Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tìm hiểu tình hình biến động giá cao su xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.61 KB, 21 trang )

I PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cao su là cây công nghiệp dài ngày, có khả năng thích ứng rộng, tính
chống chịu với điều kiện bất lợi cao và là cây bảo vệ môi trường nên được
nhiều nước có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thích hợp quan tâm phát
triển trên qui mô diện tích lớn.
Với tỷ trọng 85-90% sản lượng được tiêu thụ tại thị trường quốc tế,
cao su tự nhiên là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam, với kim ngạch xuất khẩu liên tục đạt trên 1 tỷ USD/năm từ năm 2006
đến nay. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu được
516 ngàn tấn với tổng kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên đã đạt 1,422 tỷ
USD tăng 6,8 % về lượng và 95,6% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong top 5 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu
cao su tự nhiên hàng đầu thế giới cùng với Malaysia, Indonesia, Thái Lan,
Ấn Độ.
Theo chiến lược phát triển cây cao su do Chính phủ đề ra, đến năm
2020 diện tích cao su phải đạt 800.000ha với sản lượng khai thác đạt 1.200
ngàn tấn mủ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, giá cả cao su trên thị
trường thế giới không ngừng biến động gây khó khăn cho ngành cao su xuất
khẩu ở Việt Nam. Không những thế một thực tế đặt ra là giá cao su xuất
khẩu ở Việt Nam luôn thấp hơn giá trung bình trên thị trường thế giới.
Diễn biến giá cả cao su ảnh hưởng lớn tới sản xuất, do đó việc nghiên
cứu và tìm hiểu tình hình biền động giá trở thành vấn đề cấp thiết đối với
những nhà hoạch định chính sách nhằm đảm bảo cho ngành cao su phát triển
bền vững. Trước tình hình thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “ Tìm hiểu tình hình biến động giá cao su xuất khẩu của Việt Nam
trong những năm gần đây”
1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình biến động giá cao su xuất khẩu ở Việt Nam.


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình sản xuất cao su ở Việt Nam
- Tìm hiểu tình hình xuất khẩu cao su ở Việt Nam
- Biến động giá cao su xuất khẩu của Việt Nam
- Đề xuất mọi số giải pháp nhằm ổn định giá cao su xuất khẩu.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: biến động giá cao su xuất khẩu của Việt
Nam trên thị trường thế giới
* Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung: tìm hiếu sự biến động giá cao su xuất khẩu từ đó
đưa ra một số giải pháp và đề xuất.
Phạm vi về thời gian: số liệu, tài liệu phản ánh biến động giá cao su
xuất khẩu ở Việt Nam trong những năm qua.
Phạm vi về không gian: tiến hành nghiên cứu giá cao su xuất khẩu ở
Việt Nam
2
II PHẦN NỘI DUNG
2.1 Tình hình sản xuất cao su ở Việt Nam
Cao su là loại cây trồng không những có sức cạnh tranh cao trên thị
trường thế giới mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo,
đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Trồng cao su tốn ít chi phí nhưng cho lãi
suất rất cao. Hiện cao su là cây trồng đứng thứ 2 về tỷ suất lợi nhuận, chỉ sau
cây cà phê. Nhu cầu tiêu thụ cao su của thế giới tăng trong khi nguồn cung ở
nhiều nước đang có chiều hướng giảm. Đây sẽ là cơ hội thúc đẩy sự phát
triển của cao su Việt Nam, do tiềm năng của cao su còn rất lớn.
Diện tích trồng cao su tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ (64%), kế
đến là Tây Nguyên (24,5%) và duyên hải miền Trung (10 %). Diện tích cây
cao su ở vùng Tây Bắc mới đạt khoảng 10.200 ha (chiếm 1,5%).
Bảng 2.1 Số liệu về sản xuất cao su trong nước 2008-2009
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2009 So sánh 09/08 (%)

DT gieo trồng 1000ha 631,4 674,2 106,8
DT cho sản phẩm 1000ha 399,1 421,6 105,6
Năng suất tạ/ha 16,5 17,2 103,8
Sản lượng 1000 tấn 659,6 723,7 109,7
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Năm 2010 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt mục tiêu
tăng diện tích cao su lên trên 40.000ha đưa tổng diện tích cao su cả nước lên
715.000ha.
Theo Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA), sản lượng cao su tự nhiên
trong tháng 1/2010 đạt 47,6 ngàn tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Không giống với hầu hết những nước sản xuất cao su khác, sản xuất cao su
3
của Việt Nam thuộc về những doanh nghiệp lớn chủ yếu là doanh nghiệp
nhà nước. Vì cây cao su ở những đồn điền lớn không cho thu hoạch trong
mùa đông (cuối tháng 1 cho đến giữa tháng 4) nên trong thời gian này, sản
lượng cao su tự nhiên rất ít.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, sản lượng cao su tính
đến tháng 9 ước đạt 761,1 nghìn tấn, tăng 7,0% so với năm 2009. Sản lượng
tăng là do diện tích trồng cao su đã được mở rộng thêm 26 nghìn ha trong
năm nay ở vùng Tây Nguyên theo dự án chuyển đất rừng nghèo kiệt sang
trồng cao su và dự án trồng mới cao su ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Theo báo cáo của ANRPC, sản lượng cao su của Việt Nam so với
cùng kỳ năm ngoái giảm 26,8% trong quý I, sau đó tăng trưởng trở lại
14,6% trong quý II. Sản lượng được dự báo sẽ tăng 18,2% trong quý III và
tăng 7,4% trong quý IV. Gần 55% nguồn cung cao su hàng năm của Việt
Nam đến trong khoảng tháng 9 đến tháng 12. ANRPC dự báo sản lượng cao
su của Việt Nam trong năm 2010 sẽ đạt 770 nghìn tấn, tăng 8,3% so với năm
2009.
Hiện nay, diện tích cao su của Việt Nam được xếp thứ 6 (chiếm
khoảng 6,4% tổng diện tích cao su thế giới), sản lượng xếp thứ 5 (khoảng

7,7% tổng sản lượng cao su thế giới) và xuất khẩu đứng thứ 4 (khoảng 9%).
Cao su nội địa xuất vào các khu chế xuất tại Việt Nam đã tăng trưởng đáng
kể trong 6 tháng đầu năm 2010, chiếm thị phần 6%, tăng 82,3%, đạt 14.250
tấn, trị giá 39,2 triệu USD
4
2.2 Tình hình xuất khẩu cao su ở Việt Nam
Từ đầu năm 2009, ngành cao su toàn cầu đã gặp khó khăn lớn do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường tiêu thụ ô-tô thu
hẹp, nhiều ngành công nghiệp đình trệ kéo theo nhu cầu săm lốp và cao su
nguyên liệu sụt giảm rất nhanh, giá xuống thấp chỉ còn khoảng 55 - 60% so
với cùng kỳ năm trước.
Thời điểm tháng 8/2008 giá cao su đạt trên 3.000 USD/tấn, thì đến
đầu 2009 chỉ còn trên 1.000 USD/tấn. Có thể nói, đây là sự tụt dốc quá
nhanh của giá cao su xuất khẩu. Các doanh nghiệp cũng như người sản xuất
đối mặt với nguy cơ thua lỗ, mất việc làm. Đồng thuận với các nước xuất
khẩu cao su khác, VRA khuyến cáo các doanh nghiệp ngừng xuất khẩu nếu
giá cao su xuống dưới 1.350 USD/tấn, đồng thời đề xuất Nhà nước hỗ trợ
phương án mua trữ cao su nếu giá mua trong nước thấp dưới 1.000
USD/tấn... rất may là tình huống này đã không xảy ra.
Sau thời kỳ suy giảm mạnh, giá cao su xuất khẩu đã có sự cải thiện
đáng kể, đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2009. Giá cao su vào tháng
1/2009 chỉ đạt bình quân khoảng 1.280 USD/tấn, sau đó ổn định ở mức
1.420 – 1.485 USD/tấn trong quý I và quý II.
Từ tháng 6 đến tháng 12/2009, giá cao su xuất khẩu tăng liên tục. Đến
tháng 12/2009, cao su xuất khẩu đạt bình quân 2.004 USD/tấn, tăng 57% so
với tháng 1, riêng chủng loại SVR 3L đạt 2.622 USD/tấn. Lượng cao su và
trị giá xuất khẩu đã tăng liên tục trong quý 3 và quý 4, đặc biệt trong 2 tháng
cuối năm, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu đã tăng đáng kể so với cùng kỳ
năm trước.
Giá cao su thiên nhiên không tiếp tục giảm mà giữ ổn định trong 6

tháng đầu năm 2009. Ngoài ra, giá cao su tăng nhanh trong 6 tháng cuối năm
còn do mức tiêu thụ cao su của thị trường Trung Quốc tăng mạnh do sự cải
5
thiện chính sách kích cầu thị trường ô-tô nội địa của thị trường này. Đồng
thời, giá dầu thô tăng vào 2 quý cuối năm 2009 khi nền kinh tế thế giới bắt
đầu phục hồi đã nâng đỡ giá cao su thiên nhiên và lượng tiêu thụ gia tăng.
Thực tế là thị trường xuất khẩu thu hẹp song số lượng DN Việt Nam tham
gia xuất khẩu cao su lại tăng rất mạnh. Nhiều thị trường giảm khối lượng
cao su nhập khẩu song vẫn duy trì các ngành công nghiệp tiêu thụ cao su dù
với số lượng thấp. Cụ thể là năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu cao su sang
71 nước, không sụt giảm nhiều so với 2008 (73 nước) và số lượng doanh
nghiệp tham gia xuất khẩu cao su tăng gấp đôi so với năm trước (năm 2008
có khoảng 230 DN) nhưng phần lớn quy mô xuất khẩu thấp. Nhờ vậy, lượng
cao su xuất khẩu của Việt Nam đã tăng so với năm 2008, kim ngạch xuất
khẩu tuy giảm so với năm 2008 nhưng vẫn đạt 1,2 tỷ USD, vượt kế hoạch đề
ra hồi đầu năm (1,1 tỷ USD) đây là kết quả rất đáng ghi nhận. Hiện có tới
70% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam tập trung vào thị trường
Trung Quốc, điều này có thể tiềm ẩn những bất ổn khi thị trường nhập
khẩu xảy ra biến động cũng như việc các nhà nhập khẩu sẽ có lý do để
ép giá bởi có quá nhiều doanh nghiệp cùng tập trung vào một thị
trường.
Trong bối cảnh nhu cầu cao su của nhiều thị trường sụt giảm do ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế thì nhu cầu tiêu thụ cao su của Trung Quốc
không những không suy giảm, mà còn có phần tăng lên trong năm 2009 và
sẽ tiếp tục tăng trưởng trong nhiều năm đến. Với vị trí địa lý nằm sát với
Trung Quốc nên việc xuất khẩu cao su của Việt Nam vào thị trường này
thuận lợi hơn các nước khác và giá cả cạnh tranh tốt hơn. Hiện Trung Quốc
vẫn giữ vị thế là nước sử dụng cao su lớn nhất thế giới và là thị trường dẫn
đầu trong việc xuất khẩu cao su của Việt Nam với số lượng khoảng 489.230
tấn năm 2009, chiếm 67,4% tổng lượng cao su xuất khẩu cả nước, tăng 5,4%

6
so với cùng kỳ năm 2008 và đạt trị giá 761,46 triệu đô-la, trong đó phương
thức giao hàng qua biên giới sang Trung Quốc chiếm tới 51% tổng lượng
cao su Việt Nam xuất khẩu.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch
xuất khẩu cao su thiên nhiên ước đạt 656,4 triệu USD, tăng 82,6% so với
cùng kỳ năm trước và đơn giá bình quân đạt 2.744 USD/tấn, tăng 92,7%.
Tuy nhiên, lượng chỉ đạt 239 ngàn tấn, giảm 5,3% so năm trước. Số liệu
thống kê chính thức từ Tổng cục Hải Quan cho thấy, 2 tháng đầu năm 2010,
xuất khẩu cao su đạt hơn 76 ngàn tấn, trị giá 192 triệu USD, chỉ tăng 1% về
lượng nhưng tăng 89,27% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết
các thị trường xuất khẩu đều có kim ngạch tăng. Trong đó, khách hàng lớn
nhất vẫn là Trung Quốc với 51 ngàn tấn, kim ngạch đạt 132 triệu USD, tăng
94,6% về giá trị nhưng lại giảm gần 2% về lượng. Tiếp theo là Hàn Quốc,
Đài Loan với kim ngạch tăng cao 74% và 109%. Điểm đáng chú ý, thị
trường xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 2/2010 có thêm thị
trường mới so với tháng 2/2009, đó là thị trường: Indonesia, Nga và Séc có
lượng xuất trong tháng lần lượt là: 415 tấn, trị giá 851,5 nghìn USD; 735 tấn
trị giá 2,27 triệu USD; 38 tấn trị giá 125,6 nghìn USD.
Theo tin từ Hiệp hội Cao su Việt Nam, khối lượng cao su thiên nhiên
xuất khẩu trong tháng 9 giảm khá mạnh so với tháng 8, ước chỉ đạt 88.000
tấn, giảm khoảng 18% so với tháng trước. Nguyên nhân chủ yếu do phía
Trung Quốc vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ và hạn chế việc giao dịch cao su
tự do qua cửa khẩu tiểu ngạch. Một phần do giá tăng nhanh nên nhiều doanh
nghiệp Trung Quốc nhập khẩu cao su hạn chế để chờ giá giảm “nhiệt”. Tuy
nhiên, nhờ giá cao nên kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9
đạt khoảng 243 triệu USD, chỉ giảm 12% so với tháng trước, nâng tổng giá
trị cao su xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm đạt trên 1,42 tỷ USD.
7
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam, nước ta đã xuất

khẩu 431 nghìn tấn cao su thiên nhiên (NR) trong 8 tháng đầu năm 2010,
tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước với giá trị xuất khẩu tăng mạnh đạt
gần 1,18 tỷ USD, tăng 93,8% so với cùng kỳ năm trước.
Bảng 2.2 Các thị trường xuất khẩu cao su chính của Việt Nam
Đơn vị: tấn (lượng) và 1.000 USD (giá trị)
STT
8 tháng/2009 8 tháng/2010 So sánh 2010/2009
Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị
1 TrungQuốc 284.986 420.391 252.432 674.171 88,58 160,37
2 Malaysia 16.897 23.803 27.059 71.039 160,14 298,44
3 Hàn Quốc 18.132 23.598 21.409 56.554 118,07 239,65
4 Đài Loan 13.508 21.242 18.610 55.679 137,77 262,11
5 Đức 11.081 17.595 15.881 48.715 143,32 276,87
Nguồn: Tổng cục Hải quan
8

×