Tải bản đầy đủ (.ppt) (9 trang)

CHÚ SẺ VÀ BÔNG HOA BẰNG LĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.64 KB, 9 trang )

CHÚ SẺ VÀ BÔNG HOA BẰNG
LĂNG
( Sách Tiếng Việt 3, tập 1/26)
Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà
không vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để
đợi bé Thơ.
Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé
không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua.
Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng
lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là
bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.
Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngập ánh nắng:
- Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?
Phạm Hổ
Bài văn chia làm 3 đoạn :
Đoạn 1: từ đầu đến “mùa hoa đã qua”.
Đoạn 2: từ “Sẻ non rất yêu bằng lăng…lọt vào khuôn cửa sổ”.
Đoạn 3: đoạn còn lại.
Tìm hiểu nghĩa của từ:
Bằng lăng: cây thân gỗ, hoa màu tím hồng.
Cành hoa “mảnh mai”: là cành cây nhỏ và gầy.
Cành hoa “ chao qua, chao lại”: nghĩa là cành hoa lúc lên, lúc xuông không đứng
yên.
“Chúc xuống” nghĩa là chúi hẳn xuống dưới thấp.
PHÂN TÍCH
Đoạn 1: từ đầu đến “mùa hoa đã qua”.
Nội dung: Tình cảm đẹp đẽ của bằng lăng dành cho bé Thơ
Bằng lăng nở hoa mà không vui vì bé Thơ bị ốm.
Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ về.
Nghệ thuật: nhà văn sử dụng biện pháp nhân hóa (nhà văn dùng từ “chú”
để gọi sẻ non; “bằng lăng…không vui” Bằng lăng cũng có tình cảm như


con người, biết buồn vì bạn mình bị ốm; nhà văn gọi bằng lăng là “bạn”
của bé Thơ).
Đoạn 2: từ “Sẻ non rất yêu bằng lăng … lọt vào khuôn cửa
sổ”.
Nội dung: Tình cảm yêu thương của Sẻ non dành cho bé Thơ.
Sẻ non biết quan tâm đến bé Thơ, biết rằng cửa sổ cao nên bé Thơ không nhìn thấy hoa bằng
lăng.
Sẻ non đã giúp bé Thơ bằng cách chắp cánh, bay vù về phía cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa
chao qua chao lại. Sẻ non cố đứng vững để cho cành hoa chúc hẳn xuống bên cửa sổ. Vậy là
bé Thơ đã nhìn thấy bông hoa.
 Sự dũng cảm của sẻ non đã bất chấp mọi nguy hiểm để giúp đỡ hai người bạn của mình là
bằng lăng và bé Thơ.
Nghệ thuật:
Nhà văn sử dụng hàng loạt các động từ mang tính chất gợi
hình cao như “chắp cánh”, “bay vù”, “đáp xuống”, “chao
qua, chao lại”, “cố đứng vững”,… đã giúp cho bài văn
thêm sinh động và cuốn hút người đọc. Lời văn dễ hiểu,
phù hợp với trẻ con.
Đoạn 3: đoạn còn lại.
Nội dung: Niềm hạnh phúc của bé Thơ khi được nhìn thấy bông hoa
bằng lăng.
Nghệ thuật: nhà văn sử dụng câu cảm thán “Ôi, đẹp quá!” và câu hỏi tu
từ “Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?” gợi nhiều cảm xúc ở
người đọc.
 Sẻ non, bằng lăng đều rất yêu thương và quý mến bé Thơ. Bé
Thơ có hai người bạn tốt, có tấm lòng thật đáng quý. Đặc biệt, sẻ
non đã không ngại khó khăn giúp bé Thơ được nhìn thấy bông hoa
bằng lăng cuối cùng. Có thể nói tình bạn thật cao cả, đẹp đẽ và
thiêng liêng. Cả bé Thơ cũng là một người bạn tuyệt vời vì bé Thơ
biết yêu hoa, không phụ lòng tốt của hoa bằng lăng và sẻ non.

Chúng ta cần phải gìn giữ và trân trọng tình bạn của mình.
TỔNG KẾT
Qua câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi tình bạn giữa bằng
lăng, sẻ non và bé Thơ. Đồng thời, ông muốn nhắc nhở rằng:
Dưới một mái ấm gia đình, chúng ta không chỉ có những
người thân ruột thịt như ông bà, cha mẹ, mà còn có những con
vật nuôi và cây trồng, nếu chúng ta biết yêu quý chúng thì
chúng cũng sẽ yêu quý chúng ta.

×