Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

đa dạng hóa trong hoạt động thanh toán quốc tế tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.2 KB, 90 trang )

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của Sở giao dịch Vietcombank giai đoạn 2009
– 2012 24
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch từ 2009 – 2012 28
Bảng 2.3: Số món và doanh số thanh toán xuất khẩu theo các phương thức
thanh toán của Sở giao dịch giai đoạn 2009 – 2011 35
Bảng 2.4 : Số lượng và giá trị chuyển tiền năm 2009 – 2012 37
Biểu đồ 2.5: So sánh doanh số thanh toán xuất khẩu theo các phương thức
thanh toán của SGD qua các năm 2009 - 2011 36
Bảng 2.6. Số món và doanh số thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức
tín dụng chứng từ của Sở giao dịch từ 2009 – 2011 43
Bảng 2.7: Số dư tiền gửi thanh toán bằng USD và bằng EUR của doanh
nghiệp từ năm 2009 – 2012 51
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng năm 2011 25
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của Sở giao dịch Vietcombank giai đoạn
2009 – 2012 26
Biểu đồ 2.2: Kết quả huy động vốn của Sở giao dịch Vietcombank giai đoạn
2009 – 2011 26
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế đến 31/12/2011 31
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế đến 31/12/2011
31
Biểu đồ 2.6: So sánh số giao dịch chuyển tiền qua các năm từ 2009 – 2012.
38
Biểu đồ 2.7: So sánh giá trị chuyển tiền giữa các năm 2009 – 2012 38
Biểu đồ 2.8: So sánh số dư tiền gửi thanh toán bằng USD và bằng EUR của
doanh nghiệp từ năm 2009 – 2012 51
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
I. Chữ viết tắt Tiếng Việt
TT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 HĐQT Hội đồng quản trị


2 NH Ngân hàng
3 NHNN Ngân hàng nhà nước
4 NHTM Ngân hàng thương mại
5 NHTW Ngân hàng trung ương
6
NHTMCP
NTVN
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam
7 SGD Sở giao dịch
8 TTQT Thanh toán quốc tế
9 TCKT Tổ chức kinh tế
10 TCTD Tổ chức tín dụng
11 XNK Xuất nhập khẩu
12 VCB Vietcombank
II. Chữ viết tắt Tiếng Anh
TT
Chữ viết tắt
Tiếng Anh
Chữ đầy đủ Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
1 ISBP
International Standard
Banking Practice for the
Examination of Documents
Under Documentary Credits
Tập quán ngân hàng tiêu
chuẩn quốc tế dùng để kiểm
tra chứng từ trong phương
thức tín dụng chứng từ
2 URC

The Uniform Rules for
Collection
Quy tắc thống nhất về nhờ
thu
3 UCP
The Uniform Customs and
Practice for Documentary
Credits
Quy tắc thực hành thống nhất
về tín dụng chứng từ
4 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giứoi
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG 1
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của Sở giao dịch Vietcombank giai đoạn
2009 – 2012 24 1
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ CHUNG VỀ ĐA DẠNG HÓA TRONG THANH
TOÁN QUỐC TẾ CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 4
Qua hành trình 45 năm xây dựng và trưởng thành có thể khẳng định mỗi bước phát
triển đi lên của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) đều gắn liền với
những bước vận động phát triển của ngành ngân hàng và sự phát triển của đất nước 18
Hình .1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SGD Vietcombank 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HÓA TRONG THANH TOÁN
QUỐC TẾ CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 25
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng năm 2011 25
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của Sở giao dịch Vietcombank giai đoạn

2009 – 2012 26
Biểu đồ 2.2: Kết quả huy động vốn của Sở giao dịch Vietcombank giai đoạn
2009 – 2011 26
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế đến 31/12/2011 31
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế đến 31/12/2011
31
Bảng 2.3: Số món và doanh số thanh toán xuất khẩu theo các phương thức
thanh toán của Sở giao dịch giai đoạn 2009 – 2011 35
Biểu đồ 2.5: So sánh doanh số thanh toán xuất khẩu theo các phương thức
thanh toán của SGD qua các năm 2009 - 2011 36
Bảng 2.4 : Số lượng và giá trị chuyển tiền năm 2009 – 2012 37
Biểu đồ 2.6: So sánh số giao dịch chuyển tiền qua các năm từ 2009 – 2012.
38
Biểu đồ 2.7: So sánh giá trị chuyển tiền giữa các năm 2009 – 2012 38
Bảng 2.6. Số món và doanh số thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức
tín dụng chứng từ của Sở giao dịch từ 2009 – 2011 43
Bảng 2.7: Số dư tiền gửi thanh toán bằng USD và bằng EUR của doanh
nghiệp từ năm 2009 – 2012 50
Biểu đồ 2.8: So sánh số dư tiền gửi thanh toán bằng USD và bằng EUR của
doanh nghiệp từ năm 2009 – 2012 51
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐA DẠNG
HÓA THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA SỞ GIAO DỊCH VIETCOMBANK
ĐẾN NĂM 2015 64
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
LỜI MỞ ĐẦU
1-TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với xu thế mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, hoạt động
kinh tế nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng ngày càng mở rộng và
phát triển. Sự giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia khác nhau với khối

lượng ngày một lớn đã đòi hỏi hoạt động thị trường hàng hoá xuất nhập khẩu
phải nhanh chóng thuận tiện cho các bên. Góp phần vào sự phát triển đó là sự
đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng. Các ngân hàng thương mại (NHTM)
đóng vai trò cầu nối quan trọng trong thanh toán xuất nhập khẩu, trong việc thu
hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho các
đối tác nước ngoài góp phần thúc đẩy kinh tế đối ngoại.
Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, thanh toán quốc tế cũng đã có những
bước phát triển mạnh mẽ và thực sự đã có những tác động to lớn đến chiến lược
phát triển kinh tế đất nước trong những năm vừa qua. Cùng với chính sách kinh
tế đối ngoại ngày càng mở rộng, thông thoáng của Chính phủ, hoạt động xuất
nhập khẩu ngày càng phát triển. Do đó, các hình thức thanh toán quốc tế ngày
càng được hoàn thiện. Năm 2011, mọi rào cản đối với các ngân hàng nước ngoài
theo cam kết khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 được tháo bỏ. Áp lực cạnh tranh gay gắt
sẽ là “cú hích” để thanh toán quốc tế mở rộng, tiến hành đa dạng hóa, hỗ trợ đắc
lực cho sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên thanh toán
quốc tế là hoạt động phức tạp, bởi các chủ thể tham gia có sự cách biệt về địa
giới cũng như chế độ chính trị, xã hội. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
quá trình thực hiện nghiệp vụ còn ở mức thấp, các sản phẩm dịch vụ thanh toán
quốc tế còn chưa phong phú, quảng bá chưa thật rộng rãi đến khách hàng…
Nhận thức được sự phức tạp và tầm quan trọng của việc đa dạng hóa
trong thanh toán quốc tế cũng như trước đòi hỏi thực tế của việc hoàn thiện và
1
nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, trong phạm vi kiến thức của
mình em xin lựa chọn đề tài : “ĐA DẠNG HÓA TRONG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM” để làm chuyên đề thực tập.
Hy vọng đề tài này sẽ góp phần nhìn nhận thực trạng và xem xét giải
quyết, tháo gỡ phần nào khó khăn trong việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả
hoạt động thanh toán quốc tế của Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần

ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thị trường và toàn cầu
hóa đang diễn ra hiện nay.
2-MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu sự đa dạng trong thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch
Vietcombank để tìm ra định hướng và giải pháp góp phần phát triển thanh toán
quốc tế tại Vietcombank làm tăng lợi nhuận và phát triển bền vững
3-ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn về đa dạng hóa
trong thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Vietcombank.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là sự đa dạng hóa trong thanh toán quốc tế
tại Sở giao dịch Vietcombank giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2011 và tầm nhìn
đến năm 2015.
4-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp thống kê toán.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
2
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích chính sách.
5-KẾT CẤU ĐỀ TÀI:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng
biểu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khải, kết cấu của đề tài “ Đa dạng hóa
trong thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam” gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở chung về đa dạng hóa trong thanh toán quốc tế của Sở giao
dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Chương 2: Thực trạng đa dạng hóa trong thanh toán quốc tế của Sở giao dịch
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm đa dạng hóa trong thanh toán

quốc tế của Sở giao dịch Vietcombank đến năm 2015
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ CHUNG VỀ ĐA DẠNG HÓA TRONG
THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐA DẠNG HÓA TRONG THANH
TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Sự cần thiết của đa dạng hóa trong thanh toán quốc tế tại ngân
hàng thương mại.
Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu
cũng có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà thường phải thông qua
ngân hàng thương mại với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý
rộng khắp toàn cầu. Khi thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc
tế, các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa hai bên mua bán.
Ngày nay hoạt động thương mại quốc tế luôn cần đến sự tham gia hỗ trợ
về kỹ thuật nghiệp vụ và tài chính của ngân hàng. Ngân hàng cung cấp các
phương án lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, đảm
bảo an toàn và quyền lợi cho cả hai bên mua bán, thông qua đó thúc đẩu ngoại
thương phát triển và mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giới.
Trong thời gian gần đây, hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam được quan tâm đầu tư phát triển hơn bao giờ hết, như việc
đầu tư đào tạo cán bộ chuyên gia thanh toán quốc tế, đầu tư lớn cho công nghệ
thanh toán hiện đại, tổ chức lại mạng lưới thanh toán quốc tế trong hệ thống đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế Chính vì vậy, dịch vụ thanh toán quốc tế của các
NHTM Việt Nam đã thu được những kết quả rõ rệt. Tuy nhiên, một thực tế là
hầu hết các NHTM mới chỉ tập trung chủ yếu vào khâu làm thế nào để mở rộng
và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế, mà chưa chú trọng đến
khâu phát triển, đa dạng hóa của hoạt động này. Việc hoàn thiện và phát triển
4
hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động

ngân hàng, nó không chỉ là một dịch vụ thanh toán thuần túy và còn là khâu
trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh doanh, bổ sung và
hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
1.1.2. Quan niệm về đa dạng hóa trong thanh toán quốc tế tại ngân
hàng thương mại
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng
lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ
chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia
với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên
quan.
Trước hết là đa dạng hóa về phương thức thanh toán quốc tế. Hoạt động
thanh toán quốc tế trước đây chủ yếu được thực hiện qua phương thức thanh
toán bằng tiền mặt, nhưng ngày này trong thời đại toàn cầu hóa các phương thức
thanh toán quốc tế ngày càng hiện đại áp dụng những ứng dụng công nghệ cao
như: chuyển tiền bằng điện, thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ, thanh toán
qua thẻ POS, ví điện tử Tuy nhiên, ở Việt Nam, đa số người dân quen tiêu
dùng “nhìn tận mắt, sờ tận tay”. Tỷ lệ thanh toán theo các phương thức truyển
thống còn cao. Ở Việt nam, khái niệm thanh toán hiện đại còn khá mới mẻ.
Hai là, đa dạng hóa về dịch vụ trong thanh toán quốc tế. Trong thanh toán
quốc tế, ngân hàng đóng vai trò cung cấp các loại dịch vụ kĩ thuật và tài chính
nhằm hỗ trợ cho các khách hàng thực hiện hoạt động thương mại quốc tế. Khi
các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại ngày càng phát triển, cùng với đó là sự ra đời
của nhiều loại hình dịch vụ, ngân hàng cung cấp càng nhiều hơn các lựa chọn
phương thức thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, đảm bảo quyền lợi cho
cả hai bên mua bán. Trong hệ thống mục tiêu của ngân hàng, có hai mục tiêu
được coi là cơ bản tạo tiền đề cho các mục tiêu khác đó là tạo ra sản phẩm với
5
chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của thị trường và tối đa hóa lợi nhuận. Tính
hợp lý của mỗi cơ cấu sản phẩm chỉ thích ứng với những điều kiện nhất định của
từng kỳ kinh doanh do đó khi những điều kiện ấy có sự thay đổi thì cơ cấu sản

phẩm dịch vụ của ngân hàng phải thay đổi để thích ứng với nền kinh tế thị
trường cạnh tranh sôi động. Trong những thời kỳ nhất định và trên một thị
trường nhất định doanh nghiệp có thể thực hiện đa dạng hóa thông qua hình thức
cải tiến, hoàn thiện sản phẩm đã có hoặc là đưa ra những sản phẩm mới hoàn
toàn, có thể cùng loại hoặc khác biệt so với những sản phẩm đã có. Đa dạng hóa
dịch vụ là sự chuyển từ đơn điệu sang hệ thống đa dạng hóa về chủng loại, cấp
độ dịch vụ của doanh nghiệp. Đa dạng hóa dịch vụ của ngân hàng thương mại là
việc nâng cao chất lượng dịch vụ, cấp độ dịch vục truyền thống và phát triển các
dịch vụ mới, nhằm đảm bảo doanh nghiệp thích ứng với sự biến động của môi
trường kinh doanh.
Các dịch vụ truyền thống của ngân hàng thương mại bao gồm các dịch vụ
chuyển tiền, dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu . Đây là yếu tố nền tảng không
chỉ có ý nghĩa duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới mà còn tạo thu
nhập lớn cho ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần hoàn thiện quá trình cung cấp
dịch vụ, bảo đảm tính công khai, đơn giản để dễ tiếp cận được với khách hàng.
Nâng cao chất lượng tín dụng gắn liền với tăng trưởng tín dụng. Hoàn thiện cơ
chế huy động, bỏ cơ chế ưu đãi tín dụng là những cách có thể tạo được cơ hội tối
đa trong việc huy động vốn, phát triển hoạt động của ngân hàng.
Đa dạng hóa dịch vụ thúc đẩy sản xuất phát triển và hỗ trợ tăng trưởng
kinh tế, bởi vì, khi đa dạng hóa dịch vụ sẽ có nhiều hơn các dịch vụ tiện ích giúp
khách hàng thỏa mãn những nhu cầu tất yếu của cuộc sống, ví dụ như làm giảm
bớt chi phí giao dịch và thông tin, cải thiện sự phân bổ nguồn lực về mặt không
gian và thời gian, hoặc huy động được vốn để giúp các doanh nghiệp chuyển đổi
cơ cấu sản xuất, đổi mới trang thiết bị công nghệ nhằm hạ giá thành và nâng cao
sức cạnh tranh. Ngoài ra đa dạng hóa dịch vụ còn góp phần tăng cường sự lưu
6
chuyển các dòng vốn và tính ổn định của hệ thống tài chính. Khi dịch vụ ngân
hàng phát triển sẽ trực tiếp gia tăng tính linh hoạt của các dòng vốn và tiền tệ
trong nền kinh tế, cơ cấu vốn cũng được phân bổ một cách hợp lý, tối ưu hơn.
Dịch vụ của ngân hàng phát triển sẽ tạo lập môi trường cạnh tranh, nhờ đó nền

kinh tế được hưởng lợi từ sự cải thiện chất lượng dịch vụ với chi phí hợp lý.
Ba là, đa dạng hóa về đồng tiền trong thanh toán quốc tế. Theo định
nghĩa, thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ và quyền hưởng lợi về
tiền tệ. Như vậy tiền tệ đóng vai trò là phương tiện trung gian thanh toán trong
hoạt động thanh toán quốc tế. Hiện nay, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 6 tháng
đầu năm 2010 của Việt Nam từ Châu Á đạt 23,9 tỷ USD (trong đó ASEAN đạt
5,9 tỷ USD); Châu Âu đạt 3,4 tỷ USD; Châu Mỹ đạt 1,9 tỷ USD; Châu Đại
Dương đạt 559 triệu USD; Châu Phi đạt 183 triệu USD. Con số này cho thấy
kim ngạch nhập khẩu của nước ta từ Mỹ chiếm con số không đáng kể trong tổng
kim ngạch nhập khẩu, nhưng đồng tiền thanh toán quốc tế chủ yếu hiện nay lại
là đồng đô la Mỹ.
Do không thể đáp ứng đủ nguồn đô la Mỹ để bán cho khách hàng có nhu
cầu, hiện nay, các ngân hàng đang đề xuất khách hàng doanh nghiệp của mình
chuyển sang thanh toán bằng các ngoại tệ khác ngoài đô la Mỹ.
Nhiều chuyên gia kinh tế Việt Nam đã cho rằng đa dạng hóa thanh toán
bằng ngoại tệ có thể giúp giải quyết áp lực tỷ giá USD/VND cũng như tình trạng
thiếu đô la Mỹ thanh toán của các ngân hàng thương mại hiện tại. Đồng thời,
nếu doanh nghiệp có thể nắm giữ các loại ngoại tệ khác, ví dụ EUR, GBP, SGD,
JPY, AUD, CAD, thì khi doanh nghiệp dùng các ngoại tệ này để mua đô la
Mỹ, ngân hàng có thể bán lại chúng trên thị trường quốc tế để lấy đô la Mỹ mà
không phải dựa vào duy nhất các nguồn cung đô la trong nước.
7
1.1.3. Ý nghĩa của đa dạng hóa trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng
thương mại
1.1.3.1. Phân tán rủi ro
Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại thường xuyên đối
đầu với nhiều loại rủi ro có thể đến từ nội tại của ngân hàng, công nghệ, hay từ
thị trường như rủi ro về lãi suất, rủi ro về tỷ giá, rủi ro thanh khoản Theo
nghiệp vụ truyền thống và cổ điển, các ngân hàng thương mại thu lợi nhuân chủ
yếu từ hoạt động tín dụng nhưng tín dụng lại chứa đựng nhiều rủi ro và bất trắc

gây thiệt hại lớn cho các ngân hàng. Quản lý hoạt động tín dụng phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: Khách hàng, pháp luật, mức độ biến động của nền kinh tế Thực
tế đã có nhiều ngân hàng thương mại trên thế giới bị phá sản vì đầu tư vốn mà
không thu được nợ. Vì thế thực hiện kinh doanh nhiều nghiệp vụ, phong phú
dịch vụ sẽ giúp phân tán bớt rủi ro, do đó làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Ngày nay các ngân hàng thương mại đều cố gắng đa dạng hóa nghiệp vụ của
mình thực hiện câu châm ngôn: “Đừng đặt tất cả trứng của bạn vào trong một
cái rổ”.
1.1.3.2. Phát triển kinh doanh bền vững
Các nghiệp vụ của các ngân hàng thương mại đều có mối quan hệ với
nhau, tác động qua lại tạo thành một thể thống nhất và thúc đẩy nhau cùng phát
triển. Nền kinh tế thị trường càng phát triển các doanh nghiệp càng đa dạng hóa
kinh dianh và nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng ngày càng phong phú, điều đó
đòi hỏi sự phục vụ của ngân hàng cũng phải đa dạng theo. Chỉ khi thực hiện đa
dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng mới cung cấp được nhiều loại dịch vụ một
cách nhanh chóng, kinh hoạt có chất lượng cho khách hàng và nền kinh tế. Hơn
nữa việc phục vụ khách hàng theo phương thức trọn gói bao giờ cũng ưu việt
hơn phương thức đơn lẻ. Do đó đảm bảo sự phát triển ổn đinh và bền vững của
ngân hàng thương mại.
8
1.1.3.3. Tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong nền kinh tế
Trong điều kiện có rất nhiều ngân hàng với các hình thức sở hữu khác
nhau, nhiều ngân hàng liên doanh với nước ngoài và các tổ chức tài chính – tín
dụng cùng hoạt động, đã tạp sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân
hàng. Ngân hàng, tổ chức tín dụng nào muốn tồn tại, muốn phát riển, đạt được
lợi nhuận cao và tạo vị thế của mình trong cạnh tranh đều phải thay đổi, cải tiến
hoạt động sao cho đáp ứng kịp thời, thuận tiên các nhu cầu đòi hỏi phong phú,
đa dạng khách hàng để thu hút được nhiều khách hàng hơn. Muốn làm được
điều này, thì các tốt nhất là phải đa dạng hóa dịch vụ, các ngân hàng hoạt động
đơn điệu dễ bị phá sản hoặc tự đóng của do không dễ dàng chuyển hướng kinh

doanh hoặc giữ cho hoạt động ngân hàng đó luôn ổn định.
1.2. KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC VỀ ĐA DẠNG HÓA THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Kinh nghiệm về đa đạng hóa thanh toán quốc tế tại một số ngân
hàng thương mại
 Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại Trung Quốc:
Trung Quốc là một nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về điều
kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội. Sau hơn 30 năm thực hiện cải cách và mở
của nền kinh tế, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn đưa đất nước
trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, từ một nền kinh tế sản xuất lạc
hậu trở thành “công xưởng của thế giới”, từ một nền kinh tế chủ yếu tự cung tự
cấp trở thành nền kinh tế chiếm 10% kim ngạch ngoại thương của Thế giới.
Trung Quốc đã không ngừng mở rộng và hoàn thiện mạng lưới hệ thống
NHTM, khu vực tài chính ngân hàng của Trung Quốc chủ yếu do 4 ngân hàng:
Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Công
thương Trung Quốc và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc điều hành với
nhiều chi nhánh trải khắp lãnh thổ Trung Quốc nhận trên 67% tiền tiết kiệm của
người dân và do vay xấp xỉ 61 % tổng tín dụng. bên cạnh việc bơm thêm vốn
9
cho bốn ngân hàng trên Trung Quốc khuyến khích các ngân hàng nước ngoài
góp vốn vào ngân hàng trong nước để tận dụng việc chuyển giao kiến thức, công
nghệ, kinh nghiệm quản lý, cho phép ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh, văn
phòng đại diện ngân hàng nước ngoài, ngân hàng con 100% vốn nước ngoài và
ngân hàng liên doanh, từ đó nâng cao được chất lượng phục vụ và đáp ứng đa
dạng các nguồn vốn.
Trong những năm gần đây, sự phát triển của các hệ thống thanh toán tại
Trung Quốc đã đạt tới một trình độ đáng ghi nhận và đóng một vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, Trung Quốc đã
thiết lập được một Hệ thống thanh toán bao gồm 3 cấp (NHTW, NHTM, các tổ
chức phi tài chính), tạo thành một hệ thống đồng bộ, ngày càng hoàn thiện và

thống nhất trên toàn quốc, với nòng cốt là hệ thống thanh toán giá trị cao
(HVPS) và hệ thống thanh toán điện tử giá trị thấp theo lô (BEPS), cùng với hệ
thống thanh toán séc (CIS), hệ thống thanh toán bù trừ tự động (ACH), hệ thống
thanh toán nội bộ của các ngân hàng thương mại, hệ thống thanh toán bù trừ thẻ
liên ngân hàng (CUP), hệ thống thanh toán ngoại tệ trong nước (CDFCPS) là
những cấu phần quan trọng trong hệ thống thanh toán quốc gia. Trong đó, Ngân
hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) giữ vai trò là Nhà vận hành hệ thống
HVPS và BEPS, CIS, đồng thời là người quản lý và giám sát các hệ thống thanh
toán khác. Đặc biệt là đối với hệ thống thanh toán CUP, PBOC tuy không trực
tiếp vận hành, nhưng đã tham gia định hướng trực tiếp và có nhiều hỗ trợ đối với
tổ chức này trong quá trình hình thành và phát triển.
Việc phát triển các hệ thống thanh toán tại Trung Quốc hiện nay tuy chịu
sự chi phối của các động lực thị trường, nhưng vai trò của Nhà nước và Chính
phủ vẫn là nhân tố quan đặc biệt quan trọng. Việc đầu tư cho việc phát triển các
hệ thống thanh toán và tạo lập các hệ thống thanh toán cốt lõi, xương sống trong
nền kinh tế đòi hỏi cần phải có sự can thiệp của Nhà nước và Chính phủ. Trên
cơ sở đó, các hệ thống thanh toán khác như các hệ thống thanh toán bán lẻ, hệ
10
thống thanh toán chứng khoán, hệ thống thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng,
v.v sẽ được kết nối với hệ thống kết lõi nhằm đảm bảo thông suốt cho hoạt
động thanh toán trong nền kinh tế.
 Kinh nghiệm của ngân hàng Singapore:
Thành tựu phát triển kinh tế của Singapore gắn liền với chính sách công
nghiệp hóa được thực hiện vào thập niên 60, hướng đến xuất khẩu, thay thế nhập
khẩu kích thích đầu tư nước ngoài tạo ra bước ngoặt phát triển công nghiệp.
Quá trình phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao trong quá trình
công nghiệp hoá của quốc gia này cần phải kể đến sự thành công của lĩnh vực tài
chính, ngân hàng, những toà nhà chọc trời tập trung ở khu vực trung tâm kinh tế
lớn trở thành biểu tượng hùng vĩ của ngành dịch vụ tài chính Singpore. Đến cuối
thập niên 80 ở Singapore đã có hơn 200 ngân hàng thương mại (commercial

bank), và ngân hàng dịch vụ thương mại (merchant bank ) với vốn tự có lên đến
200 – 300 tỷ USD . Đến giữa thập niên 90, Singapore đã có trên 140 ngân hàng
thương mại sau giai đoạn cải cách sắp xếp lại hệ thống ngân hàng nhằm xây
dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh có khả năng cung cấp đầy đủ dịch vụ tài
chính đáp ứng cho nền kinh tế cùng với sự phát triển của thị trường tài chính
vững mạnh.
Hệ thống ngân hàng Singapore bao gồm Ủy ban tiền tệ Singapore, ngân
hàng thương mại, ngân hàng thương mại dịch vụ, ngân hàng tiết kiệm bưu điện,
công ty tài chính…Trong đó Ủy ban tiền tệ Singapore do Bộ tài chính Singapore
thành lập từ năm 1971 để giám sát các tổ chức tài chính và thực thi chính sách
tiền tệ. Ủy ban tiền tệ Singapore chịu trách nhiệm đối với tất cả các chức năng
ngân hàng trung ương. Các định chế tài chính còn lại hoạt động đẩy mạnh việc
lôi cuốn các tổ chức tài chính nước ngoài, để phát triển ngân hàng thương mại
theo hướng ngân hàng hiện đại, chú trọng đổi mới công nghệ và đa dạng hoá sản
phẩm đáp ứng yêu cầu dịch chuyển vốn trên thị trường.
11
Ngân hàng Standard Chatered có mặt tại Singapore từ năm 1859 và đến
năm 1999 là một trong bốn ngân hàng nước ngoài đầu tiên được cấp phép cung
ứng đầy đủ dịch vụ của một NHTM. Từ năm 2001 đến nay, ngân hàng Standard
Chatered được coi là ngân hàng có dịch vụ bán lẻ tốt nhất và từng được tạp chí
Asian Banking and Finance bình chọn là “Ngân hàng bán lẻ của năm” ( 2008,
2009). Hiện nay, khách hàng của Standard Chatered đã lên đến hơn 300.000
người chiếm khoảng 7% trong tổng dân số Singapore và thu nhập tử hoạt động
dịch vụ chiếm 58% tổng thu nhập.
 Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam – Vietinbank
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Vietinbank được thành lập từ
năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vietinbank là ngân
hàng thương mại lớn, giữ vai trờ quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt
Nam . Vietinbank có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở giao

dịch, chi nhành và trên 900 phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, có 6 công ty hạch
toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương,
Công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV
Bảo hiểm, Công u TNHH MTV Quản lý Quỹ , Công ty TNHH MTV Vàng bạc
đá quý và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm thẻ,
Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, Vietinbank còn là
sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVIA có quan hệ đại lý
với trên 850 ngân hàng và định chế tài chính lớn trên toàn thế giới. Hiện nay,
Vietinbank là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân
hàng Châu Á, Hiệp hội Tìa chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT),
Tổ chức phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Ngoài ra,
Vietinbank còn là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đạo
và thương mại điện tử tại Việt Nam không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản
12
phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất
nhu cầu của khách hàng.
Năm 2010, kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank: về tăng trưởng
quy mô tổng tài sản tăng 51%, tổng nguồn vốn huy động tăng 54%. Các chỉ số
sinh lời vẫn ở mức hợp lý. Cụ thể, ROA Vietinbank tiếp tục đạt 1,5% và ROE
đạt 22,1% ( cao hơn cam kết với cổ đông là không thấp hơn 18%). Trong đó, với
dịch vụ thanh toán: Năm 2010, số lượng giao dịch và doanh số hoạt động thanh
toán của Vietinbank tăng trưởng lớn, tốc độ thanh toán ngày càng cao và tạo
được uy tín với khách hàng. Hoạt động thanh toán trong toàn hệ thống năm 2010
đạt trên 13 triệu giao dịch, doanh số 4.726 nghìn tỷ đồng, tăng 22,8% so với
năm 2009, trong đó dịch vụ chuyển tiền đạt 3.532 nghìn tỷ đồng. Các kênh
thanh toán đều có sự tăng trưởng đáng kể so với năm 2009. Riêng với thanh toán
quốc tế, doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 10,29 tỷ USD, tăng 28,9% so với
năm 2009. Trong năm 2010 Vietinbank đã phối hợp với tổ chức SWIFT nâng
cấp hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương
mại. xây dựng các sản phẩm mới như bao thanh toán, hỗ trợ nhập khẩu theo

chương trình GSM 102 đồng thời mở rộng hợp tác với các tổ chức, đặc biệt là
các định chế tài chính để phát triển sản phẩm và khai thác vốn ngoại tệ.
Với nghiệp vụ kinh doanh mua bán ngoại tệ: Vietinbank đã triển khai
nhiều nhóm giải pháp linh hoạt để duy trì ổn định và mở rộng phạm vi khai thác
nguồn ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách hàng và đảm bảo hiệu
quả kinh doanh. Tổng doanh số mua ngoại tệ của toàn hệ thống đạt 5 tỷ USD,
trong đó doanh số mua ngoại tê từ khách hàng đạt gần 3,8 tỷ USD (tăng hơn
50% so với năm 2009), doanh số mua ngoại tệ từ các tổ chức tín dụng gần 400
triệu USD. Trên cơ sở đó, tổn doanh số ngoại tệ bán cho khách hàng đạt hơn 5
tỷ USD, tăng 18% so với 2009.
 Kinh nghiệm của Techcombank
13
Techcombank được biết đến là một trong các ngân hàng thương mại cổ
phần đi đầu trong việc cung cấp các dịch vụ quốc tế đặc biệt là các dịch vụ phục
vụ khách hàng cá nhâm. Trong năm 2010, mặc dù môi trường tài chính không
ổn định và gặp những khó khăn tất yếu trong quá trình chuyển đỏi nhwung
Techcombank đã kinh doanh hiệu quả, đạt được hầu hết các mục tiêu kinh
doanh của mình và hoàn thành việc xác lập lại các chiến lược ngân hàng. Về
hoạt động thanh toán quốc tế của Techcombank: Năm 2010, ngân hàng là một
trong những ngân hàng hàng đầu trong nhóm các ngân hàng cổ phần tại Việt
Nam về tài trợ thương mại, doanh số thanh toán quốc tế đạt 5,52 tỷ USD tăng
46,9% so với 3,84 tỷ USD trong năm 2009. Sự gia tăng về doanh số thanh toán
quốc tế chủ yếu do Techcombank đã tập trung phát triển các sản phẩm và dịch
vụ thu phí. Tổng doanh thu thu phí của toàn hệ thống Techcombank năm 2010
đạt 480 tỷ đồng, tăng 44,2% so với năm trước. Những kinh nghiệm đúc kết
trong việc cung cấp dịch vụ quốc tế của Techcombank là:
Thứ nhất, chọn HSBC, một trong những ngân hàng quốc tế hàng đầu thế
giới làm đối tác chiến lược, vì vậy các sản phẩm dịch vụ quốc tế của Tecombank
được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ hai, có hệ thống hiện đại, đặc biệt là hệ thống máy ATM rộng khắp

cho phép sử dụng internet banking.
Thứ ba, có đọi ngũ nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo bài bản về
nghiệp vụ cũng như ngoại ngữ.
Thứ 4, có dịch vụ tốt, chuyên nghiệp với các thủ tục đơn giản, nhanh gọn;
sản phẩm dịch vụ đa dạng, gần gũi dễ hiểu, dễ sử dụng và phù hợp với nhu cầu
khách hàng.
1.2.2. Bài học về đa dạng hóa trong thanh toán quốc tế
14
Từ những mô hình cung cấp các dịch vụ quốc tế tại một số ngân hàng
trong và ngoài nước, SGD Ngân hàng Vietcombank có thể rút ra một số bài học
cho mình.
Một là xây dựng và thực thi chiến lược đa dạng hóa trong thanh toán quốc
tế. Đa dạng hóa đã và đạng trở thành xu thế tất yếu trong chiến lược phát triển
của các ngân hàng. Trong đó đa dạng hóa trong thanh toán quốc tế là một giải
pháp hữu hiệu nhằm làm mới mình, gia tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị
phần. Chiến lược đa dạng hóa trong thanh toán quốc tế có thể là chiến lược tăng
doanh số và lợi nhuận bằng cách phát triển sản phẩm mới theo công nghệ mới
để đáp ứng bổ sung nhu cầu của thị trường hiện tại hoặc là bằng cách sản xuất
sản phẩm mới theo công nghệ mới để cung cấp cho thi trường mới. Không chỉ
giúp ngân hàng giảm sức ép cạnh tranh, rủi ro trên thị trường việc đa dạng hóa
trong thanh toán quốc tế còn thúc đẩy ngân hàng khai thác đầy đủ và hợp lý các
nguồn lực, thúc đẩy áp dụng công nghệ tân tiến vào sản xuất, tạo tiền đề cho
phát triển bền vững.
Hai là, đa dạng hóa trong thanh toán quốc tế dựa trên phát triển và đáp
ứng yêu cầu của khách hàng. Chìa khoá của sự thành công trong cạnh tranh là
duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc đáp ứng nhu
cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Ngân hàng xây dựng một hệ thống có thể
có thể cung cấp cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc
tế và dịch vụ khách hàng xuất sắc thông qua việc xây dựng mối quan hệ, tăng
cường đào tạo và phát triển để phục vụ khách hàng tốt hơn, đổi mới và nâng cấp

phong cách làm việc. Đồng thời hoàn thiện quá trình xây dựng chất lượng và
phạm vi sản phẩm - dịch vụ, liên tục mở rộng và phát triển sản phẩm - dịch vụ
thông qua công tác nghiên cứu và phát triển để không ngừng đáp ứng nhu cầu
mới của khách hàng.
15
Ba là đa dạng hóa nhưng phải trên cơ sở phát triển sản phẩm cốt lõi thế
mạnh truyền thống của ngân hàng. Đây được xem là ưu tiên hàng đầu đối với
nhiều ngân hàng khi xem xét các quyết định phát triển sản phẩm, dịch vụ mới bổ
sung cho sản phẩm, dịch vụ hiện có. Năng lực cốt lõi sẽ tạo cho các ngân hàng
lợi thế cạnh tranh, giúp giảm thiểu rủi ro trong việc xây dựng mục tiêu và hoạch
định chiến lược, góp phần quyết định vào sự thành bại của các dự án. Muốn mở
rộng thị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh, các ngân hàng cần chú trọng
trước tiên vào thế mạnh dịch vụ truyền thống, từ đó chuẩn hoá quy trình cung
cấp dịch vụ, gắn với ứng dụng công nghệ đảm bảo công khai, minh bạch, làm
cho dịch vụ dễ tiếp cận, hấp dẫn khách hàng. Đối với các dịch vụ thanh toán
hiện đại, các ngân hàng cần có chiến lược maketing sâu rộng đối với các sản
phẩm như: thanh toán tiền điện thoại, Internet, dùng thẻ ATM… có chính sách
khuyến khích sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử về phí, sản phẩm khuyến
mãi, dịch vụ sau bán hàng, trong đó cần hướng tới các đối tượng khách hàng cho
từng loại sản phẩm. Mặt khác, các ngân hàng trong nước cần tận dụng lợi thế am
hiểu về con người, tập quán, thói quen của khách hàng là người Việt Nam, mở
rộng thị trường và thị phần để làm “đối trọng” với thế mạnh về tiềm năng tài
chính, công nghệ, sản phẩm, trình độ quản trị tốt của các ngân hàng nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam. Một yếu tố quan trọng trong điều kiện mới là xây dựng
văn hoá giao tiếp với khách hàng, từ đó xây dựng thương hiệu sản phẩm dịch vụ
và tạo lập nền tảng lòng tin đối với mỗi khách hàng dù đó là cá nhân giao dịch ít
hay đối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn.
Bốn là phải quan tâm đến chất lượng và hiệu quả của đa dạng hóa. Chiến
lược đa dạng hóa sản phẩm không phải luôn đem lại thành công. Việc tạo ra quá
nhiều sản phẩm sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất và tăng tính phức tạp của các

hoạt động phân phối, dịch vụ Trong nhiều trường hợp, thay vì gia tăng doanh
số và thị phần, việc đa dạng hóa sản phẩm quá vội vàng lại đẩy doanh nghiệp
đến những thiệt hại khôn lường về tài chính và thị phần, đồng thời doanh nghiệp
16
còn phải đối diện với nguy cơ mất uy tín thương hiệu. Chính vì vậy chất lượng
sản phẩm, dịch vụ là một trong những yếu tố then chốt cần phải luôn được xem
xét khi lập chiến lược đa dạng hóa trong thanh toán quốc tế, quyết định sự phát
triển bền vững của ngân hàng
Trong lộ trình gia nhập WTO, Việt Nam cần phải thực hiện nguyên tắc
đối xử quốc gia giữa các ngân hàng nội và ngân hàng nước ngoài. Do đó, kể từ
ngày 1-1-2011, các ngân hàng nước ngoài sẽ được nhận tiền gửi bằng Việt Nam
đồng từ các cá nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng, không
còn bị hạn chế theo tỷ lệ mức vốn được cấp của chi nhánh. Hiện nay Standard
Chartered và HSBC là hai ngân hàng quốc tế đầu tiên được cấp phép thành lập
100% vốn nước ngoài tại Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt lớn trong thi
trường Việt Nam.
Có thể thấy, khi rào cản với các ngân hàng nước ngoài được tháo dỡ sẽ
mở ra một thị trường dịch vụ đa dạng và chuyên nghiệp hơn đáp ứng đủ những
thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Đây chính là môi trường mang tính cạnh tranh
nhưng đồng thời cũng là cơ hội học hỏi về mô hình quản lý, kinh nghiệm phát
triển sản phẩm dịch vụ thanh toán, cập nhật những công nghệ khoa học tiên tiến
trong quá trình thanh toán quốc tế. Đầu tư phát triển khoa học công nghệ không
chỉ hạn chế trong nội bộ Vietcombank mà còn phải đặc biệt lưu ý đến mạng lưới
thông tin liên quan với khách hàng, nâng cao tốc độ đường truyền cũng như kết
nối liên tục để đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Bên cạnh vấn đề công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực của Ngân hàng
Vietcombank so với các ngân hàng nước ngoài còn nhiều điểm hạn chế, trong
khi cơ chế đào tạo, đãi ngộ, khen thưởng còn cứng nhắc theo tiêu chuẩn chung
của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam, tồn tại nhiều bất cập so với không chỉ các
ngân hàng nước ngoài mà còn ngay cả với chính các ngân hàng thương mại cổ

phần trong nước, dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám đang ngày càng gia
17
tăng. Trong điều kiện mất cân bằng về cung – cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh
vực tài chính – ngân hàng, đặc biệt là sự thiếu hụt trầm trọng các chuyên viên,
chuyên gia ngân hàng cao cấp, có khả năng ngoại ngữ tốt; việc đổi mới mô hình
sở hữ là một tiến trình cần được khẩn trương thúc đẩy như một bước đệm tạo ra
điều kiện thay đổi cơ chế tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực hiệu
quả hơn.
1.3. NHỮNG CƠ SỞ THỰC TIỄN BẢO ĐẢM ĐA DẠNG HÓA TRONG
THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
1.3.1. Phân tích đặc điểm của Sở giao dịch Vietcombank
 Quá trình hình thành
Qua hành trình 45 năm xây dựng và trưởng thành có thể khẳng định mỗi
bước phát triển đi lên của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank - VCB) đều gắn liền với những bước vận động phát triển của
ngành ngân hàng và sự phát triển của đất nước.
Sớm nhận thức được những tác động của kinh tế thị trường đối với hoạt
động tài chính, ngân hàng, VCB đã không ngừng mở rộng hoạt động và nâng
cao chất lượng dịch vụ. Đặc biệt, với việc cổ phần hoá thành công, VCB đã thay
đổi toàn diện để trở thành một ngân hàng đa năng, hiện đại thích ứng nhanh
trong một môi trường kinh doanh mới.
Đến cuối năm 2007, hệ thống mạng lưới của VCB đã được mở rộng tới
những vùng trọng điểm trên toàn quốc với gần 200 chi nhánh và phòng giao
dịch. Một trong những sự kiện đáng chú ý trong nỗ lực mở rộng mạng lưới của
VCB đó là việc tách sở giao dịch hoạt động như một chi nhánh độc lập vào năm
2006. Mặc dù gặp những khó khăn nhất định, song hơn hai năm qua, với nỗ lực
chỉ đạo sát sao của ban giám đốc và sự cố gắng phấn đấu của toàn thể CBNV, sở
giao dịch đã đạt được các kết quả đáng khích lệ.
18

Tổng nguồn vốn quy VND đến cuối tháng 6/2008 đạt 36.976,39 tỷ đồng,
tăng 800 tỷ đồng so với cuối năm 2006. Trong đó nguồn vốn VND đạt
17.393,54 tỷ đồng; ngoại tệ quy USD đạt 1.185,83 triệu USD. Nguồn vốn bằng
ngoại tệ đến cuối tháng 6/2008 chiếm tỷ trọng 52,96% tổng nguồn vốn. Vốn huy
động từ nền kinh tế quy VND đạt 35.602,68 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,2% tổng
nguồn huy động của hệ thống VCB (tăng 800 tỷ đồng so với 31/12/2006).
Xác định chiến lược kinh doanh tập trung vào công tác huy động vốn để
trở thành chi nhánh dẫn đầu trong hệ thống về hoạt động huy động vốn, là đầu
mối cung ứng vốn cho toàn hệ thống VCB, do vậy, tổng dư nợ của sở giao dịch
được duy trì ở mức trên dưới 10% tổng nguồn vốn huy động. Hiện nay, với
mạng lưới 19 phòng giao dịch có vị trí thuận lợi, cùng hệ thống 144 máy ATM,
sở giao dịch đảm bảo mang tới cho khách hàng những dịch vụ hiện đại, tiện ích
cùng chất lượng dịch vụ tốt nhất. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế,
trong thời gian qua sở giao dịch đã áp dụng thành công dịch vụ quản lý tiền và
giao dịch tiền mặt cho các nhà đầu tư chứng khoán.
Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt của hoạt động ngân hàng
hiện nay, để đạt được những kết quả như thời gian qua, sở giao dịch đã kế thừa
và không ngừng phát huy những thế mạnh của Ngân hàng Ngoại thương về
nguồn nhân lực và công nghệ. Hàng năm sở giao dịch không ngừng cập nhật,
đầu tư công nghệ mới áp dụng cho các sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo hướng
phù hợp với thói quen sử dụng dịch vụ cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế.
Sở giao dịch đã xây dựng được một hệ thống quy trình nghiệp vụ, bộ máy
tổ chức theo tư vấn của chuyên gia nước ngoài. Theo đó, bộ máy tổ chức được
xây dựng theo mô hình ngành dọc, nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban
được quy định rõ ràng, hợp lý không chồng chéo. Về quy trình nghiệp vụ được
quy định chi tiết, khoa học, chặt chẽ, nêu rõ được trách nhiệm, quyền hạn của
từng thành phần, từng cấp, từng bộ phận. Bên cạnh đó, với việc thực hiện thành
19

×