Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

đàn gà mới nở, đôi que đan....

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 22 trang )

Đàn gà mới nở
Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời
Ôi ! Chú gà con !
Ta yêu chú lắm !
Mẹ dang đôi cánh
Con biến vào trong
Mẹ ngẩng đầu trông
Bọn diều, bọn quạ.
Bây giờ thong thả
Mẹ đi lên đầu
Đàn con bé tí
Líu ríu chạy sau.
Con mẹ đẹp sao
Những hòn tơ nhỏ
Chạy như lăn tròn
Trên sân, trên cỏ.
Vườn trưa gió mát
Bướm bay dập dờn
Quanh đôi chân mẹ
Một rừng chân con.
Phạm Hổ
- Lông: “vàng mát dịu”
- Mắt: “đen sáng ngời”
- Hình dáng: “ bé tí”
- Gà con trông giống như “ những hòn tơ nhỏ”. (Hòn tơ là
cuộn tơ để dệt vải)
- Do hình dáng nhỏ nhắn, “bé tí” lại giống như cuộn tơ nên khi
chạy cứ như là đang “ lăn tròn”
- Tình cảm của gà mẹ đối với gà con “con mẹ đẹp sao” , khen


ngợi, tự hào và yêu thương con.
- Tình cảm của tác giả đối với đàn gà “Ta yêu chú lắm !” cho
thấy nhà thơ rất yêu đàn gà mới nở.
Hình ảnh đàn gà con thật đẹp và đáng yêu .
1/ Hình ảnh đàn gà con :
2/ Hình ảnh gà mẹ bảo vệ và âu yếm con

Trong lúc nguy hiểm:
“ Mẹ dang đôi cánh
Con biến vào trong
Mẹ ngẩng đầu trông
Bọn diều, bọn quạ.”
- “Diều”, “quạ”: là loài chim săn
mồi, mắt rất tinh, bay lượn vòng
trên trời tìm kiếm con mồi dưới
đất ( chủ yếu là gà)
-
Khi thấy diều, quạ rình rập, gà
mẹ che chở, bảo vệ con bằng
cách:
“ dang đôi cánh” để gà con nấp
vào trong một cách an toàn.
-
Động từ “ biến” : cho thấy đàn
gà con rất nhanh nhẹn

Trong lúc thong thả:
“Bây giờ thong thả
Mẹ đi lên đầu
Đàn con bé tí

Líu ríu chạy sau.”
+ Khi đã qua lúc nguy, mẹ lại tiếp
tục dẫn dắt đàn gà con đi kiếm ăn.
+ “ Mẹ đi lên đầu” còn đàn con thì “
líu ríu chạy sau”
+ Hình ảnh :
“ Quanh đôi chân mẹ
Một rừng chân con.”

mẹ là cây cổ thụ xoè tán, còn các
con là cây xanh đông đúc như rừng,
nép mình dưới bóng mẹ. Đây cũng là
một hình ảnh nói lên được cảnh sum
họp đầm ấm của gia đình , đồng thời, lại
nói lên được sức mạnh, sự bền vững của
cuộc sống.
3.Nghệ thuật:
- Từ ngữ trau chuốt
diễn tả được một
cách chính xác ý cần
diễn đạt “biến”, “bọn”,
“líu ríu”,“ một rừng”
- Lời thơ dí dỏm,
nhiều chi tiết hồn
nhiên, ngộ nghĩnh dễ
thu hút trẻ con.
- Câu thơ ngắn gọn,
dễ thuộc
4. Nội dung:
- Hình ảnh đẹp, đáng

yêu của đàn gà con
- Tình cảm quấn quýt
giữa gà mẹ và gà con
- Sự yêu thương, bảo
vệ , che chở của gà mẹ
đối với gà con.
5. Ý nghĩa:
Qua hình ảnh sinh động của gia đình
đàn gà, nhà thơ muốn khơi dậy ở trẻ con
tình yêu đối với loài vật.
Từ hình ảnh gà mẹ bảo vệ, yêu
thương gà con, nhà thơ liên hệ với con
người để cho trẻ thấy được tình cảm của
người mẹ đối với con.
Do đó giáo dục cho trẻ tình cảm cao
quý về tình mẹ con, hình thành cho trẻ tình
yêu thương và lòng hiếu thảo đối với mẹ.
CHÚ SẺ VÀ
BÔNG HOA BẰNG LĂNG

Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa
hoa này, bằng lăng nở hoa mà không vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải
nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để
đợi bé Thơ.
Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở.Nhưng
bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó.Bé cứ ngỡ
mùa hoa đã qua.
Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó
chấp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành
hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững.

Thế là bông hoachúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.
Lập tức, sẻ nghe tiếng reo từ trong không gian phòng tràn ngập ánh
nắng:
- Ôi đẹp quá ! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia ?
Theo Phạm Hổ
Bài văn chia làm 4 đoạn :
Đoạn 1: từ đầu đến “ để đợi bé Thơ”
Tác giả giới thiệu nhân vật trong bài và đưa ra vấn đề
của câu chuyện
Đoạn 2: từ “ Sáng hôm ấy… mùa hoa đã qua”
Sự tiếc nuối của bé Thơ khi không nhìn thấy được
bông hoa bằng lăng
Đoạn 3: từ “ Sẻ non rất yêu bằng lăng…. Lọt vào
khung cửa sổ” . Tình cảm của sẻ non đối với bé Thơ
Đoạn 4: đoạn còn lại. Niềm vui của bé Thơ khi trông
thấy bông hoa bằng lăng cuối cùng
Nghệ thuật:

Từ ngữ diễn tả chính
xác được các ý cần
diễn đạt như “ chao
qua, chao lại, chúc
xuống, mảnh mai”

Lời văn dễ hiểu, phù
hợp với trẻ con

Nhân hóa hình ảnh
“chú sẻ”
Nội dung:


Hình ảnh đáng quý
của sẻ con và bằng
lăng

Câu chuyện cho ta
thấy tình cảm đẹp đẽ
của bông hoa bằng
lăng và chú chim sẻ
dành cho bé Thơ

Sự yêu thương của
bằng lăng và sẻ con
đối với bé Thơ
Ý nghĩa:
Cây bằng lăng, sẻ non là những người bạn
của bé Thơ, quan tâm đến bé Thơ và bé
Thơ cũng yêu quý hoa, sẻ non. Tác giả
muốn liên hệ rằng: Dưới 1 mái ấm gia đình,
chúng ta không chỉ có những người thân
ruột thịt như ông bà, cha mẹ, mà còn có
những con vật nuôi và cây trồng, nếu chúng
ta biết yêu quý chúng thì chúng cũng sẽ yêu
quý chúng ta. Câu chuyện cũng đề cao tình
bạn của sẻ non, cây bằng lăng đối với bé
Thơ, biết hy sinh vì nhau và mang lại niềm
vui cho nhau.
ĐÔI
QUE
ĐAN

Mũ đỏ cho bé
Khăn đen cho bà
Áo đẹp cho mẹ
Áo ấm cho cha
Từ đôi que nhỏ
Từ tay chị nữa
Dần dần hiện ra…
Ôi đôi que đan
Sao mà chăm chỉ
Sao mà giản dị
Sao mà dẻo dai…
Từng mũi, từng mũi
Cứ đan, đan hoài
Sợi len nhỏ bé
Mà nên rộng dài.
Em cũng tập đây
Mũi lên, mũi xuống
Ngón tay, bàn tay
Dẻo dần, đỡ ngượng.
Mũ đỏ cho bé
Mũ đỏ cho bé
Khăn đen cho bà
Áo đẹp cho mẹ
Áo ấm cho cha
Từ đôi que nhỏ
Từ tay em nữa
Cũng dần hiện ra …
Que tre đan mãi
Bóng như ngọc ngà.
Phạm Hổ

Khổ 1 : tình cảm của chị dành cho những người thân trong gia đình
qua những món q mà chị tự tay mình làm.
Khổ 2 : bằng biện pháp nhân hố. Tác giả đã đưa “đơi que đan” từ
một vật vơ tri vơ giác thành một người với đầy đủ những đức tính tốt :
chăm chỉ, giản dị, dẻo dai…Qua cái nhìn của nhà thơ, đôi que đan trở
nên có hồn và sống động hơn . Hai tính từ trái nghóa “nhỏ bé, rộng
dài” thể hiện bề sâu tình cảm chứa đựng qua từng mũi đan. Cái khiếu
quan sát tinh tế mà dí dỏm theo lối nhìn cách nghó và kiểu nói của trẻ
con, đôi khi đến nghòch ngợm được tác giả thể hiện qua từ “ đan hoài”
Khổ 3 : Lại là những vật dụng thân quen đó cũng dành cho bà,
cha mẹ, nhưng chỉ khác là nếu ở khổ một là “tư tay chò nữa” thì giờ
là “ tư tay em nữa”, là do “em” làm tặng cho moi người .
Hai câu cuối : Nhà thơ so sánh que tre sáng bóng như ngọc như
khẳng đinh bản chất quý giá, tốt đẹp của những vật tầm thường như
đôi que đan
Nghệ thuật

Liệt kê: mũ đỏ, khăn, áo …

Điệp từ: sao mà…

So sánh: que tre như ngọc ngà => khẳng đinh
bản chất quý giá, tốt đẹp của những vật tầm
thường như đôi que đan

Tính từ : chăm chỉ, giản dị, dẻo dai…=> đôi que
đan trở nên có hồn và sống động hơn, mang trong
mình những đức tính cao đẹp của con người.
Ý nghĩa :
Đơi que đan là bài thơ rất hay của nhà thơ

Phạm Hổ . Bài thơ khơng chỉ nói về sự khéo léo
của hai chị em bạn nhỏ mà còn nói về tấm lòng
của hai chị em với những người thân u trong
gia đình .
Qua bài thơ, Phạm Hổ đã đưa ta bước vào thế
giới trẻ thơ qua giọng thơ đáng yêu, lời thơ hóm
hỉnh. Điều đặc biệt quan trọng, bài thơ giáo dục trẻ
em phải biết yêu thương gia đình, yêu thương ông
bà, cha mẹ, anh chò. Có thế mới xứng đáng là con
ngoan trò giỏi, khiến bố mẹ vui lòng.
CHỮ NGHĨA
TRONG
VĂN MIÊU TẢ
Trong văn miêu tả, người ta thường hay so sánh. So sánh thì
vô cùng: Cậu ta mới chừng ấy tuổi mà trông như một cụ già.
Đấy là so sánh người với người.Có khi so sánh người với
các con vật :Trông anh ta như một con gấu. Có khi so sánh
người với cây, với hoa: Cô gái vẻ mảnh mai, yểu điệu như
một cây liễu. Có trường hợp người viết lấy nhỏ để so sánh
với to: Con rệp to như một chiếc xe tăng. Có khi làm ngược
lại: Con lợn béo như một quả sim chín; Trái đất như một giọt
nước mắt giữa không trung.
So sánh thường đi kèm với nhân hoá. Người ta có thể so
sánh,nhân hoá để tả bên ngoài: Con gà trống bước đi như
một ông tuớng ; Nắm lá đầu cành xoè ra như một bàn tay. So
sánh và nhân hoá để tả tâm trạng: Dòng sông chảy lặng lờ
như đang mải nhớ về một con đò năm xưa.
Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai
cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc.Vì vậy, ngay trong quan
sát để miêu tả, người víết phải tìm ra cái mới, cái riêng. Nhìn một bầu

trời đầy sao, Huy-gô thấy nó giống như cánh đồng lúa chín, ở đó người
gặt đã bỏ quên lại một lưỡi liềm con là vành trăng non. Mai-a-cốp-xki thì
lại thấy những ngôi sao kia như những giọt nước mắt của người da đen.
Còn đối với Ga-ga-rin thì những vì sao là hạt giống mới mà loài người
vừa gieo vào vũ trụ. Ba hình ảnh cánh đồng lúa chín, những giọt nước
mắt, những hạt giống mới rất khác nhau, nhưng đều đúng và hay.Và rất
riêng, rất mới.Miêu tả cây cối, có nhà văn thấy chúng giống như những
con người đang đứng tư lự (vì trời lặng gió), có nhà văn lại thấy chúng
tựa như những con ngựa đang phi nhanh, bờm tung ngược (vì đang có
gió thổi rất mạnh), có nhà văn lại bảo chúng là cái lồng chim của thiên
nhiên, trong mỗi cái lồng có những con chim đang nhảy, đang chuyền…
Không có cái mới, cái riêng thì không có văn học. Tôi xin được nói
thêm: phải có cái mới,cái riêng bắt đầu từ sự quan sát. Rồi sau đó mới
đến cái mới , cái riêng trong tình cảm, trong tư tưởng.
Theo Phạm Hổ
Câu văn có hình ảnh
so sánh
Câu văn có hình ảnh
so sánh và nhân hoá
Câu văn có cái mới, cái
riêng
*Cậu ta mới chừng ấy
tuổi mà trông nh! một cụ
già.
* Trông anh ta nh! một
con gấu.
*Cô gái vẻ mảnh mai yểu
điệu nh! một cây liễu.
* Con rệp to kềnh nh! một
chiếc xe tăng.

* Con lợn béo nh! một
quả sim chín.
* Trái đất đi nh! một giọt
n!ớc mắt giữa không
trung.
* Con gà trống b!ớc
đi nh! một ông t!ớng.
*Nắm lá đầu cành xòe
ra nh! một bàn tay.
*Dòng sông chảy lặng
lờ nh! đang mãi nhớ
về một con đò năm
x!a.
*Nhìn một bầu trời đầy
sao,Huy-gô thấy nó giống
nh! một cánh đồng lúa chín,
ở đó ng!ời gặt đã bỏ quên
lai một cái liềm con là vành
trăng non.
*Mai-a-cốp-xki thi lại thấy
những ngôi sao kia nh!
những giọt n!ớc mắt của
ng!ời da đen.
* Ga- ga- rin thì lại thấy
những vì sao là những hạt
giống mới mà loài ng!ời vừa
gieo vào vũ trụ.
Mét sè l!u ý khi viÕt v¨n miªu t¶
Để viết được bài
văn miêu tả hay

Trong
miêu tả
người
ta
thường
hay so
sánh.
So sánh
thường
kèm theo
nhân
hóa.
Người ta
có thể so
sánh,
nhân hóa
để tả bề
ngoài và
tả tâm
trạng.
Khi quan sát miêu tả,
người ta phải tìm ra
Phải tìm ra
cái mới, cái
riêng,
Không có
cái mới cái
riêng thì sẽ
không có
văn học.

Phải có cái
mới cái
riêng bắt
đầu từ sự
quan sát,
rồi mới có
cái mới, cái
riêng trong
tình cảm, tư
tưởng.
Khi viết văn miêu
tả, các em cần ghi
nhớ
Không
viết rập
Khuôn ,
bài phải
có cái
riêng, cái
mới
Phải
biết quan
sát để
tìm ra
cái riêng,
cái mới.
Bài văn đã gửi cho ta một cách làm hay
trong văn miêu tả:
Người viết phải có óc quan sát để tìm ra
cái riêng và cái mới cho đối tượng được

miêu tả. Bên cạnh đó, ta còn phải gửi gấm
tình cảm của mình cho đối tượng. Khi đó,
bài văn miêu tả mới có hồn, mới khơi gợi
được càm xúc, những đặc điểm tiêu biểu
của đối tượng cho người đọc.

×