cậy nhất
của nhân dân Việt Nam.
Trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng và từ khi Đảng ra đời cho
đến khi Người đi xa, Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định, luôn luôn làm cho
toàn Đảng quán triệt. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công
nhân. Đảng phải giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của
Đảng. Lịch sử dân tộc ta, trước Hồ Chí Minh đã có nhiều nhà yêu nước đầy
nhiệt huyết, nhưng đều không cứu được nước, không giành được độc lập dân
tộc. Khác với các nhà yêu nước đương thời. Hồ Chí Minh đã sớm ý thức
được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng
Cộng sản. Người đã sáng lập ra Đảng ta, giáo dục, rèn luyện Đảng trở thành
một Đảng mác xít lênin nít chân chính, lãnh đạo nhân dân ta vượt qua nhiều
khó khăn, thử thách, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác.
Xây dựng thành công một Đảng Cộng sản ở một nước vốn là thuộc
địa nửa phong kiến, giai cấp công nhân rất nhỏ bé, giai cấp nông dân chiếm
đại đa số, làm cho Đảng luôn giữ vững được tính chất giai cấp công nhân,
trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời đại mới là
một cống hiến quan trọng của Hồ Chí Minh về lý luận xây dựng Đảng vô
sản kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân.
Trong tác phẩm “Đường Cách mệnh” viết năm 1926 Người đã chỉ rõ
“Đảng muốn vững thì phải lấy chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải
hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như
người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết
nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất,
cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”(1). Trước khi thành lập Đảng, Người đã
đề ra chủ trương “Vô sản hóa”, đưa cán bộ, đảng viên không xuất thân từ

thành phần công nhân vào hầm mỏ, nhà máy, đồn điền để tuyên truyền chủ
nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân đồng thời học tập, tự rèn luyện
mình thành người vô sản và thành người Cộng sản. “Vô sản hóa” là một yếu
tố đầu tiên quan trọng tạo điều kiện cho đảng viên thực sự giác ngộ và trung
thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, giữ vững được bản chất giai cấp công nhân
của Đảng.
Trong “Chánh cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt”, được thông qua
tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 tháng 2 năm 1930,
Người đã khẳng định “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu
phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh
đạo được dân chúng, Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải
dựa vào hạng dân cày nghèo, phải hết sức lãnh đạo cho dân cày nghèo làm
thổ địa cách mạng đánh trúng bọn đại địa chủ và phong kiến”(2).
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ
nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt
Nam. Do vậy, ngay từ khi ra đời Đảng ta đã mang bản chất giai cấp công
nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân
tộc. Từ thực tế cách mạng Việt Nam, Người luôn coi trọng việc giáo dục chủ
nghĩa Mác-Lênin, bồi dưỡng, rèn luyện năng lực và phẩm chất cho đảng
viên. Nhờ vậy, mặc dầu Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa, đa số đảng
viên không phải là công nhân, nhưng bản chất giai cấp công nhân và vai trò
tiên phong cách mạng của Đảng vẫn được giữ vững. Và chính trong thực
tiễn lãnh đạo cách mạng, Đảng ta trở thành người lãnh đạo cách mạng, của
dân tộc Việt Nam, được toàn thể dân tộc Việt Nàm coi là Đảng của mình, là
người lãnh đạo duy nhất của dân tộc mình.
Khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền, sau cách mạng Tháng Tám
năm 1945, Người đã sớm giáo dục toàn Đảng nguy cơ thoái hóa về bản chất
giai cấp công nhân, sa vào tệ quan liêu hóa, xa rời quần chúng, trở thành tổ
chức “làm quan” vi phạm quyền làm chủ dân, xa rời mục tiêu cách mạng của
Đảng. Người đã chỉ rõ 12 điều về “tư cách của Đảng chân chính cách

mạng”. Trong 12 điều đó thì điều đầu tiên là “Đảng không phải là một tổ
chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc,
làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”.
Cũng trong tác phẩm này Người đã nhấn mạnh về tính đảng - tức là
bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Năm 1951, khi Đảng ra công khai và
đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam, Người khẳng định bản thân giai cấp
công nhân của một Đảng cầm quyền và chỉ rõ trong điều kiện lịch sử mới
quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của cả dân tộc là
một. Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động cho nên Đảng cũng là Đảng của dân tộc. Cũng có người ngại nói
Đảng của dân tộc và sợ trái với bản chất giai cấp công nhân, Đảng luôn luôn
là Đảng của giai cấp công nhân theo hệ tư tưởng của giai cấp công nhân
nhưng khi đã trở thành Đảng cầm quyền, khi Đảng thực sự là người vừa đại
diện cho lợi ích của giai cấp công nhân, vừa đại diện cho lợi ích cả dân tộc,
được cả dân tộc thừa nhận thì việc khẳng định Đảng cũng là Đảng của dân
tộc là hoàn toàn đúng. Theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, là Đảng của giai cấp
công nhân nên Đảng củng phải đặc biệt chú trọng đến thành phần công nhân
trong công tác đảng viên và công tác cán bộ. Nhưng Đảng cũng tránh “chủ
nghĩa thành phần” mà hẹp hòi không dám kết nạp và đề bạt những người ưu
tú xuất thân từ các thành phần xã hội khác. Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn
mạnh bản chất giai cấp công nhân của Đảng là mọi đảng viên xuất thân từ
thành phần nào cũng phải suy nghĩ và hành động theo hệ tư tưởng của giai
cấp công nhân. Nhưng Người cũng luôn luôn nhắc nhở toàn Đảng về sự
thống nhất lợi ích của Đảng và của dân tộc. Trong lời khai mạc lễ kỷ niệm
lần thứ 30 ngày thành lập Đảng, Người đã chỉ rõ “Đảng ta vĩ đại vì ngoài lợi
ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì
khác”, “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, “là thống nhất, độc lập, là hòa
bình, ấm no”.
Bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta đã được Người nhắc nhở
toàn Đảng một cách sâu sắc nhưng lại dễ hiểu, dễ nhớ “Đảng ta là một Đảng

cầm quyền…phải giữ gin Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người
lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”(3).
Thực tiễn lịch sử của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế đã
chỉ rõ, đã là Đảng Cộng sản thì Đảng nào cũng phải coi trọng việc giữ vững
bản chất giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản ra đời và hoạt động ở một nước
mà kinh tế còn kém phát triển, giai cấp công nhân hiện đại còn ít như ở Việt
Nam thì việc không ngừng nâng cao bản chất giai cấp công nhân của Đảng
lại càng quan trọng. Trong mọi giai đoạn và mọi thời kỳ cách mạng, bản
chất công nhân, sự vững mạnh của Đảng cũng phải được thể hiện cả về
chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Về đường lối chính trị, Người coi Đảng là đội tiên phong chính trị
của giai cấp công nhân và khi đã trở thành Đảng cầm quyền thì Đảng đồng
thời là đội tiên phong chính trị của cả dân tộc. Đường lối chính trị là vấn đề
cốt tử đầu tiên quyết định vận mệnh của Đảng và cả vận mệnh của dân tộc.
Hồ Chí Minh đã xác định cho Đảng ta một đường lối chính trị đúng đắn; làm
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa. Trong cương lĩnh đầu tiên, Người viết “làm tư sản dân
quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội Cộng sản”(4).
Nhờ đường lối chính trị đúng đắn của Hồ Chí Minh ngay từ đầu,
Đảng ta đã đoàn kết các giai cấp, tầng lớp cách mạng, các lực lượng yêu
nước trên cơ sở liên minh công nông. Đó là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp
Đảng ta nắm được quyền lãnh đạo. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, đáp ứng
nguyện vọng, lợi ích của quần chúng lao động nên đã nhanh chóng phát
động được cao trào trong những năm 1930-1931 và đã định hướng đúng cho
sự phát triển của các thời kỳ lịch sử tiếp theo.
Thừa nhận hay không thừa nhận sứ mệnh lịch sử và vai trò lãnh đạo
của giai cấp công nhân là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất để
phân biệt người Mácxít-Lênin nít chân chính với bọn cơ hội chủ nghĩa. Cuộc
cách mạng vô sản đầu tiên sau Cách mạng Tháng Mười thành công đã mở ra
thời đại mới của xã hội loài người. Nhưng từ đó đến nay, đặc biệt là từ sau

khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ - chủ nghĩa Mác-
Lênin vẫn phải tiếp tục đấu tranh chống những nhận thức, những khuynh
hướng cơ hội chủ nghĩa tiếp tục phủ nhận vai trò của giai cấp công nhân,
phủ nhận vai trò lãnh đạo của chính đảng của giai cấp công nhân. Hồ Chí
Minh là người có công lớn đầu tiên đối với dân tộc ta, với Đảng ta là về mặt
lý luận đã sớm khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam
và sớm sáng lập và xây dựng một đảng tiên phong của giai cấp công nhân.
Trung thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta qua mọi
giai đoạn và mọi thời kỳ cách mạng đều coi trọng xây dựng Đảng mang bản
chất giai cấp công nhân. Để xác định được đường lối đúng, Đảng luôn luôn
coi trọng việc giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
bằng nhiều hình thức, đồng thời xuất phát đầy đủ từ thực tiễn Việt Nam để
vận dụng sáng tạo trên tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường. Thắng lợi
của sự nghiệp đổi mới ở nước ta bắt nguồn từ đường lối đổi mới đúng đắn,
có nguyên tắc của Đảng ta. Cách mạng nước ta đang đứng trước những thời
cơ và thách thức mới. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân và khi
đã trở thành Đảng cầm quyền thì Đảng đồng thời cũng là đội tiên phong của
cả dân tộc. Bí quyết thành công đầu tiên của Đảng ta là không ngừng nâng
cao trình độ lý luận trong toàn Đảng, trước hết là trong cán bộ lãnh đạo cấp
chiến lược, bám sát thực tiễn để bổ sung, phát triển và hoàn thiện đường lối
theo mục tiêu con đường mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn là độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, số
lượng công nhân hiện đại ngày càng phát triển. Công nhân làm việc trong
các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế khác nhau, có quyền lợi khác
nhau, nhưng dù sao cũng đã giác ngộ ý thức giai cấp. Vì đa số mới xuất thân
từ nông dân và người lao động ở thành thị, sinh viên tốt nghiệp đại học.
Đảng ta cần tập hợp, giáo dục đội ngũ công nhân mới này giác ngộ sâu sắc ý
thức giai cấp, làm cho giai cấp công nhân Việt Nam không chỉ đông, mà còn
mạnh, Đảng ta ngày càng vững

×