Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn& ptnt – chi nhánh huyện cái nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.65 KB, 51 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
 Cơ sở hình thành đề tài
Trong những năm qua nhờ thực hiện chính sách đổi mới của đất nước, nền
kinh tế nông nghiệp có những bước phát triển đáng kể, đời sống của đại bộ phận
nông dân được nâng cao. Qua đó ngành ngân hàng đóng góp không nhỏ trong
việc đầu tư cho bà con nông dân thiếu vốn sản xuất nhằm hỗ trợ tín dụng, đưa
nền nông nghiệp phát triển theo con đường Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
Nông nghiệp Nông thôn.
Cùng với các Ngân hàng nông nghiệp trên cả nước, Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Chi nhánh huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau
cũng góp phần rất lớn vào quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn, làm thay
đổi bộ mặt nông thôn, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân cả về vật chất
lẫn tinh thần.
Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng, đặc biệt là hoạt động tín dụng
ngắn hạn của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Nước luôn chiếm tỷ trọng cao,
góp phần quan trọng vào việc tạo thu nhập cho Ngân hàng cũng như hỗ trợ tích
cực nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế địa phương. Tín dụng ngắn hạn với vai
trò chủ yếu là đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời, giải quyết kịp thời nhu cầu vốn cho
người dân. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và để làm tốt công tác này thì
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Nước đã tự đặt ra cho mình mục tiêu, đó là
phải nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của mình bằng cách đẩy mạnh và mở
rộng các phương thức huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời cho khách
hàng một cách hợp lý nhất và đồng thời thu hồi vốn một cách hiệu quả nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với Chi
nhánh, vì thế em chọn đề tài: “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn
hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh huyện Cái Nước” để nghiên cứu.
 Mục tiêu nghiên cứu
 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn thông qua các chỉ tiêu
như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tổng dư nợ, nợ xấu và các chỉ
tiêu tài chính đánh giá hoạt động ngắn hạn.


 Đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn
hạn của NHNo & PTNT huyện Cái Nước.
 Phạm vi nghiên cứu
1
Đề tài tập trung phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh
NHNo & PTNT huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2009 – 2011.
 Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu
 Thu thập số liệu thứ cấp tại Phòng Kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh
NHNo & PTNT huyện Cái Nước giai đoạn 2009 - 2011. Cụ thể:
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2009, 2010, 2011.
 Bảng cân đối kế toán 3 năm 2009, 2010, 2011.
 Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ,
nợ quá hạn.
 Thu thập thông tin từ sách báo viết về Ngân hàng, tạp chí, mạng Iternet,
kiến thức tích lũy được của bản thân và các tư liệu khác có liên quan đến
đề tài đang nghiên cứu.
 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
Phân tích số liệu kết hợp với phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương
đối. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất nhằm so sánh, đối chiếu
các chỉ tiêu, kết quả. Trên cơ sở đó đánh giá những vấn đề thực hiện được và
chưa thực hiện được, nhằm xác định nguyên nhân và tìm ra giải pháp.
 Phương pháp so sánh số tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa giá trị kỳ phân tích với giá trị kỳ gốc của các
chỉ tiêu kinh tế.
01
XXX −=∆
Trong đó: X : Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu.
X
0

: Chỉ tiêu kế hoạch (năm trước).
X
1
: Chỉ tiêu thực hiện (năm sau).
 Phương pháp so sánh số tương đối
Là kết quả của phép chia giữa phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu
so với kỳ gốc. Kết quả sẽ cho biết tốc độ tăng hay giảm của một chỉ tiêu nào đó
theo thời gian.
100%
0


=
X
X
X
2
Trong đó: %X : Tốc độ tăng trưởng
X : Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu.
X
0
: Chỉ tiêu kế hoạch (năm trước).
 Ý nghĩa đề tài
Qua việc phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNo&PTNT huyện Cái
Nước để đánh giá những thành tựu đạt được và tìm ra những mặt còn hạn chế cần
khắc phục và đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng tại chi
nhánh. Từ đó giúp cho chi nhánh hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn, hạn chế
thấp nhất rủi ro và góp phần nâng cao đời sống người dân tại địa phương trong
những năm tiếp theo.
3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật,
trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian
nhất định. Trong quan hệ này được biểu hiện qua các nội dung sau:
- Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định, giá
trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật.
- Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong một
thời gian nhất định. Sau khi hết hạn sử dụng (theo thỏa thuận) người đi vay phải
có nghĩa vụ hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
1.2. Khái niệm tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn là những khoản vay có thời hạn đến dưới 1 năm, được xác
định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng,
loại tín dụng này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong Ngân hàng.
1.3. Bản chất của tín dụng
Tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh giữa người đi vay và người cho
vay, nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ thể cho vay này sang
chủ thể khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế xã hội.
- Tín dụng trước hết chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền hoặc tài
sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác chứ không làm thay đổi giá trị sử
dụng của chúng.
- Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được hoàn trả.
- Giá trị của tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao nhờ
lợi tức tín dụng.
1.4. Chức năng của tín dụng
a. Chức năng tập trung và phân phối vốn:
Đây là chức năng cơ bản của tín dụng nhằm điều tiết vốn từ nơi “thừa” sang
nơi “thiếu” để đầu tư phát triển.
Phân phối vốn dưới hình thức tín dụng được thực hiện bằng 2 cách:
- Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn nhưng tạm

thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó cho nhu cầu sản xuất,
kinh doanh, tiêu dùng.
4
- Phân phối gián tiếp: là việc phân phối vốn thông qua các tổ chức tài chính
trung gian như là: Ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng, công ty tài chính, hợp
tác xã tín dụng.
b. Chức năng tạo tiền:
Quá trình tạo ra tiền của Ngân hàng được thực hiện thông qua các hoạt
động tín dụng và tổ chức thanh toán trong hệ thống Ngân hàng.
c. Kiểm soát các hoạt động kinh tế:
Nhằm mục đích bảo tồn vốn của mình, khi các tổ chức tín dụng cho vay đều
yêu cầu người đi vay phải có tài sản thế chấp, phải có phương án khả thi trong
việc sử dụng tiền vay của khách hàng.
Thông qua nghiệp vụ trung gian thanh toán hộ, ngân hàng có điều kiện tăng
cường kiểm soát đồng tiền các hoạt động của các đơn vị kinh tế.
1.5. Vai trò của tín dụng


Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa phát triển
- Tín dụng là nguồn cung ứng tạm thời cho các tổ chức kinh tế trong xã hội.
- Tín dụng là một trong những công cụ để tập trung vốn hữu hiệu trong nền
kinh tế, thúc đẩy tích tụ vốn cho các xí nghiệp, các tổ chưc kinh tế. Cụ thể:
+ Đối với doanh nghiệp: tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm – đầu tư.
+ Đối với xã hội: tín dụng làm tăng hiệu suấ sử dụng vốn.

Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả
Trong quá trình thực hiện chức năng tập trung và phân phối tiền tệ, tín dụng
đã góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông.Từ đó, làm giảm áp
lực lạm phát, góp phần làm ổn định tiền tệ.
Tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các

doanh nghiệp đảm bảo và phát triển sản xuất kinh doanh, sản phẩm hàng hóa tạo
ra ngày càng nhiều đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao của toàn xã hội
góp phần ổn định giá cả thị trường trong nước.

Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định trật tự
xã hội
Khả năng cung ứng vốn của tín dụng tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa
và dịch vụ ngày càng gia tăng, thúc đẩy phát triển kinh tế. Từ đó làm thỏa mãn
và nâng cao đời sống người dân.
5
Tín dụng cung ứng vốn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt
động SXKD, qua đó giúp giải quyết nạn thất nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm
cho người lao động.

Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng
giao lưu quốc tế.
Sự phát triển của tín dụng không chỉ ở phạm vi quốc nội mà còn mở rộng ra
phạm vi quốc tế. Nhờ đó nó thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, giúp đỡ
và giải quyết các nhu cầu lẫn nhau trong quá trình phát triển đi lên của mỗi nước,
làm cho các nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển.
1.6. Phân loại tín dụng

Căn cứ theo thời hạn:
- Tín dụng ngắn hạn: là những khoản vay có thời hạn đến dưới 1 năm, được
xác định phù hợp với chu kỳ SXKD và khả năng trả nợ của khách hàng, loại tín
dụng này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong Ngân hàng.
- Tín dụng trung hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 1 năm đến dưới 5
năm. Được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở
rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm. Loại tín

dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến đổi mới
quy trình công nghệ, cơ sở hạ tầng có thời gian hoàn vốn lâu.

Căn cứ theo tính chất đảm bảo của các khoản vay:
- Tín dụng có đảm bảo: các khoản vốn tín dụng khi phát vay đều có hàng
hóa, vật tư hay tài sản tương đương để đảm bảo.
- Tín dụng không có đảm bảo: các khoản tín dụng khi phát vay không cần
có hàng hóa, vật tư, tài sản đảm bảo mà chỉ dựa vào uy tín, sự tín nhiệm đối với
các tổ chức, cá nhân để cấp vốn tín dụng.

Căn cứ vào đối tượng tín dụng:
- Tín dụng vốn lưu động: được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các
tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu…
- Tín dụng vốn cố định: được sử dụng để hình thành vốn cố định.

Căn cứ vào chủ thể tín dụng:
- Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp
được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.
6
- Tín dụng Ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng, các tổ chức tín
dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân.
- Tín dụng Nhà nước: Là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước biểu hiện
là người đi vay, người cho vay là dân chúng, các tổ chức kinh tế, Ngân hàng và
nước ngoài. Mục đích đi vay của tín dụng Nhà nước là để bù đắp bội chi ngân
sách nhà nước.

Căn cứ vào đối tượng trả nợ:
- Tín dụng trực tiếp: người đi vay cũng là người trực tiếp trả nợ.
- Tín dụng gián tiếp: người đi vay và người trả nợ là hai đối tượng khác
nhau.


Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay:
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng cấp phát cho các
doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Tín dụng tiêu dùng: cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
- Tín dụng nông nghiệp: để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón,
thuốc trừ sâu, con giống, giống cây trồng…
1.7. Nguyên tắc tín dụng
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi vay
theo đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng
Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín dụng là giao dịch cung cầu về
vốn, tín dụng chỉ là giao dịch quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định.
Trong khoảng thời gian cam kết giao dịch, Ngân hàng và bên đi vay thỏa thuận
trong hợp đồng rằng Ngân hàng sẽ chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị
nhất định cho bên đi vay. Khi kết thúc kỳ hạn, bên đi vay phải hoàn trả quyền
này cho Ngân hàng (trả nợ gốc) với một khoản chi phí (lợi tức và phí) nhất định
cho việc sử dụng vốn vay.
Về phương diện hạch toán, nguyên tắc này là nguyên tắc về tính bảo tồn
của tín dụng: tiền vay phải được đảm bảo giá trị, tiền vay phải đảm bảo thu hồi
được cả gốc và lãi khi đến hạn. Nguyên tắc này được đề ra nhằm đảm bảo cho
các Ngân hàng tồn tại và hoạt động một cách bình thường.

Nguyên tắc 2: Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đã thỏa thuận trong
hợp đồng tín dụng và có hiệu quả kinh tế
7
Tín dụng cung ứng cho nền kinh tế phải hướng đến mục tiêu và yêu cầu về
phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Tín dụng đúng mục đích
và có hiệu quả không những là nguyên tắc mà còn được coi là phương châm của

hoạt động tín dụng.
Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu đã
được bên vay trình bày với Ngân hàng và đã được Ngân hàng cho vay chấp nhận.
Ngân hàng có quyền từ chối và hủy bỏ mọi nhu cầu vay vốn không được sử dụng
đúng mục đích đã thỏa thuận. Việc sử dụng vốn sai mục đích thể hiện sự thất tín
của bên đi vay và hứa hẹn những rủi ro cho khoản tiền đã phát vay.

Nguyên tắc 3: Vốn vay phải có đảm bảo
Đảm bảo tiền vay là người đi vay phải chứng tỏ được tính chắc chắn của
việc trả nợ gốc và lãi theo thỏa thuận bằng năng lực tài chính, uy tín của mình
hoặc bằng tài sản. Nguyên tắc này không những giúp Ngân hàng có khả năng thu
hồi được vốn vay khi người đi vay không tôn trọng hợp đồng mà còn có ý nghĩa
thúc giục người đi vay phải trả nợ nếu không họ sẽ mất uy tín hoặc tài sản đã
đảm bảo cho khoản vay.
1.8. Hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng là hợp đồng kinh tế mang tính chất dân sự, được ký kết
giữa Ngân hàng với một pháp nhân hay thể nhân vay vốn. Đây là một văn bản có
tính pháp lý cao đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Sau khi quyết định
cho vay, Ngân hàng và khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng
phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, cách thức giải
ngân và sử dụng vốn vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, phuơng thức và kỳ
hạn trả nợ, hình thức đảm bảo tiền vay, giá trị tài sản đảm bảo, biện pháp xử lý
tài sản đảm bảo, chuyển nhượng hoặc không chuyển nhượng hợp đồng tín dụng
và những cam kết khác được các bên thỏa thuận. Hợp đồng tín dụng gồm:
- Hợp đồng tín dụng dùng cho khách hàng là pháp nhân và doanh nghiệp tư
nhân, công ty hợp danh.
- Hợp đồng tín dụng dùng cho khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp
tác.
- Sổ vay vốn dùng cho khách hàng là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp vay vốn không phải đảm bảo tiền vay theo quy định.

8
1.9. Điều kiện vay vốn
Điều kiện cho vay là những yêu cầu của Ngân hàng đối với các bên để làm căn
cứ xem xét và quyết định thiết lập quan hệ tín dụng khi khách hàng đáp ứng đủ
các điều kiện sau:

Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
+ Pháp nhân: được công nhận là pháp nhân theo Điều 94 và Điều 96 Bộ
Luật dân sự và các quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tư nhân phải có đủ năng lực
pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
+ Hộ gia đình, cá nhân: đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với Ngân
hàng là chủ hộ hoặc người đại diện của hộ; chủ hộ hoặc người đại diện phải có
đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
+ Tổ hợp tác: hoạt động theo Điều 120 Bộ Luật dân sự. Đại diện của tổ
hợp tác phải đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.
+ Công ty hợp danh: thành viên hợp danh của công ty phải có đủ năng lực
pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo Luật doanh nghiệp
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh,dịch vụ khả thi và hiệu
quả.
- Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ,
NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam.

Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài:
Khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp
luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nhà nước mà

pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân.
1.10. Đảm bảo tín dụng
Đảm bảo tín dụng là một cơ sở giúp Ngân hàng có thể thu hồi nguồn vốn đã
cho vay của mình khi khách hàng đã mất khả năng thanh toán nợ. Đây là giải
pháp phòng ngừa mất vốn ngoài ý muốn của Ngân hàng, là giải pháp cuối cùng
9
mà Ngân hàng bắt buộc phải tiến hành phát mãi tài sản cầm cố, thế chấp để thu
hồi vốn. Trong thực tế hoạt động có hai hình thức đảm bảo tín dụng sau:
- Đảm bảo đối nhân: Là một hợp đồng thông qua đó người bảo lãnh hứa
cam kết với Ngân hàng trong trường hợp khách hàng vay vốn bị mất khả năng
thanh toán cho Ngân hàng. Nếu khi đến hạn mà bên vay không có khả năng trả
được nợ thì người bảo lãnh phải đứng ra trả nợ cho Ngân hàng.
- Đảm bảo đối vật: Là hình thức dùng tài sản có giá trị để đảm bảo trong
việc vay vốn của khách hàng đối với Ngân hàng. Nếu tới hạn thanh toán mà
khách hàng vay vốn mất khả năng trả nợ thì Ngân hàng sẽ phát mãi tài sản này để
thu hồi vốn.

Cơ chế đảm bảo tín dụng:
- Đối với hộ gia đình:
+ Ngân hàng cho vay đến 10 triệu đồng, người đi vay không phải thế chấp
tài sản, chỉ nộp kèm theo đơn xin vay và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Đối với các hộ làm kinh tế hàng hóa, kinh tế trang trại, Ngân hàng cho
vay trên 10 triệu đồng, người đi vay phải thực hiện các quy định đảm bảo tiền
vay của Ngân hàng.
- Đối với hợp tác xã sản xuất, kinh doanh tùy từng trường hợp cụ thể các
Ngân hàng áp dụng một trong các hình thức sau:
+ Thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định của Ngân hàng.
+ Được lấy tài sản của các thành viên Ban quản lý làm đảm bảo tiền vay.
+ Đuợc lấy tài sản hình thành từ vốn vay làm đảm bảo tiền vay nhưng mức
cho vay tối đa bằng với vốn tự có của hợp tác xã.

- Đối với doanh nghiệp:
+ Các doanh nghiệp nhà nước, được Nhà nước giao nhiệm vụ làm đầu mối
thu mua để xuất khẩu gạo, nhập khẩu phân bón, được dùng tài sản hình thành từ
vốn vay làm đảm bảo tiền vay.
+ Đối với các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm khác vay vốn Ngân
hàng thì thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định của Ngân hàng.
1.11. Đối tượng cho vay của Ngân hàng

Ngân hàng cho vay các đối tượng như:
- Dùng tiền vay để mua các giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc thiết bị bao
gồm cả thuế giá trị gia tăng nằm trong tổng giá trị lô hàng và các khoản chi phí
10
để khách hàng thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, phương án phục vụ đời sống.
- Số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu mà khách hàng phải nộp để làm thủ tục
xuất, nhập khẩu…
- Số lãi tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng cho vay trong thời gian thi
công, chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung,
dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản trả lãi được tính trong giá trị tài sản
cố định đó.
- Số tiền khách hàng vay để trả cho các khoản vay tài chính (bằng tiền) ở
nước ngoài mà các khoản vay đó đã được tổ chức tài chính trong nước bảo lãnh.

Ngân hàng không cho vay các đối tuợng dùng tiền vay với mục đích:
- Dùng tiền vay để đóng thuế trực tiếp cho Ngân sách Nhà nước.
- Dùng tiền vay để trả nợ gốc và lãi vay cho tổ chức tín dụng khác.
- Dùng tiền vay trả cho tổ chức tín dụng cho vay vốn (trừ trường hợp cho
vay số lãi tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng cho vay trong thời gian thi công,
chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung, dài hạn
để đầu tư tài sản cố định mà khoản trả lãi được tính trong giá trị tài sản cố định

đó).
- Dùng tiền vay để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài tài
sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng.
- Dùng tiền vay để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch
mà pháp luật cấm.
- Dùng tiền vay để đáp ứng nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp
luật cấm.
1.12. Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian mà bên vay được quyền sử dụng vốn
vay và được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến khi hết thời
điểm trả nợ gốc và lãi vay. Thời hạn cho vay được các bên thỏa thuận phù hợp
với chu kỳ SXKD hàng hóa, chăn nuôi, trồng trọt…
- Tín dụng ngắn hạn: các khoản vay có thời hạn cho vay đến 1 năm.
- Tín dụng trung hạn: các khoản vay có thời hạn cho vay trên 1 năm đến
dưới 5 năm.
- Tín dụng dài hạn: các khoản vay có thời hạn cho vay trên 5 năm.
11
1.13. Các phương thức cho vay
NHNo&PTNT Việt Nam áp dụng các phương thức cho vay sau:
- Cho vay từng lần.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng.
- Cho vay theo dự án đầu tư.
- Cho vay trả góp.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng.
- Cho vay hợp vốn.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi.
Tuy nhiên Ngân hàng chỉ áp dụng 2 phương thức cho vay phổ biến nhất là
phương thức cho vay từng lần và phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng.
1.14. Mức cho vay

Ngân hàng nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vốn của
khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo tiền vay, khả năng hoàn trả nợ của khách
hàng, khả năng nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10%
trong tổng nhu cầu vốn vay.
- Đối với cho vay trung, dài hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu
20% trong tổng nhu cầu vốn vay.
Trường hợp khách hàng có tín nhiệm (được xếp loại A theo tiêu thức phân loại
khách hàng của NHNo&PTNT Việt Nam); khách hàng là hộ gia đình sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp vay vốn không phải đảm bảo bằng tài sản; nếu vốn tự có
thấp hơn quy định trên, giao cho Giám đốc Ngân hàng nơi cho vay quyết định.
1.15. Các khái niệm về nợ, phân loại nợ

Dư nợ cho vay: Là số tiền mà khách hàng còn thiếu Ngân hàng, bao gồm nợ
trong hạn, nợ gia hạn điều chỉnh và nợ quá hạn tại một thời điểm nhất định. Đây
luôn là phần tài sản sinh lời lớn và quan trọng của các Ngân hàng.

Doanh số thu nợ: Là số tiền mà Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào
một thời điểm nhất định nào đó.

Nợ xấu: Là số tiền khách hàng chưa hoàn trả cho Ngân hàng cả gốc và lãi
khi đáo hạn hợp đồng tín dụng mà không làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ
12
hạn với nguyên nhân hợp lý. Việc phân loại nợ căn cứ theo Quyết định số
493/2005/QĐ – NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành và Quyết
định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ – NHNN.
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
+ Nợ còn trong hạn, chưa đến thời hạn thanh toán và được Ngân hàng
đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả vốn gốc và lãi đúng hạn.
+ Khách hàng không còn món nợ nào khác đã quá hạn.

+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày mà được Ngân hàng đánh giá là có
khả năng thu hồi cả gốc và lãi đã quá hạn và thu hồi đầy đủ cả vốn gốc và lãi
đúng thời hạn còn lại.
- Nhóm 2: Nợ cần chú ý
+ Nợ đã quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
+ Nợ đã được cơ cấu lại thời gian trả nợ trong hạn.
+ Những khoản nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và
lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng bị suy giảm khả năng trả nợ.
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày.
+ Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10
ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh lại kỳ hạn nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2
theo quy định.
+ Nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi khi
đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
+ Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
+ Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2.
+ Các khoản nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao.
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
+ Các khoản nợ khoanh chờ xử lý.
13
+ Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày
trở lên theo hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 quá hạn theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần thứ 2.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên kể cả chưa bị

quá hạn hay đã quá hạn.
+ Các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi.
1.16. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng
a. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng,
phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Trong đó dư nợ bình
quân được tính theo công thức sau:
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình quân =
2
Doanh số thu nợ ngắn hạn
VQVTD ngắn hạn (vòng) =
Dư nợ ngắn hạn bình quân
b. Chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định khả năng đầu tư của một đồng vốn huy động.
Tổng dư nợ
Dư nợ / Tổng vốn huy động (%) = * 100%
Tổng vốn huy động
c. Chỉ tiêu nợ xấu ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ của Ngân hàng, có chỉ tiêu này
thấp dưới 5% cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng cao.
Nợ xấu ngắn hạn
Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn/Tổng dư nợ ngắn hạn(%) = * 100%
Tổng dư nợ ngắn hạn
d. Hệ số thu nợ ngắn hạn
14
Chỉ số này nói lên hiệu quả thu hồi nợ của Ngân hàng cao hay thấp. Ngân
hàng có hệ số thu nợ gần bằng 1 tức là công tác thu hồi nợ khá chất lượng.
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Hệ số thu nợ ngắn hạn (%) = * 100%

Doanh số cho vay ngắn hạn
e. Dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ
Chỉ số này dùng để phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như thế có hợp lý
hay chưa và nếu chưa hợp lý thì có giải pháp điều chỉnh kịp thời.
Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ ngắn hạn / Tổng dư nợ (%) = * 100%
Tổng dư nợ
f. Dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động ngắn hạn
Chỉ số này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động ngắn hạn của Ngân
hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn thì
khả năng huy động vốn ngắn hạn ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì
ngân hàng sử dụng vốn huy động ngắn hạn không hiệu quả.
Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ ngắn hạn / Vốn huy động ngắn hạn (lần) =
Vốn huy động ngắn hạn
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÁI NƯỚC
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo & PTNT huyện Cái Nước
2.1.1. Giới thiệu khái quát
15
Tên đơn vị: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam –
Chi nhánh huyện Cái Nước.
Trụ sở chính đặt tại: Đường 19/05, khóm 2, thị trấn Cái Nước, huyện Cái
Nước, tỉnh Cà Mau.
Điện thoại: 07803.883750 – 883751
Fax: 07803.883570
Hình thức sở hữu: Nhà nước
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 01/10/1988, NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Nước
được thành lập và trực thuộc sự quản lý của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh

tỉnh Cà Mau.
NHNo&PTNT Việt Nam huyện Cái Nước hoạt động chủ yếu trên địa bàn
thị trấn Cái Nước. Vị trí đặt tại trung tâm thị trấn Cái Nước nên rất thuận tiện cho
việc kinh doanh của Ngân hàng. Ngày nay NHNo&PTNT huyện Cái Nước đã có
mạng lưới hoạt động kinh doanh tương đối rộng lớn so với các Chi nhánh Ngân
hàng khác trong tỉnh (do lượng khách hàng quá đông nên đã mở thêm hai phòng
Giao dịch tại xã Phú Hưng và xã Trần Thới) với phương châm “ Cho vay để phục
vụ kinh doanh”.
Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, được sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc
Ngân hàng cấp trên cùng với sự điều hành của Ban lãnh đạo trong Ngân hàng,
Chính quyền địa phương; song song đó là sự hăng say, nhiệt tình, yêu nghề, tận
tụy với công việc của cán bộ công nhân viên chức Ngân hàng. Từ đó Ngân hàng
đã không ngừng phấn đấu đưa hoạt động Ngân hàng phục vụ ngày càng có hiệu
quả thiết thực cho việc thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo của
Huyện, cải thiện nâng cao đời sống nhân dân, tạo được uy tín đối với khách
hàng, đặc biệt là bà con nông dân tại Huyện góp phần vào việc xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội của Huyện.
2.2. Sản phẩm kinh doanh chủ yếu của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Cái
Nước
 Kinh doanh tiền tệ
 Tín dụng
 Thanh toán và dịch vụ
 Cầm đồ.
16
2.3. Bộ máy tổ chức, quản lý của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Cái
Nước
2.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Cái Nước
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
- Giám đốc (GĐ) : Là người chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ

kinh doanh theo quyền hạn của Chi nhánh mình:
 Xem xét nội dung thẩm định do Phòng Kế hoạch kinh doanh trình lên để
quyết định cho vay hay không cho vay.
 Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay và các hồ sơ do
Ngân hàng và khách hàng cùng lập.
 Quyết định các biện pháp xử lý nợ.
- Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động tại
Phòng nghiệp vụ Kinh doanh và Phòng Giao dịch trực thuộc.
- Phó Giám đốc phụ trách Kế toán: Phụ trách việc huy động vốn, kinh
doanh ngoại tệ và các dịch vụ mà Ngân hàng thực hiện.
- Phòng Kế hoạch kinh doanh:
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG GIAO
DỊCH
PHÒNG HC
NHÂN SỰ
PHÒNG KẾ
TOÁN NQ
PHÒNG KẾ
HOẠCH KD
17
+ Trưởng phòng: chịu trách nhiệm về các công việc sau:
 Phân công cán bộ tín dụng (CBTD) phụ trách địa bàn hoặc các khách
hàng, kiểm tra đôn đốc CBTD trong việc thực hiện đầy đủ quy chế cho vay của
NHNN Việt Nam.
 Thực hiện các nghiệp vụ cho vay và kiểm soát nội dung thẩm định của
CBTD, tiến hành tái thẩm định hồ sơ vay vốn (nếu thấy cần thiết), gia hạn nợ
gốc, lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi và ghi ý kiến của mình trên các hồ sơ
kể trên.

+ Phó phòng: có nhiệm vụ trình ký, xem xét các vấn đề phát sinh trong
phòng và báo cáo với Ban lãnh đạo các vấn đề xảy ra khi Trưởng phòng đi vắng.
+ Cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định: là người chịu trách nhiệm về khoản
vay do mình thực hiện và được phân công các công việc sau:
 Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn; xác định nhu cầu vốn cho vay
theo địa bàn, ngành, khách hàng; mở sổ theo dõi cho vay, thu nợ.
 Giải thích, hướng dẫn khách hàng các quy định về cho vay và hướng dẫn
khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
 Thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay từ chối cho vay
sau khi có quyết định của Giám đốc hoặc người được ủy quyền.
 Nhận hồ sơ và thẩm định các trường hợp khách hàng đề nghị gia hạn nợ
gốc, lãi; điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi.
 Lưu giữ hồ sơ theo quy định.
- Phòng Kế toán – Ngân quỹ: Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc
sau:
+ Kiểm tra danh mục hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn.
+ Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền vay.
+ Làm thủ tục giải ngân theo quyết định của Giám đốc hay người được ủy
quyền.
+ Hạch toán các nghiệp vụ: cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, thu lãi,
chuyển tiền,…
+ Tiến hành sao kê hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, sao kê nợ đến hạn, quá
hạn cung cấp cho CBTD theo quy định hiện hành về chế độ kế toán.
+ Lưu giữ hồ sơ vay vốn, hồ sơ pháp lý của khách hàng theo quy định.
18
- Phòng Hành chính nhân sự:
+ Giúp Giám đốc quản lý toàn diện cán bộ, nhân viên trong toàn đơn vị.
+ Giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế, quy định về quản lý lao động,
tài sản, phòng cháy chữa cháy tại đơn vị, về đảm bảo an ninh trật tự, nội quy cơ
quan.

+ Quản lý và sử dụng con dấu; lưu trữ văn bản theo đúng quy định của pháp
luật.
+ Tiếp nhận, luân chuyển giấy tờ, cônh văn, ấn phẩm đi, đến đúng địa chỉ;
tuân thủ mọi thủ tục về quản lý hành chính, văn thư.
+ Thực hiện theo dõi, quản lý các tài sản của đơn vị về hiện vật, hiện trạng
của tài sản.
+ Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.
- Phòng Giao dịch:
+ Huy động tiền gửi trong nước bằng nội tệ và ngoại tệ.
+ Tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi theo hợp đồng tín dụng.
+ Mở tài khoản tiền gửi và làm dịch vụ chuyển tiền.
+ Tổng hợp, báo cáo thống kê theo quy định.
2.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Cái
Nước giai đoạn 2009 – 2011.
Lợi nhuận của Ngân hàng phụ thuộc vào tổng thu nhập và tổng chi phí. Qua
bảng số liệu trên cho ta thấy được kết quả hoạt động kinh doanh của
NHNo&PTNT huyện Cái Nước là rất tốt. Nhìn chung các chỉ tiêu về thu nhập,
chi phí, lợi nhuận của Ngân hàng đều tăng qua các năm 2009 – 2011.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện
Cái Nước giai đoạn 2009 – 2011
ĐVT: triệu đồng
Kết quả hoạt động kinh doanh SO SÁNH
19
2010/2009 2011/2010
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm

2011
Số
tiền
%
Số
tiền
%
1. Thu nhập 41.350 50.329 66.914 8.979 21,71 16.585 32,95
Thu lãi cho vay 31.801 34.712 46.861 2.911 9,15 12.149 35
Thu từ hoạt động
dịch vụ
2.894 7.601 10.033 4.707 162,65 2.432 32
Thu nhập khác 6.655 8.016 10.020 1.361 20,45 2.004 25
2. Chi phí 31.453 38.405 42.980 6.952 22,1 4.575 11,91
Trả lãi tiền gửi 7.733 9.560 18.260 1.827 23,63 8.700 91
Trả lãi tiền vay 11.958 15.056 8.320 3.098 25,91 -6.736 -44,74
Chi hoạt động
dịch vụ
688 1.125 1.860 437 63,52 735 65,33
Chi phí nhân viên 1.436 1.856 2.795 420 29,25 939 50,59
Chi phí quản lý 1.390 2.105 2.565 715 51,44 460 21,85
Chi phí về tài sản 990 1.126 1.335 136 13,74 209 18,56
Chi phí dự phòng,
bảo hiểm
7.202 7.502 7.745 300 4,17 243 3,24
Chi phí khác 56 75 100 19 33,93 25 33,33
3. Lợi nhuận 9.897
11.92
4
23.934 2.027 20,48 12.010 100,72

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Nước)
Hình 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Cái Nước
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy:
+ Thu nhập của NHNo&PTNT huyện Cái Nước tăng đều qua 3 năm; tốc độ
tăng của năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể là năm 2010 thu nhập đạt 50.329
triệu đồng tăng so với năm 2009 là 8.979 triệu đồng, chiếm 21,71%. Đến năm
20
2011 thì mức thu nhập tăng lên đáng kể đạt 66.914 triệu đồng, tăng 16.585 triệu
đồng, chiếm 32,95% so với năm 2010.
+ Song song với thu nhập thì chi phí cũng có xu hướng tăng dần qua 3 năm.
Năm 2010 chi phí Ngân hàng tăng 22,1% so với năm 2009; năm 2011 chi phí
tăng 11,91% so với năm 2010.
+ Về mặt lợi nhuận: Ngân hàng luôn đạt lợi nhuận qua 3 năm 2009, 2010,
2011 và lợi nhuận có sự biến động qua các năm. Năm 2010 Ngân hàng đạt lợi
nhuận 11.924 triệu đồng, so với năm 2009 thì lợi nhuận đã tăng 2.027 triệu đồng
chiếm tỷ lệ 20,48%. Lợi nhuận năm 2011 đạt 23.934 triệu đồng đã tăng 12.010
triệu đồng so với năm 2010, chiếm tỷ lệ 100,72%.
Tóm lại: Mặc dù chi phí đều tăng qua các năm nhưng thu nhập của Ngân hàng
vẫn tăng cao hơn chi phí, Ngân hàng luôn đạt lợi nhuận. Đạt được kết quả như
trên là do sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng đã không
ngừng sáng tạo, làm việc tích cực, đưa hoạt động Ngân hàng ngày một đi lên.
Chi nhánh đã thích ứng nhanh chóng và vô cùng linh hoạt trước những biến động
không ngừng và phức tạp của thị trường. Chi nhánh đã duy trì được mức độ an
toàn về vốn và tài sản, luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho người dân trong
Huyện, góp phần từng bước cải thiện đời sống vật chất cho người dân. Đồng thời
tạo được nguồn thu nhập cho Ngân hàng.
2.5. Mục tiêu phát triển của NHNo&PTNT huyện Cái Nước trong năm 2012
2.5.1. Phương hướng kinh doanh
Năm 2012 NHNo&PTNT huyện Cái Nước tiếp tục tập trung nâng cao chất
lượng tín dụng, tăng trưởng dư nợ, mua bán ngoại tệ và thu dịch vụ ngoài tín

dụng, hạn chế tỷ lệ nợ xấu và nợ xử lý rủi ro, mở rộng cho vay hộ sản xuất kinh
doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang sản xuất kinh doanh có hiệu quả;
khắc phục không để âm quỹ thu nhập vào những tháng đầu năm.
2.5.2. Mục tiêu kinh doanh năm 2012
a. Mục tiêu chung
Trước những khó khăn và thách thức đã được dự báo trong năm 2012 và
tình hình, đặc điểm riêng của NHNo&PTNT huyện Cái Nước, AGRIBANK Cái
Nước xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2012 vẫn là thực hiện những định hướng
đưa ra của NHNo&PTNT Việt Nam, đó là tăng trưởng tín dụng thận trọng, tăng
cường kiểm soát chặt chẽ các khoản vay mới, nâng cao chất lượng tín dụng, tích
cực xử lý và thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro. Đồng thời thực hiện tiết kiệm chi
phí, nâng cao hiệu suất làm việc của cán bộ công nhân viên, phấn đấu đạt mức
21
tăng trưởng cả năm theo định hướng của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Cà Mau
đã đề ra. Lợi nhuận mang lại đảm bảo đủ lương cho đơn vị và có tích lũy.
b. Mục tiêu cụ thể
 Tổng dư nợ tăng trưởng tối đa 10% so với năm 2011 (250.575 triệu
đồng) tương đương 275.632 triệu đồng.
 Cơ cấu dư nợ tín dụng trung, dài hạn chiếm 30%/tổng dư nợ.
 Tỷ lệ nợ xấu và nợ xử lý rủi ro dưới 7%. Trong đó, riêng nợ xấu chiếm
tỷ lệ dưới 5%/tổng dư nợ.
 Mua bán ngoại tệ đạt từ 100.000 – 200.000USD.
 Thu dịch vụ ngoài tín dụng đạt 10%/tổng doanh thu.
 Đảm bảo đủ lương kinh doanh cho toàn thể cán bộ công nhân viên theo
quy định.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP HUYỆN CÁI NƯỚC GIAI ĐOẠN 2009 – 2011.
22
3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNo&PTNT huyện Cái

Nước giai đoạn 2009 – 2011.
3.1.1. Phân tích tình hình nguồn vốn của Ngân hàng
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng
vai trò hết sức quan trọng, bởi nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như
hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn của Chi nhánh gồm:
- Nguồn vốn huy động: Ngân hàng được toàn quyền sử dụng sau khi đã
trích lại một phần theo tỷ lệ đảm bảo do NHNN quy định, đồng thời có trách
nhiệm trả gốc và lãi đúng hạn cho khách hàng.
- Nguồn vốn NHTW: Chi nhánh ngân hàng vay vốn NHTW khi rất cần
thiết, không huy động được nguồn vốn kịp thời.
Bảng 3.1: Tình hình nguồn vốn giai đoạn 2009 – 2011
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
SO SÁNH
2010/2009 2011/2010
Số tiền % Số tiền %
Vốn huy
động
133.346 208.770 325.600 75.424 56,56 116.830 55,96
Vay NHTW 90.576 56.230 45.260 -34.346 -37,92 -10.970 -19,51
Tổng cộng
223.92
2
265.000 370.860 41.078 18,34 105.860 39,95

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán NHNo&PTNT huyện Cái Nước)
Nhìn chung, tổng nguồn vốn của ngân hàng đều tăng qua 3 năm 2009 – 2011.
Cụ thể, năm 2009 tổng nguồn vốn là 223.922 triệu đồng, qua năm 2010 là
265.000 triệu đồng, tăng 41.078 triệu đồng so với năm 2009, tăng tương ứng với
tỷ lệ 18,34%. Đến năm 2011, tổng nguồn vốn đạt tới 370.860 triệu đồng, tăng
đến 105.860 triệu đồng, với tốc độ tăng là 39,95%. Qua đó, cho thấy hoạt động
của chi nhánh ngày càng phát triển, quy mô về vốn ngày càng tăng qua các năm.
Sự gia tăng nguồn vốn do xuất phát từ nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế
trong địa bàn huyện Cái Nước. Ngoài ra, trong thời gian qua ngân hàng đã áp
dụng những định hướng, chính sách đúng đắn với chế độ lãi suất hấp dẫn nên đã
duy trì được khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới, từ đó công
tác huy động vốn tại chi nhánh luôn đạt hiệu quả cao.
23
Hình 3.1: Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Cái Nước

Vốn huy động:
Nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm đều tăng, năm 2010 là
208.770 triệu đồng, tăng 75.424 triệu đồng so với năm 2009, tương đương với
56,56% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2011 là 325.600 triệu đồng, tăng
116.830 triệu đồng so với năm 2010, chiếm tỷ lệ 55,96% trong tổng nguồn vốn.
Nguyên nhân là do các thành phần kinh tế ở địa phương làm ăn có hiệu quả
nên có phần tiền dôi ra để gửi vào ngân hàng nhằm sinh lời, đồng thời cũng giúp
họ tránh được rủi ro khi giữ tiền ở nhà. Bên cạnh đó, ngân hàng còn đẩy mạnh
công tác huy động vốn nhàn rỗi tại chỗ với nhiều hình thức và mức lãi suất phù
hợp, thay đổi cơ cấu kỳ hạn huy động phù hợp với yêu cầu của khách hàng và
nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị, hạn chế việc sử dụng vốn ngân hàng cấp trên,
chú trọng nguồn vốn có kỳ hạn mang tính ổn định.

Vốn vay NHTW:
Nguồn vốn vay NHTW của ngân hàng đều giảm qua các năm. Năm 2010 là

56.230 triệu đồng, giảm 34.346 triệu đồng so với năm 2009, tương đương giảm
37,92% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2011 là 45.260 triệu đồng, giảm 10.970
triệu đồng, tương đương giảm 19,51% trong tổng nguồn vốn.
Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động tại chỗ của Chi nhánh liên tục tăng,
vì thế chi nhánh có thể đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của người dân nên đã giảm
bớt lượng tiền vay từ NHTW. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng muốn giảm bớt phần
chi phí lãi vay từ NHTW nên đã không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn,
giảm bớt nguồn vốn đi vay để đạt hiệu quả kinh doanh cao. Điều này cho thấy
chi nhánh đã không ngừng đổi mới phương pháp quảng cáo, tiếp thị, quảng bá
thương hiệu, thay đổi phong cách phục vụ khách hàng, đa dạng các công cụ huy
24
động vốn nhiều hơn để làm tăng nguồn vốn huy động tại địa phương và làm giảm
nguồn vốn đi vay xuống, bởi vì nguồn vốn đi vay cấp trên nhiều thì có ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
3.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn ngắn hạn của Ngân hàng
Nguồn vốn huy động ngắn hạn là nguồn vốn quan trọng và rất cần thiết,
đồng thời nó chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn của các NHTM. Cũng
như các NHTM khác, NHNo&PTNT huyện Cái Nước coi nhiệm vụ huy động
vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư và cung cấp tín dụng
cho những người dân co nhu cầu vốn trong huyện. Chính vì vậy vốn huy động
ngắn hạn góp phần quan trọng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn ngắn hạn giai đoạn 2009 – 2011
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011

SO SÁNH
2010/2009 2011/2010
Số tiền % Số tiền %
1. Tiền gửi
của các
TCKT
5.765 8.765 14.680 3.000 52,04 5.915 67,48
2. Tiền gửi
Kho bạc
11.546 19.546 7.000 8.000 69,29 -12.546 -64,19
3. Tiền gửi
không kỳ
hạn
2.902 20.621 30.000 17.719 610,58 9.379 45,48
4. TGTK
dưới 12
tháng
111.815 170.815 273.920 59.000 52,77 103.105 60,36
Vốn huy
động ngắn
hạn
132.02
8
219.74
7
325.600 87.719 66,44 105.853 48,17
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán NHNo&PTNT huyện Cái Nước).
25

×