Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu về nhập siêu của Việt Nam qua các năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 56 trang )


 
LỜI MỞ ĐẦU
Đối với các nước đang phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa và mở cửa hội nhập
kinh tế, thâm hụt cán cân thương mại là một hiện tượng khá phổ biến vì yêu cầu nhập
khẩu rất lớn trong khi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế, do đó mức tăng
trưởng xuất khẩu trong ngắn hạn không thể bù đắp thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, nếu
tình trạ
ng này diễn ra thường xuyên và dai dẳng cho thấy, sự yếu kém trong điều tiết kinh
tế vĩ mô và hậu quả đối với nền kinh tế rất trầm trọng.
Ở Việt Nam, nhập siêu đã kéo dài liên tục từ những năm 1990 trở lại đây.Trong suốt
quá trình phát triển kinh tế kéo dài hơn 20 năm, Việt Nam chỉ xuất siêu duy nhất một lần
năm 1992.Việc nhập siêu liên tục trong một khoảng thờ
i gian dài như vậy đã để lại nhiều
hệ lụy cho nền kinh tế, cũng như mang đến nhũng rủi ro có thể gặp phải trong tương lai.
Có thể nói nhập siêu đã trở thành nút thắt của nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô hiện nay và đã
thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu kinh tế và
giới doanh nhân cả nước. Tuy vậy, tình hình vẫn chưa được cải thiện đáng k
ể.
Thông qua đề tài, nhóm nghiên cứu hy vọng đưa ra một bức tranh bao quát về tình
hình nhập siêu của nước ta, các nguyên nhân chính dẫn đến nhập siêu, phân tích đánh giá
các giải pháp kiềm chế nhập siêu của chính phủ và các chuyên gia, từ đó đưa ra kết luận
và các giải pháp của nhóm.
Phương pháp chủ yếu nhóm sử dụng là phương pháp phân tích, thống kê.Nghiên cứu
sử dụng rất nhiều thông tin và số liệu từ các nguồn khác nhau kể cả trong nước và ngoài
n
ước. Các số liệu dùng để phân tích tình hình nhập siêu được tổng hợp chủ yếu từ nguồn
đã được Tổng cục thống kê, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao công bố.
Bài nghiên cứu được chia làm 3 chương. Chương đầu tiên tập hợp những lý luận cơ
bản về nhập siêu. Trong chương này, nhóm đưa ra định nghĩa nhập siêu, các yếu tố tác
động đến nhập siêu, những hiệu quả tích cực cũ


ng như các rủi ro nhập siêu có thể gây ra

 
cho nền kinh tế và một số bài học kinh nghiệm giải quyết nhập siêu của các nước
ASEAN. Chương thứ hai đi sâu vào tình hình xuất nhập khẩu và thực trạng nhập siêu của
Việt Nam. Chương cuối cùng sưu tầm tập hợp các giải pháp kiềm chế nhập siêu của
Chính phủ, các ý kiến, nhận định của chuyên gia và một số giải pháp đề xuất của nhóm.
Trong phạm vi thời gian hạn hẹp, nhóm
đã rất cố gắng tìm kiếm thông tin để thực
hiện nghiên cứu một cách toàn diện nhất. Tuy nhiên, do giới hạn về kiến thức và phương
pháp nghiên cứu nên nhóm không tránh khỏi thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được sự
đóng góp của hội đồng đánh giá để đề tài này được hoàn thiện hơn.










 
 

 
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHẬP SIÊU
1. Nhập siêu và các khái niệm liên quan ....................................................................... 5
2. Các yếu tố tác động đến nhập siêu ............................................................................ 5

2.1. Tác động của tỷ giá hối đoái ................................................................................ 5
2.2. Tác động của việc thay đổi thu nhập ở nước xuất khẩu và nước nhập khẩu 7
2.3. Cơ cấu và chu kỳ kinh tế ..................................................................................... 7
2.4. Sự mất cân đối giữa tổng đầu tư và tiết kiệm .................................................... 8
2.5. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch .......................................................................... 9
3. Tác động của nhập siêu đến nề
n kinh tế ................................................................... 9
3.1. Các tác động tích cực ........................................................................................... 9
3.2. Những rủi ro do nhập siêu ................................................................................ 10
4. Bài học giải quyết tình trạng nhập siêu từ các nước ASEAN ............................... 11
CHƯƠNG 2: TÌNH TRẠNG NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM QUA
CÁC NĂM
 
1. TÌNH TRẠNG NHẬP SIÊU .................................................................................... 13
1.1. Thực trạng nhập siêu Việt Nam giai đoạn 1990- nay ............................................ 13
1.2. Mặt hàng nhập siêu .................................................................................................. 14
1.3. Thị trường nhập siêu ................................................................................................ 17
1.4. Các nhận định về nhập siêu ..................................................................................... 19
1.4.1. Tình hình nhập siêu ........................................................................................ 19
1.4.2. Mặt hàng nhập siêu ........................................................................................ 20
1.4.3. Vấn nạn nhập siêu từ Trung Quốc................................................................ 21
1.5. Nguyên nhân nhập siêu ............................................................................................ 24
1.5.1. Nhà nước .......................................................................................................... 24
1.5.2. Doanh nghiệp .................................................................................................. 26

 
1.5.3. Người dân ........................................................................................................ 28
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIẢM NHẬP SIÊU VIỆT NAM 
1. Giải pháp Nhà nước, Bộ, Ngành năm 2011 ............................................................ 30
2. Giải pháp, nhận định của các chuyên gia ............................................................... 35

3. Các đề xuất của nhóm .............................................................................................. 42
3.1. Các giải pháp ngắn hạn. .................................................................................... 42
3.1.1. Cơ quan nhà nước ....................................................................................... 42
3.1.2. Doanh nghiệp ............................................................................................... 42
3.2. Các giải pháp dài hạn ........................................................................................ 43
3.2.1. Tái cơ cấu nền kinh tế ................................................................................. 43
3.2.2. Tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam .................................. 44
3.2.3. Gia tăng giá trị mặt hàng xuất khẩu ......................................................... 45
3.2.4. Xuất khẩu bằng giá CIF, nhập khẩu bằng giá FOB ................................ 46
3.2.5. Phát triển du lịch – ngành “xuất khẩu tại chỗ
” ....................................... 47
3.2.6. Thu hút kiều hối .......................................................................................... 48
3.2.7. Đẩy mạnh “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” .................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 53
 Tiếng Anh ............................................................................................................... 53
 Tiếng Việt ............................................................................................................... 54
 




 
CHƯƠNG 1: CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
NHẬP SIÊU
1. Nhập siêu và các khái niệm liên quan
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tham gia trao đổi hàng hóa bởi vì tài
nguyên thiên nhiên ở mỗi quốc gia là không bằng nhau. Quá trình đó gọi là thương
mại quốc tế. Từ thương mại quốc tế hình thành nên hai khái niệm xuất khẩu và nhập
khẩu.Những sản phẩm hay dịch vụ bán cho các nước khác được gọi là xuất khẩu;
ngược lại, những sản phẩm, dịch vụ

mua từ các nước khác được định nghĩa là nhập
khẩu. Cán cân thương mại là sự chênh lệch giữa giá trị thể hiện bằng tiền của xuất
khẩu (kim ngạch xuất khẩu) và giá trị thể hiện bằng tiền của nhập khẩu (kim ngạch
nhập khẩu). Sự hiểu biết về cán cân thương mại đã bắt đầu manh nha từ giữa thế kỷ
16 ở châu Âu trong s
ố những người theo trường phái trọng thương. Ví dụ như, trong
cuốn “A Discourse of the Common Weal of this Realm of England”, tác giả
Elizabeth Lamon và William Cunningham đã trích dẫn một câu nói của giới trọng
thương như sau “Chúng ta phải luôn luôn lưu ý rằng ta không bao giờ mua hàng của
những kẻ lạ mặt nhiều hơn ta bán cho họ, bởi vì nếu thế thì ta đã tự làm nghèo mình
đi và làm cho họ giàu lên”.
2. Các yếu tố tác động đến nhập siêu
2.1. Tác động của tỷ giá h
ối đoái
Theo các quan niệm truyền thống, tỷ giá ảnh hưởng rất nhiều đến nhập siêu vì nó
ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên
thị trường quốc tế. Khi giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của
hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ
hơn đố
i với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá giảm sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu
và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm.Ngược lại, khi

 
tỷ giá tăng lên, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu
ròng tăng lên.
Có thể nói theo quan điểm truyền thống, tỷ giá là nguyên nhân chính của tình
trạng nhập siêu. Tuy nhiên, gần đây, rất nhiều các bài nghiên cứu của các học giả
trên thế giới đã chứng minh, thực chất, tỷ giá không có hoặc có rất ít mối liên hệ với
thâm hụt thương mại hay nhậ
p siêu trong thực tế.

Trong một nghiên cứu so sánh ASEAN-5 (Malaysia, Singapore, Thailand,
Philippines và Indonesia) vớiNhật Bản (2003), các tác giả đã đi đến kết luận rằng dù
đã có rất nhiều lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại,
nghiên cứu của họ đã cho thấy vai trò của tỷ giá hối đoái với cán cân thương mại
của 5 nước ASEAN đã bị phóng đại quá nhiều. Trước khi thực hiện nghiên c
ứu,
người ta đã hy vọng rằng việc giảm giá đồng tiền tại 5 nước ASEAN so với đồng
Yên Nhật sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho việc cải thiện cán cân thương mại của
5 nước này. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, thực tế, cán cân thương mại của 5
nước tiếp tục thâm hụt từ năm 1986 đến năm 1995 (ngoại trừ Indonesia không quan
sát rõ được xu hướng), sau đó mới bắt
đầu tăng dần. Nhóm tác giả kết luận rằng tỷ
giá hối đoái không thể được dùng như là một biện pháp chính để điều chỉnh cán cân
thương mại của 1 nước.
Một nghiên cứu khác của tiến sĩ Micheal Hoffman (2005) cũng đã thách thức
quan niệm truyền thống về việc liệu có mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và nhập
siêu hay không.Sau khi so sánh tỷ giá hối đoái và cán cân thương m
ại của Mỹ từ
năm 1973 đến năm 2003, ông đưa ra 2 kết luận. Thứ nhất, tỷ giá hối đoái không là
nguyên nhân dẫn đến nhập siêu.Thứ hai, việc nhập siêu sẽ không dẫn đến sự mất giá
của đồng USD.
Nói tóm lại, việc tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn đến nhập siêu hay không hiện
nay vẫn còn nhiều tranh luận.Tuy nhiên, trước mắt, có thể kết luận rằng t
ỷ giá hối

 
đoái không phải là nguyên nhân chính dẫn đến nhập siêu.Vì vậy, để có cái nhìn toàn
diện hơn về nhập siêu không thể chỉ nhìn vào chính sách tỷ giá.
2.2. Tác động của việc thay đổi thu nhập ở nước xuất khẩu và nước nhập
khẩu

Những thay đổi trong tổng thu nhập quốc dân ở nước khác cũng như trong nước
có ảnh hưởng quan trọng đến cán cân thương mại và nhập siêu của nước đó. Nếu
tổngthu nhập quốc dân ở một nước tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa vào nước đó
sẽ cao hơn. Một số những nhu cầu đó có thể được đáp ứng bởi một nước khác và
làm tăng kim ngạch xuất khẩu ở nước xuất khẩu, từ đó làm giảm nhập siêu của nước
xuất khẩu (trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi). Ngượ
c lại, nếu thu
nhập quốc dân ở nước ngoài giảm, xuất khẩu sang các nước này cũng sẽ giảm, từ đó
làm tăng nhập siêu ở nước xuất khẩu.
Tương tự, tổng thu nhập quốc dân trong nước tăng sẽ khiến nhu cầu hàng hóa và
dịch vụ tăng, từ đó làm tăng nhập khẩuvà tăng nhập siêu.Mặt khác, nếu thu nhập
quốc dân giảm, nhập khẩ
u sẽ giảm và làm giảm nhập siêu.
2.3. Cơ cấu và chu kỳ kinh tế
Trong bài viết “Nhập siêu kéo dài: Tỷ giá hay cơ cấu kinh tế?” đăng trên Thời
báo Kinh tế Sài gòn, tác giả có đưa ra một nguyên nhân chính nữa của nhập siêu là
do cơ cấu kinh tế không hợp lý.Theo đó ông cho rằng thông thường khi chọn ngành
trọng điểm thường phải xem xét đến hai yếu tố là chỉ số lan tỏa nội địa và chỉ số
kích thích nh
ập khẩu. Tuy nhiên thực tế cho thấy một số ngành có tỷ trọng vốn đầu
tư khá lớn nhưng chỉ số lan tỏa nội địa thấp và chỉ số kích thích nhập khẩu cao bất
thường. Những nhóm ngành này hầu hết nằm ở khu vực công nghiệp và xây dựng.
Khi một quốc gia lựa chọn các nhóm ngành này làm ngành trọng điểm thì sẽ góp
phần làm tăng nhập siêu.

 
Chu kỳ kinh tế cũng có ảnh hưởng đến nhập siêu. Ở những quốc gia phát triển
thiên về xuất khẩu, cán cân thương mại sẽ tăng trong quá trình mở rộng kinh tế. Lý
do là do quốc gia này xuất khẩu nhiều sản phẩm hơn là nhập khẩu hàng hóa.Ngược
lại, với những quốc gia phát triển dựa vào nhu cầu nội địa, cán cân thương mại sẽ có

xu hướng giảm trong quá trình phát triển do những quốc gia này c
ần phải nhập khẩu
nhiều hàng hóa hơn bình thường để phục vụ cho sự tăng trưởng.
2.4. Sự mất cân đối giữa tổng đầu tư và tiết kiệm
Trên thời báo kinh tế Sài Gòn, tác giả Nguyễn Trí Bảo đã đưa ra một cách nhìn
khác về nhập siêu. Theo ông, thâm hụt tài khoản vãng lai (chủ yếu là nhập siêu)
chính là chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước, bởi vì thâm hụt tài khoản
vãng lai và chênh lệch tiết kiệm - đầu tư (S-I) về nguyên tắc đều được bù đắp bằng
khoản vay nợ ròng trên thị trường vốn quốc tế. Qua đó, ông giải thích vì sao sự mất
cân đối giữa tổng đầu tư và tiết kiệm dẫn đến nhập siêu.
Thứ nhất, với mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư (investment-led growth) phổ
biến ở các nước đang phát triển thì để đạt m
ục tiêu tăng trưởng đề ra, đầu tư luôn ở
mức rất cao trong thời gian dài trong khi tiết kiệm nội địa tăng không đủ để đáp ứng
nhu cầu đầu tư.
Thứ hai, nhập siêu hay tiết kiệm thấp hơn đầu tư còn do hiệu quả kinh tế của các
khoản đầu tư đặc biệt là đầu tư công thấp thể hiện qua hệ số ICOR luôn ở mức cao.
Hi
ệu quả thấp ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiết kiệm và để duy trì tăng trưởng cao
dựa vào đầu tư đương nhiên quốc gia nhập siêu phải đi vay.
Thứ ba, một trong những nguyên nhân chính làm cho mức tiết kiệm trong nước
thấp là thâm hụt ngân sách cao và kéo dài nhiều năm. Thâm hụt ngân sách cao và
kéo dài không chỉ làm trầm trọng thêm vấn nạn nhập siêu mà còn làm tăng lạm phát
kỳ vọng, tác động xấu tới ổ
n định kinh tế vĩ mô nói chung.

 
Ba nguyên nhân trên dẫn đến sự thiếu hụt giữa nhu cầu đầu tư và lượng tiết kiệm
trong nước.Lượng thiếu hụt chủ yếu được bù đắp bằng dòng vốn từ bên ngoài như
FDI, ODA và vốn đầu tư gián tiếp.Khi những dòng vốn này được đưa vào một nước

thì chúng được đăng ký là nhập khẩu, vì thế làm gia tăng tình trạng nhập siêu.
2.5. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch
Một nghiên cứu của IMF đã chứng minh các biện pháp bảo hộ mậu dịch của một
quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến nhập khẩu của quốc gia đó, mà khi nhập khẩu
thay đổi thì nhập siêu cũng thay đổi theo. Tác giả của nghiên cứu đã sử dụng mô
hình ước đoán kinh tế lượng để đo lường ảnh hưởng của các rào cản mậu dịch lên
nh
ập khẩu của các nước trên thế giới. Kết quả cho thấy sự hiện diện của thuế quan
đã làm giảm đáng kể lượng nhập khẩu. Cụ thể hơn, thuật toán ước lượng của họ cho
thấy khi nhu cầu nội địa không thay đổi, nếu thuế quan tăng 1% thìnhập khẩu của
một quốc gia sẽ giảm 2%. Ngoài thuế quan, các rào cản phi thuế quan phổ biến nhấ
t
cũng được nghiên cứu.Các tác giả chứng minh rằng ảnh hưởng của rào cản phi thuế
quan như các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu, các biện pháp bảo hộ độc
quyền cũng như các biện pháp bảo hộ về kỹ thuật đềulàm giảm sút sản lượng nhập
khẩu.
3. Tác động của nhập siêu đến nền kinh tế
3.1. Các tác động tích c
ực
Khi nói về nhập siêu, thông thường người ta chỉ cho rằng đây là hiện tượng
không tốt cho nền kinh tế.Tuy nhiên, một số nhà kinh tế nhận định rằng nhập siêu
cũng mang lại một số lợi ích.
Các nhà kinh tế này khẳng định nhập siêu dịch chuyển sản xuất của thế giới đến
những nơi có năng suất cao nhất, và nó cho phép quốc gia giữ mức tiêu dùng như cũ
trong khi vẫ
n gia tăng đầu tư trong suốt chu kỳ kinh tế. Theo quan điểm này, cán
cân thương mại bị thâm hụt dẫn đến nhập siêu khi những doanh nghiệp hay chính
10 
 
phủ của một nước đầu tư nhiều vào nguồn vốn vật chất. Việc đầu tư này sẽ mở rộng

cơ sở hạ tầng, tăng thêm công suất khai thác nguồn lực tự nhiên và ứng dụng các
công nghệ mới.Lượng tiền cần cho đầu tư bị thiếu hụt được bù đắp bằng cách vay
mượn trên thị trường tài chính quốc tế.Như thế, việ
c vay mượn quốc tế sẽ giúp cho
một quốc gia có thể đầu tư thêm mà không gây ành hưởng đến lượng tiêu thụ hiện
tại.Khi những khoản vay mượn này được hoàn trả trong tương lai, cán cân thương
mại sẽ được cải thiện và tiến đến mức thặng dư.Như vậy, nhập siêu có thể là một
dấu hiệu của một nền kinh tế thịnh vượng đang trên đà phát triển.
3.2. Những rủi ro do nhập siêu
Trong khi một lượng nhập siêu vừa phải có tác dụng kích thích nền kinh tế, thì
nhập siêu lâu dài mang đến nhiều rủi ro.
Thứ nhất, trong ngắn hạn nhập siêu có thể giảm lượng sản phẩm tiêu thụ được vì
nó làm giảm tổng chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ nội địa, và làm giảm GDP tiềm
năng khi nó hướng lao động và vốn ra khỏi những hoạt động kinh doanh xuất nhậ
p
khẩu để chuyển sang những lĩnh vực khác có năng suất thấp hơn.
Thứ nhì, trong dài hạn, nhập siêu kéo dài làm giảm lượng đầu tư vào nghiên cứu
và phát triển, do đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng năng suất và GDP.
Thứ ba, nhập siêu làm cho mức lương và lợi nhuận của các ngành công nghiệp
xuất nhập khẩu giảm sút, trong khi mức lương và lợi nhuận của các ngành khác
trong nền kinh tế gia t
ăng. Không giống như việc GDP bị giàm sút hay tăng trưởng
kinh tế bị đình trệ, điều này chỉ khiến cho thu nhập được dịch chuyển sang các
thành phần khác nhau trong nền kinh tế chứ không hoàn toàn bị mất đi. Tuy nhiên,
việc dịch chuyển này nếu quá lớn sẽ để lại hậu quả chính trị cũng như xã hội
nghiêm trọng.
11 
 
Thứ tư, nhập siêu có thể dẫn đến sự không ổn định của nền kinh tế khi quá phụ
thuộc vào nước ngoài. Nếu các nhà đầu tư hay các đối tác nước ngoài vì lý do nào

đó ngừng việc kinh doanh thì quốc gia nhập siêu dễ rơi vào khủng hoảng. Ở nhiều
nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi, việc vay nợ và thanh toán không sử
dụng đồng nội tệ dễ dẫn đế
n khoản tiền thanh toán tăng lên khi đồng nội tệ yếu đi.
Tình hình còn có thể tệ hơn khi tăng trưởng kinh tế gặp vấn đề hay khi lượng dự trữ
ngoại hối quốc gia cạn kiệt.
Ở các nước đang phát triển, có những nghiên cứu cho thấy nhập siêu cao dẫn đến
lạm phát cao.Do nhập khẩu máy móc và thiết bị nguyên nhiên liệu là chủ yếu, nên
có thể lạm phát tăng cao là do hiệu quả s
ản xuất thấp, chi phí sản xuất và giá thành
không giảm nhiều nhờ những máy móc thiết bị đã nhập khẩu.
Bên cạnh đó, nhập siêu kéo dài khiến cho các khoản nợ của một quốc gia trở nên
trầm trọng vì ngoài tiền vốn, quốc gia đó còn phải chịu thêm phần lãi suất.
4. Bài học giải quyết tình trạng nhập siêu từ các nước ASEAN
Ba quốc gia ASEAN gồm Malaysia, Thái Lan và Philippines đã nỗ lực vươn lên
để thay thế các quốc gia ngoài châu Á trong nhóm 10 thị trường xuất khẩu hàng hóa
lớn nhất vào Trung Quốc những năm gần đây.
Trong đó, Malaysia sớm thâm nhập thị trường Trung Quốc từ đầu thập kỷ 1990
với kim ngạch xuất khẩu 852 triệu Đô la Mỹ và liên tục đẩy mạnh xuất khẩu sang
thị trường này (thập kỷ 1990 tăng bình quân 20,46%/năm, trong khi xuất khẩu ra thị
trường thế giới nói chung ch
ỉ tăng 12,80%/năm), cho nên quy mô xuất khẩu sang thị
trường Trung Quốc năm 2008 đã đạt 34,644 tỉ Đô la Mỹ, chiếm 17,36% tổng kim
ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới của Malaysia.
Tương tự, Thái Lan tuy cũng thâm nhập thị trường Trung Quốc sớm và liên tục
đẩy mạnh xuất khẩu nhưng với xuất phát điểm chỉ là 386 triệu Đô la Mỹ, cho nên
12 
 
quy mô xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc của Thái Lan chỉ đứng thứ ba với
23,245 tỉ Đô la Mỹ, chiếm 13,07% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế

giới của quốc gia này.
Khác với hai quốc gia nói trên, từ xuất phát điểm chỉ là 90 triệu Đô la Mỹ năm
1990, gần hai thập kỷ vừa qua Philippines đã dồn mọi sức lực để đẩy mạnh xuất
khẩu sang Trung Quốc. Nếu như nhịp độ tăng xuất khẩu sang thị trường Trung
Quốc trong thập kỷ 1990 chỉ mới cao gấp đôi so với nhịp độ tăng xuất khẩu ra thị
trường thế giới nói chung (33,98%/năm so với 16,65%/năm), thì tám năm gần đây
các tỷ lệ này là 39%/năm và 3,6%/năm. Điều này giúp kim ngạch xuất khẩu của
Philippines chỉ riêng sang thị trường Trung Quốc
đã đạt 23,363 tỉ Đô la Mỹ, chiếm
tới 47,66% tổng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới của quốc gia này.
Có thể khẳng định, để tăng mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, cả ba
quốc gia ASEAN nói trên không thể trông chờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên
vốn rất hạn chế của mình, thay vào đó là dựa trên cơ sở phát triển của các ngành
công nghiệp phụ trợ nhằ
m cung cấp các nguyên phụ liệu, linh kiện, phụ tùng cho thị
trường Trung Quốc. Nói cách khác, sự phát triển xuất khẩu bền vững sang thị
trường Trung Quốc của Malaysia, Thái Lan, Philippines là do họ đã chiếm được
những vị trí nhất định trong các chuỗi giá trị gia tăng của Trung Quốc và góp phần
đáng kể trong các sản phẩm “made in China”. Có lẽ đây là bài học mà Việt Nam rất
cần tham khảo trong việc “giải bài toán” nhập siêu vốn đ
ang ngày càng trở nên
nghiêm trọng, trong đó chủ yếu là nhập siêu từ Trung Quốc.
Qua những gì mà ba nước Thái Lan, Malaysia và Philippines đã làm được, chúng
ta cần phải nhìn nhận lại thực trạng của nền kinh tế Việt Nam mình. Quan điểm chủ
quan của nhóm vẫn cho rằng mọi vấn đề xuất phát từ quan điểm ý thức, để giải
quyết được triệt để mọi vấn đề chúng ta cần xây dựng mộ
t nền tản ý thức tốt, thiết
lập những cơ sở, từ những điều tưởng chừng như nhỏ bé nhất đó là giáo dục mầm
non.
 

CH
1.
na
y
triệ
gia
nhậ
200
la M
HƯƠN
CỦA
TÌNH TR
1.1. Thực
BIỂU Đ
Việt Nam l
y, hầu hết V
ệu đô la Mĩ
ai đoạn 199
ập siêu tăn
06. Từ năm
Mĩ.
NG 2:
A VIỆT
ẠNG NHẬ
c trạng nhậ
ĐỒ: Tình h
là một nước
Việt Nam đ
ĩ, một con s
90- 2006, lư

ng đột biến
m 2007 trở đ
TÌNH
T NAM
ẬP SIÊU
ập siêu Việt
ình nhập si
c có truyền
đều nhập si
ố không đá
ượng nhập
bắt đầu từ
đi lượng nhậ
13 
H TRẠ
M QU
t Nam giai
êu Việt Na
m
n thống nhập
iêu, ngoại tr
áng kể so vớ
siêu dao độ
năm 2007
ập siêu Việt
ẠNG N
UA CÁ
i đoạn 1990
m giai đoạn
p siêu. Tron

trừ duy nhấ
ới lượng nh
ộng dưới 50
với lượng
t Nam luô
n
NHẬP
ÁC NĂ
0- nay
n 1990 đến
ng giai đoạ
ất năm 1992
hập siêu lúc
000 triệu đ
g nhập siêu
ng vượt mốc
P SIÊU
ĂM
nay
ạn 1990 cho
2 xuất siêu
c bấy giờ. T
đô la Mĩ. Lư
gần gấp ba
c 10000 triệ
U

o đến
39,9
Trong

ượng
a lần
ệu đô
 
B
N
xuấ
Để
bản
1.2. Mặt h
BẢNG: Trị
Nguồn: Tổn
Bảng trên
ất siêu hàng
ể có cái nhì
ng sau:


hàng nhập
ị giá Xuất-N
ng cục thốn
cho thấy ha
g thô hay m
n rõ hơn về
siêu
Nhập khẩu c
ng kê
ai xu hướn
mới tinh chế
ề mặt hàng

14 
của Việt Na
thương
ng trong xuấ
và nhập siê
xuất siêu v

am theo dan
ất nhập khẩ
êu hàng chế
và nhập siê
nh mục tiêu
ẩu.Việt Na
ế biến hoặc
êu của Việt
u chuẩn ngo
am có xu hư
c đã qua tinh
Nam ta xé
oại
ướng
h chế.
ét các

 
N
ta s
luô
đoạ
200

trên
qua
qua
lượ
cán

si
ê
Nguồn: Tổn
Bảng trên c
suất siêu m
ôn chiếm hơ
ạn 2000- 20
07 mức đón
n 100%. N
an.Tuy nhiê
a các năm.
ợng xuất siê
Tuy rằng H
n cân thươn
động vật số
êu và có xu
ng cục thốn
cho thấy ng
một lượng lớ
ơn 60% lượ
008. Mức đ
ng góp của
Ngoài ra, ta
ên, mức đó

Nếu năm 2
êu thì đến n
Hàng thô ha
ng mại, như
ống. Các lo
hướng tăng
BẢNG: H
ng kê
guyên nhân
ớn Lương th
ợng xuất siê
đóng góp củ
loại hàng n
a còn xuất
óng góp của
2000, lượng
năm 2008 đã
ay mới sơ c
ưng đó là do
oại hàng còn
g qua các nă
15 
Hàng thô ha
xuất siêu củ
hực, thực ph
êu của mục
ủa loại hàng
này vào lượn
siêu nhiên
a loại hàng

g xuất siêu c
ã giảm xuốn
chế có lượn
o ta xuất si
n lại của mụ
ăm, đáng kể
ay mới sơ ch
ủa Hàng thô
hẩm và độn
c Hàng thô
g này tăng d
ợng xuất siêu
n liệu, dầu
g này thì kh
của loại hàn
ng còn 8%.
ng xuất siêu
iêu lượng lớ
ục Hàng thô
ể có thể kể
hế
ô hay mới s
ng vật sống
hay mới sơ
dần qua các
u là hơn 90
mỡ nhờn v
hông đáng
ng này chiế
.

u , góp phầ
ớn Lương t
ô hay mới s
đến lượng N
sơ chế. Đó
g. Loại hàng
ơ chế trong
c năm, như
0%, năm 20
và vật liêu
kể và giảm
ếm khoảng
ần làm cân
thực, thực p
sơ chế đều
Nguyên liệu
là do
g này
g giai
năm
08 là
u liên
m dần
38%
bằng
phẩm
nhập
u thô

 

( k
béo
N
siê
lập
Na

đã


200
không tính n
o, sáp động
Nguồn: Tổn
Như đã ph
êu, Hàng thô
p luận nhập
Ta xem x
é
am nhập siê
ượng hóa ch
qua tinh c
ợng nhập si
06 và 2007
nhiên liệu).
g thực vật nh
B
ng cục thốn
ân tích trên
ô hay mới s

siêu để tiến
t tiếp bảng
u hóa chất
hất nhập siê
chế.Máy m
iêu. Nguyê
, lên đến 75
Ngoài ra, c
hập siêu.
ẢNG: Hàn
ng kê
n, Hàng chế
sơ chế có x
n hành Côn
g : Hàng ch
t, nguyên liệ
êu chiếm kh
móc, phương
ên liệu nhập
5- 85%.
16 
còn có đồ uố
g chế biến h
ế biến hoặc
xu hướng xu
ng nghiêp hó
hế biến hoặc
ệu và máy m
hoảng 40%
g tiện vận

p siêu khoả
ống và thuố
hoặc đã tinh
c đã tinh ch
uất siêu.Xu
óa.
c đã tinh c
móc, phươn
lượng nhập
tải và phụ
ảng 60% lư
ốc lá, các lo
h chế
hế luôn có
u hướng này
hế trên. Ta
ng tiện vận
ập siêu Hàn
ụ tùng chiếm
ượng nhập s
oại dầu mỡ,
xu hướng
y đã ủng hộ
a thấy rằng
tải và phụ t
g chế biến
m khoảng
siêu; trong
, chất
nhập

ộ cho
Việt
tùng.
hoặc
60%
năm

 
nhậ
phẩ
ngh
N
200
Việ
năm
trư
siê
Lượng máy
ập siêu của
ẩm và động
hiệp hóa cò
1.3. Thị t
Nguồn: Tổn
Bảng trên
00 đến 200
ệt Nam nhậ
m như 200
ường nhập s
êu qua EU tr




y móc, phư
a Hàng chế
g vật sống
òn chậm.
rường nhậ
BẢNG: K
ng cục thốn
cho ta thấy
09. Ta có th
ập siêu. Lư
03 đến 200
siêu của ta
rong giai đo
ương tiện v
ế biến hoặc
lại tăng n
h
ập siêu
Khối nước x
ng kê
y các khối n
hể thấy dễ
ợng nhậ
p s
5, 2007 đế
trong tươn
oạn 2000- 2
17 

vận tải nhập
đã tinh ch
hanh đáng k
xuất nhập si
nước xuất
dàng rằng
siêu của Việ
ến 2008 cho
ng lai. Ngoà
2009.
p siêu khá
hế.Tuy nhiê
kể.Điều này
iêu giai đoạ
hay nhập s
ASEAN v
ệt Nam từ t
o thấy dấu
ài ra, có thể
ổn định, c
ên, lượng lư
y chứng tỏ
ạn 2000-200
siêu của Vi
và APEC là
thị trường O
u hiệu OPE
ể thấy Việt
hiếm 2/3 lư
ương thực,

ỏ quá trình
09
iệt Nam từ
à các khối n
OPEC trong
EC có thể l
t Nam luôn
ượng
thực
công
năm
nước
g vài
là thị
xuất

 
Qu
Tru
My
Việ
Tru
Việ
Qu
ngu
khẩ
Úc
BIỂU Đ
Nguồn:
Biểu đồ c

h
uốc, Đài Lo
ung Quốc.
yanma và Ấ
ệt Nam nhậ
Lượng nhậ
ung Quốc x
ệt Nam nhậ
uốc là máy
uyên liệu d
ẩu chủ lực
c, Canada.
ĐỒ: 6 quốc g
Tổng cục t
ho ta thấy 6
oan, Hàn Q
Ngoài cá
c
Ấn Độ. Các
ập siêu chủ
ập siêu của V
xuất siêu sa
ập siêu nhiề
móc, thiết
dệt may, da
của Việt Na
Điều này
gia Việt Na
thống kê
6 quốc gia V

uốc , Thái
c nước trên
c nước này
yếu là từ k
h
Việt Nam từ
ang nước ta
ều thứ 2. C
t bị, sắt thé
a giầy, hóa
am. Trong k
cho thấy V
18 
am nhập siê
Việt Nam n
Lan và Sin
n, ta có th
đều thuộc k
hu vực này.
ừ Trung Qu
gần gấp đô
Các mặt hàn
ép, xăng dầ
chất… vốn
khi đó, ta x
Việt Nam kh
u nhiều nhấ
nhập siêu n
ngapore. Nổ
hể kể đến M

khu vực Ch
.
uốc tăng vọ
ôi lượng nh
ng Việt Nam
ầu, thuốc tr
n là các đầ
xuất siêu san
không nhập
ất giai đoạn
nhiều nhất.
ổi bật trong
Malaysia, I
hâu Á. Ta c
ọt từ năm 20
hập siêu từ
m chủ yếu
rừ sâu, phâ
ầu vào cho
ng cácc thị
siêu
từ các
n 2000-2009
Gồm có: T
g 6 nước n
Indonesia,
có thể thấy
007. Năm 2
Đài Loan, n
nhập từ T

ân bón, vải,
các ngành
trường M
ĩ,
c nước có
9

Trung
ày là
Lào,
rằng
2008,
nước
Trung
, sợi,
xuất
, EU,
công
 
ngh
còn

về
qu
a
nhậ
Na
thà
N
nhấ

đượ
trư
TP
kh
o
kim
hệ tiên tiến
n chưa phát
1.4. Các n
1.4.1. Tìn
Việt Nam l
ớng hiện đạ
nguyên liệ
a các năm t
ập siêu sẽ c
am, nguyên
ành căn bện
B
Nguồn : Tín
Các số liệu
Trong năm
ất trong khu
ợc coi là ở
ờng xuất, n
.HCM). Th
oảng 9% kh
m ngạch xuấ
n.Điều này m
t triển.
nhận định

nh hình nhậ
là nước nh
ại hóa vào n
ệu, máy mó
tại Việt Na
có ảnh hưở
n Viện trưở
nh kinh niên
BẢNG: Tỷ
nh toán từ s
u cho thấy tì
m 2010, Việ
u vực Đông
ở “mức báo
nhập khẩu (
heo GS-TS
hối lượng n
ất khẩu là 1
một lần nữ
về nhập siê
ập siêu

p siêu truy
năm 2020, t
c và phụ tù
m khiến Ch
ởng nhất địn
ởng Viện k
n của Việt N
lệ nhập siêu

số liệu Tổng
ình hình nh
ệt Nam là q
g Nam Á. C
động đỏ”,
(theo GS.T
Võ Thanh
nhập siêu củ
17,5%, thấp
19 
ữa chứng mi
êu
yền thống.
ta chấp nhậ
ùng. Tuy nh
hính phủ và
nh đến nền
kinh tế Thư
Nam (phỏng
u trên xuất
g cục thống
ập siêu tại V
quốc gia nh
Cho đến na
, cần nhanh
S Đoàn Th
Thu (ĐH K
ủa cả thế gi
p hơn tỉ lệ 2
inh nền côn

Để trở thà
ận nhập siêu
hiên, lượng
à giới quan
kinh tế. Th
ương mại c
g vấn báo Đ
khẩu giai đ
g kê
Việt Nam n
hập siêu đứ
ay, mức nh
h chóng tái
hị Hồng Vâ
Kinh tế TPH
ới. Năm 20
20% như dự
ng nghiệp h
ành nước cô
u, nhất là kh
g nhập siêu
n tâm ngày
heo PGS. T
cho rằng Nh
Đại đoàn kết
đoạn 2001-2
ngày càng tr
ứng thứ 41
hập siêu của
i cấu trúc m

ân, trường Đ
HCM), ước
010, tuy tỉ l
ự kiến nhưn
hóa của nư
ông nghiệp
hoảng nhập
ngày càng
y càng lo ng
TS Nguyễn
hập siêu đ
t, 2010).
2010
rầm trọng.
thế giới v
à
a Việt Nam
mặt hàng v
Đại học Kin
c tính VN ch
ệ nhập siêu
ng nếu tình
ớc ta
theo
p siêu
tăng
gại vì
Văn
ã t
rở

à cao
m vẫn
và thị
nh tế
hiếm
u trên
hình

20 
 
nhập siêu cứ tiếp diễn, thâm hụt vãng lai của nước ta sẽ tiếp tục trên mức báo động
thời điểm năm 2010 là trên 8% GDP, trong khi mức báo động trung bình là
5%)(theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế
TP.HCM). Theo đó, giảm nhập siêu là giải pháp bảo đảm ổn định cung cầu hàng
hóa, giá cả, tiến tới giảm lạm phát và tạo nền tảng cho sự phát triển cao hơn sau thời
hậu lạ
m phát.
1.4.2. Mặt hàng nhập siêu
Có nhiều bất cập thể hiện qua cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu của Việt
Nam.
Trong các mặt hàng xuất khẩu, nước ta có xu hướng xuất các sản phẩm thô hay
hàm lượng tinh chế thấp. Trong năm 2009, trong số 12 mặt hàng có giá trị xuất khẩu
trên 1 tỷ USD, có tới 5 mặt hàng nông nghiệp là thủy sản, gạo, gỗ, cà phê, cao su.
Trong khi đó, ta lại nhập siêu các mặt hàng có giá trị
cao như máy móc, thiết bị hay
hàng tiêu dùng cao cấp. Theo GS.TS Hoàng Thị Chỉnh (Đại học Kinh tế TP. HCM)
cơ cấu hàng hóa không cân xứng này đã gây ra nhập siêu ở nước ta. Ngoài ra, việc
nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu từ nước ngoài khiến cho chúng ta suy nghĩ.
Chẳng hạn như ngành dệt may, hàng năm sử dụng không dưới 500 triệu m² vải để
làm hàng xuất khẩu nhưng có đến 80% số vải trên phải nhập! Chỉ riêng năm 2009

nước ta nh
ập số vải trị giá gần 4,3 tỷ USD, chưa kể đến những nguyên phụ liệu khác.
Rõ ràng, trong các ngành xuất khẩu thế mạnh, ta lại phụ thuộc quá nhiều vào máy
móc, nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi đó, các doanh nghiệp
trong nước không đủ khả năng cung cấp cho các ngành hàng xuất khẩu.Điều này đã
thể hiện xuất khẩu Việt Nam chưa bền vững, chịu nhiều tác độ
ng khách quan từ giá
cả thị trường thế giới.
Một điều đáng nói là một bộ phận hàng nhập khẩu của Việt Nam là những mặt
hàng đơn giản, chất lượng thấp hay trung bình từ các nước láng giềng, đặc biệt là từ
21 
 
Trung Quốc. Câu chuyện về nhập khẩu tăm tre khiến chúng ta phải suy nghĩ. Chỉ
trong 6 tháng đầu năm 2010, lượng tăm tre nhập khẩu từ Trung Quốc vào thành
phố Hồ Chí Minh là khoảng 286 tấn, trị giá 40000 USD. Trong khi đó, tăm tre là
mặt hàng mà các doanh nghiệp có thể sản xuất được.Ngoài ra, cây tre lại rất quen
thuộc trong văn hóa và đời sống người Việt Nam.Không chỉ riêng câu chuyện tăm
tre, mà tình trạng này còn xảy ra ở các lĩnh vực khác như
nông sản.Mỗi năm, ta chi
300 USD để nhập khẩu rau quả, trong đó có những loại chứa chất độc hại. Do công
tác quản lí lỏng lẻo, nhiều mặt hàng trong nước đã sản xuất nhiều hay dư thừa
nhưng vẫn nhập. Ví dụ như trong khi clinker ở phía bắc giá 650-730 nghìn
đồng/tấn thì các DN phía nam vẫn nhập với giá 880 nghìn đồng/tấn; trong nước tồn
kho 300 nghìn tấn phân bón, trong đó có 160 nghìn tấn NPK, nhưng DN vẫn nhập
hàng trăm nghìn tấn NPK khiến cho các nhà máy sản xuất trong nước gặp khó
khăn…
1.4.3. Vấn nạn nhập siêu từ Trung Quốc
Trong các năm gần đây, Trung Quốc nổi lên như một thị trường nhập khẩu số 1 ở
Việt Nam với giá trị nhập khẩu vượt trội, gấp đôi giá trị nhập khẩu từ thị trường
nhập khẩu thứ 2 là Đài Loan. Trong năm 2010, các mặ

t hàng nhập khẩu chính từ
Trung Quốc là máy móc, thiết bị, dụng cụ (22%), vải các loại (8%), máy vi tính,
linh kiện điện tử (8%), sắt thép(8%), xăng dầu (5%), nguyên phụ liệu dệt may, da
giày (3%). Tính đến cuối tháng 4/2011, nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam đạt
gần 4,1 tỷ USD, chiếm 84% tổng nhập siêu cả nước cùng thời kỳ. Đây là các mặt
hàng không chỉ phục vụ cho sản xuất mà còn tiêu dùng. Tuy nhiên, việc nhập siêu
lâu dài từ Trung Qu
ốc sẽ gây ảnh hưởng đến nền sản xuất trong nước và cân bằng
kinh tế vĩ mô.
Về phía Trung Quốc, tại hội thảo “Thị trường Trung Quốc - cơ hội cho doanh
nghiệp Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội chiều 9/5/2011 vừa qua, Ông Đào Ngọc
Chương, Vụ phó Vụ thị trường châu Á - Thái Bình Dương cho biết, mới đây, Thứ
22 
 
trưởng Thương mại Trung Quốc Khương Tăng Vĩ thể hiện mong muốn Việt Nam
có thể áp dụng các biện pháp nhằm cải thiện tình hình mất cân bằng thương mại
song phương.
Bộ Thương mại Trung Quốc cũng sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thực lực ở
nước này sang đầu tư tại Việt Nam nhằm thu hẹp khoảng cách thương mại.
Theo trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) - thuộc Đạ
i học Kinh
tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) - trong một báo cáo mới công bố cho rằng, các ngành
sản xuất Trung Quốc thâm nhập nhiều nhất vào thị trường Việt Nam hiện nay đều
tập trung vào một số lĩnh vực như điện lực, dầu khí, cơ khí, luyện kim, khai khoáng,
hóa chất - những ngành công nghiệp "thượng nguồn" hiện đang có nhiều dự án EPC
với quy mô lớn do nhà thầu Trung Quốc thắng thầ
u đảm nhận, với chủ đầu tư đều là
các tập đoàn kinh tế trụ cột của nền kinh tế Việt Nam. VEPR nêu quan điểm: “Dù
có những quan điểm cho rằng, nhập khẩu công nghệ, thiết bị là nhằm tới kỳ vọng
nâng cao giá trị gia tăng trong tương lai, thực tế cho thấy, nhập siêu từ nước láng

giềng đang ngày càng chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng nhập siêu c
ủa Việt Nam,
mà giá trị lan tỏa về công nghệ cũng như về xã hội không cao như kỳ vọng”.
Hiện nay, có nhiều ý kiến về vấn đề nhập siêu từ Trung Quốc.
Theo GS-TS Võ Thanh Thu, nếu giải được nhập siêu từ Trung Quốc, VN có thể
giải quyết được bài toán nhập siêu, cũng là giải quyết được nhiệm vụ quan trọng
trong công tác điều hành XNK hàng hoá. Theo TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng
Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh t
ế Trung ương (CIEM) nếu giảm được lượng thiết
bị máy móc và hàng trung gian nhập về để sản xuất hàng tiêu dùng trong nước thì
có thể giảm được nhập siêu.
Vậy việc nhập siêu từ Trung Quốc có thật sự là vấn nạn? Trong Hội thảo khoa
học “Thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát và hạn chế nhập siêu” do trường Đại học Kinh
tế TPHCM tổ chức, có một số ý kiến cho rằng việc nh
ập siêu từ Trung Quốc chưa
23 
 
hẳn là “vấn nạn”, và đối phó với vấn đề nhập siêu từ Trung Quốc chưa chắc là lời
giải cho bài toán nhập siêu. Theo đó, nhập khẩu nhiều là bản chất của nền kinh tế
Việt Nam, bởi chúng ta đang trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu
không nhập siêu từ Trung Quốc, liệu Việt Nam có thể đảm bảo sẽ không nhập siêu
từ các quốc gia khác?. Hàng hóa nhập khẩu vào theo luồng vốn FDI, ODA, và v
ới
các cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam không thể can thiệp để hạn chế nhập siêu
bằng các biện pháp phi thị trường. Có ý kiến cho rằng, bài giải cho bài toán nhập
siêu từ Trung Quốc là nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước. Ngoài ra,
theo GS. TS Đào Thị Hồng Vân, việc đối đầu với một quốc gia như Trung Quốc là
điều không tưởng, do đó, để xoay chuyển tình thế, Việt Nam nên hợp tác với Trung
Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trên thực tế chúng ta không nên hoàn toàn cự tuyệt sự hỗ trợ từ phía Trung

Quốc, thế nhưng chúng ta không thể không đắn đo trước đề nghị trên bởi vì một khả
năng lớn là việc chấp nhận cho các doanh nghiệp Trung Quốc sang đầu tư ồ ạt ở
Việt Nam sẽ làm cho giá trị nhập siêu từ Trung Quốc sẽ càng lớn hơn nữa. Bởi vì
khi được trúng thầu các dự án ở Việt Nam, các nhà nhà th
ầu Trung Quốc mang theo
hầu như tất cả những gì họ có (từ Trung Quốc) để phục vụ công trình, từ máy móc,
công nghệ đến nguyên, vật liệu (chưa kể công nhân)… Chính vì vậy mà giá trị nhập
khẩu từ Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng chứ không giảm. Vì thế chúng ta cần cân
nhắc lựa chọn những ngành thật sự là cần thiết, có thể góp phần vào sự phát triển
chung của nền kinh t
ế mới cho đầu tư, không nên vì những lợi ích trước mắt mà dẫn
đến những tổn thất trong tương lai.
Câu chuyện nhập siêu từ Trung Quốc còn nhiều vấn đề cần bàn luận. Qua đó có
thể thấy giải quyết vấn đề nhập siêu của Việt Nam không đơn giản và không thể
giải quyết trong ngắn hạn.

24 
 
1.5. Nguyên nhân nhập siêu
1.5.1. Nhà nước
 Nhập siêu để phát triển đất nước
Việt Nam định hướng sẽ trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
hóa vào năm 2020. Trong khi nền sản xuất trong nước còn lạc hậu, không đáp ứng
đủ cho nhu cầu phát triển, việc nhập khẩu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia.
Thông qua con đường nhập khẩu, nước ta có cơ hội tiế
p xúc nhiều máy móc, thiết bị
hiện đại và công nghệ tiên tiến. Nhờ đó, sản xuất trong nước sẽ phát triển và xuất
khẩu cũng được nhiều sự hỗ trợ từ nhập khẩu.
 Công tác điều hành quản lí còn lỏng lẻo
Theo ý kiến của GS.TS Võ Thanh Thu và GS.TS Hoàng Thị Chỉnh, công tác điều

hành xuất nhập khẫu của ta còn kém nên dẫn đến nhập siêu. Ta chưa xây dựng được
các rào c
ản thương mại hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này dẫn đến
thế bị động trong công tác quản lí nhập khẩu khiến việc nhập khẩu tràn lan tại nước
ta. Hệ quả là sản phẩm nhập khẩu chất lượng thấp xuất hiện, nhiều sản phẩm sản
xuất được trong nước nhưng vẫn nhập, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong n
ước.
Đơn cử như hàng năm doanh nghiệp nước ta nhập khẩu hàng tỷ USD nông sản
nhưng ta chưa xác định được tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm
cho những mặt hàng này. Ngoài ra, công tác dự báo và thông tin còn hạn chế dẫn
đến tình trạng như thừa vẫn cứ nhập (phân bón), hàng hóa bán với giá rẻ (gạo)…
 Chính sách tỷ giá
Theo ông Đinh Tuấn Minh (VERP, đại học Quốc gia Hà Nội), một trong những
nguyên nhân d
ẫn đến nhập siêu đó chính là chính sách tỉ giá. Trong cơ chế tỉ giá thả
nổi, tỉ giá phụ thuộc vào cán cân thương mại và các dòng tiền khác. Mặt khác, tỉ giá
25 
 
là yếu tố điều chỉnh cán cân thương mại về trạng thái cân bằng trong mối tương
quan với các dòng vốn khác.
Ông dẫn chứng Thái Lan làm ví dụ. Đầu năm 2005, nền kinh tế Thái Lan nhập
siêu lớn. Nhờ cơ chế tỷ giá thả nổi nên đồng baht tự động bị mất giá, giúp cho nhập
siêu giảm. Xét trong một giai đoạn dài, chẳng hạn năm 2006 – 2007, khi Thái Lan
có xu hướng xuất siêu lớn, giá trị đồng baht đ
ã tăng rất nhanh. Ngược lại năm 2008,
khi nền kinh tế Thái Lan có xu hướng nhập siêu, đồng baht mất giá trở lại. Chính
nhờ cơ chế tỷ giá thả nổi như vậy nên cán cân thương mại hàng tháng của Thái Lan
luôn dao động trong trạng thái khá cân bằng trong biên độ +/– 2 tỉ USD.
Tuy nhiên, cơ chế tỉ giá của Việt Nam lại không làm được điều này. Do tỷ giá
chính thức về cơ bản là cố định nên trong hầu hết quãng thờ

i gian các năm 2006,
2007 và 2009 tốc độ nhập siêu ngày càng tăng mạnh nhưng tỷ giá thì hầu như
không thay đổi; ngược lại, trong giai đoạn nửa cuối năm 2008, bất chấp tốc độ nhập
siêu giảm dần, VND lại vẫn mất giá rất nhanh. Cơ chế tỉ giá chính thức áp đặt đã
không điều chỉnh được các hoạt động xuất nhập khẩu và gây ra tình trạng nhập siêu
ngày càng tăng tạ
i Việt Nam
 Ngành công nghiệp phụ trợ èo uột
Theo Viện nghiện cứu quản lí trung ương, công ty Daihatsu (Nhật) đã từng sang
Việt Nam tim kiếm nhà cung cấp ốc vít, nhưng đã khảo sát tới 64 doanh nghiệp
nhưng vẫn không lựa được doanh nghiệp nào đủ yêu cầu. Canon cũng phải mất một
thời gian dài mới tìm được nhà cung cấp tại Việt Nam, song 90% trong số đó là
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đến năm 2011, sau hơn 10 năm hoạt động,
tỷ lệ nội địa hóa của ngành ô tô cao nhất cũng chỉ đạt 10% (Honda Việt Nam), kế
tiếp là Toyota Việt Nam (7%). Các công ty ô tô còn lại chỉ đạt 2-4%. Hai ngành
xuất khẩu chủ lực là dệt may và da giày cũng không khá gì hơn, vẫn phụ thuộc lớn
vào nguyên phụ liệu nhập khẩu.

×