Đề tài: Nợ công của Việt Nam và
những biện pháp giải quyết
1
Tỷ lệ nợ công
Theo Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 22/07/2012 của Thủ
tướng Chính phủ về các chỉ tiêu an toàn về nợ công và nợ nước ngoài
của quốc gia thì: (i) nợ công đến năm 2020 không quá 65% GDP,
trong đó, dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài
của quốc gia không quá 50% GDP; (ii) nghĩa vụ trả nợ trực tiếp Chính
phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng
năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ; (iii) tỷ lệ dự trữ
ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn hàng
năm trên 200%. Căn cứ theo các quy định trên, nợ công của Việt Nam
năm 2012 là 55,4% GDP (dự kiến không vượt quá 65% GDP cho tới
năm 2015) được cho là vẫn nằm trong ngưỡng có thể kiểm soát.
Như vậy, theo Quyết định số 958/QĐ-TTg thì nợ công Việt Nam
hiện vẫn ở mức an toàn. Tuy nhiên, các chỉ số trên có xu hướng gia
tăng trong thời gian tới do nhu cầu gia tăng huy động nguồn vốn vay
cho đầu tư phát triển của đất nước, trong khi nguồn nội lực chưa đáp
ứng đủ.
Vấn đề đáng lưu ý là tỷ lệ nợ công của Việt Nam theo cách tính
hiện nay thực chất mới là nợ Chính phủ. Hiện tại, các khoản nợ không
được Chính phủ bảo lãnh của các doanh nghiệp (DN) trong đó chủ
yếu là các DN nhà nước (DNNN) chiếm 10,6% GDP. Ngoài ra, nợ
2
trong hệ thống ngân hàng của khu vực DNNN theo ghi nhận trong Đề
án tái cấu trúc DNNN của Bộ Tài chính năm 2012 chiếm 10,5% GDP.
Tỷ lệ nợ công cao không chỉ ảnh hưởng tới khả năng tăng
trưởng, nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế mà còn chứa đựng rủi ro tiềm ẩn ở
các khoản nợ xấu của các DNNN. Đây là những mầm mống đe dọa
tính bền vững của nợ công Việt Nam.
Cấu trúc nợ công
Nợ công bao gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài. Hiện tại,
trong cấu trúc nợ ở Việt Nam, nợ nước ngoài đang chiếm tỷ trọng lớn
và có xu hướng tăng nhanh.
Theo số liệu từ Bộ Tài chính, nợ nước ngoài chiếm tỷ trọng
39,5% GDP trong tổng nợ công năm 2010 đã tăng lên 42,2% GDP
3
năm 2012. Hiện nay, phần lớn nợ nước ngoài của Chính phủ có mức
lãi suất thấp dưới 3% với kỳ hạn dài từ 20 - 40 năm, do vậy, tạm thời
chưa phải chịu sức ép về việc trả nợ. Tuy nhiên, khi so sánh với dự
trữ ngoại hối quốc gia và khả năng xuất khẩu còn nhiều hạn chế thì
đây là vấn đề đáng lưu tâm.
Bên cạnh đó, rủi ro về tỷ giá cũng cần được dự phòng do có liên
quan mật thiết tới việc có cải thiện được cán cân vãng lai và duy trì tỷ
lệ lạm phát ở mức thấp trong thời gian tới hay không. Trên thực tế,
việc trả nợ nước ngoài với ba đồng tiền chủ chốt EUR, USD và JDY
(đã tăng giá lần lượt là 12%, 13% và 26% so với VND) cũng đã tạo
thêm gánh nặng nợ, gây sức ép thâm hụt ngân sách và chính sách
tiền tệ.
Về mặt lý thuyết, vay nợ nội địa sẽ không có gì đáng lo ngại khi
Chính phủ có khả năng thanh toán các khoản nợ này. Tuy nhiên, thực
tế rủi ro hiện tại chủ yếu đến từ vay nợ trong nước do kỳ hạn vay ngắn
và lãi suất trả nợ cao. Hơn 88,7% nợ trái phiếu chính phủ và trái phiếu
chính phủ bảo lãnh có kỳ hạn chỉ từ 2 - 5 năm cho thấy sức ép trả nợ
trong thời gian tới khá lớn.
Theo kết quả nghiên cứu của Đinh Tuấn Minh và Tô Trung
Thành (2011) cho thấy, ở Việt Nam đầu tư công đang lấn át đầu tư tư
nhân. Nếu tình trạng này kéo dài gánh nặng nợ công chắc chắn sẽ
tăng lên, gây áp lực trả nợ trong ngắn hạn mà còn chứa đựng nguy cơ
kìm hãm hoạt động sản xuất, kinh doanh, suy giảm khả năng tự đầu
tư của các thành phần kinh tế.
4
Tốc độ gia tăng nợ công
Tỷ lệ nợ công của Việt Nam theo cách tính hiện tại là không quá
cao, tuy nhiên với bài học kinh nghiệm từ Achentina, Hy Lạp và một số
nước châu Á thời kỳ khủng hoảng 1997 - 1998 cho thấy, rủi ro của vấn
đề nợ công không phải là mức nợ mà chủ yếu là do tốc độ nợ tăng
nhanh trong khi không có nguồn thu để trả nợ.
Giai đoạn 2001 – 2010, nợ Chính phủ tăng khoảng 20%, gấp 3
lần tăng trưởng GDP. Từ năm 2007 - 2011, nợ công tăng trung bình
khoảng 5%/năm. Tỷ lệ nợ công cao với tốc độ tăng nhanh dễ dẫn đến
nguy cơ bị hạ bậc tín nhiệm bởi các tổ chức đánh giá tín nhiệm ảnh
hưởng. Điều này dễ tác động khiến niềm tin của nhà đầu tư suy giảm
ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, tới thời điểm nợ bị dồn
nén, Chính phủ sẽ phải sử dụng biện pháp cắt giảm, thắt chặt chi tiêu
5
gây khó khăn cho lao động và việc làm cũng như những nhu cầu chi
tiêu khác nói chung.
Tỷ lệ nợ công của Việt Nam theo cách tính hiện tại là không quá
cao, tuy nhiên với bài học kinh nghiệm từ Achentina, Hy Lạp và một số
nước châu Á thời kỳ khủng hoảng 1997 - 1998 cho thấy, rủi ro của vấn
đề nợ công không phải là mức nợ mà chủ yếu là do tốc độ nợ tăng
nhanh trong khi không có nguồn thu để trả nợ.
Ở Việt Nam, ước tính giai đoạn 2012 - 2014 mỗi năm chúng ta
cần trên 10% tổng chi ngân sách để trả nợ gốc và thanh toán nợ lãi
trong nước. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ này vẫn ở ngưỡng trả nợ an
toàn do chưa vượt quá 30% tổng chi ngân sách. Tuy nhiên, thực tế,
các nguồn thu trả nợ bị hạn chế do:
Việc vay vốn trên thị trường quốc tế thông qua phát hành trái
phiếu chính phủ hiện gặp một số khó khăn.
Việt Nam ra khỏi danh sách các nước có thu nhập thấp cũng
đồng nghĩa với việc khó có khả năng tiếp cận với các gói hỗ trợ lãi
suất ưu đãi thấp với kỳ hạn dài
Nguồn thu từ thuế, phí có dấu hiệu suy giảm vì phải giảm, miễn
nhiều dòng thuế. Hiện tốc độ tăng thu ngân sách không gồm thu từ
dầu thô theo số liệu tính toán từ quyết toán và dự toán ngân sách nhà
nước giai đoạn 2007 - 2012 đạt mức 21,03% GDP, cao gấp 1,4 lần so
với các nước khác trong khu vực. Do đó, biện pháp tăng thu thông
qua thuế là không khả thi vì sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế. Trong bối
cảnh hiện tại, mặc dù thuế thu nhập DN đã được điều chỉnh giảm từ
6
tháng 7/2013, tuy nhiên tính đến hết quý III/2013 hiện chỉ có 34,2% số
DN có lãi trong tổng số 306.290 DN đã nộp báo cáo thuế. Kết quả thu
ngân sách ở khoản mục này chỉ đạt 57,9% so với dự toán, thấp hơn
so với mức 70% cùng kỳ các năm trước.
Bên cạnh đó, mặc dù quy mô thu ngân sách quá lớn nhưng lại
phụ thuộc vào nhiều nguồn thu khác nhau với tính ổn định không cao
(như thu từ dầu thô đang có xu hướng giảm dần hay thu từ thuế xuất
nhập khẩu hiện chiếm tới 20% ngân sách trong 5 năm gần đây cũng
sẽ giảm khi thực hiện đầy đủ các cam kết Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) chắc chắn sẽ gây áp lực đến thâm hụt ngân sách cũng
như căng thẳng trong khả năng trả nợ.
Chi tiêu công
Tỷ lệ đầu tư ở Việt Nam trong những năm qua rất cao, khoảng
40% GDP trong khi mức tiết kiệm trong nước chỉ đạt 27 - 30% GDP
dẫn đến sự gia tăng nhanh của vay nợ nước ngoài và tăng trưởng
cung tiền trong nước nhằm bù đắp những thiếu hụt giữa tiết kiệm và
đầu tư. Trong đó, đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn nhưng dàn trải và
kém hiệu quả.
Quy mô chi tiêu ngân sách của Việt Nam chiếm gần 40% GDP
giai đoạn 2007 - 2009. Mặc dù có xu hướng giảm trong những năm
gần đây nhưng cũng bộc lộ những hạn chế nhất định do:
7
Một là, mức chi tiêu này vẫn là cao so với các nước và vùng
lãnh thổ trong khu vực như: Hồng Kong, Ấn Độ, Indonesia, Đài Loan
chỉ vào khoảng 15 - 18% GDP và cũng cách khá xa so với mức chi
tiêu công tối ưu được xác định thông qua phân tích thực nghiệm là
trong khoảng 15- 20% GDP.
Hai là, trong cơ cấu chi tiêu công thời gian gần đây cũng bộc lộ
những bất ổn do chi đầu tư phát triển có xu hướng giảm nhưng chi
thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi lên tới 77,1% năm
2012.
Ba là, đầu tư nhiều nhưng hiệu quả đầu tư không cao là mối lo
ngại lớn với phát triển kinh tế và khả năng trả nợ. Hệ số ICOR đo
lường số vốn cần tăng thêm để tạo ra một đơn vị sản lượng của Việt
Nam giai đoạn 1991 - 1995 là 3,5 đã tăng và 6,2 vào năm 2010, trong
đó hệ số này ở khu vực nhà nước năm 2012 là 10,2 cao hơn nhiều so
với mức khuyến cáo cho các nước đang phát triển cần đạt được là 3.
Những vấn đề trên cùng với việc tình hình chi luôn vượt dự toán
trong thời gian dài, đặc biệt là trong khu vực hành chính công - lĩnh
vực đang có chủ trương cải cách mạnh nhất cho thấy cần phải thắt
chặt kỷ luật tài khóa hơn nữa. Bài học từ khủng hoảng nợ của các
nước thuộc khu vực châu Âu chính là chính sách tài khóa lỏng lẻo,
mở rộng hệ thống ngân hàng một cách thái quá, sử dụng vốn vay kém
hiệu quả, rất cần đề Việt Nam tham khảo, phòng ngừa.
Giải pháp đối phó rủi ro
8
Những vấn đề về nợ công ở Việt Nam hiện nay cho thấy một số
nguy cơ tiềm ẩn mang tính dài hạn nằm ở những yếu kém mang tính
nội tại của nền kinh tế. Do đó, một số vấn đề Chính phủ cần phải xem
xét các giải pháp trước những rủi ro của nợ công trong bối cảnh hiện
nay, đó là:
Thứ nhất, việc tính toán tỷ lệ nợ công cần nhất quán theo thông
lệ quốc tế nhằm nâng cao tính chịu trách nhiệm của các đối tượng có
liên quan, tăng cường tính kỷ luật ngân sách đồng thời giúp việc quản
lý nợ công đảm bảo tính chính xác, đồng bộ.
Thứ hai, kiểm soát, xử lý các dự án đầu tư công kém hiệu quả.
Phân cấp đầu tư, tránh việc đầu tư dàn trải bằng vốn ngân sách trên
tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề như hiện nay, đặc biệt là các dự
án có tính chất thương mại như điện, xi măng do các DNNN đảm
nhận. Chú ý năng lực tự tồn tại của các DN, cần có những điều chỉnh
phù hợp để nguồn lực được phân bổ đến những khu vực có năng suất
cao hơn tạo điều kiện phát triển kinh tế.
Thứ ba, tiếp tục rà soát, cắt giảm chi thường xuyên trong đó cần
tinh gọn bộ máy hành chính trên cơ sở có lộ trình từ các biện pháp tiết
kiệm đến tinh giản biên chế.
Thứ năm, cần có sự giám sát chặt chẽ các khoản chi từ Trung
ương cho địa phương, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu
quả ngay từ khâu kiểm tra, đánh giá dự án.
Thứ sáu, tiếp tục cải cách hệ thống thuế, giảm thuế thu nhập
DN nhằm nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai. Tăng cường hiệu
9
quả thu ngân sách, tránh thất thoát, thất thu thuế. Hiện tại, có thể cân
nhắc đối với thuế giao dịch bất động sản, thuế đánh vào các mặt hàng
xa xỉ hay thuế ô nhiễm môi trường.
Thứ bảy, duy trì khả năng xuất khẩu, coi xuất khẩu là yếu tố
then chốt để trả nợ; Cần có giải pháp tránh tình trạng lên giá của tiền
đồng làm tổn hại đến năng lực xuất khẩu, khuyến khích vay nước
ngoài dẫn đến xói mòn khả năng trả nợ.
Những số liệu trên cho thấy, hiện tại Việt Nam chưa rơi vào vùng
có nguy cơ khủng hoảng nợ. Tuy nhiên, kịch bản này có thể thay đổi
nếu các yếu tố đã được đề cập ở trên không được kiểm soát tốt. Do
đó, việc nhìn nhận một cách nghiêm khắc về những rủi ro nợ công
trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt trước tình hình xuất hiện những nhân
tố mới trong vấn đề nợ công như thu không vượt dự toán, số lượng
các DN phá sản và báo lỗ ngày càng tăng, có dấu hiệu căng thẳng về
quỹ ngân sách là thực sự cần thiết. Trong đó, nhấn mạnh yếu tố kỷ
luật tài khóa cần phải được thực hiện nghiêm minh ngay từ bây giờ,
tránh những nguy cơ đổ vỡ có thể xảy ra.
Tài liệu tham khảo:
1. Chu Đức Dũng, Nguyễn Mạnh Hùng (2011); Khủng hoảng nợ
công trên thế giới và hàm ý với Việt Nam - NXB Khoa học Xã hội;
2. TS. Nguyễn Đức Thành (2012); Báo cáo thường niên kinh tế
Việt Nam - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội;
3. Báo cáo Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam: Quá khứ, hiện
tại và tương lai - Nguồn: ecna.gov.vn.
10
11