Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ ở huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 88 trang )

i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG VAY TÍN DỤNG
PHI CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ
Ở HUYỆN MỎ CÀY NAM,
TỈNH BẾN TRE
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
PGS.TS Lê Khương Ninh Lê Thị Hồng Gấm
MSSV: 4093670
Lớp: Kinh tế học
Khoá: 35
i
LỜI CAM ĐOAN
o0o
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là do chính tôi thực hiện. Sác số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực. Đề tài không trùng với
bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2012
Sinh viên thực hiện
LÊ THỊ HỒNG GẤM
LỜI CẢM TẠ
o0o
Trước tiên, em kính gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh và tất cả thầy cô của trường Đại học Cần
Thơ đã truyền đạt cho em kiến thức quý báu và cần thiết để hoàn thành đề tài
nghiên cứu này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Khương
Ninh đã tận tình quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ để em có thêm kiến thức và kĩ
năng để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Cảm ơn thầy vì những góp ý hết
sức chu đáo, hướng dẫn, sửa chữa những khuyết điểm cho em trong suốt thời


gian em thực hiện đề tài nghiên cứu.
Cám ơn sự đoàn kết, giúp đỡ của bạn bè để chúng ta cùng hoàn thành
tốt công việc học tập cũng như hoàn thiện nhân cách bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả những cô, chú, anh, chị, ở Ủy Ban
Nhân Dân tỉnh Bến Tre, Ủy Ban Nhân Dân huyện Mỏ Cày Nam, Ủy Ban
Nhân Dân các xã đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp số liệu cho
em để bài nghiên cứu này được hoàn chỉnh trung thực.
Cám ơn gia đình đã hỗ trợ, động viên trong suốt quá trình em học tập
và rèn luyện.
Cuối cùng, em kính chúc thầy Lê Khương Ninh và quý thầy, cô trường
Đại học Cần Thơ luôn dồi dào sức khỏe và thành công để đào tạo nhiều hơn
nữa những lớp sinh viên của trường. Kính chúc các cô chú, anh chị Ủy Ban
Nhân Dân tỉnh Bến Tre, Uỷ Ban Nhân Dân huyện Mỏ Cày Nam và Uỷ Ban
nhân dân các xã thuộc huyện Mỏ Cày Nam có nhiều sức khỏe và công tác
tốt.
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2012
Sinh viên thực hiện
LÊ THỊ HỒNG GẤM
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
o0o


















…………………, ngày…., tháng…., năm 2012
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
iii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
 Họ và tên người hướng dẫn: LÊ KHƯƠNG NINH
 Học vị: Phó Giáo sư – Tiến sĩ
 Chuyên ngành: Kinh tế
 Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Cần Thơ
 Tên học viên: LÊ THỊ HỒNG GẤM
 Mã số sinh viên: 4093670
 Chuyên ngành: Kinh tế học
 Tên đề tài: “Thực trạng vay tín dụng phi chính thức của các nông hộ ở
huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1.Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo




2. Về hình thức





3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài




4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn


iv



5. Nội dung và kết quả đạt được





6. Các nhận xét khác





7. Kết luận









Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2012
Giáo viên hướng dẫn
LÊ KHƯƠNG NINH
v
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
o0o



















Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2012
Giáo viên phản biện
vi
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.2.1. Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1. Phạm vi không gian 3
1.4.2. Phạm vi thời gian 3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.4. Nội dung nghiên cứu 4
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 6
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 6
2.1.1. Khái niệm nông hộ 6
2.1.2. Khái niệm tín dụng 6
2.1.3. Vai trò của tín dụng nói chung trong giảm nghèo và phát triển nông thôn
6
2.1.4. Khái niệm tín dụng phi chính thức 7
2.1.5. Vai trò của tín dụng phi chính thức đối với kinh tế nông hộ 7
2.1.6. Các loại hình tín dụng phi chính thức 8
2.1.7. Cơ sở lý luận về thực trạng vay tín dụng phi chính thức của các nông hộ
11
2.1.8. Cơ sở lý luận về quyết định vay tín dụng phi chính thức của nông hộ

12
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 18
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 18
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 19
vii
CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ
CÁC NGUỒN VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ HUYỆN MỎ CÀY NAM,
TỈNH BẾN TRE 21
3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN TỈNH BẾN TRE 21
3.1.1. Lịch sử hình thành 21
3.1.2. Vị trí địa lí 20
3.1.3. Đơn vị hành chính 22
3.1.4. Dân số 23
3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên 23
3.1.6. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh năm 2010, 2011 và 6 tháng đầu năm 2012
27
3.2. GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN MỎ CÀY NAM, TỈNH BẾN TRE 30
3.2.1. Lịch sử hình thành 30
3.2.2. Vị trí địa lí, diện tích và dân số 30
3.2.3. Đơn vị hành chính 31
3.2.4. Tài nguyên thiên nhiên 31
3.2.5. Tình hình kinh tế - xã hội huyện năm 2010, 2011 và 6 tháng đầu năm
2012 31
3.3. CÁC NGUỒN VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ HUYỆN MỎ CÀY NAM 36
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VAY TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC CỦA
NÔNG HỘ Ở HUYỆN MỎ CÀY NAM, TỈNH BẾN TRE 38
4.1. MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT 38
4.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC CỦA CÁC NÔNG HỘ
HUYỆN MỎ CÀY NAM, TỈNH BẾN TRE 43

4.2.1. Thực trạng tín dụng phi chính thức của các nông hộ huyện Mỏ Cày Nam
43
4.2.2. Nguyên nhân nông hộ vay tín dụng phi chính thức ở huyện Mỏ Cày Nam
49
4.2.3. Hậu quả phát sinh từ vay tín dụng phi chính thức của các nông hộ 54
4.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY
VỐN TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC CỦA CÁC NÔNG HỘ 55
viii
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VAY TÍN DỤNG PHI
CHÍNH THỨC Ở KHU VỰC NÔNG THÔN HUYỆN MỎ CÀY NAM,
TỈNH BẾN TRE 58
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
6.1. KẾT LUẬN 62
6.2. KIẾN NGHỊ 63
6.2.1. Đối với Chính phủ 63
6.2.2. Đối với các ngân hàng 63
6.2.3. Đối với chính quyền địa phương 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC 66


ix
DANH MỤC BIỂU BẢNG
…0…
Bảng 1: TỔNG HỢP CÁC BIẾN VỚI DẤU KỲ VỌNG TRONG MÔ HÌNH
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG QUYẾT ĐỊNH VAY TÍN DỤNG PHI CHÍNH
THỨC 14
Bảng 2: DIỄN GIẢI CÁC BIẾN PHỤ THUỘC 16
Bảng 3: MỘT SỐ CHỈ TIÊU DÂN SỐ TỈNH BẾN TRE TỪ NĂM
2007 – 2011 23

Bảng 4: MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH BẾN TRE NĂM
2010, 2011 27
Bảng 5: MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN VĂN HÓA – XÃ HỘI TỈNH BẾN
TRE NĂM 2010, 2011 28
Bảng 6: MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HUYỆN MỎ CÀY
NAM NĂM 2010, 2011 33
Bảng 7: MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN VĂN HÓA – XÃ HỘI HUYỆN MỎ
CÀY NAM NĂM 2010, 2011 34
Bảng 8: PHÂN BỐ TỶ TRỌNG HỘ TRONG CÁC XÃ KHẢO SÁT 38
Bảng 9: GIỚI TÍNH VÀ NGHỀ NGHIỆP CHÍNH CỦA CHỦ HỘ 38
Bảng 10: ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ TRONG MẪU KHẢO SÁT 39
Bảng 11: KHÓ KHĂN HỘ THƯỜNG GẶP TRONG MẪU KHẢO SÁT 42
Bảng 12: PHÂN BỐ HỘ Ở CÁC HÌNH THỨC VAY 44
Bảng 13: TỔNG SỐ CHÂN HỤI VÀ SÔ TIỀN CHƠI HỤI 46
Bảng 14: LÃI SUẤT TRUNG BÌNH VÀ SỐ TIỀN VAY CỦA CÁC HÌNH
THỨC TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC 46
Bảng 15: SỐ LẦN VAY VỐN TÍNH ĐẾN CUỐI NĂM 2011 48
Bảng 16: TỶ LỆ TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA NÔNG HỘ 50
Bảng 17 : Ý KIẾN CÁC NÔNG HỘ VỀ CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG 52
Bảng 18: ƯỚC LƯỢNG XÁC SUẤT TRẢ NỢ 52
Bảng 19: NGUYÊN NHÂN NÔNG HỘ KHÔNG MUỐN VAY VÀ MUỐN
VAY NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN TỪ NGÂN HÀNG 53
x
Bảng 20: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH PROBIT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG QUYẾT ĐỊNH VAY TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC CỦA CÁC
NÔNG HỘ Ở HUYỆN MỎ CÀY NAM 56
xi
DANH MỤC HÌNH
…0…
Hình 1. CÁC YẾU TỐ TỔNG QUAN HỢP THÀNH QUYẾT ĐỊNH VAY TÍN

DỤNG CỦA NÔNG HỘ 17
Hình 2. CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN MỎ CÀY NAM NĂM 2011 32
Hình 3. TÌNH HÌNH TUỔI ĐỜI CỦA CHỦ HỘ 41
Hình 4. TÌNH HÌNH TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT CỦA NÔNG HỘ 43
Hình 5. CƠ CẤU VAY VỐN CỦA NÔNG HỘ HUYỆN MỎ CÀY NAM 44
Hình 6. CƠ CẤU CÁC HÌNH THỨC VAY PHI CHÍNH THỨC CỦA CÁC
NÔNG HỘ HUYỆN MỎ CÀY NAM 45
xii
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu: gồm sáu chương:
Chương 1. GIỚI THIỆU: Sự cấp bách của đề tài nghiên cứu, mục tiêu, nội
dung và lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến đề tài, nội dung tập trung
vào thực trạng vay vốn tín dụng phi chính thức, những giải pháp hạn chế vay
vốn tín dụng phi chính thức.
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung chương đưa ra các lý thuyết, phương pháp nghiên cứu là công cụ
phục vụ trong quá trình nghiên cứu, chỉ rõ phương pháp nào được sử dụng cho
mục tiêu nào.
Chương 3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ CÁC NGUỒN
VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ HUYỆN MỎ CÀY NAM, TỈNH BẾN TRE:
Giới thiệu tổng quan địa bàn huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Từ điều kiện
tự nhiên đến điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp của
huyện, tình trạng kinh tế, các nguồn vốn vay của nông hộ.
Chương 4. THỰC TRẠNG VAY TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC CỦA
NÔNG HỘ Ở HUYỆN MỎ CÀY NAM, TỈNH BẾN TRE: Nội dung chính
của chương này là nêu lên thực trạng vay tín dụng phi chính thức của các nông
hộ, từ đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn vay vốn phi
chính thức để đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế hình thức vay tín dụng phi
chính thức.
Chương 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VAY TÍN DỤNG PHI

CHÍNH THỨC Ở KHU VỰC NÔNG THÔN HUYỆN MỎ CÀY NAM,
TỈNH BẾN TRE: Tổng hợp các tồn tại và nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
vay vốn phi chính thức. Từ đó, tác giả đưa ra giải pháp nhằm hạn chế vay tín
dụng phi chính thức và đồng thời nâng cao khả năng và hiệu quả tiếp cận vốn
tín dụng chính thức.
Chương 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: Tóm tắt vấn đề nghiên cứu và đề
xuất kiến nghị đến các cơ quan chức trách có thẩm quyền. Từ Chính phủ, các
ngân hàng, chính quyền địa phương đến từng nông hộ trên địa bàn huyện.
xiii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Mỏ Cày Nam là một huyện có sự đa dạng trong cơ cấu kinh tế, gồm nông
nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Nổi bật là
các ngành sản xuất và chế biến dừa trái, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản
xuất và chế biến kẹo, Các ngành này đang phát triển lớn mạnh và không
ngừng mở rộng quy mô. Tuy nhiên, Mỏ Cày Nam vẫn được xem là một huyện
có cơ cấu các hộ sản xuất nông nghiệp cao trong tỉnh, một phần cũng là do đáp
ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm trên, tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu. Huyện gồm có 16 xã với diện tích 219,8895 km
2
và có 166.474
dân. Phần lớn diện tích đất là đất canh tác nông nghiệp. Từ khi đổi mới đến nay,
bộ mặt kinh tế huyện đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa
– hiện đại hóa. Tuy nhiên, với đại bộ phận dân cư nông thôn nên đời sống nhân
dân vẫn còn khó khăn, nhất là với việc tiếp cận nguồn vốn cho sản xuất và phục
vụ đời sống nông hộ tại địa bàn. Cùng với các chính sách của Chính Phủ, nông
hộ dần tiếp cận được với nguồn vốn chính thức từ các Ngân hàng nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội, các Qũy tín dụng nhân
dân, Song, nguồn vốn từ các tổ chức trên không thể đáp ứng kịp thời và đầy

đủ đến với các nông hộ. Để có được nguồn vốn vững chắc đầu tư cho sản xuất
và đời sống một cách nhanh gọn, các nông hộ hầu hết đã chọn các hình thức vay
phi chính thức từ các tổ chức, cá nhân.
Có nhiều quan niệm về tín dụng phi chính thức. Một số quan niệm cho
rằng vay tín dụng phi chính thức là một hình thức vay nặng lãi, một số quan
niệm cho rằng đây là một hình thức vay bao gồm các giao dịch theo kiểu tài
chính trực tiếp giữa các chủ thể kinh tế nông thôn với nhau mà thông thường
không cần phải trải qua các thủ tục rườm rà và hoạt động không trong khuôn
khổ của Luật Tổ chức tín dụng. Các quan niệm cho thấy đứng trên góc độ khác
nhau sẽ có những nhận định khác nhau về hình thức vay tín dụng phi chính
thức. Không thể phủ nhận một số lợi ích mà tín dụng phi chính thức mang lại.
1
Tuy nhiên, hình thức vay này vẫn tồn tại nhiều bất cập, nhất là khi hình thức
vay tín dụng phi chính thức hoạt động ngoài khuôn khổ của luật, các hình thức
tranh chấp, kiện tụng sẽ không được giải quyết theo luật. Điều này mang lại
nhiều thiệt thòi cho các nông hộ.
Các nghiên cứu trước đây đã phân tích nguyên nhân của việc mặc dù
được xác định là đối tượng cho vay chủ yếu của các tổ chức tín dụng chính thức
nhưng nhiều người dân nông thôn (nhất là người nghèo ở những vùng xa xôi)
vẫn bị từ chối cho vay nên tiếp tục bị lệ thuộc vào tín dụng phi chính thức. Theo
các nghiên cứu này, vấn đề mấu chốt là các tổ chức tín dụng không thể điều
chỉnh lãi suất để bù đắp chi phí và rủi ro cao khi cho vay ở nông thôn do người
vay thường gặp các bất trắc khó lường ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ như
mất mùa, dịch bệnh, giá nông sản bấp bênh, trong khi lại thiếu tài sản thế chấp
và không có cơ chế bảo hiểm cây trồng, vật nuôi. Kết quả là các tổ chức tín
dụng sẽ hạn chế cho vay ở nông thôn, từ đó mở ra cơ hội cho tín dụng phi chính
thức phát triển vì người dân nông thôn rất cần vốn cho sản xuất, cần tiền để
trang trải cho các nhu cầu đột xuất (như bệnh tật, ma chay, cưới hỏi, học hành
của con cái, ) trong khi thu nhập nhiều lúc không đủ để đáp ứng.
Mục tiêu của bài viết là phân tích thực trạng vay tín dụng phi chính thức

của nông hộ huyện Mỏ Cày Nam. Trên cơ sở phân tích này, bài viết sẽ đề xuất
các giải pháp nhằm hạn chế tín dụng phi chính thức thông qua việc tăng cường
hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thức ở nông thôn, đặc biệt là ở những
vùng xa xôi.
Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Thực trạng vay tín dụng phi
chính thức của nông hộ ở huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre” để làm đề tài tốt
nghiệp và nắm bắt được tình hình vay vốn tín dụng phi chính thức của các nông
hộ ở huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Từ đó đưa ra một số giải pháp và có
những kiến nghị nhằm làm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính
thức cho nông hộ, đồng thời tìm ra lối đi đúng đắn cho nông hộ trong quyết định
tìm đến với nguồn vốn vay, vay và sử dụng nguồn vốn vay một cách có hiệu
quả.
2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài phân tích thực trạng vay tín dụng phi chính thức của các nông hộ
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến
Tre, nhằm nắm bắt được thực trạng vay tín dụng phi chính thức của các nông hộ
trên địa bàn. Từ những bất cập mà thực trạng vay tín dụng phi chính thức còn
tồn tại, bài viết đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế hoạt động vay tín dụng phi
chính thức, đồng thời nâng cao hiệu quả tiếp cận nguồn vốn chính thức để các
nông hộ có điều kiện sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ.
- Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn phi
chính thức.
- Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp hạn chế vay tín dụng phi chính thức và
nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng vay vốn tín dụng phi chính thức của các nông hộ huyện như

thế nào?
2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định chọn vay vốn phi chính thức
của các nông hộ huyện Mỏ Cày Nam?
3. Giải pháp nào được đưa ra nhằm hạn chế vay tín dụng phi chính thức của
các nông hộ?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại địa bàn các xã thuộc huyện Mỏ Cày
Nam, tỉnh Bến Tre.
1.4.2. Phạm vi thời gian
Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ bảng câu hỏi phỏng vấn các
nông hộ trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2012.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Các nông hộ ở những xã thuộc huyện Mỏ Cày Nam.
3
1.4.4. Nội dung nghiên cứu
- Giới thiệu tổng quan địa bàn nghiên cứu là huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến
Tre.
- Nghiên cứu thực trạng vay vốn tín dụng phi chính thức của các nông hộ
trên địa bàn.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn vay vốn phi chính thức
trên địa bàn huyện.
- Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp nhằm hạn chế vay tín dụng phi chính
thức, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
 Lê Thị Thúy An (2010) đã thực hiện đề tài nghiên cứu “ Nhu cầu vốn
vay của hộ sản xuất nông nghiệp tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ”. Đề
tài đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thống kê các số liệu về mục đích
vay vốn, nhu cầu vay vốn và việc sử dụng vốn vay của nông hộ. Ngoài ra, đề tài
còn sử dụng mô hình hồi quy Logit, Tobit và hồi quy đa biến để phân tích mối

quan hệ giữa các biến tuổi chủ hộ, giới tính, tổng tài sản, thu nhập, chi tiêu, đất
đai,… Kết quả mô hình hồi quy Tobit cho thấy có 4 biến độc lập (diện tích, tổng
giá trị tài sản, thu nhập và chi tiêu) có ý nghĩa ở mức 1–10%, kết quả mô hình
hồi quy Logit cho thấy 3 biến diện tích đất, tuổi của chủ hộ và tỉ lệ người phụ
thuộc có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận vốn vay của nông hộ.
Phương pháp hồi quy đa biến đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử
dụng vốn vay của nông hộ ra, kết quả cũng cho thấy nguồn vay đã ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất của nông hộ.
 Lâm Chí Dũng (2004), “Tín dụng phi chính thức ở nông thôn Miền
Trung qua một cuộc khảo sát – nhận định và giải pháp. Thông qua cuộc khảo
sát tín dụng phi chính trên các hộ mẫu ở các tỉnh nông thôn Miền Trung, bài viết
đưa ra các nhận định và giải pháp nhằm đạt đồng thời 2 mục đích:
+ Thay thế các giao dịch phi chính thức bằng giao dịch chính thức, thu hẹp
thị phần của kênh phi chính thức bằng các giải pháp có tính thị trường.
+ Hạn chế những mặc tiêu cực của thị trường phi chính thức, lành mạnh
hóa thị trường này.
4
 Nguyễn Ngọc Lam (2007) đã thực hiện đề tài “ Phân tích tình hình
tiếp cận tín dụng của nông hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Đề tài sử dụng
mô tả thống kê và phân tích kinh tế lượng để mô tả và phân tích số liệu nhằm
đánh giá thực trạng về tín dụng của các nông hộ. Bên cạnh đó, mô hình hồi quy
hàm Probit và hàm Tobit được sử dụng để kiểm tra các biến độc lập và biến phụ
thuộc để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng tại địa bàn nghiên
cứu.
 Nguyễn Văn Ngân và Lê Khương Ninh (Đại học Cần Thơ, 2005) đã
thực hiện đề tài nghiên cứu “Những nhân tố quyết định đến việc tiếp cận tín
dụng chính thức của hộ nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Đề tài tập
trung nghiên cứu những yếu tố quyết định đến việc tiếp cận tín dụng chính thức
của nông hộ. Đề tài dựa trên những nét đặc trưng của nền kinh tế xã hộ nông
thông Việt Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả đã sử

dụng mô hình Heckman 2 bước cho kết quả là các biến số tuổi, giới tính, tài sản
thế chấp, mục đích vay và trình độ học vấn của chủ hộ có mối quan hệ với khả
năng tiếp cận nguồn vốn vay chính thức.
5
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm nông hộ
Nông hộ (hộ nông dân) là nông hộ chuyên sản xuất nông nghiệp (trồng
trọt, chăn nuôi và các hoạt động kinh tế tổng hợp nhằm phục vụ cho ngành nông
nghiệp. Do cá nhân làm chủ hộ, tự thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng
các yếu tố sản xuất, sự thống nhất giữa các quá trình sản xuất, phân phối và tiêu
dùng.
Nước ta với đặc trưng nền kinh tế nông nghiệp nên số lượng các nông hộ
là rất đông. Kinh tế nông hộ là một loại hình sản xuất tồn tại và phát triển lâu
dài, có hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội, có vai trò quan trọng cơ cấu kinh tế
quốc gia. Các sản phẩm được tạo ra từ quá trình sản xuất này rất đa dạng, chất
lượng ngày càng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu mang
về một lượng ngoại tệ lớn cho quốc gia.
2.1.2. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay (ngân hàng và các
định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp, các chủ thể
khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản dưới dạng hiện vật, tiền tệ cho
bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có
trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn
thanh toán.
2.1.3. Vai trò của tín dụng nói chung trong giảm nghèo và phát triển nông
thôn
Tín dụng được các nhà kinh tế công nhận là có vai trò quan trọng trong

phát triển nông nghiệp và nông thôn. Lịch sử phát triển nông nghiệp của các
nước trên thế giới cho thấy vai trò của tín dụng là không thể thiếu, nó như một
yếu tố đầu vào quan trọng cho việc phát triển nông nghiệp. Tín dụng là yếu tố
chủ chốt phá vỡ vòng luẩn quẩn thu nhập thấp – tiết kiệm ít – sản lượng thấp.
Đặc biệt là vùng nông thôn, vì người dân hầu hết đều có thu nhập thấp. Nhờ có
tín dụng, người dân ở các vùng nông thôn có thể bắt tay vào sản xuất và nâng
6
cao thu nhập, các hoạt động thương mại, trao đổi được đẩy mạnh. Thu nhập của
các hộ gia đình tăng lên, dẫn đến sự phát triển của hệ thống tài chính nông thôn.
Bên cạnh đó, các ngành nghề sản xuất lương thực và chế biến thực phẩm và một
số ngành nghề khác có liên quan cũng phát triển theo. Như vậy, có thể nói
không những tín dụng góp phần đa dạng hóa các ngành nghề nông nghiệp mà
còn góp phần đa dạng hóa các ngành phi nông nghiệp, đa dạng sinh kế và nâng
cao thu nhập cho nông hộ nếu biết sử dụng chúng một cách hợp lý.
2.1.4. Khái niệm tín dụng phi chính thức
Khái niệm tín dụng phi chính thức được dùng với ý nghĩa tương đối, phản
ánh một thực trạng tài chính rất phức tạp ở nông thôn nước ta hiện nay. Thuật
ngữ phi chính thức là thuật ngữ được dùng để chỉ các hình thức tín dụng ngầm
hoặc nửa công khai (nhiều trường hợp là công khai) với các giao dịch không rõ
ràng, nằm ngoài sự quản lý của nhà nước (cơ bản là lãi suất). Các hình thức này
tồn tại khắp nơi và gồm nhiều loại hình như hụi, cho vay chuyên nghiệp, vay từ
họ hàng, bạn bè, làng xóm, vay từ cửa hàng vật tư,… Lãi suất, thời hạn và
những quy định cho vay tùy thuộc vào các nhân cho vay và đi vay, không phụ
thuộc vào bất cứ một luật định nào.
2.1.5. Vai trò của tín dụng phi chính thức đối với kinh tế nông hộ
Tín dụng phi chính thức mang lại nguồn vốn cho các nông hộ phục vụ sản
xuất khi mà họ chưa tiếp cận được một cách hiệu quả tín dụng chính thức, thủ
tục đơn giản, ít mất thời gian, sự quen biết làm giảm bất đối xứng trong thông
tin giữa các chủ thể.
Tín dụng phi chính thức như một phương tiện sẵn sàng và kịp thời mà

người nông dân sử dụng bất cứ khi nào họ cần đến vốn cho sản xuất cũng như
trang trải cho đời sống. Tín dụng phi chính thức còn được ví von là chất lấp đầy
khoảng trống, những mặt thiếu sót và những mặt chưa đáp ứng kịp thời của hình
thức tín dụng chính thức.
Kinh tế nông hộ phát triển được là nhờ sự nhanh nhẹn của hoạt động vay
tín dụng phi chính thức. Nông hộ sử dụng nguồn tín dụng phi chính thức cho
việc mua các vật tư, giống, phân thuốc, trang trải cho hoạt động tiêu dùng hàng
ngày như cưới hỏi, ma chay, việc học hành cho con cái,…
7
Tuy nhiên, sự rủi ro và những bất cập trong vay tín dụng phi chính thức là
rất cao.
2.1.6. Các loại hình tín dụng phi chính thức
a. Người cho vay chuyên nghiệp (vay nóng)
Người cho vay chuyên nghiệp là các tổ chức, cá nhân với các kỳ hạn
khác nhau theo mùa vụ hoặc theo kỳ hạn ngắn (ngày, tuần, tháng) có thể cho
vay bằng tiền hoặc bằng hiện vật. Đối tượng này thường là những người khá giả
ở nông thôn, có nhiều tiền hoặc hoặc có tài sản dư trong nhà nên trở thành địa
chỉ cho vay quen thuộc ở nông thôn. Những người cho vay này về cơ bản dựa
theo lãi suất thị trường khi cho vay, tuy nhiên đối với người vay nghèo, ít hoặc
không có tài sản thường phải trả lãi suất cao hơn những người khá giả có nhu
cầu vay vốn. Những người cho vay này cũng thường ấn định mức lãi suất rất
cao, đặc biệt trong trường hợp họ nắm bắt được nhu cầu cần thiết của người đi
vay (ốm đau, ma chay hay bệnh tật), những nhu cầu cấp thiết không thể không
vay để trang trải. Do nắm bắt được nhu cầu cấp thiết như vậy, người cho vay có
thể tự ấn định mức lãi suất cao để kiếm lời, nếu mức lãi suất cho vay mà vượt
ngưỡng 30% giá trị cho vay thì trở thành người cho vay nặng lãi. Do vậy gia
đình nông thôn mắc nợ có thể dễ dàng trở nên nghèo đói và lâm vào vòng lẩn
quẩn của nợ nần. Một thực tế khác nữa là những người cho vay dưới dạng hiện
vật (phân bón, thức ăn chăn nuôi, giống,…) thường cho vay với điều kiện đến
vụ thu hoạch người vay phải bán lại nông sản cho họ với mức giá họ mua vào

thường rất thấp, thậm chí thấp hơn nhiều so với giá của thương lái và những cơ
sở thu mua khác. Người chịu thiệt vẫn là nông dân, họ là những người thiếu vốn
để chủ động sản xuất và không quyết định được việc tiêu thụ hàng hóa của
mình.
b. Hụi
Đã có truyền thống rất lâu ở Việt Nam. Miền Bắc gọi là họ, miền Nam
gọi là hụi. Hụi là loại hình tín dụng tập hợp một nhóm người họp mặt định kỳ để
góp một số tiền nhất định vào quỹ chung nhằm phân phối cho từng thành viên
trong nhóm mỗi người một lần; nguyên tắc phân phối số tiền góp chung có thể
là thỏa thuận, ngẫu nhiên (bằng bốc thăm) hay đấu thầu. Do hụi mang lại lợi ích
cao hơn tự tiết kiệm và gửi ngân hàng (Besley, Coate và Loury, 1993) nên các
8
cá nhân sẽ có động cơ tập hợp với nhau để nhanh chóng có được số tiền đủ để
sử dụng cho một mục đích nào đó. Từ đây, hiện tượng thông tin bất đối xứng
lập tức xuất hiện do từng thành viên của dây hụi không thể hiểu đối tác của
mình bằng chính bản thân họ.
Mỗi họ hụi huy động tiết kiệm từ các hội viên và chỉ cho vay trong hội
với nhau. Các vấn đề như lãi suất, mức cho vay sẽ do các hội viên quyết định
thông qua dạng đấu giá, hoặc do chủ hụi định đoạt trong những cuộc họp định
kỳ. Chu kỳ của một hội kết thúc khi tất cả mọi hội viên một lần nhận được tổng
số tiền huy động tại mỗi lượt. Các hội viên thường là những người phụ nữ trong
gia đình, họ chơi hụi nhằm mục đích để tiết kiệm có sinh lời hay nhằm đáp ứng
kịp thời nhu cầu tài chính khi gặp túng thiếu. Hụi bao gồm hụi có lãi và hụi
không lãi. Hụi có lãi bao gồm hụi hưởng hoa hồng và hụi đầu thảo.
Hụi đầu thảo là hụi mà theo sự thỏa thuận giữa những người tham gia
hụi, chủ hụi được lĩnh toàn bộ các phần hụi trong một kỳ mở hụi và không phải
trả lãi cho các thành viên khác. Trong các kỳ mở hụi khác, thành viên trả lãi cao
nhất được lĩnh hụi và phải trả lãi cho các thành viên khác.
Người dân tham gia tín dụng này với nhiều mục đích là tích góp số tiền
nhỏ định kỳ đến khi có nhu cầu sử dụng thì lấy ra nhưng được sinh lời trên số

tiền đã nộp vào và phải trả thêm tiền khi chưa phải là người cuối cùng. Ví dụ:
Một dây hụi 200.000đ/tuần gồm 40 phần (một người có thể tham gia nhiều phần
hụi), hụi khui vào chủ nhật hàng tuần bằng hình thức bỏ phiếu kín, phiếu nào có
giá trị cao nhất thì được nhận tiền, lần đầu tiên khui, phần hụi bỏ cao nhất là
50.000đ, thì phần hụi đó được lấy tiền, 39 phần hụi còn lại sẽ đóng vào
150.000đ/1 phần hụi, và phần hụi thứ nhất nhận được số tiền là 39 phần hụi 
150.000đ, đến lần thứ hai phần hụi bỏ cao nhất là 60.000đ, thì phần hụi đó được
lấy số tiền là 1  200.000đ + 38  140.000đ (phần hụi hốt lần đầu tiên được
xem như đã chết và sẽ đóng vào 200.000đ cho mỗi lần khui đến kết thúc). Như
vậy, người nhận tiền đầu tiên sẽ bị lỗ càng nhiều và người nhận tiền cuối cùng
sẽ lời càng nhiều. Thường thì số tiền bỏ hụi dao động từ 15% đến 30% giá trị
của mỗi phần hụi, càng về sau thì số tiền bỏ hụi càng giảm. Và do vậy thường
không xác định chính xác lãi suất của hụi, nhưng rất cao như ví dụ trên người
đầu tiên chỉ nhận có 150.000đ của 39 phần hụi còn lại nhưng về sau phải trả cho
9
39 phần đó mỗi phần là 200.000đ. Chỉ có những người nghèo không có vốn, họ
cần vốn nên thường bỏ với số tiền cao để nhận tiền ra trước, người giàu có vốn
nhiều thì thường lấy tiền vào giai đoạn cuối của dây hụi để được lời nhiều, vì
vậy người có khả năng về tài chính thường chơi nhiều phần hụi để kiếm lời. Tuy
nhiên, do hình thức này chỉ dựa vào quen biết và niềm tin, rủi ro xảy ra là người
đã hốt hụi nhận tiền rồi bỏ trốn, chủ hụi đứng ra nộp thay vì những người chơi
hụi chỉ biết người làm chủ, khi số tiền qua lớn chủ hụi thường lựa những người
mà họ tin tưởng. [15 – 16, 4]
c. Mua chịu từ cửa hàng vật tư (tư thương)
Là hình thức mua từ cửa hàng vật tư mà không trả tiền ngay. Người mua
có thể mua các vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu,… để phục vụ cho sản xuất
mà sau đó mới trả lại khoản tiền vay, khi mà vụ mùa đã kết thúc hoặc khi nào
họ có đủ số tiền để trả cho chủ cửa hàng.
d. Vay thương lái
Vay thương lái có nghĩa là vay từ các chủ thu mua sản phẩm nông nghiệp.

Các thương lái này thực hiện hoạt động mua các nông sản mà hộ nông dân sản
xuất ra, bên cạnh đó họ thanh toán lại cho các hộ này. Song, khi các nông hộ
này sản xuất nhưng thiếu vốn hay cần trang trải cho nhu cầu gia đình thì các
nông hộ này tìm đến phương án vay mượn từ thương lái. Kết thúc vụ mùa, các
thương lái này tiếp tục đi thu mua sản phẩm từ các nông hộ và trừ đi phần vốn
mà các nông hộ này đã vay với một mức lãi suất đã ấn định trước.
e. Vay họ hàng, bạn bè, hàng xóm
Loại hình tín dụng này được hiểu là một hình thức vay từ họ hàng, bạn bè,
hàng xóm, những người có quan hệ thân thiết với họ. Đối với người vay hình
thức này tương đối an toàn vì họ có mối quan hệ gần gũi và quen biết thân
thuộc. Tín dụng loại này thường không phải trả lãi suất hoặc lãi suất tương đối
vừa phải và kỳ hạn cũng linh hoạt. Trong một cộng đồng, đôi khi hình thức này
phát huy những mặt tích cực, nó thể hiện tình tương thân, tương ái giữa con
người với con người.
f. Thuê đất
Tín dụng từ thuê đất là hình thức người có ít đất hoặc thậm chí không có
đất có nhu cầu thuê đất cho sản xuất, họ tìm đến các chủ đất và làm một hợp
10
đồng vay hoặc giấy tay hoặc thỏa thuận bằng miệng. Hình thức tín dụng này
giữa bên cho thuê đất và bên thuê đất, bên thuê đất sẽ hoàn trả lại đất cho bên
cho thuê khi hết hạn thuê. Song, trong quá trình thuê đất này, bên thuê sẽ phải
trả cho bên cho thuê một số tiền nhất định (tương ứng với một mức lãi suất đã
định sẵn) theo tháng hay theo năm, tùy theo thỏa thuận.
2.1.7. Cơ sở lý luận về thực trạng vay tín dụng phi chính thức của các
nông hộ
Sự tồn tại của tín dụng phi chính thức ở các vùng nông thôn là mối quan
tâm thường xuyên của chính phủ lẫn các nhà nghiên cứu. Lập luận thường được
sử dụng để giải thích cho nguyên nhân của sự tồn tại này là vì không có sự hiện
diện của các tổ chức tín dụng chính thức nên những người cho vay phi chính
thức gần như độc quyền, do đó lãi suất thường được ấn định rất cao. Nhận thấy

được điều đó, chính phủ nhiều nước đã thành lập các tổ chức tín dụng chính
thức ở nông thôn để nhằm hạn chế hình thức vay tín dụng phi chính thức của
nông hộ. Tuy nhiên, vì một số hạn chế mà người nông dân vẫn khó tiếp cận với
nguồn tín dụng chính thức nên họ phải vay phi chính thức để đáp ứng nhu cầu
chi tiêu phát sinh hằng ngày cũng như nhu cầu vốn trong sản xuất. Từ đó, tín
dụng phi chính thức vẫn tồn tại và thậm chí còn phát triển ở nhiều nơi. Thật vậy,
điều này được chứng minh qua các cuộc nghiên cứu trong và ngoài nước (như
Tsai, 2004; Conning và Udry, 2007; Mansuri, 2007; Boucher và Guirkinger,
2007; Fletschner, 2009; Turvey và Kong, 2010) đã ghi nhận sự hiện diện của tín
dụng phi chính thức ở nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái
Lan, Pakistan, Phi-lip-pin, Bangladesh, Kenya, Peru, Nigeria, Ghana,
Guatemala,… Ở Việt Nam, theo Barslund và Tarp (2008), có đến 36% số giao
dịch tín dụng ở nông thôn là phi chính thức; đặc biệt ở Phú Thọ, tín dụng phi
chính thức chiếm đến 50% tổng số giao dịch và ở Hà Tây (cũ) con số này là
48%. Khảo sát của Dương (2010) đối với 480 nông hộ ở An Giang cho thấy có
đến 199 hộ (41,5%) có vay phi chính thức. Theo các nghiên cứu trên, tín dụng
phi chính thức tiếp tục hiện diện ở các vùng nông thôn nhờ những ưu thế mà
các tổ chức tín dụng chính thức không có được như sự am hiểu người vay, chi
phí giao dịch thấp cũng như thủ tục giao dịch rất đơn giản và không tốn nhiều
thời gian, sự gần gũi với người vay,…
11

×