Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

phân tích hoạt động tín dụng theo n gành kinh tế tại bidv hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.97 KB, 44 trang )

Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI........................................................................2
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung....................................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................................................3
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.........................................................................................3
1.3.1 Không gian..........................................................................................................3
2.4.1 Vốn huy động....................................................................................................17
2.4.1.1 Tiền gửi tiết kiệm........................................................................................18
2.4.1.2 Tiền gửi của tổ chức kinh tế.......................................................................19
2.4.2 Vốn và các quỹ..................................................................................................20
2.4.3 Vốn điều chuyển từ TW....................................................................................20

1


Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong tình hình kinh tế hiện nay hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro và mang
tính nhạy cảm cao chính là lĩnh vực ngân hàng. Với đặc trưng là ngành kinh
doanh tiền tệ, ngân hàng thương mại phải gánh chịu nhiều rủi ro và thách thức
trước những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội trong nước cũng như trên thế
giới. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, hội nhập với nền kinh tế thế
giới tạo nên nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam cùng với những


thách thức khơng thể lường trước được. Vì thế, lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ là
một trong những lĩnh vực sơi động và được mọi người quan tâm đến.
Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính yếu của ngành ngân hàng,
nó mang lại nhiều lợi nhuận, sự tăng trưởng cũng như phát triển của ngân hàng.
Tuy nhiên nó cũng mang lại rất nhiều rủi ro, nếu không xem xét cẩn thận sẽ gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng. Và sự sụp đổ của bất kì
ngân hàng nào cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cả hệ thống ngân hàng và cả nền
kinh tế, điều đó cũng có thể dẫn đến nguy cơ rơi vào khủng hoảng kinh tế.
Cùng với các ngân hàng thương mại (NHTM) khác, Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam chi nhánh Hậu Giang (BIDV–Hậu Giang) cũng kinh doanh trong
lĩnh vực tiền tệ với chức năng chủ yếu là huy động vốn để cho vay. Trong đó, tín
dụng là một hoạt động kinh doanh quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản có
sinh lời của ngân hàng. Do đó, việc cho vay mang lại hiệu quả thiết thực cho cả
khách hàng và ngân hàng là một trong những mục tiêu hoạt động hàng đầu của
hệ thống BIDV nói chung và chi nhánh BIDV–Hậu Giang nói riêng.
Việc đổi mới và hồn thiện hoạt động tín dụng, đặc biết là hoạt động tính dụng
theo ngành kinh tế là vấn đề cấp thiết mà hầu hết các ngân hàng cần quan tâm.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với các nhóm ngành
kinh tế, nhằm phát triển đất nước theo định hướng của Đảng là một điều hết sức
2


Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang

quan trọng trong mỗi thời kỳ, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam nói chung
và của ngân hàng nói riêng nên nhóm chúng tơi chọn đề tài: “Phân tích hoạt
động tín dụng theo ngành kinh tế tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt
Nam Chi nhánh Hậu Giang” làm đề tài nghiên cứu của nhóm mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV–Hậu
Giang trong 03 năm 2008, 2009, 2010. Trên cơ sở phân tích thực trạng và
nguyên nhân, đề tài nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng
theo ngành kinh tế tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Hậu
Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn theo ngành kinh tế
tại BIDV–Hậu Giang.
- Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại Ngân hàng
thông qua các chỉ số tài chính như : dư nợ trên tổng nguồn vốn, tỷ lệ dư nợ trên
tổng vốn huy động, tổng chi phí trên tổng thu nhập, lợi nhuận rịng trên doanh
thu…
- Đề xuất những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng theo
ngành kinh tế tại Ngân hàng và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài thực hiện tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi
nhánh Hậu Giang.
1.3.2 Thời gian
Đề tài được sử dụng số liệu về kết quả hoạt động tín dụng qua 03 năm 2008,
2009, 2010 của BIDV–Hậu Giang.

3


Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: tìm hiểu tình hình tín dụng theo ngành
kinh tế từ đó đề ra các giải pháp góp phần nâng cao hoạt động tín dụng theo

ngành kinh tế tại BIDV–Hậu Giang.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu giữa lý luận và thực tế tình hình hoạt động
tín dụng theo ngành kinh tế trong thời gian ba năm qua (2008, 2009, 2010) tại
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển chi nhánh Hậu Giang từ đó đưa ra các biện pháp
nhằm nâng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu được thu thập từ:
− Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 03 năm từ
năm 2008 đến 2010
− Bảng cân đối tài khoản của Ngân hàng qua 03 năm từ năm 2008 đến 2010.
− Các tài liệu, báo, tạp chí chuyên ngành có liên quan.
1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp phân tích được sử dụng trong đề tài bao gồm:
− Phương pháp so sánh bao gồm so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.
+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa
trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
∆Y = Y1 – Y0
Trong đó:
Y0: chỉ tiêu năm trước
Y1: chỉ tiêu năm sau
∆Y: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

4


Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước
của các chỉ tiêu xem có biến động khơng và tìm ra nguyên nhân biến động của

các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia
giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
∆y = (y1 - yo)/ yo*100
Trong đó:
yo : chỉ tiêu năm trước.
y1 : chỉ tiêu năm sau.
∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các
chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu
giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra
ngun nhân và biện pháp khắc phục.
− Sử dụng một số chỉ số tài chính để đánh giá tình hình và rủi ro tín dụng.
Ngồi ra cịn dùng biểu đồ để minh họa giúp cho việc phân tích rõ hơn
1.5 BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Đề tài gồm có 3 chương :
Chương 1: Tổng quan về đề tài.
Chương 2: Thực trạng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
Hậu Giang.
Chương 3: Kết luận và một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng theo
ngành kinh tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hậu
Giang.

5


Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang

CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

CHI NHÁNH HẬU GIANG

2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam với tên giao dịch quốc tế Bank
for Investment and Development of Vietnam, viết tắt là BIDV. Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957
của Thủ tướng Chính phủ. Trong q trình hoạt động và trưởng thành, Ngân
hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và
phát triển của đất nước.
Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957.
Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam ngày 24/6 1981.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn Ngân hàng
thương mại nhà nước lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời
nhất, được tổ chức hoạt động theo mơ hình Tổng cơng ty nhà nước. Hệ thống tổ
chức được hình thành và hồn thiện dần theo mơ hình của một tập đồn trong
tương lai. Hiện nay BIDV đang xây dựng đề án hình thành Tập đồn Tài chính
trình Thủ tướng xem xét và quyết định. Đến nay BIDV đã có 120 chi nhánh cấp
01 và hơn 500 phịng giao dịch quỹ tiết kiệm, hàng nghìn máy ATM và điểm
giao dịch chấp nhận thẻ (POS) tại 63 tỉnh thành trên tồn quốc và có trên 14.550
nhân viên.
Bên cạnh việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một Ngân hàng thương
mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân
hàng và phi Ngân hàng làm Ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn
vốn, các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngồi nước, BIDV luôn khẳng

6



Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang

định là Ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, huy động vốn cho vay dài
hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các dự án trọng điểm.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, BIDV ln làm trịn nhiệm vụ
được Đảng, nhà nước và nhân dân giao cho. Cùng với hệ thống Ngân hàng
thương mại nhà nước, BIDV luôn là công cụ sắc bén, là lực lượng chủ lực trong
thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Trong hoạt động, BIDV luôn tuân thủ pháp
luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước, bảo toàn và phát triển
vốn.
2.2 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH
HẬU GIANG
Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hậu Giang.
Tên tiếng Anh viết tắt BIDV HAUGIANG BRANCH.
Địa chỉ: Số 45 QL1, ấp Phú Lợi, Xã Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A,
Tỉnh Hậu Giang.
Điện thoại: (0711) 3.953.878; (0711) 3.953.007.
Fax :(0711) 3.953.061.
Email:
Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh Hậu Giang (gọi tắt là
BIDV–Hậu Giang) được thành lập theo Quyết định số 5362/QĐ-HĐQT ngày
25/12/2003 của Hội đồng quản trị Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam,
ngồi ra cịn căn cứ các quyết định:
Căn cứ Nghị quyết số 5266/NQ-HĐQT ngày 23/12/2003 “ Về việc mở rộng
chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hậu Giang” của
Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Công văn số 1482/NHNN-CNH ngày 25/12/2003 của Thống đốc Ngân hàng
nhà nước “Về việc mở chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tại các tỉnh: Lai
Châu, Đăk Nông, Hậu Giang.


7


Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hậu Giang là chi nhánh
cấp 01 được điều hành trực tiếp bởi Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam
(BIDV). Đến nay Ngân hàng đã đi vào hoạt động được 06 năm. Qua gần 06 năm
hoạt động Ngân hàng đã trở thành chiếc cầu nối quan trọng của tỉnh Hậu Giang
với các doanh nghiệp cũng như các ngành nghề kinh tế khác trong việc đáp ứng
nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh làm lợi cho tỉnh nhà.
Hòa vào khơng khí phát triển chung của đất nước, Ngân hàng đầu tư và Phát triển
Việt Nam chi nhánh Hậu Giang đã góp một phần khơng nhỏ vào cơng cuộc xây
dựng đất nước ngày một giàu đẹp.
Ngồi ra Chi nhánh cịn có 02 Phịng Giao Dịch trực thuộc:
1. PHỊNG GIAO DỊCH VỊ THANH (Hiện nay Phòng giao dịch Vị Thanh đã
được nâng cấp thành Chi Nhánh BIDV Vị Thanh)
Địa Chỉ: 29 Đường 1/5 Phường 1, TX Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
2. PHÒNG GIAO DỊCH CÁI TẮC
Địa Chỉ: 447 QL1A, TT Cái Tắc, Huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
2.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG BIDV–HẬU GIANG QUA 03 NĂM (2008 – 2010)
Kết quả hoạt động kinh doanh là vấn đề hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh
của Ngân hàng, nó cho thấy được hiệu quả hoạt động của Ngân hàng đó đã đạt
được mục tiêu của mình hay khơng và việc đạt mục tiêu đó ảnh hưởng tốt hay
xấu để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục những mặt yếu, phát huy những mặt
mạnh trong kinh doanh góp phần làm cho Ngân hàng ngày càng phát triển.
Trong 03 năm qua trước những thử thách và cơ hội, Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Hậu Giang với sự nổ lực của mình đã đạt được những kết quả khả quan.
Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:


8


Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang

Bảng 01: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA BIDV HẬU GIANG TRONG 03 NĂM 2008-2010
Đơn vị tính: Triệu đồng

Thu nhập
Chi phí
Lợi nhuận
trước thuế

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

202.876

279.073

399.61
1


76.197

37,56

120.538

43,19

170.400

Chỉ tiêu

So sánh
2009/2008
Tỷ lệ
Số tiền
(%)

264.666

385.880

94.266

55,32

121.21
4


45,80

(18.069)

(
55,64)

32.476

14.407

13.731

So sánh
2010/2009
Tỷ lệ
Số tiền
(%)

(676) (4,69)

(Nguồn: Phòng kế hoạch- nguồn vốn BIDV Hậu Giang)

Biểu đồ 01: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – Hậu Giang
trong 03 năm 2008-2010
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hậu Giang trong
những năm qua đã đạt được những thành công nhất định. Mặc dù trong 03 năm
(2008 – 2010) Việt Nam phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao, khủng hoảng
kinh tế toàn cầu,... nhưng lợi nhuận của Ngân hàng vẫn dương, cụ thể năm 2008
9



Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang

tổng thu nhập của BIDV–Hậu Giang là 202.876 triệu đồng đến năm 2009 là
279.073 triệu đồng tăng lên 76.197 triệu đồng hay tăng 37,56% so với năm 2008.
Đến năm 2010 tổng thu nhập của Ngân hàng đạt 399.611 triệu đồng tăng 120.538
triệu đồng hay tăng 43,19% so với năm 2009. Thu nhập của BIDV–Hậu Giang
trong 03 năm 2008 – 2010 tương đối tốt trong lúc nền kinh tế Việt Nam phải đối
mặt với tình trạng nền kinh tế bị khủng hoảng. Trong 03 năm qua với phương
châm mở rộng quy mơ tín dụng, doanh số cho vay của Ngân hàng đã tăng lên
đáng kể, đồng thời Ngân hàng cũng quan tâm nhiều hơn đến công tác thu nợ, tập
trung thu hồi các khoản nợ xấu nên doanh số thu nợ của Ngân hàng cũng tăng.
Do đó làm cho thu từ lãi tiền vay tăng nhanh qua 03 năm với mức cao và đây
cũng là nguồn thu chủ yếu khiến cho thu nhập của Ngân hàng tăng liên tục qua
03 năm. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng tăng cường các dịch vụ chăm sóc khách
hàng như thu tiền tại chỗ, tư vấn miễn phí cho khách hàng, đi mua sắm tặng thẻ
BIDV, mở thẻ BIDV tặng phiếu mua sắm…
Trong năm 2008-2009, Việt Nam đã phải gánh chịu gián tiếp cuộc suy thối
tồn cầu do đó đã tác động rất lớn đến hoạt động của ngành Ngân hàng nói chung
và của BIDV–Hậu Giang nói riêng đã làm tăng chi phí huy động vốn do lãi suất
cơ bản tăng và tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Trung ương áp đặt đối với
các Ngân hàng thương mại. Do đó chi phí tăng cao nên đã làm cho lợi nhuận
trước thuế của năm 2009 so với năm 2008 giảm 18.069 triệu đồng tương đương
55,64%. Tương tự năm 2010 so với năm 2009 lợi nhuận trước thuế giảm 676
triệu đồng tương đương 4,69%. Tuy nhiên thu nhập của Ngân hàng qua các năm
đều tăng, đó cũng là tín hiệu tốt đối với BIDV–Hậu Giang vì trong năm 03 năm
qua có rất nhiều Ngân hàng phải thua lỗ làm cholợi nhuận phải âm.
2.4 KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG
VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 03 NĂM (2008 – 2010)

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nguồn vốn đóng vai trị rất quan
trọng, nó mang tính chất quyết định đến sự ổn định và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng. Do đó để có thể tồn tại và phát triển bền vững thì Ngân
hàng cần có những biện pháp để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

10


Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang

của mình. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hậu Giang đã thu hút và duy trì nguồn
vốn nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng nhiều hình thức
như: huy động vốn qua các loại tiền gửi, vay các tổ chức kinh tế, vốn điều
chuyển từ Trung ương. Để biết rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng trong
những năm qua chúng ta xem bảng số liệu sau:

11


Phân tích hoạt động tín dụng theo nghành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang

Bảng 02: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA BIDV HẬU GIANG TRONG 03 NĂM 2008-2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2008
Chỉ tiêu
11
4.000
10
0.164


Tỷ
trọng
(%)
3
3,38
2
9,32

2.134

2,13

98.030
12
7.408
34
1.572
1.21
1.109
3
1.666
1.58
4.347

97,87
3
7,30
2
1,56
7

6,44

Số tiền
Tiền gửi của tổ
chức kinh tế
Tiền gửi tiết kiệm
dân cư
a. Tiền gửi tiết
kiệm không kỳ hạn
b. Tiền gửi tiết
kiệm có kỳ hạn
TG KBNN
Tổng Vốn huy động
Vốn điều chuyển
Vốn và các quỹ
Tổng nguồn vốn

Năm 2009

2,00
10
0,00

Số tiền
12
5.624
10
7.517

Tỷ

trọng
(%)
3
6,32
3
1,08

84
1
07.433
11
2.781
34
5.922
1.83
6.913
3
6.251
2.21
9.086

0,08
99,92
3
2,60
1
5,59
8
2,78
1,63

10
0,00

So sánh
2009/2008

Năm 2010
Số tiền
15
9.943
23
0.252
68
2
30.184
8
3.684
47
3.879
2.23
7.097
6
9.899
2.78
0.875

Tỷ
trọng
(%)
3

3,75
4
8,59

Số tiền

0,03
99,97
1
7,66
1
7,04
8
0,45
2,51
10
0,00

( Nguồn: Phòng Kế hoạch Nguồn Vốn BIDV-Hậu Giang)

GVHD: Th.S Trương Hoàng Phương – Th.S Trần Quang Phương
15

11.6
24
7.3
53
(2.
050)
9.4

03
(14.
627)
4.3
50
625.
804
4.5
85
634.
739

Tỷ lệ
(%)
10,
20
7,
34
(96,
06)
9,
59
(11,
48)
1,
27
51,
67
14,
48

40,
06

So sánh
2010/2009
Số tiền
34.3
19
122.
735
(16)
122.
751
(29.
097)
127.
957
400.
184
33.6
48
561.
789

Tỷ lệ
(%)
27,
32
114,
15

(19,
05)
114,
26
(25,
80)
36,
99
21,
79
92,
82
25,
32


Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang

Biểu đồ 02: Cơ cấu nguồn vốn của BIDV Hậu Giang trong 03 năm
2008 – 2010

16


Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng qua 03 năm đều tăng. Cụ
thể, tổng nguồn vốn trong năm 2009 là 2.219.086 triệu đồng, tăng 634.739 triệu
đồng tương đương tăng 40,06% so với năm 2008. Đến năm 2010, tổng nguồn
vốn đạt 2.780.875 triệu đồng tăng 561.789 triệu đồng tốc độ tăng 25,32% so với

năm 2009. Tốc độ tăng lên của tổng nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu là do sự
tăng lên của vốn điều chuyển từ BIDV- TW và một phần huy động từ TG TCKT.
2.4.1 Vốn huy động
Điểm khác biệt giữa Ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp phi tài
chính là Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ
các thành phần kinh tế, còn các doanh nghiệp thường hoạt động bằng vốn tự có là
chính. Vốn là một trong những khâu quan trọng hàng đầu quyết định đến quy
mô, tốc độ tăng trưởng kinh doanh của Ngân hàng. Nhìn vào bảng số liệu trên ta
thấy tốc độ tăng trưởng của vốn huy động tăng liên tục trong 03 năm và chiếm tỉ
trọng khá cao trong tổng nguồn vốn. Cụ thể, năm 2009 vốn huy động đạt 345.922
triệu đồng tăng 4.350 triệu đồng tương đương tăng 1,27% so với năm 2008. Sang
năm 2010 vốn huy động tăng đáng kể đạt 473.879 triệu đồng tăng 127.957 triệu
đồng tương đương tăng 36,99% so với năm 2009. Có được kết quả nên như vậy
là do Ban lãnh đạo chi nhánh luôn chú trọng đến việc huy động vốn và thường
xuyên triển khai nhiều chương trình như: Tổ chức tuyên truyền, quảng bá các
sảm phẩm huy động vốn của BIDV tại các khu vực đông dân cư, khu thương
mại, trường học,... để khách hàng hiểu rõ hơn về các hình thức huy động hiện có.
Ngồi ra BIDV Hậu Giang cịn áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, phù
hợp với từng đối tượng khách hàng, xây dựng nhiều chương trình khuyến mại,
tặng quà cho khách hàng nhân dịp Xuân về, lì xì khách hàng trong ngày đầu năm
mới, chương trình tri ân khách hàng nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà
Nội,....Tích cực trong cơng tác marketing, chăm sóc, nhắn tin chúc mừng khách
hàng trong các dịp lễ, tết, sinh nhật..., thực hiện phục vụ gửi rút tiền tại chỗ theo
yêu cầu của khách hàng, tổ chức các buổi hội nghị khách hàng, các buổi giao lưu
để tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa khách hàng và ngân hàng.

17


Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang


Đồng thời ngân hàng cũng kịp thời giải đáp và xử lý các khó khăn vướng
mắc, kiến nghị của khách hàng, tư vấn khách hàng sử dụng các hình thức thanh
tốn phù hợp với các sản phẩm dịch vụ của BIDV, có chính sách phí và lãi vay
ưu đãi đối với từng nhóm khách hàng. Nhờ đó, chi nhánh đã giữ được nền khách
hàng truyền thống, đồng thời mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng mới
2.4.1.1 Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm có 02 loại: tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết
kiệm khơng có kỳ hạn (KKH). Mục đích của loại tiền gửi này của cơng chúng là
nhằm mục đích sinh lời từ tiền nhàn rỗi của mình. Tiền gửi tiết kiệm KKH giảm
dần qua 03 năm cụ thể năm 2009 tiền gửi tiết kiệm KKH đạt 84 triệu đồng đồng
giảm 96,06% so với năm 2008. Sang năm 2010 chỉ đạt 68 triệu đồng giảm
19,05% so với năm 2009. Nguyên nhân chính làm tiền gửi tiết kiệm giảm là do
xuất phát từ những khó khăn chung của nền kinh tế, 09 tháng đầu năm 2008 lạm
phát và nhập siêu cao, sang tháng 10 giảm phát. Diễn biến cung cầu vốn ngoại tệ
trên thị trường tiền tệ bất thường.
Do tâm lý lo sợ trước tình hình lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá nên
người dân có xu hướng tìm đến các kênh đầu tư an toàn hơn như mua vàng và
ngoại tệ, thay vì gửi tiền nhàn rỗi vào Ngân hàng như trước đây, từ đó làm giảm
khả năng huy động vốn của Ngân hàng.
Giá cả các mặt hàng thiết yếu trong sản xuất và tiêu dùng tăng cao làm cho
người dân và các doanh nghiệp sẽ phải chi tiêu nhiều hơn, dẫn đến nguồn tiền
nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp giảm đi, trong điều kiện đó Ngân hàng
khó có thể gia tăng được nguồn tiền huy động.
Khi lạm phát tăng cao, mặc dù mặt bằng lãi suất huy động của các Ngân
hàng cũng đã tăng theo nhưng nếu vẫn chưa thể ngang bằng với tốc độ trượt giá,
thì người gửi tiền vào Ngân hàng phải chịu thiệt hại do lãi suất thực âm, từ đó
khơng khuyến khích các dòng vốn chảy vào Ngân hàng.
Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có xu hướng tăng cụ thể như sau: năm
2009 đạt 107.433 triệu đồng tăng 9.403 triệu đồng tỉ lệ tăng 9,59% so với năm

2008, tiếp đó sang năm 2010 đạt 230.184 triệu đồng tăng 122.751 triệu đồng, tỉ lệ
18


Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang

tăng 114,26% so với năm 2009. Nguyên nhân làm cho tiền gửi trong năm 2010
tăng cao là do Ngân hàng có chính sách lãi suất hợp lý và chương trình khuyến
mãi huy động tiết kiệm dự thưởng với giải đặc biệt 01 xe ô tô Mercides E230
hoặc 01 thẻ tiết kiệm trị giá 500.000.000 triệu đồng, tổng giải thưởng gần 10 tỷ
đồng, chương trình tiết kiệm dự thưởng rồng vàng, chương trình tiết kiệm đắc
lộc, chương trình tiết kiệm lộc xuân may mắn kết hợp tặng thẻ cào và quay số
trúng thưởng, chương trình tiết kiệm an sinh xã hội…
2.4.1.2 Tiền gửi của tổ chức kinh tế
Đây là loại tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp. Loại tiền gửi này
khơng nhằm vào mục đích lãi suất mà nhằm để thanh toán, chi trả trong kinh
doanh, khách hàng chủ yếu là các đơn vị kinh tế để thuận tiện cho việc thanh
tốn của mình đã mở tài khoản tiền gửi ở Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu kinh
doanh. Nhìn vào bảng số liệu cho ta thấy tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm phần
quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động và tăng qua các năm 2008-20092010. Tiền gửi tổ chức kinh tế trong năm 2008 chiếm tỉ trọng 33,38% trong tổng
nguồn vốn huy động và đạt 114.000 triệu đồng, năm 2009 chiếm tỉ trọng 36,32%
trong tổng nguồn vốn huy động đạt 125.624 triệu đồng tăng 11.624 triệu đồng và
tăng 10,20% so với năm 2008. Năm 2010 chiếm tỉ trọng 33,75% trong nguồn
vốn huy động đạt 159.943 triệu đồng tăng 34.319 triệu đồng so với năm 2009,
tốc độ tăng 27,32% so với năm 2009.
Tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỉ trọng tương đối cao trong tổng nguồn
vốn huy động và tăng trưởng tương đối cao là do các dịch vụ thanh tốn hiện đại,
đa dạng và mức phí hợp lý, ngày càng nhiều khách hàng đến quan hệ với Ngân
hàng góp phần làm cho tiền gửi tổ chức kinh tế tăng lên đáng kể, các dịch vụ gửi
tiền như Western union, chuyển tiền trong nước, thanh toán xuất nhập khẩu,

thanh toán hóa đơn, thẻ tín dụng BIDV Precious và dịch vụ mới BIDVSmart@acount, đây là gói dịch vụ về tiền gửi của BIDV chủ yếu dành cho các
doanh nghiệp nên đã thu hút nhiều doanh nghiệp đến gửi tiền.

19


Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang

2.4.2 Vốn và các quỹ
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy vốn và các quỹ tăng đều qua 03 năm 20082009-2010 tỉ trọng nguồn vốn này chiếm một tỉ lệ không cao trong tổng nguồn
vốn, trong năm 2008 chiếm 1,99% trong tổng nguồn vốn và đạt 31.666 triệu
đồng, năm 2009 và năm 2010 lần lượt chiếm tỉ lệ 1,63% và 2,51% trong tổng
nguồn vốn. Trong năm 2009 nguồn vốn này đạt 36.251 triệu đồng tăng 4.585
triệu đồng so với năm 2008 và tăng 14,48% so với năm 2008. Năm 2010 nguồn
vốn này tăng lên đáng kể đạt 69.899 triệu đồng tăng 33.684 triệu đồng so với
năm 2009 và tăng 92,82%, nguyên nhân chính làm cho nguồn vốn và các quỹ
tăng đều là do quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước nên Ngân hàng trích lập
quỹ dự phòng rủi ro theo quy định này làm cho số quỹ dự phòng tăng lên. Mặc
dù vốn các quỹ chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn nhưng nó là yếu tố tài
chính quan trọng trong việc đảm bảo đối với các khoản nợ khách hàng và được
trích lập các quỹ.
2.4.3 Vốn điều chuyển từ TW
Do tỉ trọng vốn huy động tại địa phương còn hạn chế trong khi nhu cầu về
vốn cần thiết của các thành phần kinh tế trên địa bàn lại rất lớn nên mặc dù đã rất
cố gắng nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ vốn hoạt động được. Vì vậy nguồn vốn
của BIDV–Hậu Giang chủ yếu vẫn phải vay từ BIDV–TW. Năm 2008 vay
1.211.109 triệu đồng, năm 2009 là 1.836.913 triệu đồng tăng 51,67% so với năm
2008 và năm 2010 là 2.237.097 triệu đồng tăng 21,79% so với năm 2009. Vốn
điều chuyển tăng nhu cầu về vốn ngày càng tăng của Tỉnh Hậu Giang, nhằm
phục vụ nhu cầu tái đầu tư cho các doanh nghiệp và các cá nhân kinh doanh có

hiệu quả, đảm bảo an tồn. Mặc khác để đảm bảo tính thanh khoản cho Ngân
hàng BIDV–Hậu Giang trong thời gian lạm phát nên đã làm gia tăng vốn điều
chuyển từ Ngân hàng BIDV–TW.
Thị phần huy động vốn của BIDV–Hậu Giang trong những năm qua chiếm
tỷ trọng không cao. Lãi suất huy động tương đối thấp so với các ngân hàng
thương mại khác trên địa bàn, dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp, mặc dù chi
nhánh đã đưa mức lãi suất huy động sát với lãi suất mua vốn của Ngân hàng
20


Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang

Trung ương. Tiền gửi dân cư chủ yếu tập trung ở những ngân hàng có lãi suất
cao như: Ngân hàng Kiên Long, Ngân hàng Liên Việt, SACOMBANK…
Trong hoạt động của Ngân hàng thương mại thì huy động vốn có ý nghĩa
rất quan trọng, nó góp phần mở rộng quy mô và hiệu quả của hoạt động tín dụng
của Ngân hàng. Trong cơ chế thị trường thì cạnh tranh trong huy động vốn của
các Ngân hàng thương mại là điều tất yếu. Do đó, trong tương lai Ngân hàng cần
phải đưa ra nhiều biện pháp để thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch góp
phần làm tăng vốn huy động của Ngân hàng.
2.5 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THEO NGÀNH KINH TẾ
CỦA NGÂN HÀNG BIDV–HẬU GIANG QUA 03 NĂM 2008 – 2010
Nghiệp vụ sử dụng vốn hình thành nên tài sản của Ngân hàng. Sau khi huy
động vốn thì Ngân hàng cần phải làm thế nào để hiệu quả hóa những nguồn tài
sản này. Hầu như tất cả các khoản mục bên tài sản nợ của Ngân hàng đều là vốn
vay, Ngân hàng phải trả lãi suất cho nó. Do đó, để khỏi bị thiệt hại, Ngân hàng
phải cho vay hoặc đầu tư ngay số tài sản đó vào các dịch vụ sinh lãi. Từ lãi thu
được, Ngân hàng sẽ dùng nó để trả lãi suất cho vốn vay, thanh tốn phí trong
hoạt động, phần còn lại sẽ là lợi nhuận của Ngân hàng. Hay nói cách khác, đây là
nghiệp vụ sử dụng vốn nhằm mục đích sinh lời. Cho vay để sinh lời từ tiền đã

huy động là lẽ sống còn của Ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động
tín dụng của Ngân hàng qua 03 năm ta tiến hành phân tích Doanh số cho vay,
doanh số thu nợ và tình hình dư nợ, tình hình nợ xấu của Ngân hàng.
2.5.1 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của BIDV–Hậu Giang
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân bằng hình
thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng
doanh số cho vay thể hiện sự lớn mạnh về quy mô của hoạt động cho vay. Do
bản chất của hoạt động cho vay Ngân hàng là “ đi vay để cho vay”. Vì thế với
nguồn vốn huy động được trong mỗi năm, Ngân hàng cần có những phương thức
hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó một cách thật hiệu quả nhằm tránh ứ động
vốn không sinh lời.

21


Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang

Bảng 03: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA BIDV
HẬU GIANG TRONG 03 NĂM 2008-2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2008

Ni Trồng
Thủy Sản
Cơng Nghiệp
Chế Biến
Thương Nghiệp
Xây Dựng

Ngành khác
Tổng DSCV

135.36
4
2.007.90
7
301.16
9
526.88
8
1.217.44
9
4.188.777

1.041.
708
1.559.
561
1.413.
713
1.029.
303
955.
709

So sánh
2009/2008
Tỷ lệ
Số tiền

(%)
54.7
40,
87
47
740.9
36,
50
90
115.8
38,
99
48
198.0
37,
98
60
446.2
36,
27
65

5.744.73
5.999.994
7

1.555.96
37,15
0


Năm
2009
19
0.151
2.748
.857
41
7.068
724
.986
1.66
3.676

Năm
2010

So sánh 2010/2009

851.55
7
(1.189.296
)
996.64
5
304.31
7
(707.967
)

Tỷ lệ

(%)
447,8
3
(43,2
7)
238,9
6
41,9
8
(42,5
5)

255.257

4,44

Số tiền

(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Nguồn Vốn BIDV–Hậu Giang)

Biểu đồ 03: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của BIDV–Hậu Giang
trong 03 năm 2008-2010
Từ bảng số liệu trên ta thấy BIDV–Hậu Giang chú trọng tập trung vào cho
vay các ngành mũi nhọn của tỉnh nhà như nuôi trồng và chế biển thủy sản,
thương nghiệp và xây dựng. Do bản chất là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cho
nên hoạt động cho vay chủ yếu của Ngân hàng là cho vay trong lĩnh vực công
22


Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang


nghiệp và xây dựng, do yêu cầu phát triển chung của tỉnh nhà, để góp phần thiết
thực vào sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và để tạo ra thế và lực
mới góp phần thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp và xây dựng ngày càng phát triển;
do ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển cho nên lĩnh vực cơng nghiệp và xây
dựng rất cần có sự hỗ trợ vốn từ nhiều tổ chức khác nhau mà chủ yếu là sự hỗ trợ
từ phía Ngân hàng nên đã làm cho doanh số cho vay trong lĩnh vực ngày càng
tăng. Hoạt động cho vay của BIDV–Hậu Giang tập trung vào các ngành công
nghiệp và xây dựng là do: có nhiều cơng trình được thi công cho nên nhu cầu về
vốn của những khách hàng trong ngành xây dựng tăng cao, nhất thời họ chưa có
đủ vốn để đáp ứng nhu cầu này nên họ đã đến Ngân hàng để vay vốn; còn đối với
ngành công nghiệp do sự phát triển của địa phương và trước xu thế gia nhập
WTO như hiện nay, những khách hàng trong ngành này cần nhiều vốn để đầu tư
trang thiết bị, công nghệ mới... để mở rộng quy mơ hoạt động, nâng cao chất
lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thương trường để có thể tiếp tục tồn tại
và phát triển mạnh mẽ cho nên nhu cầu về vốn của họ tăng, mà lượng vốn để đầu
tư cho ngành công nghiệp là rất lớn cho nên những khách hàng này chưa đáp ứng
đủ và kịp thời lượng vốn này nên đã đến Ngân hàng để vay vốn.

 Nuôi trồng thuỷ sản
Nuôi trồng thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng
Bằng Sông Cửu Long nói chung, Hậu Giang nói riêng. Trong những năm gần
đây có những chuyển biến mạnh mẽ nhờ vào sự quan tâm của tỉnh nhà đối với
việc qui hoạch vùng nuôi và phát triển kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất,
kiểm soát chặt chẽ, nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như cũng như đảm bảo chất
lượng thị trường đầu ra., giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm nguồn nước ngọt ra một
trường xung quanh. Mặt hàng nuôi trồng thuỷ sản chủ lực chủ yếu là cá da trơn.
Các mặt hàng xuất khẩu thủy sản củaViệt Nam đạt tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế
trên thị trường Châu Âu, nên đã kích thích xuất khẩu. Cộng với chính sách ưu đãi
từ phía chính phủ chính phủ tạo động lực thúc đẩy tăng quy mơ nhanh chóng.

Chính vì những ngun nhân trên mà nhu cầu vốn vay nuôi trồng thuỷ sản tăng
lên nhanh chóng. Cụ thể năm 2009 trong tổng doanh số đạt 190.151 triệu đồng
tăng 54.787 triệu đồng tương đương 40,47%. Song con số đó khơng ngừng tăng
23


Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang

vọt vào năm 2010 tăng 851.577 triệu đồng năm tương đương 447,83% so với
năm 2010.

 Công nghiệp chế biến
Như đã biết, công nghiệp là ngành bị ảnh hưởng mạnh từ khủng hoảng kinh
tế thế giới, công nghiệp chế biến của Hậu Giang cũng không ngoại lệ tuy nhiên
với sự cố gắng vực dậy thoát khỏi ách khủng hoảng cùng với sự hỗ trợ từ phía
chính phủ và các cấp, các ngành tỉnh Hậu Giang đã đề ra những giải pháp kịp
thời, hỗ trợ lãi suất vay vốn và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước thơng qua
các gói kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng; vận động nhân dân hưởng ứng chủ
trương người Việt Nam dùng hàng Việt Nam nên kết quả sản xuất, kinh doanh
tiếp tục tăng trưởng vì thế mà doanh số cho vay năm 2009 tăng lên 740.950 triệu
đồng tương đương tăng 36,90% so với năm 2008. Tuy nhiên sang năm 2010 sụt
giảm nhưng vẫn cao nhất so với cơ cấu ngành, làm giảm 43,27 % hay giảm
1.189.296 triệu đồng so với năm 2009.

 Thương nghiệp
Qua bảng số liệu, ta thấy lĩnh vực ngành nghề có xu hướng tăng nhanh
chiếm tỷ trọng khá cao trong doanh số cho vay đó là thương nghiệp. Trong năm
2009 đạt 417.068 triệu đồng tăng 115.899 triệu đồng tương đương 38,48% so với
2008. Trong xu thế phát triển chung kinh tế cả nước thì nhu cầu trao đổi, vận
chuyển ngày càng sôi nổi, hoạt động đi lại tăng lên do hệ thông giao thông đường

bộ được nâng cấp sửa chữa thúc đẩy phát triển nhanh chóng dịch vụ giao thơng
vận tải. Hơn nữa, mức sống được cải thiện vì thế dịch vụ thơng tin truyền thơng,
bưu chính phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu liên lạc, trao đổi nắm bắt tình
hình kinh tế của người dân. Ngồi ra cịn có dịch vụ kinh doanh bn bán lẻ phát
triển tấp nập đã góp phần khơng ngừng nâng cao doanh số cho vay của ngân
hàng trong năm 2010 đạt ngưỡng 1.413.713 triệu đồng tăng 996.645 triệu đồng
tương đương 238,96% so với cùng kỳ năm 2009.

 Xây dựng
Hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh Hậu Giang ngày một được đầu tư xây dựng
khang trang, nhằm thu thút nguồn đầu tư trong và ngồi tỉnh góp phần kiện toàn
24


Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang

trong lộ tình phát triển kinh tế tỉnh nhà Hậu Giang. Nhiều nhà hàng khách sạn
được xây dựng bề thế cho khách du lịch gần xa có nhu cầu dừng chân ngày một
phát triển... thúc đẩy ngành xây dựng phát triển. Với khả năng nhạy bén, biết
nắm bắt cơ hột đầu tư BIDV–Hậu Giang đã kịp thời đầu tư vào ngành này với tỷ
trọng khá cao. Cụ thể năm 2009 tăng 198.098 triệu đồng tương đương 37,60% so
với năm 2008. Sang năm 2010 nhu cầu vay vốn tiếp tục tăng thêm 304.317 triệu
đồng tương đương tăng 41,98% so với năm 2009. Vốn vay được sử dụng vào
cơng trình mở rộng giao thơng trên địa bàn đáp ứng nhu cầu đi lại, thơng thương
hàng hố giữa các vùng kinh tế lân cận.

 Ngành kinh tế khác
Cũng giống như công nghiệp chế biến, các ngành kinh tế khác này các xu
hướng giảm rõ rệt trong năm 2010. Biểu hiện cụ thể năm 2009 đạt 1.663.676
triệu đồng tăng 446.227 triệu đồng về số tuyệt đối, tăng 36,65% về số tương đối.

Năm 2010 có giảm 707.967 triệu đồng giảm 42,55% so với cùng kỳ năm 2009.
Việc giảm doanh số cho vay do khoảng trống thị truờng thu hẹp dần dần đi vào
bảo hoà việc phát triển manh mún, nhỏ lẻ khơng hiệu quả. Thay vào đó ngân
hàng có tập trung chủ yếu vào các ngành kinh tế có tiềm năng phát triển mang lại
lợi nhuận cao như thương mại dịch vụ và nuôi trồng thuỷ sản.
2.5.2 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của BIDV–Hậu Giang
Thu nợ là một vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động tín dụng của mỗi
Ngân hàng, việc thu hồi nợ có tốt hay khơng là do mỗi Ngân hàng biết tính tốn
và tránh được những rủi ro có thể xảy ra từ đó việc thu hồi nợ mới đúng hạn và
nhanh chóng, góp phần tích cực trong tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ
luân chuyển vốn trong lưu thông. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá
khách hàng của cán bộ tín dụng đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân
hàng.
Với phương châm “Chất lượng, an toàn, hiệu quả, bền vững” cùng với
doanh số cho vay thì doanh số thu nợ là một vấn đề mà Ngân hàng đặc biệt quan
tâm. Dựa vào doanh số thu nợ ta biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư, tính chính xác khi thẩm định, đánh giá khách hàng để cho vay

25


Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang

vốn của cán bộ tín dụng. Do đó, cơng tác thu nợ được xem là một công tác đặc
biệt quan trọng và cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh sự gia tăng của
doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng phải tăng theo tương ứng.
Bảng 04: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA BIDV
HẬU GIANG TRONG 03 NĂM 2008-2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu

Ni Trồng Thủy Sản
Cơng Nghiệp Chế
Biến
Thương Nghiệp
Xây Dựng
Ngành khác
Tổng DS thu nợ

Năm
2008
161.762

Năm
2009
40.649

Năm
2010
895.653

So sánh
2009/2008
Tỷ lệ
Số tiền
(%)
(121.113)

(
74,87)


855.004

Tỷ lệ
(%)
2.103
,39

Số tiền

1.685.96
2.587.174 1.702.953
7

901.207

53,45

(884.221)

(3
4,18)

1.149.71
9

62.319

20,70

786.273


216
,34

301.127

363.446
553.874

964.903

145.736

35,71

411.029

1.165.022 1.587.248

785.059

422.226

36,24

(802.189)

74
,21
(5

0,54)

5.
498.287

1.
410.374

365.897

7
,13

408.138

3.722.01
6

5.132.39
0

37,89

(Nguồn: Phòng kế hoạch- nguồn vốn BIDV–Hậu Giang)

26

So sánh 2010/2009



Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang

Biểu đồ 04: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của BIDV–Hậu Giang
trong 03 năm 2008-2010

 Đối với ngành nuôi trồng thủy sản
Trong ba năm doanh số thu nợ có sự tăng giảm khơng đồng đều cụ thể năm
2008 doanh số thu nợ đạt 161.762 triệu đồng năm 2009 đạt 40.649 triệu đồng
giảm 121.113 triệu đồng, tương đương giảm 74,87% so với năm 2008. Bước
sang năm 2010 doanh số thu nợ đạt 895.653 triệu đồng tăng 855.004 triệu đồng
so với năm 2009 và tăng 2.103,39 % so với năm 2009. Nguyên nhân làm cho
doanh số thu nợ trong ngành nuôi trồng thủy sản giảm trong năm 2008-2009
ngành ni trồng thủy sản gặp một số khó khăn như bán khơng được giá, tình
hình dịch bệnh xảy ra làm cho người dân phải thua lỗ nên làm cho doanh thu
ngành nuôi trồng thủy sản giảm trầm trọng. Do đây là ngành ln được chính
phủ quan tâm thúc đẩy phát triển do đó ln có chính sách hỗ trợ tốt nhất cho
ngành này như luôn áp dụng lãi suất thấp so với các ngành khác. Do đó, mặt dù
trong năm 2009 doanh số thu nợ thấp nhưng doanh số cho vay năm 2010 tăng
đáng kể như đã phân tích ở trên. Từ đó góp phần vào doanh số thu nợ ngành nuôi
trồng thủy sản trong năm 2010 tăng cao.

 Đối với ngành công nghiệp chế biến:
Ngành này doanh số cho vay hay doanh số thu nợ cũng chiếm tỷ trọng khá
khá cao. Trong năm 2009 tăng 901.207 triệu đồng tương đương tăng 53,45% so
với năm 2008. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trong ngành này đang làm ăn
có hiệu quả. Ngồi ra ngành cơng nghiệp chế biến có liên quan mật thiết với
ngành ni trồng thủy sản và nơng nghiệp. Vì đây là nguồn cung cấp ngun liệu
đầu vào cho ngành.Tuy nhiên năm 2010 ta thấy doanh số thu nợ giảm tuyệt đối là
884.221 triệu đồng về tương đối giảm 34,18% so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên
nhân trong năm 2009-2010 Việt Nam phải gánh chịu gián tiếp cuộc khủng hoảng

kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp trong ngành này cũng bị ảnh hưởng, co cụm
thu hẹp quy mô do làm ăn kém hiệu quả. Một phần do DSCV đối với ngành này
giảm mạnh trong năm 2010 nên ảnh hưởng đến doanh số thu nợ.
27


Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV – Hậu Giang

 Thương nghiệp
Doanh số thu nợ của ngành này luôn tăng qua 03 năm, cụ thể: năm 2008 đạt
301.127 triệu đồng, đến năm 2009 đạt 363.446 triệu đồng tăng 62.319 triệu đồng
tương đương 20,70% so với năm 2008. Đến năm 2010 dánh dấu rõ nét hơn tình
hình phát triển của lĩnh vực này nên cơng tác thu hồi nợ tăng lên 216,34% so với
năm 2009. Nguyên nhân là do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý của tỉnh nhà
đã góp phần thúc đẩy ngành thương mại dịch vụ phát triển dần đi vào ổn định và
bền vững đảm bảo tình hình thu nợ cuả Ngân hàng liên tục tăng trong các năm.

 Đối với ngành xây dựng:
Doanh số thu nợ năm 2008 đạt 408.138 triệu đồng, sang năm 2009 đạt
553.874 triệu đồng tăng 145.736 triệu đồng, tốc độ tăng 35,71%. Bước sang năm
2010 đạt 964,903 triệu đồng tăng 411.029 triệu đồng, tốc độ tăng 74,21%. Các
khách hàng thuộc ngành xây dựng của Ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh
vực xây lắp, xây dựng cơng trình thường trả nợ chậm cho Ngân hàng vì khách
hàng này trúng thầu thực hiện cơng trình thì chủ đầu tư là Nhà nước thường cấp
vốn chậm cho các khách hàng. Trong 3 năm 2008-2009-2010 khách hàng này
nhận được vốn từ nhà nước nên đã trả được các khoản nợ cũ cho Ngân hàng.

 Đối với ngành khác
Doanh số thu nợ năm 2008 đạt 1.165.022 triệu đồng bước sang năm 2009
đạt 1.587.248 triệu tăng 422.226 triệu đồng tăng 36,24 % so với năm 2008. Sang

năm 2010 đạt 785.059 triệu đồng giảm 802.189 triệu đồng tương đương giảm
50,54% so với năm 2009. Có được kết quả trên do CBQHKH có năng lực của
Ngân hàng có khả năng thẩm định tốt những dự án khả thi có khả năng thu hồi
nợ tốt. Mặt khác do cơ cấu cho vay của Ngân hàng có sự thay đổi
Nhìn chung cơng tác thu hồi nợ của Ngân hàng đã đạt được kết quả khả
quan, một mặt thể hiện được hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, Ngân hàng đã
tích cực trong cơng tác thu hồi nợ, đảm bảo cho vay nhiều, thu nợ cao. Mặt khác
ta thấy được năng lực sản xuất kinh doanh của người dân ngày càng tiến bộ,
người dân đã phần nào thích ứng được với sự đổi mới của nền kinh tế hiện nay.
Tuy nhiên dù việc thu nợ đạt kết quả cao nhưng cũng không thể nào thu hết số nợ
28


×