Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Đánh giá đặc điểm sinh trưởng của một số giống khoai tây nhập nội và nghiên cứu ảnh hưởng của một số nguồn phân hữu cơ đối với giống khoai tây solara tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



ðOÀN THỊ HUÊ


ðÁNH GIÁ ðẶC ðIỂM SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG
KHOAI TÂY NHẬP NỘI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT
SỐ NGUỒN PHÂN HỮU CƠ ðỐI VỚI GIỐNG KHOAI TÂY SOLARA
TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số : 60.62.01.10


Người hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN VĂN PHÚ




HÀ NỘI - 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………



i

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai
công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn


ðoàn Thị Huê
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………


ii
LỜI CẢM ƠN


ðể hoàn thành ñề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân tôi ñã nhận
ñược rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân.
Trước tiên, tôi xin ñợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
TS. Nguyễn Văn Phú người thầy ñã tận tình hướng dẫn giúp ñỡ và ñộng viên
tôi trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin ñược gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong

Khoa Nông học, Khoa Sau ðại học những người ñã trực tiếp giảng dạy trang
bị những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học ñại học cũng như học cao
học của mình.
Tôi cũng xin ñược chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, công nhân viên
Viện Sinh học nông nghiệp - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã nhiệt tình
giúp ñỡ và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Bên cạnh ñó tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả ngườii thân,
bạn bè những người luôn bên cạnh ñộng viên giúp ñỡ tôi trong quá trình học
tập và thực hiện ñề tài.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn
ðoàn Thị Huê




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………


iii

MỤC LỤC


Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii

1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục ñích nghiên cứu và yêu cầu của ñề tài 3
1.2.1 Mục ñích nghiên cứu 3
1.2.2 Yêu cầu của ñề tài 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 4
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 4
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 4
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển của khoai tây 5
2.2 Phân loại thực vật khoai tây 6
2.3 ðặc ñiểm thực vật học 7
2.4 Yêu cầu ngoại cảnh của cây khoai tây. 9
2.4.1 Ánh sáng 9
2.4.2 Nước 10
2.4.3 ðất trồng và dinh dưỡng 10
2.5 Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới 11
2.6 Tình hình sản xuất và nghiên cứu khoai tây ở Việt Nam 14
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………


iv

2.7 Vai trò của phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp 20
2.8 Vai trò của phân hữu cơ ñối với cây khoai tây 23
2.8.1 Phân chuồng 24
2.8.2 Phân rác hữu cơ 26
2.8.3 Bùn thải 26
2.8.4 Rơm rạ 26

2.9 Vi sinh vật hữu hiệu, ứng dụng chế phẩm EM ở Việt Nam. 27
2.9.1 Vi sinh vật trong tự nhiên 27
2.9.2 Nguồn gốc và các dạng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM 28
2.9.3 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng các dạng chế phẩm EMINA ở
Việt Nam
31
3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.1 Vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 36
3.1.1 Vật liệu nghiên cứu 36
3.1.2 ðịa ñiểm nghiên cứu 37
3.1.3 Thời gian nghiên cứu 37
3.2 Nội dung nghiên cứu 37
3.3 Phương pháp nghiên cứu 37
3.3.1 Bố trí thí nghiệm 37
3.3.2 Kỹ thuật chăm sóc 42
3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi 43
3.4 Phương pháp xử lý số liệu 47
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48
4.1 ðánh giá sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống khoai
tây nhập nội trong vụ ðông năm 2012 tại Gia Lâm – Hà Nội
48
4.1.1 Thời gian sinh trưởng qua các giai ñoạn sinh trưởng của giống
khoai tây nhập nội trong vụ ðông 2012 tại Gia Lâm – Hà Nội
48
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………


v


4.1.2 Một số ñặc ñiểm sinh trưởng của các giống khoai tây nhập nội
trong vụ ðông 2012 tại Gia Lâm – Hà Nội
50
4.1.2 ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống khoai tây
nhập nội trong vụ ðông 2012 tại Gia Lâm – Hà Nội
53
4.1.4 Một số ñặc trưng hình thái thân lá của các giống khoai tây nhập
nội trong vụ ðông 2012 tại Gia Lâm – Hà Nội.
54
4.1.5 Mức ñộ nhiễm một số sâu bệnh hại chính của các giống khoai tây
nhập nội trong vụ ðông 2012 tại Gia Lâm – Hà Nội
56
4.1.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai
tây trong vụ ðông năm 2012 tại Gia Lâm – Hà Nội
58
4.1.7 Tỷ lệ kích thước củ của các giống khoai tây nhập nội trong vụ
ðông 2012 tại Gia Lâm – Hà Nội
62
4.1.8 Một số ñặc ñiểm hình thái củ của các giống khoai tây trồng trong
vụ ðông 2012 tại Gia Lâm – Hà Nội
63
4.1.9 ðánh giá cảm quan về chất lượng củ qua ăn nếm của các giống
khoai tây nhập nội trong vụ ðông 2012 tại Gia Lâm – Hà Nội
65
4.1.10 ðánh giá chất lượng củ qua các chỉ tiêu phân tích của các giống
khoai tây nhập nội trong vụ ðông 2012 tại Gia Lâm – Hà Nội
67
4.2 Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ ñã qua xử lý chế phẩm
EMINA ñến sinh trưởng phát triển, năng suất của giống khoai tây
Solara trong vụ ðông 2012 tại Gia Lâm – Hà Nội

69
4.2.1 Ảnh hưởng của loại phân hữu cơ ñã qua xử lý chế phẩm EMINA
ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây của giống khoai tây
Solara trong vụ ðông 2012 tại Gia Lâm – Hà Nội
69
4.2.2 Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ ñã qua xử lý chế phẩm
EMINA ñến tỷ lệ sâu bệnh hại của giống khoai tây Solara trong
vụ ðông 2012 tại Gia Lâm – Hà Nội.
70
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………


vi

4.2.3 Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ ñã qua xử lý với chế phẩm
EMINA ñến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống
khoai tây Solara trong vụ ðông 2012 tại Gia Lâm – Hà Nội.
73
4.2.4 Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ ñã qua xử lý với chế phẩm
EMINA ñến tỷ lệ kích thước củ của giống khoai tây Solara vụ
ðông năm 2012.
76
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 79
5.1 Kết luận 79
5.2 ðề nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 86



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Từ viết vắt
BVTV Bảo vệ thực vật
Bộ NN và PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CIP International Potato Center
CT Công thức
CTV Cộng tác viên
CV% Hệ số biến ñộng
ðHNN Hà Nội ðại học Nông nghiệp Hà Nội
FAO Food Agriculture Organization
Ha Hecta
G Gam
EMINA Effective Microorganisms of Intitute of
Agrobiology
IPM Integrated Pest Management
ICM Integrated Crop Management
KHKT Khoa học kỹ thuật
LAI Chỉ số diện tích lá
LSD
0,05
Mức sai khác có ý nghĩa nhỏ nhất

NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
NXB Nhà xuất bản
TN Thí nghiệm
Viện SHNN Viện Sinh học Nông nghiệp

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây trên thế giới từ năm
2004 ñến năm 2011
13
2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây của các châu lục
năm 2010 – 2011.
14
2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây ở Việt Nam từ năm
2000 ñến năm 2010
18
3.1 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp ñánh giá 43
4.1 Thời gian sinh trưởng qua các giai ñoạn của các giống khoai tây
vụ ðông năm 2012 49
4.2 Khả năng sinh trưởng thân lá của các giống khoai tây nhập nội

trong vụ ðông năm 2012
52
4.3 ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống khoai tây
nhập nội vụ ðông năm 2012 53
4.4 Một số ñặc ñiểm về hình thái của các giống khoai tây nhập nội 54
4.5 Mức ñộ nhiễm một số sâu, bệnh hại chính của các giống khoai
tây nhập nội vụ ðông năm 2012
56
4.6 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống khoai
tây nhập nội trồng vụ ðông năm 2012
60
4.7 Tỷ lệ kích thước củ của các giống khoai tây nhập nội trồng vụ
ðông năm 2012
62
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………


ix

4.8 ðặc ñiểm hình thái củ của các giống khoai tây nhập nội vụ ðông
năm 2012
64
4.9 ðánh giá chất lượng ăn nếm của các giống khoai tây nhập nội
trong vụ ðông năm 2012
66
4.10 ðường khử, tinh bột, chất khô của các giống khoai tây nhập nội
vụ ðông năm 2012.
68
4.11 ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của giống khoai tây Solara

khi bón các loại phân hữu cơ khác nhau vụ ðông năm 2012
69
4.12 Mức ñộ nhiễm một số sâu, bệnh hại chính của giống khoai tây
Solara trên các loại phân bón khác nhau trong vụ ðông năm 2012
72
4.13 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống khoai tây
Solara ở các loại phân bón khác nhau vụ ðông năm 2012
75
4.14 Phân loại tỷ lệ kích thước củ của giống khoai tây Solara ở các
loại phân hữu cơ khác nhau vụ ðông năm 2012
77


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………


1

1. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Cây khoai tây (Solanum tuberosum L.) là một trong những cây lương
thực, cây thực phẩm, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị mang lại hiệu quả
kinh tế cao và ñã trở thành cây lương thực chủ ñạo, ñứng thứ 4 sau lúa
gạo, lúa mì, ngô (FAO, 2008). Theo FAO, sản lượng khoai tây thế giới
hàng năm ñạt khoảng 300 triệu tấn, chiếm 60 – 70% tổng sản lượng cây có
củ. Theo Trung tâm Khoai tây Quốc tế (CIP), tính ñến năm 1998 ñã có 130
nước trên thế giới trồng khoai tây với tổng diện tích 18,3 triệu ha, tổng sản
lượng là 295,1 triệu tấn, riêng sản lượng năm 2005 ñạt 325 triệu tấn, năng

suất trung bình 16 tấn/ha.
Hiện nay, khoai tây ở Việt Nam làm thực phẩm cho người, ñược coi
là loại rau sạch trên thị trường. Là cây trồng ngắn ngày, khoai tây ñược
nông dân miền Bắc Việt Nam sử dụng ñể tăng vụ. ðặc biệt sang ñầu thế kỷ
XXI ở một số nơi vùng châu thổ sông Hồng, nơi ñông dân cư ñã ñưa khoai
tây vào hệ thống luân canh 3 vụ gồm 2 vụ lúa 1 vụ khoai tây ñể làm tăng
giá trị thu nhập trên ñơn vị diện tích canh tác (Trương Văn Hộ, 2010).
Vì vậy, giống có chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng
nhất ñể trồng khoai tây thành công. Tình trạng thiếu giống chất lượng tốt
ñược công nhận là trở ngại lớn nhất cho sản xuất khoai tây ức chế quan
trọng nhất trên toàn thế giới. ðể ñáp ứng ñược nhu cầu phát triển sản xuất
khoai tây chúng ta cần phải có bộ giống tốt cho năng suất cao, thích hợp
với ñiều kiện khí hậu Việt Nam, các giống ña dạng phù hợp cho nhu cầu sử
dụng. Nhập nội giống ñể khảo nghiệm, ñánh giá và tuyển chọn ra giống
khoai tây mới có nhiều ñặc tính tốt, thích hợp với ñiều kiện cụ thể ở nước
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………


2

ta, giới thiệu cho sản xuất là công việc cần thiết ñể nâng cao năng suất,
hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh, góp phần thúc ñẩy khoai tây Việt Nam.
Ngoài giống, bón phân cho khoai tây là biện pháp kỹ thuật có ảnh
hưởng quyết ñịnh ñến năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả và thu
nhập của người sản xuất. Vì vậy bón phân là yếu tố ñầu tư rất ñược quan
tâm và thường chiếm một tỷ lệ ñáng kể trong tổng chi phí sản xuất của
người sản xuất. Tuy nhiên không phải cứ bón nhiều phân (phân hóa học) sẽ
ñem lại hiệu quả mà việc bón phân không hợp lý sẽ ảnh hưởng ñến năng
suất, chất lượng và khả năng nhiễm sâu bệnh hại. Không những thế còn

làm suy thoái ñất và ô nhiễm môi trường tự nhiên. Phân hữu cơ ñóng vai
trò ñặc biệt quan trọng tới ñặc tính của ñất và ảnh hưởng lớn ñến năng suất
và chất lượng khoai tây. Tuy nhiên nguồn phân hữu cơ từ khu vực chăn
nuôi ñang rất hạn chế do quy mô thu hẹp bởi ảnh hưởng của dịch bệnh.
Trong khi ñó, phế thải ñang là một thảm họa khó lường trong sự phát triển
mạnh mẽ của quá trình sản xuất, chế biến công nghiệp và hoạt ñộng sống
của toàn xã hội. Phế thải không chỉ làm ô nhiễm môi trường sinh thái, ô
nhiễm nguồn nước, ô nhiễm ñất, gây ñộc hại ñến sức khoẻ con người, vật
nuôi và cây trồng, mà còn làm mất ñi cảnh quan văn hoá ñô thị và nông
nghiệp nông thôn.
Phế thải có nhiều nguồn khác nhau: từ rác thải sinh hoạt, rác thải ñô
thị, tàn dư thực vật trên ñồng ruộng, phế thải từ các nhà máy công nghiệp.
Tất cả nguồn phế thải này một phần bị ñốt, phần còn lại trở thành phế thải
gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường và nguồn nước, trong khi ñó ñất ñai
lại thiếu trầm trọng nguồn dinh dưỡng cho cây, hàng năm nước ta phải bỏ
ra hàng tỷ ñôla ñể mua phân bón của nước ngoài. Vì vậy, việc xử lý tàn dư
thực vật trên ñồng ruộng không chỉ làm sạch môi trường ñồng ruộng, tiêu
diệt ổ bệnh, dịch hại cây trồng mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………


3

nguồn phân hữu cơ tại chỗ trả lại cho ñất, giải quyết sự thiếu hụt về phân
hữu cơ trong thâm canh hiện nay, ñồng thời giảm bớt chi phí về phân bón,
thuốc trừ sâu góp phần tăng thu nhập cho người nông dân.
Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu ñề tài: “ðánh giá sinh trưởng của một số giống khoai tây
nhập nội và nghiên cứu ảnh hưởng của một số nguồn phân hữu cơ ñối

với giống khoai tây Solara tại Gia Lâm – Hà Nội”.
1.2. Mục ñích nghiên cứu và yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích nghiên cứu
− ðánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai tây
nhập nội trên ñịa bàn huyện Gia Lâm – Hà Nội ñể giới thiệu cho sản xuất.
− Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nguồn phân hữu cơ ñã qua xử lý
với chế phẩm EMINA cho Solara.
− Góp khuyến cáo người dân khai thác nguồn phân hữu cơ sẵn có tại
ñịa phương.
1.2.2. Yêu cầu của ñề tài
− ðánh giá một số giống khoai tây nhập nội: ñặc ñiểm sinh trưởng
phát triển, nông sinh học, chỉ tiêu sinh lý, khả năng chống chịu, các yếu tố cấu
thành năng suất củ.
- ðánh giá ảnh hưởng của một số nguồn phân hữu cơ qua xử lý
EMINA ñến: ñặc ñiểm sinh trưởng, phát triển, chỉ tiêu sinh lý và các
yếu tố cấu thành năng suất củ của giống khoai tây Solara.
Trong ñiều kiện vụ ðông 2012 tại Gia Lâm - Hà Nội
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………


4

1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
ðánh giá một số ñặc tính nông sinh học của một số giống khoai tây
nhập nội là tư liệu giảng dạy và nghiên cứu về giống khoai tây.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần giới thiệu giống khoai tây phù hợp ñiều kiện sinh trưởng
cho sản suất khoai tây tại Hà Nội và ñồng bằng Sông Hồng.

- Giới thiệu nguồn phân hữu cơ tốt cho sản suất khoai tây và sản suất
nông nghiệp.




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………


5

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển của khoai tây
Về nguồn gốc xuất xứ, cây khoai tây (Solanum tuberosum L.) có
nguồn gốc từ vùng núi cao Andess thuộc Nam châu Mỹ (Smith, 1968).
Theo C.M. Bucaxốp ñã xác ñịnh cây khoai tây có nguồn gốc ở Nam
Mỹ, thuộc các nước Chilê, Pêru, Braxin, Bolivia…
Theo các tài liệu cổ ñại thì khoai tây hoang dại ñược người dân quanh
dãy Andess ở Nam Pêru và Bắc Bolivia sử dụng từ 3-4 nghìn năm trước công
nguyên. Sau khi ñược thuần hóa cây khoai tây ñã ñược rộng khắp miền núi
của dãy Andes (Nguyễn Quang Thạch, 1993).
Cây khoai tây vốn là một cây ưa lạnh có nguồn gốc từ vùng cao nhiệt
ñới (từ 1000m trở lên). Trải qua quá trình chọn lọc và thuần hóa, nó có thể
trồng ở các vùng khí hậu khác nhau bao gồm các vùng ôn ñới, á nhiệt ñới và
nhiệt ñới với các ñiều kiện sinh thái nông nghiệp khác nhau từ vùng ñồng
bằng ñến vùng núi cao (Struikand Wiersema, 1999) .
Vavilốp cũng xác ñịnh rằng khoai tây có nguồn gốc từ Chilê, Pêru,
Bolivia (Tạ Thu Cúc và cộng sự, 2000).

Người Tây Ban Nha ñã phát hiện ra cây khoai tây tại lưu vực sông Canca
(Colombia), nơi thổ dân da ñỏ cư trú vào năm 1538 (Lê Minh ðức, 1977). Cây
khoai tây ñược du nhập vào Tây Ban Nha vào khoảng năm 1570. Từ ñó khoai
tây ñược truyền sang Italia, ðức. Vào cuối thế kỷ XVI, khoai tây ñược mang về
trồng ở Mỹ. Năm 1586, một nhà hàng hải ñem khoai tây về trồng ở Anh. Năm
1785, khoai tây ñược mang về trồng ở Pháp. Từ ñó khoai tây ñược ñưa vào trồng
ở các nước Châu Âu khác. Qua gần 100 năm khoai tây ñược trồng rộng rãi và
phát triển rộng lớn ở Châu Âu, khoai tây ñược du nhập sang các nước ở các châu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………


6

lục khác: Ấn ðộ năm 1610, Trung Quốc năm 1700 (ðường Hồng Dật, 2004).
ðến thế kỷ XIX khoai tây trở thành một cây trồng quan trọng ñối với Châu
Âu, là nguồn lương thực có giá trị dinh dưỡng cao. Do vậy diện tích khoai tây
ngày càng ñược phát triển lan rộng. Cây khoai tây ñược khẳng ñịnh vị thế và
ñược coi trọng phát triển khi nạn ñói xảy ra ở Ailen (1845 - 1846) (Nguyễn
Quang Thạch,1993).
Khoai tây ñược trồng phổ biến từ khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc,
ñặc biệt các chủng loại giống có tiêu chuẩn công nghiệp (chips, ñồ hộp và thức
ăn liền). Năm 1972 Trung tâm Khoai tây quốc tế (CIP) ñược thành lập tại Lima
- Peru, nơi thu thập và lưu giữ sự ña dạng di truyền của khoai tây, lai tạo giống
và hỗ trợ phát triển nghiên cứu giống và sản xuất khoai tây trên thế giới.
Ở Việt Nam, khoai tây ñược ñưa vào năm 1890 do những nhà truyền
giáo người Pháp ñem vào Việt Nam ñược ñặt tên là “Khoai tây”. Trước năm
1970, khoai tây ñược trồng rải rác ở Sapa – Lào Cai, ðồ Sơn – Hải Phòng,
Trà Lĩnh – Cao Bằng, ðông Anh – Phúc Yên, ðà Lạt – Lâm ðồng Diện
tích khoảng 3 nghìn ha. Thời gian này, khoai tây ñược coi là loại rau cao cấp

(Trương Văn Hộ, 2010).
2.2 Phân loại thực vật khoai tây
Cây khoai tây thuộc họ cà (Solanaceae), chi Solanum và tập ñoàn
Tuberarium Dun (Tạ Thu Cúc và cs, 2001).
Theo C.M. Bucacsov dựa vào vị trí và hình dạng của hoa (là hình bánh
xe hay hình ngôi sao) mà phân loại Tuberarium thành 6 tập ñoàn:
Andium - Buk, Arcitium - Buk, Pacifinin - Buk, Orientale - Buk,
Exinterruptum - Buk, Integrifolium-Buk.
Theo tác giả trên thì các loài khoai tây trồng thuộc 2 nhóm Tuberoso-
Buk và Andigera-Buk.
- Nhóm Tuberoso-Buk: ðặc ñiểm của nhóm này là thân mập to, lóng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………


7

ngắn, số thân mỗi nhóm là 2 hoặc nhiều hơn. Lá to có 3 - 5 ñôi lá chét. Hoa 5
cánh dạng hình bánh xe, ñỉnh cánh hoa nhọn, hoa mầu trắng hoặc phớt tím, nhị
thường bất thụ, số nhiễm sắc thể 2n = 48, ở các loài hoang dại 2n = 24 và 36.
Chúng phân bố ở vùng có ñộ cao 500m của Pêru và Chilê; Trong nhóm này chỉ
có một loài trồng trọt là Solanum tuberosum.
- Nhóm Andigera-Buk: ðặc ñiểm của nhóm này là thân cao từ 50 - 150
cm, lá nhỏ, có 5 - 7 ñôi lá chét. Hoa có dạng hình bánh xe, ñỉnh hoa nhọn, hoa
màu trắng xen tím nhạt hoặc tím ñậm, quả nhỏ nhiều ngăn, dễ bị rụng, số nhiễm
sắc thể 2n = 24, 36, 48. Chúng ñược phân bố ở vùng cao nguyên Colombo,
Ecuador, Peru, Bolivia v.v
Theo các nhà khoa học của CIP thì những loài và nhóm Solanum sau ñây
có ñặc tính chống chịu với bệnh mốc sương, bệnh héo xanh vi khuẩn, tuyến
trùng gây nốt rễ và bệnh virut X và Y

Loài Solanum tuberosum L là nhóm Tuberosa kháng bệnh mốc sương.
Nhóm Andigera kháng bệnh mốc sương, bệnh virut X và viruts Y.
Nhóm Phureze và Setenotonum kháng bệnh mốc sương, bệnh héo xanh
vi khuẩn
Solanum sparsipilum kháng tuyến trùng hại rễ và bệnh héo xanh vi khuẩn.
Solanum bulbocastanum kháng mốc sương.
Solanum microdotum kháng bệnh virut Y, A (Hồ Hữu An, ðinh Thế
Lộc, 2005).
Nhìn chung ở loài khoai tây trồng trọt Solanum tuberosum L. nhiều giống
có khả năng kháng các bệnh chính của khoai tây, có khả năng thích nghi với vùng
nhiệt ñới có tiềm năng năng suất cao và có các ñặc tính trồng trọt khác như củ tốt,
có kiểu cây thích hợp, có thời gian sinh trưởng ngắn (Tạ Thu Cúc, 2001).
2.3 . ðặc ñiểm thực vật học
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………


8

2.3.1. Rễ
Rễ khoai tây thuộc loại rễ chùm nếu trồng bằng củ, còn trồng bằng hạt
có rễ chính và từ rễ chính hình thành các rễ phụ khác. Bộ rễ phân bố chủ yếu
trên tầng ñất cày 0 – 40cm. Tuy nhiên mức ñộ phát triển của bộ rễ còn phụ
thuộc vào các yếu tố như: kỹ thuật làm ñất, tính chất vật lý của ñất, ñộ ẩm,
giống và các yếu tố ngoại cảnh khác, Bộ rễ có nhiệm vụ hút nước và dinh
dưỡng ñể nuôi cây và thân củ.
2.3.2. Thân
Thân khoai tây là loại thân bò, có giống thân ñứng, trên thân có thể
mọc các nhánh. Thân dài 30 – 150cm thay ñổi tùy theo giống. Thân có dạng
tròn hoặc 3 – 5 cạnh. Trên thân có lông tơ cứng, khi già lông rụng. Thân có

màu xanh, tím, hoặc hồng tùy giống.
2.3.3. Lá
Lá hình thành và hoàn thiện theo sự tăng trưởng của cây: ñầu tiên là các
lá nguyên ñơn, sau ñó hình thành các lá kép lẻ chưa hoàn chỉnh và cuối cùng
là các lá hoàn chỉnh. Lá hoàn chỉnh có từ 3 – 4 ñôi lá chét mọc ñối xứng nhau,
lá xẻ lông chim, trên cùng có một lá chét ñính ở ñỉnh, phần cuống lá có tai lá.
Số lượng, kích thước và sự sắp xếp của lá trên thân thể hiện ñặc ñiểm của
giống và thể hiện ñộ thoáng cũng như khả năng hấp thu ánh sáng của mỗi lá
và bộ lá. Khi diện tích lá che phủ ñạt từ 38000 – 40000 m
2
/ha khả năng quang
hợp là lớn nhất, tiềm năng năng suất ñạt cao nhất.
2.3.4. Hoa – Quả - Hạt
Hoa khoai tây là loại hoa lưỡng tính, tự thụ phấn, hoa mọc thành chùm,
có 5 – 7 cánh hoa màu trắng hoặc phớt tím tùy thuộc vào từng giống. Hạt
phấn hoa thường bất thụ do vậy tỷ lệ ñậu quả thấp.
Quả là loại quả mọng hình tròn hoặc trái xoan, nhỏ, có màu xanh lục
hay tím, có 2 – 3 noãn tạo 2 – 3 ngăn chứa hạt rất nhỏ, khi chín quả có màu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………


9

trắng bạc hoặc phớt hồng. Hạt dạng tròn dẹt, màu xanh ñen, có chứa nhiều
dầu, P
1000 hạt
= 0,5 – 0,6g, hạt có thời gian ngủ nghỉ như củ giống.
2.3.5. Củ
Củ khoai tây thực chất là do sự phình to và rút ngắn của tia củ (thân ngầm

hay thân ñịa sinh). Củ có mầu vàng, hồng hoặc tím… tùy thuộc vào giống.
Trên củ có các mắt củ, số lượng mắt củ và ñộ sâu mắt củ phụ thuộc
vào giống. Củ có thời gian ngủ nghỉ kéo dài từ 2 – 4 tháng.
Cây khoai tây là cây yêu cầu khí hậu mát mẻ và ôn hoà. Mỗi một thời kì
sinh trưởng và phát triển của cây chúng yêu cầu nhịêt ñộ khác nhau. Nhiệt ñộ
thích hợp cho thân lá phát triển là 20 - 22
o
C. Khi gặp nhiệt ñộ xuống thấp ñến 1 -
5
0
C thường làm cho thân lá bị hại. Nếu nhiệt ñộ xuống thấp dưới 7
o
C, cây khoai
tây ngừng sinh trưởng. Khi nhiệt ñộ xuống -1 ñến -2
o
C thì thân, lá bị chết, xuống
ñến -5
o
C thì thân lá chết trong thời gian ngắn. Ở thời kỳ hình thành và phát triển
củ nhiệt ñộ cần ñạt ñược từ 15 - 22
o
C, nhiệt ñộ thích hợp nhất là từ 16 - 18
o
C. Lúc
gặp nhiệt ñộ cao trên ngưỡng nhiệt ñộ thích hợp hình thành của chúng, tia củ
thường hình thành ít, vươn dài, ra nhiều củ bé. Trong ñiều kiện nhiệt ñộ cao, khoai
tây thường kéo dài thời gian sinh trưởng và cho năng suất thấp.
Trong giai ñoạn ngủ nghỉ của cây khoai tây nó có thể mọc mầm ở nhịêt
ñộ 4
o

C nhiệt ñộ từ 10 - 15
o
C, mọc mầm tốt nhất, mầm mập và ngắn (ðường
Hồng Dật, 2004).
2.4 Yêu cầu ngoại cảnh của cây khoai tây.
2.4.1. Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố cần thiết cho cây quang hợp ñể tích luỹ vật chất.
Khoai tây là cây ưa ánh sáng, cường ñộ ánh sáng mạnh có lợi cho quá trình
quang hợp của khoai tây, thúc ñẩy tốt cho việc hình thành củ và tích lũy hàm
lượng chất khô. Cường ñộ ánh sáng thích hợp cho cây khoai tây quang hợp từ
40000 - 60000 lux. Nhìn chung khoai tây là cây ưa thời gian chiếu sáng ngày
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………


10
dài (trên 14 giờ chiếu sáng) sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây. Tuy
nhiên trong mỗi giai ñoạn sinh trưởng và phát triển chúng yêu cầu ánh sáng
khác nhau. Thời kì mọc mầm khỏi mặt ñất ñến lúc cây có nụ hoa, khoai tây
yêu cầu ánh sáng ngày dài sẽ có lợi cho sự phát triển thân lá và thúc ñẩy mạnh
quá trình quang hợp. ðến thời kì hình thành tia củ chúng yêu cầu thời gian
chiếu sáng ngắn (ðường Hồng Dật, 2004).
2.4.2. Nước
Trong thời kỳ sinh trưởng phát triển khoai tây cần lượng nước lớn và
phải ñược cung cấp thường xuyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong suốt
thời gian sinh trưởng khoai tây cần lượng mưa khoảng 500 - 700 mm. ðồng
thời mỗi thời kỳ, chúng cần lượng nước khác nhau ñể phát triển mầm, thân,
lá, hoa, quả.
Ngô ðức Thiệu (1978), chứng minh rằng giai ñoạn từ khi trồng ñến bắt
ñầu ra nụ hoa khoai tây yêu cầu 60% ñộ ẩm ñồng ruộng, các giai ñoạn sau

chúng yêu cầu 80% và sẽ cho năng suất cao nhất. Trong ñiều kiện thiếu và
thừa ñộ ẩm trong các giai ñoạn trên, rễ, thân, lá ñều phát triển kém, củ ít, nhỏ
chống chịu sâu bệnh kém dẫn ñến năng suất thấp.
2.4.3. ðất trồng và dinh dưỡng
Khoai tây có khả năng thích ứng với nhiều loại ñất khác nhau trừ ñất
thịt nặng và ñất sét ngập úng. ðất có tầng canh tác dày và tơi xốp khả năng
giữ nước và thông khí tốt là thích hợp nhất với khoai tây và sẽ cho năng suất
cao nhất. ðất có pH từ 5 - 7, nhưng thích hợp nhất là 6 - 6,5. ðộ pH cao hơn
có thể bị bệnh ghẻ trên củ. Khoai tây yêu cầu một lượng dinh dưỡng lớn và
ñầy ñủ các nguyên tố ña lượng và vi lượng (Nguyễn Văn Bộ, 2004).
Nguyên tố ñạm là nguyên tố cần thiết ñể hình thành tế bào mới cấu tạo
nên các bộ phận như rễ, thân lá, củ. Nếu bón không ñấy ñủ cây sẽ kém phát
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………


11
triển năng suất thấp, nhưng nếu bón quá nhiều ñạm sẽ ảnh hưởng không tốt
ñến sự sinh trưởng của cây làm mất cân ñối giữa các bộ phận trên mặt ñất và
dưới mặt ñất ñồng thời tạo ñiều kiện cho bệnh phát triển, lượng ñạm bón thích
hợp là từ 100 - 200 kgN/ha. Tuỳ vào từng loại ñất, không bón quá muộn tốt
nhất là kết hợp giữa vun gốc và bón ñạm.
Nguyên tố phospho có vai trò ñặc biệt quan trọng giúp tăng cường quá
trình sinh trưởng thân lá, quá trình hình thành tia củ sớm tăng số lượng củ và
tăng năng suất. Phospho cần trong giai ñoạn ñầu sinh trưởng của cây vì kích
thích bộ rễ phát triển. Thiếu phos pho sẽ làm cho cây phát triển không bình
thường. Phos pho là phân bón hấp thụ chậm nên thường ñược bón lót. Bón
muộn, ñặc biệt thời kỳ ra nụ hoa sẽ làm giảm năng suất và chất lượng tinh bột
(Ngô ðức Thiệu, 1978). Khoai tây cần nhiều kali hơn cả, nó có tác dụng làm
tăng quá trình sinh trưởng, ñặc biệt khả năng quang hợp và khả năng vận

chuyển các chất về củ, tăng chất chất lượng củ, tăng khả năng chống chịu một
số bệnh quan trọng trên củ. lượng phân bón thích hợp 120 - 150 kg K
2
0/ha.
2.5 Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
Khoai tây (Solanum tuberosum L.) là một loại cây trồng chính quan
trọng trên toàn thế giới (Tsegaw, 2005), chiếm 37% tổng sản lượng khoai tây
trên thế giới (FAO, 1995). Khoai tây là cây trồng củ quan trọng nhất xếp hạng
ñầu tiên về khối lượng sản xuất trong rễ và củ cây trồng, với sản lượng hàng
năm khoảng 300 triệu tấn trồng trên khoảng 19 triệu ha (FAO, 2008), tiếp
theo là sắn, khoai lang, khoai mỡ (FAO, 2004, 2008). Sản xuất khoai tây thế
giới trung bình là khoảng 17 triệu ha/năm. Trong khi tiêu thụ trực tiếp làm
thực phẩm của con người là 31,3 kg bình quân trên ñầu người (kg/năm)
(FAO, 1995, 2008). Châu Á và Châu Âu là hai khu vực trồng khoai tây lớn
của thế giới, chiếm hơn 80% của thế giới về sản xuất trong khi châu Phi là ít
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………


12
nhất, chiếm khoảng 5% (Tigoni PO Box, Limuru, Kenya, 2011).
Theo thống kê của FAOSTAT (2011) thấy tình hình sản xuất khoai tây
trên thế giới từ năm 2004 ñến năm 2011 ñã có những bước tiến ñáng kể. Sản
lượng tăng khoảng 336 triệu tấn (2004) lên 374 triệu tấn (2011). Diện tích
trồng ổn ñịnh qua các năm khoảng 19 triệu ha. Kết quả ñược thể hiện qua
bảng 2.1:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………



13
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây trên thế giới từ năm
2004 ñến năm 2011
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ)
Sản lượng
(triệu tấn)
2004 19,22 174,91 336,25
2005 19,34 168,05 325,11
2006 18,41 166,00 305,76
2007 18,66 172,85 322,59
2008 18,13 180,72 327,68
2009 18,65 176.70 329,58
2010 18,77 178,09 334,26
2011 19,25 194,49 374,38
(Nguồn: FAOSTAT, 2011)
Nhìn chung năng suất khoai tây trên thế giới giữa các vùng và các nước
có chênh lệch ñáng kể. Các nước phát triển có năng suất cao hơn mức trung
bình của thế giới ngược lại các nước ñang phát triển có năng suất thấp hơn
mức trung bình của thế giới. Một số nước có năng suất khoai tây năm 2009
cao như: Hoa Kỳ: 462,73 tạ/ha, Hà Lan: 462,69 tạ/ha, Thuỵ Sĩ: 460,99 tạ/ha,
Bỉ: 447,08 tạ/ha, ðức: 440,56 tạ/ha, Vương Quốc Anh: 431,07 tạ/ha, Pháp:
420,62 tạ/ha.
Một số nước có diện tích trồng khoai tây lớn là: Trung Quốc: 5, 083
triệu ha, Nga: 2,182 triệu ha, Ấn ðộ: 1,828 triệu ha, Ukraine: 1,412 triệu
ha (FAOSTAT, 8/2011). Các nước này ñã ñóng góp rất lớn ñối với sản
lượng khoai tây toàn thế giới, Nhật Bản là nước nhập khẩu khoai tây lớn nhất

trên thế giới. Những mặt hàng mà nước này tiêu thụ nhiều nhất là khoai tây
ñông lạnh và các sản phẩm khoai tây chế biến khác.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………


14
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây của các châu lục
năm 2010 – 2011.
Năm 2010 Năm 2011
Châu lục
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ)
Sản lượng
(tấn)
Diện tích
( ha)
Năng
suất (tạ)
Sản lượng
(tấn)
Châu Phi 1 827 282 138 889 25 378 948 1 882 625 139 835 26 325 755
Châu Á 407 583 160 190 6 529 059 422 475 175 536 7 415 926
Châu Âu 6 109 489 177 154 108 232 274 6 140 183 212 046 130 200 365
Châu Mỹ 1 589 455 249 925 39 724 529 1 634 329 254 349 41 568 909
Châu Úc 49 458 378 398 1 871 481 43 303 381 816 1 653 379
Thế giới 18 769 170 178 091 334 262 523 19 248 586 194 499 374 382 274
(Nguồn: FAOSTAT, 2011)

Vào năm 2011, Châu Âu và Châu Phi là những vùng trồng khoai tây
lớn nhất thế giới, ñóng góp hơn 40% sản lượng khoai tây của thế giới. Diện
tích trồng khoai tây của Châu Âu lớn nhất, hơn 6 triệu ha (2011), sao ñó ñến
Châu Phi là 1,8 triệu ha (2011). Châu Úc là vùng có diện tích trồng khoai tây
thấp nhất thế giới khoảng 43 nghìn ha. Trong khi ñó năng suất khoai tây của
Châu Úc lại cao nhất thế giới vào khoảng 37 tấn (2010) và 38 tấn (2011) do
trình ñộ thâm canh cao.
Hiện nay, việc tiêu thụ khoai tây trên thế giới ñang có sự thay ñổi. Tiêu
thụ khoai tây tươi ñang có xu hướng giảm ở nhiều nước, ñặc biệt là những n-
ước phát triển. Như vậy cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới thì nhu
cầu sử dụng khoai tây trong công nghiệp ngày càng tăng vì vậy cây khoai tây
luôn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
2.6 Tình hình sản xuất và nghiên cứu khoai tây ở Việt Nam
Khoai tây không phải là cây trồng bản ñịa nhưng ñã ñược trồng ở Việt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………


15
Nam từ hơn 100 năm nay do người Pháp ñưa vào. Cây khoai tây ñược trồng
chủ yếu ở ðBSH, là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, nhưng lại
cho năng suất cao, sản phẩm dễ tiêu thụ (ðường Hồng Dật, 2004).
Vào ñầu thập kỷ 70 với sự áp dụng rộng rãi về giống mới có năng suất
cao, thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với những giống truyền thống, nông
dân vùng ñồng bằng sông Hồng có ñiều kiện trồng thêm vụ ñông sau khi thu
hoạch vụ lúa xuân và vụ mùa trong một năm. Trong những năm qua, diện tích
trồng cây khoai tây có xu hướng tăng lên, và do ñổi mới kỹ thuật một số
giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt ñược nhập khẩu từ ðức và Hà Lan
ñã giúp bà con nông dân thu ñược năng suất ñáng kể. Diện tích gieo trồng
khoai tây ñạt 35 000 ha vào năm 2002 - 2003 với năng suất trung bình ñạt 4

tấn/ha. Năm 2009 - 2010 thì diện tích gieo trồng tăng lên 45 000-50 000 ha
với năng suất bình quân khoai tây ñạt 15-16 tấn/ha. Số hộ nông dân sản xuất
khoai tây giống xác nhận tăng từ 1100 hộ năm 2003 lên ít nhất là 3300 hộ vào
năm 2009. Thu nhập từ sản xuất khoai tây của các hộ sản xuất khoai tây
thương phẩm từ giống xác nhận cao hơn 25% thu nhập của các hộ không
dùng khoai tây giống xác nhận. Tất cả các chủ hộ trồng khoai tây ñều ñược
học hành và có trình ñộ văn hóa nhất ñịnh. ðiều này rất quan trọng vào tạo
cho người sản xuất khoai tây tiếp thu ñược kỹ thuật mới trong sản xuất khoai
tây. Trung bình mỗi hộ với 4,3 nhân khẩu có thể thu ñược 2,2 triệu ñồng trong
3 tháng vụ ñông trong lúc không phải thời vụ lúa. Khoai tây ñóng góp khoảng
12% tổng thu nhập ròng từ nông nghiệp của hộ, giúp nông dân có thêm 4,05
triệu ñồng/ha do năng suất lúa luân canh với khoai tây tăng khoảng 15%, tiết
kiệm ñược chi phí làm ñất ( tiết kiệm 100% chi phí phân bón trong vụ xuân và
30% trong vụ mùa), tiết kiệm chi phí làm ñất ( 24 - 26%) và tiết kiệm chi phí
lao ñộng (12 - 24 %). Bình quân một ha khoai tây có thể tạo cho nông dân thu

×