Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

bài 12 viêm thực quản mãn tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.14 KB, 3 trang )

Bài 12:
VIÊM THỰC QUẢN MÃN TÍNH
Viêm thực quản mãn tính là một bệnh ít khi gặp. Nguyên nhân gây bệnh thường là
những loại viêm đặc biệt như lao, giang mai, nấm, hoặc những nguyên nhân thông
thường như rượu
I. Lao thực quản.
Lao thực quản rất hiếm có và chỉ thấy ở những người bò lao phổi nặng. Triệu chứng
lâm sàng rất nghèo nàn và thường lẫn lộn với triệu chứng lao họng - thanh quản như
nuốt đau, chảy nhiều nước bọt, nôn ọe.
Soi thực quản cho thấy những vết loét nham nhở ở đoạn trên của thực quản. Sinh
thiết giúp chúng ta khẳng đònh đây là bệnh tích lao. Trong một số trường hợp, bệnh
không có triệu chứng và không được chẩn đoán lúc bệnh nhân còn sống mà chỉ phát
hiện bệnh sau khi chết, trên bàn mổ tử thi.
Khi mổ đại thể, chúng ta thấy ba loại bệnh tích: tổ chức quá phát làm hẹp thực
quản, loét niêm mạc kiểu lao, lỗ rò vào hạch chung quanh thực quản.
Lao thực quản là một bệnh thứ phát. Vi khuẩn lao có thể xuất phát từ đờm rồi xâm
nhập vào niêm mạc thực quản do những vết sây xát đã có sẵn, hoặc vi khuẩn có thể đi
từ các bộ phận kế cận như hạch lao vào niêm mạc thực quản.
Điều trò lao thực quản phải dựa vào điều trò lao phổi. Thương tổn thực quản là thứ
yếu, thương tổn phổi, họng mới là chính. Streptomyxin, Rimifon, P.A.S. đóng vai trò
chủ yếu trong quá trình điều trò.
II. Giang mai thực quản.
Hình nh X-Quangả
Th u kínhấ
Chít h pẹ Khuy tế
Giang mai thực quản thuộc vào thời kỳ thứ ba. Bệnh thường khu trú ở hai đầu của
ống thực quản. Thương tổn chính là gôm ở dưới niêm mạc, gôm sẽ loét và để lại sẹo
hẹp.
Trên lâm sàng, ít khi chúng ta có dòp khám bệnh nhân giai đoạn gôm, giai đoạn mà
bệnh nhân nuốt đau, nuốt nghẹn và ống soi thực quản cho thấy có vết loét đặc hiệu
như bờ đỏ, thành vết loét dựng đứng, hình đa vòng, đáy nát rữa màu xám…


Thường bệnh nhân chỉ đến khám tai, mũi, họng khi thực quản đã bò hẹp, không
nuốt được. Soi thực quản thấy có sẹo hẹp không đặc hiệu. Để tìm ra nguyên nhân của
sẹo hẹp, chúng ta phải tìm hiểu tiền sử bệnh nhân có bò bỏng thực quản, bò hốc xương,
bò ợ chua (dòch vò trào lên thực quản) không. Nếu không có, phải nghó đến giang mai.
Phản ứng B.W. và nhất là phản ứng Nelson sẽ giúp chúng ta chẩn đoán ra bệnh.
Điều trò bằng thuốc chống giang mai (penixilin, bismut, thủy ngân ) chỉ có tác
dụng trong giai đoạn u gôm mới hình thành, hoặc giai đoạn loét. Sang giai đoạn sẹo
xơ, phải nong thực quản.
III. Nấm thực quản.
Bệnh nấm thực quản do actinomyces gây ra. Bệnh có thể nguyên phát do nuốt phải
bào tử actinomyces của bông lúa, của lá ngô vào thực quản hoặc thứ phát do bệnh tích
nấm actinomyoes họng, cổ lan xuống thực quản. Bệnh tích thường khu trú ở niêm
mạc đoạn trên của ống tiêu hóa, từ miệng thực quản đến quai động mạch chủ. Đôi khi
bệnh tích vượt khỏi thực quản và xâm nhập vào trung thất.
Triệu chứng chính là khó nuốt ngày càng tăng nhất là đối với chất cứng. Bệnh nhân
có cảm giác nghẹn, không đau. Soi thực quản thấy niêm mạc bò thâm nhiễm, dày,
cứng, đỏ, cổ nhiều lỗ rò, có mủ và hạt vàng đặc hiệu.
Chẩn đoán có thể nhầm với ung thư vì thành thực quản bò dày cứng nhưng sự có
mặt của hạt vàng sẽ làm tan mọi nghi ngờ. Lấy hạt vàng đem soi kính hiển vi sẽ thấy
sợi nấm actinomyoes.
Tiên lượng bệnh không được tốt lắm vì thường có những biến chứng như apxe trung
thất, apxe cổ với những lỗ rò dưới da.
Trong điều trò nấm, người ta dùng iodua kali với liều lượng cao: mỗi ngày 4 g hoặc
hơn, penixilin và tia quang tuyến X có tác dụng hỗ trợ tốt.
IV. Viêm thực quản thông thường.
Viêm thực quản mãn tính thông thường là một bệnh nguyên phát, không lệ thuộc
vào viêm thực quản cấp tính.
Nguyên nhân gây bệnh là những kích thích liên tục gây ra do thức ăn (rượu, chất
chua, chất cay, thức ăn quá nóng ), do thiếu vệ sinh (sâu răng, bệnh mãn tính ở
miệng ), do bụi (bụi mài đá, bụi mài kim khí ), do ứ động thức ăn (hẹp thực quản, co

thắt thực quản).
Triệu chứng: bệnh nhân có cảm giác rát bỏng sau xương ức khi nuốt thức ăn, đôi
khi bệnh nhân cảm thấy nghẹn và nôn ra. Soi thực quản thấy có những vết trắng (mảng
bạch sản). Lòng thực quản thường bò hẹp nhưng cũng có đoạn bò giãn.
Bệnh kéo dài nhiều năm và hay có những đợt co thắt thực quản làm bệnh nhân khó
nuốt. Những mảng bạch sản có khả năng ưng thư hóa.
Điều trò cơ bản là phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh và thủ tiêu những nguyên
nhân đó.
Điều trò triệu chứng chỉ có tác dụng tạm thời: uống bismut chấm nitrat bạc 1%.
X-Quang : Tr c TQụ
Tr c btụ G p gócậ

×