Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

hình tượng nhân vật quasimodo trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà paris của victo hugo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.07 KB, 66 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




TRẦN THỊ KIM CÚC





HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT QUASIMODO
TRONG TIỂU THUYẾT NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
CỦA VICTO HUGO




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC






SƠN LA, NĂM 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC






TRẦN THỊ KIM CÚC





HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT QUASIMODO
TRONG TIỂU THUYẾT NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
CỦA VICTO HUGO




Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Thúy




SƠN LA, NĂM 2014
LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo, các thày cô trong Khoa Ngữ

Văn (đặc biệt là các thày cô trong tổ Lí luận văn học - Văn học nước ngoài) đã
tạo điều kiện ủng hộ và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu khoá luận.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, Th.S Nguyễn Thị Ngọc
Thuý đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và động viên em trong quá trình thực hiện
khoá luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể lớp K51 Đại học sư phạm
Ngữ văn, các cán bộ ở bộ phận thư viện Trường Đại học Tây Bắc đã giúp đỡ
em trong quá trình sưu tầm tài liệu để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Trần Thị Kim Cúc

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Phương pháp nghiên cứu 6
4. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu 7
5. Đóng góp mới của khóa luận 7
6. Cấu trúc của khóa luận 7
CHƢƠNG 1. GIỚI THUYẾT CHUNG 8
1.1. Nhân vật văn học 8
1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học 8
1.1.2. Vai trò, vị trí của nhân vật văn học 8
1.2. Nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn 10
1.2.1. Chủ nghĩa lãng mạn 10
1.2.2. Nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn 12
1.3. Tác giả Victo Hugo 13

1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 13
1.3.2. Quan niệm nghệ thuật về thế giới con người của Victo Hugo 14
1.3.3. Những đóng góp của Victo Hugo đối với chủ nghĩa lãng mạn văn học
Pháp 16
1.4. Tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris 17
CHƢƠNG 2. HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT QUASIMODO TRONG TIỂU
THUYẾT NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS CỦA VICTO HUGO 20
2.1. Hình hài “bất thành nhân dạng” 20
2.2. Công cụ nô dịch của tôn giáo 23
2.3. Sự thức tỉnh - hiện thân cho công lí nhân dân 25
2.4. Một trái tim, một tâm hồn cao thượng 29
CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT
QUASIMODO TRONG TIỂU THUYẾT NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS CỦA
VICTO HUGO 39
3.1. Miêu tả ngoại hình 39
3.1.1. Miêu tả hình dáng 40
3.1.2. Miêu tả khuôn mặt 41
3.2. Miêu tả tính cách 42
3.2.1. Qua hành động cử chỉ 43
3.2.2. Qua ngôn ngữ 45
3.3. Tạo dựng không gian nghệ thuật độc đáo 49
3.3.1. Khung cảnh Nhà thờ Đức bà Paris 49
3.3.2. Lễ hội Cacnavan 52
3.4. Bút pháp lãng mạn 53
PHẦN KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
Thế kỷ XIX, thế kỷ đầy những biến cố của thế giới toàn cầu. Và nước Pháp
được coi như nơi bắt đầu kỷ nguyên mới ấy của nhân loại, bởi cuộc cách mạng
tư sản vĩ đại. Victo Hugo xứng đáng được coi như “đứa con thiên tài của thời
đại”, là“hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn”.Tác phẩm của ông là “tiếng vọng
âm vang của thời đại” [10, 473]. Cho tới nay, ông vẫn là nhà văn của những
tình cảm phổ biến nhất, những khát vọng bình dị và sâu xa nhất của con người
và được coi là “nhà tiên tri của hòa bình trên toàn thế giới” [23, 10].
V. Hugo xuất hiện như một ngôi sao mọc sớm và lặn rất muộn ở chân trời
của thế kỷ. Mãnh liệt và cường tráng, thiên tài ấy ngay từ đầu đã tự khẳng định
mình như chủ soái của trường phái lãng mạn. Cho tới nửa sau của thế kỉ, dù
trào lưu lãng mạn đã qua thời vàng son của nó, thì bản thân Victo Hugo vẫn làm
mờ nhạt tài năng của nhiều “chủ nghĩa” đang nở ra và tàn đi rất mau chóng ở
cuối thế kỉ, đến nỗi họ phải than rằng“cây sồi già xanh ngắt cho đến lúc chết ấy
đã làm cớm cả một vùng bao quanh” [10, 475]. Bước vào văn đàn lúc 17 tuổi,
với cuộc đời kéo dài trong hơn 80 năm đầy ắp những biến cố sôi động, Victo
Hugo đã có mãnh lực thu hút áp đảo độc giả trên nhiều lĩnh vực khác nhau của
văn chương nghệ thuật và một cường độ sáng tạo hiếm hoi trong lịch sử văn
học xưa nay.
Khác với Banzac, thiên tài Hugo bộc lộ và được chấp nhận rất sớm.
Satobriang từng gọi ông là “cậu bé trác việt” [10, 474]. Vinh quang đã đến với
Victo Hugo ngay từ thuở thiếu thời. Hai mươi tuổi, Hugo đã đạt được nhiều
điều mà biết bao tài năng trẻ hồi ấy hằng khát vọng. Tuy chưa nổi tiếng như
Vinhi, Lamactin, nhưng trong nhóm Nàng thơ Pháp, gồm nhiều nhà văn nghệ
sĩ, Victo Hugo đã nổi lên như một nhân vật ấp ủ nhiều ý niệm mới mẻ về thi ca.
Bằng một hệ thống các phương thức và phương tiện thể hiện cuộc sống
bằng nghệ thuật, khám phá cuộc sống bằng hình tượng, ông đã cho ra đời hàng
loạt tác phẩm văn chương kiệt xuất. Cùng một lúc, V. Hugo xuất hiện ở cả ba
lĩnh vực: kịch, thơ, tiểu thuyết. Thành công của ông đã đem đến nhựa sống tươi
tốt, ươm mầm cho tâm hồn bao thế hệ. Khảo sát các tác phẩm của ông ta thấy

tràn đầy tinh thần nhân đạo, tình yêu thương thiết tha, bay bổng với cuộc sống.
Chính điều đó khiến cho tư tưởng và nghệ thuật của Victo Hugo trở thành

2
những hạt ngọc sáng cho văn chương dân tộc ông và có những giá trị phổ biến
cho văn chương nhân loại.
Thời gian cứ thế trôi qua để bào mòn tất cả, nhưng những giá trị trong sáng
tác của Victo Hugo dường như nằm ngoài quy luật nghiệt ngã đó, để bất tử
trong tình yêu của bạn đọc khắp năm châu. Hơn một trăm năm, kể từ ngày mất
của Hugo đã qua, đã có nhiều biến chuyển thời cuộc, số phận con người đã trở
nên tốt đẹp hơn, nhưng những vấn đề mà nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà tiểu thuyết
người Pháp thế kỉ XIX này đưa ra trong những sáng tác của mình, đặc biệt
trong Nhà thờ Đức bà Paris vẫn vẹn nguyên giá trị.
Nhà thờ Đức bà Paris là một viên ngọc sáng ngời trong kho tàng văn học
tiến bộ nhân loại. Phải chăng điều làm nên sức hấp dẫn kì lạ của cuốn tiểu
thuyết này là sự đa dạng của những hình tượng nhân vật mà nhà văn xây dựng.
Và trong số những nhân vật ấy, những viên ngọc ấy thì có lẽ Thằng gù nhà thờ
Đức bà Paris là viên ngọc sáng ngời, trong suốt nhất của tác phẩm.
Quasimodo là linh hồn của tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris, người đánh
chuông nghèo hèn, khổ sở, mê muội nhưng một khi tâm hồn được tình yêu thức
tỉnh thì lại có thể hi sinh tất cả cho hạnh phúc và cho người mình yêu. Tác giả
Đặng Thị Hạnh trong cuốn Chuyên luận tiểu thuyết Hugo đã hết sức ca ngợi
tâm hồn cùng tình yêu thần thánh của Quasimodo: “Đây là nhân vật trung tâm
của tác phẩm, hình tượng nhân vật Quasimodo xuyên suốt toàn bộ cuốn tiểu
thuyết Nhà thờ Đức bà Paris. Hầu hết, tất cả các biến cố, sự kiện với những nấc
thang cao trào đỉnh điểm đều có sự góp mặt của Quasimodo. Hay nói cách
khác, Quasimodo chính là nhân vật khởi đầu, đồng thời cũng là nhân vật viết
nên kết thúc cuối cùng của cuốn tiểu thuyết, vai trò, vị trí của nhân vật này
trong tác phẩm là vô cùng quan trọng, cần thiết” [15, 25].
Quasimodo là nhân vật khởi đầu cho một loạt hệ thống các hình tượng

nhân vật trung tâm khác mà đặc trưng của nhân vật này là: xuất thân nghèo khổ,
dung mạo xấu xí, tàn tật. Nhân vật này có sức khoẻ phi thường và đức hi sinh
cao cả. Đây chính là nhân vật tiểu thuyết được tác giả Victo Hugo đặc biệt dành
sức lực ngòi bút điêu luyện của mình để xây dựng. Qua đó, giúp tác giả truyền
tải nội dung tư tưởng cũng như những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Nhà thờ
Đức bà Paris.
Nói tóm lại, vị trí của Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris
là rất quan trọng. Quasimodo chính là một đại diện của con người thời trung cổ,
là biểu tượng về sự hi sinh cao thượng của quần chúng trong một cuộc cánh
mạng chống tôn giáo vĩ đại trong lịch sử nước Pháp.

3
Hơn nữa, nghiên cứu tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris, mà cụ thể ở đây là
nghiên cứu hình tượng nhân vật Quasimodo, sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta
trong việc khám phá tài năng nghệ thuật của tác giả, khám phá vẻ đẹp của cuốn
tiểu thuyết trên bình diện nội dung và nghệ thuật. Thông qua đó, tôi hi vọng sẽ
làm nổi bật được quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người cũng như tài
năng nghệ thuật của nhà văn Victo Hugo. Trên cơ sở đó, thấy được tư tưởng
cũng như thi pháp nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn.
Vì những lí do trên và tình yêu với tác phẩm, nhà văn và nhân vật, tôi đã
lựa chọn đề tài:“Hình tượng nhân vật Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ
Đức bà Paris của Victo Hugo” để nghiên cứu. Hi vọng sự thành công của đề tài
sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu các tác
phẩm khác của tác giả và trào lưu văn học lãng mạn.
2. Lịch sử vấn đề
Với những thành tựu chói lọi trên văn đàn thế giới, Victo Hugo cũng như
các tác phẩm của ông đã thu hút tâm trí của nhiều nhà phê bình nghiên cứu. Ở
Việt Nam, Victo Hugo trở thành một hiện tượng được nghiên cứu khá rộng rãi
và phổ biến.
Bằng tấm lòng ngưỡng mộ chân thành đối với tác giả Victo Hugo cũng

như tình yêu đối với văn chương Pháp, đã có rất nhiều các công trình nghiên
cứu về tác giả này. Victo Hugo không chỉ được nghiên cứu trong Giáo trình
văn học phương Tây (1997) (phần Victo Hugo, do Đặng Anh Đào viết), Victo
Hugo và tác phẩm Những người khốn khổ trong Văn học nước ngoài do Lê
Nguyên Cẩn viết (1998) với những nhận định của ông về phương diện nghệ
thuật, đó là:“Các điểm dừng không - thời gian trong cuộc hành trình hướng
thiện của Jean Valiean” [7, 37], mà còn được thể hiện qua các công trình mang
tính chất chuyên luận như Victo Hugo của Đặng Thị Hạnh (1971, 1975, 1978);
Victo Hugo của Phùng Văn Tửu (1978); Victo Hugo ở Việt Nam (công trình tập
thể do Viện văn học chủ trì - 1985). Ở đây, các tác giả đã đi sâu tìm hiểu về tác
giả Victo Hugo và khẳng định sự cần thiết của việc nghiên cứu về ông: “việc
tiếp nhận văn học nước ngoài, đặc biệt là văn học Pháp, trong đó có Victo
Hugo đã trở thành một nhu cầu cần thiết… những tri thức Việt Nam đã tiêu hoá
tất cả những cái đó theo cách riêng của họ và đưa đến một dòng máu mới” [33,
252] ; hoặc giới thiệu dưới hình thức chân dung như Victo Hugo - Bóng tối và
ánh sáng (Đặng Anh Đào), tác giả này đã có những đánh giá về Victo Hugo
như sau:“ Victo Hugo là cây đại thụ của chủ nghĩa lãng mạn Pháp đã toả bóng
gần khắp các thế kỉ trước” [9, 493]. Đặc biệt, trong số các công trình đã viết về

4
tác giả này phải kể đến cuốn chuyên luận Tiểu thuyết Hugo của tác giả Đặng
Thị Hạnh (1987, 2002), một chuyên luận mang tầm vóc khái quát lớn về nhiều
mặt và thực sự bổ ích cho những ai đang đặt chân vào con đường nghiên cứu
tác giả này ở Việt Nam. Trong chuyên luận này, Đặng Thị Hạnh đã cho ta thấy
được sức ảnh hưởng mạnh mẽ của V. Hugo đối với con người Việt Nam mọi
thời đại, đặc biệt là tình cảm của giới văn nghệ sĩ đối với Hugo. Nhà thơ Tế
Hanh đã tâm sự: “Gần đây, năm 1984, nhà xuất bản Văn học có đề nghị tôi
cộng tác làm một tuyển tập thơ Hugo, xuất bản trong năm 1985 để kỉ niệm
100 năm ngày mất của nhà thơ. Tôi do dự vì thấy thơ của Hugo đồ sộ quá mà
thời gian thì quá ít, nhưng suy nghĩ lại vì lòng quá yêu nhà đại thi hào, tôi lại

nhận lời. Tôi phải tuyển chọn những bài thơ đã dịch sẵn và mời nhiều nhà thơ
dịch tiếp.Thật là cảm động khi thấy hàng chục năm nay nhiều nhà thơ và nhà
nghiên cứu văn học Việt Nam đã cùng nhau dịch thơ Hugo theo từng tập một”
[15, 267].
Số lượng các bài nghiên cứu về tác gia này đặc biệt xuất hiện khá nhiều
trong khoảng từ 1985 trở lại đây. Trước hết, một số lượng lớn các bài nghiên
cứu từ các góc độ: tư tưởng chính trị xã hội, lý luận văn học - lý luận kịch; nhà
thơ; nhà tiểu thuyết, Victo Hugo và người Việt Nam được tập hợp lại trong công
trình Victo Hugo ở Việt Nam. Tiếp đến là Tạp chí Văn học số 6/2002 - NXB
Giáo dục - số đặc biệt kỉ niệm 200 năm sinh Victo Hugo, với nhiều bài nghiên
cứu cung cấp cho người đọc những cách nhìn mới về tác gia này. Đó là chưa kể
đến một số bài nghiên cứu về ông trong các thời kỳ trước đây như. Tất cả các
công trình nghiên cứu cùng các tạp chí văn học này đều thể hiện lòng cảm mến,
khâm phục của nhân dân Việt Nam đối với tác giả Victo Hugo: “Hugo đã đến
với những người đọc Việt Nam, đến tận cả những trường học miền núi xa xôi
hẻo lánh. Các nhân vật của Hugo thân thuộc và gần gũi hết sức đối với họ.
Điều kì diệu nào đã tạo nên được mối dây liên hệ vững chắc của V. Hugo với
độc giả như vậy? Phải chăng là ở tinh thần nhân đạo? Hay ở bút pháp trữ tình
toát ra từ mỗi trang tác phẩm của Hugo?Và phải chăng người đọc nhận được
từ mỗi dòng chữ mà nhà văn gửi gắm ở đó toàn bộ tâm hồn, tư tưởng của mình
những âm thanh đồng điệu? Chắc chắn là có tất cả những điều đó” [15, 268].
Với tư cách là một tác giả được ưa thích, Victo Hugo trở thành đề tài
nghiên cứu của nhiều luận án, luận văn các cấp. Tiêu biểu là luận án của Bửu
Nam về Thi pháp nhân vật trong tiểu thuyết của Victo Hugo, luận văn thạc sĩ
của Nguyễn Văn Hạnh Victo Hugo ở Việt Nam (1998) Hay trong cuốn Nghiên
cứu về Victo Hugo của Jean Massin với nhan đề Năm Victo Hugo(1985) đã tổng
kết:“Ông là nhà văn hơn ai hết bởi thiên tài mênh mông hiển nhiên của mình

5
đã khuất phục giới am hiểu văn chương (kể cả những nhà phê bình ác ý nhất),

và đồng thời sánh mình ngang tầm với hàng triệu con người bình thường từng
đến với tác phẩm của ông rất dễ dàng để rồi trái tim và trí tuệ họ khắc sâu hoài
ấn tượng từ đó”. Tuy nhiên, đó chỉ là những khía cạnh riêng trong nghệ thuật,
nó chưa có tính bao hàm được nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm
Nhà thờ Đức bà Paris của Victo Hugo.
Đối với cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris, các tác giả nghiên cứu văn
học cũng khá chú trọng trong việc tìm hiểu những đặc sắc về giá trị nội dung và
nghệ thuật của nó. Tác giả Đặng Thị Hạnh trong chuyên luận Tiểu thuyết Hugo
đã đi tìm những nét riêng trong sáng tác của Hugo. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra
những đánh giá khái quát về tác phẩm như :“Bắt đầu bằng tiểu thuyết Nhà thờ
Đức bà Paris và thử tiến hành một sự phân tích đơn giản (có thể chỉ gọi là
thống kê) theo chiều dọc của tác phẩm, căn cứ trên ba trục - kể chuyện - miêu
tả và ngoại đề - thì chúng ta có thể rút ra một số nhận xét về đặc trưng tổ chức
truyện kể cũng như đặc trưng đề tài và hình tượng trong tiểu thuyết của Hugo”
[15, 26]. Như vậy, chuyên luận đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về mặt thể loại và
kết cấu của truyện.
Ở bộ sách văn học phương Tây (3 tập) do nhóm tác giả Đặng Anh Đào -
Hoàng Nhân - Lương Duy Trang chủ biên đã nhấn mạnh giá trị lịch sử của cuốn
tiểu thuyết này và ảnh hưởng của nó đối với văn chương thế giới:“Cho tới nay,
dù trào lưu văn học lãng mạn đã qua, thời trung cổ của phương tây càng trở
nên xa xôi hơn bao giờ hết đối với độc giả nhiều nước, nhưng“Nhà thờ Đức bà
Paris” vẫn là một cuốn truyện được dịch và đọc nhiều trên thế giới với tất cả vẻ
ngây thơ, tươi mát và tình yêu con người tràn ngập trong đó” [10, 497].
Trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris, Quasimodo là nhân vật trung tâm
quan trọng nhất của tác phẩm. Hugo đã rất công phu trong việc xây dựng nên
hình tượng nhân vật Quasimodo.Thông qua đó, Victo Hugo gửi gắm thông điệp
về “triết lý tình thương” đến các thế hệ bạn đọc bằng một loạt các thủ pháp
nghệ thuật đặc sắc như: tương phản, ẩn dụ, ngoa dụ, so sánh, miêu tả trực tiếp
nội tâm nhân vật.
Trong cuốn giáo trình Văn học phương Tây do Đặng Anh Đào - Hoàng

Nhân - Lương Duy Trang chủ biên đã có đánh giá về nhân vật Quasimodo như
sau: “Quasimodo cũng là một loại đom đóm yêu một vì tinh tú” [9, 496]. Giáo
trình còn cho ta thấy mối tương đồng giữa nhân vật Quasimodo với nhân vật
Trương Chi trong truyện cổ tích Trầu cau của Việt Nam:“Chúng ta thấy phảng
phất bóng dáng của Trương Chi qua Quasimodo, và kết thúc câu chuyện, hình

6
ảnh mối tình mà cái chết cũng không thể chia rẽ - khi người ta muốn kéo bộ
xương của Quasimodo ra khỏi bộ xương mà y ôm hôn, thì nó vụn ra thành bụi -
vừa gần gũi với Torixtang và Izo, vừa gần gũi với kết thúc của Trương Chi và
Trầu cau” [10, 496].
Hay như trong cuốn Tiểu thuyết Hugo, tác giả Đặng Thị Hạnh cũng đã có
lời đánh giá về nhân vật Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris
như sau:“Hugo nhìn thấy ở phẩm chất bị che dấu của Quasimodo - một loại
nửa người bản năng và man rợ” - một lòng bác ái phù hợp với kinh Phúc âm và
ông đã chọn Quasimodo làm biểu tượng cho Nhà thờ Đức bà” [15, 37].
Hơn nữa Nhà thờ Đức bà Paris quả thực là kiệt tác của thể loại tiểu
thuyết vào thế kỷ XV. Với những giá trị mà cuốn tiểu thuyết đã đem lại thì
ảnh hưởng của nó đến văn đàn thi ca của nhân loại là không nhỏ. Ở nước ta
Nhà thờ Đức bà Paris là một trong những tác phẩm được yêu thích. Song để
nghiên cứu về hình tượng nhân vật Quasimodo thì đây là một đề tài còn tương
đối khá mới mẻ.
Như vậy từ trước tới nay đã có rất nhiều các công trình khác nhau nghiên
cứu tìm hiểu về tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris. Tuy nhiên, vấn đề hình tượng
nhân vật Quasimodo là một phương diện còn để ngỏ thôi thúc sự khám phá
kiếm tìm bởi những người yêu thích và khám phá văn chương. Vì vậy, tôi mạnh
dạn chọn đề tài nghiên cứu tên là:“Hình tượng nhân vật Quasimodo trong tiểu
thuyết Nhà thờ Đức bà Paris của Victo Hugo”.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp, trong đó chú trọng đến các

phương pháp sau đây:
3.1. Phương pháp thống kê:
Đây là phương pháp quan trọng, dựa vào những khảo sát cụ thể để chứng
minh cho những nhận định đánh giá.
3.2. Phương pháp so sánh đối chiếu:
- So sánh đồng đại: Đặt tác phẩm trong mối quan hệ với các tác phẩm
cùng thời.
- So sánh lịch đại: Đặt tác phẩm trong mối quan hệ với các tác phẩm
khác thời.
- So sánh đối chiếu nhân vật Quasimodo của tác giả Victo Hugo với các
nhân vật khác trong sáng tác của ông, đồng thời so sánh Quasimodo với các

7
nhân vật khác của các nhà văn khác. Qua đó chỉ ra được nét tương đồng và khác
biệt. Từ đây làm nổi bật hình tượng nhân vật Quasimodo.
3.3. Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng
thường xuyên trong quá trình nghiên cứu tác phẩm văn học. Tuy nhiên, có một
số nhân vật được phân tích tương đối hoàn chỉnh và toàn diện, một số nhân vật
chỉ được phân tích một mặt nào đó để làm sáng tỏ những nhận định, những
đánh giá xoay quanh nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả trong tác phẩm
“Nhà thờ Đức bà Paris”.
3.4. Phương pháp tổng hợp: Nhằm khái quát những vấn đề lí luận, khái
quát tổng hợp thành những nhận định, kết luận tổng quát về nghệ thuật xây
dựng nhân vật của Victo Hugo trong tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris.
4. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hình tượng nhân vật Quasimodo trong tiểu
thuyết Nhà thờ Đức bà Paris của Victo Hugo.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris của Victo
Hugo - NXB Văn học, 2004 của dịch giả Nhị Ca.
4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Khóa luận có nhiệm vụ làm sáng tỏ hình tượng

nhân vật Quasimodo trong Nhà thờ Đức bà Paris trên hai phương diện: đặc
trưng hình tượng và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
5. Đóng góp mới của khóa luận
Trên cơ sở tiếp thu những công trình nghiên cứu của những tác giả đi trước và
qua khảo sát đánh giá của bản thân, khóa luận sẽ đi tìm hiểu, khám phá hình tượng
nhân vật Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris.Từ đó khóa luận
bước đầu khám phá những nét đặc sắc cơ bản trong việc khắc hoạ hình tượng nhân
vật Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris của Victo Hugo.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận gồm 3 chương sau:
Chương 1. Giới thuyết chung.
Chương 2. Hình tượng nhân vật Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức
bà Paris của Victo Hugo.
Chương 3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Quasimodo trong tiểu
thuyết Nhà thờ Đức bà Paris của Victo Hugo.


8
CHƢƠNG 1. GIỚI THUYẾT CHUNG
Với tác phẩm này, Victo Hugo đã rất chú ý xây dựng hình tượng các nhân
vật, đặc biệt là nhân vật Quasimodo. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật
của ông trong tác phẩm này rất sắc sảo, độc đáo, qua đó giúp tác giả làm nổi bật
được tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Xuất phát từ đối tượng, nhiệm vụ của đề tài đã xác định trước đó, trong
chương một này, tôi sẽ trình bày khái quát một số vấn đề lí luận về nhân vật và
đi sâu tìm hiểu một số đặc điểm về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả Victo Hugo
cũng như tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris của ông. Những kiến thức đó sẽ là
nền tảng lí luận, văn học sử để triển khai cho các chương sau.
1.1. Nhân vật văn học
1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học

Nói đến nhân vật văn học là nói đến“con người được miêu tả, thể hiện
trong tác phẩm bằng phương tiện văn học” [23, 277].
Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con
người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện
bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ.
Nhân vật là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân
vật có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng, có khi được sử dụng như một
ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật
nào đó trong tác phẩm. Nhân vật là phương tiện khái quát tính cách số phận con
người (tính cách nhân vật là một hiện tượng xã hội lịch sử xuất hiện trong một
hiện thực khách quan), (trong câu chuyện thần thoại ). Qua đó, nhân vật dẫn dắt
ta đến với đời sống xã hội.
1.1.2. Vai trò, vị trí của nhân vật văn học
Nói một cách khái quát, nhân vật là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sự
miêu tả thế giới của văn học có được chiều sâu và tính hình tượng. Khi nhân
vật xuất hiện, cái gọi là “hiện thực cuộc sống” không còn tồn tại như một khái
niệm khô khan, trừu tượng nữa mà trở nên có hình khối rõ ràng, có đủ “ba
chiều” để mời gợi người đọc tưởng tượng, khám phá và suy ngẫm. Hơn thế,
nhân vật nhiều khi trở thành những chủ đề đối thoại thực sự có ý nghĩa về cuộc
đời và con người.
Đầu tiên, nhân vật có vai trò miêu tả và khái quát các loại tính cách xã hội.
Với vai trò, vị trí này, nhân vật chứng tỏ được ưu thế vô song của văn học trong

9
việc phản ánh bản chất của đời sống xã hội qua một hình tượng mang tính chất
kết tinh là tính cách.Trong đời sống, ta được tiếp xúc với rất nhiều loại tính
cách khác nhau. Đây chính là một hiện tượng thú vị của thực tế khách quan, đòi
hỏi được văn học nghiên cứu và thể hiện. Tìm hiểu các nhân vật văn học được
xây dựng một cách thành công, trước hết ta có cảm tưởng như vừa gặp lại
những con người của đời sống thực, rất rõ nét, sau nữa, ta nhận thấy nhiều mối

tương quan cơ bản và có tính lịch sử của thực tại được tái hiện sinh động trong
đó. Vì sao vậy? Vì phẩm chất riêng, nổi bật và bền vững của một con người là
sản phẩm của sự kết hợp theo quy luật nhất định vô số yếu tố vừa chủ quan, vừa
khách quan. Với nhân vật Hăm let (trong bi kịch Hăm let ), W. Shakespeare vừa
gợi cho ta niềm cảm phục một tính cách cao thượng đặc trưng của thời Phục
hưng, vừa giúp ta thấy được nhiều vấn đề lớn của chính thời đại đó, cảm nhận
được sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa nhân văn trong cuộc đối đầu với những
thế lực hắc ám tượng trưng cho một thời trung cổ đương qua. Với nhân vật
Grangđê (trong tiểu thuyết Eugenie Grandet ), H. de Balzac vừa tạo cho độc giả
thái độ căm ghét loại tính cách keo cú, bủn xỉn đặc trưng của giai cấp tư sản
(thời tích luỹ tư bản), vừa chứng minh một cách thuyết phục khả năng huỷ hoại
nhân tính khủng khiếp của đồng tiền trong xã hội Pháp thế kỷ XIX.
Nhà văn Nga - Xô viết K.A. Fedin từng hình dung nhân vật giống như
“một công cụ” hữu hiệu giúp người viết nhận ra bản chất của đời sống và giúp
độc giả thấu hiểu những quy luật sâu xa đang ngầm chi phối mọi đột biến của
lịch sử. Quả vậy, nếu không có một nhân vật mang tính chất đa diện của con
người thời Âu hoá và có số phận may mắn lạ lùng là Xuân Tóc Đỏ, làm sao Vũ
Trọng Phụng có thể thâu tóm thần tình đến vậy bản chất của cả một xã hội - xã
hội thực dân nửa phong kiến, mà ông định nghĩa bằng hai từ “chó đểu”.
Nhân vật còn có vai trò tương tự như một chiếc chìa khoá, giúp nhà văn
mở cánh cửa bước vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận những đề tài, chủ đề mới
mẻ. Theo một góc nhìn nào đó, có thể nói đề tài miền núi trong văn học cách
mạng Việt Nam sau 1945 đã “đẻ ra” một loại nhân vật mới trước đây ta chưa
từng gặp như Mị, A Phủ, ông Mong, Ính, Sạ…( trong truyện Tây Bắc của Tô
Hoài). Nhưng có thể nói ngược lại: chính những nhân vật nói trên đã tạo nên
tiền đề quan trọng giúp nhà văn đi vào khai phá đề tài cuộc sống của những dân
tộc vùng cao - một đề tài lớn còn ít được quan tâm, do vậy mà hứa hẹn nhiều
đóng góp có ý nghĩa.
Như đã trình bày ở trên, nhân vật là một hình tượng thẩm mĩ. Bởi vậy
không thể quên một vai trò khác của nhân vật đó là biểu hiện quan niệm nghệ


10
thuật của nhà văn về thế giới, con người. Dĩ nhiên, quan niệm nghệ thuật về thế
giới, con người của nhà văn không chỉ được biểu hiện qua nhân vật, mà qua
tổng gộp toàn bộ các yếu tố hợp thành tác phẩm hay một sự nghiệp sáng tác.
Nhưng phải thừa nhận rằng với các nhân vật cụ thể, thái độ đánh giá về các tính
cách, các vấn đề xã hội của nhà văn có được điều kiện bộc lộ tốt hơn, tập trung
hơn. Cần khẳng định thêm là dù nhân vật được xây dựng theo“mô hình xác
thực” hay theo“mô típ hư cấu”, phần chủ quan của người viết luôn chiếm tỉ
trọng lớn, và nó phải là yếu tố có tính thứ nhất mà ta cần quan tâm tới khi đi
phân tích một nhân vật văn học.
Vai trò, vị trí cuối cùng mà ta có thể nói tới của nhân vật chính là tạo nên
mối liên kết giữa các sự kiện trong tác phẩm và cái vẫn thường được gọi là cốt
truyện. Một phần lớn nhờ nhân vật mà kết cấu nhiều tác phẩm đạt được sự thống
nhất, hoàn chỉnh chặt chẽ và nhiều tiềm năng biểu đạt của các phương tiện ngôn
từ được phát lộ, để rồi tự chúng trở thành những phương tiện nghệ thuật độc lập,
có thể được nghiên cứu riêng như một đối tượng thẩm mĩ chuyên biệt.
1.2. Nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn
1.2.1. Chủ nghĩa lãng mạn
Theo Từ điển Thuật ngữ văn học vào thế kỉ XVIII thì từ “lãng mạn” vốn
được dùng để chỉ tất cả những cái gì hoang đường, kì lạ khác thường chỉ thấy
có ở trong sách chứ không có trong hiện thực.
Vào khoảng giữa thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX, chủ nghĩa lãng mạn
trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một khuynh hướng văn học mới đối lập với
chủ nghĩa cổ điển.
Chủ nghĩa lãng mạn là một trong những trào lưu văn hoá lớn nhất của Âu -
Mĩ vào cuối thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX, có ảnh hưởng và ý nghĩa lớn
đối với sự phát triển văn hoá toàn thế giới. Tiền đề tư tưởng - xã hội cơ bản của
nó là sự thất vọng đối với kết quả của cuộc cách mạng Pháp 1789 và đối với
nền văn minh tư sản nói chung. Sự bất bình với lối sống tư sản, sự chống lại cái

dung tục, tầm thường, không tình nghĩa và thói ích kỉ của những quan hệ tư sản
đã sớm được thể hiện trong chủ nghĩa tình cảm và tiền lãng mạn đến các nhà
văn sáng tạo theo chủ nghĩa lãng mạn càng trở nên đặc biệt gay gắt.
Bác bỏ cuộc sống tầm thường của xã hội văn minh tư sản, các nhà lãng
mạn chủ nghĩa hướng về một thế giới khác thường mà họ tìm thấy trong các
truyền thuyết và sáng tác dân gian, trong các thời đại lịch sử đã qua, trong
những bức tranh kỳ diệu của thiên nhiên, trong đời sống sinh hoạt tập quán của

11
các dân tộc và đất nước xa xôi. Họ đem những ước vọng cao cả và những biểu
hiện cao nhất của đời sống tinh thần như nghệ thuật, tôn giáo, triết học, đối lập
với thực tiễn vật chất tầm thường.
Theo Từ điển Thuật ngữ Văn học, những nét tiêu biểu nhất trong mô hình
thế giới của các nhà văn sáng tác theo chủ nghĩa lãng mạn là:“một cá nhân cô
đơn xung đột với môi trường xung quanh, một khát vọng tự do cá nhân vô hạn
tách biệt hoàn toàn với xã hội, dẫn tới sự thích thú với những tình cảm mạnh
mẽ, những tương phản gay gắt, những vận động bí ẩn, tối tăm của tâm hồn”
[14, 74]. Đó còn là vai trò to lớn của cái trực giác, vô thức. Đồng thời là sự ý
thức đầy đủ về vai trò của cá tính sáng tạo, của nghệ sĩ đối lập với sự “bắt
chước tự nhiên” của chủ nghĩa cổ điển. Chủ nghĩa lãng mạn cho rằng nghệ sĩ
có quyền cải biến thế giới hiện thực bằng cách tạo ra cho mình một thế giới
riêng đẹp hơn, chân thực hơn và vì thế hiện thực hơn. Nó thích sự tưởng tượng
phóng khoáng và bác bỏ tính quy phạm trong mĩ học và sự quy định có tính
chất duy lí trong nghệ thuật. Chủ nghĩa lãng mạn đòi hỏi tính lịch sử và tính dân
tộc của nghệ thuật với ý nghĩa chủ yếu là tái hiện lại màu sắc địa phương và
thời đại.
Tùy theo thái độ phản ứng lại đối với thực tại đời sống và cách tìm lối
thoát của các nghệ sĩ, người ta chia chủ nghĩa lãng mạn thành các khuynh
hướng khác nhau.
Thứ nhất, khuynh hướng tiêu cực với thái độ bi quan thực tại, tình cảm

chán chường và hoài niệm quá khứ. Các đại diện xuất sắc của khuynh hướng
này là: Satobriang, Lamactin, A.Vinhi.
Thứ hai, khuynh hướng tích cực tràn trề niềm tin vào thực tại và tương lai,
lạc quan về nhân dân và khả năng sáng tạo đời sống. Tiêu biểu cho khuynh
hướng này là V.Hugo, A. Muytxê, G. Xăng. Họ nuôi dưỡng cho người đọc hoài
vọng với lí tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, gợi ra một thế giới tốt đẹp mà mọi
người đều sống trong sự hoà hợp vì tình yêu thương.
Đối với từng tác phẩm cụ thể và đôi khi cả từng tác giả, việc tách bạch
thành hai khuynh hướng như trên là không đơn giản. Trong đánh giá, cũng cần
tránh xu hướng khắt khe, máy móc. Chủ nghĩa lãng mạn đã có công sáng tạo ra
các thể loại văn học mới như: tiểu thuyết lịch sử, kịch lịch sử, truyện viễn
tưởng, trường ca trữ tình - sử thi, đặc biệt là đã đưa thơ trữ tình phát triển đến
độ rực rỡ chưa từng thấy. Đồng thời, nó cũng đã có những cải cách đáng kể trên
lĩnh vực sân khấu.


12
1.2.2. Nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn
Nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn thường là kiểu nhân vật chức năng, tức là
mang các đặc điểm, phẩm chất cố định, thường không thay đổi từ đầu đến cuối.
Nhân vật có chức năng thực hiện một số nhiệm vụ nhất định nhưng không có
đời sống nội tâm, do đó cũng không có sự phát triển đời sống nội tâm. Nhân vật
lãng mạn thường là các biểu tượng, thường mang tính chất nguyên phiến.
Con người lí tưởng của chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực thoát li thực tế, quay
về với quá khứ, hoặc đi vào ảo mộng hoặc thu mình trong cái tôi nhỏ bé.
Trong Tôi học viết như thế nào? M. Gorki nói:“Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực
tìm cách làm cho con người thoả hiệp với thực tại bằng cách tô vẽ thực tại,
hay là trốn tránh thực tại để đi sâu vào thế giới nội tâm với những tư tưởng về
những bí ẩn thiên định của cuộc đời, về ái tình và cái chết” [22, 512]. Nhân
vật trung tâm của Lamactin ca ngợi cái chết, mà nếu sống thì với một tâm

trạng cô đơn não nuột:
… “Khi lá rừng xa rời về đồng cỏ
Để gió chiều hôm cuốn vội thung sâu
Và thân tôi như tấm lá úa màu
Gió hỡi gió cuốn ta đi cùng lá”
(Trầm tư đầu tiên: “Hiu quạnh”)
Nhân vật Role trong tác phẩm cùng tên của Satobriang bỏ tổ quốc Pháp ra
đi sinh sống với người da đỏ Châu Mĩ, không phải chỉ là câu chuyện di chuyển
về không gian mà còn là việc quay ngược lại thời gian - từ bỏ văn minh Châu
Âu quay về sống với những bộ tộc bản khai. Điều đó thể hiện lí tưởng xã hội -
thẩm mĩ thoát li hiện thực của chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực. Role phải ra đi như
vậy có phần vì mối tình oan trái với người chị gái - một mối tình vô vọng,
người chị phải đi vào nhà tu kín. Song chỉ có thế thì bỏ nhà ra đi, nhưng sở dĩ
Role không chỉ từ bỏ gia đình, mà từ bỏ luôn Tổ quốc bởi vì nước Pháp sau
cách mạng không còn là Tổ quốc của những chàng thanh niên quý tộc như Role
nữa. Điều này thể hiện đúng nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa lãng mạn tiêu
cực ở Pháp, đó là sự phản ứng chống lại Đại cách mạng tư sản Pháp. Role chán
chường buồn bất lực, cô liêu với một trạng thái tâm hồn mông lung, ảo não. Đó
là cái tình điệu chung của các nhân vật lãng mạn tiêu cực. Nếu nhân vật hành
động tranh đấu thì cũng vì mục đích củng cố quyền lợi của bọn phong kiến quý
tộc thoái hoá, như trường hợp của anh chàng quý tộc trẻ tuổi trong tác phẩm
Xanh Mác của Vinhi: “đó là một tên quý tộc trẻ tuổi cầm đầu một vụ âm mưu

13
chống giáo chủ Risolio mà tác giả miêu tả là một kẻ biện hộ cho chế độ chuyên
chế” (Abramovich).
Cũng trong bài Tôi học viết như thế nào?, M. Gorki cho rằng:“chủ nghĩa
lãng mạn tích cực tăng cường ý chí con người đối với cuộc sống, thức tỉnh lòng
bất phục tùng đối với thực tại, đối với mọi đè nén, áp bức” [23, 513].
Nói chung, nhân vật trung tâm của chủ nghĩa lãng mạn tích cực là những

con người phản kháng, những chiến sĩ đấu tranh đòi giải phóng nhân loại bị áp
bức, hướng về một tương lai tốt đẹp nhưng còn mơ hồ, theo đuổi một lí tưởng
tích cực mặc dù rất không tưởng. GiăngVangiăng trong Những người khốn khổ
của Victo Hugo với tất cả những nét riêng của nó có tính chất tiêu biểu cho
những nhân vật lãng mạn tích cực, tượng trưng cho lí tưởng “lấy điều thiện để
chống lại điều ác”. Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng, qua
nhân vật GiăngVangiăng, V.Hugo muốn nêu lên rằng việc tu dưỡng đạo đức
lòng thương yêu con người có thể cải tạo được xã hội.
Đặc trưng của nhân vật lãng mạn trong tiểu thuyết V.Hugo là họ đều là
những con người cô độc, họ cũng là nạn nhân của xã hội chỉ sản sinh ra những
nạn nhân ấy. Nhưng, họ biết san sẻ mình cho lí tưởng, cho lòng nhân từ mà tác
giả đã nhận được trong cuộc đời. Họ là những người làm nhiệm vụ của đạo đức,
là người phát ngôn cho lý tưởng “sống là yêu thương” mà Victo Hugo suốt đời
theo đuổi.
1.3. Tác giả Victo Hugo
1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
Victo Hugo (1802 - 1885) là nhà văn lãng mạn tiến bộ ưu tú của nước
Pháp. Người mẹ của Victo Hugo có tư tưởng bảo hoàng song không phải do
một ý thức hệ sâu xa gì trong cội rễ cũng như ảnh hưởng. Bố của Hugo là một
vị tướng của Napoleong và tước vị cũng là do Đế chế I ban phát chứ không phải
do nguồn gốc quý tộc nhà nòi.
Nhìn chung, sự nghiệp sáng tác của Victo Hugo vừa phong phú về thể loại,
vừa trác tuyệt về chất lượng. Trong hơn 60 năm sáng tác, ông đã để lại hơn 20
vở kịch, 10 tiểu thuyết lớn và truyện vừa, 15 tập thơ gồm 153873 câu thơ, hàng
trăm bài chính luận, lí luận văn chương, hàng nghìn bức thư tình là những áng
văn hay và 3000 bức tranh nổi tiếng.
Sự phong phú về sáng tác của Hugo bắt nguồn từ mối liên hệ của ông với
đời sống nhân dân, sự tham gia trực tiếp vào các phong trào chính trị và văn hoá
tiến bộ. Bước vào văn đàn lúc 17 tuổi, với cuộc sống kéo dài trong hơn 80 năm


14
đầy ắp những biến cố sôi động, Hugo đã có mãnh lực thu hút áp đảo độc giả
trên nhiều lĩnh vực khác nhau của văn chương nghệ thuật và một cường độ sáng
tạo hiếm hoi trong lịch sử văn học xưa nay.
Ngoài ra, Victo Hugo còn có rất nhiều các tác phẩm có giá trị khác như:
Những người khốn khổ, Nhà thờ Đức bà Paris. Trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức
bà Paris, Hugo đã ca ngợi tình thương yêu của những con người bình thường.
Tác phẩm lớn Những người khốn khổ miêu tả những cảnh đau lòng dưới đáy xã
hội Pháp với cả chiều rộng và chiều sâu. V. Hugo hi vọng giải quyết ba vấn đề:
Sự sa đoạ của đàn ông vì bán sức lao động, sự truỵ lạc của đàn bà vì đói khát,
sự cằn cỗi của trẻ thơ vì tối tăm… Những con người bị vùi dập hiện ra trong tác
phẩm với tất cả vẻ đẹp cao cả. V. Hugo tin rằng lòng yêu thương tuyệt đối có
khả năng tiêu diệt điều ác và mang lại hạnh phúc trong tương lai cho số phận
những con người khốn khổ. Những rung động đầy chất thơ được nâng lên sự
suy tưởng có tính chất triết lý đó giải quyết vấn đề xoá bỏ nỗi đau khổ của nhân
loại trong thời kì hiện đại.
V. Hugo mất ngày 25/5/1885. Nhân dân Pháp đã thực hiện tâm nguyện
cuối cùng trong bản di chúc của Victo Hugo, tiễn đưa ông đến nơi an nghỉ cuối
cùng “trong chiếc quan tài của kẻ khó”. Thi hài ông được đưa vào viện
Pantheon. Victo Hugo là một trong những thiên tài văn chương hiếm hoi của
Pháp và của thế giới, là tấm gương tranh đấu không biết mệt mỏi cho nền tự do,
dân chủ của nhân loại tiến bộ.
Nhìn chung, Victo Hugo là nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị lớn của nước
Pháp. Sự rộng lượng trong tư tưởng của ông, sự ân cần trong cách diễn tả đã
làm rung động tâm hồn người đọc. Ông là một nhà thơ bình dân, đã viết văn và
làm thơ với đặc tính giản dị nhưng bao hàm bên trong sức mạnh, đề cập cả niềm
vui, nỗi buồn nhiều người. Di sản văn học mà ông để lại có giá trị về nhiều mặt,
mà nổi bật lên là giá trị nhân đạo lớn lao. Với những gì đóng góp cho dân tộc và
nhân loại, Hugo xứng đáng với danh hiệu“lương tâm của các danh hiệu”. Nói
đến Hugo là người ta nói đến chủ nghĩa nhân đạo, tấm lòng thương yêu của ông

đối với những người lao động nghèo đói, bị áp bức. Dù nhân loại có tiến bộ đến
chừng nào đi chăng nữa thì chủ nghĩa nhân đạo của ông vẫn rất cần thiết cho
mọi thời đại. Nó làm cho con người xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn trong sự
hoà nhập nền văn hoá toàn cầu.
1.3.2. Quan niệm nghệ thuật về thế giới con người của Victo Hugo
Người ta thường gọi Hugo là “Con người đại dương” bởi sự vĩ đại của tư
tưởng và sự mênh mông của tình cảm của ông đối với nhân dân và nhân loại,

15
bởi sự nghiệp đồ sộ của ông bao hàm mọi thể loại văn học và phi văn học, bởi
sự đa dạng của những tài năng của ông in dấu ấn trong mọi lĩnh vực hơn hai thế
kỉ qua trong nền văn học và văn hoá Pháp. Đến độ có nhà nghiên cứu cho rằng:
“Tất cả những vấn đề lớn của nhân loại đều hàm chứa trong các tác phẩm của
V.Hugo như tất cả được lồng vào tất cả”…[6, 70].
Hugo đã bộc bạch: “Tôi ưa thích đôi điều ở tất cả mọi sự, hơn là tất cả
mọi sự ở đôi điều”( Truyền kỳ các thế kỷ, đoạn viết năm 1860), ý của ông muốn
diễn tả qua các phương thức tương phản và chơi chữ ở đây là sự quan tâm có
tính chất bách khoa của ông, sự chú tâm hiếu kì của ông đối với tất cả mọi lĩnh
vực của cuộc sống, vũ trụ, con người hơn là chỉ đào sâu đến cùng tận, đến tất cả
một vài điều. Hoặc ông còn viết:“Thơ phải đi hẳn vào đáy sâu của cuộc sống,
công tác với nó, lấy ở nó động lực của sự tồn tại” [6, 75].
Tuy nhiên, sự vĩ đại đó còn có ở chỗ cảm quan nghệ thuật về con người
của ông gắn chặt với sự tiến bộ và nhân dân: “Tiến bộ là sợi chỉ. Sợi chỉ lớn lao
bí ẩn xuyên suốt đường đi lắt léo như mê cung của nhân loại”, hay“Nghệ thuật
là ánh sáng đất trời rạng ngời trên vầng trán nhân dân, như ngàn sao lấp lánh
trên trán Người, thượng đế, nghệ thuật - người biến nhân dân nô lệ thành tự do,
người biến nhân dân tự do thành vĩ đại”(trong Nghệ thuật với nhân dân
7/11/1851), “Những ai suy tưởng là kẻ chiến đấu” [6, 90]. Nhà thơ là người
chiến đấu chống bất công áp bức: “Ta sẽ đến ngời ngời ánh sáng, với công lí
trong lòng, roi ở trong tay, quất tung những lời thơ uất hận” [6, 91].

Dostoievski là người hiểu tư tưởng nghệ thuật của Hugo một cách sâu sắc khi
ông viết:“Tư tưởng của Victo Hugo là tư tưởng cơ bản của toàn bộ nghệ thuật
thế kỉ XIX và ông là người đầu tiên phát ngôn cho tư tưởng đó … định thức của
tư tưởng đó là: phục sinh con người đã chết, đã bị đè bẹp hết sức bất công dưới
ách áp bức của hoàn cảnh xã hội, của tình trạng trì trệ bao thế kỉ và những
định kiến xã hội” [6, 525].
Hugo luôn gắn liền nhân dân với lịch sử, tin tưởng nhân dân trên con
đường phát triển lịch sử. Đả kích kẻ thù, tin tưởng nhân dân, Hugo mơ ước một
tương lai xán lạn lúc mà“ nhân dân ra khỏi vực thẳm, vượt qua sa mạc ảm
đạm”. Chính lòng yêu thương nhân dân, lòng căm thù giặc sâu sắc đã bồi
dưỡng cho ngòi bút Hugo thêm sức mạnh chiến đấu.
Nói tóm lại, quan điểm về thế giới con người của Victo Hugo luôn gắn liền
với tự do, dân chủ, hoà bình và tiến bộ. Ông mơ ước tất cả loài người sẽ được
sống trong một thế giới tươi đẹp, hạnh phúc, loài người sẽ không phải đối mặt
với những bất công ngang trái, dẫm đạp. Con người sẽ không còn bị tha hoá,

16
lưu manh, dị dạng và tật nguyền. Quan điểm đó cho thấy một Hugo rất lãng
mạn, rất văn minh nhưng cũng tràn đầy tình yêu thương nhân loại sâu sắc.
1.3.3. Những đóng góp của Victo Hugo đối với chủ nghĩa lãng mạn văn
học Pháp
Thực ra, khi nói đến kịch của Hugo là nói đến thơ, bởi đa số các vở
kịch đều viết bằng thơ. Đây là đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa lãng mạn: thơ là
thể loại có thể tự bộc lộ đầy đủ nhất. Nêú Hugo ít được biết ở nước ngoài qua
thơ, đó là do việc dịch thuật thơ bị vướng phải hàng rào ngôn ngữ hơn các thể
loại khác.
Là nhà thơ lãng mạn điển hình, thơ Hugo: “Là cái gì riêng tư nhất”, đúng
như ông đã nói. Song cũng hiếm nhà lãng mạn đã hoà được cái riêng tư, cái tôi
vào “Người khác” như Hugo. Dù có thời kì khủng hoảng, thăng trầm, ông vẫn
vượt ra được khỏi cái tôi chật hẹp, và điều đó khiến ông là nhà thơ lãng mạn

duy nhất đã mang hơi thở anh hùng ca vào thơ. Nói đến tính chất anh hùng ca,
là phải tính đến trường độ của thơ: “Thơ của Hugo, áng thi ca vĩ đại duy nhất ở
Pháp thay vì cô đúc trong những sự bộc lộ ngắn ngủi và hiếm hoi, thì thơ ông
lại tuôn ra trong khoảng rộng thoải mái và tráng lệ” [5, 483].
Thơ của Hugo có cống hiến đáng kể cho dòng văn học lãng mạn của Pháp
bởi sự kết hợp của ý thơ sôi sục, chan hoà với những dòng thơ êm ái, trữ tình.
Từ sau khi bị lưu đày, thơ trữ tình của ông có thêm chiều sâu tư tưởng, nhưng
điều khiến thơ trữ tình của ông ngày nay chưa già đi, chính là chiều sâu triết lý,
nó phù hợp với nhu cầu trí tuệ của lớp độc giả sau này.
Vai trò vị trí và sự ảnh hưởng của thơ Hugo không chỉ bao trùm thế kỷ văn
học Pháp, mà còn bao trùm văn học thế kỉ toàn thế giới. Cho đến những giây
phút cuối đời và cho đến thế kỷ XX, hình ảnh của Hugo vẫn là một hình tượng
kì vĩ, sánh ngang tầm với những huyền thoại ông từng tạo ra không bao giờ cạn
niềm khát khao sáng tạo:
“Miệng muốn uống chút nước kia đang thoát chảy” [17, 60].
Đúng vậy, đối với Victo Hugo niềm say mê, nỗi khát khao sáng tạo nghệ
thuật là vô tận. Nó là nguồn cảm hứng, đồng thời là món ăn tinh thần không bao
giờ có thể thiếu được trong cuộc đời của ông.
Là một nhà lãng mạn, Hugo lại được coi là đã có nhiều sáng tạo độc đáo ở
lĩnh vực văn xuôi - đặc biệt là tiểu thuyết - chẳng kém gì trên lĩnh vực thơ. Hơn
thế nữa, bộ phận này còn như một sự bổ sung, thể hiện được những dự định
sáng tạo táo bạo, mới mẻ và thầm kín nhất mà Hugo chưa thể cho vào thể loại

17
thơ. Bởi thế, ngày nay người ta coi bộ phận này như một tựa đề soi sáng toàn bộ
sáng tạo của Hugo. Nhất là tiểu thuyết, từ sau 1843, khi trên lĩnh vực kịch có
những thể nghiệm - nhất là trước công chúng - cho Hugo thấy rằng sân khấu
chẳng thể là mảnh đất tự do có thể đồng thời chung sống cái thực và cái mộng,
quá khứ và hiện tại, cái lịch sử và cái riêng tư, Hugo quay hẳn sang tiểu thuyết,
nơi ông thấy có thể thực hiện được tối đa “điều không thể có”.

Việc nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết Victo Hugo đã phần nào cho chúng
ta thấy những đóng góp của ông đối với thể loại này. Cho dù sử dụng hình thức
nào: tiểu thuyết đen, tiểu thuyết lịch sử hay luận đề hay phối hợp chúng lại
trong một tác phẩm duy nhất thì tiểu thuyết của Victo Hugo vẫn thuộc loại tiểu
thuyết truyền thống của thế kỉ XIX. Trong các tác phẩm của V.Hugo đã hàm
chứa những yếu tố nghệ thuật của thế kỉ XX, đó là độc thoại nội tâm trong Ngày
cuối cùng, đó là xu hướng thực tại hoá lịch sử được miêu tả, đó là sự biến dạng
nhân vật trong Nhà thờ Đức bà Paris. Đó còn là tính nhân đạo của những vấn
đề được đề cập và lí giải trong tác phẩm Những người khốn khổ của ông.
Cái vĩ đại mà Victo Hugo đã làm được trong cả cuộc đời sáng tạo nghệ
thuật của ông đó chính là việc ông đã trở thành hiện thân sáng tạo nghệ thuật
của một thế kỉ vốn đa tài đa dạng với nhiều tài năng xuất chúng, là đại diện lớn
tiêu biểu và trọn vẹn của chủ nghĩa lãng mạn Pháp và của cả Châu Âu. Di sản
văn học của Victo Hugo có giá trị nhiều mặt mà nổi bật lên là giá trị nhân đạo
lớn lao. Bằng tình thương của lẽ thiện và của cái cao cả, những độc giả của ông,
dù mang quốc tịch nào, dù thuộc màu da chủng tộc nào, dù thuộc tôn giáo nào
thì cũng sẽ dễ dàng xích lại gần nhau trong một sự hoà hợp mang tính quốc tế,
góp phần hiểu nhau hơn trong sự hoà nhập các nền văn hoá toàn cầu.
1.4. Tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris
Với tư cách là “chủ soái của chủ nghĩa lãng mạn, cây sồi già xanh ngắt”
[8, 255], Victo Hugo đã có những sáng tạo tuyệt vời vượt qua sự truy bức của
giới hạn thời gian, vượt qua những hạn chế của tư tưởng thời đại và cả những
đặc điểm về mặt hình thức của phương pháp sáng tác lãng mạn chủ nghĩa mang
tính lịch sử cụ thể đương thời. Tác phẩm của Hugo có sức vang động mãi mãi
tới tâm can người đọc, đánh thức lương tri nhân loại bằng những hồi chuông
cảnh tỉnh mạnh mẽ, vào tận những ngõ ngách sâu kín nhất của lòng người. Nhà
thờ Đức bà Paris có những chiều sâu tư tưởng hết sức độc đáo. Nhà sử học
Giuyn Misole đã nhận xét: “Cạnh ngôi nhà thờ lớn cổ kính, Victo Hugo xây
dựng một toà nhà thờ lớn khác bằng thi ca, cũng vững chắc như nền móng,
cũng ngất cao như dãy tháp của toà nhà thờ nọ” [6, 54].


18
Về giá trị nội dung, trước hết với những ấn tượng lãng mạn Nhà thờ Đức
bà Paris của Victo Hugo đã mô tả quá khứ trong tình thế nhân dân chống đối
phong kiến, tăng lữ. Cuốn tiểu thuyết đã lên án cuộc sống giả dối, những dục
vọng xấu xa của tên thày tu, mặt khác ca ngợi những khát vọng chân chính,
lòng nhân đạo, tình yêu thương của những con người bình thường: cô vũ nữ
Esmerada và anh chàng kéo chuông Quasimodo. Hugo đã gợi lên ý nghĩa chiến
đấu của những sự biến đổi trong thời cuộc, trong sâu thẳm tâm hồn những
người dân Paris lúc bấy giờ.
Tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris đã thể hiện được sự vươn đến một tầm
cao triết lý, qua cách mô tả một định mệnh đã dẫn các nhân vật gắn liền với
ngôi nhà thờ này cho đến chỗ chết, chỗ huỷ diệt. Chính cảm hứng bi quan này
đã đem đến cho tác phẩm vẻ lớn lao và hoang dại.
Cuốn tiểu thuyết trước hết đã phục hồi thật kì diệu đô thành Paris cổ vào
cuối thế kỉ XV, một phục hồi dựa trên các tài liệu sinh động và khảo cổ học
hiện nay coi như sai lầm, nhưng trên hết nó dựa vào óc tưởng tượng màu
nhiệm, phóng khoáng của tác giả tạo rung động hoài cổ cho cả một thế hệ. Toà
nhà thờ lớn đứng sừng sững giữa tác phẩm như một người khổng lồ bằng đá,
hoà trộn linh hồn ít nhiều huyền bí với linh hồn các nhân vật khác.
Năm 1835, Têophin Gôhie, một đệ tử cuồng nhiệt của chủ nghĩa lãng mạn,
sau này trở thành một tên tuổi của dòng Thi sơn, nói về nhà thờ Đức bà:“Cuốn
tiểu thuyết này là một thiên anh hùng ca Iliat thực sự, ngay từ bây giờ nó đã
thành một tác phẩm kinh điển” [17, 76].
Về mặt nghệ thuật, với cấu loại thể đặc biệt, Victo Hugo đã dựng nên bức
tranh đồ sộ, hoành tráng về cuộc sống, con người thời trung cổ bằng môt hệ
thống ngôn từ tài hoa, nhiều tầng bậc. Ở Nhà thờ Đức bà Paris, Hugo đã làm
một phép cộng gộp tài tình những đỉnh cao nghệ thuật nhân loại. Đó là Homero
trong Scott, kịch tính thiên tài Shakespeare, những đoạn trào lộng, hóm hỉnh
của Voltaire và Rabelais. Những nét đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút lãng mạn

đỉnh cao này đã làm cho Nhà thờ Đức bà Paris có một nội dung tư tưởng hết
sức phong phú với những chiều kích vươn đến vô tận.
Ngoài ra, trong tiểu thuyết này, V.Hugo còn kết hợp sử dụng triệt để biện
pháp nghệ thuật ẩn dụ, ngoa dụ, đặc biệt là biện pháp nghệ thuật tương phản.
Thể hiện rõ nét nhất chính là sự tương phản, đối lập giữa nhân vật Quasimodo
và phó giám mục C. Frollo. Qua đó, giúp tác giả nhấn mạnh và khắc hoạ rõ nét
hơn những phẩm chất cao đẹp ẩn sâu bên trong tâm hồn Quasimodo. Việc sử
dụng nghệ thuật tương phản là một đặc trưng trong thủ pháp tiểu thuyết Hugo,

19
nhằm làm nổi bật cái cao cả, cái nhân phẩm tuyệt vời bị che lấp ẩn náu trong
bản thân những con người bị xã hội bất công tước đoạt quyền sống làm cho họ
bị tha hoá, trở nên xấu xí, thô kệch.
* Tiểu kết:
Victo Hugo là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học Pháp nói
riêng và của toàn nhân loại thế kỉ XVIII nói chung. Ông xứng đáng là “chủ soái
của chủ nghĩa lãng mạn”, nghệ thuật đối với Victo Hugo là sự sáng tạo và
vươn tới lí tưởng cao đẹp, cuộc sống cao đẹp cho con người. Hình tượng con
người trong các sáng tác của Hugo là những nhân vật luôn khát khao vươn tới
hạnh phúc. Con người mà Hugo vươn tới là vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách với thế
giới tính cách vô cùng phong phú và đa dạng. Chính điều ấy là nền tảng giúp
cho các tác phẩm của ông luôn luôn có sức sống mãnh liệt trong lòng bạn đọc
mọi thế hệ.




















20
CHƢƠNG 2. HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT QUASIMODO TRONG
TIỂU THUYẾT NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS CỦA VICTO HUGO

Trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris, chúng ta thấy nổi bật lên hình
tượng nhân vật Quasimodo. Nhân vật này có nhân cách vô cùng cao thượng
cùng một trái tim giàu lòng yêu thương con người, mặc dù vẻ ngoài của nhân
vật này xấu xí, thô kệch. Bởi vậy, Quasimodo đã được Victo Hugo lựa chọn là
nhân vật sẽ gián tiếp thay thế tác giả gửi gắm thông điệp về con người và cuộc
đời đến bạn đọc.
Qua việc khảo sát tập truyện trên, chúng tôi nhận thấy hình tượng
Quasimodo được tác giả Victo Hugo tập trung biểu hiện ở những phương diện
sau: hình hài bất thành nhân dạng, công cụ nô dịch của tôn giáo, sự thức tỉnh -
hiện thân cho công lí nhân dân, một trái tim, một tâm hồn cao thượng.
2.1. Hình hài “bất thành nhân dạng”
Trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris, hình hài của Quasimodo được
Victo Hugo xây dựng nên bằng những nét vẽ gồ ghề, xấu xí. Có thể nói đó là
một hình hài “bất thành nhân dạng”. Vẻ ngoài khủng khiếp đó của Quasimodo

khiến mọi người sợ hãi, họ thấy Quasimodo giống như một con quái vật. Chắc
hẳn sẽ có không ít độc giả cho rằng Victo Hugo đã quá lạnh lùng với nhân vật
Quasimodo khi mà chính ông đã nhào nặn nên hình hài của hắn bằng những
ngôn từ vô cùng thô thiển, kinh dị. Dưới ngòi bút của Hugo, Quasimodo hiện
lên với vẻ ngoài xấu tới mức thậm tệ, xấu từ đầu đến chân, tay, lưng, mắt. Có lẽ
trong số vô vàn những pho tượng nhân vật văn học được đúc tạc từ trước tới
nay thì nhân vật Quasimodo của Victo Hugo là xấu nhất.
Trong Quyển 1, chương V của cuốn tiểu thuyết với nhan đề:“Quasimodo”,
tác giả Victo Hugo đã vẽ ra trước mắt bạn đọc một bản thể Quasimodo xấu xí
với đủ mọi tật nguyền. Trong xã hội Pháp lúc bấy giờ, cụ thể là nhân dân thành
phố Paris cổ kính, không có ai muốn tới gần Quasimodo, chẳng có ai thèm giao
tiếp, họ tỏ thái độ xa lánh ruồng bỏ đối với Quasimodo. Họ hoàn toàn không
thừa nhận Quasimodo với tư cách là một con người. Chúng ta hãy cùng quay
trở lại những trang văn của Victo Hugo và xem những người có mặt trong gian
đại sảnh của toà pháp đình đã nhìn Quasimodo bằng con mắt như thế nào?
Đầu tiên là những lời miêu tả của chính tác giả Victo Hugo về nhân vật của
mình: “Chúng tôi không định giúp độc giả có một ý niệm về cái mũi bè bè
thành ba mặt tam giác, cái mồm vành móng ngựa, con mắt trái ti hí che lấp bởi

×