Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến khả năng phát triển tuyến sinh dục của nghêu bến tre (meretrix lyrata sowerrby, 1851) trong điều kiện nuôi vỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI









TRẦN VĂN ðỒNG



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ðỘ
ðẾN KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN TUYẾN SINH DỤC
CỦA NGHÊU BẾN TRE (Meretrix lyrata Sowerby, 1851)
TRONG ðIỀU KIỆN NUÔI VỖ


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : Nuôi trồng thủy sản
Mã số : 60.62.03.01


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ XUÂN THU





HÀ NỘI - 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


i
LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa sử dụng ñể bảo vệ một
học vị nào.
Tôi cũng xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiên luận văn
này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ
nguồn gốc.

Tác giả



Trần Văn ðồng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


i
i
LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới Trường ðại học Nông nghiệp Hà
Nội, Viện Nghiêu cứu Nuôi trồng Thủy sản I, ñã tạo ñiều cho chúng tôi là những
học viên lớp cao học nuôi trồng thủy sản khóa 20 tham gia khóa học này.

ðồng thời tôi xin chân thành cảm ơn ñến các thầy cô ñã tận tình truyền
ñạt cho tôi những kiến thức tâm huyết không chỉ trên lý thuyết mà còn còn cả
trong thực tế.
Lời cảm ơn sâu sắc nhất tôi gửi tới PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Thu, là
giáo viên hướng dẫn ñã ñịnh hướng và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực
hiện ñề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ths . Chu Chí Thiết, anh Nguyễn Văn ðức –
Phân Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung Bộ ñã giúp ñỡ, hỗ trợ
tôi hoàn thành nội dung ñề tài.
Tôi xin cảm ơn tập thể cán bộ Trại sản xuất Giống thủy sản thuộc
Doanh nghiệp tư nhân Cửu Dung- xã Giao Xuân- huyện Giao Thủy- tỉnh Nam
ðịnh.
Cuối cùng xin ñược gửi lời cảm ơn ñến những người thân trong gia
ñình, Phòng NN&PTNT huyện Nghĩa Hưng, bạn bè ñồng nghiệp ñã ñộng
viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian thực hiện ñề tài./.
Tác giả


Trần Văn ðồng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i

Lời cảm ơn ii


Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt v

Danh mục bảng vi

Danh mục hình vii

Danh mục ñồ thị vii

ðẶT VẤN ðỀ 1

PHẦN I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 ðiều kiện khí hậu, tự nhiên của vùng nghiên cứu 3

1.1.1 Khí hậu 3

1.1.2 Thủy văn 4

1.1.3 ðộ pH 5

1.1.4 ðộ ñục 5

1.4.5 ðộ mặn 5

1.2 ðặc ñiểm sinh học của nghêu Bến Tre 6

1.2.1 Vị trí phân loại 6


1.2.2 ðặc ñiểm cấu tạo hình thái 7

1.2.3 ðặc ñiểm dinh dưỡng 8

1.2.4 ðặc ñiểm sinh trưởng 9

1.2.5 ðặc ñiểm phân bố 10

1.2.6 ðặc ñiểm sinh sản của nghêu 11

1.3 Một số công trình nghiên cứu về nghêu trên thế giới và trong
nước
14

1.3.1 Trên thế giới 14

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iv

1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 21

PHẦN II VẬT LIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1 ðối tượng nghiên cứu 24

2.2 Thời gian, ñịa ñiểm nghiên cứu 24

2.3 Phương pháp nghiên cứu 24


2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 24

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 28

2.3.4 Xử lý số liệu 29

PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

3.1 Ảnh hưởng của mật ñộ ñến khả năng phát triển tuyến sinh dục
của nghêu trong ñiều kiện nuôi vỗ
30

3.1.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 30

3.1.2 Sự phát triển tuyến sinh dục 32

3.1.3 Tỷ lệ sống của nghêu ở các mật ñộ thí nghiệm 34

3.2 Ảnh hưởng của thức ăn ñến khả năng phát triển tuyến sinh dục
của nghêu trong ñiều kiện nuôi vỗ
35

3.2.1 Một số chỉ tiêu theo dõi môi trường 35

3.2.2 Sự phát triển tuyến sinh dục 37

3.2.3 Tỷ lệ sống của nghêu ở các nghiệm thức thức ăn 39

PHẦN IV KẾT LUẬN, ðỀ XUẤT 41


4.1 Kết luận 41

4.2 ðề xuất 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

PHẦN PHỤ LỤC 45


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Số thứ tự Ký hiệu Chữ viết ñầy ñủ
1 Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
2 CTV Cộng tác viên
3 Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
4 DO Hàm lượng Ôxy hòa tan trong nước
5 ðVTM ðộng vật thân mềm
6 Nghêu M. lyrata

Nghêu Meretrix lyrata Sowerby, 1851)
7 NXB Nhà xuất bản
8 TTKTTVQG Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia
9 KXð Không xác ñịnh
10 NT Nghiệm thức

11

Giai ñoạn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1.1 Tổng hợp tình hình khí tượng thủy văn Nam ðịnh theo các tháng
trong năm tính trung bình từ 2005-2011,
4

1.2 ðộ ñục trong nước biển Nam ðịnh theo mùa 5

1.3 ðộ mặn (‰) trung bình biển Nam ðịnh các tháng trong năm 6

3.1 Biến ñộng các yếu tố môi trường nuôi vỗ 30

3.2 Chỉ số thành thục tuyến sinh dục của nghêu ở ngày nuôi thứ 21 34

3.3 Tỷ lệ sống của nghêu sau 21 ngày nuôi vỗ 34

3.4 Theo dõi biến ñộng môi trường thí nghiệm thức ăn 36

3.5 Phát triển tuyến sinh dục nghêu ở các loại thức ăn khác nhau ở
ngày thứ 21 38



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Nghêu Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) 7
Hình 1.2: Sự phát triển tuyến sinh dục nghêu cái qua các giai ñoạn 12
Hình 1.3: Sự phát triển tuyến sinh dục ñực qua các giai ñoạn 12


DANH MỤC ðỒ THỊ

Biểu ñồ 3.1. Sự phát triển tuyến sinh dục nghêu nuôi ở các mật ñộ khác
nhau 33
Biểu ñồ 3.2. Tỷ lệ sống (%) của nghêu sau 21 ngày nuôi vỗ 35
Biểu ñồ 3.3. Sự phát triển tuyến sinh dục nghêu với các loại thức ăn
khác nhau 37
Biểu ñồ 3.4. Tỷ lệ sống (%) của nghêu ñối với các loại thức ăn khác
nhau 39
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


1
ðẶT VẤN ðỀ

Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) là loại ñộng vật thân mềm hai mảnh

vỏ (Bivalvia). Ở Việt Nam chúng phân bố tự nhiện tại các khu vực vùng triều
cửa sông ven biển các tỉnh Tây Nam Bộ như: Cầu Ngang, Duyên Hải (Trà
Vinh), Gò Công ðông (Tiền Giang), Bình ðại, Ba Tri, Thạch Phú (Bến Tre),
Vĩnh Châu (Sóc Trăng)…. (Nguyễn Chính, 1996). Từ những năm 1999, trong
việc tìm kiếm ñối tượng nuôi phù hợp với ñiều kiện khí hậu của miền Bắc,
nghêu Bến Tre ñược người dân ñưa vào nuôi thử nghiệm ở một số vùng cửa
sông ven biển các tỉnh như Thái Bình, Nam ðịnh và ñã cho kết quả tốt
(Nguyễn Kim ðộ, 1999).
Nghêu Bến Tre là ñối tượng có giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon
chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong ñó Protein chiếm 15,66%, Lipit chiếm
3,43%, chất khoáng chiếm từ 3 – 13% (Nguyễn Chính và cs, 1999). Hiện nay
diện tích và sản lượng nghêu nuôi khá lớn, là ñối tượng nuôi thuỷ sản chủ lực
ở Việt Nam phục vụ cho xuất khẩu. Một số vùng tập trung ñã ñáp ứng ñược
tiêu chuẩn HCCP (Hazard Analysis Critical Controd Point) và chứng chỉ
MSC của Hội ñồng Biển Quốc tế (Marine Stewardship Council). Nên sản
phẩm ñược xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới, trong ñó có cả thị
trường khó tính như EU, Nhật Bản, Mỹ… Bên cạnh ñó các biện pháp kỹ thuật
nuôi nghêu ñơn giản, phù hợp với trình ñộ canh tác của người dân.
Nuôi nghêu Bến Tre ở nước ta hiện nay chủ yếu theo phương thức
quảng canh và quảng canh cải tiến, dựa vào nguồn giống tự nhiên. Việc khai
thác con giống một cách ồ ạt, thiếu trách nhiệm ñã làm cho nguồn lợi tự nhiên
ngày càng suy giảm. Vì vậy vấn ñề bức thiết ñược ñặt ra hiện nay là nghiên
cứu sản xuất nhân tạo giống nghêu Bến Tre ñể ñáp ứng nhu cầu nuôi của
người dân và góp phần vào việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


2
Trong những năm gần ñây, tại Nam ðịnh, các trại sản xuất giống ñã
cho sinh sản nhân tạo một số lượng nghêu giống lớn, ñáp ứng ñược một phần

nhu cầu của nghề nuôi nghêu thương phẩm trong vùng. Tuy nhiên, ñể ñánh
giá ảnh hưởng của thức ăn và mật ñộ nuôi vỗ tới khả năng phát dục của nghêu
Bến Tre trong ñiều kiện trại sản xuất giống ñến nay chưa ñược làm rõ.
Xuất phát từ thực tế trên, nhằm bổ sung thêm những thông tin cần thiết
ñể xây dựng quy trình sản xuất nghêu Bến Tre theo quy mô hàng hoá, chúng
tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật
ñộ ñến khả năng phát triển tuyến sinh dục của nghêu Bến Tre (Meretrix
lyrata Sowerby.1851) trong ñiều kiện nuôi vỗ”.
Mục tiêu ñề tài:
* Mục tiêu chung: Góp phần hoàn thiện công nghệ sản xuất giống
nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata Sowerby, 1851).
*Mục tiêu cụ thể:
- Xác ñịnh ñược thức ăn và mật ñộ nuôi vỗ phù hợp ñối với nghêu Bến
Tre (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) nhằm góp phần hoàn thiện quy trình sản
xuất giống ở quy mô hàng hóa.
Nội dung nghiên cứu của ñề tài:
1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn ñến tỷ lệ và tốc ñộ thành
thục tuyến sinh dục ñối với nghêu Bến Tre trong quá trình nuôi vỗ.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật ñộ ñến tỷ lệ và tốc ñộ thành thục
tuyến sinh dục ñối với nghêu Bến Tre trong quá trình nuôi vỗ.




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


3
PHẦN I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1 ðiều kiện khí hậu, tự nhiên của vùng nghiên cứu
1.1.1 Khí hậu
Khí hậu Nam ðịnh mang tinh chất vùng nhiệt ñới gió mùa, có mùa
ðông lạnh với các ñặc trưng của khí hậu của vùng ñồng bằng ven biển miền
Bắc. Hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa Hè (mùa mưa) từ tháng 5 ñến tháng 10
thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt ñộ nước mùa hè dao ñộng từ 23-30
o
C
tương ñối thuận lợi cho việc sản xuất giống và nuôi nghêu M. lyrata; mùa
ðông (mùa khô) thường kéo dài từ tháng 11,12 năm trước ñến tháng 4 năm
sau, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa ñông bắc, ñặc ñiểm chính là khô,
lạnh hay mưa phùn. Trong mùa này, nhiệt ñộ xuống thấp, nên không thuận lợi
ñối với sản xuất giống và nuôi thương phẩm các ñối tượng hải sản như nghêu,
tôm, cua
Nhiệt ñộ không khí trung bình hàng năm tại vùng biển Nam ðịnh- Thái
Bình vào khoảng 23,8
o
C, sự chênh lệch nhiệt ñộ giữa các vùng ven biển miền
Bắc là không ñáng kể (Vũ ðình Thịnh, 2001). Theo TTKTTVQG (2010), số
giờ nắng hàng năm ở các tỉnh ven biển miền Bắc là 1.596 giờ. Tháng có nắng
cao nhất là tháng 5 (184,4 giờ). Tháng có nắng thấp nhất là tháng 2 (45,9 giờ).
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1689,2 mm; trung bình tháng là 129,9
mm. Tháng có lượng mưa cao nhất thường là 9 (301,3 mm, tháng có lượng
mưa thấp nhất là tháng 1 (17 mm). Nói chung, lượng mưa trung bình hàng
năm lớn, nhưng phân bố không ñề trong năm , thường tập trung từ tháng 4
ñến tháng 10. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm 80 % lượng mưa hàng năm.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Nam ðịnh (2010) hiện tượng nghêu nuôi ngoài bãi
triều chết hay gặp nhất vào thời gian mùa mưa.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



4
1.1.2 Thủy văn
ðặc ñiểm thủy văn cơ bản của hệ thống sông Hồng là: Mực nước trung
bình 1,52 m, mực nước cao nhất tới 5,77 m (lũ năm 1971). Mực nước tối
thiểu 0,32 m. Lưu lượng trung bình 896 m
3/
/giây.
Bảng 1.1: Tổng hợp tình hình khí tượng thủy văn Nam ðịnh
theo các tháng trong năm tính trung bình từ 2005-2011,
Tháng
Nhiệt ñộ
(
o
C)
Lượng m
ưa
(mm)
Giờ nắng
(giờ)
ðộ ẩm
(%)
Tháng 1 15,2 40,0 63,4 82,2
Tháng 2 18,4 13,6 47,6 85,8
Tháng 3 19,6 51,2 41,6 86,4
Tháng 4 23,6 74,2 70,0 87,8
Tháng 5 27,5 171,6 166,4 83,4
Tháng 6 29,7 160 151,4 80,0
Tháng 7 29,6 276,2 188,6 80,8

Tháng 8 28,7 268 150,2 84,8
Tháng 9 27,8 342 131 85,6
Tháng 10 25,0 114,6 102,4 82,2
Tháng 11 22,0 88,4 112,2 78,4
Tháng 12 18,2 15,2 68,8 78,2
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam ðịnh, 2011)

Thủy triều vùng biển Nam ðịnh là chế ñộ nhật triều tương ñối thuần
nhất, hầu như mỗi ngày chỉ có một lần nước lớn và một lần nước ròng. Tuy
vậy, trong tháng số ngày có hai lần nước lớn và hai lần nước ròng có khoảng
5-7 ngày. Kỳ nước cường thường xảy ra 2-3 ngày sau ngày mặt trăng có ñộ
xích vĩ lớn nhất: mực nước lên xuống nhanh, có thể 0,5 m/1 giờ. ðộ cao thủy
triều tới 3,6 m, ñộ chênh lệch thủy triều có thể tới 3m. Do ảnh hưởng của thủy
triều và với chế ñộ thủy văn của các sông thuộc Nam ðịnh (hệ thống sông
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


5
Hồng), vào mùa mưa cạn, nước mặn có thể xâm nhập sâu vùng sông Hồng
hàng chục km, gây bất lợi cho việc lấy nước trong trồng trọt, nhưng lại thuận
lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ vùng cửa sông, ven biển (Sở NN&PTNT
tỉnh Nam ðịnh, 2010).
1.1.3 ðộ pH
Qua số liệu của ñoàn khảo sát của Viện NCNTTS 1& Sở NNPTNT tỉnh
Nam ðịnh (2009) cho thấy pH của nước biển vùng ven biển Nam ðịnh biến
thiên từ 7,30-7,88 vùng nước trong ñầm một số khu vực là 7,5-8,2. Với
ngưỡng pH này thích hợp ñối với sự sinh trưởng của ñộng vật thuỷ sinh nói
chung và nghêu nói riêng.
1.1.4 ðộ ñục
Theo ðỗ Văn Khương (1991), nước vùng biển Nam ðịnh (nhất là cửa

sông ðáy và cửa sông Ninh Cơ) chịu ảnh hưởng của vùng châu thổ sông
Hồng nên có ñộ ñục cao. Theo số liệu ñiều tra của Sở NN&PTNT tỉnh Nam
ðịnh (2009) cho thấy, hàm lượng phù sa trung bình tại vùng biển như sau:
Bảng 1.2: ðộ ñục trong nước biển Nam ðịnh theo mùa
(ðơn vi tính: mm)
Chỉ tiêu Mua mưa Mùa khô
Trong ñầm 2.350 2.660
Ngoài bãi triều 2.700 2.900
(Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Nam ðịnh, 2009)
ðộ ñục cao, hàm lượng các muối dinh dưỡng lớn ñã tạo nguồn thức ăn
ña dạng cho nghêu M.lyrata phát triển tốt tại các ñịa ñiểm hiện ñang nuôi ở
Nam ðịnh (Sở NN&PTNT tỉnh Nam ðịnh).
1.4.5 ðộ mặn
ðộ mặn các tỉnh ven biển phía Bắc nhìn chung biến thiên rộng. Vào
mùa mưa từ tháng 5 ñến tháng 10. ðộ mặn vùng cửa sông thấp, thường chỉ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


6
ñạt từ 5-15‰ (Nguyễn Hữu Phụng, Võ Sĩ Tuấn & Nguyễn Huy Yết, 2001).
Theo Trạm thủy văn Văn Lý năm 2011, ñộ mặn trung bình các tháng
trong năm tại bờ biển Nam ðịnh các tháng như sau:
Bảng 1.3: ðộ mặn
(‰)
trung bình biển Nam ðịnh các tháng trong năm
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
ðộ mặn
29,9

28,9


30,2

29,7

24,7

20,2

20,0

20,1

19,7

23,6

27,2

28,5
(Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Nam ðịnh, 2011)

Tóm lại, với việc thuận lợi về ñiều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn và
các ñiều kiện kỉnh tế, xã hội khác, tạo ñiều kiện thuận lợi cho phát triển nghề
nuôi trồng thủy sản nói chung, nghề nuôi nghêu ở tỉnh Nam ðịnh nói riêng.
Theo Bộ NN&PTNT (2010) Nam ðịnh có 1.500 ha bãi triều, Nam ðịnh hiện
là tỉnh có diện tích nuôi nghêu lớn nhất ở miền Bắc, tập trung tại hai huyện
Giao Thủy và Nghĩa Hưng.
1.2. ðặc ñiểm sinh học của nghêu Bến Tre
1.2.1. Vị trí phân loại

Theo Trương Quốc Phú (1999), Hà ðức Thắng và CTV(2005), David
reid (1999), thì vị trí phân loại của nghêu Bến Tre như sau:
Ngành thân mềm: Mollusca
Lớp 2 mảnh vỏ: Bivalvia
Phân lớp: Heterodota
Bộ: Veneroida
Họ nghêu: Veneridae
Giống nghêu: Meretrix
Loài nghêu: Meretrix lyrata (Sowerby, 1851)
Tên tiếng anh: Hard Clam, Lyrate Asiatic
Tên khoa học: Meretrix lyrata (Sowerby, 1851)
Tên tiếng việt: Nghêu Bến Tre
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


7

Hình 1.1: Nghêu Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby, 1851)

Họ nghêu (Veneridae) có khoảng 500 loài, phân bố rộng rãi khắp nơi
trên thế giới. Trong ñó, ở Việt Nam có khoảng 40 loài thuộc 7 giống và phân
bố dọc bờ biển từ phía Bắc vào Nam (Lương ðình Trung và CTV, 1997). Có
3 loài ngao, nghêu ñược nuôi chủ yếu là ngao dầu (Meretrix meretrix), ngao
mật (Meretrix lusoria) và nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata). ðể phân biệt giữa
ba loài này, người ta chủ yếu dựa vào hình thái cấu tạo vỏ, màu sắc và kích
thước ngoài (Nguyễn Thị Xuân Thu, 2005).
1.2.2. ðặc ñiểm cấu tạo hình thái
Các tác giả Nguyễn Chính (1996), Kappner&Bieler (1997), Trương
Quốc Phú (1999), ñã mô tả hình thái bên ngoài của nghêu như sau: Cơ thể
nghêu ñược bao bọc bởi 2 mảnh vỏ bằng nhau có dạng hình tam giác (gần

tròn), vỏ dày chắc, cạnh trước ngắn hơn (chỉ bằng 2/3 chiều dài cạnh sau), dính
chặt nhau bằng một bản lề và góc vỏ có răng khớp rất khít. Mặt trong của vỏ
nghêu có màu trắng, vết cơ khép vỏ trước hình bán nguyệt, vết cơ khép vỏ sau
hình bầu dục. Hai tấm màng áo mỏng bao phủ toàn bộ nội tạng của nghêu. Phía
mép của 2 màng áo gần bụng dính lại hình thành 2 ống xiphong (hút vào và xả
ra). Ống xiphông hút nằm ở phía bụng, ống xả nằm ở phía lưng. Ống xiphông
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


8
của nghêu to và ngắn. Chân nghêu to hình lưỡi, dùng ñể ñào cát, chân nằm ở
phía bụng. Nghêu M. lyrata có miệng là một rãnh nằm ngang ở phía trước cơ
thể. Trong miệng có tấm môi ngoài, môi trong và tiêm mao ñể vận chuyển và
lựa chọn thức ăn. Mang là cơ quan hô hấp chủ yếu. Ngoài ra các vi mạch trên
môi và màng áo ngoài cũng có tác dụng bổ trợ cho quá trình hô hấp.
Theo Nguyễn ðình Hùng (2000), nghêu có hình dạng rất giống ngao
dầu M. meretrix, nhưng kích thước nhỏ hơn ngao dầu. Nghêu M. lyrata lớn
có chiều dài 40 - 50 mm, chiều cao 40 - 45 mm và chiều rộng 30 -3 5 mm.
Mặt trong vỏ nhẵn trơn, màu trắng, có các vết in của cơ khớp vỏ trước và sau,
vết in của cơ màng áo và vết in của cơ và vết in của cơ ñiều khiển ống hút
thoát nước; bên ngoài vỏ có màu trắng ngà, trắng xám hoặc nâu, trên mặt vỏ
có nhiều hình gân lồi gần như song song với nhau uốn cong theo miệng vỏ và
thưa gần về phía mặt bụng là những vòng sinh trưởng ñồng tâm.
1.2.3. ðặc ñiểm dinh dưỡng
Các nghiên cứu của Nguyễn Hữu Phụng và CTV (2001); Trương Quốc
Phú (1999), ñều cho thấy, nghêu là loài ăn lọc, thành phần thức ăn của nghêu là
mùn bã, các mảnh vụn hữu cơ lơ lửng trong nước khoảng 70-90%, thực vật phù
du chiếm tỷ lệ thấp khoảng 10-25% về số lượng cũng như tần số bắt gặp, chủ
yếu là tảo silic (tảo khuê). Theo Trần Thái Bái và CTV (1978) thì nhóm Bivalvia
bắt mồi theo cách lọc nhờ hoạt ñộng của các tấm mang trong quá trình hô hấp

hút nước qua mang. Quá trình bắt mồi diễn ra một cách thụ ñộng, chỉ có những
hạt thức ăn có kích thước phù hợp ñược chọn lọc (Quayle&Newkirk,1989).
Theo Purchon (1977), thức ăn cua giai ñoạn ấu trùng của nhóm Bivalvia
là vi khuẩn, tảo khuê, mùn bã hữu cơ và nguyên sinh ñộng vật có kích thước
nhỏ. Nghiên cứu của Võ Sĩ Tuấn (1999) cho thấy, sinh vật phù du hiện diện
trong ống tiêu hóa chiếm khoảng 10%, trong khi hàm lượng mùn bã hữu cơ
chiếm 90%. Các giống tảo thường bắt gặp trong ống tiêu hóa của nghêu phải kể
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


9
ñến Coscinnodiscus(9 loài), Pleurosigma(3 loài), Cyclotella(3 loài),
Rhizosolenia (3 loài).
Theo Nguyễn Hữu Phụng (1996) khi nghên cứu thành phần thức ăn của
nghêu giai ñoạn ñã trưởng thành ñược nuôi ở Trà Vinh thì thành phần thức ăn
chính của nghêu là mùn bã hữu cơ chiếm 75-90%, tảo chiếm 10-25 %. Trong
thành phần tảo thì tảo silic (Baciloriophyta) chiếm 90-95 %, tảo giáp
(Pyrophyta) chiếm 3,3-6,6%, tảo lam (Cyanophyta), tảo lục (Chlorophyta) và
tảo vàng ánh (Chrysophyta) chiếm 0,8-1%.
1.2.4. ðặc ñiểm sinh trưởng
Theo Gosling (1999) thì sự sinh trưởng của nhuyễn thể hai mảnh vỏ có
sự thay ñổi theo loài, vị trí ñịa lý phân bố, thời tiết, vùng trung triều hay hạ
triều, cũng như là sự khác nhau của mỗi cá thể mà do di truyền tạo ra. sự sinh
trưởng có thể thay ñổi từ năm này ñến năm khác ở các khu vực mà có nhiệt
ñộ biến ñổi theo mùa. Vào mùa xuân và mùa hè khi nhiệt ñộ nước ấm lên,
thức ăn dư thừa thì sinh trưởng tăng lên nhanh chóng. Thường như sinh
trưởng thường dừng vào mùa ñông khi nhiệt ñộ xuống thấp, nguồn dinh
dưỡng trong nước kém.
Angel (1986) chỉ ra rằng trong ñiều kiện ñầy ñủ thức ăn thì tốc ñộ sinh
trưởng nhanh khi nhiệt ñộ tăng. Kết quả nghiên cứu của Quayle& Newkirk

(1989) cũng chỉ ra rằng vào mùa xuân và mùa hè khi nhiệt ñộ nước ấm lên,
thức ăn cũng dư thừa thì sinh trưởng tăng lên nhanh chóng. Sự sinh trưởng
thường dừng lại vào mùa ñông khi nhiệt ñộ xuống thấp và nguồn dinh dưỡng
trong nước kém. Nghêu phân bố tự nhiên ở vùng biển miền Bắc Việt Nam
sinh trưởng nhanh từ tháng 5-9 và sinh trưởng chậm từ tháng 10- 4 năm sau
và tốc ñộ sinh trưởng về khối lượng nhanh hơn sinh trưởng về chiều dài
(Trương Quốc Phú, 1999).
Các tác giả Nguyễn Ánh và CTV (1999); Nguyễn Tác An; Nguyễn Văn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


10
Lục (1994) tiến hành thí nghiệm so sánh tốc ñộ sinh trưởng riêng theo ngày ở
các kích cỡ nghêu khác nhau và cũng có cùng kết quả ở kích cỡ nhỏ, nghêu có
tốc ñộ sinh trưởng riêng theo ngày (SGR) lớn hơn so với nghêu thí nghiệm ở
kích cỡ lớn. Kết quả nghiên cứu tốc ñộ sinh trưởng tuyệt ñối và tương ñối của
nghêu M. lyrata của các tác giả Trần Quang Minh (1999) và Ngô Trọng Lư
(2006) cũng có cùng nhận ñịnh trên.
1.2.5. ðặc ñiểm phân bố
Phân bố theo ñịa lý:
Theo Nguyễn Chính và Nguyễn Hữu Phụng (1996) thì vùng phân bố
rộng ở vùng bãi triều ven biển các nước ôn ñới và nhiệt ñới Tây Thái Bình
Dương, từ ðài Loan ñến Việt Nam. Ở Việt Nam, nghêu phân bố chủ yếu ở
các tỉnh ven biển ñồng bằng sông Cửu Long như: Bến Tre và Tiền Giang, Trà
Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh). Tuy nhiên,
vùng có sản lượng lớn nhất tập trung ở Bến Tre và Tiền Giang. Nghêu phân
bố tập trung ở các khu vực có chất ñáy cát bùn, thường là ở trung triều ñến hạ
triều ở các vùng cửa sông lớn và phân bố rải rác ở các cồn cát nhỏ ven biển.
Hiện nay, nghêu Bến tre ñược du nhập và nuôi ở các tỉnh phía Bắc, khu
vực Bắc Trung Bộ. Các tỉnh có sản lượng lớn như Nam ðịnh, Thái Bình,

Thanh Hóa, Nghệ An.
Phân bố theo sinh thái:
Theo Nguyễn Tác An và Nguyễn Văn Lục (1994) cho rằng nghêu phân
bố ở vùng triều có thời gian phơi bãi 2-8 giờ/ngày. ðộ sâu tìm thấy nghêu lúc
nước ròng là 2,5 m. Nghêu phân bố ở vùng có nền ñáy cát mịn ñến cát trung
có pha lẫn hàm lượng bùn lỏng và xác hữu cơ (10-18%). Vào mùa mưa, bùn
lỏng bao phủ nền ñáy bãi nghêu (1,5 - 2,5 cm). ðộ mặn ñặc trưng của bãi
nghêu dao ñộng từ 7- 25‰; pH từ 6,5-8,5 và nhiệt ñộ là 26-32
o
C.
Theo Nguyễn Văn Hảo và CTV (1999), bãi nghêu thường phân bố ở
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


11
vùng gần cửa sông có gió nhẹ, có nguồn nước ngọt chảy vào. Chúng phân bố
ở vùng trung triều cho ñến ñộ sâu 1,2 m nước, có khi bắt gặp cả ở ñộ sâu 2-4
m (Nguyễn Chính, 1996).
1.2.6. ðặc ñiểm sinh sản của nghêu
Tuyến sinh dục của nghêu thường phân tính, cũng có một số trường
hợp lưỡng tính. Nghiên cứu của Appeldorn (1984) trên Myarenaria từ 25 cá
thể khác nhau cho thấy tỷ lệ ñực là 48% và cái là 52%.
ðối với nhóm Bivalvia thì nhìn hình dạng bên ngoài rất khó phân biệt giới
tính, chỉ có thể nhận biết giới tính khi quan sát tuyến sinh dục, ở con cái thường có
màu vàng nhạt, vàng cam nhạt, tuyến sinh dục con ñực có màu trắng ñục.
Khi nghiên cứu tiêu bản lát cắt trên ñối tượng như Mytilus, Crassostrea,
Pecten, Pinctada…Nguyễn Chính (1974), Imai (1977), Quayle & Newkirk (1989),
Gervis & Sims (1992) và Trương Quốc Phú (1998) ñều phân chia sự phát triển
của tuyến sinh dục thành 5 giai ñoạn (từ giai ñoạn 0 ñến giai ñoạn 4). Các giai
ñoạn phát triển của tuyến sinh dục có thể tóm tắt như sau:

+ Giai ñoạn 0 (Không xác ñịnh): Tuyến sinh dục không rõ ràng, chưa
có sự hiện diện của nang follicule. Ở giai ñoạn này, không xác ñịnh ñược giới
tính. Mô leydig chiếm toàn bộ tuyến sinh dục.
+ Giai ñoạn 1 (Tiền giao tử): Quá trình tạo giao tử bắt ñầu với sự xuất
hiện của các nang follicule chen lẫn trong các mô leydig. Tế bào sinh dục phát
triển trên vách nang.
+ Giai ñoạn 2 (Phát triển tích cực, sắp chín): Nang follicule phình to
chiếm gần hết khối nội tạng, mô leydig giảm nhanh, các giao tử hình thành
nhưng chưa chín. Noãn bào gia tăng kích thước và ñạt giai ñoạn chín.
+ Giai ñoạn 3 (Chín, sinh sản): Nang tinh phồng lên và hầu hết chứa
trứng và tinh trùng, vách nang mỏng dần, tuyến sinh dục ở trạng thái chín.
Trứng sẵn sàng thụ tinh và tinh trùng có khả năng hoạt ñộng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


12
+ Giai ñoạn 4 (Giai ñoạn nghỉ): Sau khi sinh sản, vách nang bị rách, bên
trong còn sót lại một ít tinh trùng và trứng. Giai ñoạn này mô sinh dục bị thay thế
dần bởi mô leydig. Mùa vụ sinh sản của các loài Bivalvia có liên quan ñến các yếu
tố môi trường như: Nồng ñộ muối, thủy triều, dòng chảy… ñặc biệt biệt là nhiệt
ñộ. Vùng ôn ñới mùa sinh sản thường là mùa xuân. Trong thủy vực vùng ôn ñới
chu kỳ phát triển tuyến sinh dục theo sự gia tăng nhiệt ñộ vào ùa xuân, tuyến sinh
dục hoàn toàn chín khi nhiệt ñộ ñạt ñến ngưỡng sinh sản.

Hình 1.2: Sự phát triển tuyến sinh dục nghêu cái qua các giai ñoạn


Hình 1.3: Sự phát triển tuyến sinh dục ñực qua các giai ñoạn
Buồng trứng Gð 3


Buồng trứng Gð 1

Buồng trứng Gð 2

Buồng trứng Gð 4

Túi tinh Gð 1

Túi tinh Gð 2

Túi tinh Gð 3

Túi tinh Gð 4

Tuyến SD Gð 0

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


13
Ở vùng nhiệt ñới, nồng ñộ muối biến ñộng lớn, sự thay ñổi này kích
thích quá trình sinh sản ñối với lớp 2 mảnh vỏ. ðộng vật thân mềm hai mảnh
vỏ ở vùng nhiệt ñới có mùa sinh sản kéo dài và kém tập trung hơn so với
vùng ôn ñới (Quayle & Newkirk, 1989). Jayabal & Kalyani (1986) theo dõi
chu kỳ sinh sản của 3 loài kinh tế: M. meretrix, M. casta và Katelysia opima ở
cửa sông Vellar (Ấn ðộ). Kết quả cho thấy, mùa sinh sản của 3 loài kể trên
kéo dài từ tháng 2-9; tỉ lệ con ñực nhiều hơn con cái nhưng cả hai thành thục
cùng thời gian và ấu trùng Veliger xuất hiện từ tháng 3-5.
Khi thành thục sinh dục Bivalvia ñẻ trứng và tinh trùng vào môi
trường nước, sự thụ tinh xảy ra trong nước. Sự sinh sản có thể xảy ra một

hoặc nhiều lần, thời gian có thể ngắn hoặc dài (một ngày hoặc nhiều tuần)
tùy theo loài, ñộ chín của tuyến sinh dục và ñiều kiện môi trường (Quayle
& Newkirk, 1989).
Nghiên cứu của Kalyanasumdaram & Ramamoorthi (1987) cho thấy
trứng của nghêu M. meretrix có ñường kính khoảng 60-70 mm. Sau khi thụ
tinh 15-20 phút cực cầu xuất hiện, phân chia thành 2 tế bào không ñều nhau
trong 1 giờ, lần phân chia thứ 2 và 3 cách nhau sau mỗi 10 phút. Sáu ñến tám
giờ sau thụ tinh, phôi phát triển thành ấu trùng Trochophore sống phù du và
10 giờ sau ñó ấu trùng Trochophore phát triển thành ấu trùng dạng chữ D
(straight-hinge stage), dài khoảng 80µm (cao 60µm) và chúng tiếp tục sinh
trưởng 90-100µm. Vào ngày thứ năm ñỉnh vỏ ñược hình thành trên ñường bản
lề (umbo stage) lúc này ấu trùng dài 110µm, ngày thứ 9 ấu trùng ñạt 150µm.
Ngày thứ 10 chân ấu trùng phát triển và hình thành ấu trùng Veliger dài
160µm (cao 140µm). Ngày thứ 12 ấu trùng Veliger biến thành ấu trùng bám
(spat) và chuyển sang sống ñáy. Trong quá trình biến thái, vòm miệng
(velum) của ấu trùng bị thoái hóa, mang và chân phát triển hoàn thiện.
Theo nghiên cứu của Trương Quốc Phú (1998), nghêu cỡ 1,6 cm (500
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


14
mg) sau 12 tháng nuôi ñạt 3,5 cm (trung bình) có thể tham gia sinh sản lần
ñầu tiên, sức sinh sản trung bình tuyệt ñối ñạt 2,747,000 - 4,031,000 trứng/ cá
thể. Mùa vụ sinh sản của nghêu tự nhiên vào khoảng tháng 2-9 hàng năm,
trong ñó tập trung chủ yếu vào tháng 6.
Tỷ lệ tuyến sinh dục ở giai ñoạn 3 thường rất thấp (không quá 40%) ở
mùa vụ sinh sản chứng tỏ rằng nghêu sinh sản kém tập trung và mùa sinh sản
kéo dài.
Các nhân tố ảnh hưởng ñến sự thành thục và sinh sản của nghêu: Nhân
tố quan trọng nhất là nhiệt ñộ và nồng ñộ muối trong nước biển quyết ñịnh

ñến sự thành thục của nghêu, vào mùa xuân, khi nền nhiệt ấm dần lên thì sự
hình thành trứng cũng bắt ñầu. Khi nhiệt ñộ và nồng ñộ muối thay ñổi cũng
góp phần kích thích nghêu sinh sản.
Hàm lượng vật chất lơ lửng trong nước cũng góp phần kích thích sự
phát dục của nghêu bố mẹ (Trương Quốc Phú. 1999). Nghiên cứu của Trương
Quốc Phú cũng chỉ ra rằng các yếu tố thủy hóa không ảnh hưởng nhiều ñến sự
phát triển tuyến sinh dục của nghêu.
1.3. Một số công trình nghiên cứu về nghêu trên thế giới và trong nước
1.3.1. Trên thế giới
Trên thế giới, có nhiều tài liệu ñược công bố liên quan ñến kết quả
nghiên cứu sản xuất giống và nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ nói chung và
ngao, nghêu nói riêng. Các loài ñã nghiên cứu thành công là hầu Thái Bình
Dương (Crassostrea gigas), hầu ñá Sedney (Saccostrea commercialis), ngao
dầu (M. meretrix), ngao mật (M. lusoria), nghêu Manila (M. mercenaria)
Tuy nhiên, tài liệu hay công trình nghiên cứu ñược công bố liên quan ñến việc
sản xuất giống ñối với loài nghêu M. lyrata, ít ñược công bố, chỉ tìm thấy ít
tài liệu về hệ thống phân loại và sự phân bố của nó.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


15
* Nghiên cứu về sinh học và công nghệ sản xuất giống nhân tạo:
Nghêu bắt ñầu sinh sản vào cuối mùa xuân, khi nhiệt ñộ nước ấm dần
lên, sau thời gian tích luỹ dinh dưỡng và phát triển tuyến sinh dục ở mùa
ñông. ðầu tiên, con ñực phóng tinh ra ngoài môi trường, tinh dịch ñóng vai
trò là feromol kính thích con khác trong quần thể phóng trứng và tinh theo,
trứng ñược thụ tinh bên ngoài môi trường nước (Whetstone và CTV, 2005).
Theo Quayle và cs (1989) việc biến ñổi một số yếu tố môi trường theo mùa
góp phần kích thích quá trình thành thục và sinh sản của nhuyễn thể hai mảnh
vỏ, yếu tố quan trọng là nhiệt ñộ và nồng ñộ muối.

Vào mùa xuân, nhiệt ñộ ấm áp hơn, ñộ mặn có chiều hướng thay ñổi
ñã thúc ñẩy quá trình phát triển của tuyến sinh dục. Vì vậy, trong thực tế sản
xuất, việc tạo sự thay ñổi nhiệt ñộ nước, ñộ muối ñược mô phỏng theo tự
nhiên là phương pháp ñang sử dụng ñể kích thích quá trình phát triển, sự chín
của tuyến sinh dục và kích thích sinh sản ñối với các ñối tượng nhuyễn thể.
ðối với nghêu Manila, nghêu bố mẹ ñược lựa chọn những cá thể tăng
trưởng nhanh (thể hiện qua gờ tăng trưởng trên vỏ), trong ñộ tuổi từ 2 – 3
năm. Chúng ñược nuôi vỗ tích cực ở nhiệt ñộ 18
0
C trong thời gian từ 6 ñến 9
tuần, với thức ăn ñược sử dụng là nguồn thức ăn tự nhiên và bổ sung hỗn hợp
các loài tảo Isochrysis galbana, Nanochloropsis oculata, Chaetoceros
gracilis, Tahitial isochrysis, với hàm lượng1lít/0,5 kg nghêu/1 giờ (Whetstone
và CTV, 2005). Tuy nhiên, theo Whetstone và CTV (2005), không giống như
loài hàu Thái Bình Dương (C.gigas), nghêu Manila không có lớp glycogen ñể
chuyển hoá thành tuyến sinh dục trong thời gian nuôi vỗ. Số lượng và chất
lượng trứng của chúng phụ thuộc vào số lượng và chất lượng tảo ñược sử
dụng ñể nuôi vỗ. Vì thế, cần thiết phải bổ sung một lượng lớn hỗn hợp các
loài tảo vào trong nguồn nước tự nhiên ñể nuôi vỗ nghêu.
Liu và CTV (2006) ñã thí nghiệm nhằm xác ñịnh mật ñộ ấu trùng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


16
nghêu M. meretrix phù hợp trong ương nuôi. Thí nghiệm ñã tiến hành ở các
mật ñộ 5, 10, 20, 40 và 60 ấu trùng/ml, trong 8 ngày, từ giai ñoạn ấu trùng
chữ D-veliger ñến ấu trùng chuyển giai ñoạn xuống ñáy (pediveliger). Kết
quả cho thấy, tại mỗi thời ñiểm thu mẫu, ấu trùng ương ở mật ñộ cao nhất thì
có kích thước nhỏ nhất và ngược lại. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê bắt
ñầu từ ngày ương nuôi thứ 2. Thời gian xuống ñáy kéo dài và kích thước ấu

trùng khi xuống ñáy nhỏ hơn theo tỷ lệ nghịch với mật ñộ ương. Tuy nhiên, tỷ
lệ sống (từ 74,8 -79,1%) lại không phụ thuộc vào mật ñộ ương nuôi ấu trùng.
Trong thí nghiệm này, ở mật ñộ cao có thể phù hợp với ương nuôi ấu trùng.
Nhưng nếu xét về hiệu quả kinh tế và mức ñộ an toàn thì tác giả khuyến cáo
nên sử dụng mật ñộ 10 ñến 20 ấu trùng/ml trong sản xuất ở quy mô lớn.
Một số kết quả nghiên cứu của Yan và CTV (2006) ñã ñược tiến hành
trên nghêu Ruditapes philippinarum nhằm ñánh giá sự ảnh hưởng của thức
ăn, mật ñộ ương nuôi ấu trùng, các yếu tố môi trường ñến sinh trưởng, tỷ lệ
sống và biến thái của ấu trùng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: tảo Chlorella
sp có thể thay 50% tảo Isochrysis spp trong việc sử dụng làm thức ăn cho ấu
trùng nghêu mà không ảnh hưởng ñến sinh trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ biến
thái của chúng.
Nghiên cứu về mật ñộ ương nuôi ấu trùng cho thấy, ở khoảng mật ñộ từ
5 – 10 con/ml, ấu trùng phát triển bình thường. Nghiên cứu về chế ñộ chiếu
sáng chỉ ra rằng: Trong ñiều kiện che mát một phần (cường ñộ ánh sáng từ
1000 – 5000 lx) và che mát toàn phần (cường ñộ ánh sáng < 500 lx) ấu trùng
phát triển nhanh hơn dưới ñiều kiện ánh sáng tự nhiên. Chế ñộ thay nước
trong ương nuôi với tỷ lệ 50% bể sau 2 ngày/lần là ñiều kiện thích hợp cho sự
phát triển của ấu trùng nghêu và ấu trùng phát triển nhanh hơn trong ñiều kiện
nước không qua lọc cát. Nhưng nền ñáy ảnh hưởng ñáng kể ñến biến thái của
ấu trùng nghêu. Tuy nhiên, hình dáng và kích thước hạt cát làm giá thể không
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


17
ảnh hưởng ñến tỷ lệ biến thái của chúng.
ðộ mặn của nước trong quá trình sản xuất giống cũng hết sức quan
trọng, mặc dù bản thân nghêu có thể ñiều chỉnh ñược áp suất thẩm thấu ñể
thích nghi với môi trường. ðối với nghêu Manila, trong khoảng ñộ mặn từ 20
– 30

0
/
00
là khoảng phù hợp với chức năng sinh lý của chúng. Trong khoảng ñộ
mặn này, tốc ñộ lọc, thu nhận, hấp thụ thức ăn và các hoạt ñộng khác của
chúng diễn ra một cách tối ña nhất (Baker và CTV, 2007). Tốc ñộ biến thái
của ấu trùng ngao M. meretrix lại liên quan ñến nhiệt ñộ nước theo hàm sỗ
mũ. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa tốc ñộ biến thái của nghêu với nhiệt ñộ
không chặt chẽ bằng nó với trọng lượng tươi của nghêu (Zhuang, 2005)
Theo Zhuang và CTV (2004), tốc ñộ lọc (CR) và tốc ñộ tiêu hoá (IR)
của ngao M. meretrix theo hàm số mũ ñối với kích thước cơ thể (W) của
chúng, theo công thức CR=0,47 W
0,63
và IR=0,95 W
0,60
. Kích thước cơ thể
nghêu không ảnh hưởng tới hiệu quả lọc ở nhiệt ñộ 10, 16 và 22
0
C, nhưng
trong khoảng nhiệt ñộ này, hiệu suất lọc tăng theo sự tăng của nhiệt ñộ. Nền
ñáy cũng ảnh hưởng ñến tốc ñộ lọc, tốc ñộ tiêu hoá thức ăn của ngao M.
meretrix. Ngao nuôi ở biển có nền ñáy cát, tốc ñộ lọc, tốc ñộ tiêu hoá thức ăn
cao hơn từ 2-3 lần so với chúng nuôi ở nơi ñáy trơ (ñáy bể). Ngao M. meretrix
nuôi trong bể có ñáy cát ở nhiệt ñộ 22
0
C, thì tốc ñộ lọc và tiêu thụ thức ăn là
cao nhất.
Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn tới sinh trưởng và tỷ lệ
sống của ngao M. meretrix ñã ñược tiến hành bởi Tang và CTV (2006), với
việc sử dụng 5 loài tảo khác nhau làm thức ăn ñơn và phối hợp với nhau. Kết

quả thí nghiệm cho thấy, ấu trùng ngao M. meretrix sinh trưởng tốt nhất với
việc chỉ sử dụng một loài tảo Isochrysis galbana làm thức ăn. Giá trị dinh
dưỡng của các loài tảo khác ñược nghiên cứu ñối với ấu trùng ngao
M. meretrix thể hiện qua tốc ñộ sinh trưởng và tỷ lệ biến thái ñược xếp theo

×