Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

phân tích hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng phát triển nhà đbscl pgd châu phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.46 KB, 48 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay nước ta đang trên đà phát triển kinh tế mạnh mẽ nên hoạt động của các
Ngân hàng là một nhân tố quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới
(WTO) thì hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng lại một lần nữa khẳng định tầm
quan trọng của nó.
Ngân hàng thương mại là các tổ chức tín dụng trung gian được xem như xương
sống, là động lực của nền kinh tế. Nó thực hiện chức năng huy động vốn từ các tổ
chức, cá nhân có vốn nhàn rỗi và phân phối lại cho các tổ chức, cá nhân cần vốn để
phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương
mại còn đóng vai trò trung gian trong các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa
các doanh nghiệp trong nước và trong các hoạt động xuất - nhập khẩu.
Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long là Ngân hàng thương mại
hoạt động theo hướng đa năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Đây là một hệ
thống ngân hàng hoạt động rộng khắp góp phần thúc đẩy nền kinh tế, xã hội, đất
nước phát triển. Chi nhánh Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
tỉnh An Giang Phòng Giao Dịch Châu Phú là một chi nhánh của Ngân hàng Phát
Triển Nhà ĐBSCL Việt Nam chịu trách nhiệm huy động, cho vay vốn và cung cấp
các dịch vụ khác của ngân hàng cho các thành phần kinh tế, mang lại lợi nhuận cho
Ngân hàng. Do đó, hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL tỉnh
An Giang Phòng Giao Dịch Châu Phú có ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế của xã
hội, địa phương. Vì những lý do trên nên chúng em đã chọn đề tài “Phân tích hiệu
quả kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL PGD Châu
Phú” để làm đề tài nghiên cứu
TCNH 3B
1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL
chi nhánh tỉnh An Giang PGD Châu Phú.


2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình thu nhập
- Phân tích tình hình chi phí
- Phân tích tình hình lợi nhuận
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Dựa trên thực tế về hoạt động kinh doanh tại Phòng Giao Dịch Châu Phú.
- Sử dụng số liệu từ năm 2008 – 2010
- Đề tài nghiên cứu tại Ngân hàng phát triền nhà đồng bằng sông Cửu Long phòng
giao dịch Châu Phú – An Giang.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập những số liệu thực tế, trực tiếp có liên quan đến phân tích hiệu quả hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm ( 2008 – 2010). Được Ngân hàng cung
cấp từ các nguồn:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ
quá hạn,…
- Tổng hợp các thông tin từ tạp chí Ngân hàng, Báo chí Ngân hàng, những tư liệu
tín dụng tại Ngân hàng, sách báo về Ngân hàng,…
4.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của
kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
Công thức: y = y
1
- y
0
TCNH 3B
2
Trong đó: y
1

: Chỉ tiêu năm trước
y
0
: Chỉ tiêu năm sau
y : Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số
của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
Công thức:
1 0
0
100%
y y
y
y

∆ = ×
Trong đó:y
1
: Chỉ tiêu năm trước
y
0
: Chỉ tiêu năm sau
y : Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Giúp cho ngân hàng thấy được ưu điểm và nhược điểm trong hoạt động của mình
từ đó đưa ra những giải pháp giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.
6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận. Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Chương 2: Khái quát về Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long tỉnh

An Giang Phòng Giao Dịch Châu Phú và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
tại Ngân hàng.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại
Ngân hàng.
TCNH 3B
3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGÂN HÀNG
1.1 KHÁI QUÁT VỀ THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN
HÀNG
1.1.1 Thu nhập
* Khái niệm
Thu nhập của ngân hàng là khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của
ngân hàng như: cho vay, đầu tư, cung cấp dịch vụ…

Các khoản mục trong thu nhập của ngân hàng
Các khoản mục thu nhập mà NHTM thường có:
+ Thu về hoạt động kinh doanh
- Thu lãi cho vay
- Thu lãi tiền gửi
- Thu lãi hùn vốn, mua cổ phần
- Thu về hoạt động kinh doanh vàng bạc, đá quý
- Thu về kinh doanh ngoại tệ
- Thu về đầu tư chứng khoán
- Thu về dịch vụ ngân hàng
+ Thu khác về hoạt động kinh doanh như: thanh toán tài sản, tài sản thừa chờ
xử lí trong kinh doanh, các khoản tiền phạt theo quy chế…
Thu nhập từng khoảng mục

Tỷ trọng % từng khoảng mục thu nhập = x 100%
Tổng thu nhập
Phân tích tỷ trọng từng khoản mục này giúp xác định được cơ cấu thu nhập, để
TCNH 3B
4
từ đó có những biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận của ngân hàng, đồng thời có thể
kiểm soát được rủi ro trong kinh doanh.
1.1.2 Chi phí
 Khái niệm
Chi phí ngân hàng là toàn bộ các khoản chi ra về tài sản, tiền bạc…để thực
hiện quá trình kinh doanh.
 Các khoản mục trong chi phí của Ngân hàng
Chi phí của ngân hàng bao gồm các khoản sau:
- Chi trả lãi tiền gửi
- Chi trả lãi tiền vay
- Trả lãi phát hành kì phiếu, trái phiếu
- Chi phí về hoạt động kinh doanh vàng bạc, đá quý
- Chi phí về kinh doanh ngoại tệ
- Chi phí về mua bán chứng khoán
- Chi phí khác về hoạt động kinh doanh
- Các khoản thuế: Ngân hàng cũng phải nộp các khoản thuế thông thường khác
như: thuế lợi tức, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chi phí từng khoảng mục
Tỷ trọng % từng khoảng mục chi phí = x 100%
Tổng chi phí
Chỉ số này có thể giúp nhà phân tích biết được kết cấu các khoản chi phí để có
thể hạn chế các khoản chi bất hợp lý, tăng cường các khoản chi có lợi cho hoạt động
kinh doanh của ngân hàng nhằm thực hiện tốt chiến lược mà hội đồng quản trị ngân
hàng đã đề ra.
1.1.3 Lợi nhuận

TCNH 3B
5
 Khái niệm
Lợi nhuận của Ngân hàng cũng giống như lợi nhuận của doanh nghiệp đây là
thu nhập sau khi đã trừ đi hết các khoản chi phí phục vụ cho việc thực hiện hoạt
động kinh doanh.
Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí
Lợi nhuận ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định vốn
nhằm mở rộng phát triển và cải tiến chiến lược khách hàng. Lợi nhuận còn khuyến
khích nhà quản lý mở rộng và cải thiện công việc, giảm chi phí và gia tăng các dịch
vụ.
Tóm lại, việc tạo ra lợi nhuận là cần thiết và quan trọng trong hoạt động ngân
hàng, không chỉ nó quyết định sự sống còn của ngân hàng mà nó giúp cho Ngân
hàng có thể dễ dàng huy động vốn trong dân cư, từ sự góp vốn của các cổ đông để
ngân hàng ngày càng lớn mạnh, hoạt động hiệu quả hơn.
1.2 CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG
• Chỉ số ROA
Lợi nhuận ròng
ROA=
Tổng tài sản bình quân
Ý nghĩa:
Cho biết chất lượng của công tác quản lý tài sản có của Ngân hàng, hệ số này càng
cao thì khả năng sinh lời của tài sản có càng lớn. Là chỉ tiêu quan trọng để đo lường
lợi nhuận và phản ánh tình hình hoạt động của Ngân hàng.
Chỉ số này cho biết 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng
sẽ đem về bao nhiêu đồng thu nhập ròng.
• Chỉ số ROE (%)
TCNH 3B
6

Tổng thu nhập / Tổng thu nhập
Tổng TS =
Tổng tài sản
Lợi nhuận ròng
ROE =
Vốn chủ sở hữu bình quân
Ý nghĩa:
Chỉ số này cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn tự có tại ngân hàng: 1 đồng
vốn chủ sở hữu được ngân hàng đầu tư thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận do
đó chỉ tiêu này cũng cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng chỉ tiêu
này càng cao thì hoạt động của ngân hàng càng tốt.
• Tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận = x 100%
Thu nhập
Ý nghĩa:
Cho biết 1 đồng thu nhập sẽ kiếm được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Cho biết
hiệu quả của phương thức hoạt động hiện tại của Ngân hàng, hệ số này càng cao -
lợi nhuận ròng càng cao. Phản ánh khả năng sinh lời trong kinh doanh và hiệu quả
hoạt động của Ngân hàng. Thể hiện mức thu nhập mà ngân hàng có được trong tổng
số . (Thu nhập ở đây được đề cập đến là tổng thu nhập của ngân hàng).
• Tổng thu nhập trên tổng tài sản (%)
Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng , chỉ số này cao chứng
tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lí và hiệu quả tạo nền tảng cho
việc tăng lợi nhuận của NHTM.
• Tổng chi phí trên tổng tài sản
TCNH 3B
7
Tổng chi phí / Tổng chi phí
Tổng TS =

Tổng TS

Tổng chi phí / Tổng chi phí
Tổng thu nhập =
Tổng thu nhập
Đây là chỉ số xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu tư. Chỉ số
này cao cho nhà phân tích thấy được ngân hàng đang yếu kém trong khâu quản lý
chi phí của mình và từ đó nên có những thay đổi thích hợp để có thể nâng cao lợi
nhuận của mình trong tương lai.
• Tổng chi phí trên tổng thu nhập (%)
Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu được. Đây cũng là
chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Thông thường chỉ số này phỉa
nhỏ hơn 1, nếu nó lớn hơn một chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đang
có nguy cơ phá sản trong tương lai
TCNH 3B
8
CHƯƠNG 2
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL
(MHB) TỈNH AN GIANG PHÒNG GIAO DỊCH CHÂU PHÚ &
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
NGÂN HÀNG
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG MHB HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH
AN GIANG
2.1.1 Vị trí địa lý kinh tế của Huyện Châu Phú
Huyện Châu Phú nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh An Giang, phía Bắc giáp thị xã
Châu Đốc, đường ranh giới dài 14,570 km; phía Đông giáp sông Hậu ngăn cách với
huyện Phú Tân; phía Nam giáp huyện Châu Thành, đường ranh giới dài 29,176 km;
phía Tây giáp huyện Tịnh Biên, chiều dài ranh giới là 20,151 km. Về hành chính,
huyện bao gồm thị trấn Cái Dầu và 12 xã là: Khánh Hòa, Mỹ Đức, Mỹ Phú, Ô Long
Vĩ, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Long, Thạnh Mỹ Tây, Bình Mỹ, Bình Thủy, Bình Phú,

Đào Hữu Cảnh, Bình Chánh.
Huyện nằm trên tuyến đường du lịch quan trọng của tỉnh An Giang. Hàng năm
trên tuyến quốc lộ 91 có khoảng bốn triệu lượt khách du lịch và khách hành hương
đi qua địa phận Châu Phú để đến núi Sam – miếu Bà Chúa Xứ, núi Cấm, Hà Tiên và
Vương quốc Campuchia thông qua hai cửa khẩu kinh tế của An Giang là cửa khẩu
Xuân Tô – Tịnh Biên và cửa khẩu Khánh Bình – An Phú.
Dân số 250.567 người, mật độ 544 người/km
2
. Hàng năm, trên địa bàn huyện diễn
ra nhiều lễ hội mang sắc thái dân tộc độc đáo như: lễ rước thần đình Bình Thủy, lễ
vía Thầy Tây An,…
Huyện nằm bên bờ Tây sông Hậu, dọc theo sông Hậu có những kênh gạch dẫn
nước vào đồng ruộng như kênh Thầy Phó, kênh Bình Mỹ, kênh xáng Cây Dương,
kênh Phù Dật, Kênh Chữ S,…
TCNH 3B
9
Châu Phú là huyện có dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào, nền kinh tế đang từng
bước phát triển. Do đó, việc phân bổ lao động, bố trí việc làm là một vấn đề cấp
bách trong giai đoạn đổi mới nhằm sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả trong những
năm tiếp theo. Lao động của huyện tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp,
còn mang tính giản đơn chưa qua đào tạo, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tích lũy
được trong sản xuất.
Châu Phú cũng như các huyện đồng bằng sông Cửu Long là vùng cung cấp
nguyên liệu, nông thủy sản (lúa, ngô, cá,…) phục vụ cho nông nghiệp của tỉnh nhà,
các tỉnh khác và xuất khẩu. Đồng thời cũng là nơi cần nhiều xăng dầu, vật tư, phân
bón, máy móc, hàng tiêu dùng,… để phục vụ cho việc sản xuất và tiêu dùng của
người dân, đặc biệt là cho sản xuất nông nghiệp.
Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 16,6%, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Hiện nay, thế mạnh kinh tế của
huyện là nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2020, cơ cấu kinh tế của huyện là:

Thương mại – Dịch vụ, Công nghiệp – xây dựng và Nông nghiệp.
2.1.2 Khái quát về Ngân Hàng MHB Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang.
2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Phòng Giao Dịch Châu
Phú được thành lập theo quyết định số 21/2001/QĐ-NHN-KH ngày 22/10/2001 của
Tổng Giám Đốc, nhằm cung cấp các sản phẩm về huy động vốn, cho vay phục vụ
các thành phần kinh tế dân cư trên địa bàn huyện Châu Phú.
Tên giao dịch: Ngân Hàng phát triển nhà đồng bằng song Cửu Long phòng
Giao Dịch huyện Châu Phú ( MHB Bank phòng Giao Dịch huyện Châu Phú).
Phòng Giao Dịch đặt tại: Số 007, đường Trần Khánh Dư, thị trấn Cái Dầu,
Châu Phú – An Giang.
Điện thoại: (0763).687 890 - 689 023 - 689 025
Fax: (0763).689 025
Website: www.mhb.com.vn
TCNH 3B
10
Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long phòng Giao Dịch Châu
Phú chính thức hoạt động vào ngày 03/12/2001 với mục tiêu chính là đầu tư và phát
triển nhà ở cho dân cư hai huyện Châu Phú và Phú Tân, cho vay hộ nông dân sản
xuất nông nghiệp, cho vay đầu tư phát triển kinh tế. Từ đó, đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi trong việc giao dịch, đi lại và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người dân.
Nay phòng giao dịch đang từng bước hiện đại hóa công nghệ, nâng cao chất lượng
tín dụng để góp phần trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội.
Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long phòng giao dịch Châu Phú
là Ngân hàng thương mại quốc doanh hoat động kinh doanh đa năng tổng hợp. Ngân
hàng là chỗ dựa thân thiết cho khách hàng khi thiếu hụt vốn hoặc thừa vốn.
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng MHB Huyện Châu Phú.
Khu vực KD Khu vực tác nghiệp
Hình 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của MHB PGD Châu phú
TCNH 3B

11
Giám Đốc PGD
Phó Giám Đốc PGD
/ Trưởng Bộ Phận KD /
Trưởng Bộ Phận Kế Toán
Kinh Doanh Quản Lý Rủi
Ro & Hỗ Trợ
KD
Kiểm NgânKế ToánKế Toán
2.1.2.3 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân Hàng MHB.
MHB là Ngân hàng thương mại Nhà nước hoạt động đa năng, các nghiệp vụ
chủ yếu:
 Nhận tiền gửi: nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước,
các tổ chức và người nước ngoài ở Việt Nam với nhiều hình thức đa dạng, phong
phú lãi suất hấp dẫn.
- Tiền gửi tiết kiệm (không kỳ hạn, có kỳ hạn).
- Các loại tiền gửi khác (kỳ phiếu hoặc trái phiếu Ngân hàng; mở tài khoản tiền
gửi thanh toán cho cá nhân và doanh nghiêp).
 Cho vay: Các đối tượng cho vay chủ yếu:
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ
gia đình để sử dụng vào nục đích:
+ Cho vay sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
+ Cho vay xây dựng nhà, nâng cấp, sửa chữa nhà, mua đất thổ cư, mua nhà.
+ Cho vay nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là cho vay nuôi cá thịt.
+ Cho vay chế biến nông sản.
+ Cho vay trồng trọt chăn nuôi (heo,bò,…)
+ Cho vay kinh doanh vàng, bạc, đá quý.
2.1.3 Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng MHB Huyện Châu
Phú năm 2011
- Phòng giao dịch Châu Phú tiếp tục phát huy kết quả đạt được của năm 2010, toàn

thể cán bộ nhân viên ra sức phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu. Tập trung xử lý nợ
đọng, thực hiện nhiều biện pháp xử lý kiên quyết, tăng trưởng tín dụng chất lượng,
an toàn, hiệu quả và bền vững.
- Định hướng 2011 phòng giao dịch sẽ cố gắng phấn đấu huy động vốn để số dư
vốn huy động đạt 70 tỷ đồng.
- Cố gắng giảm dần nợ xấu, tăng cường xử lý nợ xấu phấn đấu ở mức dưới 2,2% /
tổng dư nợ.
TCNH 3B
12
- Về dư nợ trong năm 2011 Ngân hàng cố gắng duy trì ở mức 290 tỷ đồng.
2.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN
HÀNG MHB HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG
2.2.1 Phân tích khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng
2.2.1.1 Tình hình tài sản
Thông qua các chỉ tiêu tổng hợp của bảng Cân đối kế toán tại Ngân hàng MHB
Phòng giao dịch Châu Phú qua ba năm, cụ thể là chỉ tiêu về nguồn vốn, tài sản.
Chúng ta sẽ phân tích, so sánh số liệu năm 2008, 2009, 2010 của tài sản cũng như
nguồn vốn để thấy được sự biến động của chúng. Mặc dù sự tăng giảm này chưa
phản ánh được thực chất việc quản lý và sử dụng vốn của đơn vị là tốt hay xấu
nhưng nó cũng phản ánh được quy mô vốn mà Ngân hàng đã sử dụng cũng như khả
năng tập hợp nguồn vốn.
Bảng 1: Tình hình tài sản của Ngân hàng qua 3 năm 2008 – 2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2009/2008
So sánh
2010/2009
2008 2009 2010

Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tiền mặt 38.102 38.875 39.013 773 2,03 138 0,35
Tiền gửi tại NHNN 34.937 35.016 35.875 79 0,23 859 0,03
Tiền cho vay 169.378 170.012 140.957 634 0,37 -29.055 -17,09
Tài sản cố định 32.096 32.586 33.109 490 1,53 523 1,60
Tài sản khác 28.331 28.445 28.673 114 0,40 228 0,80
Tổng tài sản 302.844 305.034 277.627 2.150 0,71 -27.407 -8,94
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán MHB PDG Châu Phú ba năm 2008, 2009, 2010)
TCNH 3B
13
Hình 2: Biểu đồ tình hình tài sản của Ngân hàng qua 3 năm 2008 – 2010
Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ ta thấy tổng tài sản của Ngân hàng liên tục
thay đổi qua các năm như sau: năm 2008 tổng tài sản của Ngân hàng là 302.884
triệu đồng, đến năm 2009 thì tổng tài sản của Ngân hàng đã tăng lên và đạt mức
305.034 triệu đồng. Sang năm 2010 thì tổng tài sản đã giảm xuống còn 277.627 triệu
đồng. Để hiểu rõ từng nguyên nhân vì sao tổng tài sản của Ngân hàng thay đổi như
vậy ta đi sâu vào phân tích từng khoản mục tài sản của Ngân hàng.
- Khoản tiền mặt của Ngân hàng năm 2009 tăng 2,03% tương ứng với số tiền là
773 triệu đồng so với 2008, sang năm 2010 thì khoản tiền mặt tiếp tục tăng 0,35%
tương đương với số tiền là 138 triệu đồng điều đó chứng tỏ lượng tiền trong quỹ
tăng qua mỗi năm do khả năng huy động vốn của Phòng giao dịch ngày càng có hiệu

quả đáp ứng nhu cầu cho vay ngày càng cao của Ngân hàng.
- Tiền gửi tại NHNN cũng tăng liên tục qua 3 năm do Ngân hàng huy động vốn
đạt kết quả khả quan nên Ngân hàng ngoài việc cho khách hàng vay để đầu tư, Ngân
hàng còn dùng tiền còn đọng lại để gửi tại NHNN vì Ngân hàng chưa tìm thêm được
nhiều khách hàng có độ tín nhiệm cao để cho vay nên tìm cách gửi để thu lại phần
tiền lãi mà nó có thể bù đắp chi phí trả lãi tiền gửi.
- Cho vay là khoản mục chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của Ngân
hàng. Năm 2008 khoản mục cho vay của Ngân hàng đạt 169.378 triệu đồng, đến
năm 2009 thì lượng tiền mà Ngân hàng dùng để cho vay đã tăng lên 170.012 triệu
TCNH 3B
14
đồng tăng 634 triệu đồng tương ứng 0,37% so với năm 2008. Mặc dù trong năm
2009 thì Phòng giao dịch đã giảm cho vay theo chỉ thị của Ngân hàng chi nhánh
nhưng với việc khoản mục này chiếm tỉ trọng nhiều và tăng tương đối nhanh trong
năm 2009, sẽ đồng nghĩa với việc chi nhánh có nguy cơ phải đối mặt với rủi ro tín
dụng càng lớn. Sang năm 2010 thì khoản mục này đã giảm xuống còn 140.957 triệu
đồng giảm 29.055 triệu đồng tương đương giảm 17,09% so với năm 2009. Khoản
mục này tuy giảm xuống không nhiều nhưng qua đó ta thấy được chi nhánh đã có
chính sách phân bổ tài sản sinh lời một cách hợp lí hơn, đa dạng hóa danh mục đầu
tư nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng cũng như các rủi ro khác.
- Tài sản cố định và các khoản tài sản khác cũng tăng trong 3 năm, nguyên
nhân do Ngân hàng mua sắm thêm tài sản, mở rộng đầu tư làm cho khoản mục này
cũng tăng thêm.
Tất cả những khoản mục Tài sản của Ngân hàng đều tăng rõ rệt chứng tỏ trong
Ngân hàng đã có những chính sách huy động tốt mọi mặt, từ đó Ngân hàng có cơ sở
mở rộng qui mô hoạt động. Bên cạnh đó, cho vay là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng đầu tư của Ngân hàng mặc dù có nhiều biến động thay đổi nhưng nó lúc
nào cũng chiếm tỷ trọng cao.
2.2.1.2 Tình hình nguồn vốn
Cơ cấu vốn của mỗi Ngân hàng là khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh

doanh cũng như chính sách của mỗi Ngân hàng. Cơ cấu vốn của MHB PGD Châu
Phú được chia thành: vốn huy động, vốn vay từ Ngân hàng chi nhánh tỉnh An Giang
( còn gọi là vốn điều chuyển ). Tình tình biến động về cơ cấu vốn của MHB trong
giai đoạn 2008 – 2010 thể hiện qua bảng sau:
TCNH 3B
15
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2008 – 2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2009/2008
So sánh
2010/2009
2008 2009 2010
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tổng vốn huy động 16.687 23.749 52.127 7.062 42,32 28.378 119,49
- Không kỳ hạn 4.887 2.323 4.406 -2.564 -52,47 2.083 89,67
- Có kỳ hạn 11.800 21.426 47.721 9.626 81,58 26.295 122,72
Vốn điều chuyển 286.157 281.285 225.500 -4.872 -1,70 -55.785 -19,83
Tổng nguồn vốn 302.844 305.034 277.627 2.190 0,72 -27.407 -8,98

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán MHB PDG Châu Phú ba năm 2008, 2009, 2010)
Hình 3: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2008 – 2010
Tổng nguồn vốn: Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy tổng nguồn vốn của
Ngân hàng tăng giảm qua các năm như sau: Năm 2008 tổng nguồn vốn là 302.844
triệu đồng. Sang năm 2009 tổng nguồn vốn tăng 305.034 triệu đồng tăng 2.190 triệu
đồng tương ứng 0,72% so với năm 2008. Đến năm 2010 tổng nguồn vốn đã giảm
xuống còn 277.627 triệu đồng giảm 27.407 triệu đồng tương ứng 8,98% so với năm
TCNH 3B
16
2009. Điều này cho thấy quy mô và chất lượng hoạt động của phòng giao dịch ngày
càng nâng cao, phòng giao dịch đã giảm dần sự phụ thuộc quá nhiều từ nguồn vốn
điều chuyển từ Ngân hàng chi nhánh tỉnh.
Tổng vốn huy động: Trong 3 năm qua phòng giao dịch đã đưa ra nhiều
phương thức nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và đã đạt được nhiều kết quả.
Cụ thể vốn huy động tăng liên tục qua 3 năm, đưa tổng số vốn huy động trong năm
2009 lên 23.749 triệu đồng tăng 7.062 triệu đồng (tương ứng 42,32%) so với năm
2007. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn là 2.323 triệu đồng giảm 2.564 triệu đồng
(tương ứng khoảng 52,47%) và tiền gửi có kỳ hạn là 21.426 triệu đồng tăng 9.626
triệu đồng (tương ứng khoảng 81,58%) so với năm 2007.
Năm 2010 tổng số vốn huy động 52.127 triệu đồng tăng 28.378 triệu đồng
tương ứng 119,49% so với năm 2009. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn là 4.406 triệu
đồng tăng 2.083 triệu đồng tương ứng khoảng 89,67% so với năm 2009. Và tiền gửi
có kỳ hạn là 47.721 triệu đồng tăng 26.295 triệu đồng (tương ứng khoảng 122,72%)
so với năm 2009. Nguyên nhân tổng nguồn vốn huy động tăng là do phòng giao dịch
đã có nhiều hình thức khuyến mãi như tiết kiệm có kỳ hạn thưởng ngay bằng hiện
vật, lãi suất gửi tiết kiệm hấp dẫn. Ngoài những nguyên nhân kể trên, còn một số
nguyên nhân nữa là do giá cả đầu vào của các lĩnh vực đầu tư chăn nuôi, trồng trọt,
kinh doanh,… tăng cao làm cho các nhà đầu tư và kinh doanh cá thể lo ngại về rủi ro
nên quyết định không đầu tư và gửi tiền vào Ngân hàng để chờ cơ hội khác.
Vốn điều chuyển: Mặc dù có nguồn vốn huy động nhưng các phòng giao dịch

vẫn cần một khoản vốn rất lớn hỗ trợ từ chi nhánh tỉnh để có thể đáp ứng được nhu
cầu tín dụng của khách hàng cũng như có thể cạnh tranh với các Ngân hàng trên địa
bàn. Tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển từ chi nhánh tỉnh vào năm 2008 là 286.157
triệu đồng, đến năm 2009 là 281.285 triệu đồng giảm 4.872 triệu đồng tương ứng
1,70% so với năm 2008. Sang năm 2010 khoản vốn này tiếp tục giảm 55.785 triệu
đồng (giảm tương ứng 19,83%) so với năm 2009. Việc giảm nguồn vốn điều chuyển
từ chi nhánh tỉnh chỉ đơn giản vì trong năm 2009, 2010 Ngân hàng đã huy động vốn
TCNH 3B
17
khá hiệu quả từ các khoản như huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của
các tổ chức cá nhân. Do đó, Ngân hàng sẽ sử dụng nguồn vốn tại chỗ và cắt giảm
bớt nguồn vốn điều chuyển từ chi nhánh. Việc giảm vốn điều chuyển cũng đồng
nghĩa phòng giao dịch giảm phụ thuộc vào nguồn vốn từ Ngân hàng chi nhánh tỉnh,
cho thấy năng lực huy động vốn của phòng giao dịch tại địa bàn.
Qua khái quát tình hình tài sản và cơ cấu nguồn vốn của MHB Phòng giao dịch
Châu Phú ta có thể đưa ra nhận xét sơ bộ là PGD đang trên đà phát triển khá ổn
định. PGD Châu Phú đã có nhiều chính sách huy động vốn rất đáng kể, giúp cho
hoạt động tín dụng của nó hoạt động tốt.
2.2.2 Kết quả kinh doanh của Ngân Hàng qua 3 năm 2008 – 2010
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ
Ngân hàng. Nó cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, luôn có
mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố then chốt nhất, cụ thể nhất, nói
lên kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Để tăng lợi nhuận Ngân hàng cần
tăng các khoản mục tài sản nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, giảm thiểu các
chi phí trong đó tập trung quản lý chặt chẽ việc chi tiêu, mua sắm, công tác phí trên
tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB huyện Châu Phú
tỉnh An Giang
TCNH 3B
18

ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2009/2008
Chênh lệch
2010/2009
2008 2009 2010
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tổng thu nhập 50.088 40.248 46.446 -9.840 -19,65 6.198 15,40
Tổng chi phí 46.426 35.548 36.859 -10.878 -23,43 1.311 3,69
Lợi nhuận 3.662 4.700 9.587 1.038 28,35 4.887 103,98
(Nguồn: Bộ phận KD MHB PGD Châu Phú)
Hình 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng năm 2008 – 2010
Qua bảng số liệu ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng biến đổi
không đều. Các khoản thu nhập, chi phí và lợi nhuận đều tăng giảm nhưng tốc độ
tăng giảm qua các năm có khác nhau
Thu nhập: Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thu nhập của Ngân hàng năm
2008 là 50.088 triệu đồng sang năm 2009 thì thu nhập của Ngân hàng giảm 9.840
triệu đồng tương đương 19,65%. Nguyên nhân là do, trong năm 2009 nền kinh tế
nước ta có nhiều biến động: giá nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp tăng

mạnh, giá xăng dầu tăng ảnh hưởng lớn đến nền sản xuất trong nước, giá cả các mặt
TCNH 3B
19
hàng tiêu dùng tăng, giá vàng và ngoại tệ liên tục biến động, thiên tai và các sự kiện
khác… làm cho các thành phần kinh tế gặp khó khăn trong sản xuất và kinh doanh
từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến việc kinh doanh của Ngân hàng.
Sang năm 2010 thì thu nhập tăng 15,40% tương đương 6.198 triệu đồng so với
năm 2009. Nguyên nhân là do, tình hình kinh tế của huyện tăng trưởng và có bước
phát triển tích cực tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bên
cạnh đó, sự phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhân viên Ngân hàng trong việc
mở rộng phạm vi hoạt động, đa dạng hóa các loại hình cho vay, mở rộng địa bàn và
các loại hình cung ứng dịch vụ. Sự đổi mới trong phong cách phục vụ, đa dạng hóa
các loại hình tiếp thị khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng. Sự tích cực trong công
tác huy động vốn cũng như thu hồi nợ.
 Chi phí: Thu nhập tăng là một dấu hiệu tốt thể hiện hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng đạt hiệu quả. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động
kinh doanh ta còn phải dựa vào một chỉ tiêu khác khá quan trọng đó là chi phí. Chi
phí hoạt động của Ngân hàng qua các năm cụ thể như sau:
Năm 2009 tổng chi phí là 35.548 triệu đồng giảm hơn năm 2008 là 10.878 triệu
đồng tương đương 23,43%. Nguyên nhân do trong thời gian này Ngân hàng giảm
cho vay theo chỉ thị của Ngân hàng chi nhánh nhất là những tháng cuối năm nên làm
cho thu nhập năm 2009 giảm dẫn đến chi phí thu từ lãi vay giảm theo.
Tổng chi phí hoạt động của Ngân hàng năm 2010 so với năm 2009 tăng 1.311 triệu
đồng tương ứng với khoảng 3,69%. Nguyên nhân là do nguồn vốn để hoạt động của
Ngân hàng chủ yếu từ vốn huy động và vốn vay, cho nên Ngân hàng phải trả chi phí
cho việc sử dụng nguồn vốn này. Việc Ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động, tăng
cường vốn huy động đã làm cho khoản chi phí này tăng. Bên cạnh chi phí lãi, Ngân
hàng còn phải chi trả cho những chi phí khác nhằm duy trì sự tồn tại và hoạt động
của Ngân hàng. Những khoản chi do gồm: chi lương cán bộ công nhân viên, chi phụ
cấp, chi thuế nhà nước, chi dịch vụ, chi khấu hao… tất cả gọi là chi phí ngoài lãi.

Khi Ngân hàng càng mở rộng hoạt động thì chi phí này càng tăng.
TCNH 3B
20
 Lợi nhuận: Tất cả các nhận xét về một Ngân hàng như: Ngân hàng hoạt động
có hiệu quả hay không, có an toàn, có phát triển hay không thì phần lớn dựa vào chỉ
tiêu lợi nhuận của Ngân hàng. Do đó, chỉ tiêu lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng,
là thước đo hiệu quả để đánh giá về một Ngân hàng.
Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng năm sau cao hơn năm trước,
điều này thể hiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả, tình
hình cụ thể như sau: Năm 2008 là 3.662 triệu đồng, năm 2009 là 4.700 triệu đồng
tăng 28,35% so với năm 2008. Kết quả này thể hiện rõ hiệu quả kinh doanh của
phòng giao dịch với những nỗ lực trong việc tiết kiệm chi phí và đa dạng hóa các
sản phẩm dịch vụ để thu hút khách hàng. Sang năm 2010 thì lợi nhuận của Ngân
hàng tiếp tục đạt 9.587 triệu đồng tăng 4.887 triệu đồng tướng ứng với 103,98% so
với năm 2009. Đạt được kết quả khả quan như trên là do Ngân hàng đã đầu tư cho
vay và phát triển các dịch vụ chuyển tiền trong nước, thu đổi ngoại tệ từ đó thu lãi
tiền vay, thu phí các dịch vụ. Đồng thời, đơn vị còn thực hiện tiết kiệm tối đa các
khoản chi tiêu, đăc biệt là các khoản chi tiêu không cần thiết.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua ba năm đều đạt kết quả tốt,
lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Qua đó, ta thấy được không những đơn vị
hoạt động có hiệu quả mà còn thấy được uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng
cao, là nơi đáng tin cậy để khách hàng đến gửi tiền hay vay vốn. Tuy vậy, đơn vị cần
phải phấn đấu hơn nữa trong hoạt động của Ngân hàng đồng thời phải biết phát huy
những mặt mạnh của mình, hạn chế các rủi ro để hoạt động của Ngân hàng ngày
càng có hiệu quả tốt, giữ vững trên thị trường và phục vụ khách hàng ngày càng tốt
hơn, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế khu vực và của nước nhà.
2.2.3 Phân tích tình hình thu nhập
TCNH 3B
21
Bất kỳ một tổ chức kinh tế nào thì mục tiêu chính của nó cũng là lợi nhuận tuy

nhiên để có được lợi nhuận cao thì trước hết cần phải có thu nhập. Thu nhập luôn là
một khoản mục rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một tổ chức kinh tế.
Đối với ngân hàng cũng vậy thu nhập luôn là một khoản mục quan trọng và cần phải
được phân tích kỷ. Vì muốn có lợi nhuận cao và ổn định thì trước tiên thu nhập phải
cao và tăng ổn định qua từng năm. Bên cạnh đó thì cơ cấu của thu nhập cũng rất
quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì nó phản ánh rõ các khoản
thu nhập của ngân hàng. Vì vậy sau khi phân tích sẽ cho thấy những khoản thu chủ
yếu và những khoản thu còn hạn chế của ngân hàng từ đó giúp cho ngân hàng có
những chính sách phù hợp để làm tăng thu nhập. Trong hoạt động của Ngân hàng
MHB An Giang phòng giao dịch Châu Phú thì thu nhập chủ yếu là từ hoạt động tín
dụng mang lại. Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm trên 90% trong tổng thu nhập
của ngân hàng. Dưới đây là tình hình thu nhập của Ngân hàng trong những năm gần
đây.
Bảng 4: Tổng hợp thu nhập qua các năm 2008, 2009 và 2010.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2009/2008 2010/2009
2008 2009 2010
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)

Từ
HĐTD
47.686 37.775 43.923 -9.911 -20,78 6.148 16,28
Ngoài
HĐTD
2.402 2.473 2.523 71 2,96 50 2,02
TCNH 3B
22
Tổng thu
nhập
50.088 40.248 46.446 -9.840 -19,65 4.098 10,18
(Nguồn: Bộ phận KD MHB PGD Châu Phú)
Hình 5: Biểu đồ tổng hợp thu nhập qua các năm 2008, 2009 và 2010.
Nhìn chung, thu nhập trong những năm vừa qua của phòng giao dịch luôn duy trì ở
mức khá ổn định từ đó góp phần làm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày
càng tốt hơn.
• Về thu nhập từ HĐTD: hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng
do đó thu nhập từ hoạt động này chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của ngân
hàng là điều hợp lý. Thu nhập từ hoạt động tín dụng năm 2008 là 47.686 triệu đồng
sang năm 2009 thì thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm xuống còn 37.775 triệu đồng
đã giảm 9.911 triệu đồng tương đương 20,78% so với năm 2008. Tuy tốc độ tăng
trưởng thu nhập năm 2009 có giảm về mặt giá trị nhưng về mặt tỷ trọng thì vẫn nằm
ở mức khá cao sao với tổng thu nhập là 93,86%. Nguyên nhân dẫn đến tình hình thu
nhập từ hoạt động tín dụng năm 2009 giảm là do trong năm này tình hình kinh tế thế
giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng gặp nhiều biến động, tỷ lệ lạm phát
leo thang đã kéo theo hàng loạt các lĩnh vực kinh doanh rơi vào tình trạng gặp nhiều
khó khăn, khách hàng vay vốn tại Ngân hàng làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả dẫn đến
tình trạng chậm trả nợ cho Ngân hàng do đó đã làm cho thu nhập của Ngân hàng
giảm theo. Sang năm 2010 thì thu nhập từ hoạt động tín dụng đã tăng trở lại và đạt
TCNH 3B

23
Thu nhập từ HĐTD
Thu nhập ngoài HĐTD
2008
95.20
%%%
2009
93.86
2010
94.57
giá trị 43.923 triệu đồng so với năm 2009 tăng 6.148 triệu đồng tương ứng với
16,28%. Với kết quả đạt được năm 2010 thì tỷ trọng của thu nhập từ hoạt động tín
dụng đã tăng trở lại đạt 94,57% trong tổng thu nhập của ngân hàng.
• Về thu nhập từ hoạt động khác: cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu
cầu về sử dụng các dịch vụ của ngân hàng ngày càng cao, đều đó làm cho thu nhập
từ các hoạt động ngoài tín dụng trong những năm qua tại Ngân hàng đã tăng khá
nhanh. Năm 2008 thu nhập từ hoạt động ngoài tín dụng chỉ đạt 2.402 triệu đồng và
chiếm tỷ lệ 4,8% so với tổng thu nhập tuy nhiên đến năm 2009 đã tăng lên thêm 71
triệu đồng và đạt 2.473 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng trưởng là 2,96% so với
năm 2008. Đến năm 2010 giá trị thu nhập khác đã tăng đến 50 triệu đồng tương
đương với tỷ lệ tăng trưởng là 2,02% lên 2.523 triệu đồng so với năm 2009. Với tốc
độ tăng thu nhập từ hoạt động khác nhanh như trên cho thấy vai trò của Ngân hàng
trong nền kinh tế ngày càng cao và nhu cầu về sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng
ngày càng tăng và sẽ còn tiếp tực tăng trong thời gian tới.
• Về tổng thu nhập: Qua bảng số liệu ta thấy tình hình tổng thu nhập của Ngân
hàng năm 2008 là 50.088 triệu đồng sang năm 2009 thì thu nhập của Ngân hàng
giảm 9.840 triệu đồng tương đương 19,65%. Nguyên nhân là do trong năm 2009 thu
nhập từ hoạt động tín dụng giảm nên kéo theo tổng thu nhập trong năm này giảm
theo. Sang năm 2010 thì thu nhập tăng 15,40% tương đương 6.198 triệu đồng so với
năm 2009. Qua biểu đồ trên cho thấy thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng

cao hơn rất nhiều so với doanh từ các hoạt động ngoài tín dụng. Thu nhập của ngân
hàng chủ yếu là từ hoạt động tín dụng.
2.2.3.1 Thu nhập từ hoạt động tín dụng
TCNH 3B
24
Tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thu nhập từ hoạt động này mang
lại chiếm tỷ trọng rất lơn. Do đó để biết chi tiết hơn về hoạt động của ngân hàng ta
phân tích chi tiết hơn.
Bảng 5: Tổng hợp thu nhập từ hoạt động tín dụng theo thời hạn
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2009 / 2008 2010 / 2009
2008 2009 2010
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Ngắn hạn 32.495 33.046 35.267 551 1,7 2.221 6,72
Trung và dài
hạn
15.191 4.729 8.656 -10.462 -68,9 3.927 83,04
Tổng cộng 47.686 37.775 43.923 -9.911 -20,78 6.148 16,27

(Nguồn: Bộ phận KD MHB PGD Châu Phú)
Hình 6: Biểu đồ tổng hợp thu nhập từ hoạt động tín dụng theo thời hạn
Như đã phân tích ở trên thì thu nhập từ hoạt động tín dụng trong những năm
gần đây của phòng giao dịch đi theo chiều hướng khá tốt. Tuy nhiên không phải thu
nhập của bất kỳ chỉ tiêu nào trong hoạt động tín dụng cũng tăng. Bảng số liệu trên
TCNH 3B
25
2008
2009 2010
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
6
8
.
1
4
%
%
%
87.48 80.30

×