Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

giải quyết việc làm cho thanh niên huyện hòa vang, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.05 KB, 26 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



NGUYỄN VĂN BỬU




GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG



Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Đà Nẵng - 2013

Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG





Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. BÙI QUANG BÌNH




Phản biện 1: PGS. TS. Đào Hữu Hòa

Phản biện 2: PGS. TS. Phạm Hảo



Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 16
tháng 12 năm 2013.




Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin học liệu - Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan
trọng đối với mọi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát
triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam. Giải quyết việc làm

cho người lao động trong sự phát triển của thị trường lao động là tiền
đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích
cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng
lợi thế để phát triển, tiếp kịp khu vực và thế
giới.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề giải quyết việc làm,
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ chương, đường lối, chính
sách thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu
của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo nhiều việc làm cho
người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng
thời gian lao động ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện
đời sống nhân dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Qua thời gian đổi mới, cùng với những thành tựu to lớn về
tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cũng đạt được những kết quả quan
trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, đời sống
người lao động trong đó có tầng lớp thanh niên được cải thiện rõ rệt.
Thanh niên là lực lượng tiên phong trong phát triển chính trị, kinh tế
và xã hội, đồng thời cũng là lực lượng mang lại sự thay đổi và đổi
mới. Thế giới việc làm tạo môi trường cho thanh niên để họ tham gia
một cách chủ động vào xã hội, cống hiến tài năng và tầm nhìn cho
tương lao, phát triển cam kết và các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên,
tính trung bình, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao hơn từ hai đến ba
2

lần so với nhóm dân số lớn tuổi hơn, nhất là thanh niên ở nông thôn,
những vùng khó khăn.
Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, ở khu vực
huyện Hòa Vang, quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhộn nhịp.Đó là

một quy luật phát triển tất yếu, đem lại một cuộc sống văn minh, hiện
đại hơn và một nền kinh tế phát triển hơn.Song, đằng sau những biến
đổi tích cực đó còn những vấn đề xã hội khác đang cần quan tâm giải
quyết.Điển hình hơn cả là vấn đề việc làm của thanh niên vùng nông
thôn. Điều này được phát huy hiệu quả hay không phụ thuộc một
phần vào chính sách và sự quan tâm của chính quyền địa phương và
các cơ quan chức năng.
Điều đó đặt ra yêu cầu cần có sự nghiên cứu một cách cơ
bản, có hệ thống vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện
Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, đảm bảo kinh tế có thể tăng trưởng
cao, ổn định trong điều kiện Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới và khu vực. Để góp phần vào những nghiên cứu
chung đó, tôi chọn vấn đề “Giải quyết việc làm cho thanh niên
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” làm đề tài luận văn thạc sĩ,
chuyên ngành Kinh tế Phát triển.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của luận văn là góp phần làm rõ thêm những vấn
đề lý luận và thực tiễn của vấn đề lao động, việc làm, giải quyết việc
làm cho thanh niên trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta
nói chung và huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng nói riêng. Trên
cơ sở đó, đề xuất những giải pháp giải quyết việc làm cho thanh
niên trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
3

Hệ thống hoá và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về lao
động, việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên trong điều kiện
kinh tế thị trường.
Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho thanh
niên trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Xác định quan điểm và đề xuất các giải pháp giải quyết việc
làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà
Nẵng giai đoạn 2013-2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận
và thực tiễn cơ bản về giải quyết việc làm cho thanh niên, trong đó
tập trung vào những biện pháp hỗ trợ từ phía chính quyền huyện Hòa
Vang và thành phố Đà Nẵng.
Quản lý và giải quyết việc làm cho người lao động có phạm
vi rất rộng và phức tạp. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu
vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên (từ 15 - 29 tuổi) thuộc
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dưới góc độ quản lý nhà nước.
Về thời gian luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá vấn đề
giải quyết việc làm cho thanh niên đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp phân tích thực chứng, phân tích chuẩn tắc;
+ Hệ thống hoá, phân tích các tài liệu tham khảo và các kết
quả nghiên cứu của các đề tài đã được công bố;
+ Nghiên cứu khảo sát tại cơ sở.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giải quyết việc làm cho
4

thanh niên
Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm của thanh niên
huyện Hòa Vang.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp giải quyết việc làm cho
thanh niên trên địa bàn huyện Hòa Vang.
6. Tổng quan tài liệu

Vấn đề giải quyết việc làm được nghiên cứu với nhiều góc độ
khác nhau, từ nhiều tác giả và cơ quan nghiên cứu. Giá trị lớn nhất
của những công trình nghiên cứu có liên quan là nêu thực trạng và đề
xuất những giải pháp mang tính thực tiễn, nhằm giải quyết các vấn
đề có liên quan đến đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao
động. Có thể nêu một số công trình nghiên cứu có liên quan như:
Nghiên cứu của PGS.TS. Đỗ Minh Cương có tựa đề: “Phát
triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn”
Nghiên cứu này đã đi sâu vào phân tích lực lượng lao động kỹ thuật
nói chung trong đó có đề cập sâu đến hệ thống đào tạo nghề hiện nay
và kết quả của quá trình đào tạo. Nghiên cứu này tập trung vào khía
cạnh cung lao động kỹ thuật trong nền kinh tế và các giải pháp chủ
yếu để phát triển đào tạo nghề thúc đẩy cung lao động kỹ thuật cho
nền kinh tế, trong đó đã đề cập đến việc làm cho người lao động
nhưng không tập trung vào tất cả các đối tượng lao động qua đào tạo
nghề mà chủ yếu ở nhóm lao động kỹ thuật.
Một công trình trực tiếp giải quyết vấn đề việc làm đó là:
"Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam" của tác giả
TS.Nguyễn Hữu Dũng. Nghiên cứu này đi sâu và phân tích toàn diện
các chính sách giải quyết việc làm trong nền kinh tế trong những
năm cuối thế kỷ 20. Tác giả đã trình bày phủ rộng hầu hết các vấn đề
5

liên quan đến các chính sách giải quyết việc làm và đề xuất các giải
pháp giải quyết việc làm ở nước ta. Tuy nhiên công trình này không
đề cập riêng cho việc làm của lực lượng lao động thanh niên và các
vấn đề liên quan đến đối tượng này.
Hầu hết, công trình nghiên cứu đã được công bố, chủ yếu tập
trung nghiên cứu vấn đề đào tạo nghề, việc làm, giải quyết việc làm
cho người lao động do tác động, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa,

công nghiệp hóa, hội nhập ở nhiều góc độ và ở những địa phương
khác nhau. Các nghiên cứu hoặc chủ yếu tập trung cho đào tạo nghề,
hoặc riêng cho việc làm, chưa có nghiên cứu sâu về mối quan hệ
giữa đào tạo nghề và giải quyết việc làm, đặc biệt trong thanh niên,
do vậy, cần có nghiên cứu toàn diện hơn.
Trong nghiên cứu của Bùi Quang Bình (2007), đánh giá tình
hình thất nghiệp và thiếu việc làm ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào
đối tượng lao động trẻ từ 15-35 tuổi và tập trung ơ khu vực nông
thôn. Lý do cơ bản nhất của thiếu việc làm do không có nghề nghiệp
chuyên môn hay không được đào tạo nghề. Trong nghiên cứu này
cũng đề cập tới cơ chế phân bổ chi phí đào tạo giữa doanh nghiệp và
người lao động cho đào tạo nghề. Tiếp đó trong nghiên cứu năm
2011 và 2012, tác giả cũng khẳng định quá trình công nghiệp hoá đòi
hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt là phải chú
trọng đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn. Trong nghiên
cứu 2010 tác giả Bùi Quang Bình đã chỉ ra những vấn đề tồn tại của
hệ thống đào tạo nghề khu vực nông thôn và kiến nghị các giải pháp
cụ thể: (1) Các địa phương nên lập dự án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn với những ngành nghề phù hợp ; (2) Xây dựng kế hoạch
đào tạo nghề gắn với chương trình giải quyết việc làm và xoá đói
6

giảm nghèo ; (3)Có chính sách ưu đãi đối với đào tạo nghề cho lao
động nông thôn ; (4) Tuyên truyền vận động và phân luồng hướng
nghiệp cho học sinh phổ thông nông thôn. Đây có thể coi là những
gợi ý cho nghiên cứu về đề tài này.
Tác giả Tạ Đức Khánh (2009) thông qua giải thích cơ chế
vận hành của thị trường lao động đã chỉ ra rằng việc làm của lao
động chỉ có được nếu kết hợp được các nhân tố sản xuất như máy
móc, công nghệ và lao động. Nhưng lao động phải có trình độ

chuyên môn và tay nghề và do đó phải đào tạo. Đào tạo coi như một
thị trường có cung và cầu, mối quan hệ mâu thuẫn lợi ích giữa cung
và cầu này chỉ được giải quyết thông qua thị trường.
Ở Đà Nẵng, đã có những tham luận, bài viết về đào tạo nghề,
về việc làm và tạo việc làm cho người lao động như: Quy hoạch phát
triển đào tạo nghề thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 (Sở Lao động
– Thương binh và xã hội thành phố Đà Nẵng, năm 2010); Lê Minh
Hùng: Đà Nẵng dự báo nhu cầu lao động qua dạy nghề đến năm
2020 (đăng trên Tạp chí Lao động và xã hội số 356 năm 2009)










7

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO THANH NIÊN
1.1. VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC
1.1.1. Khái niệm và phân loại việc làm
Khái niệm việc làm
Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình
kinh tế, xã hội và nhân khẩu; nó thuộc loại vấn đề chủ yếu nhất của
toàn bộ đời sống xã hội.

Khái niệm việc làm của Bộ luật Lao động Việt Nam được cụ
thể hoá, có thể hiểu dưới ba dạng hoạt động sau:
- Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền
mặt hoặc hiện vật.
- Làm các công việc để thu lợi nhân cho bản thân.
- Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không
được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc
đó.
Phân loại việc làm
- Việc làm đầy đủ
- Việc làm năng suất
- Việc làm hợp lý
- ………………
1.1.2. Đặc điểm và ý nghĩa của giải quyết việc làm cho
thanh niên
a. Khái niệm giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm là một quá trình tạo ra môi trường hình
thành các chỗ làm việc và sắp xếp người lao động phù hợp với chỗ
8

làm việc để có các việc làm chất lượng, đảm bảo nhu cầu của cả
người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời đáp ứng được
mục tiêu phát triển đất nước.
b. Nội dung cơ bản của giải quyết việc làm
Một là, dự báo nguồn lao động.
Hai là, phân tích thực trạng nguồn lao động
Ba là, ban hành chính sách việc làm.
b. Đặc điểm giải quyết việc làm cho thanh niên
c. Ý nghĩa của giải quyết việc làm cho thanh niên
Giải quyết việc làm cho thanh niên có quy hoạch, kế hoạch

hợp lý thì sẽ có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội nói chung và bản
thân thanh niên nói riêng. Nhưng, nếu không có sự sắp xếp, giải quyết
hợp lý, thì giải quyết việc làm cho thanh niên sẽ tạo cho bản thân thanh
niên tính ỷ lại, trông chờ vào sự sắp xếp công việc của Nhà nước, là
thói quen ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ người Việt Nam.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO THANH NIÊN
1.2.1. Tạo việc làm mới cho thanh niên
Tiêu chí:
- Số lượng việc làm mới tạo ra trong một thời kỳ
- Tỷ lệ tăng việc làm mới so với tổng việc làm
- Cơ cấu việc làm mới được tạo ra
1.2.2. Kết nối thanh niên với các cơ sở sử dụng lao động
Các tiêu chí
- Số lượng việc làm tạo ra trong một thời kỳ từ kết nối
- Tỷ lệ tăng việc làm do hoạt động kết nối
- Cơ cấu việc làm và ngành nghề được kết nối
9

- Số lượng cơ sở được kết nối
Tỷ lệ cơ sở kết nối thu nhận lao động/ tổng cơ sở kết nối
1.2.3. Đào tạo nghề cho thanh niên
- Đào tạo nghề : Hiện nay thuật ngữ “dạy nghề” hoặc “đào tạo
nghề” được dùng rất phổ biến, đã có truyền thống, điều này cũng phù
hợp với tình hình thực tế đất nước, xã hội đòi hỏi cần phải nhấn mạnh
vai trò to lớn của ĐTN, trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp
LĐ sản xuất có tay nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH.
Các tiêu chí
- Số lượng thanh niên qua đào tạo nghề có việc làm tạo
- Tỷ lệ tăng việc làm sau khi đào tạo nghề

- Cơ cấu việc làm và ngành nghề được kết nối
- Số lượng cơ sở được kết nối
Tỷ lệ cơ sở kết nối thu nhận lao động/ tổng cơ sở kết nối
1.2.4.Giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là việc đưa người lao động trong nước ra
nước ngoài làm việc.
Các tiêu chí
- Số lượng thanh niên được xuất khẩu lao động
- Tỷ lệ tăng việc làm nhờ XKLĐ
- Cơ cấu việc làm đi xuất khẩu
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO THANH NIÊN
Giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và thanh
niên nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác nhau. Sau đây sẽ
đề cập đến một số nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng đến hoạt động tạo
việc làm.
10

1.3.1. Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, vốn,
công nghệ
1.3.2. Nhân tố sức lao động và sử dụng lao động
1.3.3. Nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách tạo việc làm
ảnh hưởng dến giải quyết việc làm cho thanh niên

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA
THANH NIÊN HUYỆN HÒA VANG
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN HOÀ VANG VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH

NIÊN
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế -
xã hội tác động đến việc làm
a. Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý
* Địa hình
Hoà Vang có 3 loại địa hình là miền núi, trung du và đồng
bằng:
Vùngđồi núi
Vùng trung du
Vùng đồng bằng
* Khí hậu, thuỷ văn
* Tài nguyên, khoáng sản
Tài nguyên đất
Tài nguyên nước
11

Tài nguyên rừng
Tài nguyên khoáng sản
b. Đặc điểm kinh tế
Trong những năm qua giá trị sản xuất các ngành kinh tế của
huyện tăng khá nhanh, giá trị sản xuất (giá thực tế) tăng từ 1.600.300
triệu đồng năm 2008 lên 5.644.100 triệu đồng năm 2012; tốc độ tăng
trưởng giá trị sản xuất của huyện bình quân giai đoạn 2008 - 2012
đạt 12,25%/năm.
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế qua các năm theo giá
thực tế
ĐVT: triệu đồng
Năm


Ngành
2008 2009 2010 2011 2012
Nông, lâm, thủy sản 656.200

726.000

707.600

890.900

985.400

Công nghiệp, XD 610.400

755.400

1.262.300

2.204.100

2.475.400

Thương mại, dịch vụ

333.700

414.300

1.212.000


1.801.900

2.183.300

Nguồn: Niên giám thống kế huyện Hòa Vang năm 2012
Bảng 2.2: Tình hình thu-chi ngân sách huyện qua các năm
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Nội dung
2008 2009 2010 2011 2012
Tổng thu NS 62.830 93.272 115.286 147.186 140.229
Tổng chi NS 178.621 215.250 220.491

348.287

408.112
Nguồn: Niên giám thống kế huyện Hòa Vang năm 2012
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch
theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ;
giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.
12

Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế huyện qua các năm
ĐVT: %
Năm

Ngành

2008 2009 2010 2011 2012
Nông, lâm, thủy sản 40,5


38,1

37,1

21,7

20,8

Công nghi

p, XD

34,2

35

35,4

30,7
29,8

Thương mại, dịch vụ 25,3

26,9

27,5

47,6


49,5

c. Điều kiện xã hội
Dân số trung bình hiện nay của huyện Hòa Vang là 124.844
người, với 30.901 hộ trong đó có 75% hộ nông lâm ngư nghiệp.
Dân cư tập trung đông đúc ở các xã vùng đồng bằng ven đô với mật
độ dân số trung bình là 1.540 người/km
2
và thưa thớt ở các xã miền
núi (Hòa Bắc 30 người/km2, Hòa Ninh 60 người/km
2
, Hoà Phú 70
người/km
2
).
Bảng 2.4: Chuyển dịch cơ cấu lao động 2008-2012
ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012
I. Dân số Người 106.910

117.453

120.806

122.945

124.844

II. Tổng số lao động Người 55.185

62.145


65.356

67.042

69.384

Lao động/dân số % 51,4

52,91

54,09

54,53

55,58

Trong đó:





1. Nông, lâm nghiệ
p và
thủy sản
Người
32.295

33.061


29.802

25.811

25.082

2. Công nghiệ
p và xây
dựng
Người
10.343

13.050

15.947

18.168

19.663

3. Thương mại, dịch vụ Người 12.380

16.033

19.607

23.062

24.638


III. Cơ cấu lao động 100

100

100

100

100

1. Nông, lâm nghiệ
p và
thủy sản
%
58,7

53,2

45,6

38,5

36,15

2. Công nghiệ
p và xây
dựng
%
18,8


21

24,4

27,1

28,34

3. Thương mại, dịch vụ % 22,5

25,8

30

34,4

35,51

Nguồn: Đề án quy hoạch ngành LĐTBXH
13

- Dân số của toàn huyện Hòa Vang theo thống kê năm 2012
là 124.844 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 86.132
người.
Bảng 2.5. Lực lượng lao động
ĐVT 2009 2010 2011 2012
I/ Ngu
ồn lao động


71.019

80.706

82.984

86.132

1/ L
ực lượng lao động Người 59.987

65.356

67.042

69.384

2/ Lao đ
ộng có việc làm Người 57.012

64.245

66.036

68.482

II/ Lao đ

ng chia theo
ngành ngh



58.285

65.356

67.042

69.384

1/ Nông
- Lâm - Thủy sản

30.997

29.802

25.811

25.082

2/ Công nghi
ệp, xây dựng

12.231

15.947

18.168


19.663

3/ Thương m
ại, dịch vụ

15.057

19.607

23.062

24.638

(Nguồn: Niên giám Thống kê Chi Cục Thống kêHuyện Hòa Vang
năm 2012)
2.1.2. Các yếu tố thuộc về thanh niên huyện Hòa Vang
ảnh hưởng đến giải quyết việc làm
a. Về số lượng thanh niên huyện Hòa Vang
Số lượng thanhn niên trên địa bàn huyện Hòa Vang năm
2012 chiếm 18,5% tổng dân số, với 23.165 người. Có 85% thanh
niên làm việc trong các ngành kinh tế và khoảng 2,7% số lthanh niên
chưa có việc làm (không kể số thanh niên trong độ tuổi đang đi học).
b. Về chất lượng thanh niên huyện Hòa Vang
Về chất lượng thanh niên: Tỷ lệ thanh niên được đào tạo
nghề chiếm 30% tổng số thanh niên, tỷ lệ thanh niên chưa đào tạo
nghề còn cao, trình độ tay nghề của thanh niên qua đào tạo chất
lượng còn thấp, chưa đáp ứng được với nhu cầu phát triển kinh tế -
14

xã hội của huyện.

c. Một số hạn chế của thanh niên huyện Hòa Vang
- Tỷ lệ lao động thanh niên qua đào tạo còn thấp, nhất là đào
tạo nghề còn thấp, chất lượng chưa cao; kỷ luật lao động, tác phong
làm việc khoa học công nghiệp vẫn chưa được hình thành…
- Cơ cấu ngành, nghề đào tạo lao động thanh niên về chuyên
môn kỹ thuật còn nhiều bất cập so với yêu cầu của phát triển kinh tế
huyện và của thị trường lao động.
2.2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH
NIÊN HUYỆN HÒA VANG
2.2.1 Thực trạng giải quyết việc làm từ tạo việc làm mới
cho thanh niên
Giải quyết việc làm cho thanh niên thông qua phát triển kinh
tế. Bảng 2.4 cho thấy tổng việc làm mới tạo ra chung hàng năm khá
lớn. Nếu năm 2009 là 5333 chỗ làm mới thì năm 2012 chỉ còn 2446,
tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế khó khăn thì điều này cũng đáng ghi
nhận.
Bảng 2.6. Tình hình tạo việc làm mới cho thanh niên
ĐVT 2009 2010 2011 2012
Tổng số việc làm tăng thêm

Người 5333

7233

1791

2446

Tổng VL tăng thêm cho TN


Người 1707

2315

573

783

(Nguồn: Niên giám Thống kê Chi Cục Thống kêHuyện Hòa Vang
năm 2012)
Việc làm mới được tạo ra ở tất cả các ngành kinh tế nhưng ngành
nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 11-15% nhưng giảm dần. Công nghiệp và
dịch vụ tạo ra hơn 80% việc làm mới, điều này cũng phù ho75o với xu
hướng chung của nền kinh tế đang quá trình CNH, HĐH.
15

Bảng 2.7. Cơ cấu việc làm mới cho thanh niên theo ngành
ĐVT 2009 2010 2011 2012
Số việc làm mới tạo ra
cho TN
VL
375

532

155

207

Nông nghiệp % 15


13

12

11

Công nghiệp % 46

43

47

44

Dịch vụ % 39

44

41

45

(Nguồn: Niên giám Thống kê Chi Cục Thống kêHuyện Hòa Vang
năm 2012)
2.2.2. Thực trạng kết nối thanh niên vói các cơ sở sử
dụng lao động
Bảng 2.8. Việc làm cho TN nhờ kết nối
ĐVT 2009 2010 2011 2012
Số lượng VL nhờ kết nối VL 546


671

195

274

Hoạt động giới thiệu việc làm

% 75

70

82

73

Hội chợ việc làm % 25

30

18

27

(Nguồn: Niên giám Thống kê Chi Cục Thống kêHuyện Hòa Vang
năm 2012)
Bảng 2.10. Việc làm nhờ đào tạo nghề
ĐVT 2009 2010 2011 2012
Số thanh niên được đào

tạo nghề
Người
983

1411

488

571

Số TN có được việc làm Người 324

579

132

211

% tìm được việc % 33

41

27

37

(Nguồn: Niên giám Thống kê Chi Cục Thống kêHuyện Hòa Vang
năm 2012)

16


2.2.4.Tình hình xuất khẩu lao động cho thanh niên
Bảng 2.11. Số việc làm nhờ xuất khẩu lao động
ĐVT 2009 2010 2011 2012
Tổng số việc làm nhờ XKLĐ Người

461

532

92

90

% LĐ XK theo chương trình
của nhà nước
%
77

81

80

75

(Nguồn: Niên giám Thống kê Chi Cục Thống kêHuyện Hòa Vang
năm 2012)
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
THANH NIÊN HUYỆN HÒA VANG
2.3.1. Một số kết quản đạt được về giải quyết việc làm

cho thanh niên huyện Hòa Vang
- Trong công tác giải quyết việc làm cho thanh niên, lãnh đạo
huyện cũng đã tham mưu UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành
nhiều chính sách vượt trội so với cả nước và các địa phương khác về
tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là thanh niên. Trong đó
phải kể đến là Chương trình “Có việc làm” trong Chương trình thành
phố “3 có”; chính sách tạo việc làm cho người lao động trong quá
trình đô thị hóa; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận lao động
thanh niên vào kèm nghề và bố trí việc làm, …
- Huyện và Thành Đoàn đã khai thác và sử dụng có hiệu quả
chương trình mục tiêu quốc gia về tạo việc làm; sử dụng và quản lý
tốt các nguồn vốn cho vay, hỗ trợ trực tiếp cho nguồn lao động trong
độ tuổi thanh niên để giúp họ có điều kiện cần thiết, có nhiều cơ hội
tìm kiếm được việc làm phù hợp.
2.3.2. Những hạn chế, trở ngại trong giải quyết việc làm
- Quy mô tạo việc làm chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm
của thanh niên, công tác giải quyết việc làm chưa tương xứng với
17

tiềm năng của huyện.
- Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong thanh niên vẫn còn
cao. Bên cạnh một bộ phận lao động bị mất việc làm do di dời giải
toả, quy hoạch chỉnh trang đô thị, số thanh niên hoàn thành nghĩa vụ
quân sự trở về, học sinh sinh viên ra trường cần việc làm, lực lượng
lao động tăng lên hàng năm.
- Công tác tư vấn, định hướng nghề cho học sinh sinh viên
chưa được phối hợp và triển khai đồng bộ, thường xuyên nên nhận
thức về việc làm của thanh niên chưa toàn diện.
- Công tác xuất khẩu lao động còn hạn chế, chưa tương xứng
với tiềm năng lao động của huyện.


CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO THANH NIÊN HUYỆN HÒA VANG
3.1.1. Một số quan điểm chung
- Giải quyết việc làm đi đôi với việc đào tạo nghề là một cấu
phần quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhanh đội
ngũ lao động có tay nghề cao là giải pháp đột phá để phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành phố.
- Giải quyết việc làm phải xuất phát từ đào tạo nghề theo yêu
cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo nghề với Đề án “Có việc
làm” trong Chương trình “Thành phố 3 có”…
3.1.2. Định hướng và mục tiêu giải quyết việc làm của
huyện Hoà Vang đến năm 2020
Một số định hướng cơ bản
18

a. Giải quyết việc làm cho lao động thanh niên trên địa bàn
phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
b. Phải đảm bảo vừa phát huy được thế mạnh của lao động
thanh niên, vừa giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và
cơ cấu lao động
c. Giải quyết việc làm cho lao động thanh niên trên cơ sở
pháp luật và đảm bảo thực hiện bình đẳng giới
Mục tiêu
- Giai đoạn 2013-2015
Phấn đấu hằng năm tăng tỷ lệ thanh niên qua đào tạo nghề từ
4-5%, đến cuối năm 2015 tỷ lệ lao động ở nông thôn huyện Hoà

Vang qua đào tạo nghề đạt tỷ lệ 55%.
Đến năm 2015 có từ 75-80% cán bộ, công chức xã là thanh
niên được đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực
quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí
làm việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành
và thực thi công vụ.
- Giai đoạn 2016-2020
Bình quân mỗi năm tăng tỷ lệ thanh niên qua đào tạo nghề từ
3-4%, đến cuối năm 2020 tỷ lệ thanh niên huyện Hoà Vang qua đào
tạo nghề đạt tỷ lệ từ 65-75%.
Đến năm 2020 khoảng 95% cán bộ, công chức xã là thanh
niên được đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực
quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀ VANG
3.2.1. Giải pháp tạo việc làm mới cho thanh niên
19

- Giải quyết việc làm thông qua tạo việc làm mới sẽ gắn với
tăng trưởng kinh tế:
3.2.2.Tăng cường kết nối thanh niên với các cơ sở sử
dụng lao động
3.2.3.Hoàn thiện và đẩy mạnh việc đào tạo, dạy nghề cho
thanh niên huyện Hoà Vang
Rà soát, bãi bỏ hoặc sửa đổi bổ sung những quy định không còn
phù hợp; xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, giải quyết việc làm cho lực
lượng lao động, trong đó ưu tiên đối tượng lao động thanh niên.
Tăng cường các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng
đào tạo nghề

- Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, chương trình và
phương pháp đào tạo theo hướng nâng cao năng lực thực hành cho
người học nghề, nhằm khắc phục hạn chế về kiến thức, kỹ năng, tác
phong, thể chất, văn hoá nghề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp,
kỹ năng làm việc nhóm mà các cơ sở đào tạo nghề chưa đầy đủ trang
bị cho người học…
Giải pháp về đẩy mạnh xã hội hoá, hợp tác quốc tế trong
đào tạo nghề
- Huy động các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho phát
triển đào tạo nghề. Ưu tiên các dự án nước ngoài để đầu tư phát triển
đào tạo nghề, đặc biệt là các dự án hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư cơ sở vật
chất, phát triển chương trình, học liệu, đào tạo bồi dưỡng giáo viên,
cán bộ quản lý…
Giải pháp về đầu tư cho đào tạo nghề
- Đầu tư cho đào tạo nghề là đầu tư cho phát triển, nhà nước
20

tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư. Nâng tỷ trọng đầu cho đào
tạo nghề trong tổng chi ngân sách thành phố. Đầu tư trọng điểm,
không dàn trải, tăng đầu tư đào tạo nghề cho thanh niên, đối tượng
chính sách, lao động vùng đô thị hoá, lao động nông thôn, người
khuyết tật, học sinh bỏ học phổ thông…
3.2.4. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
Đẩy mạnh việc xuất khẩu lao động, đưa lao động đi làm việc
ở trong và ngoài nước. Công tác xuất khẩu lao động được coi là công
tác mũi nhọn trong giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh thông qua các hoạt động ký kết hợp
đồng lao động, giới thiệu làm ra nước ngoài.
3.2.5. Các giải pháp khác
a. Thực hiện các chương trình mục tiêu giải quyết việc làm

cho thanh niên
Chương trình thanh niên lập thân, lập nghiệp: đây là
chương trình hỗ trợ thanh niên tự tạo việc làm, nhất là ở khu vực
nông thôn, bao gồm:
- Hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế hộ gia đình;
- Hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trang trại.
Chương trình thanh niên tham gia xoá đói giảm nghèo:
Cần hình thành một kênh riêng cho thanh niên để tập trung vào đối
tượng thanh niên nghèo ngoại thành, nhất là nhóm hộ gia đình trẻ,
mới tách hộ ở nông thôn, không có ruộng đất và huy động lực lượng
thanh niên tham gia xoá đói, giảm nghèo ở các thôn, xã khó khăn
Chương trình thanh niên tham gia xuất khẩu lao động:
Trong thời gian tới thanh niên ngoại thành cần được tham gia vào
21

chương trình xuất khẩu chuyên gia, vì xuất khẩu lao động hiện nay
chủ yếu là ở lứa tuổi thanh niên. Mục tiêu hướng tới là: tăng số
lượng và nâng tỷ lệ lao động thanh niên ngoại thành có nghề đi xuất
khẩu lao động; tăng thu ngoại tệ đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh, tạo việc làm cho thanh niên huyện
Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay hỗ
trợ thanh niên tạo việc làm
Vốn là nhân tố cơ bản của quá trình tăng trưởng và phát
triển kinh tế nói chung và giải quyết việc làm nói riêng. Sự gia tăng
về vốn làm gia tăng năng lực sản xuất trong nước, thúc đẩy gia tăng
sản lượng và năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hóa sản
xuất ra, tạo khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
như đất đai, lao động Hòa Vang , huy động vốn từ các nguồn vốn
Trung ương, ngân sách địa phương và từ các nguồn khác.

- Tạo việc làm cho lao động thanh niên qua Quỹ quốc gia
giải quyết việc làm
- Tạo việc làm thông qua đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn và giới thiệu việc làm của thành phố
b. Mở rộng xã hội hoá, nâng cao vai trò của chính quyền
và tổ chức đoàn thanh niên các cấp trong việc giải quyết việc làm
cho thanh niên
Xã hội hoá không chỉ là chủ trương mà còn là giải pháp quan
trọng để huy động mọi nguồn lực của xã hội vào giải quyết việc làm
là vấn đề vừa cơ bản, lâu dài vừa cấp thiết hiện nay của huyện Hòa
Vang, đặc biệt là đối với thanh niên. Xã hội hoá trong GQVL cho
thanh niên thực chất là quá trình mở rộng sự tham gia của các chủ
thể, các đối tác xã hội với các hình thức, phương thức đa dạng, linh
22

hoạt nhằm huy động tối đa nguồn lực của cộng đồng, xã hội cùng
Nhà nước tạo nhiều việc làm cho lao động xã hội, cho thanh niên. Đó
cũng là quá trình xác định rõ vai trò của các đối tác tham gia; sự
phân công, phân cấp và phối hợp trong quá trình thực hiện.
c. Tăng cường vai trò của chính quyền huyện Hoà Vang
Rà soát, bãi bỏ hoặc sửa đổi bổ sung những quy định không
còn phù hợp; xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp
luật về quản lý công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, giải quyết việc
làm cho lực lượng lao động, trong đó ưu tiên đối tượng lao động
thanh niên. Cụ thể tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
- Uỷ ban nhân dân thành phố, UBND huyện tiếp tục sửa đổi,
bổ sung và ban hành các chính sách sau: Chính sách đối với giáo
viên và cán bộ quản lý dạy nghề…
- Đổi mới cơ chế kế hoạch và tài chính đào tạo nghề từ ngân
sách thành phố theo hướng tập trung vào cơ sở trọng điểm, ngành

nghề trọng điểm cho thanh niên.
- Đổi mới cách làm, bổ sung cơ chế chính sách đối với đề án
“có việc làm” của thành phố theo hướng xây dựng chiến lược việc
làm cho từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế; xây dựng các chiến lược
về phát triển nguồn nhân lực, dạy nghề, phát triển thị trường lao
động cho từng thời kỳ phát triển của thành phố. đầu tư hệ thống
thông tin lao động, hình thành ngân hàng việc làm.
- Kiểm tra nội dung, chương trình, cơ cấu ngành nghề đạo tạo
của các trường dạy nghề, các trung tâm, cơ sở dạy nghề trên địa bàn
- Tăng cường quản lý Nhà nước bằng các chính sách, pháp
luật đối với mọi hoạt động liên quan đến các vấn đề tạo mở việc làm.
Đảm bảo mọi hoạt động như: tư vấn, hỗ trợ, đào tạo, sản xuất kinh
23

doanh tạo mở việc làm được tự do, thông thoáng trong khuôn khổ
của pháp luật quy định. Xử lý nghiêm minh theo luật định đối với bất
kỳ tổ chức và cá nhân nào có hành vi vi phạm đến chính sách lao
động và việc làm.

KẾT LUẬN
Thanh niên Việt Nam là lực lượng xã hội to lớn, là bộ phận
ưu tú nhất của nguồn nhân lực và luôn luôn có hoài bão được học
tập, lao động sáng tạo cho đất nước và chính mình. Tuy nhiên, thanh
niên cũng đang đứng trước những thử thách lớn về việc làm. Tình
trạng thất nghiệp và thiếu việc làm trong thanh niên còn rất lớn. Định
hướng nghề nghiệp, học nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên
chưa phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.
Vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên hiện nay là vấn đề
xã hội bức xúc, là nhiệm vụ trọng tâm không những của các cấp bộ
Đoàn thanh niên mà là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của toàn xã

hội và của chính thanh niên. Tạo việc làm cho thanh niên không chỉ
có ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội mà còn thể hiện tư tưởng và sự
quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta đối với thanh niên và
công tác tthanh niên.
Luận văn đã hoàn thành những công việc chính sau:
Phân tích, tiếp cận những nhận thức có tính lý thuyết về giải
quyết việc làm cho người lao động (trong đó có thanh niên). Luận
văn đã nêu lên được những vấn đề mang tính lý luận như: nội dung
cơ bản về giải quyết việc làm, nêu lên các các đặc điểm đặc thù của
thanh niên, các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn
đề việc làm của thanh niên hiện nay, phân tích các nhân tố ảnh

×