Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản và phòng chống bệnh viêm vú bò sữa tại khu vực ba vì Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 95 trang )

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



PHAN TRUNG HIẾU


NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ PHÒNG CHỐNG
BỆNH VIÊM VÚ BÒ SỮA TẠI KHU VỰC BA VÌ, HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : Thú y
Mã số : 60.64.01.01


Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



2

HÀ NỘI – 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công
bố trong bất kỳ công trình nào trước ñây.
Tôi xin cam ñoan các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn


PHAN TRUNG HIẾU










Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


ii
LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân,
tôi còn nhận ñược sự quan tâm giúp ñỡ nhiệt tình của các tổ chức cá nhân
trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn:
PGS.TS Nguyễn Văn Thanh, Bộ môn Ngoại sản – Khoa Thú Y – Trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nội ñã hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình thực
hiện ñề tài này.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong
khoa Thú Y, Bộ môn Ngoại Sản, Viện ñào tạo Sau ðại học, trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh ñạo, tập thể cán bộ Bộ môn Sinh lý,
Sinh sản và Tập tính vật nuôi, Viện chăn nuôi, Trung tâm Nghiên cứu bò và
ðồng cỏ Ba Vì ñã tạo ñiều kiện tốt cho tôi hoàn thành ñề tài của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới người thân và bạn bè ñã giúp ñỡ, ñộng
viên tôi trong quá trình học tập.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Học viên

Phan Trung Hiếu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iii


MỤC LỤC


Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình ix
Danh mục biểu ñồ x
1 MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục tiêu 2
1.3 Ý nghĩa khoa học 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Một số nhân tố ảnh hưởng ñến khả năng sinh sản của bò cái 3
2.1.1 Nhân tố bên trong (nhân tố di truyền) 3
2.1.2 Kỹ thuật quản lý và chăm sóc. 3
2.1.3 Thời tiết và khí hậu, mùa vụ 4
2.2 Sự ñiều hoà của hormone sinh sản với hoạt ñộng sinh dục của bò. 4
2.3 Một số bệnh thường gặp ở cơ quan sinh dục bò cái 7
2.3.1 Bệnh viêm âm môn, tiền ñình, âm ñạo 7
2.3.2 Bệnh viêm cổ tử cung 8
2.3.3 Bệnh viêm tử cung 8
2.3.4 Các bệnh ở buồng trứng 11
2.4 Prostaglandin (PGF
2
α) và ứng dụng trong sinh sản gia súc 15
2.5 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng tiết sữa ở bò cái 17

2.6 Một số thể viêm vú ở bò sữa. 23
2.6.1 Viêm vú thể thanh dịch (mastitis serosa) 23
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iv
2.6.2 Viêm vú thể cata (Mastitis Catarrhalis) 23
2.6.3 Viếm vú thể Fibrin (Mastitis fibrinosa) 24
2.6.4 Một số thể viêm vú bò sữa khác: 24
2.7 Những nguyên nhân chính gây bệnh viêm vú bò sữa và các giải
pháp khắc phục
24
2.7.1 Những nguyên nhân chính gây bệnh viêm vú bò sữa 24
2.7.2 Các giải pháp khắc phục 29
3 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.1 ðối tượng, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 32
3.1.1 ðối tượng nghiên cứu 32
3.1.2 Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 32
3.2 N ội dung nghiên cứu 32
3.2.1 ðánh giá thực trạng tình hình sinh sản và viêm vú của ñàn bò sữa
tại một số xã thuộc huyện Ba Vì Hà Nội. 32
3.2.2 Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả
năng sinh sản ñàn bò sữa tại một số xã thuộc huyện Ba Vì Hà Nội.
32
3.2.3 Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm giảm tỷ lệ
viêm vú bò sữa tại một số xã thuộc huyện Ba Vì Hà Nội.
32
3.3 Phương pháp nghiên cứu 33
3.3.1 ðiều tra về tình hình sinh sản 33
3.3.2 ðiều tra về tình hình viêm vú: 33

3.3.3 Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật phòng và trị
bệnh chậm sinh sản ở bò sữa
34
3.3.4 Sử dụng liệu pháp hormone ñiều trị chậm sinh ở bò: 34
3.3.5 Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật phòng và trị
bệnh viêm vú bò sữa
36
3.3.6 Phương pháp xử lý số liệu 39
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


v

4.1 ðánh giá thực trạng tình hình sinh sản và viêm vú của ñàn bò sữa
tại huyện Ba Vì Hà Nội
40
4.1.1 ðiều tra và ñánh giá thực trạng tình hình sinh sản của ñàn bò sữa
tại Ba Vì, Hà Nội
40
4.1.2 ðiều tra và ñánh giá thực trạng tình hình viêm vú của ñàn bò sữa
tại Ba Vì, Hà Nội.
47
4.2 Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả
năng sinh sản ñàn bò sữa tại một số xã thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội
50
4.2.1 Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật phòng bệnh sinh
sản ở bò sữa.
50
4.2.2 Nghiên cứu ứng dụng biện pháp kỹ thuật trị bệnh sinh sản ở bò sữa. 52

4.3 Kết quả ñiều trị thử nghiệm bệnh sinh sản trên bò sữa. 57
4.3.1 Kết quả sử dụng PGF
2
α trên bò chậm sinh do thể vàng tồn lưu. 57
4.3.2 Kết quả sử dụng PRID, CIDR ñiều trị bệnh sinh sản do buồng
trứng kém hoạt ñộng trên bò sữa.
58
4.3.3 Kết quả thử nghiệm ñiều trị bệnh viêm tử cung. 60
4.4 Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm giảm tỷ lệ
viêm vú bò sữa tại huyện Ba Vì Hà Nội.
61
4.4.1 Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật phòng bệnh
viêm vú bò sữa
61
4.4.2 Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật ñiều trị bệnh
viêm vú bò sữa
64
5 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 67
5.1 Kết luận 67
5.2 Kiến nghị 68
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ðẾN LUẬN VĂN
ðà ðƯỢC CÔNG BỐ
71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 79
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vi



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CIDR Controlled Internal Drug Release
CMT California Mastitis Test
Cs Cộng sự
GnRH Gonadotrophin Releasing Hormone
FSH Follicle Stimulating Hormone
LH Luteinizing Hormone
PRID Progesterone Releasing Intravagina Device
PGF
2
α Prostaglandine
TTNT Thụ tinh nhân tạo
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang
4.1 Tình hình sinh sản của ñàn bò sữa tại khu vực Ba Vì 42
4.2 Tỷ lệ bò sữa chậm sinh ở Ba Vì, Hà Nội 46
4.3 Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú lâm sàng ở bò sữa 47

4.4 Kết quả kiểm tra viêm vú ở bò sữa bằng CMT. 49
4.5 Kết quả ứng dụng phòng bệnh sinh sản trên bò sữa 51
4.6 Kết quả khám cơ quan sinh dục ở bò chậm sinh 53
4.7 Kết quả phân lập giám ñịnh vi khuẩn trong ñường sinh dục bò
mắc bệnh sinh sản
54
4.8 Kết quả thử kháng sinh ñồ ñối với vi khuẩn trong ñường sinh
dục bò mắc bệnh sinh sản 56
4.9 Kết quả sử dụng PGF
2
α ñiều trị bệnh thể vàng tồn lưu 57
4.10 Kết quả sử dụng PRID, CIDR trên bò chậm sinh 59
4.11 Kết quả ñiều trị bệnh viêm tử cung 60
4.12 Kết quả kiểm tra CMT của ñàn bò khu vực Ba Vì, Hà Nội 62
4.13 Kết quả giám ñịnh phân lập vi khuẩn trong sữa bò bị viêm vú tại
Ba Vì, Hà Nội
62
4.14 Kết quả ñiều trị thử nghiệm bò bị viêm vú giai ñoạn ñang cho sữa 64
4.15 Kết quả ñiều trị thử nghiệm bò bị viêm vú giai ñoạn cạn sữa 65



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Tên hình Trang
2.1 Cấu tạo tuyến sữa 17

2.2 Cấu trúc tuyến vú và nang tuyến 19
2.3 Nguyên nhân gây viêm vú 25
2.4 Quan hệ giữa các nguyên nhân gây bệnh viêm vú 26
2.5 Các tác nhân gây lây truyền bệnh viêm vú 26
3.1 PRID 35
3.2 CIDR 35
3.3 Thuốc thử CMT 36
3.4 Mamifort 38
3.5 Mamifort Secado 39

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


x

DANH MỤC BIỂU ðỒ


STT Tên biểu Trang

4.1 Tỷ lệ bò sữa chậm sinh ở Ba Vì 46
4.2 Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú lâm sàng ở bò sữa 48
4.3 Kết quả kiểm tra viêm vú ở bò sữa bằng CMT 50
4.4 Kết quả khám cơ quan sinh dục ở bò chậm sinh 53
4.5 Kết quả phân lập giám ñịnh vi khuẩn trong ñường sinh dục bò
mắc bệnh sinh sản 55
4.6 Kết quả kiểm tra CMT của ñàn bò khu vực Ba Vì, Hà Nội 62
4.7 Kết quả phân lập vi khuẩn trong sữa bò bị viêm vú 63
4.8 Kết quả ñiều trị thử nghiệm bò bị viêm vú giai ñoạn ñang cho sữa 65
4.9 Kết quả ñiều trị thử nghiệm bò bị viêm vú giai ñoạn cạn sữa 66

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


1

1. MỞ ðẦU

1.1 ðặt vấn ñề
Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, tổng số bò sữa cả nước tính ñến 1/10/2011 có 142.702 con (tăng
10,98% so với năm 2010), lượng sữa sản xuất ra 345.444 tấn, trong ñó Hà Nội
có 9.665 con (chiếm 6,77%). ðể ñảm bảo việc phát triển nhanh và bền vững ñàn
bò sữa trong cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng cần có nhiều biện pháp,
trong ñó việc nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh sinh sản và viêm vú cần ñược
ưu tiên, vì các bệnh trên có tầm quan trọng ñặc biệt tới năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế trong ngành chăn nuôi bò sữa. Các tiến bộ kỹ thuật về chọn lọc
di truyền, lai tạo con giống và dinh dưỡng ñã tăng ñáng kể năng suất sữa của bò
trong chu kỳ cho sữa. Tuy nhiên việc này ñã dẫn tới kết quả giảm sức sinh sản ở
bò sữa, tỷ lệ thụ thai và các yếu tố sinh sản khác ở bò sữa lại sụt giảm.
Trên thế giới, ở các nước chăn nuôi công nghiệp, quy mô ñàn lớn và
nuôi chăn thả sự phát hiện ñộng dục và phối giống không ñúng thời ñiểm là
vấn ñề lớn nhất làm giảm sức sinh sản ở bò sữa. Trong khi ñó, tại các nước
chăn nuôi chưa phát triển, quy mô ñàn nhỏ và nuôi nhốt như một số nước tại
châu á - trong ñó có Việt Nam, vấn ñề bệnh sinh sản bò sữa thường gặp lại là
viêm ñường sinh sản và phối giống nhiều lần không có chửa. Ngoài ra viêm
vú cũng là một bệnh rất phổ biến ở bò sữa. Theo các chuyên gia ước tính, ñối
với những ñàn bò chưa có chương trình kiểm soát bệnh viêm vú hữu hiệu ñã
có khoảng 40% ñàn bò mắc bệnh viêm vú trên 2 thùy vú và khoảng 50% ñàn
bò ở Bắc Mỹ bị viêm vú ở các dạng khác nhau (McGill University reporter,
2001). Ngay cả bò tơ, khả năng mắc bệnh viêm vú cũng rất lớn nếu bò ñược

nuôi trong ñàn có tỷ lệ nhiễm bệnh viêm vú cao.
Ở Việt Nam các nghiên cứu về bệnh sinh sản trên bò sữa nhằm nâng
cao khả năng sinh sản ñã ñược nhiều tác giả ñề cập như: Nguyễn Tấn Anh và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


2

Cs (1984); Tăng Xuân Lưu, Cù Xuân Dần, Hoàng Kim Giao (2001). Các
nghiên cứu trước ñây chưa xác ñịnh ñược các nguyên nhân chính gây ra tình
trạng chậm sinh sản ở bò sữa và chưa thử nghiệm rộng các các biện pháp
phòng bệnh sinh sản ở bò sữa. Về bệnh viêm vú, ñã có một số công trình
nghiên cứu nhằm chẩn ñoán nhanh bệnh viêm vú bò sữa (Phan Nguyễn Sơn,
2006), chuyên ñề bệnh viêm vú bò sữa (Trương Quang, 1995)…Các tác giả
mới nghiên cứu xác ñịnh ñược loại vi khuẩn chủ yếu gây bệnh viêm vú cận
lâm sàng và thử nghiệm một vài loại thuốc kháng sinh ñể ñiều trị, chưa ñề
xuất các giải pháp tổng hợp phòng và trị bệnh viêm vú bò sữa.
Tại Hà Nội những năm trước ñây ñã có một số công trình nghiên cứu
nhằm ñánh giá hiện trạng khả năng sinh sản, tình trạng bệnh sinh sản và
viêm vú trên bò sữa. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu ñể xác ñịnh các nguyên
nhân chủ yếu gây ra tình trạng sinh sản kém và viêm vú của ñàn bò sữa. Do
ñó, việc ñề ra các biện pháp phòng, trị bệnh sinh sản và viêm vú trên bò
sữa không ñạt hiệu quả cao. ðể góp phần giải quyết vấn ñề trên chúng tôi
tiến hành ñề tài: “Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm
nâng cao khả năng sinh sản và phòng chống bệnh viêm vú bò sữa tại
khu vực Ba Vì, Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu
- ðánh giá thực trạng bệnh sinh sản và bệnh viêm vú ở các hộ chăn
nuôi bò sữa tại huyện Ba Vì, Hà Nội.
- Ứng dụng một số giải pháp phòng, trị bệnh sinh sản và viêm vú nhằm

nâng cao khả năng sinh sản, hạn chế bệnh viêm vú ở bò sữa.
1.3 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của ñề tài nhằm bổ sung một số cơ sở lý luận về
bệnh sinh sản và bệnh viêm vú bò sữa tại Việt Nam.
Bước ñầu ñưa ra các thử nghiệm phòng và ñiều trị bệnh sinh sản, bệnh
viêm vú ở bò sữa.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Một số nhân tố ảnh hưởng ñến khả năng sinh sản của bò cái
2.1.1 Nhân tố bên trong (nhân tố di truyền)
Hệ số di truyền (h
2
) là tỷ lệ của phần do gen qui ñịnh trong việc hình
thành giá trị kiểu hình hoặc hồi qui giữa giá trị di truyền lên giá trị kiểu hình
của con vật. Các tính trạng bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng trội và át chế gen là chủ
yếu. ðó là các tính trạng có liên quan ñến khả năng sinh sản như: tỷ lệ thụ
tinh, Phương sai di truyền trội và phương sai di truyền át chế gen là chủ yếu,
ñồng thời phương sai môi trường cũng ñóng vai trò quan trọng nên hệ số di
truyền của các tính trạng này thường là thấp (Nguyễn Minh Hoàn, 2005).
Hầu hết những biến ñổi quan trọng quan sát thấy về khả năng sinh sản
ñều do ảnh hưởng của ñiều kiện ngoại cảnh, nhiều công trình nghiên cứu về
gen ảnh hưởng ñến sinh sản chưa ñược ñề cập nhiều, mặc dù gen ảnh hưởng
ñến sinh sản bẳng 3 con ñường.
- Do rối loạn nội tiết di truyền làm ảnh hưởng ñến các Hormone hướng
sinh dục từ ñó làm ảnh hưởng ñến sinh sản.

- Những gen gây chết, làm trứng không thụ tinh rồi chết.
- Các gen hoạt ñộng chi phối ñến sinh sản có, nhưng chênh lệch khác
nhau (do tác ñộng của môi trường). Sự chênh lệch cộng gộp ñó có thể làm
giảm khả năng sinh sản hoặc gây chết (Hoàng Kim Giao và cs, 1997).
2.1.2 Kỹ thuật quản lý và chăm sóc.
Kỹ thuật quản lý và chăm sóc là khâu rất quan trọng trong sinh sản ñặc
biệt là trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng chúng. Settergreen (1986) ñã tiến
hành thí nghiệm ở bò HF với mức ñộ dinh dưỡng là 140% và 60% so với tiêu
chuẩn ñã thu ñược kết quả ñộng dục lần ñầu tương ứng là 8,5 và 16,6 tháng.
Ở bò trưởng thành nếu nuôi với mức dinh dưỡng thấp thì chức năng sinh sản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


4

bị kìm hãm, còn nếu nuôi với mức dinh dưỡng cao thì có thể dẫn ñến sự tích tụ
mỡ trong cơ thể, khi ñó mỡ sẽ bao bọc buồng trứng và cố ñịnh hormone sẽ dẫn
ñến sinh sản thấp. Như vậy phải xác ñịnh mức dinh dưỡng phù hợp và ñiều chỉnh
sao cho khẩu phần ñược cân ñối về protein, axit amin, khoáng, ñường, vitamin
cho gia súc từng giai ñoạn cụ thể. Trong khẩu phần nếu thiếu khoáng ña lượng
hay vi lượng cũng gây hiện tượng rối loạn sinh sản.
Việc tổ chức phối giống có ảnh hưởng lớn ñến tỷ lệ thụ thai và ñẻ của
gia súc cái. Nhiều nhà nghiên cứu ñã chứng minh ñược rằng: sau khi giao
phối hoặc thụ tinh nhân tạo 3-4 giờ tinh trùng trong ñường sinh dục của bò cái
ñã di chuyển ñến ống dẫn trứng và khả năng thụ tinh trong vòng 20-30 giờ
(Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Quốc ðạt, 1997). Các tác giả khác như: Busse T
(1995), Kenneth. Mc Enter (1986) cho rằng thời gian di chuyển của trứng từ
khi rụng ñến vị trí thụ tinh trong khoảng vài giờ. Thời ñiểm rụng trứng của bò
sữa nằm trong khoảng 10-15 giờ sau khi kết thúc ñộng dục. Do vậy cần chọn
thời gian phối giống phù hợp ñể ñạt tỷ lệ thụ thai cao nhất.

2.1.3 Thời tiết và khí hậu, mùa vụ
Nhiệt ñộ không khí, thời gian chiếu sáng, ñộ ẩm không khí là những
yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng ñến chức năng sinh sản của ñộng vật. Thí
nghiệm thời gian chiếu sáng trong ngày bằng phương pháp nhân tạo có tác
dụng kích thích rõ rệt chức năng sinh sản và làm thay ñổi mùa sinh dục ở thú
cho lông và gia cầm ñẻ trứng. Sinh sản theo mùa biểu hiện rõ rệt ở ñộng vật
hoang dã và một số loài gia súc như cừu, trâu, ngựa. ðó là quãng thời gian
trong năm ñưa lại nhiều ñiều kiện thuận lợi cho ñời sống sinh sản. ðối với bò
nếu ñược chăn nuôi phù hợp, bảo ñảm thức ăn ñủ số lượng và chất lượng thì
chu kỳ ñộng dục xuất hiện bất cứ lúc nào trong năm.
2.2 Sự ñiều hoà của hormone sinh sản với hoạt ñộng sinh dục của bò.
Sự ñiều hoà hoạt ñộng sinh dục của bò cái bằng sự phối hợp thần kinh,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


5

nội tiết trong trục dưới ñồi, tuyến yên, buồng trứng. Thông tin nội tiết ñược
bắt ñầu từ việc tiết GnRH (Gonadotrophin Releasing Hormone), từ vùng dưới
ñồi (Hypothalamus), GnRH tác ñộng làm chuyển ñổi thông tin thần kinh
trong não thành tín hiệu nội tiết ñể kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết ra hai
loại hormone là FSH (Follicle Stimulating Hormone) và LH (Luteinizing
Hormone). FSH và LH ñược tiết vào hệ tuần hoàn chung và ñược ñưa ñến
buồng trứng, kích thích buồng trứng tiết ra estrogen, progesteron và inhibin.
Các hormone buồng trứng này cũng có ảnh hưởng ñến việc tiết GnRH, LH và
FSH thông qua cơ chế tác ñộng ngược. Progesteron chủ yếu tác ñộng lên
vùng dưới ñồi ñể ức chế tiết GnRH, trong khi ñó estrogen tác ñộng lên thuỳ
trước tuyến yên ñể ñiều tiết FSH và LH. Inhibin chỉ kiểm soát việc tiết FSH
Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004).
Những biến ñổi trong chu kỳ ñộng dục như sau: sự phát triển của noãn

bao, rụng trứng, sự hình thành và thoái hoá của thể vàng dẫn ñến hiện tượng
ñộng dục. Tất cả ñều ñược ñiều hòa bởi trục dưới ñồi, tuyến yên, buồng trứng
thông qua các hormone. Trong thời kỳ tiền ñộng dục, dưới tác ñộng của FSH
do tuyến yên tiết ra, một số noãn bao của buồng trứng phát triển nhanh chóng
và estradiol ñược tiết ra nhiều lần. Estradiol kích thích huyết mạch và tăng
trưởng của tế bào ñường sinh dục cái ñể chuẩn bị cho quá trình giao phối và
thụ tinh. FSH và LH ñều thúc ñẩy sự phát triển của noãn bao ñến giai ñoạn
cuối. Khi hàm lượng estradiol trong máu cao sẽ kích thích gây ra hiện tượng
ñộng dục, sau ñó trứng sẽ rụng theo ñợt sóng tăng tiết LH từ tuyến yên ñồng
thời kích thích vùng dưới ñồi tăng tiết GnRH. Sóng LH cần cho sự dụng trứng
và hình thành thể vàng vì nó kích thích trứng chín, làm tăng hoạt lực của các
enzym phân giải protein ñể phá vỡ các mô liên kết trong vách noãn bao, kích
thích noãn bao tổng hợp prostaglandin là chất có vai trò quan trọng trong việc
làm vỡ noãn bao và hình thành thể vàng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


6

Sau khi trứng rụng và thể vàng ñược hình thành trên cơ sở các tế bào
ñó ñược tổ chức lại và bắt ñầu phân tiết progesteron. Hormone này ức chế sự
phân tiết gonadotropin (FSH và LH) của tuyến yên thông qua hiệu ứng ức chế
ngược, việc này sẽ ngăn cản ñộng dục và rụng trứng trong suốt thời gian thể
vàng vẫn tồn tại. Trong pha thể vàng các hormone FSH và LH vẫn ñược tiết ở
mức ñộ cơ sở dưới sự kích thích của GnRH và ức chế ngược của các hormone
steroid, inhibin từ các noãn bao ñang phát triển. FSH kích thích sự phát triển
của các noãn bao buồng trứng và kích thích chúng tiết Inhibin. Mức LH cùng
với FSH cần cho sự phân tiết estradiol từ các noãn bao lớn và progesteron từ
thể vàng trong thời kỳ “yên tĩnh” của chu kỳ. Tuy nhiên trong mỗi một chu kỳ
ñộng dục không phải chỉ có một noãn bao phát triển mà còn có nhiều noãn

bao phát triển theo từng ñợt sóng với khoảng cách ñều nhau. Ở bò thường có
từ 2-3 ñợt sóng trong một chu kỳ, ứng với mỗi ñợt sóng như vậy ñược ñặc
trưng bởi một số noãn bao có nang nhỏ cùng bắt ñầu phát triển, sau ñó một
noãn bao ñược chọn thành noãn bao trội, noãn bao này sẽ ức chế sự phát triển
tiếp theo của các noãn bao cùng phát triển còn lại trong số ñó. Quá trình ức
chế của noãn bao trội này thông qua inhibin do nó tiết ra làm ức chế tiết FSH
của tuyến yên, khi nào có sự tồn tại của thể vàng (hàm lượng progesteron
trong máu cao) thì noãn bao trội không cho trứng rụng ñược mà thoái hoá và
một ñợt sóng phát triển noãn bao mới lại bắt ñầu hình thành. Trường hợp
trứng rụng của chu kỳ trước mà không ñược thụ thai thì ñến ngày 17-18 của
chu kỳ sinh dục nội mạc tử cung sẽ tiết ra prostaglandin (PGF
2
α), hormone
này có tác dụng làm tiêu thể vàng. Noãn bao trội có mặt ở thời ñiểm này sẽ có
khả năng cho trứng rụng nhờ hàm lượng progesteron trong máu thấp. Việc
giảm hàm lượng progesteron sau khi làm tiêu thể vàng sẽ làm tăng mức ñộ và
tần số tiết GnRH, do ñó tăng tiết LH của tuyến yên. Kết quả noãn bao trội
tăng tiết estradiol và giai ñoạn tiền ñộng dục của một chu kỳ mới hình thành.
Nếu trứng rụng trước ñó và ñược thụ tinh, thể vàng không tiêu biến ñồng thời
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


7

cũng không có trứng rụng tiếp. Trong trường hợp này thể vàng sẽ tồn tại trong
suốt thời gian có chửa nhằm duy trì hàm lượng progesteron cần thiết trong
máu ñảm bảo quá trình mang thai. Thể vàng sẽ bị thoái hoá trước khi ñẻ và
sau khi ñẻ hoạt ñộng chu kỳ của bò cái mới dần ñược hồi phục.
2.3 Một số bệnh thường gặp ở cơ quan sinh dục bò cái
2.3.1 Bệnh viêm âm môn, tiền ñình, âm ñạo

Theo tác giả Settrgreen (1986): một gia súc cái ñược ñánh giá là có khả
năng sinh sản tốt trước hết phải kể ñến sự nguyên vẹn và bình thường của cơ
quan sinh dục. Bất kỳ một bộ phận nào của cơ quan sinh dục cái bị bệnh ñều
ảnh hưởng ñến khả năng sinh sản của gia súc Anberth Youssef (1997).
Âm môn tiền ñình là nơi thông ra ngoài của ñường sinh dục cái. Âm
ñạo là cơ quan giao cấu của gia súc cái, là nơi kích thích cho bò ñực phóng
tinh ñồng thời nó là con ñường ñưa thai ra ngoài khi ñẻ và là ñường thải các
chất dịch trong tử cung ñi ra ngoài. Do các bộ phận này tiếp súc nhiều với
môi trường bên ngoài nên dễ bị viêm nhiễm. Các nguyên nhân chính gây
bệnh do :
- Khi có hiện tượng bò ñẻ khó thì phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ
nhưng lại không làm ñúng kỹ thuật, không vô trùng dẫn ñến làm tổn thương
và nhiễm trùng âm môn, tiền ñình, âm ñạo.
- Trong quá trình sử dụng thuốc ñiều trị bệnh ở tử cung, âm ñạo không
ñúng thuốc hoặc làm kích thích quá mạnh dẫn ñến viêm nhiễm niêm mạc âm
môn, âm ñạo, tiền ñình.
- Một số bộ phận khác những bộ phận này có thể bị viêm do bị xảy
thai, thai chết lưu và thối rữa trong tử cung, sát nhau, âm ñạo lộn ra ngoài.
- Thời gian ñầu các bộ phận bị sung huyết nhẹ do bị viêm, khi kiểm tra
âm ñạo bằng dụng cụ chuyên dụng con vật mất phản xạ ñau (không có triệu
chứng toàn thân), con vật ñi ñái rắt, có nhiều dịch chảy ra từ âm hộ. Thể nhẹ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


8

thì niêm dịch trong, không mùi. Khi bị bệnh nặng thì niêm dịch chảy ra nhiều,
có mùi tanh, dịch có những tổ chức hoại tử màu trắng ñục. Niêm mạc âm ñạo
sung huyết ñỏ từng ñám, không có hình thái cố ñịnh, có những trường hợp
niêm mạc sưng dầy.

Ngoài ra còn trường hợp viêm màng giả, trên niêm mạc ñược phủ một lớp
màng mỏng tổ chức hoại tử màu trắng hoặc màu vàng xám, phía dưới có những
vết loét nằm phân tán hoặc tập trung thành một mảng lớn trên niêm mạc. Viêm
màng giả có thể dẫn ñến nhiễm trùng huyết. Sau quá trình viêm màng giả do tế
bào của âm ñạo tăng sinh, niêm mạc âm ñạo bị sẹo hoá, lòng âm ñạo bị hẹp lại
việc này ảnh hưởng không tốt cho quá trình sinh sản tiếp theo.
2.3.2 Bệnh viêm cổ tử cung
Cổ tử cung ñược cấu tạo bởi nhiều lớp cơ rắn chắc, niêm mạc có nhiều
nếp gấp, cổ tử cung là hàng rào bảo vệ của cổ tử cung. Cổ tử cung luôn ở
trạng thái ñóng nó chỉ hé mở khi ñộng dục, hoặc bị viêm và chỉ mở hoàn toàn
khi ñẻ (Kenneth. Mc Enter, 1986).
Những nguyên nhân dẫn ñến bệnh viêm tử cung thường do sai sót trong
quá trình thụ tinh nhân tạo, do thao tác ñỡ ñẻ nhất là những trường hợp ñẻ khó
phải can thiệp bằng tay hay các dụng cụ không phù hợp làm niêm mạc tử
cung bị xây sát dẫn ñến viêm, viêm cổ tử cung có thể do kế phát từ viêm âm
ñạo (Shafik Ebrrahim Taufik, 1986).
Dùng các biện pháp kỹ thuật ñể soi qua âm ñạo thấy cổ tử cung mở với
ñường kính từ 1-2 cm, niêm mạc sung huyết hoặc phù rõ ràng, trường hợp
nặng có vết loét và dính mủ. Có trường hợp cổ tử cung sưng to và cứng là do
tổ chức tăng sinh (ðặng ðình Tín, 1985). Hậu quả của viêm cổ tử cung là khi
gia súc ñộng dục thì niêm dịch không thoát ra ngoài ñược việc này có thể dẫn
ñến viêm tử cung.
2.3.3 Bệnh viêm tử cung
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


9

Tử cung là bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục, nơi thai làm tổ và
ñược ñảm bảo mọi ñiều kiện phát triển, mọi quá trình bệnh lý ở cổ tử cung

ñều ảnh hưởng trực tiếp ñến khả năng sinh sản.
Trên thế giới ñã có nhiều tác giả tập trung nghiên cứu về bộ phận này,
Roberts S. J (1980) ñã khảo sát về các dạng bất thường của tử cung bò,
Dawson F. L. M (1983) ñã nghiên cứu về hệ vi khuẩn trong tử cung bò.
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) khi tổng hợp những thành tựu khoa
học và kết hợp với các công trình nghiên cứu của mình ñã chia bệnh viêm tử
cung ra làm 3 thể.
- Viêm nội mạc tử cung.
- Viêm cơ tử cung.
- Viêm tương mạc tử cung.
2.3.3.1 Bệnh viêm nội mạc tử cung
Theo Black W. G (1983), Debois C. H. W (1989): viêm nội mạc tử
cung là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm khả năng sinh
sản của gia súc cái do ảnh hưởng ñến sự phân tiết của PGF
2
α

làm tiêu biến thể
vàng ñồng thời ảnh hưởng trực tiếp ñến việc làm tổ của thai.
Khi bị bệnh, con vật có thân nhiệt hơi cao, ăn uống giảm, lượng sữa
giảm, ñau nhẹ có hiện tượng cong lưng rặn ra hỗn dịch như mủ, dịch viêm,
các mảnh hoại tử ra khỏi cơ quan sinh dục. Trường hợp dịch chảy ra nhiều thì
xung quanh âm môn, gốc ñuôi, hai bên mông dính nhiều dịch bẩn khô lại
thành những ñám vẩy màu trắng xám. Khi kiểm tra âm ñạo thì tử cung hơi
mở, dịch viêm và niêm dịch chảy ra nhiều. Kiểm tra qua trực tràng có thể phát
hiện tử cung sưng to, hai sừng tử cung không cân xứng nhau, thành tử cung
sưng dầy và mềm hơn bình thường, kích thích nhẹ sừng tử cung co lại yếu, có
hiện tượng chuyển ñộng sóng trong trường hợp có nhiều dịch viêm, mủ tích
lại trong tử cung.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



10
2.3.3.2 Bệnh viêm cơ tử cung
Viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung, niêm mạc bị
thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập. Quá trình viêm phát triển sâu làm
các tế bào tổ chức bị phân giải, hệ thống mạch quản và lâm ba bị tổn thương,
các lớp cơ và một ít lớp tương mạc bị hoại tử Settergreen (1986). Khi bị viêm
cơ tử cung con vật thường sốt cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống kém, giảm hoặc
ngừng nhai lại, sản lượng sữa giảm hay mất hẳn. Bị kế phát các bệnh như,
chướng bụng, ñầy hơi, viêm vú, có khi viêm phúc mạc. Gia súc ñau ñớn và
rặn liên tục ra những hỗn dịch mùi tanh, hôi thối màu ñỏ nâu bao gồm, mủ,
những mảnh tổ chức thối rữa từ ñường sinh dục. Kiểm tra qua âm ñạo thấy cổ
tử cung mở, hỗn dịch chảy nhiều, con vật ñau ñớn. Kiểm tra qua trực tràng
thấy cổ tử cung to hơn, hai sừng tử cung to nhỏ không ñều, thành tử cung dày
và cứng. Kích thích nhẹ con vật rất ñau và rặn nhẹ, nhiều hỗn dịch bẩn từ tử
cung thải ra ngoài. Viêm cơ tử cung rất dễ gây nhiễm trùng huyết hoặc huyết
nhiễm mủ do lớp cơ và lớp tương mạc hoại tử, tử cung bị hoại tử thậm chí
thủng từng ñám.
2.3.3.3 Bệnh viêm tương mạc tử cung.
Theo Samad và cộng sự (1987), ðặng ðình Tín (1985) viêm tương
mạc tử cung thường kế phát từ viêm cơ tử cung. Thể viêm này thường tiến
triển cấp tính với các triệu chứng cục bộ và toàn thân rất ñiển hình.
Khi bị bệnh thân nhiệt con vật cao, mạch nhanh, ủ rũ kém ăn, ñại tiểu
tiện khó khăn, giảm ăn và nhai lại kém ñôi khi ngừng nhai lại, lượng sữa còn
rất ít hay mất hẳn thường kế phát viêm vú. Con vật luôn ñau ñớn, cong lưng,
cong ñuôi, rặn liên tục, hỗn dịch màu nâu ñược ñẩy ra khỏi ñường sinh dục
mùi thối khắm. Kiểm tra qua trực tràng thấy thành tử cung dầy, cứng, hai
sừng tử cung không cân ñối, kích thích có biểu hiện ñau ñớn rõ rệt, rặn mạnh
hơn. Trường hợp một số vùng của tương mạc dính với các bộ phận xung

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


11
quanh có thể phát hiện ñược vì hình dáng của tử cung thay ñổi, có trường hợp
không tìm thấy một hoặc cả hai buồng trứng. Lúc ñầu lớp tương mạc của tử
cung có màu hồng, sau chuyển thành màu ñỏ sẫm và trở nên sần sùi, mất tính
trơn bóng. Các tế bào bị hoại tử, bong ra, dịch thẩm xuất tăng tiết. Trường
hợp viêm nặng lớp tương mạc dính với các tổ chức xung quanh, dẫn ñến viêm
mô tử cung, viêm phúc mạc. Viêm tương mạc thường dẫn ñến kế phát viêm
phúc mạc, bại huyết nhiễm mủ.
2.3.4 Các bệnh ở buồng trứng
Theo Bierschwal và cộng sự (1980), buồng trứng là một tuyến ngoại
tiết với chức năng sản sinh ra một lượng lớn các noãn bào, buồng trứng của
bò có tới 70.000 noãn bào nguyên thuỷ và khoảng 0,01% số noãn bào trên
ñược sử dụng.
Ngoài ra buồng trứng còn có chức năng như một tuyến nội tiết, tiết ra
hàng loạt các hormone ñiều khiển hoạt ñộng sinh sản của cơ thể. Là một bộ
phận quan trọng nhất của bộ máy sinh sản, buồng trứng hoạt ñộng dưới sự
ñiều khiển của hệ thống thần kinh và thể dịch.…Bất kỳ một sự thay ñổi gì
trong buồng trứng ñều làm hoạt ñộng sinh sản của gia súc bị rối loạn (Athur
G. H, 1964).
2.3.4.1 Bệnh viêm buồng trứng
Viêm buồng trứng ở ñại gia súc do viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng,
viêm phúc mạc lan sang. Nếu viêm cả hai buồng trứng ở thể cấp tính thì gia
súc mất hẳn chu kỳ sinh dục. Khi bị viêm, buồng trứng sưng to lên thành hình
tròn, mềm và mặt ngoài nhẵn bóng, không có noãn bào và thể vàng, ở bò và
ngựa buồng trứng bị viêm có thể phát triển lên gấp 3-4 lần bình thường
(Anbeth Youssef, 1997).
Khi buồng trứng bị viêm mãn tính kiểm tra qua trực tràng ta thấy buồng

trứng bị sưng to rõ rệt, rắn và mặt ngoài có nhiều chỗ lồi lõm khác nhau. Nếu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


12
trường hợp buồng trứng bị viêm kéo dài thì tế bào tổ chức bị thoái hoá, các tổ
chức liên kết tăng sinh, cả hai buồng trứng bị xơ cứng, con vật sẽ mất khả
năng sinh sản.
2.3.4.2 Bệnh thiểu năng buồng trứng
Theo Arthur G.H. (1964), Nguyễn Hữu Ninh, Bạch ðăng Phong
(1994), Settergeen (1986), Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Quốc ðạt (1997) cũng
khẳng ñịnh bệnh thiểu năng và teo buồng trứng xảy ra phổ biến, là nguyên
nhân cơ bản xây ra tình trạng rối loạn sinh sản nhất là với ñại gia súc.
Nguyên nhân chủ yếu các tác giả cho thấy: do nuôi dưỡng chăm sóc
kém, bị khai thác và làm việc quá sức, thiểu năng và teo buồng trứng còn do
kế phát của viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng. Ngoài ra do thiếu hormone,
trong ñó tuyến giáp giữ vai trò khá quan trọng. Một số nghiên cứu cho thấy
khi tuyến giáp bị xơ cứng do mô liên kết tăng sinh thay thế các mô tuyến do
vậy hàm lượng các hormone tuyến giáp, I
2
(Iode) không liên kết, T3
(Triiodthyronin) trong huyết thanh của những con bò này rất thấp so với mức
bình thường. Các kết quả xét nghiệm của Salem và cs (1979), Schmidt. K và
cs (1963) ñã chỉ ra sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng như sắt và I
2
trong
việc gây thiểu năng và teo buồng trứng.
Theo Serttgreen (1986) vai trò của TSH (Thyromin Stimulin Hormone)
rất quan trọng, khi hàm lượng hormone này trong máu thấp thì buồng trứng
của gia súc không hoạt ñộng. Triệu chứng ñặc trưng của bệnh thiểu năng và

teo buồng trứng là chu kỳ sinh dục của gia súc bị rối loạn. ðộng dục không
rõ, chu kỳ sinh dục kéo dài, ñộng dục nhưng không phóng noãn. Khi kiểm tra
trực tràng thì vị trí, hình dáng và tính ñàn hồi của buồng trứng không thay ñổi,
nhưng có noãn bào và thể vàng phát triển, có trường hợp trên một buồng
trứng có vết tích của thể vàng. Nếu thể vàng bị teo ñi thì thể tích buồng trứng
nhỏ lại.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


13
2.3.4.3 Bệnh xơ cứng buồng trứng
Theo tác giả Settegreen. I (1986): ở gia súc cái thường xảy ra tình trạng tế
bào buồng trứng thoái hoá, tổ trức liên kết tăng sinh, buồng trứng teo, biến dạng
và cứng gọi là bệnh xơ cứng buồng trứng. Khi bị bệnh này tử cung sẽ bị teo nhỏ
lại, gia súc cái mất hoàn toàn khả năng sinh sản. Nguyên nhân của xơ cứng
buồng trứng do: kế phát từ hiện tượng viêm buồng trứng, do hậu quả của quá
trình chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, khai thác và sử dụng gia súc cái không hợp
lý. Bệnh có thể xuất hiện trạng thái trai cứng một phần hoặc toàn phần của
buồng trứng. ðặc ñiểm chủ yếu của bệnh là buồng trứng teo nhỏ lại, mặt ngoài
buồng trứng lồi lõm không ñều. Kiểm tra qua trực tràng, khi kích thích xoa bóp
nhẹ nhàng buồng trứng ta có cảm giác cứng, rắn và gia súc không có biểu hiện
ñau ñớn. ðây là một bệnh thường gặp ở gia súc sinh sản, hậu quả của bệnh này
thường là con vật bị thải loại nên thiệt hại về kinh tế là rất lớn.
2.3.4.4 Bệnh u nang buồng trứng
Theo ðặng ðình Tín (1985), bệnh u nang buồng trứng do: trong quá
trình hình thành phát triển của noãn bào, các tế bào thượng bì của noãn bào
dần bị thoái hoá và biến ñổi, các tổ chức liên kết của noãn bào tăng sinh,
màng noãn dầy lên, noãn bào không vỡ ra ñược, tế bào trứng bị chết, dịch
noãn bào chứa ñầy trong bao noãn.
Siegmund. O.H; C.M. Fraser (1973) thì u nang buồng trứng là dạng

thoái hoá buồng trứng thường thấy với dấu hiệu cuồng ñộng dục hoặc không
ñộng dục. Những dạng u bì là những nang thường có mặt ngoài nhẵn, nang
của mô liên kết có bề dày 1-2cm, chúng có dạng hình cầu.
Trên những ñàn bò sữa năng suất cao có khoảng 15,00% bò có u nang
buồng trứng. Bệnh thường gặp trước thời kỳ rụng trứng, sau ñẻ 35-45 ngày,
bò này thường bị mắc bệnh vào mùa thu hoặc mùa ñông. Những trường hợp
bò ñẻ song thai thường bị u nang buồng trứng (Gordon I, 1988).

×