Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại huyện năm căn, tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.74 KB, 110 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
BAN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO





NGUYỄN VIỆT THẮNG



NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN TẠI HUYỆN NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số : 60.62.01.15



Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHƯỢNG LÊ






HÀ NỘI - 2013
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng: mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày tháng năm 2013

Tác giả luận văn





Nguyễn Việt Thắng















Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

ii
LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến TS.Nguyễn Phượng Lê, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội; các thầy cô trong khoa Kinh tế nông nghiệp và các thầy cô trong Viện Sau đại
học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân huyện Năm Căn – tỉnh Cà Mau;
Phòng Kinh tế; Phòng Thống kê; UBND các xã, thị trấn Năm Căn, Hàng Vịnh và
Hàm Rồng huyện Năm Căn, và các hộ gia đình đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ở bên tôi
và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện
luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn





Nguyễn Việt Thắng


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

iii
MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
1 MỞ ĐẦU 1
U
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP 4
PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 4
2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nuôi trồng thuỷ sản 4
2.1.1 Khái niệm về nuôi trồng thuỷ sản 4
2.1.2 Vai trò của phát triển nuôi trồng thủy sản 5
2.1.3 Đặc điểm của nuôi trồng thuỷ sản 6
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản 8
2.1.5 Nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản 11
2.2 Cơ sở thực tiễn của phát triển nuôi trồng thuỷ sản 18
2.2.1 Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản trên thế giới và Việt Nam 18

2.2.2 Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nuôi trồng thuỷ sản 26
2.2.3 Các nghiên cứu về phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam 32
3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
U
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 34
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 34
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

iv
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 43
3.2 Phương pháp nghiên cứu 47
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 47
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 48
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 50
3.2.4 Phương pháp phân tích kinh tế 50
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
4.1 Thực trạng các giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở huyện
Năm Căn 51
4.1.1 Khái quát các giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở tỉnh Cà Mau 51
4.1.2 Tình hình thực hiện các giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở
huyện Năm Căn 53
4.2 Tác động của các giải pháp đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở
huyện Năm Căn 61
4.2.1 Kết quả nuôi trồng thuỷ sản của huyện 61
4.2.2 Kết quả chế biến thủy sản của huyện 62
4.2.3 Kết quả tiêu thụ thủy sản của huyện 64
4.2.4 Hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản 67
4.3 Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các giải pháp phát triển
nuôi trồng thuỷ sản 68
4.3.1 Lao động và trình độ lao động 68

4.3.2 Yếu tố đầu vào nuôi trồng thuỷ sản 68
4.3.3 Về giá cả thuỷ sản 69
4.3.4 Vốn 70
4.3.5 Kỹ thuật 70
4.4 Đề xuất hoàn thiện giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của
huyện Năm Căn 71
4.4.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 71
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

v
4.4.2 Một số đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện giải pháp phát triển nuôi
trồng thuỷ sản của huyện Năm Căn 75
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
5.1 Kết luận 85
5.2 Kiến nghị 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
DN Doanh nghiệp
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐVT Đơn vị tính
FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc
KT – XH Kinh tế - xã hội
NK Nhập khẩu
NN& PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS Nuôi trồng thuỷ sản
SXKD Sản xuất kinh doanh
UBND Uỷ ban nhân dân
XK Xuất khẩu
WTO Tổ chức thương mại thế giới



Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

vii
DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang
2.1 Tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới 20
2.2 Sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ năm 2011 23
2.3 Sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU năm 2011 23
2.4 Sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2011 24
2.5 Sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc năm 2011 24
2.6 Sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2011 25
3.1 Cơ cấu kinh tế huyện Năm Căn giai đoạn 2005 - 2011 43
3.2 Tình hình dân số huyện Năm Căn giai đoạn 2005 - 2011 44
3.3 Tình hình sử dụng đất của các xã nghiên cứu 48
4 Tình hình thực hiện giải pháp quy hoạch trên địa bàn huyện
Năm Căn, tỉnh Cà Mau 53
4.2 Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ 54
4.3 Xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản
của huyện 55
4.4 Tình hình thực hiện giải pháp phát triển chế biến thuỷ sản của

huyện 57
4.5 Kết quả nuôi trồng thuỷ sản của huyện Năm Căn 62
4.6 Kết quả chế biến thủy sản của huyện Năm Căn 63
4.7 Tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của hộ nuôi trồng thuỷ sản và
thương nhân 65
4.8 Hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản của các cơ sở sản xuất 67
4.9 Đánh giá của cơ sở sản xuất về các giải pháp phát triển nuôi
trồng thuỷ sản của huyện 74

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

1
1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta đã trở thành thành viên chính thức của WTO là một điều kiện hết
sức thuận lợi để phát triển nền kinh tế một cách toàn diện trong giai đoạn hiện nay.
Gia nhập vào WTO, chúng ta có rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế từ kinh tế
nông nghiệp đến kinh tế ngoại thương. Trong điều kiện đó thì XK sản phẩm thuỷ
sản cũng dễ dàng hơn vào thị trường các nước trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam
vẫn là một nước nông nghiệp với 67,55% dân cư sinh sống ở nông thôn và tỷ trọng
lao động trong nhóm ngành nông, lâm, thủy sản là 47,5% [Niên giám thống kê,
2012]. Sự phát triển của nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền
kinh tế và sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Thuỷ sản cũng là một bộ phận
của ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp. Có thể
nói ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Trong những thập kỷ qua, ngành thuỷ sản nước ta đã trải qua nhiều thăng
trầm. Từ một lĩnh vực có thể nói là chưa được chú trọng phát triển, còn ở quy mô nhỏ
lẻ, ngành thuỷ sản đã từng bước vươn lên phát triển một cách mạnh mẽ và hiện nay
đang là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Tổng sản lượng thuỷ sản năm

2012 đạt 5,8 triệu tấn (tăng 8,5% so với năm 2011), trong đó sản lượng khai thác đạt
2,6 triệu tấn (tăng 10% so với năm 2011), sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3,2 triệu
tấn (tăng 6,8% so với năm 2011). Về nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm nước lợ năm
2012 cơ bản vẫn đạt được chỉ tiêu kế hoạch và tăng trưởng so với năm 2011. Cả nước
có 30 tỉnh thành nuôi tôm nước lợ, diện tích thả nuôi là 658 nghìn ha (bằng năm
2011), đạt sản lượng 500 nghìn tấn (tăng 0,9%). Trong đó, diện tích nuôi tôm sú là
619 nghìn ha (gần bằng năm 2011) đạt sản lượng 310 nghìn tấn (giảm 6,4%), diện
tích nuôi tôm chân trắng là 38 nghìn ha (tăng 15,7%) đạt sản lượng 190 nghìn tấn
(tăng 7,3%). Hàng thủy sản của Việt Nam đã có mặt trên 164 quốc gia và vùng lãnh
thổ, kim ngạch XK năm 2012 đạt 6,11 tỷ USD (tăng gấp 2,4 lần so với năm 2001,
bình quân tăng 13,16%/năm) [Báo cáo tình hình thực hiện năm 2012, phương hướng,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

2
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch năm, Tổng cục Thủy sản, 2013].
Sự phát triển của ngành NTTS đã có tác động rất lớn đến các lĩnh vực, ngành
nghề trong xã hội, nó không những tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tạo thêm thu
nhập, nâng cao đời sống của người dân mà còn có những tác động mạnh mẽ đến
ngành thuỷ sản và nền kinh tế nói chung. Cụ thể, nuôi trồng thủy sản góp phần làm
tăng kim ngạch XK của cả nước, tăng sự trao đổi buôn bán, ngoại giao với nhiều
quốc gia và nhiều khu vực trên thế giới. Nguồn lợi thuỷ sản mang tính tái tạo, tái
sinh. Nhưng khi con người khai thác quá khả năng tái sinh thì nguồn lợi sẽ bị cạn
kiệt. Trong những năm gần đây, việc khai thác và đánh bắt thuỷ sản ngày càng có
nguy cơ giảm sút vì nguồn lực tự nhiên khan hiếm. Nếu như con người không tiến
hành giải pháp khắc phục thì nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi là điều dễ dàng nhận thấy.
Vì vậy, NTTS vừa nhằm mục đích phục vụ nhu cầu trong nước đồng thời XK có thể
nói là một giải pháp hữu hiệu trong giai đoạn phát triển hội nhập như hiện nay.
Huyện Năm Căn có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, là một trong số hai
huyện của tỉnh Cà Mau (cùng với huyện Ngọc Hiển) có cả bờ biển Đông và bờ biển
Tây (Vịnh Thái Lan), có sông Cửa Lớn chạy xuyên suốt từ bờ biển Đông sang vịnh

Thái Lan. Huyện có tiềm năng lớn về đất đai, trong đó diện tích đất NTTS chiếm tỷ lệ
khá lớn. Giá trị sản xuất của ngành NTTS chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu
kinh tế của huyện. Huyện đang phấn đấu đưa ngành thuỷ sản trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, đặc biệt là ngành NTTS nước lợ và NTTS biển. Để thực hiện điều đó
huyện đã đưa ra nhiều chính sánh hỗ trợ, hướng dẫn, chỉ đạo xuống tận các xã để mở
rộng và phát triển phong trào NTTS trên toàn huyện. Các giải pháp mà huyện đưa ra
đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển NTTS. Nó thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động
NTTS, giải quyết được vấn đề lao động và việc làm cho một bộ phận dân cư và hơn
nữa là sự phát triển của ngành thuỷ sản đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng
trưởng kinh tế của toàn huyện. Tuy nhiên, còn một số tồn tại như: Việc chỉ đạo, triển
khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng còn chậm và chưa hoàn
toàn được quan tâm đúng mức; việc xây dựng quy hoạch NTTS tại các địa phương
còn chậm. Nhiều địa phương khi đã có quy hoạch song việc giám sát thực hiện quy
hoạch còn hạn chế, tình trạng cơ sở nuôi đào đắp ao, đầm chưa theo quy hoạch,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

3
không có thiết kế kỹ thuật vẫn diễn ra phổ biến. Diện tích nuôi thâm canh, bán thâm
canh còn thấp so với tổng diện tích nuôi dẫn tới năng suất, sản lượng chưa cao; Chưa
tạo được tính chủ động trong việc sản xuất giống cá biển và nhuyễn thể, hầu như chỉ
dựa vào khai thác tự nhiên, nhập từ tỉnh ngoài, nước ngoài.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Năm Căn, tỉnh
Cà Mau”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về giải pháp phát triển
NTTS và hoạt động NTTS.
- Phân tích thực trạng thực hiện các giải pháp phát triển NTTS trên địa bàn
huyện.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển NTTS của huyện Năm Căn.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình thực hiện các giải pháp phát triển NTTS của huyện
Năm Căn, trên chủ thể nghiên cứu là các cơ sở sản xuất gồm hộ và DN
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
+ Nghiên cứu thực trạng giải pháp phát triển NTTS trên địa bàn nghiên cứu.
+ Nghiên cứu sự biến động về quy mô, số hộ NTTS, sản lượng, tình hình sử
dụng tiền vốn trong NTTS.
+ Nghiên cứu về hiệu quả NTTS.
+ Nghiên cứu những tác động đến NTTS trong vùng (chính sách, yếu tố chỉ
đạo, sự tham gia của các thành phần khác).
+ Nghiên cứu tiềm năng và lợi thế để phát triển NTTS của huyện.
- Về không gian: Tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.
- Về thời gian: Tập trung nghiên cứu thực trạng trong 3 năm (2009-2011).
Ngoài ra còn nghiên cứu ở một số thời điểm khác nhằm minh hoạ rõ hơn cho kết quả
nghiên cứu.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

4
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nuôi trồng thuỷ sản
2.1.1. Khái niệm về nuôi trồng thuỷ sản
NTTS là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong ngư nghiệp với mục đích
chủ yếu là sản xuất sản phẩm thuỷ sản hàng hoá để bán ra thị trường, có sự tập trung
mặt nước - tư liệu sản xuất chính ở một địa bàn nhất định.
Theo định nghĩa của FAO thì nuôi trồng thuỷ hải sản là các hoạt động canh
tác trên đối tượng sinh vật thuỷ sinh như nhuyễn thể, giáp xác, thực vật thuỷ sinh.

Quá trình này bắt đầu từ thả giống, chăm sóc nuôi lớn cho tới khi thu hoạch xong.
Có thể nuôi từng cá thể hay cả quần thể với nhiều hình thức nuôi theo các mức độ
thâm canh khác nhau như quảng canh, bán thâm canh và thâm canh.
Phát triển NTTS có thể diến ra theo hai xu hướng là phát triển theo chiều
rộng và phát triển theo chiều sâu.
- Phát triển NTTS theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng thuỷ sản nuôi
trồng bằng cách mở rộng diện tích đất đai, mặt nước, với cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ NTTS thấp kém, sử dụng những kỹ thuật sản xuất giản đơn, kết quả NTTS
đạt được chủ yếu nhờ vào độ phì nhiêu đất đai, thuỷ vực và sự thuận lợi của các
điều kiện tự nhiên, hiệu quả sản xuất thấp.
- Phát triển NTTS theo chiều sâu là tăng sản lượng thuỷ sản dựa trên cơ sở
đầu tư thêm vốn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng CSHT NTTS phù
hợp với mỗi hình thức nuôi. Như vậy, phát triển theo chiều sâu là làm tăng sản
lượng và hiệu quả NTTS trên một đơn vị diện tích.
Phát triển NTTS có nội dung chủ yếu là phát triển các hình thức tổ chức sản
xuất, quản lý NTTS, phương thức khai thác và sử dụng các yếu tố nguồn lực, tổ
chức các hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra cho NTTS. Do đó khi đánh giá sự phát
triển NTTS chủ yếu tập trung xem xét kết quả tạo ra của quá trình sản xuất như quy
mô diện tích nuôi trồng, sản lượng, giá trị sản xuất, doanh thu. Phân tích sự tăng
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

5
trưởng, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ của các yếu tố đó theo thời gian, đồng thời
đánh giá chất lượng tăng trưởng bằng các hệ thống chỉ tiêu hiệu quả KT - XH và
môi trường.
2.1.2. Vai trò của phát triển nuôi trồng thủy sản
Hiện nay NTTS được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia.
NTTS có vai trò quan trọng không chỉ đối với việc gia tăng sản lượng thuỷ sản, mang
lại nguồn thu cho quốc gia, cải thiện đời sống mà còn giúp tái tạo và bảo vệ nguồn
gen và môi trường sinh thái.

Thứ nhất, sản phẩm của ngành NTTS rất phong phú và đa dạng, là nguồn thực
phẩm có chất lượng có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho cư dân. Hầu hết
các loại thuỷ sản là thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hoá, phù hợp với sinh lý của mọi lứa
tuổi. Ngoài ra phát triển NTTS cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt là
cho chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm thuỷ
sản chế biến là nguồn thức ăn giàu đạm để chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi gia
súc, gia cầm. Ngoài chức năng dinh dưỡng thông thường, ngày nay một số thực phẩm
thuỷ sản đang được nghiên cứu và sử dụng vào chữa trị một số bệnh cho con người
như: Vẫy cá nhám, bong bóng cá sư, bào ngư…
Thứ hai, phát triển NTTS góp phần nâng cao thu nhập và tạo công ăn việc
làm cho người lao động. Hầu hết các ngư dân ven biển từ chỗ chỉ sản xuất nhỏ lẻ,
phân tán, đánh bắt nguồn lợi hải sản ven bờ hiện nay đã vươn ra ngoài khơi, với
công cụ kỹ thuật hiện đại và mục tiêu kinh doanh đã mang tính hàng hoá rõ rệt.
Bên cạnh đó một bộ phận khá lớn dân cư vùng ven biển biết tận dụng lợi thế vùng
nước lợ, nước mặn phát triển. NTTS mang lại hiệu quả cao hơn so với sản xuất
nông nghiệp và sản xuất khác. Sản xuất tập trung, chuyên môn hoá NTTS vùng
ven biển đã và đang hình thành, xuất hiện nhiều mô hình trang trại, DN NTTS có
hiệu quả đã góp phần nâng cao thu nhập tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Thứ ba, Phát triển NTTS tạo nguồn hàng XK quan trọng. Trong nhiều năm
liền, ngành thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong bảng danh sách các ngành
có vị trí XK lớn nhất đất nước. Sau một thời gian phát triển, nuôi trồng thủy sản đã
khẳng định đây là ngành một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất thủy sản, tạo ra
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

6
nguồn hàng hóa dồi dào phục vụ cho tiêu dùng trong nước và XK.
Thứ tư, Phát triển NTTS làm thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp
nông thôn. Trong lĩnh vực NTTS việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến ngày
càng phổ biến , đặc biệt là công nghệ sản xuất giống. Biểu hiện rõ nét nhất của quá
trình CNH, HĐH lĩnh vực NTTS là việc phát triển mạnh các khu vực NTTS hàng

hoá tập trung công nghiệp cao, chuyên môn hoá, tập trung hoá trong NTTS còn thể
hiện theo chiều sâu đó là việc thay đổi phương thức NTTS, các phương thức nuôi
trồng lạc hậu quảng canh năng suất thấp ngày càng giảm, thay vào đó là những
phương thức nuôi trồng tiến bộ như bán thâm canh, thâm canh hiệu quả cao có xu
hướng tăng nhanh. Mặt khác, phát triển NTTS còn là nền tảng để thúc đẩy các
ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển rộng khắp với nhiều hình thức và
tính chất khác nhau.
2.1.3. Đặc điểm của nuôi trồng thuỷ sản
NTTS là ngành sản xuất nông nghiệp trong môi trường nước vì vậy NTTS có
những đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp. Tư liệu sản xuất chủ yếu của
ngành thuỷ sản là mặt nước, đối tượng lao động là những loài thuỷ sinh, kết quả sản
xuất của ngành là những sinh vật.
- Phát triển NTTS chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ
rõ rệt
Thuỷ sản nuôi trồng rất đa dạng, có nhiều loài, giống mang tính chất địa lý rõ
rệt, nó có tính chất riêng của từng khu vực sinh thái. Nó chịu ảnh tác động của điều
kiện khí hậu, thời tiết, dòng chảy, địa hình, thuỷ văn, nhiệt độ, độ mặn của nước…
Vì vậy trong NTTS cần phải tạo điều kiện thuận lợicho quá trình sinh trưởng và
phát triển của thuỷ sản. Ngoài ra NTTS cần phải chú ý bố trí mùa vụ hợp lý tạo
điều kiện để sử dụng các yếu tố tự nhiên thuận lợi nhất cho loài thuỷ sản phát triển.
- Phát triển NTTS không tách rời với phát triển các bộ phận hợp thành ngành
thuỷ sản
NTTS là một bộ phận hợp thành ngành thuỷ sản. Thuỷ sản là ngành sản xuất
vật chất có tính hỗn hợp và tính liên ngành cao bao gồm nuôi trồng, khai thác, chế
biến, hoạt động dịch vụ và thương mại thuỷ sản là những bộ phận hợp thành của
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

7
ngành thuỷ sản, chúng vừa có tính chất độc lập tương đối, vừa có mối quan hệ chặt
chẽ biện chứng tác động, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển và tạo ra sự phát triển

chung của ngành thuỷ sản. Vì thế phát triển NTTS không thể tách rời các bộ phận
hợp thành ngành thuỷ sản.
- Phát triển NTTS gắn với khai thác, sử dụng thuỷ vực, diện tích đất đai và mặt nước
Thủy vực là sản phẩm của tự nhiên, nó là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành
thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng, là tư liệu sản xuất không thể thay
thế được. Cũng giống như ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp, thủy vực nuôi
trồng thủy sản luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu, gắn với chính sách ruộng đất của
nhà nước. Nhà nước giao quyền sử dụng ổn định lâu dài cho người sử dụng đất,
trong đó có vấn đề sử dụng mặt nước của ngành nuôi trồng thủy sản. Thông qua
quyền sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và cho thuê, người sử dụng mặt
nước yên tâm đầu tư phát triển, cải tạo và quy hoạch vùng nước để sản xuất lâu dài
và có hiệu quả. Từ trước đến nay, đất đai và mặt nước dùng để nuôi trồng thủy sản
được tính chung trong đất nông nghiệp. Hiện nay nghề nuôi trồng thủy sản đã và
đang phát triển mạnh mẽ và các loại đất nuôi trồng thủy sản cũng rất đa dạng và
phong phú gồm đất khô, đất ướt, đất có mặt nước như sông, đầm phá, hồ chứa, mặt
biển, Vì vậy các loại đất mặt nước này cần được tách riêng thành một nhóm và tên
gọi là đất và mặt nước nuôi trồng thủy sản hoặc gọi chung là đất nuôi trồng thủy sản
để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và sử dụng loại tài nguyên này một cách
có hiệu quả và bền vững hơn.
- Phát triển NTTS theo hướng thâm canh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn
Hầu hết đầu tư cho nuôi trồng thủy sản đều có nhu cầu vốn ban đầu lớn để
xây dựng ao hồ, cải tạo đầm nuôi. Nhu cầu vốn này thường vượt quá khả năng tự
tích lũy và đầu tư của nhiều hộ gia đình, nhất là dân cư vùng đầm phà ven biển
vốn nghèo nàn và lạc hậu. Mặt khác, nuôi trồng thủy sản còn phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên nên khi gặp những diễn biến bất thường như bão, lũ lụt, hạn hán
có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh khó kiểm soát vì thế độ
rủi ro cao. Do đó cần có chính sách và dịch vụ hỗ trợ như dự báo thời tiết, khí hậu
thủy văn, phát hiện và cảnh báo sớm các thiên tai, từng bước xây dựng và thực
hiện chính sách bảo hiểm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


8
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản
a, Yếu tố tự nhiên
Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển NTTS ven biển vì đây là ngành đỏi
hỏi môi trường khắt khe. Nếu nguồn nước, khí hậu, môi trường đột ngột thay đổi sau
các diễn biến của thời tiết như bão, gió mùa Đông Bắc, giông, mưa phùn, sương mù
nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất xấu đến kết quả sản xuất của
người dân, thậm chí có khi dẫn đến mất trắng.
* Điều kiện tự nhiên về mặt nước
Có thể nói nguồn nuớc là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công
của ngành NTTS. Nguồn nước phục vụ cho NTTS có yêu cầu khá khắt khe nghiêm
ngặt về chất lượng: Nuớc không bị ô nhiễm, độc đục thấp, hàm lượng các chất độc
trong nước thấp hoặc không có. Để sử dụng nguồn nước mặt cho NTTS đạt hiệu quả
cao và phát triển bền vững cần đặc biệt chú ý giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật, giải
pháp công cộng làm cơ sở.
* Yếu tố khí hậu, thuỷ văn và lao động:
- Về khí hậu: Điều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
NTTS. Nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát sinh và lan tràn dịch bệnh cho vật
nuôi. Tuy nhiên, có một số yếu tố ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của ngành NTTS
như lũ lụt, hạn hán, bão gây thiệt hại nghiêm trọng cho NTTS. Từ đó làm cho ngành
thủy sản có tính bấp bênh, không ổn định. Nhiệt độ đóng một vai trò quan trọng cho
quá trình sinh trưởng của sinh vật nói chung và các loài thuỷ sản nói riêng. Khả năng
chống chịu của chúng nằm trong khoảng giới hạn nhất định. Sự tăng nhiệt độ có thể
làm suy giảm sản lượng thuỷ sản trong các ao, đầm. Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện
phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi. Đối với nghề NTTS ở
huyện Năm Căn thì độ mặn là yếu tố ảnh huởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển
của loài nuôi. Khi xảy ra mưa lớn độ màu trong các ao nuôi giảm đi đột ngột vượt ra
khỏi khả năng chịu đựng làm cho các đối tượng nuôi bị chết hoặc chậm lớn.
- Về thuỷ văn: Độ phì nhiêu kinh tế của các loại hình NTTS là khá cao. Độ phì

nhiêu kinh tế bao gồm độ phì tự nhiên do đất phong hoá lâu đời mà có và độ phì
nhiêu nhân tạo do con người tạo ra khi cải tạo nguồn nuớc, bón thêm các loại phân
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

9
xanh, phân chuồng, phân vô cơ làm ăng hàm luợng chất hữu cơ, các thức ăn tự
nhiên cho NTTS.
- Về nguồn nhân lực: Người dân ở huyện đều biết đến NTTS như một nghề
truyền thống và những năm gần đây NTTS được coi như là một nghề chính có khả
năng làm giàu. Lao động nông ngư dân với kinh nghiệm và kiến thức NTTS của
mình là yếu tố thuận lợi để phát triển NTTS.
b, Yếu tố kỹ thuật
NTTS hiện nay chủ yếu là nuôi bán thâm canh và nuôi thâm canh, có áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật của khoa học công nghệ vào nuôi trồng. Vì vậy việc nắm bắt và
hiểu rõ đặc tính kỹ thuật của từng loại thuỷ sản là một trong những yếu tố quan trọng
nhằm đem lại hiệu quả kinh tế trong NTTS.
Do đối tượng sản xuất của NTTS là sinh vật cho nên sự phát triển của các
loài nuôi phụ thuộc nhiều vào những yếu tố như nhiệt độ, độ PH, các muối hoà tan
(độ cứng, độ kiềm, độ mặn), các chất khí hoà tan (O
2
, CO
2
, N
2
), độ trong của ao
nuôi và đáy ao. Đây là những yếu tố cơ bản và cần thiết để duy trì môi trường
NTTS ổn định, nhằm không gây ra những cú sốc đối với các loài thuỷ sản nuôi
trồng, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất khả năng phát sinh dịch bệnh, nhằm
tăng hiệu quả kinh tế trong NTTS.
c, Yếu tố kinh tế xã hội

Nếu yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của loài thì
sự phát triển của ngành NTTS lại phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế xã hội sau:
- Vốn đầu tư
Vốn là biểu hiện bằng giá trị của tài sản bao gồm máy móc, thiết bị, phương
tiện vận tải, nhà kho và CSHT kỹ thuật NTTS (không tính đến tài nguyên thiên
nhiên), có tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra tổng số đầu ra của quá
trình sản xuất. Ngày nay, vốn đầu tư và vốn sản xuất được coi là yếu tố quan trọng
của quá trình sản xuất. NTTS là ngành sản xuất yêu cầu có vốn đầu tư ban đầu lớn,
vốn không chỉ là cơ sở để tăng năng lực sản xuất mà nó còn là điều kiện để nâng cao
trình độ khoa học công nghệ, góp phần đáng kể vào việc giải quyết công ăn việc làm
cho người lao động khi chủ hộ mở rộng quy mô sản xuất. Năng suất, chất lượng sản
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

10
phẩm thuỷ sản nuôi trồng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng ao hồ và việc tổ chức
quản lý sản xuất nuôi trồng theo đúng yêu cầu của quy trình kỹ thuật. Điều này chỉ có
thể thực hiện được khi người nuôi trồng đủ vốn để xây dựng CSHT kỹ thuật NTTS
đồng bộ và có chất lượng tốt. Vì vậy để duy trì được hoạt động SXKD, nâng cao
được hiệu quả kinh tế trong các ngành sản xuất nói chung và ngành NTTS nói riêng
thì yếu tố vốn không thể thiếu được trong mỗi hoạt động SXKD của ngành.
- Lao động
Số lượng và chất lượng lao động là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá
trình phát triển NTTS. Lao động trong NTTS đòi hỏi phải am hiểu về kỹ thuật nuôi
trồng, có kinh nghiệm và kỹ năng tổ chức quản lý nuôi trồng theo những hình thức
và quy mô nhất định. Do đặc điểm của NTTS chủ yếu là đơn vị kinh tế hộ, trang
trại, DN tư nhân và tập thể nên lao động trong NTTS rất đa dạng và thường gắn với
nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy công tác đào tạo, huấn luyện phát triển nguồn lao
động cho NTTS là vấn đề đặc biệt cần quan tâm.
- Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Đây là yếu tố tác động cả trực tiếp và gián tiếp tới NTTS. Ngành NTTS càng

phát triển đòi hỏi phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản
xuất thì mới đem lại năng suất cao, chất lượng tốt và có hiệu quả kinh tế. Phát triển
NTTS phải dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ sinh sản nhân tạo, lai tạo, thuần
chủng giống loài thuỷ sản, kỹ thuật và công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp kỹ
thuật vận chuyển giống, kỹ thuật nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho thuỷ sản nuôi. Vì
vậy việc ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào NTTS
luôn là những yêu cầu bức thiết.
- Thị trường
Thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào cho sản xuất và thị trường
tiêu thụ sản phẩm đầu ra, tuy nhiên đối với NTTS thị trường tiêu thụ đóng vai trò
quyết định. Thị trường tiêu thụ sản phẩm quy định quy mô, cơ cấu thuỷ sản nuôi
trồng. Người sản xuất NTTS luôn căn cứ vào cung cầu và giá cả thị trường để điều
chỉnh hành vi SXKD NTTS cho phù hợp, nhằm hạn chế tối đa rủi ro do tác động
của thị trường. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm kiếm, tiếp cận thị trường và xúc tiến
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

11
thương mại cho sản phẩm thuỷ sản luôn là đòi hỏi mà những nhà kinh doanh NTTS
phải quan tâm.
d, Yếu tố chính sách
Đây là yếu tố tác động không nhỏ đến quy mô cũng như chất lượng của
ngành NTTS. Các chính sách luôn là “bà đỡ” cho sự phát triển. Phát triển NTTS
phụ thuộc rất lớn vào nhiều chính sách trong đó chính sách đất đai là quan trọng
nhất. Đồng thời phải hình thành đồng bộ chính sách tín dụng đầu tư, chính sách
bảo hiểm và nhiều chính sách khác. Vì vậy đổi mới và hoàn thiện chính sách luôn
là vấn đề mà người NTTS đòi hỏi đối với các cấp, các ngành và các địa phương.
Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc kìm
hãm sự phát triển của ngành NTTS.
2.1.5. Nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản
a, Quy hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản

Trong những năm qua, NTTS đã phát triển mạnh, đóng góp đáng kể vào sự
phát triển KT - XH. Mặc dù nuôi trồng thủy sản liên tục tăng trưởng với tốc độ cao,
nhưng vẫn còn nhiều yếu tố bất cập, rủi ro và thiếu bền vững. Công tác quy hoạch
không theo kịp tốc độ phát triển. Sản xuất còn nhỏ lẻ, tự phát, thiếu quy hoạch và
chưa đồng bộ. Thậm chí gần đây ở một số nơi, môi trường có dấu hiệu suy thoái, dẫn
đến tình trạng dịch bệnh và sự mất cân bằng giữa cung - cầu Hơn thế, diện tích mặt
nước ngọt, nước lợ đưa vào nuôi trồng thủy sản đã tăng đến ngưỡng giới hạn cho
phép, trong khi đó chất lượng môi trường có xu hướng ngày càng giảm tác động xấu
môi trường thủy sản.
Trong thời gian qua quá trình phát triển NTTS cũng bộc lộ nhiều yếu tố thiếu
bền vững như công tác quy hoạch không theo kịp yêu cầu phát triển NTTS. Đầu tư
cho NTTS đã được chú trọng hơn nhưng còn dàn trải và chiếm tỷ trọng rất thấp
trong cơ cấu đầu tư chung của Nhà nước. Nhiều chương trình chưa đạt được mục
tiêu đề ra do không có nguồn kinh phí. Môi trường tại các vùng nuôi chưa được
quan tâm đầu tư đúng mức, do đó cũng hạn chế kết quả thực hiện Chương trình.
Bên cạnh đó, quá trình phát triển chưa thể hiện rõ sự gắn kết giữa công tác nghiên
cứu khoa học và công nghệ với thực tiến NTTS và chưa đáp ứng nhu cầu của người
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

12
nuôi ở các lĩnh vực cơ bản như con giống, công nghệ nuôi, quản lý môi trường và
dịch bệnh.
b, Huy động vốn cho nuôi trồng thuỷ sản
Vốn là yếu tố cần thiết cho mọi quá trình SXKD dịch vụ của tất cả các
ngành kinh tế. Đối với NTTS vốn có ý nghĩa quyết định. Vốn có nhiều nguồn
hợp thành và được sử dụng cho NTTS trong nhiều công đoạn khác nhau của quá
trình tạo ra sản phẩm. Vì vậy, NTTS là hoạt động hữu ích của con người đầu tư
vào nuôi thủy sản dưới nước, trên cơ sở khai thác và sử dụng các nguồn nước,
khí hậu thiên nhiên sẵn có và lao động con người, nên hoạt động này có nhiều
đặc điểm riêng khác với chăn nuôi gia súc gia cầm trên cạn. Đó là sản phẩm sản

xuất có mục tiêu chính là để bán, một bộ phận là hàng hóa chất lượng cao để
XK như nuôi tôm hùm, tôm sú, tôm càng xanh,cá tra, các ba sa, cá chình, cá
bống tượng Vì vậy, NTTS cần có hệ thống CSHT kỹ thuật đồng bộ, phải đầu
tư lớn, chi phí cao, nhất là thủy lợi, cơ sở sản xuất giống, phòng trừ dịch bệnh,
khuyến ngư, vệ sinh ao hồ, đầm phá, nguồn nước sử dụng, hệ thống lồng bè, đội
ngũ kỹ sư chuyên gia thủy sản, cơ sở sơ chế, bảo quản, vận chuyển sản phẩm, thị
trường XK, máy móc thiết bị phục vụ nuôi trồng. Cùng với hệ thống CSHT đồng
bộ, hoạt động NTTS đòi hỏi phải có vốn lưu động lớn để đáp ứng yêu cầu trang
trải chi phí thường xuyên và dụng cụ nhỏ. Do vậy vốn cho NTTS là rất lớn.
Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế thủy sản, vốn cho các khoản chi
phí thường xuyên của hộ NTTS lên tới trên 30 khoản chi, lớn, nhỏ trong đó có 4
khoản chi phí lớn gồm :
- Chi phí về giống, thức ăn, các chất vi lượng
- Chi phí xử lý môi trường, nguyên nhiên liệu, thuế, phí bao gồm: vệ sinh
xử lý ao, đầm, thuốc xử lý nước, vôi, thuốc diệt tạp, hóa chất khác, thuốc phòng
chữa bệnh, chi phí xăng dầu, nhớt, mỡ, điện, thủy lợi phí, khấu hao tài sản cố
định, dụng cụ nhỏ, bảo hiểm tôm, cá nuôi, thuế sử dụng đất/mặt nước, chi phí trực
tiếp khác, như đấu thầu, thuê đất, mặt nước
- Chi phí thuê ngoài gồm các loại lớn: thuê máy móc thiết bị, phương tiện
vận chuyển không kèm người điều khiển, cải tạo ao hồ, chăm sóc, chế biến thức
ăn, thu hoạch, vận chuyển, sửa chữa máy móc thiết bị, các chi phí khác.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

13
- Chi phí lao động tự làm của hộ nuôi thủy sản.
Vì vậy, nghiên cứu các giải pháp về vốn cho hoạt động phát triển nuôi
trồng thủy sản phải xuất phát từ đặc điểm sản xuất và yêu cầu sản phẩm có tính
đặc thù này. Giải pháp đưa ra cần đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống nhằm giải
quyết trọn vẹn 2 mặt của vấn đề là huy động vốn nhiều nhất và sử dụng vốn hiệu
quả nhất. Các giải pháp đó nhằm một mặt đáp ứng yêu cầu của tổ chức, hộ gia

đình và cá nhân tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, thuận lợi, mặt khác phải đảm bảo sản
xuất có lãi ổn định, bền vững, lâu dài từ đó thu hồi vốn nhanh, đúng hợp đồng, đạt
hiệu quả KT - XH và môi trường.
c, Hỗ trợ kỹ thuật
Đối với nghề nuôi tôm trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi thâm canh thì vấn đề
như: môi trường, mầm bệnh, chăm sóc và quản lý,…là các yếu tố quyết định sự
thành công. Trong đó, chất lượng con giống góp phần quyết định đến sự thành bại
của nghề nuôi.
Hiện nay trên thị trường có 2 nguồn giống chủ yếu:
- Nguồn giống được sản xuất từ các trại giống trong tỉnh.
- Nguồn giống được sản xuất từ các trang trại giống ngoài tỉnh như: Bà Rịa-
Vũng Tàu, Phan Rang, Nha Trang…
Chất lượng nguồn tôm bố, mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất
tôm giống. Để bảo đảm chất lượng con giống thủy sản, cần có giải pháp chủ động
nguồn giống bố mẹ nhân tạo, được nuôi dưỡng hợp lý, bảo đảm chất lượng phôi
trứng. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng thực hiện kiểm dịch bắt buộc chất lượng
tôm, cá giống tại các cơ sở sản xuất trước khi cho phép xuất bán giống. Chất
lượng giống NTTS tốt sẽ đảm bảo năng lực cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy
chế biến, hạn chế tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đang ngày càng trầm trọng.
Tôm giống phải được nuôi dưỡng bằng nguồn thức ăn chất lượng cao, nuôi
bằng quy trình vi sinh. Không được dùng nhiều kháng sinh. Nhìn chung, hiện nay
hệ thống cung cấp con giống còn manh mún và thiếu an toàn đang rất phổ biến, các
trại hay trung tâm các giống tôm, cá bố mẹ còn có chất lượng thấp dẫn đến chất
lượng con giống thấp, sức sống kém và giống chưa sạch bệnh vẫn còn là thực trạng
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

14
cần giải quyết. Việc cấp bách, bộ ngành và các cơ sở sản xuất cần có chủ động con
giống là vấn đề bàn thảo khá nhiều lần nhưng vẫn chưa giải quyết được. Các hiện
tượng sử dụng các con giống bố mẹ kém chất lượng, nhất là tôm sú đã gây ảnh

hưởng không nhỏ đến nghề nuôi trồng. Giống không sạch bệnh đã gây nên mất
mùa, nhiều hộ nông dân mất cả vốn lẫn kế sinh nhai.
Cùng với giống thì thức ăn đóng góp quan trọng trong quá trình NTTS. Nhờ
có thức ăn mà các loài thuỷ sản mới có thể sinh trưởng và phát triển một cách nhanh
chóng làm gia tăng sản lượng trên một đơn vị diện tích. Thức ăn là vật chất chứa
các thành phần dinh duỡng mà động vật có thể ăn, tiêu hoá và hấp thu đuợc các chất
dinh dưỡng để duy trì sự sống, xây dựng cấu trúc cơ thể. Thức ăn và cách cho ăn là
một vấn đề quan trọng nhất trong tất cả các mô hình thuỷ sản thâm canh. Hiệu quả
của NTTS phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn thức ăn và cách cho ăn.
Trong NTTS, các hộ nuôi cần phải quản lý chế độ cho ăn để đạt đuợc năng
suất nuôi cao nhất với lượng thức ăn sử dụng thấp nhất, giảm thiểu được ô nhiễm
môi trường ao nuôi và dịch bệnh cho đối tượng nuôi. Đồng thời kiểm soát lượng
thức ăn trong quá trình nuôi để tránh hao tổn thức ăn và vật chất dư thừa tăng cao.
Chế độ ăn trong NTTS phụ thuộc vào mật độ thả và khả năng cung cấp thức ăn. Đối
với khu vực nuôi không bón phân, không bổ sung thức ăn thì thức ăn chủ yếu là
nguồn thức ăn có sẵn như thực vật phù du, động vật phù du (phù hợp với hình thức
nuôi quảng canh). Đối với khu vực nuôi có bón bổ sung các loại phân thì người ta
thường sử dụng phân hữu cơ và vô cơ để phát triển nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn
làm thức ăn cho các đối tượng nuôi. Đối với khu vực nuôi óc bổ sung thêm thức ăn
thì phối hợp giữa thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo để đáp ứng nhu cầu dinh
dưỡng của đối tuợng nuôi. Bổ sung thức ăn nhân tạo khi thức ăn tự nhiên không đáp
ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho mức sinh trưởng tối ưu của đối tượng nuôi. Hình
thức này áp dụng cho nuôi bán thâm canh. Đối với khu vực nuôi bằng chế độ hoàn
toàn cho ăn thì nhu cầu dinh dưỡng của đối tuợng nuôi chủ yếu được cung cấp bằng
thức ăn nhân tạo, thức ăn tự nhiên chỉ đóng vai trò bổ sung không đáng kể. Hình
thức này áp dụng cho nuôi công nghiệp.
Trong cơ cấu giá thành của sản phẩm NTTS, thức ăn chiếm từ 60-80% chi
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

15

phí sản xuất. Chính vì vậy, người NTTS rất quan tâm đến giá thức ăn NTTS. Theo
thống kê của Cục chăn nuôi (Bộ NN& PTNT), hiện nay Việt Nam phải nhập từ
nước ngoài trên 50% số lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả nguyên
liệu sản xuất thức ăn thủy sản). Trong đó, ngô nhập khoảng 25%, đậu tương, khô
dầu đậu tương phải NK 90-95%. Các loại premix khoáng, vitamin, dầu cá, các chất
tạo mầu, mùi phải NK 95-98% từ nước ngoài. Như vậy, tuy việc NK thức ăn hỗn
hỗn hợp hoàn chỉnh đã ngày một giảm thay bằng việc tự sản xuất trong nước, nhưng
ngành sản xuất thức ăn thủy sản của Việt Nam vẫn phụ thuộc quá lớn vào nguồn
nguyên liệu NK. Vì vậy, giá thức ăn thủy sản luôn có xu hướng tăng do phụ thuộc
quá lớn vào nguồn nguyên liệu NK.
Trong NTTS, chúng ta có thể áp dụng nhiều phương thức khác nhau:
- Phương thức nuôi quảng canh: Là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức
ăn tự nhiên. Mật độ nuôi thường thấp do lệ thuộc vào nguồn giống tự nhiện. Diện
tích khu vực nuôi thuờng lớn để đạt sản lượng cao. Phuơng thức này có ưu điểm là
vốn vận hành thấp vì không bị mất nhiều chi phí giống và thức ăn, kích cỡ sản
phẩm thuờng lớn, cần ít nhân lực và thời gian nuôi không dài. Tuy nhiên nhược
điểm của nó là năng suất lợi nhuận thấp, thường cần diện tích lớn để tăng sản lượng
nên việc vận hành và quản lý khó.
- Phương thức nuôi quảng canh cải tiến: Là hình thức nuôi dựa trên nền tảng
của mô hình nuôi quảng canh nhưng có bổ sung giống ở mật độ thấp hoặc thức ăn
theo tuần. Đôi khi bổ sung cả giống và thức ăn. Ưu điểm của phương thức này là
chi phí vận hành thấp, có thể bổ sung bằng giống tự nhiên tự thu gom hay giống
nhân tạo, kích thước thành phẩm lớn, giá bán cao, năng suất cao hơn nuôi quảng
canh. Tuy nhiên phương thức này có nhược điểm là cần phải bổ sung giống lớn để
tránh hao hụt do dịch hại, khó khăn trong công tác quản lý, năng suất và lợi nhuận
vẫn còn thấp.
- Phương thức nuôi bán thâm canh: Là hình thức nuôi dùng phân bón để gia
tăng thức ăn tự nhiên và bổ sung thức ăn từ bên ngoài như thức ăn tươi sống, cám gạo
Giống đuợc thả nuôi ở mật độ tuơng đối cao. Phương thức này khu vực nuôi được xây
dựng hoàn chỉnh, nên dễ vận hành và quản lý, chi phí vận hành thấp vì thả giống ít,

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

16
thức ăn hỗn hợp dùng chưa nhiều, thức ăn tự nhiên vẫn còn quan trọng. Tuy nhiên
năng suất của phương thức này vẫn thấp so với diện tích ao sử dụng.
- Phương thức nuôi thâm canh: Là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn
bên ngoài (thức ăn viên hay đơn thuần hay kết hợp với thức ăn tuơi sống). Thức ăn
tự nhiên không quan trọng. Mật độ nuôi thả cao. Diện tích khu vực nuôi lớn. Ưu
điểm của phuơng thức này là khu vực nuôi được xây dựng rất hoàn chỉnh, cấp và
tiêu nước hoàn toàn chủ động, có trang bị đầy đủ các phương tiện máy móc, điện
giao thông nên dễ vẫn hành và quản lý. Tuy nhiên phương thức này cho sản phẩm
có kích cỡ nhỏ, chi phí vận hành cao, lợi nhuận thấp.
d, Giải pháp chế biến thuỷ sản
Chế biến thuỷ sản là ngành nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật và
công nghệ để sản xuất ra những mặt hàng thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng cao trong
thực phẩm và góp phần gia tăng tỷ trọng XK trong những ngành có giá trị XK cao
của cả nuớc. Ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản đã và đang đem lại những
lợi nhuận không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và của nguời nông dân
NTTS nói riêng. Tuy nhiên, công nghệ chế biến của nuớc ta chủ yếu với những
mặt hàng thuỷ sản đông lạnh và một số sản phẩm đồ hộp mà chưa chú trọng nhiều
đến công nghệ chế biến thuỷ sản khô. Đặc điểm của nguyên liệu thuỷ sản là theo
mùa vụ nên việc bảo quản thuỷ sản sau khi thu hoạch là rất quan trọng. Các
nguyên liệu thuỷ sản thuờng có cấu trúc đa bào, đặc biệt lại chứa đựng các lớp tế
bào sống, mô sống kết cấu lỏng lẻo, nước chiếm tỉ lệ cao, lại chứa chất xúc tác
sinh học và hệ tế bào vi sinh vật hiện hữu tự nhiên. Do đó nguyên liệu thuỷ sản rất
dễ bị biến đổi. Chính vì vậy mà việc bảo quản, chế biến nguyên liệu tuỷ sản là rất
cần thiết để hạn chế và đảm bảo cho nguyên liệu không bị biến đổi. Tuỳ theo điều
kiện cụ thể mà bảo quản sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch tốt nhất. Trong thời gian
tới, chúng ta cần ưu tiên xây dựng và thực hiện các dự án và chương trình, đề án
như đầu tư nâng cấp và xây mới nhà máy chế biến thủy sản quy mô công nghiệp;

đầu tư thiết bị và dụng cụ bảo quản trên tàu cá, tàu thu mua; cụm công nghiệp làng
nghề chế biến thủy sản; cơ sở chế biến tiêu thụ nội địa; đầu tư mới kho lạnh thủy
sản và Trung tâm nghiên cứu ứng dụng chế biến bảo quản thủy sản.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

17
e, Phát triển thị trường tiêu thụ thuỷ sản
Thuỷ sản là một ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, sản
phẩm thuỷ sản là một mặt hàng vô cùng thân thuộc. Cũng giống như các thị trường
khác, thị truờng thuỷ sản bao gồm các nhóm chủ thể kinh tế với những chức năng
nhất định có mỗi liên hệ với nhau thông qua hệ thống dây chuyền: người sản xuất –
người bán buôn – người bán lẻ - người tiêu dùng. Do đặc điểm của sản xuất, chế
biến và tiêu dùng hàng thuỷ sản, thị trường đầu ra cho sản phẩm thuỷ sản là một thị
trường đa cấp. Ở nước ta, các cơ sở sản xuất thuỷ sản phân bố rộng khắp trên cả
nuớc. Trình độ phát triển của ngành thuỷ sản chưa cao làm cho hệ thống thị truờng
sản phẩm thuỷ sản cũng phân bố rộng khắp trên cả nuớc với tính chất nhỏ lẻ. Ở
trong nuớc, sản phẩm thuỷ sản đuợc bán chủ yếu tại các chợ địa phương với quy mô
không lớn. Các khu chế biến cung ứng sản phẩm thuỷ sản lớn chưa được hình thành
hoặc hình thành không đáng kế. Có thể nói, thị truờng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản
cả trong và ngoài nước đều rất lớn và có nhiều khả năng mở rộng.
Đối với thị truờng nội địa: Việc tiêu thị sản phẩm thụ sản phẩm thuỷ sản có
chất lượng cao ở khu vực nông thôn đang rất cần được chú trọng khai thác vì phần
lớn dân số Việt Nam sinh sống tại nông thôn. Hơn nữa thị trường này chưa được
phát triển một cách thoả đáng, còn rất nhiều tiềm năng, nhất là trong điều kiện đời
sống của người dân đang ngày càng được cải thiện như hiện nay. Tuy nhiên, do
ngành sản xuất thuỷ sản luôn bấp bênh nên tới thị trường thuỷ sản luôn biến động
thất thường, giá cả hàng thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên. Khi thời tiết
thuận lợi, người sản xuất nuôi trồng đuợc nhiều làm cho lượng thuỷ sản cung cấp
trên thị trường nhiều hơn, nên giá sản phẩm cũng rẻ hơn. Ngược lại, lúc mất mùa
do thiên tai, lượng hàng hoá trên thị trường ít đi, đẩy giá cả tăng lên. Mặt khác do

điều kiện phát triển kinh tế của nước ta chưa cao nên trình độ phát triển của ngành
thuỷ sản còn ở mức lạc hậu nên thị trường tiêu thụ thuỷ sản cũng chưa phát triển ở
trình độ cao. Những sản phẩm thuỷ sản khi nuôi trồng với số lượng nhiều nhưng
khâu bảo quản, chế biến còn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao
và khó tính của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Sản phẩm thuỷ sản có chất
lượng kém làm cho sản phẩm khó tiêu thụ trên thị trường thế giới gây ứ đọng lại

×