Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng của mật độ gieo trồng trên một số giống lạc tại huyện Mai Sơn, Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI










VŨ THỊ NGỌC ÁNH


NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ GIEO TRỒNG TRÊN
MỘT SỐ GIỐNG LẠC TẠI HUYỆN MAI SƠN - SƠN LA




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP







Chuyên ngành : KHOA HỌC CÂY TRỒNG


Mã số : 60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ ðÌNH CHÍNH




HÀ NỘI - 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng ñược sử dụng trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Vũ Thị Ngọc Ánh












Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn ñược hoàn thành với sự giúp ñỡ của nhiều cá nhân và các ñơn
vị. Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Vũ ðình Chính với cương vị
người hướng dẫn khoa học ñã tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ ñể tác giả hoàn thành
luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn Khoa Nông học, Viện ñào tạo Sau ñại
học, ñặc biệt là Bộ môn Cây công nghiệp - Trường ðại học Nông nghiệp Hà
Nội ñã giúp ñỡ và tạo ñiều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Cao ñẳng Sơn
La, Khoa Nông lâm - Trường cao ñẳng Sơn La, các bạn bè ñồng nghiệp ñã
giúp ñỡ và tạo ñiều kiện thuận lợi ñể tác giả hoàn thành luận văn của mình.

Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2013

Tác giả



Vũ Thị Ngọc Ánh







Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
Danh mục các chữ viết tắt ix
1 MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài. 2
1.2.1 Mục ñích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài. 2
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam 3
2.1.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 3
2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc ở Việt Nam 9
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới và Việt Nam 17
2.2.1 Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới 17
2.2.2 Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc ở Việt Nam 23
3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.1 Vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 32
3.1.1 Vật liệu nghiên cứu 32
3.1.2 Thời gian, ñịa ñiểm và ñiều kiện ñất ñai nghiên cứu 32
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iv

3.2 Nội dung nghiên cứu 32
3.3 Phương pháp nghiên cứu 33
3.3.1 Thí nghiệm 1 33
3.3.2 Thí nghiệm 2 33
3.4 Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 34
3.4.1 Thời vụ và mật ñộ 34
3.4.2 Phương pháp bón phân 34
3.4.3 Chăm sóc 34
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi 35
3.5.1 Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng, phát triển 35
3.5.2 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 36
3.5.3 Mức ñộ nhiễm sâu bệnh 37
3.6 Phương pháp xử lý số liệu 38
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
4.1 Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một

số giống lạc trong ñiều kiện vụ hè thu trên ñất Mai Sơn, Sơn La
39
4.1.1 Thời gian sinh trưởng của các giống 39
4.1.2 ðộng thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống 42
4.1.3 Ảnh hưởng của giống ñến chỉ số diện tích lá 44
4.1.4 Số nốt sần hữu hiệu của các giống 45
4.1.5 Khả năng tích lũy chất khô của các giống 46
4.1.6 Số cành cấp 1, cấp 2 và chiều dài cành cấp 1của các giống. 48
4.1.7 Mức ñộ nhiễm sâu bệnh của các giống 49
4.1.8 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống lạc 50
4.1.9 Năng suất của các giống lạc 52
4.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến sinh trưởng,
phát triển và năng suất của hai giống lạc MD7 và TB25
54
4.2.1 Tỷ lệ mọc mầm và thời gian các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


v

của hai giống lạc MD 7 và TB25 54
4.2.2 Ảnh hưởng của mật ñộ ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao thân
chính hai giống lạc MD7 và TB25
58
4.2.3 Ảnh hưởng của mật ñộ ñến chỉ số diện tích lá hai giống lạc MD7
và TB25 59
4.2.4 Ảnh hưởng của mật ñộ ñến số lượng nốt sần hữu hiệu của hai
giống lạc MD7 và TB25
62
4.2.5 Ảnh hưởng của mật ñộ ñến khả năng tích lũy chất khô của hai

giống lạc MD7 và TB25 65
4.2.6 Ảnh hưởng của mật ñộ ñến khả năng phân cành của hai giống lạc
MD7 và TB25
67
4.2.7 Ảnh hưởng của mật ñộ gieo trồng ñến mức ñộ nhiễm các loại sâu
bệnh của hai giống lạc MD 7 và TB25. 70
4.2.8 Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất hai giống lạc MD7 và TB25
71
4.2.9 Hiệu quả kinh tế 78
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 81
5.1 Kết luận 81
5.2 ðề nghị 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 93
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Tình hình sản xuất lạc của thế giới trong những năm gần ñây 4
2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc một số nước trên thế giới 7
2.3 Sản xuất lạc ở Việt Nam trong những năm gần ñây 11
2.4 Diện tích các vùng trồng lạc ở Việt Nam (1000 ha) 12
2.5 Sản lượng các vùng trồng lạc ở Việt Nam (1000 tấn) 13
2.3 Tình hình sản xuất ngành trồng trọt qua 5 năm 2008-2012 16

4.1 Thời gian sinh trưởng của các giống 39
4.2 ðộng thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống 42
4.3 Chỉ số diện tích lá của các giống 44
4.4 Số nốt sần hữu hiệu của các giống 45
4.5 Khả năng tích lũy chất khô của các giống lạc 47
4.6 Số cành cấp 1, cấp 2 và chiều dài cành cấp 1 của các giống 48
4.7 Mức ñộ nhiễm sâu bệnh của các giống 49
4.8 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc 50
4.9 Năng suất của các giống lạc 52
4.10 Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến tỷ lệ mọc và thời gian các giai
ñoạn sinh trưởng của giống lạc MD7 và TB25
55
4.11 Ảnh hưởng của mật ñộ tới ñộng thái tăng trưởng chiều cao thân
chính của giống lạc MD7 và TB25 58
4.12 Ảnh hưởng của mật ñộ ñến chỉ số diện tích lá của hai giống lạc
MD7 và TB25
60
4.13 Ảnh hưởng của mật ñộ ñến số lượng nốt sần hữu hiệu của hai
giống lạc MD7 và TB25 63
4.14 Ảnh hưởng của mật ñộ ñến khả năng tích lũy chất khô của hai
giống lạc MD7 và TB25
66
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vii

4.15 Ảnh hưởng của mật ñộ ñến khả năng phân cành của hai giống
lạc MD7 và TB25
69

4.16 Ảnh hưởng của mật ñộ ñến mức ñộ nhiễm sâu bệnh của hai
giống lạc MD 7 và TB25
70
4.17 Ảnh hưởng của mật ñộ ñến các yếu tố cấu thành năng suất của
hai giống lạc MD7 và TB25
73
4.18 Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến năng suất các giống lạc 76
4.19 Ảnh hưởng của mật ñộ ñến thu nhập thuần của hai giống lạc
MD7 và TB25 79

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


viii

DANH MỤC HÌNH


Hình 4.1. ðộng thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc 43
Hình 4.2. Năng suất các giống lạc 53
Hình 4.3. Ảnh hưởng của mật ñộ gieo trồng ñến năng suất các giống lạc 77

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa ñầy ñủ

AVRDC Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu Châu Á
ACIAR Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế Australian
ðVT ðơn vị tính
CLAI Mạng lưới ñậu ñỗ và ngũ cốc Châu Á
CTV Cộng tác viên
ð/c ðối chứng
Gi Giống
FAO Food and Agriculture Ogranization
TK Thời kỳ
KLNS Khối lượng nốt sần
IITA Viện Quốc tế nông nghiệp nhiệt ñới
SLNS Số lượng nốt sần
KHKTNN Khoa học kỹ thuật nông nghiệp
KL Khối lượng
NS Năng suất
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
NXB Nhà xuất bản






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


1

1. MỞ ðẦU


1.1. ðặt vấn ñề
Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây trồng lấy hạt có nguồn gốc từ Nam
Mỹ, hạt lạc giầu dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Các nhà dinh dưỡng cho
rằng, lạc là một trong những thức ăn lý tưởng vì nó có tác dụng bồi bổ sức
khỏe, có ích cho tuổi thọ và phòng chống lão hóa. Với hàm lượng lipit từ 40-
60%, protein: 25-34% và các amino acid cần thiết cho cơ thể như lecinthin,
purin, alkloid Hàm lượng albumin trong lạc chiếm gần 30% giá trị dinh
dưỡng của lạc, tương ñương với sữa bò, trứng và thịt lợn lạc. Ngoài ra còn có
các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, lưu huỳnh, các vitamin A, B, K, E và
các chất như xenlulo, tinh bột cũng ñều có trong hạt lạc.
Cây lạc là cây trồng có khả năng thích ứng rộng với các ñiều kiện ñất
ñai, ở nó có một giá trị vô cùng quan trọng về mặt sinh học ñó là khả năng cố
ñịnh ñạm, do ñặc ñiểm ở bộ rễ lạc có khả năng cộng sinh với vi khuẩn nốt sần
Rhizobium vigna nên, thân lá lạc giàu ñạm là nguồn phân xanh lớn ñể bón cho
cây trồng khác có khả năng cải tạo ñất rất tốt. Theo nhiều tác giả cho biết, sau
mỗi vụ thu hoạch lạc có thể ñế lại trong ñất từ 70-100 kg N. Vì vậy, lạc là cây
trồng quan trọng trong cơ cấu luân canh.
Ở Việt Nam, so với một số cây trồng khác như lúa, ñậu tương, ñậu xanh…
cây lạc là cây trồng xuất hiện sau, nhưng là cây cho giá trị kinh tế cao. ðặc biệt
ở các tỉnh phía Bắc, lạc là cây trồng ñứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu sau
cây chè trong tổng số các cây trồng cạn. Mai Sơn là một huyện kinh tế trọng
ñiểm của tỉnh Sơn La nên sản xuất nông nghiệp ñược tỉnh quan tâm và chú
trọng ñầu tư, ñẩy mạnh sản xuất nông nghiệp tập trung vào các loại cây trồng
có giá trị kinh tế cao, trong ñó có cây lạc. Tuy nhiên, sản xuất lạc tại Mai Sơn
vẫn còn nhiều hạn chế như bộ giống lạc không phong phú, chưa có những
nghiên cứu cụ thể và có hệ thống, nhất là những nghiên cứu về mật ñộ gieo
trồng vì thế chưa phát huy hết tiềm năng và năng suất của các giống lạc.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



2

Do ñó việc xác ñịnh ñược bộ giống mới và mật ñộ gieo trồng thích hợp
cho một số giống lạc ñể góp phần mở rộng diện tích, ñồng thời nâng cao năng
suất, chất lượng lạc và giá trị sản xuất trên ñơn vị diện tích canh tác ñang là
một yêu cầu cần thiết ñối với sản xuất lạc ở huyện Mai Sơn. Vì vậy, chúng tôi
tiến hành thực hiện ñề tài:
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng của mật
ñộ gieo trồng trên một số giống lạc tại huyện Mai Sơn - Sơn La”.
1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài.
1.2.1. Mục ñích
Nghiên cứu ñề tài nhằm xác ñịnh ñược một số giống lạc cho năng suất
cao và mật ñộ thích hợp trong ñiều kiện vụ hè thu trên ñất Mai Sơn, Sơn La.
1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất một số
giống lạc trong ñiều kiện vụ hè thu trên ñất Mai Sơn, Sơn La.
- Nghiên cứu ảnh hưởng mật ñộ trồng ñến sinh trưởng, phát triển, mức
ñộ chống chịu và năng suất ñối với hai giống lạc MD7 và TB25.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài.
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài là cơ sở khoa học ñể xác ñịnh các giống
lạc cho năng suất cao và mật ñộ trồng hợp lý cho lạc vụ hè thu trên ñất Mai
Sơn, Sơn La.
- Kết quả nghiên cứu ñề tài sẽ bổ sung thêm những tài liệu khoa học về
cây lạc phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu chỉ ñạo sản xuất tại Mai
Sơn nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ góp phần bổ xung các giống lạc cho
năng suất cao có khả năng thích ứng tốt với ñiều kiện tự nhiên ở Mai Sơn –

Sơn La. Cũng như góp phần vào việc hoàn thiện quy trình thâm canh tăng
năng suất và ñẩy mạnh phát triển sản xuất lạc bền vững trên ñất ñồi Mai Sơn,
Sơn La.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Cây lạc ñã có từ rất lâu ñời và trong nhóm cây làm thực phẩm lạc có
giá trị rất quan trọng nhưng vai trò kinh tế của lạc chỉ ñược xác ñịnh trên 100
năm trở lại ñây. Lạc là cây lấy dầu quan trọng trên thế giới. Theo (Vũ Công
Hậu và CS, 1995) [26] cho biết cây lạc có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng hiện
nay ñược phân bố rộng trong phạm vi từ 40
0
vĩ Bắc ñến 40
0
vĩ Nam, trên thế
giới có hơn 100 nước trồng lạc. Lạc là cây trồng ñứng thứ 2 sau cây ñậu
tương về diện tích trồng cũng như sản lượng.
Trước ñó lạc ñược gieo trồng khá sớm nhưng vẫn ñược sản xuất mang
tính tự cung tự cấp cho từng vùng chỉ ñến thế kỷ 18 khi các ngành công
nghiệp phát triển ñã thúc ñẩy cho việc sản xuất lạc phát triển và mang tính
chất sản xuất hàng hoá. Trên thế giới hiện nay, nhu cầu sử dụng và tiêu thụ
lạc ngày càng tăng, nhu cầu dành cho sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng lớn,
triển vọng của thị trường dành cho lạc cũng rất khả quan. ðiều này ñang
khuyến khích nhiều nước ñầu tư phát triển sản xuất lạc với quy mô ngày càng

lớn, không chỉ về diện tích sản xuất mà năng suất và sản lượng lạc của thế
giới cũng ngày càng ñược cải thiện so với trước ñây.
Tình hình sản xuất lạc trên thế giới trong những năm 80 ñều tăng so với
những năm 70 của thế kỷ 20. Năng suất lạc tăng 0,15 tấn/ha, sản lượng tăng gần
3 triệu tấn, nhu cầu sử dụng lạc tăng 2,8 triệu tấn so với thập niên 70. Giữa hai
thập niên 70 và 80 diện tích lạc thế giới chỉ tăng khoảng 88,6 nghìn ha nhưng do
năng suất lạc tăng nên sản lượng tăng lên ñáng kể, ñạt 18,8 triệu tấn.
Từ những năm 1960 ñến nay diện tích sản xuất lạc hàng năm trên thế
giới tăng lên ñáng kể. Năm 1961 diện tích sản xuất lạc trên thế giới mới chỉ
có 18,22 triệu ha, ñến năm 1999 diện tích trồng lạc trên thế giới ñã là 20,94
triệu ha. Theo thống kê của FAO, từ năm 2000 ñến nay diện tích, năng suất và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


4

sản lượng lạc của thế giới có sự biến ñộng (FAOSTATS 2010) [86]. Diện tích
lạc có xu hướng giảm nhẹ, năm 2000, diện tích trồng lạc là 23,26 triệu ha, sau
ñó tăng lên và ñạt cao nhất vào năm 2005 (23,96 triệu ha). Diện tích trung
bình 6 năm gần ñây (2000 – 2005) trên thế giới là 22,415 triệu ha, tăng so với
những năm 1970 là 24,8%, so với những năm 1990 là 8,7%. Năm 2005 diện
tích trồng lạc của thế giới ñã ñạt 23,96 triệu ha, năng suất bình quân ñạt 14,47
tạ/ha và sản lượng ñạt 36,49 triệu tấn. So với năm 1994, diện tích lạc tăng
10,3%, năng suất tăng 28,8% và sản lượng tăng 42,3%. nhưng những năm sau
diện tích trồng lạc có xu hướng giảm dần ,ñến năm 2011 diện tích trồng lạc
giảm xuống còn triệu ha. Với các tiến bộ kỹ thuật năng suất lạc ngày càng
tăng nhờ ñược áp dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất. Năm 2000 năng suất
lạc ñạt 14,16 tạ/ha, tăng so với năng suất năm 1980 (11 tạ/ha) là 30,9%, năm
1990 (11,5 tạ/ha) là 25,2%. ðến năm 2010, năng suất lạc thế giới ñạt 16,50
tạ/ha. Cùng với sự gia tăng về năng suất, sản lượng lạc thế giới cũng tăng lên,

ñạt cao nhất là 41,89 triệu tấn (năm 2010). ðến năm 2011 dù diện tích tăng
ñến 21,77 triệu ha và năng suất ñược 17,73 tạ/ha tăng hơn so với 2010 nhưng
năng suất bị giảm chỉ còn 38,61 triệu tấn.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất lạc của thế giới trong những năm gần ñây

Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2000
23,26 14,93 34,72
2001
23,08 15,55 35,88
2002
22,97 14,42 33,13
2003
23,10 15,62 36,08
2004
23,95 15,22 36,46
2005
23,96 15,72 37,65
2006
22,47 16,46 36,98
2007
21,62 15,36 33,19
2008
24,05 15,98 38,44

2009
23,74 15,23 36,45
2010
21,30 16,55 41,89
2011
21,77 17,73 38,61
Nguồn: FAOSTAT, tháng 3 năm 2013.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


5

Sự phân bố diện tích sản xuất lạc ở các khu vực trên thế giới không
ñều, tập trung ở vùng nhiệt ñới và á nhiệt ñới trong khoảng 40
0
Bắc ñến 40
0
Nam (Vũ Công Hậu và CS, 1995) [26]. Các khu vực có sự biến ñộng ñáng kể
về diện tích, năng xuất, sản lượng trồng lạc. Có khu vực có diện tích trồng lạc
lớn song năng suất lại tương ñối thấp. Châu Á có diện tích trồng lạc lớn nhất
thế giới (chiếm 60% diện tích trồng và 70% sản lượng lạc trên thế giới – năm
2005). Trong khi ñó diện tích khu vực ðông Á tăng mạnh nhất từ 2,0 triệu ha
lên 3,7 triệu ha, khu vực ðông Nam Á tăng 15,5%, Tây Á tăng 14,1%. Nhờ
có sự nỗ lực của các quốc gia ñầu tư, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
nên năng suất lạc tăng nhanh, từ 14,5 tạ/ha năm 1990 lên 18,28 tạ/ha năm
2010. Năng suất lạc trong khu vực ðông Nam Á nhìn chung còn thấp, năng
suất bình quân ñạt 11,7 tạ/ha. Malayxia là nước có diện tích trồng lạc thấp
nhưng lại là nước có năng suất lạc cao nhất trong khu vực, năng suất trung
bình ñạt 23,3 tạ/ha, tiếp theo là Indonesia và Thái Lan. Khu vực Bắc Mỹ tuy
có diện tích trồng lạc không nhiều nhưng năng suất lại cao (20,0 – 28,0 tạ/ha).

Trong khi ñó Châu Phi diện tích trồng lạc khoảng 6.400.000 ha nhưng năng
suất chỉ ñạt 7,8 tạ/ha (Ngô Thế Dân và CS, 2000; Nguyễn Thị Dần và CS,
1995) [16] [18].
Theo nghiên cứu tình hình sản xuất lạc trên thế giới, một số nước như:
Trung Quốc, Ấn ðộ Mỹ, Nigieria…là những nước có sản lượng lạc hàng năm
cao nhất. Trong ñó, Ấn ðộ là nước có diện tích sản xuất lạc lớn nhất thế giới.
Nhưng do lạc ñược trồng chủ yếu ở những vùng khô hạn và bán khô hạn nên
năng suất rất thấp. Năm 1995, diện tích trồng lạc của Ấn ðộ là 7,8 triệu ha,
chiếm 37% diện tích trồng lạc trên thế giới, năng suất ñạt 9,5 tạ/ha và sản
lượng 7,3 triệu tấn (Florkowski V.J., 1994) [61]. ðến năm 2011, Ấn ðộ ñứng
thứ 2 trên thế giới về sản lượng lạc, chiếm 16,84% tổng sản lượng toàn thế
giới với diện tích năm 2011 là 4,9 triệu ha, năng suất là 13,9 tạ/ha, sản lượng
là 2,96 triệu tấn. Kinh nghiệm trồng lạc của Ấn ðộ cho thấy, nếu chỉ áp dụng
giống mới mà vẫn áp dụng kỹ thuật canh tác cũ thì năng suất chỉ tăng lên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


6

khoảng 26- 30%. Nếu áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ nhưng vẫn dùng
giống cũ thì năng suất lạc chỉ tăng 20- 43%. Nhưng khi áp dụng giống mới
kết hợp với kỹ thuật canh tác tiến bộ ñã làm tăng năng suất lạc từ 50- 63 %
trên các ruộng trình diễn của nông dân. Các nhà nghiên cứu về lĩnh vực cây
lạc của Ấn ðộ rất quan tâm ñến công tác nghiên cứu và thử nghiệm các tiến
bộ kỹ thuật trồng lạc trên ñồng ruộng của nông dân, ñể người nông dân cùng
tham gia lựa chọn những tiến bộ phù hợp cho chính họ. Các tiến bộ kỹ thuật
ñược nông dân chấp nhận và áp dụng rộng rãi phải là những kỹ thuật ít ñòi hỏi
ñầu tư chi phí, dễ hiểu, dễ áp dụng và phù hợp với ñiều kiện sản xuất của ñịa
phương. Phương pháp nghiên cứu chuyển giao này ñã thực sự ñem lại hiệu quả ở
Ấn ðộ và hiện nay ñang ñược nhiều quốc gia khác ở Châu Á áp dụng trong công

tác chuyển giao kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất.
Trung Quốc là nước ñứng thứ 2 trên thế giới sau Ấn ðộ về diện tích
trồng lạc song lại là nước dẫn ñầu về sản lượng lạc của thế giới (USDA 2000
– 2006) [80]. Nhờ có bước nhảy vọt về chọn tạo giống và kỹ thuật trồng trọt,
năng suất lạc của Trung Quốc tăng rất nhanh so với những thập kỷ trước,
trung bình ñạt 26,9 tạ/ha. Những năm gần ñây trung bình diện tích trồng lạc
hàng năm của Trung Quốc là 5,035 triệu ha, chiếm trên 20% tổng diện tích
lạc toàn thế giới. Trong thời gian hơn 10 năm (từ 1982- 1995) các nhà khoa
học Trung Quốc ñã cung cấp cho sản xuất 82 giống lạc mới với nhiều ưu
ñiểm nổi bật như năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu
bệnh, chịu hạn và chịu phèn, thích ứng rộng Một số biện pháp kỹ thuật canh
tác tiến bộ như: cày sâu, bón phân cân ñối phù hợp cho từng loại ñất, mật ñộ
trồng thích hợp, ñặc biệt là kỹ thuật che phủ nilon ñược coi là “Cuộc cách
mạng trắng trong sản xuất lạc”. Sản xuất lạc ở Trung Quốc ñạt ñược nhiều
thành tựu nổi bật so với các nước Châu Á là nhờ vào chiến lược ñẩy mạnh
nghiên cứu và chuyển giao các kỹ thuật tiến bộ trồng lạc nhằm phát huy tiềm
năng to lớn chưa ñược khai thác của cây trồng này trong sản xuất của Chính
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


7

phủ Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc có khoảng trên 60 viện, trường và
trung tâm nghiên cứu triển khai các hướng nghiên cứu trên cây lạc. Theo
thống kê của FAO, năm 2011 diện tích trồng lạc của nước này là 4,67 triệu
ha, chiếm hơn 21,44% tổng diện tích lạc toàn thế giới, năng suất ñạt 34,48
tạ/ha, bằng 2,07 lần năng suất lạc của thế giới và sản lượng ñạt 16,11 triệu tấn
chiếm 43,58 % sản lượng lạc toàn thế giới.
(Ceasar.L.Revoredo et al., 2002) [53] cho biết Mỹ là nước có sản lượng
lạc ñứng thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc và Ấn ðộ, năng suất lạc khá ổn ñịnh

và sản lượng cao. Thập kỷ 90 của thế kỷ 20, diện tích lạc hàng năm của Mỹ là
0,57 triệu ha, năng suất là 27,9 tạ/ha. Trong thời gian từ năm 2000 – năm
2004, diện tích trồng lạc trung bình là 0,578 triệu ha/năm. Năng suất trung
bình hàng năm là 31,7 tạ/ha, cao hơn những năm trước là 13,6% (USDA,
2000 – 2006) [80]. Theo thống kê của FAO (2012) cho thấy diện tích gieo
trồng của nước này năm 2011 ñạt 0,61 triệu ha, năng suất ñạt 37,01 tạ/ha và
sản lượng là 1,90 triệu tấn. Như vậy diện tích gieo trồng lạc tại ñây không lớn
song năng suất lạc lại cao nhất thế giới, do ñó sản lượng lạc của Mỹ khá cao
và ổn ñịnh.
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc một số nước trên thế giới
Diện tích(triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn)

Tên nước
2009

2010 2011

2009 2010 2011 2009 2010 2011
Trung Quốc 4,40 4,19 4,67 33,57

34,60

34,48

14,76

15,64

16,11


Ấn ðộ 5,47 5,9 4,19 9,9 12,6 13,9 5,42 8,26 6,93
Nigiêria 2,64 2,78 2,34 12,26

11,26

12,60

2,98 3,80 2,96
Mỹ 0,44 0,51 0,61 38,24

37,10

37,01

1,67 1,89 1,90
Inñônêxia 0,62 0,63 0,54 12,49

12,5 12,8 0,78 1,25 1,08
Xenegan 1,06 1,00 1,02 9,75 12,3 12,5 1,03 1,29 1,13
Sudan 0,95 1,00 0,98 9,96 8,50 8,96 0,94 0,85 0,78
Nguồn: FAOSTAT, tháng 3 năm 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


8

Ngoài ra trên thế giới còn một số nước sản xuất lạc lớn khác như:
Indonesia, Xenegan, Sudan…
Theo số liệu dự báo của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, sản lượng lạc của
một số nước trong năm 2010/11 là: Mỹ 1,92 triệu tấn; Trung Quốc 14,80 triệu

tấn; Ấn ðộ 6,40; Nigêria 1,55; Việt Nam 0,55 triệu tấn [88].
Cùng với việc gia tăng về diện tích, năng suất và sản lượng,lượng lạc
xuất khẩu trên thế giới không ngừng tăng lên, thị trường tiêu thị lạc có nhiều
thay ñổi. Những năm 70, 80 của thế kỷ trước, sản lượng lạc xuất khẩu trên thế
giới bình quân chỉ ñạt 1,11 - 1,16 triệu tấn/năm, ñến năm 1997 - 1998 tăng lên
1,39 triệu tấn và ñến năm 2001 - 2002 ñạt 1,58 triệu tấn. ðến năm 2009,
lượng lạc xuất khẩu trên thế giới ñạt 2,20 triệu tấn. Lạc ñược sử dụng với mục
ñích làm thực phẩm và chế biến dầu là chủ yếu. Ngoài ra lạc còn sử dụng cho
một số mục ñích khác như làm thức ăn chăn nuôi và làm bánh kẹo.
Các nước xuất khẩu lạc nhiều trên thế giới là: Mỹ, Argentina, Sudan,
Senegan và Brazil… chiếm 71% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới.
Trong những năm gần ñây, Mỹ là nước xuất khẩu lạc hàng ñầu. Argentina là
nước ñứng thứ 2 về xuất khẩu lạc, trung bình hàng năm xuất khẩu 36,2 nghìn
tấn, chiếm 12,3% lượng lạc xuất khẩu thế giới. Hiện nay, nước này xuất khẩu
ñến 80% lượng lạc xuất khẩu.
Mức tiêu thụ lạc của nhân dân Ấn ðộ tăng lên 60% tổng sản lượng,
gấp ñôi so với mức 30% cách ñây 3 năm trong khi chỉ có 15% sản lượng dùng
cho tiêu dùng và xuất khẩu. Ở Ấn ðộ các mặt hàng tiêu dùng nhiều là các sản
phẩm chế biến từ lạc như rang, muối và ñóng gói tăng. Lượng lạc ñã ñược
dùng làm dầu ăn tăng lên, ñể hạn chế việc nhập khẩu. Sản lượng lạc niêm vụ
2009 – 2010 ñạt 3,5 triệu tấn củ, trong ñó lạc nhân là 2 triệu tấn (Nguyễn Hà
Sơn, 2010) [87]. Trung Quốc và Ấn ðộ là những nước ñứng ñầu về sản xuất
lạc, nhưng hầu hết các sản phẩm lạc ñược tiêu thụ trong nước là chính. Lượng
lạc tiêu thụ của Trung Quốc chiếm hơn một nửa lượng lạc của thế giới, năm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


9

2009 tiêu thụ 3,8 triệu tấn. Do ñó xuất khẩu lạc của cả hai nước này chỉ chiếm

4% trên thế giới. Các nhà nhập khẩu ñậu phộng chính là liên minh Châu Âu
(EU), Canada, và Nhật Bản chiếm 78% tổng lượng lạc nhập khẩu của thế
giới. Mỗi năm EU nhập khẩu khoảng 460.000 tấn (chiếm 60% lượng nhập
khẩu của thế giới), tiếp ñến là Nhật Bản với khoảng 130.000 tấn, Canada
khoảng 120.000 tấn, Hàn Quốc khoảng 30.000 tấn [89].
Tổng xuất khẩu lạc trên thế giới năm 2010/2011 ñạt 2,35 triệu tấn, tăng
nhẹ so với 2,20 triệu tấn của năm 2009/2010. Tổng sản lượng lạc ñem ép dầu
trên thế giới ñạt 15,54 triệu tấn trong năm 2010/2011, cao hơn so với 14,36
triệu tấn của năm 2009/2010. Tổng dự trữ lạc trên thế giới cuối niêm vụ
2010/2011 ñạt 1,19 triệu tấn, giảm nhẹ so với 1,24 triệu tấn của cuối niêm vụ
2009/2010( William J.H ,1979) [81].
Hiện nay, mặc dù thị trường lạc nhân thế giới bấp bênh nhưng xuất
khẩu lạc nhân là một ngành hàng nông sản khá tiềm năng do nhu cầu của thị
trường thế giới ngày càng lớn. Chính vì vậy, việc ñẩy mạnh sản xuất, mở rộng
thị trường xuất khẩu lạc là hết sức quan trọng, việc nghiên cứu và phát triển cây
lạc trong hệ thống luân canh cây trồng là rất cần thiết nhằm từng bước thúc ñẩy
ña dạng hóa sản phẩm, sử dụng hợp lý hơn những ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội, góp phần thúc ñẩy nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc ở Việt Nam
Ở Việt Nam so với những cây trồng làm lương thực, thực phẩm khác
như lúa, ñậu tương, ñậu xanh… thì cây lạc xuất hiện sau. Nhưng cây lạc ñang
ñược trồng rộng rãi trong khắp cả nước và ñamg chiếm vị trí hàng ñầu trong
số những cây công nghiệp ngắn ngày. Trước thời kỳ ñổi mới ñất nước, nền
nông nghiệp Việt Nam còn lạc hậu, kém phát triển, còn là nước thiếu về lương
thực, hầu hết diện tích gieo trồng cây hàng năm tập trung chủ yếu trồng cây
lương thực. Do vậy, diện tích lạc chưa ñược chú trọng, năng suất, sản lượng
thấp. Từ khi thực hiện công cuộc ñổi mới ñất nước, ñặc biệt là ñổi mới về chính
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



10

sách phát triển nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng ñể nâng cao thu
nhập trên diện tích gieo trồng thì cây lạc càng ñược quan tâm phát triển. Diện
tích trồng lạc chiếm khoảng 40% diện tích cây công nghiệp ngắn ngày. Ở Việt
Nam cây lạc ñược trồng ở 59/64 tỉnh thành. Trong cơ cấu cây công nghiệp
hàng năm (ñay, cói, mía, lạc, ñậu tương, thuốc lá) thì diện tích lạc chiếm
32,93% tổng diện tích (năm 2009) và 41,81% (năm 2010) theo Lê Văn Diễn
và CS (1991), [19].
Sự biến ñộng về diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam từ năm
1975 ñến 1998 theo Ngô Thế Dân và CS., (2000) [14] chia làm các giai ñoạn:
- Từ năm 1975 - 1979: Giai ñoạn này diện tích gieo trồng có xu thế
giảm từ 97,1 ngàn ha (1976), xuống còn 91,8 ngàn ha (1979), giảm bình quân
2,0%/năm. Năng suất và sản lượng giai ñoạn này cũng giảm, năm 1976 năng
suất ñạt 10,3 tạ/ha, ñến năm 1979 chỉ còn 8,8 tạ/ha, giảm 5,0%. Nguyên nhân
chính là thực trạng phong trào hợp tác xã hoá bị sa sút, yêu cầu giải quyết ñủ
lương thực cần thiết ñặt lên hàng ñầu, sản xuất lạc lúc này chủ yếu mang tính
tự cung, tự cấp nên cây lạc không ñược ñầu tư phát triển.
- Từ năm 1980 - 1987: Thời kỳ này diện tích trồng lạc tăng nhanh, từ
91,8 ngàn ha năm 1979 lên 237,8 ngàn ha (1987). Tốc ñộ tăng trưởng hàng
năm từ 5,6% năm ñến 24,8% năm. Diện tích năm 1987 tăng gấp 2 lần so với
năm 1980 và sản lượng tăng 2,3 lần. Mặc dù diện tích gieo trồng tăng lên
nhanh chóng, nhưng năng suất không tăng, chỉ dao ñộng từ 8,8 - 9,7 tạ/ha, sản
xuất lạc lúc này còn mang tính quảng canh truyền thống.
- Từ năm 1988 - 1993: Trong ba năm ñầu diện tích trồng lạc giảm
từ 237,8 ngàn ha (1987) xuống còn 201,4 ngàn ha (1990) giảm với tốc ñộ
2,0% năm và sau ñó phục hồi trở lại. Nguyên nhân chủ yếu là do mất thị
trường tiêu thụ truyền thống, thị trường mới chưa kịp tiếp cận, giá lạc thế
giới giảm trong 2 năm 1988 - 1989.
- Từ năm 1994 - 1998: giai ñoạn này diện tích trồng lạc năm 1998 tăng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


11

8% so với 1994 và sản lượng tăng (25%). Tốc ñộ tăng trưởng chủ yếu là do sự
tăng trưởng về năng suất. Do chúng ta ñã tiếp cận ñược với thị trường quốc tế
và nhu cầu cho chế biến trong nước cũng tăng lên.
Những năm gần ñây, do việc chuyển ñổi cơ cấu cây trồng, sản xuất theo
hướng sản phẩm hàng hóa, sản xuất lạc ở Việt Nam có chiều hướng tăng cả
về diện tích, năng suất và sản lượng.
Bảng 2.3. Sản xuất lạc ở Việt Nam trong những năm gần ñây
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
2000 244,9 14,51 355,3
2001 244,6 14,84 363,1
2002 246,7 16,23 400,4
2003 243,8 16,66 406,2
2004 263,7 17,79 469,0
2005 269,6 18,1 489,3
2006 246,7 18,7 462,5
2007 254,5 20,0 510,0
2008 255,3 20,76 530,2
2009 245,0 20,85 510,9
2010 231,4 21,05 487,2

2011 223,7 20,82 465,9
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2012

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Việt Nam, trong những năm trở lại
ñây (2000 – 2011), sản xuất lạc của nước ta cũng có nhiều biến ñộng. Từ năm
2001 – 2005 có sự biến ñộng lớn nhất cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
Năm 2005 diện tích lạc ñạt 269,6 nghìn ha, năng suất ñạt 18,1 tạ/ha và sản
lượng 489,3 nghìn tấn. Việt Nam ñứng thứ 12 về diện tích và ñứng thứ 9 về sản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


12

lượng lạc trên thế giới. Những năm sau ñó, diện tích lạc có xu hướng giảm dần,
nhưng năng suất và sản lượng lạc lại có những chuyển biến tích cực. Có ñược
ñiều này là do việc ñẩy mạnh công tác nghiên cứu chọn tạo giống cũng như áp
dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Năm 2011, năng suất trung bình cả
nước ñạt 20,82 tạ/ha, sản lượng ñạt 465,9 nghìn tấn với diện tích trồng là 223,7
nghìn ha. Theo tổng cục thống kê, (2010), lạc ñược trồng ở hầu hết các vùng
sinh thái nông nghiệp Việt Nam, sản xuất lạc của Việt Nam ñược chia theo 2
miền với 8 vùng trồng lạc chính .
Miền Bắc: diện tích 156,6 nghìn ha, năng suất trung bình 19,9 tạ/ha,
gồm các vùng: ñồng bằng sông Hồng, ðông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ.
Trong ñó, vùng Bắc Trung bộ là vùng có diện tích gieo trồng lạc nhiều nhất.
Tuy nhiên, vùng ñồng bằng sông Hồng là vùng có năng suất cao nhất, ñứng
thứ 3 cả nước.
Miền Nam: diện tích 93,4 nghìn ha, năng suất trung bình 23,1 tạ/ha,
gồm các vùng: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, ðông Nam Bộ, ðồng bằng sông
Cửu Long. Vùng ðông Nam Bộ là vùng có sản lượng lạc lớn nhất nhưng
vùng ñồng bằng sông Cửu Long lại là vùng có năng suất cao nhất ñạt 33,1

tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình của cả nước 56,8%.
Bảng 2.4. Diện tích các vùng trồng lạc ở Việt Nam (1000 ha)
Năm

Vùng trồng
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
ðBSH 36,5 37,6 33,0 34,7 34,5 31,3 20,2
TD và MNPB 39,3 42,8 41,6 44,2 50,5 50,4 50,2
BTB và DHMT 111,3 116,0 107,1 111,2 107,3 108,2

102,3

Tây Nguyên 25,3 24,5 23,1 21,0 19,5 17,7 16,7
ðông Nam Bộ 38,4 34,8 29,9 29,8 29,6 29,1 20,5
ðBSCL 12,9 13,9 12,0 13,6 13,9 12,5 11,3
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2011.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


13

- Vùng ðồng bằng sông Hồng: lạc ñược trồng chủ yếu ở Hà Nội, Nam
ðịnh, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh với tổng diện tích 20.2 nghìn ha,
chiếm 12,56%, sản lượng 72,8 nghìn tấn, chiếm 13,86% sản lượng của cả
nước. Vài năm trở lại ñây, diện tích gieo trồng của vùng có xu hướng giảm
nhẹ. Năm 2007 diện tích ñạt 34,7 nghìn ha, ñến năm 2010 diện tích giảm
xuống còn 20,2 nghìn ha. Ngược lại với diện tích, năng suất lạc năm sau lại
cao hơn năm trước: năm 2010 năng suất ñạt 24,1 tạ/ha. Tuy nhiên do diện tích
giảm nên sản lượng của vùng giảm xuống còn 72,8 nghìn tấn năm 2010, giảm
5,2 nghìn tấn so với năm 2007 và 9,6 nghìn tấn so với năm 2008.

- Vùng trung du và miền núi phía Bắc: lạc ñược trồng chủ yếu ở Hà
Giang, Phú Thọ, Hoà Bình, Tuyên Quang với tổng diện tích 50,2 nghìn ha,
chiếm 20,22% và sản lượng 90,5 nghìn tấn, chiếm 16,43% sản lượng của cả
nước. ðây là vùng có diện tích cũng như sản lượng ñứng thứ 2 của cả nước.
- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: ñây là vùng trọng
ñiểm về sản xuất lạc bởi vùng có diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước.
Lạc ñược trồng tập trung ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Nam
với tổng diện tích 102,3 nghìn ha chiếm 43,42% và sản lượng 202,0 nghìn
tấn, chiếm 40,07% sản lượng cả nước, trong ñó Nghệ An có diện tích cao
nhất (23,8 nghìn ha).
Bảng 2.5. Sản lượng các vùng trồng lạc ở Việt Nam (1000 tấn)
Năm

Vùng trồng
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
ðBSH 79,9 79,7 73,7 78,0 82,4 72,8 72,8
TD và MNPB 62,3 64,0 60,1 70,2 85,3 86,3 90,5
BTB và DHMT 183,8 186,0 184,8 204,0 204,0 210,4 202,0

Tây Nguyên 17,3 33,8 33,1 32,9 30,9 30,4 29,3
ðông Nam Bộ 91,5 85,5 75,0 82,0 84,2 83,8 51,6
ðBSCL 34,2 40,4 35,8 42,9 43,4 41,4 39,5
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2011
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


14

- Vùng Tây Nguyên: lạc ñược trồng chủ yếu ở ðắk Lắk, ðắk Nông với
tổng diện tích toàn vùng là 16,7 nghìn ha, chiếm 7,10%, là vùng có sản lượng

lạc thấp nhất cả nước (29,3 nghìn tấn, ñạt 5,79%).
- Vùng ðông Nam Bộ: lạc ñược trồng chủ yếu ở Tây Ninh, Bình
Dương với tổng diện tích 20,5 nghìn ha, chiếm 11,68%, sản lượng 51,6 nghìn
tấn, chiếm 15,96%. ðây là vùng có diện tích ñứng thứ 4 và sản lượng ñứng
thứ 3 trong cả nước.
- Vùng ðồng bằng Sông Cửu Long: lạc ñược trồng chủ yếu ở Long An,
Trà Vinh với tổng diện tích 11,3 nghìn ha, chiếm 5,02%, sản lượng 39,5 nghìn
tấn, chiếm 7,88% sản lượng cả nước. ðây là vùng có diện tích trồng lạc thấp
nhất cả nước nhưng lại là vùng có năng suất cao nhất cả nước (35,6 tạ/ha năm
2010). Như vậy, trình ñộ thâm canh và sản xuất lạc của nước ta không ñều,
giữa các vùng có sự khác biệt lớn, thêm vào ñó là do ñiều kiện khí hậu thời
tiết giữa các vùng. Nhiều nơi năng suất ñạt khá cao như vùng ðồng bằng sông
Cửu Long, ðông Nam Bộ, ðồng bằng sông Hồng; bên cạnh ñó còn có những
vùng có năng suất thấp như trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.
Về mặt xuất khẩu, cây lạc ñã trở thành một trong 10 loại cây trồng
chính có giá trị xuất khẩu cao. Trong các cây trồng hàng năm, xuất khẩu lạc
ñứng thứ 2 (sau cây lúa). Ở Việt Nam, xuất khẩu lạc ñứng thứ 5 trong 25
nước trồng lạc Châu Á, Theo FAO, 5 năm gần ñây Việt Nam sản xuất 400 -
450 tấn, xuất khẩu từ 50 - 105 tấn thu về 30 - 50 triệu USD. Cùng với sự phát
triển của kinh tế và ñời sống, chúng ta không chỉ dừng lại ở sử dụng lạc làm
thực phẩm trực tiếp, xu thế phải ñẩy mạnh việc chế biến lạc nhất là chế biến
dầu lạc. Hiện nay, Việt Nam có 9 nhà máy ép và luyện dầu thực vật. Trong
ñó, có 3 nhà máy công suất ñạt trên 100.000 tấn sản phẩm/năm là: Nhà Bè,
Cái Lân, Vũng Tầu. Còn lại là các nhà máy ñạt công suất từ 10.000 – 30.000
tấn/năm.
Theo tính toán của FAO, lượng lạc tiêu thụ bình quân trên ñầu người
của Việt Nam năm 2005 là 11,1g/người/năm tăng gấp ñôi lượng tiêu thụ năm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



15

2000. ðiều này ñã chỉ ra rằng lạc, và sản phẩm chế biến từ lạc vẫn là thực
phẩm quí, càng ngày càng ñược ưa chuộng. Bên cạnh tiêu thụ trong nước, lạc
cũng là một trong mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị, mang lại nguồn
ngoại tệ ñáng kể cho ñất nước. Trong vòng 10 năm (1991- 2000), Việt Nam
ñứng thứ tư về xuất khẩu lạc, tổng sản lượng xuất khẩu là 127 nghìn tấn. Những
năm gần ñây (2001-2005), trung bình kim ngạch xuất khẩu lạc của Việt Nam ñạt
trên 50 triệu ñôla Mỹ và lạc ñược xếp vào một trong các mặt hàng xuất khẩu tiêu
biểu của cả nước. Năm 2002, nước ta xuất khẩu trên 100 nghìn tấn lạc. Tuy
nhiên, do chất lượng lạc nước ta thấp trong khi thị trường thế giới bấp bênh nên
xuất khẩu lạc nhân từ năm 2002 ñến nay giảm mạnh. Năm 2006, xuất khẩu lạc
nhân của Việt Nam ñạt khoảng 14,6 nghìn tấn với kim ngạch gần 14 triệu USD
giảm 73% về lượng và giảm 57,44% về trị giá so với năm 2005 và giảm tới 7 lần
so với lượng lạc xuất khẩu của năm 2002. Ở Việt Nam lạc ñược xuất khẩu chủ
yếu sang một số nước như Thái Lan, Malaisia, Singapo Trong ñó, năm 2006,
Thái Lan là thị trường nhập khẩu lạc nhân lớn nhất của Việt Nam với trên 11,44
nghìn tấn. Malaysia là thị trường lớn thứ 2 với trên 1,4 nghìn tấn lạc. Xuất khẩu
lạc của Việt Nam mang ñậm tính mùa vụ, tập trung vào các tháng: tháng 2, tháng
3, tháng 6 và tháng 7. Năm nay, quy luật này cũng không thay ñổi tuy nhiên
lượng lạc xuất khẩu hàng tháng giảm mạnh [90].
Mặc dầu năng suất và sản lượng lạc của nước ta có tăng nhưng so với
các nước ñứng ñầu vẫn còn ở mức thấp. Tuy nhiên, trong thời gian tới lạc vẫn
là cây trồng giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng của nước ta, do mang
lại hiệu quả kinh tế cao cũng như có nhiều lợi thế cạnh tranh ñặc biệt trên ñất
nghèo dinh dưỡng, ñất cằn, những vùng tưới tiêu gặp khó khăn. Vì vậy cần
ñẩy mạnh phát triển sản xuất lạc, nâng cao năng suất và chất lượng lạc và coi
ñây là một mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng. ðể làm ñược ñiều này,
nước ta cần phải ñầu tư nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
một cách rộng rãi vào sản xuất trên cơ sở áp dụng ñồng bộ các giải pháp kỹ

thuật, kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Cụ thể phải xác ñịnh ñược các

×