Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp - dân tộc và vận dụng tư tưởng đó vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.06 KB, 42 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Quan hệ giữa giai cấp với dân tộc (gọi tắt là QHGC-DT)là một trong
những nội dung cơ bản của TTHCM. Việc nhận thức đúng đắn quan điểm này
và vận dụng quan điểm đó vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay là một
địi hỏi cấp bách. Chính vì vậy tơi chọn đề tài: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về
quan hệ giai cấp - dân tộc và vận dụng tư tưởng đó vào sự nghiệp đổi mới ở
Việt Nam hiện nay" làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ triết học của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:

Xung quanh vấn đề quan điểm CNMLN và TTHCM về QHGC-DT đã
có nhiều cơng trình nghiên cứu.Tuy nhiên đây lại là vấn đề cần phải tiếp tục
nghiên cứu làm sáng tỏ thêm. Đặc biệt là việc vận dụng TTHCM về QHGCDT trong điều kiện ở nước ta hiện nay đang là vấn đề chưa được nghiên cứu
một cách sâu sắc. Thực tiễn của sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay đòi hỏi
cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn những nội dung trên.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ:

Góp phần nhận thức TTHCM về QHGC-DT trong cách mạng Việt Nam.
Trên cơ sở ấy vận dụng tư tưởng này vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện
nay; Nghiên cứu cơ sở hình thành TTHCM về QHGC-DT ở Việt Nam;
Nghiên cứu nội dung cơ bản của TTHCM về QHGC-DT trong cách mạng
Việt Nam; Vận dụng TTHCM về QHGC-DT vào sự nghiệp đổi mới ở Việt
Nam hiện nay.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Tư tưởng của người về QHGC-DT được hình thành và phát triển trong
cuộc đời của Người hết sức phong phú. Nó được ghi nhận, phản ánh qua
nhiều nhân chứng, nhiều vật chứng khác nhau. Nhưng trong luận văn này,
chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu TTHCM về QHGC-DT trong các
bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh mà thơi.


Trong phạm vi như thế, đối tượng nghiên cứu của luận văn này là:
1


Những luận điểm cơ bản, thể hiện bản chất của QHGC-DT trong TTHCM.
Luận văn chú trọng vào mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
trong TTHCM; Những phương hướng ổn định, lâu dài nhằm tăng cường
QHGC-DT ở Việt Nam hiện nay, dưới ánh sáng TTHCM về QHGC-DT.
5. CƠ SỞ LÝ LUẬN, NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Cơ sở lý luận chính của luận văn này là CNMLN, TTHCM và đường lối
của Đảng Cộng sản Việt Nam Tài liệu chủ yếu mà luận văn sử dụng là bộ Hồ
Chí Minh tồn tập và phương pháp chủ yếu mà luận văn sử dụng là: Phương
pháp quy nạp ;Phương pháp chứng minh luận đề; Phương pháp loại suy và so
sánh; Phương pháp lịch sử - lôgic.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN:

Góp phần làm sáng tỏ TTHCM về QHGC- DT trong cách mạng Việt
Nam; Góp phần làm sáng tỏ QHGC- DT trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
hiện nay.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được trình bày trong 3 chương, 7 tiết.

2


Chương 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ QUAN HỆ GIAI CẤP – DÂN TỘC
1.1.

Quan hệ giai cấp - dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:

Do sự phát triển của lực lượng sản xuất ,từ nửa sau của thế kỷ XIX trở
đi, CNTB đã chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, Các nước đế quốc đã dùng vũ
lực và sức mạnh đi xâm lược và đặt ách đô hộ lên giai cấp công nhân và nhân
dân lao động các nước nhược tiểu. Mâu thuẫn cơ bản của thời đại đế quốc do
đó là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động với giai cấp tư
sản ở các nước TBCN, và mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc
thuộc địa. Vấn đề dân tộc - thuộc địa trở thành vấn đề trung tâm của thời đại.
Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước đã nhận thức bản
chất của thực tiễn về quan hệ ta - bạn - thù, Về QHGC-DT. Người thấy rằng:
"Ở đâu CNTB cũng tàn ác vô nhân đạo, ở đâu giai cấp công nhân và nhân dân
lao động cũng bị áp bức, lóc lột rất dã man, các dân tộc thuộc địa đều có một
kẻ thù không đội trời chung là bọn đế quốc, thực dân" [4,tr.19]. Người nhận
rõ "giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước đều là bạn, chủ nghĩa đế
quốc ở đâu cũng là thù" [4,tr.19]. Đó là bản chất của QHGC-DT, quan hệ giữa
thống trị và bị trị trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
Ba mâu thuẫn cơ bản của thời đại:
Giai cấp tư sản mâu thuẫn với giai cấp công nhân
Chủ nghĩa đế quốc mâu thuẫn với các dân tộc
Chủ nghĩa đế quốc mâu thuẫn với chủ nghĩa đế quốc
được biểu hiện về mặt xã hội bằng hiện tượng là đấu tranh giai cấp, đấu tranh
dân tộc, chiến tranh đế quốc. Ba trào lưu đấu tranh ấy ngày càng xoắn xuýt
lấy nhau, làm tiền đề cho nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Đỉnh cao của
ba phong trào đấu tranh ấy vào đầu thế kỷ XX là sự bùng nổ và giành thắng
lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Đó là thắng lợi của giai cấp
cơng nhân và nhân dân lao động Nga nói riêng và thế giới nói chung; là sự

3


khẳng định vai trò đầu tàu lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại mới.
Xét trên một ý nghĩa khái quát, Cách mạng Nga trở thành trung tâm
truyền tin (TTTT) những lý tưởng cách mạng đi khắp thế giới, trở thành con
đường cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước bị
áp bức. Chính vì thế, Cách mạng tháng Mười Nga đã khơi nguồn và thúc đẩy
sự ra đời của 3 trào lưu cách mạng trong thế kỷ XX và cịn có thể kéo dài đến
rất nhiều thế kỷ sau. Đó là phong trào giải phóng dân tộc, phong trào xây
dựng CNXH ở Liên Xô, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Hồ Chí Minh trong q trình tìm đường cứu nước, gặp gỡ với Cách mạng
tháng Mười Nga chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh đế quốc và ba trào lưu
cách mạng này đã nhận diện được bản chất mới của thời đại mới do Cách
mạng tháng Mười Nga mở ra. Người viết: "Cách mạng tháng Mười Nga mở
ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả lồi người, mở đầu một thời
đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên thế giới"
Nhìn chung từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, thời đại lịch sử lồi
người đã mang nội dung mới. Đó là thời đại chủ nghĩa đế quốc và cách mạng
vô sản, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH. Với nội dung như vậy, bản chất
của thời đại trong giai đoạn này được đặc trưng bởi bản chất giai cấp công
nhân - người đứng ở trung tâm của thời đại và trở thành đầu tàu của phong
trào dân tộc. Bản chất của QHGC-DT trên thế giới do đó cũng được xác định
bởi bản chất của giai cấp công nhân.
Với những nội dung như thế , thời đại đã tác động và ảnh hưởng sâu sắc
đến các dân tộc. Việt Nam là một bộ phận của thế giới, do đó từ cuối thế kỷ
XIX cho đến đầu thế kỷ XX, QHGC-DT ở Việt nam chịu ảnh hưởng sâu sắc
của QHGC-DT trên thế giới.
Nhìn chung, xã hội Việt Nam dưới ách cai trị của thực dân Pháp đã phân
hóa thành năm giai cấp tầng lớp khác nhau: Địa chủ, nông dân, tiểu tư sản, tư

sản, công nhân. Và cơ cấu xã hội giai cấp, quan hệ giai cấp có 2 mâu thuẫn cơ
bản: Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp
4


Trong hai mâu thuẫn ấy thì mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn chủ yếu. Có
áp bức thì có đấu tranh, có mâu thuẫn thì sẽ có sự bùng nổ của mâu thuẫn.
Nhưng trong 5 giai cấp tầng lớp ấy chưa có giai cấp nào về mặt hiện thực,
thực tiễn đủ sức lãnh đạo, đi tiên phong trong phong trào dân tộc, dân chủ.
Cịn giai cấp cơng nhân thì đang trong q trình lớn lên, chưa có hệ tư tưởng
riêng. Xã hội Việt Nam, dân tộc Việt Nam với một kết cấu giai cấp như vậy
đang vận động xộc xệch. Nó như một tổ ong bị chiếc gậy tàn bạo của thực
dân Pháp đập vỡ. Ong chúa bị đánh trọng thương, đàn ong tản ra nhiều phía,
mất phương hướng. Đó là kết cục của sự ảnh hưởng của thời đại chủ nghĩa đế
quốc đến Việt Nam.
Nhìn chung, dưới ánh thống trị của thực dân pháp, xã hội Việt Nam nổi
lên chín mẫu thuẫn, năm giai cấp. Đó là một xã hội có kết cấu lỏng lẻo, xộc
xệch, rệu rã và mất hết sinh lực. Chính vì thế xã hội Việt Nam, dân tộc Việt
Nam mất phương hướng vận động. Đó chính là sự khủng hoảng trầm trọng
của một kết cấu xã hội giai cấp trong thời kỳ chưa xuất hiện vai trò đầu tàu
của giai cấp tiên phong, khủng hoảng trầm trọng của QHGC - DT. Thực chất
là sự khủng hoảng trầm trọng về vai trò lãnh đạo của một giai cấp đối với xã
hội. Biểu hiện về mặt hiện tượng xã hội của sự khủng hoảng ấy là kết cục thất
bại liên tiếp của các phong trào dân tộc, dân chủ theo ý thức hệ phong kiến và
ý thức hệ tư sản.
Nhu cầu được đặt ra từ sự khủng hoảng và thất bại nêu trên là cần phải có
một giai cấp mới với một thiết chế QHGC-DT mới, nhằm cứu lấy Việt Nam
thoát khỏi sự khủng hoảng này. Từ nhu cầu khách quan trên đây, lãnh tụ của
dân tộc và giai cấp đã ra khỏi Việt Nam để tìm kiếm một kiểu QHGC-DT
mới. Tiếp xúc ánh sáng cách mạng thời đại, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nhìn thấy

kết cấu xã hội – giai cấp, QHGC-DT ở Việt Nam (xem mục 2.1.3). Do đó
TTHCM về QHGC-DT được hình thành. Nội dung của tư tưởng này như thế
nào, hãy xem chương 2.
1.2. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống và chủ nghĩa mác - lenin về quan

5


hệ giai cấp - dân tộc.
1.2.1. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống

Lịch sử Việt Nam từ thuở các vua Hùng dựng nước cho đến cuối thế kỷ
XIX khi bị thực dân Pháp xâm lược, về cơ bản là lịch sử chống ngoại xâm.
Trong chiều dài lịch sử ấy, chưa bao giờ dân tộc Việt Nam sống nổi trong độc
lập, hịa bình q 300 năm. Thế nhưng dân tộc Việt Nam vẫn trường tồn!
Cái gì đã làm cho dân tộc Việt Nam có một sức sống trường tồn và mãnh
liệt như vậy? Trong khi đó đã có nhiều dân tộc bị đồng hóa, bị sáp nhập vào
các nước đế quốc?
Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, dân tộc Việt Nam đất
không rộng, người không đông, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, để chống
lại các thế lực phương Bắc mạnh hơn gấp nhiều lần thì khơng có vũ khí nào
khác hơn ngồi đồn kết. Có đồn kết mới làm nên sức mạnh, đoàn kết trở
thành nhu cầu tất yếu của dân tộc Việt Nam. Nó đi vào tâm thức của mỗi một
người dân mất nước hình thành nên chủ nghĩa yêu nước.
Chủ nghĩa yêu nước ấy được hình thành trong kháng chiến chống ngoại
xâm, có thể khái quát thành những nội dung sau:
-

Yêu nước là ý thức khẳng định cương vực chủ quyền quốc gia,
quyền bất khả xâm phạm của dân tộc


- Yêu nước là ý thức đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc nhằm tạo nên
sức mạnh cho công cuộc kháng chiến:
- Yêu nước là ý thức bảo tồn củng cố bản sắc dân tộc, không để bị sáp
nhập đồng hóa bởi bất cứ thế lực ngoại xâm nào, cho dù đó là thế lực mạnh
nhất thế giới, với một nền văn hóa cao hơn văn hóa Việt Nam:
- Yêu nước là ý chí sắt đá, quyết tâm cao độ nhằm đánh đuổi ngoại xâm,
giữ gìn phong tục, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc:
Chính chủ nghĩa yêu nước truyền thống với những đặc trưng như vậy là
động lực tinh thần thôi thúc cả dân tộc Việt Nam đứng lên chiến đấu bảo vệ
giang sơn đất nước. Nó đã hun đúc lên các vị anh hùng dân tộc nổi tiếng. Nó
đã tạo nên sức sống trường tồn cho dân tộc Việt Nam.
6


Cho đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa yêu nước truyền
thống đã tỏ ra bất lực trước các nhiệm vụ lịch sử.
Sự thất bại của các phong trào dân tộc, dân chủ (phong trào Cần Vương,
phong trào Duy Tân, phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục) là sự thất
bại, (xét về mặt ý thức xã hội), của chủ nghĩa yêu nước truyền thống trước các
thế lực ngoại xâm mới với một ý thức hệ mới, ý thức hệ đế quốc chủ nghĩa.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống với những đặc trưng như trên đã
được lưu giữ trong nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể khác nhau.
Thông qua môi trường gia đình, quê hương và xã hội, chủ nghĩa yêu nước đã
bao phủ và in dấu đậm nét lên tâm hồn Hồ Chí Minh, góp phần hình thành tư
tưởng của người về QHGC-DT. Sau khi gặp CNMLN, chủ nghĩa yêu nước
của Hồ Chí Minh lại mang nội dung mới. Nội dung này ra sao, hãy xem mục
2.1.2.
1.2.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về quan hệ giai cấp- dân tộc:


Giai cấp và dân tộc là hai vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau.
Quan hệ giai cấp với tư cách là sản phẩm của một phương thức sản xuất
nhất định là nhân tố đóng vai trị quyết định đối với sự hình thành dân tộc,
tính chất dân tộc, xu hướng phát triển của dân tộc. Trong kết cấu giai cấp của
xã hội, giai cấp nào mạnh nhất (xét một cách tồn diện) thì sẽ giữ vai trị
thống trị đối với dân tộc. Tính chất giai cấp của giai cấp thống trị quy định
tính chất của phương thức sản xuất và quy định tính chất của dân tộc. áp bức
giai cấp sẽ sinh ra áp bức dân tộc: "hãy xóa bỏ nạn người bóc lột người thì
nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ. Khi mà sự đối kháng
giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc khơng cịn nữa thì sự thù địch giữa các
dân tộc cũng mất" [29,tr.565].
Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc
địa và đấu tranh giai cấp ở chính quốc có quan hệ, tác động lẫn nhau hết sức
mật thiết. Đấu tranh dân tộc chứa đựng những nội dung giai cấp sâu sắc. Nó

7


khơng chỉ là kết quả mà cịn là ngun nhân làm cho đấu tranh giai cấp phát
triển cả bề rộng, bề sâu và có bước nhảy vọt về chất.Trong "sơ thảo lần thứ
nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa", gồm 12 điểm, Lênin
đã chỉ ra con đường giải quyết vấn đề dân tộc.
Những vấn đề dân tộc trong LCLN là vấn đề dân tộc thuộc địa. Nội dung
vấn đề dân tộc thuộc địa là:
- Thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, các nước đế quốc.
- Giành độc lập cho dân tộc.
- Thành lập Nhà nước dân tộc độc lập, thực hiện quyền dân tộc tự quyết.
Còn vấn đề giai cấp ở trong LCLN là: Việc giải quyết vấn đề dân tộc
thuộc địa sẽ do giai cấp nào đảm nhiệm.
Chính vì thế nội dung của QHGC-DT trong LCLN là quan hệ giữa giai

cấp tiên phong, giai cấp lãnh đạo của dân tộc với toàn thể dân tộc đó.
Tóm lại, CNMLN khẳng định rằng, vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
quan hệ biện chứng với nhau không thể tách rời. Việc giải quyết vấn đề giai
cấp có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết vấn đề dân tộc. Ngược lại
bất cứ ở đâu và khi nào thì sự hình thành và phát triển của dân tộc, việc giải
quyết vấn đề dân tộc đều gắn liền với lợi ích giai cấp, được chỉ đạo bởi quan
điểm của giai cấp nhất định. Tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể mà
việc giải quyết vấn đề dân tộc hay vấn đề giai cấp trở thành nhiệm vụ chủ yếu
trong từng giai đoạn cách mạng. CNMLN kết luận rằng: trong thời đại ngày
nay, dân tộc gắn liền với giai cấp công nhân và để làm trịn sứ mệnh lịch sử
của mình, giai cấp cơng nhân phải nắm lấy ngọn cờ dân tộc.
Những quan điểm trên đây của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa đã
được Hồ Chí Minh đánh giá cao
Từ LCLN, Hồ Chí Minh tiếp tục nghiên cứu sâu sắc chủ nghĩa Mác.
TTHCM về QHGC-DT vì thế thuộc hệ tư tưởng Mác Lênin.
Song cũng trong điều kiện lịch sử như nhau mà nhiều người khác ở Việt
Nam khơng tìm được con đường cách mạng phù hợp cho dân tộc như Hồ Chí
8


Minh? Điều căn bản này chỉ có thể phải được nghiên cứu và giải thích xuất
phát từ đâu? Theo Các Mác, Căn bản là xét vấn đề đến tận gốc rễ, mà gốc rễ
ở trong con người là chính bản thân con người. Cái gốc rễ này ở trong con
người theo I. Cantơ (nhà triết học Đức thế kỷ XVIII) là năng lực bẩm sinh mà
tạo hoá phú cho con người. Đó là yếu tố rất quan trọng. Ơng cho rằng, nếu
"thiếu nó thì khơng thể bù đắp nổi bằng bắt cứ trường học nào" [56,tr.395].
Chính vì thế điều làm cho Hồ Chí Minh khác với những bậc tiền bồi khác
được giải thích xuất phát từ nhân tố chủ quan của Hồ Chí Minh. Đó là phẩm
chất riêng của người.
1.3. PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC THIÊN BẨM ĐẶC BIỆT CỦA HỒ CHÍ

MINH:

Hồ Chí Minh ngay từ thời niên thiếu đã có năng khiếu, phẩm chất đặc
biệt. Những hiện tượng tự nhiên và xã hội diễn ra xung quanh mình đều đem
lại cho Người những cảm giác mạnh mẽ, vượt hẳn người thường.
Hầu như tất cả những hiện tượng gì mới lạ đều đưa lại cho Hồ Chí Minh
cảm giác mạnh mẽ.
Ĩc thơng minh, tim nhân hậu, lịng dạ sắt son, tinh thần dũng cảm đã tạo

ra ở Hồ Chí Minh một phẩm chất thiên bẩm đặc biệt. Đó là mầm mống thiên
tài của bậc đại nhân, đại trí, đại dũng. Nhờ phẩm chất này, khách thể nhận
thức của Hồ Chí Minh (QHGC -DT ở Việt Nam và trên thế giới cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX; chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống; quan điểm
của CNMLN về QHGC- DT) đã liên tục được chủ thể hóa và ngược lại.
Qua quá trình hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, khách thể
nhận thức của Hồ Chí Minh đã đem lại cho Hồ Chí Minh trong cảm giác,
được cảm giác của Hồ Chí Minh chụp lại, chép lại, phản ánh và hình thành
nên TTHCM về QHGC- DT.

9


Chương 2
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ QUAN HỆ GIAI CẤP - DÂN TỘC
2.1. CÁCH MẠNG LÀ SỰ NGHIỆP CỦA TỒN DÂN DO GIAI CẤP CƠNG
NHÂN LÃNH ĐẠO.
2.1.1. Hồ chí Minh vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mac- Lênin về
quan hệ giai cấp - dân tộc:


Pari tháng 7 năm 1920, Hồ Chí Minh đọc LCLN.
Sau khi nắm vững phần chính của luận cương này Hồ Chí Minh cất tiếng
nói to một mình (NTMM) như sau:
"Hỡi đồng bào ! bị đoạ đày đau khổ! đây là cái cần thiết cho chúng ta,
đây là con đường giải phóng chúng ta!" [39,tr.217].
Như vậy LCLN đã thắp sáng lên trong tâm hồn Hồ Chí Minh về con
đường cách mạng Việt Nam nên mới làm cho Hồ Chí Minh NTMM như vậy.
Đó là gì? Đó là Hồ Chí Minh đã thấy được sức mạnh của Việt Nam qua chủ
nghĩa dân tộc truyền thống của nó, thấy được phương hướng vận động ở phía
trước mà giai cấp cơng nhân là người đại diện.
Hồ Chí Minh cũng đã đọc và nắm vững học thuyết của Mác.
Trong bài "báo cáo về Bắc Kỳ Trung Kỳ và Nam Kỳ", viết ở Matxcơva
năm 1924, Hồ Chí Minh đã viết về sự hiểu biết của mình đối với chủ nghĩa
Mác, đối với lịch sử và dân tộc học phương Đông như sau:
"Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của

10


lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử Châu Âu. Mà Châu Âu là gì? Đó chưa phải
là tồn thể nhân loại.
Mác cho ta biết rằng sự tiến triển các xã hội trải qua ba giai đoạn: chế
độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản; và trong mỗi giai đoạn ấy, đấu tranh
giai cấp có khác nhau. Chúng ta phải coi chừng các dân tộc Viễn đông có trải
qua hai giai đoạn đầu khơng? Từ nhiều thế kỷ nay, họ chẳng hưởng được thái
bình hay sao để đến mức làm cho người Châu Âu khinh rẻ họ (lười nhác, mê
muội hàng nghìn năm).
Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân
tộc học Phương Đơng. Đó chính là nhiệm vụ mà các Xô - Viết đảm nhiệm"
[30,tr.465].

Đoạn văn này thể hiện sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc vận
dụng học thuyết Mác vào việc giải quyết các vấn đề Phương Đông, nơi mà
những điều kiện trong quá khứ khơng có ở Châu Âu. Những người cộng sản
phải phát triển học thuyết Mác trong điều kiện nước mình.
Trong tác phẩm "Đường Cách Mệnh" in năm 1927, Hồ Chí Minh viết về
sự nghiên cứu, so sánh các học thuyết cách mạng để có quyết định cho việc
lựa chọn một học thuyết tối ưu cho dân tộc mình như sau:
"Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin" [31,tr.268].
Điều này có nghĩa là cho đến năm 1927, trên thế giới và ở Việt Nam đã
tồn tại rất nhiều học thuyết khác nhau. Hồ Chí Minh dù ít nhiều cũng đã đọc
một số học thuyết có tên tuổi. Đồng thời có thể là Người đã quan sát q trình
hiện thực hố của các học thuyết này trong đời sống xã hội. Người đã so sánh
các học thuyết ấy với nhau và với những truyền thống lịch sử văn hoá, tư
tưởng, con người Việt Nam, in dấu trong tâm hồn của Người. Từ đó Người
thấy rằng CNMLN là đỉnh cao của trí tuệ lồi người. Đồng thời chủ nghĩa này
cũng phù hợp với Việt Nam nhất, và Người đã quyết định lựa chọn nó.
Từ những luận chứng trên đây ta có thể kết luận rằng: Kể từ khi cất tiếng
11


EurêkaII cho đến năm 1927, CNMLN về những vấn đề phù hợp, cần thiết với
Việt Nam lúc đó đã được Hồ Chí Minh nắm vững. Những vấn đề phù hợp,
cần thiết này xét về phía CNMLN chính là các điểm 2, 4, 6, 11, 12 của
LCLN; Chính là vấn đề liên minh công - nông và Đảng cộng sản trong cách
mạng; chính là liên minh các lực lượng tiến bộ trên tồn thế giới. Những vấn
đề này đã góp phần làm nên TTHCM về QHGC-DT : Cách mạng là sự
nghiệp của tồn dân do giai cấp cơng nhân lãnh đạo.
2.1.2. chủ nghĩa yêu nước - động lực của Hồ Chí Minh :


Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống luôn ln là động lực của Hồ
Chí Minh. Nó bao phủ và in dấu đậm nét lên tâm hồn của Người, luôn luôn
bừng tỉnh và bám chắc trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.
Điều đó thật rõ ràng.
Hồ Chí Minh đã so sánh mâu thuẫn trong lịng xã hội Việt Nam với mâu
thuẫn trong lòng xã hội Châu Âu. Có thể là Hồ Chí Minh đã nhận thấy sự
quyết liệt trong đấu tranh giai cấp ở Châu Âu và đã khơng nhận thấy điều đó
ở Việt Nam. Người cũng nhận thấy rằng cấu trúc của xã hội Việt Nam xét
theo quan hệ giữa người lao động với nhau, giữa nội bộ giai cấp thống trị với
nhau là rất lỏng lẻo. Còn sự phân chia xã hội thành các giai cấp và nhóm có
lợi ích đối lập nhau thì rất mờ nhạt. Trình độ nhận thức của giai cấp thống trị
và giai cấp bị trị để thực hiện mục tiêu giai cấp của họ rất thấp kém. Nếu lấy
Châu Âu làm hệ quy chiếu thì đấu tranh giai cấp không phải là đặc trưng của
xã hội Việt Nam.
Đối với Hồ Chí Minh chủ nghĩa dân tộc có giá trị cực kỳ quan trọng.
Quan trọng đến nỗi mà nếu không dựa vào nó thì sẽ khơng làm được gì Cho
người An Nam.
Thấy được sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc, của các giá trị tinh thần
truyền thống thì đồng thời Hồ Chí Minh cũng thấy được vai trị của con người
và vai trò của các cá nhân sở hữu những giá trị này. Khơng có con người sẽ
khơng có lịch sử.
12


Sau này trong cuộc kháng chiến chống Pháp, qua thực tiễn của Việt
Nam, Hồ Chí Minh đã nêu lên một luận điểm về vai trò sức mạnh nhân dân,
chủ thể sở hữu của những giá trị tinh thần truyền thống, như sau:
"Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng xung quanh
tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức độ nào, đụng đầu nhằm bức
tường đó chúng cũng phải thất bại"[34,tr.151]; Nói tóm lại thì "trong bầu trời

khơng có gì q bằng nhân dân, trong thế giới khơng có gì mạnh bằng lực
lượng đồn kết của nhân dân" [37,tr.276].
Như thế là đối với Hồ Chí Minh, u nước là đồn kết, là sức mạnh. Nhờ
có sức mạnh đó mà dân tộc ta đã nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp
nước.
Sức mạnh là điều kiện cho cách mạng thắng lợi!
Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, sức mạnh của nhân dân thuộc địa và
của Việt Nam bị xé lẻ, làm cho lực lượng của họ yếu đi rất nhiều. Qua sự
quan sát của mình, Hồ Chí Minh thấy rằng, "CNTB tư bản thân nó là hành
động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu". Nó mạnh vì CNTB có tổ chức, có
lãnh đạo, có cấu trúc tinh xảo. Cịn nhân dân thuộc địa yếu vì họ khơng có tổ
chức, khơng có lãnh đạo, không liên kết thành hệ thống, không tập trung được
lực lượng của mình.
Do đó nhân dân thuộc địa muốn giành thắng lợi khi nổi dậy thì địi hỏi
họ cần phải có sự liên kết chặt chẽ để có sức mạnh. Điều đó dưới nhãn quan
của Hồ Chí Minh là cần phải có sự lãnh đạo và tổ chức chặt chẽ.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và lịch sử Hồ Chí Minh đi đến kết luận
rằng lực lượng cách mạng phải đủ mạnh thì mới thắng nổi đế quốc và phong
kiến. Muốn cho đủ mạnh thì những lực lượng ấy phải tập trung, phải liên
minh chặt chẽ với nhau. muốn tập trung phải có Đảng cách mệnh… Nhưng
khi có Đảng rồi thì Đảng cần phải dựa vào đâu để đoàn kết nhân dân ?
Với tư cách là lãnh tụ tối cao của dân tộc, Hồ Chí Minh muốn chuyển
chủ nghĩa dân tộc từ mình đến các cá nhân trong xã hội Việt Nam và đánh
13


thức cho nó ln ln bừng tỉnh trong tâm hồn của họ, từng bước nhen nhóm
phong trào dân tộc. Có lẽ là xuất phát từ suy nghĩ như thế mà năm 1941, Hồ
Chí Minh đã viết cuốn sách "Lịch sử nước ta" để tuyên truyền và giáo dục về
kiến thức lịch sử dân tộc cho tồn dân Việt Nam. Thơng qua đó, những suy

nghĩ trên của Hồ Chí Minh sẽ được thực hiện trong thực tiễn của xã hội. Cuốn
sách mở dầu bằng việc đề ra mục đích là giáo dục tường tận kiến thức lịch sử
nước nhà cho dân chúng và kết thúc bằng việc kêu gọi họ đoàn kết:
"Dân ta phải biết sử ta
cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
........
Dân ta xin nhớ chữ đồng
Đồng tình đồng sức đồng lòng đồng minh" [32,tr.221-229]
Cuốn sách đã phản ánh một cách khá đầy đủ những trang sử oanh liệt,
dũng cảm của nhân dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm. Đặc biệt
sách khơng hề có lấyk một chữ nói về xung đột giai cấp, dân tộc hay tơn giáo
trong lịng xã hội Việt Nam. Khi Hồ Chí Minh viết cuốn sách này vào năm
1941 ở Cao Bằng chắc là chỉ dựa vào trí nhớ thơi. Bởi vì thời điểm này ở Cao
Bằng chắc khơng có tài liệu lịch sử dân tộc Việt Nam, Đảng Cộng Sản Việt
Nam và Hồ Chí Minh thì phải hoạt động bí mật, khơng có điều kiện để tiếp
cận sách báo đại chúng. Điều đó chứng tỏ rằng chủ nghĩa yêu nước và những
trang sử quá khứ Việt Nam luôn bừng tỉnh trong Hồ Chí Minh, trở thành
động lực thúc đẩy mọi hoạt động cách mạng của Người. Như thế, Cách mạng
là sự nghiệp của tồn dân do giai cấp cơng nhân lãnh đạo trong TTHCM được
khơi nguồn từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống.
Song việc Hồ Chí Minh thừa nhận sự lãnh đạo của giai cấp cơng nhân
chỉ có thể xuất phát trực tiếp từ nhận thức của Người về các giai cấp trong xã
hội.
2.1.3. Nhận thức của Hồ Chí Minh về Vai trị, vị trí các giai cấp trong xã hội :

14


Thời đại Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên là thời đại chủ nghĩa đế quốc.
Chủ nghĩa này như bóng đen hung dữ bao phủ lên các nước và các dân tộc

chậm tiến, biến các nước và các dân tộc này trở thành thuộc địa. Việt Nam là
một bộ phận của hệ thống thuộc địa của Pháp, do đó dưới con mắt của Hồ Chí
Minh, mọi giai cấp tầng lớp trong xã hội Việt Nam đều có vai trị, vị trí thái
độ chính trị khác nhau, quan hệ với chủ nghĩa đế quốc khác nhau, đóng vai trị
khác nhau trong tiến trình lịch sử dân tộc.
Họ bị tấn cơng từ rất nhiều phía: Địa chủ, tư sản, đế quốc; bị đạp lên
"đầu" lên "cổ" lên "mặt mũi" lên "tay" lên "chân" lên mọi chỗ trên "cơ thể"
vốn đã "ốm yếu" và "tiều tuỵ" của họ.
Nông dân Việt Nam vô cùng tối tăm, dốt nát, khổ cực. Họ có 3 kẻ thù
không đội trời chung. Cả về lý luận và thực tiễn, Hồ Chí Minh cho rằng nơng
dân khơng thể lãnh đạo được cách mạng.
Thứ hai là giai cấp chủ:
Theo Hồ Chí Minh, về cơ bản đây là giai cấp phản động.Họ là rường cột
của chế độ phong kiến. Khi Pháp và sau này là Mỹ xâm lược Việt Nam thì họ
trở thành tay sai của đế quốc.
Thứ ba là tầng lớp tiểu tư sản.
Tầng lớp này có mầm mống trong xã hội phong kiến. Khi Việt Nam trở
thành thuộc địa của thực dân Pháp, tiểu tư sản ngày càng phát triển nhanh về
số lượng. Xét về mặt bị áp bức, thì theo Hồ Chí Minh, trí thức bị đế quốc áp
bức, tiểu thương tiêu chủ vừa bị đế quốc, vừa bị phong kiến áp bức
Vì bị áp bức mà sinh ra cách mạng, nhưng mức độ áp bức của đế quốc
và phong kiến đối với tiểu tư sản không nặng nề bằng nơng dân. Do đó theo
Hồ Chí Minh thì trong giai đoạn đầu của cách mạng, mặt cách mạng của tiểu
tư sản được xem là "bầu bạn của cách mạng". Nhưng trải qua thời kỳ dài, tiểu
tư sản được Hồ Chí Minh xem là "Động lực cách mạng" [35,tr.460].
Song đặc điểm của tiểu tư sản là "Tự tư tự lợi, rời rạc, kém kiên quyết…"
do đó họ khơng thể lãnh đạo được cách mạng.
15



Thứ tư là giai cấp tư sản dân tộc.
Theo Hồ Chí Minh giai cấp tư sản dân tộc có địa vị kinh tế xã hội yếu
kém, bị đế quốc và phong kiến chèn ép.
Đó là mặt bị áp bức, mặt thứ nhất của giai cấp này. Đồng thời Hồ Chí
Minh cũng thấy được mặt thứ hai của họ là mặt thỏa hiệp:
Tính chất hai mặt ấy của giai cấp tư sản dân tộc làm cho họ "vừa muốn
cách mạng vừa muốn thỏa hiệp" [36,tr.215]. Đồng thời nó cũng làm cho giai
cấp này khơng tạo ra được cho mình hệ tư tưởng riêng. Do đó họ cũng khơng
thể lãnh đạo được cách mạng Việt Nam.Tuy nhiên mặt bị áp bức của họ làm
cho họ trở thành lực lượng cách mạng khá quan trọng.
Thứ năm là giai cấp công nhân Việt Nam.
Công nhân Việt Nam theo Hồ Chí Minh là những người khơng có tư liệu
sản xuất phải bán sức lao động mà sống. Bất kỳ họ lao động trong công nghệ
hay trong nơng nghiệp, bất kỳ họ làm nghề gì cũng đều thuộc về giai cấp công
nhân.Chủ chốt của giai cấp này là những cơng nhân ở xí nghiệp, những cơng
nhân thủ công nghệ, những người làm thuê ở các cửa hàng những cố nông….
Đời sống của công nhân Việt Nam ln ln chịu sự áp bức bóc lột từ
nhiều phía khác nhau. Theo Hồ Chí Minh so với các giai cấp tầng lớp khác thì
"cơng nhân bị áp bức nặng hơn" [31,tr.266] .
Như vậy trong kết cấu xã hội - giai cấp của Việt Nam và các mâu thuẫn
vốn có của nó ,Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng, Thứ nhất: các giai cấp công
nhân, nông dân, Tiểu tư sản, tư sản dân tộc đều có kẻ thù chung là đế quốc và
phong kiến. Thứ hai: Cả 4 giai cấp tầng lớp này đều là lực lượng cách mạng ở
một mức độ nhất định. Do đó theo Hồ Chí Minh, cách mạng phải là sự
nghiệp của toàn dân, tức là của nhân dân "Nhân dân là: Bốn giai cấp công,
nông, tiểu tư sản và tư sản dân tộc" [36,tr.217]. Đồng thời qua phân tích như
trên, chúng ta cũng đã nhận ra rằng, Hồ Chí Minh đã phủ nhận vai trị lãnh đạo
cách mạng của nông dân, tiểu tư sản tư sản dân tộc và phong kiến. Vậy người
lãnh đạo cách mạng Việt Nam chỉ có thể là giai cấp cơng nhân. Theo Hồ Chí
Minh, lãnh đạo được hay khơng là do đặc tính của giai cấp chứ khơng phải số

16


lượng nhiều hay ít của giai cấp đó.
Trong bài "Thường thức chính trị" viết năm 1953, Hồ Chí Minh viết về
đặc tính của giai cấp cơng nhân như sau:
"Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là: Kiên quyết, triệt để, tập
thể, có tổ chức, có kỷ luật. Lại vì là giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất…
Giai cấp cơng nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là
CNMLN. Đồng thời tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các
tầng lớp khác. Vì vậy về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, giai
cấp công nhân đều giữ vai trò lãnh đạo" [36,tr.212].
Xem xét vai trò các giai cấp trong xã hội Việt Nam, lựa chọn ra giai cấp
cơng nhân là tiến bộ nhất, xuất sắc nhất, đó là căn cứ để Hồ Chí Minh khẳng
định: giai cấp cơng nhân là người lãnh đạo cách mạng.
2.1.4. Hồ Chí Minh Khẳng định và hiện thực hố vai trị lãnh đạo của Đảng cộng
sản và giai cấp công nhân :

Lựa chọn con đường cách mạng vô sản theo CNMLN, Hồ Chí Minh đã
nhiều lần khẳng định vai trị lãnh đạo của Đảng & giai cấp công nhân đối với
xã hội và dân tộc Việt Nam. Đồng thời, người cũng tìm mọi cách để hiện thực
hoá sự khẳng định ấy.
Trong tác phẩm "Đường cách mệnh" của mình, Hồ Chí Minh đã khẳng
định vai trò đầu tàu lịch sử dân tộc của Đảng như sau:
"Cách mệnh trước hết phải có cái gì?
Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động & tổ chức dân
chúng, ngồi thì liên lạc với dân tộc bị áp bức & vô sản giai cấp mọi nơi.
Đảng có vững cách mệnh mới thành cơng, cũng như người cầm lái có vững
thuyền mới chạy" [31,tr.267-268]..
Nhận thức ra vai trị đầu tàu của Đảng trong tiến trình lịch sử dân tộc

Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nỗ lực truyền bá CNMLN vào Việt Nam, chuẩn bị
các điều kiện tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng. Năm
17


1930, dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành
lập. Sự ra đời và phát triển vững chắc của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Hồ Chí Minh là q trình hiện thực hoá tư tưởng của Người về
Đảng Cộng sản. Thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX có được là
nhờ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Chính vì vậy mà nó cũng là thắng lợi
của TTHCM.
2.1.5. Hồ Chí Minh xác Định vai trị, vị trí các giai cấp, tầng lớp nhân dân, kêu
gọi toàn dân đoàn kết, thực hiện nhiệm vụ cách mạng:

Cách mạng là sự nghiệp của toàn dân. Nếu tư tưởng ấy của Hồ Chí Minh
được thể hiện trong chiến lược tập trung lực lượng cách mạng thì cụ thể hố
hơn nữa, chiến lược này lại được thể hiện trong việc định vị các giai cấp, các
tầng lớp nhân dân; trong việc kêu gọi toàn dân đoàn kết, thực hiện nhiệm vụ
cách mạng của Hồ Chí Minh.
Năm 1927, trong tác phẩm "Đường cách mệnh"của mình, Hồ Chí Minh
định vị các tầng lớp nhân dân trong cách mạng như sau:
"Công nông là gốc cách mệnh; cịn học trị, nhà bn nhỏ, điền chủ nhỏ
cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông, ba hạng ấy chỉ là
bầu bạn cách mạng của cơng nơng thơi" [31,tr.266].
Như vậy vị trí các giai cấp tầng lớp trong xã hội theo cách nhìn của Hồ
Chí Minh là do ách áp bức của đế quốc và phong kiến quy định. Khi ách áp
bức thay đổi thì vai trị, vị trí các giai cấp cũng phải định vị lại cho sát đúng
với tình hình. Có lẽ qua thực tiễn của cách mạng mà thái độ chính trị các giai
cấp thay đổi. Do đó Hồ Chí Minh đã định vị chính xác hơn trước về các giai
cấp vào năm 1953, trong bài "Thường trực chính trị" như sau:

"Theo tính chất cách mạng mỗi nước mà xác định động lực cách mạng
gồm những giai cấp nào. Tính chất cách mạng của ta là cách mạng dân chủ
mới cho nên động lực cách mạng gồm có những giai cấp: công nhân, nông
dân, tiểu tư sản.

18


Trong một thời kỳ và một trình độ nhất định, giai cấp tư sản dân tộc cũng
là động lực cách mạng.
Nếu việc phân loại thái độ chính trị của khối cộng đồng nhân dân trong
cách mạng giải phóng dân tộc có ý nghĩa to lớn cho việc tập trung lực lượng
đánh đế quốc thì việc phân loại ấy về họ trong cơng cuộc xây dựng đất nước
càng có ý nghĩa lớn hơn và khó khăn hơn nhiều. Bởi vì, cách mạng là sự
nghiệp của tồn dân, khơng chỉ là trong cách mạng giải phóng dân tộc mà cịn
trong cơng cuộc xây dựng kinh tế. Cho nên việc phân loại ấy càng làm cho
mặt trận dân tộc thống nhất ngày càng bền vững và được rộng mở:
"Chúng ta đang tiến lên một nền kinh tế XHCN. Đi đôi với những thắng
lợi ấy, quan hệ giai cấp trong xã hội Miền Bắc đã thay đổi. Giai cấp địa chủ
phong kiến đã bị đánh đổ. Giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh và tăng
cường lãnh đạo đối với nhà nước. Giai cấp nơng dân đang đi vào con đường
hợp tác hố. Liên minh công nông ngày càng được thắt chặt. Những người trí
thức cách mạng đang góp phần tích cực vào cơng cuộc xây dựng nước nhà.
Các nhà tư sản dân tộc nói chung đều tiếp thu cải tạo XHCN. Các tầng lớp
nhân dân đoàn kết chặt chẽ trong mặt trận dân tộc thống nhất" [38,tr.584].
Việc định vị như thế về vai trị, vị trí của từng giai cấp tầng lớp là cách
nhìn cụ thể, nhìn cái bộ phận của Hồ Chí Minh về cộng đồng nhân dân. Trên
cơ sở của quan điểm ấy, Người đã khái quát thành lực lượng cách mạng
XHCN như sau:
"Ai xây dựng CNXH? nói chung là những người lao động trong xã hội

gồm công nhân, nông dân, trí thức cách mạng, … nhưng lực lượng chủ chốt
xây dựng CNXH là công nhân" [41,tr.564].
Định vị các giai cấp, tầng lớp nhân dân là quá trình xác định bạn bè loại
1, loại 2, loại 3 … của cách mạng. Đi đơi với q trình này, trong mỗi bước
ngoặt của lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh đều ra sức kêu gọi toàn dân đoàn kết,
thực hiện nhiệm vụ cách mạng:.
Hỡi đồng bào!.
19


Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo,
đảng phái dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân
Pháp, cứu tổ quốc" [33,tr.480]. "Vì độc lập của tổ quốc, vì nghĩa vụ đối với
các dân tộc đang chống đế quốc Mỹ, toàn dân và tồn qn ta đồn kết một
lịng khơng sợ hy sinh gian khổ, kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn tồn"
[41,tr.109].
Song mỗi tầng lớp nhân dân đều có những vai trị, sở trường nhất
định trong từng lĩnh vực. Do đó theo Hồ Chí Minh, tồn dân cách mạng ắt
phải tồn diện cách mạng. Người kêu gọi:
"Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp lâu dài và gian khổ, song nhất
định thắng lợi. Mọi người chúng ta, bất kỳ ai làm việc gì, ở cương vị nào, đều
phải là những chiến sĩ dũng cảm của sự nghiệp vẻ vang ấy" [40,tr.234]. "Bất
kỳ giàu nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt
trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa. Thực hiện khẩu hiệu:
Tồn dân kháng chiến
Tồn diện kháng chiến" [34,tr.444].
Chỉ có thể tồn diện kháng chiến, tồn diện làm cách mạng mới có thể
phát huy được sức mạnh của toàn dân. Toàn dân & tồn diện là 2 cách nhìn
về một vấn đề. Tồn dân là nhìn nhận dân tộc theo cơ cấu dân cư. Tồn diện

là nhìn nhận theo cơ cấu nghề nghiệp của cộng đồng dân cư ấy.
Cách mạng là sự nghiệp của tồn dân! quan điểm đó của Hồ Chí Minh là
sự phản ánh sáng tạo xu thế vận động của dân tộc. Nó được thể hiện khơng
chỉ qua các lời kêu gọi của Hồ Chí Minh mà cịn qua thực tiễn cách mạng.
Trong mỗi bước đi của lịch sử, nếu hiện thực cách mạng Việt Nam vận động
rời rạc, không mang tính thống nhất trên tồn quốc, nhất là vào những bước
ngoặt vĩ đại thì Hồ Chí Minh đều quyết định uốn nắn. Đặc biệt là cuối năm
1944, Ban liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng quyết định khởi nghĩa bộ phận thì ngay
lập tức đã bị Hồ Chí Minh chặn đứng.
20


Cho đến tháng tám 1945, khi mà "cả dân tộc ta từ Bắc chí Nam đã vùng
dậy với một sức mạnh như triều dâng, thác đổ" [18,tr.138], thì Hồ Chí Minh
mới thấy được hiện thực của tư tưởng mình. Người quyết định: "Dù phải đốt
cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải dành cho được độc lập".
Như vậy, cách mạng tháng tám 1945 là sự vùng dậy của cả một dân tộc.
Trong những ngày cách mạng thắng lợi chúng ta nghe thấy âm hưởng của
LCLN, âm hưởng của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam truyền thống đang thức
dậy với sắc thái mới. Với thắng lợi của cách mạng, các giá trị tinh thần truyền
thống của dân tộc Việt Nam được chưng cất qua mấy nghìn năm lịch sử đã
được trưng bày, được phô diễn. Cách mạng thực sự là cuộc trường chinh từ
quá khứ đến hiện tại của dân tộc Việt Nam. Và người có vai trị lớn trong
cuộc trường chinh này là Hồ Chí Minh.
2.2. ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - CON
ĐƯỜNG GIẢI QUYẾT TRIỆT ĐỂ GIAI CẤP VÀ DÂN TỘC:
2.2.1. Độc lập dân tộc là điều kiện hàng đầu để giải phóng giai cấp:

"Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng,
khơng địi được độc lập, tự do cho tồn thể dân tộc, thì chẳng những tồn thể

quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai
cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại được" [23,tr.335].
Hội nghị Trung ương tám tháng 5 năm 1941 của Đảng cộng sản Đông
Dương, do Hồ Chí Minh chủ trì, đã nhận định như vậy
Nhận định nêu trên thể hiện một tư tưởng điển hình vào một hồn cảnh
điển hình của một nhân vật lịch sử điển hình: Hồ Chí Minh!
Tư tưởng điển hình này là việc chia nhiệm vụ cách mạng thành nhiều
thời điểm khác nhau. Trong mỗi thời điểm có một nhiệm vụ cấp bách, nổi bật
lên hàng đầu. Đối với Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc, việc giành độc lập cho
dân tộc cho toàn thể mọi giai cấp tầng lớp trong xã hội là nhiêm vụ hàng đầu.
Vì "trong lúc này" mâu thuẫn giữa tồn thể các dân tộc Đơng Dương, khơng
phân biệt giai cấp, tầng lớp với chủ nghĩa đế quốc đang trở lên vô cùng quyết
liệt không lúc nào bằng.
21


Như vậy theo Hồ Chí Minh tinh thần dân tộc của người Đông Dương rất
cao là do mâu thuẫn giữa dân tộc Đông Dương với chủ nghĩa thực dân gây
nên. Mâu thuẫn này ở Đông Dương chỉ là một bộ phận của mâu thuẫn chung
giữa chủ nghĩa thực dân với các thuộc địa trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
Từ nhận thức như vậy, Hồ Chí Minh đã rút ra được QHGC-DT của cách
mạng thuộc địa. Theo người, đối với các nước thuộc địa thì vấn đề dân tộc là
ưu tiên hàng đầu cịn vấn đề giai cấp thì phải giải quyết lâu dài. Người viết:
"Dân tộc cách mệnh thì chưa phân chia giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công
thương đều đều nhất trí chống lại cường quyền" [30,tr.266].
Đó là sự khái quát mang tính quy luật của cách mạng thuộc địa của Hồ
Chí Minh. Quy luật ấy hình thành là do mâu thuẫn cơ bản của thời đại đế
quốc chủ nghĩa sinh ra
Nhận định của Hội nghị Trung ương tám diễn ra vào một hồn cảnh điển
hình, phản ánh các mâu thuuẫn của Đông Dương đã đạt đến mức độ điển

hình. Cho nên nó khơng những đã khái qt sự phát triển của các mâu thuẫn
của Đông Dương trong quá khứ mà còn phản ánh các mâu thuẫn của Đơng
Dương trong tương lai!
Ngồi mặt phản ánh mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn thư yếu của kết cấu
xã hội – giai cấp Đông Dương hiện tại, TTHCM coi ĐLDT là điều kiện hàng
đầu để giải phong giai cấp, còn là sự tiếp nối của QHGC-DT của chủ nghĩa
dân tộc Việt Nam truyền thống.Nếu dân tộc và giai cấp là hai yếu tố song sinh
thì trong mọi giai đoạn của lịch sử, vấn đề dân tộc bao giờ cũng là "gen" trội.
Như vậy trong TTHCM, ĐLDT là yếu tố nổi trội, hàng đầu để mở đường
giải phóng giai cấp. Điều đó không thể chối cãi.
Chủ nghĩa dân tộc, việc đặt độc lập lên hàng đầu, trên yếu tố giai cấp của
Hồ Chí Minh cũng được UNESCO thừa nhận:
"Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân
tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân
dân Việt Nam" [51,tr.5].
22


Suy nghĩ và hành động, đó là một thể thống nhất khơng thể tách rời
trong Hồ Chí Minh. Với quan điểm kết hợp dân tộc và giai cấp như trên, Hồ
Chí Minh đã quyết tâm giành, giữ và bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Quyết
tâm ấy được thể hiện trong các lời kêu gọi của Hồ Chí Minh đối với tồn thể
dân chúng Việt Nam. Có thể nói rằng các lời kêu gọi vang dậy sông núi của
Hồ Chí Minh đã đóng vai trị là linh hồn và khí phách của dân tộc Việt Nam
trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nó góp phần to lớn vào thắng lợi
của cách mạng tháng 8 và kháng chiến chống Pháp, Mỹ của nhân dân Việt
Nam trong thế kỷ XX.
ĐLDT là điều kiện hàng đầu để giải phóng giai cấp, nhưng sau khi đã có
độc lập rồi thì giai cấp sẽ được giải phóng bằng thể chế chính trị nào? TBCN
hay XHCN? Theo Hồ Chí Minh ĐLDT phải gắn với CNXH thì mới giải phóng

được hồn tồn giai cấp cơng nhân & nhân dân lao động
2.2.2. Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội - con đường giải quyết triệt
để giai cấp và dân tộc:

ĐLDT gắn liền với CNXH là thành quả tư tưởng của công cuộc "đãi cát
tìm vàng"của Hồ Chí Minh trong cuộc đời của Người.
ĐLDT gắn liền với CNXH là chiến lược xuyên suốt của TTHCM, được
thể hiện trong mọi giai đoạn của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến
nay. Ngay trong "Chính cương vắn tắt" năm 1930, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ
chiến lược ấy như sau:
"Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội
cơng sản" .
Cụ thể hố một bước chiến lược trên, trong "thường thức chính
trị"(1953), Hồ Chí Minh viết:
"Tính chất thuộc địa và phong kiến của xã hội cũ Việt Nam khiến cách
mạng Việt Nam phải chia làm hai bước. Bước thứ nhất là đánh đổ đế quốc,
đánh đổ phong kiến, thực hiện người cày có ruộng, xây dựng chính trị và kinh
tế dân chủ mới... Bước thứ hai là tiến lên CNXH, tức là giai đoạn đầu của chủ
23


nghĩa cộng sản" [36,tr.209-210].
Qua mọi giai đoạn lịch sử, khi chiến lược ấy cuả Hồ Chí Minh được
tung ra cho tồn thể dân chúng Việt Nam được biết thì QHGC-DT ở Việt
Nam trong các giai đoạn này sẽ được giải quyết đạt hiệu quả tối ưu. Bởi vì
chiến lược ấy nếu tung ra khi Việt Nam chưa giành được độc lập thì nó vừa
đáp ứng nhu cầu nguyện vọng trước mắt của toàn dân, vừa đáp ứng nhu cầu
nguyện vọng lâu dài của họ, do đó đã thu hút được tất cả họ đi theo, tạo ra lực
lượng vô cùng to lớn cho cách mạng. Khi đó quyền lãnh đạo của giai cấp
công nhân và Đảng cộng sản cũng được khẳng định trên thực tế và ngày càng

được tăng cường củng cố chắc hơn. Tức là nhân dân, toàn dân được giải
phóng đến đâu thì cơng nhân và Đảng cũng được giải phóng đến đó. QHGCDT sẽ ln hài hồ xoắn xít bên nhau.Cịn nếu chiến lược ấy được tung ra khi
Việt Nam đã giành được độc lập thì một mặt nó vừa bảo đảm nắm giữ thật
chắc nền độc lập đã giành được; mặt khác nó vừa đáp ứng nguyện vọng trước
mắt và đáp ứng nguyện vọng lâu dài của cách mạng. Chính vì thế quyền lợi
của tồn dân, tức là của cả dân tộc được giải quyết. Do đó mà lợi ích và vai
trị của giai cấp cơng nhân và Đảng cộng sản ngày càng được khẳng định cao
hơn, chắc hơn.
Theo quy luật của lịch sử, con người, nhân dân của các dân tộc đều
hướng tới độc lập, tự do. Nhưng trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, nhu cầu
của con người đều bị giới hạn bởi những điều kiện mà họ đang sống. Vì thế
một cộng đồng dân tộc, xã hội chỉ có thể thực hiện được nhu cầu đời sống của
họ ở một thời điểm nào đó với những điều kiện có sẵn, đã cho phép. TTHCM,
gắn ĐLDT với CNXH có thể nói là một hàm số liên tục, đa biến. Trong hàm
số này, những sự kiện lịch sử ở Việt Nam, ở khu vực và thế giới diễn ra vào
thời điểm nào đó là những biến số. Còn những giá trị vật chất, tinh thần,... mà
nhân dân Việt Nam đạt được cũng trong thời điểm này là hàm số. Quá trình
Việt Nam đã lên CNXH theo Hồ Chí Minh có thể nói được phán ánh, ghi
nhận trong hàm số ấy.
24


Có thể nói rằng từ ngày độc lập (1945) trở về sau, tính chất và giá trị của
nền độc lập Việt Nam được thay đổi nhiều, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn
trước. Tương ứng với tính chất và giá trị của nền ĐLDT thì QHGC-DT cũng
được giải quyết tốt hơn của giai đoạn sau so với giai đoạn trước. Tính chất và
giá trị ấy của nền ĐLDT trong một thời điềm được coi như những lát cắt của
Lịch sử Việt Nam. Đó chính là sự thể nghiệm cụ thể của TTHCM, gắn liền
ĐLDT với CNXH.
Khi cách mạng giải phóng dân tộc phát triển thành cách mạng XHCN thì

những thành quả mà nhân dân lao động đã giành được trong cách mạng giải
phóng dân tộc (độc lập về chính trị... ruộng đất cho nông dân) sẽ tiếp tục được
phát huy, đồng thời quyền lợi và vai trò của giai cấp cơng nhân sẽ tiếp tục
được nâng cao.
Chính vì thế có thể nói rằng ĐLDT gắn liền với CNXH hoặc cách
mạng giải phóng dân tộc phát triển thành cách mạng XHCN là con đường giải
quyết triệt để QHGC-DT.
2.2.3. Chủ nghĩa xã hội - điều kiện bảo đảm độc lập thực sự ,hoàn toàn:

Trong mục (2.2.2), nếu ĐLDT gắn liền với CNXH được xem xét như
một "phong trào hiện thực", được xem xét ở dạng thể nghiệm của nó trong
thực tiễn, được xem xét từ nguồn gốc hình thành của nó trong TTHCM thì ở
mục (2.2.3) này nó lại được xem xét ở dạng lý thuyết, được xem xét như một
hình thái kinh tế xã hội và sự thể nghiệm của nó ở Miền Bắc Việt Nam. ở
phần này, CNXH trong TTHCM được xem xét về lý luận và thực tiễn như
một điều kiện đảm bảo ĐLDT thực sự, hoàn toàn.
Độc lập hồn tồn trong TTHCM có nghĩa là phải độc lập về chính trị,
độc lập về kinh tế, độc lập về ngoại giao... độc lập về chính trị địi hỏi phải
được bảo đảm về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, có chính
quyền riêng, qn đội riêng và độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế. Độc lập
về kinh tế địi hỏi phải có đường lối chính sách kinh tế riêng, khơng phụ thuộc
về kinh tế đối với bất cứ một quốc gia hay tổ chức quốc tế nào cả. Tóm lại

25


×