Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

đề xuất biện pháp hướng dẫn học sinh trường thpt sông mã - sơn la cách ôn tập và

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.73 KB, 75 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




NGUYỄN QUỲNH TRANG




ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP HƢỚNG DẪN HỌC SINH TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SÔNG MÃ - SƠN LA CÁCH ÔN
TẬP VÀ LÀM BÀI THI PHẦN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





SƠN LA, NĂM 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC





NGUYỄN QUỲNH TRANG




ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP HƢỚNG DẪN HỌC SINH TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SÔNG MÃ - SƠN LA CÁCH ÔN
TẬP VÀ LÀM BÀI THI PHẦN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC


Chuyên ngành: Lí luận dạy học Văn

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Trịnh Thị Hồng




SƠN LA, NĂM 2014
LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô giáo,
Thạc sĩ Trịnh Thị Hồng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa
luận này.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, các thầy cô giáo
tổ Phương pháp – Trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện động viên, khích lệ,
giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.

Đồng thời để hoàn thành khóa luận em cũng đã được tạo điều kiện thuận
lợi về cơ sở vật chất, thời gian, tài liệu tham khảo của thư viện Trường Đại học
Tây Bắc.
Tác giả luận văn cũng xin chân thành cảm ơn giáo viên, học sinh trường
THPT Sông Mã – Tỉnh Sơn La, gia đình cùng bạn bè đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn.

Sơn La, tháng 5 Năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Quỳnh Trang

















DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


STT
VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
ĐHQG
ĐHSP
GD
GV
HS
NXB
SGK
TN
THPT
Đại học Quốc Gia
Đại học sư phạm
Giáo dục
Giáo viên
Học sinh
Nhà xuất bản
Sách giáo khoa
Thực nghiệm

Trung học phổ thông






















MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 4

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
6. Phương pháp nghiên cứu 4
7. Đóng góp của khóa luận 5
8. Cấu trúc của khóa luận 6
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 7
1.1. Cơ sở lí luận 7
1.1.1. Khái niệm Nghị luận văn học 7
1.1.2. Đặc điểm của kiểu bài Nghị luận văn học 7
1.1.3. Cách làm một bài Nghị luận văn học 12
1.2. Cơ sở thực tiễn 16
1.2.1. Khảo sát chương trình SGK Ngữ văn 12 phần làm văn Nghị luận văn học 16
1.2.2. Khảo sát nội dung đề thi phần Nghị luận văn học 19
1.2.3. Khảo sát thực tế điều kiện dạy và học môn Văn ở trường THPT Sông Mã
– Tỉnh Sơn La 23
CHƢƠNG 2: HƢỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI THI
PHẦN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 28
2.1. Hướng dẫn học sinh ôn tập 28
2.1.1. Nội dung ôn tập 28
2.1.2. Hình thức hướng dẫn học sinh ôn tập 31
2.2. Hướng dẫn học sinh một số kĩ năng làm bài thi 40
2.2.1. Nội dung bài viết 40
2.2.2. Hình thức trình bày bài viết Nghị luận văn học 45
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM 52
3.1. Mục đích thể nghiệm 52
3.2. Nội dung – phương pháp thể nghiệm 52
3.2.1. Sơ đồ thể nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập 52
3.2.2. Thiết kế thể nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 rèn luyện kĩ năng làm bài
thi phần Nghị luận văn học 54


KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nội dung đề thi Cao đẳng và Đại học môn Ngữ văn theo quy chế của Cục
khảo thí, Bộ GD&ĐT những năm gần đây có phần chung và phần riêng với ba
câu hỏi, trong đó phần riêng (tự chọn) Nghị luận văn học (5 điểm) là phần chiếm
số điểm nhiều nhất, quá trình làm bài yêu cầu học sinh vận dụng khả năng đọc
hiểu và huy động kiến thức văn học để viết bài.
Thực tiễn cho thấy, để viết được một bài Nghị luận văn học không phải là
dễ, ở các bài thi tuyển sinh vào Cao đẳng, Đại học trong những năm gần đây vẫn
không ít những bài chưa tiếp cận được đề, lạc đề, xa đề, bài viết còn sơ sài, lan
man không giải quyết được yêu cầu trọng tâm của đề, dẫn đến kết quả bài thi
phần này điểm còn thấp. Muốn làm được một bài Nghị luận văn học thì điều đầu
tiên là phải nắm vững những kiến thức cơ bản về đọc hiểu văn bản nhằm hướng
đến cái đích bắt buộc là phải đảm bảo nội dung hay là yêu cầu về ý của đề bài.
Một bài văn đủ ý thôi đã khó, để bài văn hay và có những ý sáng tạo mới càng
khó hơn rất nhiều lần.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên giáo viên cần hướng dẫn học sinh
biết cách ôn tập và có kĩ năng làm bài để bài viết có cách hành văn, lập luận tốt,
sáng tạo, mới mẻ như tiến sĩ Nguyễn Xuân Lạc đã khẳng định: “Nắm chắc kiến
thức cơ bản là điều cần thiết, nhưng lại phải biết cách giải đề”.
1.2. Cũng trong chương trình Làm văn THPT, học sinh được tiếp xúc và rèn
luyện với nhiều kiểu bài: Miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận.
Nhưng thực tế cho thấy Trong một thời gian khá dài, chương trình, đề thi tốt

nghiệp và tuyển sinh Cao đẳng, Đại học môn Văn chỉ tập trung vào kiểu bài
Nghị luận văn học. Gần đây, cùng với sự thay đổi chương trình, sách giáo khoa
song song với việc học tập, rèn luyện kĩ năng làm bài văn Nghị luận văn học,
học sinh còn phải học tập rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội nhưng
trong đề thi thì kiểu bài Nghị luận văn học vẫn được coi là phần quan trọng nhất
của nội dung đề thi. Câu Nghị luận văn học quan trọng nhất không chỉ vì nó
chiếm một nửa tổng số điểm của bài thi (5/10 điểm của toàn bài), mà còn vì đây
là câu có dung lượng lớn nhất trong đề để thí sinh bộc lộ sự cảm thụ về tác phẩm
văn học đã được học trong nhà trường đồng thời thể hiện khả năng viết một bài
văn Nghị luận văn học theo đúng yêu cầu của đề thi.
1.3. Từ năm học 2008 – 2009 đến nay, Bộ GD&ĐT đã quy định chương trình ôn
thi Cao đẳng, Đại học cho học sinh lớp 12 và thí sinh khối C, khối D và khối M
(ngoài câu 2 điểm, nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản, phổ thông và khái quát nhất)
đều có nội dung Nghị luận văn học (5 điểm). Ngày 1/ 4/ 2014, Bộ GD&ĐT đã

2
có công văn về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2014, trong đó
nội dung đề thi môn Ngữ văn có sự đổi mới gồm 2 phần: đọc hiểu và làm văn.
Việc đổi mới đề thi tốt nghiệp và hướng đến đổi mới đề thi Cao đẳng, Đại học
này lập tức khiến các giáo viên và học sinh THPT không khỏi băn khoăn, lo
lắng, đây cũng là nội dung thi khó đối với học sinh THPT ở các trường miền
núi. Để góp phần nâng cao chất lượng cho các bài thi môn Văn nhất là phần thi
Nghị luận văn học, chúng tôi chọn đề tài “Đề xuất biện pháp hướng dẫn học
sinh trường THPT Sông Mã - Sơn La cách ôn tập và làm bài thi phần Nghị luận
văn học”.
Với mục đích cố gắng góp phần hoàn chỉnh và đề xuất các phương pháp
ôn tập và kĩ năng làm bài cho học sinh THPT đặc biệt là học sinh lớp 12 vùng
miền núi, góp phần khắc phục những hạn chế của học sinh trong việc xác định
phương pháp ôn tập và làm bài thi môn Văn, nâng cao chất lượng bài viết của
học sinh trong các kì thi tới.

2. Lịch sử vấn đề
Văn nghị luận, là loại văn có lịch sử lâu đời nhưng nếu chỉ tính riêng
những bài nghiên cứu, những tài liệu về phương pháp dạy học văn nghị luận nói
chung và Nghị luận văn học nói riêng, đặc biệt là cho học sinh lớp 12 thì chưa
nhiều. Các sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu thường hướng vào giải quyết
từng đề bài cụ thể. Những sách mang tính định hướng cách ôn tập, cách làm bài,
phương pháp làm bài cho các em thì còn hạn chế. Từ trước đến nay, để rèn
luyện cho các em phương pháp làm bài văn nghị luận, các tài liệu đi theo nhiều
hướng khác nhau tùy theo yêu cầu của thời đại mang tính lịch sử.
Nhóm tác giả: Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh - Văn Giá - Lê Quang Hưng
Đỗ Ngọc Thống - Nguyễn Văn Tùng (nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội – năm 2001)
trong cuốn “Cẩm nang ôn luyện môn Văn” (dùng cho học sinh ôn thi tốt nghiệp
THPT và thi Đại học, Cao đẳng) đã hướng dẫn học sinh biết cách ôn tập như thế
nào cho có hiệu quả nhất, biết được ở mỗi bài học đâu là tri thức cơ bản nhất, sở
hữu được những kĩ năng cần có để phân tích, bình giảng một bài văn, bài thơ,
thực hành để luyện ngòi bút của mình theo những đề bài thuộc các kiểu, dạng
khác nhau, tham khảo một loạt bài văn cụ thể, vận dụng những kiến thức khai
thác từ tất cả các bài học trong chương trình từ Văn học sử, Lí luận văn học đến
các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 và 1945-1975.
Trong cuốn “Tuyển tập 234 đề và bài làm văn” của nhóm tác giả Huỳnh
Tấn Kim Khánh – Nguyễn Bích Thuận (nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội – năm
2005 ). Dùng cho học sinh lớp 10, 11, 12 phổ thông và chuyên ban, là tài liệu ôn
thi tốt nghiệp, Cao đẳng, Đại học, đã đặc biệt chú trọng cung cấp cho học sinh

3
một số lượng lớn bài làm văn đa dạng, gồm bốn phần với 234 đề làm văn, nhóm
biên soạn chọn hai hoặc nhiều đề khác nhau cho mỗi tác giả hoặc tác phẩm theo
đúng chương trình Văn bậc phổ thông trung học, từ văn học Việt Nam đến văn
học nước ngoài và lí luận văn học. Những bài làm văn được triển khai theo một
trong bốn dạng sau:

- Dàn ý chi tiết nhằm giúp các em học sinh triển khai bài làm.
- Gợi ý cách làm bài
- Bài viết mẫu hoàn chỉnh
- Bài viết mẫu tham khảo
Các dạng bài nói trên giúp các em củng cố lại hệ thống kiến thức, tập cách
vận dụng kiến thức, bố cục bài làm, lập luận, cách hành văn, cách dùng từ…
cũng như thực hành phương pháp phân tích, bình giảng, giải thích, chứng minh,
bình luận văn chương…
Tác giả Lê Thường trong cuốn “Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị
luận” (xuất bản 2007) đã chỉ ra cách phát hiện các ý liên quan đến ý chủ đạo của
đoạn văn để cùng một ý tưởng với nhiều cách trình bày, nhiều cách lập luận để
bài văn được phong phú hơn. Tác giả cũng lưu ý đến kĩ năng chuyển tiếp giữa
các đoạn để góp phần vào việc thể hiện giọng văn đa dạng và mạch lạc cần thiết
trong toàn bài.
Tác giả Bảo Quyến trong cuốn “Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận” (xuất
bản năm 2007) đã hướng dẫn cho học sinh quy trình làm một bài văn nghị luận, kĩ
năng xây dựng và liên kết đoạn trong văn nghị luận. Cũng trong cuốn sách này,
tác giả đã hướng dẫn cho các em cách sử dụng dẫn chứng trong văn nghị luận.
Nhóm tác giả: Tiến sĩ Lê Anh Xuân - Vũ Thị Dung - Bùi Thùy Linh -
Đặng Quỳnh Ngô - Ngô Thị Thanh (nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội- năm 2009)
trong cuốn “Rèn luyện kĩ năng làm bài thi tốt nghiệp THPT và thi Đại học môn
Ngữ văn” phần Nghị luận văn học và nghị luận xã hội đã trình bày khái quát về
văn nghị luận mỗi vấn đề được triển khai theo hướng kết hợp giữa cung cấp kiến
thức cơ bản với rèn kĩ năng nhằm mục đích giúp thí sinh thuần thục các thao tác
khi làm bài thi môn văn và biết cách viết một bài văn đạt điểm cao.
Những năm gần đây đã xuất hiện một số bài viết, công trình khoa học
nghiên cứu về phương pháp làm văn nghị luận, trong đó phải kể đến bài viết đầy
tâm huyết và giàu sức sáng tạo của tác giả Đỗ Ngọc Thống “Rèn luyện kĩ năng
lập ý cho học sinh THPT ở kiểu bài Nghị luận văn học”. Tuy vậy, xét về tổng
thể ở công trình này do dung lượng đề tài không thật lớn nên để đi sâu cụ thể

cho từng nhóm, từng kiểu bài tác giả mới chỉ dừng ở mức độ khái quát.

4
Phương pháp dạy học, hướng dẫn ôn tập và làm bài thi phần văn nghị luận
nói chung và Nghị luận văn học nói riêng là vấn đề rất cơ bản và thiết yếu đối
với giáo viên và học sinh. Nó đã từng được đề cập đến trong nhiều tài liệu khác
nhau. Song để có những biện pháp cụ thể về dạy làm văn nghị luận, hướng dẫn
ôn tập và làm bài thi tốt nghiệp, Cao đẳng, Đại học cho học sinh lớp 12 ở một
trường cụ thể thì chưa có tác giả nào đề cập tới, nhất là học sinh THPT vùng
miền núi, các em còn hạn chế về kĩ năng này.Tuy nhiên do thời gian hạn chế tác
giả chỉ đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất biện pháp hướng dẫn ôn tập và
làm bài thi phần Nghị luận văn học cho học sinh lớp 12 ở một trường cụ thể
thuộc vùng miền núi, góp phần nâng cao chất lượng ôn tập cũng như kĩ năng
làm bài thi của học sinh.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp dạy học văn nghị luận
nói chung và phần Nghị luận văn học nói riêng trong chương trình lớp 11, lớp
12 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng dạy và học. Từ đó đưa ra một
số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 vùng miền núi ôn tập và làm bài thi,
nhằm góp phần khắc phục hạn chế của học sinh trong việc xác định phương
pháp ôn tập, phương pháp làm bài thi phần Nghị luận văn học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Đề tài tiến hành khảo sát các tác phẩm thuộc nội dung hạn chế cho hai câu
hỏi của phần Nghị luận văn học trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 11, lớp
12, các kĩ năng, cách thức dạy học làm văn Nghị luận văn học, phương pháp ôn
tập và làm bài thi ở Trường THPT Sông Mã – Tỉnh Sơn La trong quá trình dạy
học môn Ngữ văn.
Đề xuất một số phương pháp hướng dẫn ôn tập và làm bài thi phần Nghị
luận văn học cho học sinh lớp 12 trường THPT Sông Mã – Tỉnh Sơn La.
Thiết kế thể nghiệm phương pháp hướng dẫn ôn tập và cách làm bài thi phần

Nghị luận văn học tại trường THPT Sông Mã – Tỉnh Sơn La.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu nghiên cứu toàn bộ hoạt động dạy và học văn Nghị luận
văn học, cách hướng dẫn ôn tập của giáo viên, kinh nghiệm làm bài thi của học
sinh lớp 12 ở Trường THPT Sông Mã – Sơn La
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu những tài liệu đi sâu vào tìm hiểu vấn đề liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu SGK Ngữ văn lớp 11, lớp 12 theo chương trình cơ bản.


5
6.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Thực nghiệm sư phạm.
- Khảo sát, thống kê: tiến hành khảo sát, thống kê nội dung ôn tập và cách
thức hướng dẫn ôn tập và làm bài viết của trường THPT Sông Mã – Sơn La.
- Dự giờ dạy làm văn Nghị luận văn học ở trường THPT Sông Mã – Sơn La
- Điều tra bằng phiếu, trao đổi trực tiếp với giáo viên – học sinh
6.3. Phương pháp so sánh
Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp nghiên cứu mang tính phổ biến bao
quát, khái quát. Để thực hiện đề tài này tác giả khóa luận xem phương pháp so
sánh là phương tiện để làm rõ những nét khác biệt của chương trình sách giáo
khoa Ngữ văn lớp 11, lớp 12 phần Nghị luận văn học theo chương trình hiện
hành và sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 theo chương trình trước đây đồng thời
thấy được hướng đổi mới phương pháp dạy học, hướng dẫn ôn tập và cách làm
bài thi phần Nghị luận văn học ở trường phổ thông, từ đó khóa luận mạnh dạn
đề xuất các biện pháp hướng dẫn ôn tập và làm bài thi phần Nghị luận văn học
cho học sinh lớp 12.
6.4. Phương pháp thể nghiệm sư phạm
- Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài mạnh dạn đề xuất một số

phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Sông Mã – Sơn La cách
ôn tập và làm bài thi phần Nghị luận văn học.
- Thiết kế thể nghiệm sơ đồ khái quát hướng dẫn học sinh lớp 12 trường
THPT Sông Mã – Sơn La ôn tập phần Nghị luận văn học. Thiết kế này có sự
tham khảo ý kiến và nhận được những góp ý, đánh giá của giáo viên phổ thông.
- Thiết kế thể nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập, biết cách tự học
và cách làm bài thi phần Nghị luận văn học.
- Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu đề tài người viết còn kết hợp với
một số phương pháp sưu tầm tài liệu, phân tích đánh giá, khái quát tổng hợp để
nhằm đề ra được những biện pháp thiết thực phù hợp với đối tượng học sinh
mang tính đặc thù của miền núi Tây Bắc.
7. Đóng góp của khóa luận
Thực hiện đề tài, tác giả khóa luận muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về biện
pháp dạy học và hướng dẫn ôn tập cũng như cách làm bài thi môn ngữ văn cho
học sinh lớp 12, đặc biệt là học sinh THPT vùng miền núi. Từ đó đề ra những
biện pháp hướng dẫn ôn tập và làm bài thi phần Nghị luận văn học cho học
sinh lớp 12 trường THPT Sông Mã – Sơn La.

6
Đề tài là quá trình tập dượt nghiên cứu khoa học nâng cao kĩ năng nghề
nghiệp rất bổ ích đối với bản thân, làm tiền đề cơ sở cho bước đường công tác
dạy học ở nhà trường THPT sau này.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tham khảo, luận văn có 03
chương chính:
 Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.
 Chương 2: Biện pháp hướng dẫn ôn tập và làm bài thi phần Nghị
luận văn học cho học sinh trường THPT Sông Mã - Sơn La.
 Chương 3: Thiết kế thể nghiệm.










7
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm Nghị luận văn học
Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là
các vấn đề văn học: Tác giả, tác phẩm, thời đại, trào lưu, trường phái văn học…
Xuất phát từ đặc trưng của văn học đó là:
- Có tính hình tượng, hàm súc, đa nghĩa, hệ thống.
- Là nghệ thuật ngôn từ.
- Là phương tiện truyền tải những tư tưởng, tình cảm của nhà văn để từ đó
mang đến nội dung giáo dục sâu sắc về tình cảm, thẩm mĩ cho người đọc.
Do vậy, khi làm bài văn Nghị luận văn học, người viết phải phát hiện
được các giá trị về nội dung tư tưởng và nghệ thuật thẩm mĩ, nền cảm xúc, tình
cảm của tác phẩm, tác giả đồng thời thể hiện được năng lực cảm thụ, thưởng
thức văn học của cá nhân.
Mặt khác, cũng cần hiểu rằng một tác phẩm văn học ra đời là đứa con tinh
thần của nhà văn, chịu sự chi phối của tư tưởng, quan niệm và tài năng của tác
giả. Đồng thời nó cũng phản ánh một thời đại lịch sử (Bối cảnh tác phẩm ).
Trong một hoàn cảnh xã hội nhất định (Hoàn cảnh ra đời ). Do đó khi làm bài
văn Nghị luận văn học cần huy động tri thức lịch sử về thời đại của tác giả, hoàn
cảnh ra đời của tác phẩm, văn học tiếng Việt…Khi nghị luận về tác phẩm văn

học phải đặt tác phẩm văn học vào thời đại mà tác phẩm phản ánh cũng như
hoàn cảnh tác phẩm ra đời để thấy rõ giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của
tác phẩm.
Theo cách thức nghị luận và phương pháp lập luận, có thể chia thành các
kiểu bài Nghị luận văn học: phân tích, bình giảng, chứng minh văn học. Người
ra đề cũng có thể kết hợp nhiều yêu cầu trong một đề văn, đó là lí do học sinh
thường gặp kiểu bài hỗn hợp.
1.1.2. Đặc điểm của kiểu bài Nghị luận văn học
1.1.2.1. Đặc điểm về nội dung
* Thống nhất giữa tính trí tuệ của ngôn ngữ khoa học với tính cảm xúc
của ngôn ngữ nghệ thuật
Khác hẳn với ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương mang đậm tính hình
tượng và cảm xúc, văn nghị luận chủ yếu là tiếng nói đi thẳng vào lí trí người
đọc. Bộ phận nội dung cốt lõi của các văn bản Nghị luận văn học là nội dung
thông tin lí tính, chất liệu của chúng là lí lẽ. Hứng thú chủ yếu của người đọc là
hứng thú muốn hiểu biết, nhận thức và tiếp nhận chân lí. Tuy nhiên, khi đã nói

8
đến văn học nghệ thuật là nói đến việc khám phá về con người, đề cập đến xúc
cảm, tình cảm của con người. Do vậy, văn bản Nghị luận văn học là sự kết hợp
hài hòa giữa cảm xúc, cảm hứng trữ tình, biểu lộ bằng tình cảm yêu – ghét rõ
ràng qua thái độ đánh giá đối với khách thể, đối tượng đưa ra bàn luận. Hai yếu
tố này thể hiện như thế nào sẽ tùy thuộc vào đề tài, nội dung và thể loại cũng
như phong cách sở trường kể cả sở thích của người viết quy định.
* Xu hướng trừu tượng – khái quát hóa được biểu hiện bằng ngôn ngữ
biểu cảm
Khuynh hướng chung của văn bản Nghị luận văn học là hướng tới cái đặc
điểm, bản chất của các sự kiện, hiện tượng văn học để từ đó lí giải, rút ra quy
luật vận động chung của chúng.
* Kết hợp tính khách quan của sự phân tích khoa học với tính chủ quan

của sự cảm thụ nghệ thuật
Phương thức biểu đạt của văn học nghệ thuật là dùng ngôn ngữ trực tiếp
để bộc lộ một cách tường minh quan điểm, tình cảm, chính kiến… của người
viết đối với vấn đề đang nghị luận.
Tùy thuộc vào nội dung và thể loại của văn bản Nghị luận văn học mà bộc
lộ hai xu hướng trái ngược nhau mà thống nhất với nhau.
1.1.2.2. Đặc điểm về kết cấu
Kết cấu văn bản Nghị luận văn học thường được tổ chức theo hệ thống
logic, nó thể hiện mạch liên kết logic rõ nhất. Đó là sự thống nhất giữa tư duy
khoa học và tư duy nghệ thuật, giữa thái độ khách quan, nghiêm túc của nhà
khoa học và thái độ chủ quan giàu cảm xúc của người nghệ sĩ.
Văn bản Nghị luận văn học thể hiện tính sâu sắc, tính logic trong bố cục,
phân đoạn, đặt tiêu đề, trong sự trình bày, thuyết minh, biện luận… Với mỗi bài
văn nghị luận nói chung và Nghị luận văn học nói riêng bao giờ cũng bao gồm
có kết cấu như sau:
 Phần mở bài (đặt vấn đề)
Phần mở bài là phần giới thiệu vấn đề sẽ được bàn luận trong toàn bài,
đồng thời khêu gợi, lôi cuốn sự chú ý của người đọc với vấn đề đó.
Mục đích chung là nêu đề tài - chủ đề, khung cảnh chung của đề tài, chủ
đề và giới hạn nội dung được đề cập đối với đề tài, chủ đề.
Khi mở bài cần chú ý các nguyên tắc như cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong
đề bài. Nếu đề bài yêu cầu giải thích, chứng minh, phân tích hay bình luận một ý
kiến thì phải trích nguyên văn ý kiến ấy. Khi làm phần này không được lấn sang
phần thân bài, giảng giải, minh họa hay nhận xét ý kiến nêu trong đề bài.

9
Có rất nhiều cách mở bài, tùy vào dụng ý của người làm mà có thể vận
dụng một trong những cách sau đây:
- Mở bài trực tiếp: giới thiệu ngay vấn đề cần nghị luận.
Ví dụ: mở bài của đề “Phân tích giá trị nghệ thuật của tình huống truyện

trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân” theo cách trực tiếp như sau:
“Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân được viết ngay sau khi Cách
mạng tháng Tám thành công. Cái tên mà tác giả chọn đặt cho truyện ngắn này
đã cho thấy một tình huống rất “có vấn đề” của câu chuyện được kể. Từ chuyện
“nhặt được vợ” của Tràng – nhân vật chính trong tác phẩm – đúng vào những
ngày đói thê thảm của năm Ất Dậu, nhà văn đã thâu tóm trong đó không chỉ cái
bi kịch và khát vọng sống của một con người mà còn phản ánh trọn vẹn tấn bi
kịch lịch sử và khát vọng sống, xu thế tất yếu của dân tộc. Tình huống “nhặt
được vợ” (như nhan đề của truyện ngắn đã nêu rõ) có vai trò quyết định đối với
toàn bộ giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm”. [15;112]
- Mở bài gián tiếp: nêu ra những ý liên quan đến vấn đề cần nghị luận để
khêu gợi rồi mới bắt đầu đi vào vấn đề ấy.
Ví dụ: mở bài của đề “Phân tích giá trị nghệ thuật của tình huống truyện
trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân” theo cách gián tiếp như sau:
“Đọc Vợ nhặt của Kim Lân, cái ấn tượng đậm nét nhất mà truyện ngắn để
lại trong tân trí người đọc là hình ảnh Tràng dắt về “người vợ theo” trong cái
cảnh “tối sầm lại vì đói khát” của năm Ất Dậu. Sự lựa chọn đầy táo bạo của con
người trong tình huống trớ trêu ấy cũng là sự lựa chọn của cả một cộng đồng:
phải sống mà làm người, phải vượt lên cái đói và cái chết. Đó cũng là tình huống
của lịch sử. Có thể nói, thành công của Vợ nhặt trước hết là thành công của tình
huống truyện.” [15; 113]
 Phần thân bài (giải quyết vấn đề)
Đây được coi là phần quan trọng nhất trong kết cấu của bài làm nghị luận.
Nhiệm vụ trọng tâm của phần này là triển khai đầy đủ đề tài, chủ đề theo hướng
đã định ở phần mở bài.
Phần thân bài là phần thể hiện rõ nhất thao tác cơ bản của việc sử dụng
ngôn ngữ, sắp xếp các ý…Đó là việc chọn ý, phân cấp các ý, trình bày các
ý…trong số đó số lượng các ý phải được lựa chọn theo tiêu chuẩn logic để tránh
các hiện tượng thiếu ý, rườm rà…
Phân cấp các ý là biểu hiện của việc biết đánh giá tác dụng của các ý

trong văn bản đang thực hiện. Ở đây hai khái niệm tương đương và bao hàm có
vai trò quyết định, phải xác định được những ý nào tương đương với nhau, ý nào
bao gồm ý nào và ngược lại.

10
Trong phần than bài bao gồm rất nhiều các phần, đoạn, ý nhỏ chúng vừa
phải được trình bày tách bạch, độc lập với nhau nhưng cũng phải có mối liên kết
chặt chẽ tạo thành một văn bản thống nhất và hoàn chỉnh. Để có được điều đó
thì người viết bài cần huy động tối đa vai trò, tác dụng của việc sử dụng các
phương tiện chuyển đoạn. Chuyển đoạn tức là dùng các từ ngữ hoặc câu văn thể
hiện đúng mối quan hệ nội dung giữa các phần, các ý để liên kết chúng lại, làm
cho bài văn liền mạch. Thông thường có hai cách chuyển mạch như sau:
Cách 1: dùng các kết từ hoặc các nghĩa tương đương với kết từ để chuyển
đoạn. Các kết từ hoặc các từ ngữ thường dùng là: trước tiên, trước hết, thoạt
tiên, tiếp theo, sau đó, một là, hai là, cuối cùng, sau cùng, sau hết… dùng để nối
các đoạn có quan hệ thứ tự với nhau. Các từ như: một mặt, mặt khác, ngoài ra,
bên cạnh đó… dùng để nối các đoạn có quan hệ song song. Các từ: vả lại, hơn
nữa, thậm chí…dùng để nối các đoạn có quan hệ tăng tiến. Tương tự, cũng thế
cũng vậy, cũng giống như trên dùng để nối các đoạn có quan hệ tương đồng. Bởi
vậy, bởi thế, cho nên, vì lí do trên…dùng để nối các đoạn có quan hệ nhân quả.
Những, song, tuy nhiên, tuy thế, tuy vậy, thế mà, thế nhưng, trái lại, ngược
lại…để nối các đoạn có quan hệ tương phản. Tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại,
chung quy…để nối các đoạn có ý nghĩa tổng kết với các đoạn trước.
Ví dụ:
“ Chung quy vẫn là sự ngẫu nhiên may mắn song hành một cách hài hòa
với các quy luật xã hội mà ta đã nói ở trên”
“Tuy nhiên nếu theo dõi, quan sát quá trình diễn biến tâm lí của Xuân Tóc
Đỏ, sẽ thấy nó càng ngày càng chủ động hơn, nghĩa là càng có ý thức hơn trong
cuộc khai thác những cuộc may mắn của số phận nó…”
“Khái quát lại có thể nói thế này: Xuân Tóc Đỏ từ thế giới hạ lưu đột

nhập vào thế giới thượng lưu vừa do số đỏ vừa không hoàn toàn ngẫu nhiên.”
Cách 2: dùng câu chuyển đoạn nghĩa là chêm vào văn mạch những câu
thông báo trực tiếp về ý định chuyển đoạn của người viết.
 Phần kết bài (kết thúc vấn đề)
Phần kết tạo cho văn bản “tính chất kết thúc, tính chất đóng” cả về
phương diện nội dung và phương diện hình thức. Phần kết không nhất thiết phải
có tính chất kết luận mà còn có thể phát triển phần kết theo những hướng sau:
- Điểm khái quát phần nội dung ở phần thân một cách thật ấn tượng.
- Nêu bật những kết quả tìm tòi, khảo sát nghiên cứu mà phần thân bài đã
làm được. Mở ra những phương diện, những đối tượng, những cách thức xem
xét khác có liên quan và có tác dụng tích cực đối với nội dung đã nghiên cứu
trong phần thân bài.

11
- Phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài, chỉ nêu
những ý khái quát, không trình bày lan man hay lặp lại sự diễn giải, minh họa,
nhận xét chi tiết cũng không nên lặp lại nguyên văn lời lẽ của phần mở bài mà
thiên về tổng kết, đánh giá vấn đề.
Có nhiều cách kết bài khác nhau tùy theo dụng ý của người viết như:
+ Cách tóm lược, nghĩa là tóm tắt quan điểm của người viết ở phần thân bài.
Ví dụ: Kết bài của đề “Bình luận bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh”
theo kiểu tóm lược như sau:
“Mặc dù được sáng tác cách đây nửa thế kỉ bằng thể thơ tứ tuyệt cổ điển,
Ngắm trăng vẫn làm rung động chúng ta. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa chất
“thép” với chất “tình”, giữa người chiến sĩ và người nghệ sĩ trong một con
người. Đó không chỉ là một sáng tạo nghệ thuật đáng trân trọng mà còn là một
bài học về phong cách sống, về nhân sinh quan.” [8; 91]
+ Cách phát triển, đây là cách kết bài mở rộng thêm vấn đề đặt trong đề bài.
+ Cách vận dụng, đây là cách kết bài nêu ra phương hướng áp dụng cái
tốt, cái hay hoặc khắc phục cái xấu, cái dở của hiện tượng hay ý kiến nói trong

bài văn vào cuộc sống.
+ Cách liên tưởng, đây là cách kết bài mượn ý kiến tương tự của dân gian,
của một người có uy tín hay của sách để thay cho lời tóm tắt của người làm bài.
Ví dụ: Kết bài của đề “Bình luận bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh”
theo kiểu liên tưởng như sau:
“Tìm hiểu bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh, chúng ta có thể hoàn
toàn chia sẻ với cảm xúc chân thành của nhà thơ Tố Hữu khi viết về những ngày
tháng Bác bị giam cầm:
Lại thương nỗi đọa đày thân Bác
Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi chân yếu mắt mờ tóc bạc
Mà thơ bay… cánh hạc ung dung”
[8; 91]
Khi làm bài, người làm có thể kết hợp các kiểu kết bài thành kiểu kết
hỗn hợp.
Ví dụ: Kết bài của đề “Bình luận bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh”
theo kiểu hỗn hợp như sau:
“Xưa nay nói về trăng, có biết bao lời đẹp. Trong cuộc sống lao động
trong sạch, nếu có nắng lửa mưa dầm thì lại có trăng thanh gió mát. Hình như
nhân loại muốn dành cho trăng phần hạnh phúc, ước mơ, lãng mạn của cuộc đời.
Thế nên trăng đến với con người như một bạn tri âm, một vẻ đẹp, để làm vui,

12
làm mát, chí ít làm dịu bớt cái cháy da, rỗ gót của cuộc đời: chân treo ngược lên
mui thuyền mà lòng vẫn hân hoan với làng xóm đông đúc, vẫn lâng lâng với
chiếc thuyền câu nhẹ tênh như mây, chân tay mang xiềng xích mà tai vẫn rộn
tiếng chim rừng, và mũi vẫn đượm hương hoa đại, và ở đây, ở bài thơ này, mắt
vẫn ngắm, vẫn nhìn, vẫn chuyện trò với trăng bằng im lặng. Hơn thế không có gì
cả, mà vượt lên trên, biến không thành có. Không có hoàn cảnh, không có điều
kiện, nhưng vẫn thưởng trăng đầy đủ. Đầy đủ ở trong lòng.

Cái lạ, cái hay của bài thơ ở chỗ đó. Sức mạnh của con người, cái đẹp của
tâm hồn, của Bác là ở đó.
Nếu trăng thuộc phần vui, phần đẹp, phần ước mơ lãng mạn, phần triển
vọng, vậy ngục tù có phải là bao nhiêu cái gian khổ, cái trói buộc, lúng túng tiêu
cực trên đường đi tới một cảnh trăng đẹp chăng? Trong tù mà ngắm được trăng,
đương nắng lửa mưa dầm mà nhìn được trăng thanh gió mát, đó đâu chỉ là một
phong thái. Đó là một bài học đạo đức, một bài học lạc quan, tin tưởng, một bài
học cách mạng thật không ngờ nhưng thật thú vị” [8; 91]
Kết bài theo kiểu hỗn hợp của giáo sư Lê Trí Viễn gần như có đủ cả bốn
cách kết bài đã nêu mà lại rất phóng khoáng, đầy chủ động. Mở ra rộng (trăng
với nhân loại, với cuộc đời ) song thu lại cũng rất khéo (… “và ở đây, ở bài thơ
này…”). Nghĩ suy sâu, liên tưởng nhiều, song vẫn trở về với đích là bài thơ. Có
tóm lược, lại có phát triển, có vận dụng, có liên tưởng mà hợp lại chỉ là một kết
bài. Trong kết bài không phải chỉ có một lớp, một chiều, một đường thẳng trực
tiếp (chỉ tóm tắt hoặc từ tổng kết rồi phát triển nâng lên, từ tóm tắt đến rút ra bài
học…) mà theo nhiều lớp. Lớp này gối lên lớp kia lan tỏa cho tới kết thúc, đặt
dấu chấm hết cuối cùng đồng thời kết bài này cũng đảm bảo “văn hay, truyền
cảm.”
Dù kết bài theo kiểu nào đi chăng nữa cũng cần đảm bảo việc khắc sâu kết
luận, để lại ấn tượng đậm đà hoặc nâng cao ý nghĩa của vấn đề đã nêu.
1.1.3. Cách làm một bài Nghị luận văn học
1.1.3.1. Tìm hiểu đề
Trong nhà trường, học sinh làm văn theo đề bài mà giáo viên đặt ra với
những yêu cầu nhất định. Thông thường một đề có ba yêu cầu:
- Yêu cầu hình thức (còn gọi là thể loại).
- Yêu cầu nội dung (còn gọi là luận đề).
- Yêu cầu tài liệu (còn gọi là phạm vi dẫn chứng).
Ví dụ: Đề bài "Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong Chữ người
tử tù của Nguyễn Tuân”.
Yêu cầu về thể loại: phân tích.


13
Yêu cầu về nội dung: hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ
người tử tù của Nguyễn Tuân.
Yêu cầu về tài liệu: tác phẩm Chữ người tử tù (SGK Ngữ văn 11, tập một)
Trong ba yêu cầu trên, yêu cầu về nội dung thường khó xác định hơn cả,
đây cũng là yêu cầu quan trọng nhất. Xác định không đúng yêu cầu về nội dung,
học sinh sẽ phạm lỗi viết lan man, viết không tập trung hoặc nghiêm trọng hơn
là phạm lỗi lạc đề. Để tránh lỗi này, dưới đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu kĩ năng
phân tích đề để xác định đúng yêu cầu về nội dung.
Xác định yêu cầu nội dung – xác định luận đề: bắt đầu một bài làm văn
nói chung và bài làm văn Nghị luận văn học nói riêng. Để đạt hiệu quả, công
việc đầu tiên mà học sinh cần phải làm là tìm hiểu đề, từ đó xác định đúng yêu
cầu nội dung và ghi tóm tắt nội dung ấy bằng một vài nhóm từ hay một câu ngắn
gọn. Các từ và câu viết một cách cô đúc ấy chính là luận đề của bài nghị luận.
Khi xác định được luận đề rồi thì mở bài, thân bài và kết bài đều phải gắn liền
với luận đề ấy. Được ví như máu tuần hoàn trong cơ thể, luận đề là nội dung
xuyên suốt các ý chính (luận điểm) và các ý phụ (luận cứ) của bài tạo cho bài
văn tính mạch lạc và nhất quán.
Với từng đề bài, chúng ta có thể gặp và giải quyết một trong ba trường
hợp tiêu biểu như: đề bài có trích dẫn một đoạn văn hay một bài thơ, ta đi tìm
câu chủ đề là câu diễn đạt ý chính của đoạn, của bài, rồi căn cứ vào đó để xác
định yêu cầu nội dung của đề bài. Có trường hợp luận đề của bài văn được diễn
đạt bằng một số từ ngữ quan trọng, chính những từ ngữ này giúp ta phát hiện
luận đề. Đôi khi có một số từ quan trọng, chúng ta gọi đó là từ then chốt, từ định
hướng.
Có thể khẳng định rằng, tìm hiểu đề là công việc quan trọng, nó là công
việc đầu tiên mà học sinh cần thực hiện thận trọng, trong khi làm văn chỉ cần
một nhầm lẫn nhỏ ở bước đầu này có thể làm hỏng cả bài viết.
1.1.3.2. Lập dàn bài

Lập dàn bài là tìm ý và chọn lựa, sắp xếp các ý (còn gọi là các luận điểm,
luận cứ,… ) theo một trật tự hợp lí để làm sáng rõ luận đề của bài văn.
Với mỗi loại đề bài thì việc lập dàn bài cũng khác nhau. Đối với những đề
bài có sẵn luận điểm, luận cứ thì trước hết cần tiến hành công việc tìm hiểu đề,
phân tách ý, chọn ý và sắp xếp ý thành một dàn bài tổng quát hay chi tiết. Ta
nên chú ý đến mối quan hệ giữa các từ ngữ, thành phần câu và câu để phân tách
các đơn vị ngữ pháp thành các luận điểm. Nếu hai đơn vị ngữ pháp có quan hệ
đồng nhất về ý nghĩa ta có thể kết hợp thành một ý. Nếu hai đơn vị ngữ pháp có
quan hệ chính phụ về ý nghĩa, ta tách thành hai ý khác cấp bậc.

14
Ví dụ: Đề bài “Phân tích hình ảnh hai chị em Liên trong truyện ngắn Hai
đứa trẻ của Thạch Lam”.
Với đề bài trên ta có thể lập dàn bài như sau:
 Mở bài
* Vị trí của Thạch Lam trong nền văn học Việt Nam trước cách mạng và
đặc sắc của truyện ngắn Hai đứa trẻ.
* Thành công của nhà văn trong xây dựng hình ảnh hai chị em Liên.
 Thân bài
* Tâm trạng hai chị em Liên trong khung cảnh tối tăm, tù đọng của đời
sống phố huyện nghèo.
- Tâm trạng của hai chị em lúc chiều tà.
+ “Cái giờ khắc của ngày tàn” qua nét bút gợi cảm của Thạch Lam: âm
thanh, màu sắc, không gian…
+ Nỗi buồn man mác trong Liên.
+ Cảnh vật, những hình ảnh con người xung quanh Liên như gợi sâu thêm
vào nỗi buồn man mác, thăm thẳm ấy (cảnh chợ huyện sau lúc vãn, hình ảnh mẹ
con chị Tí với chõng hàng nước, ngọn đèn leo lét, hình ảnh bà cụ Thi với tiếng
cười khanh khách đang đi lần vào bóng tối về phía làng).
- Tâm trạng của hai chị em khi màn đêm buông xuống.

+ Bóng tối ngày càng mênh mông, dày đặc. Tương phản với nó là quầng
sáng chung quanh ngọn đèn lay động nơi hàng nước chị Tí, bếp lửa của hàng
phở bác Siêu chiếu sáng một vùng đất cát. Tiếp đó hình ảnh gia đình bác Xẩm
ngồi trên manh chiếu rách với đứa con bò lê la. Thiên truyện tiếp tục khơi sâu
vào nếp sống buồn tẻ, đơn điệu của người dân nghèo phố huyện. Cả hai chị em
Liên cùng “chừng ấy con người trong bóng tối” đang buồn bã, chờ mong một
cái gì đó…
* Tâm trạng đợi tàu, tư thế nhìn ngắm con tàu của hai chị em Liên và
niềm mong ước được sống trong một thế giới khác.
- Nguyên nhân của sự chờ đợi con tàu đi qua.
- Tư thế nhìn ngắm, ngóng vọng theo con tàu – hình ảnh của một thế giới
tươi sáng khác lạ.
- Cái nhìn nhân đạo của Thạch Lam khi phát hiện ra niềm khao khát đổi
thay ở những tâm hồn thơ trẻ.
- Nhưng cái thế giới tươi sáng, khác lạ này chỉ vụt qua trong chốc lát.
Đêm tối mênh mông lại trở về như cũ. Cuộc đời của hai chị em Liên, của những
người dân nghèo phố huyện như bị vây bọc mãi trong tù túng, tối tăm.
 Kết bài

15
* Ngòi bút tinh tế của Thạch Lam khi diễn tả nỗi lòng các nhân vật, khi
khơi gợi sự hòa điệu giữa lòng người với thế giới thiên nhiên.
* Ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Hai đứa trẻ qua việc xây
dựng hình ảnh hai chị em Liên. [7; 81]
1.1.3.3. Xây dựng đoạn
Đoạn nghị luận phân tích, chứng minh, giải thích hay bình luận bao giờ
cũng là một ý trọn vẹn và được tạo thành bởi nhiều câu liên kết.
Thông thường đoạn có một câu diễn đạt ý chính và nhiều câu diễn đạt ý
phụ. Câu diễn đạt ý chính gọi là câu chủ đề của đoạn. Đoạn văn nào cũng có câu
chủ đề hoặc được viết ra hoặc được hiểu ngầm, nếu thiếu câu chủ đề là đoạn

thiếu mạch lạc, không thành đoạn. Tùy theo vị trí của câu chủ đề mà ta có một
trong bốn cách sắp xếp câu dưới đây:
Đoạn có câu chủ đề đặt ở đầu: ý nghĩa của các câu được sắp xếp theo cách
diễn dịch.
Cụ thể với đoạn chứng minh có câu chủ đề đặt ở đầu đoạn như sau: “Giữa
Từ Hải và Thúy Kiều có mối cảm thông sâu sắc của tình tri kỉ”.
Đoạn văn: “Giữa Từ Hải và Thúy Kiều có mối cảm thông sâu sắc của tình
tri kỉ. Trong lần gặp mặt đầu tiên ở lầu xanh, không phải màu áo hay nụ cười mà
chính tấm lòng thắm dịu và thủy chung của Thúy Kiều đã chinh phục Từ Hải:
Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều,
Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng.
Cũng trong lần gặp gỡ ban đầu ấy, tuy Từ Hải chưa xây dựng được
nghiệp lớn nhưng Thúy Kiều đã nhận biết tài trí anh hùng của Từ và dự đoán
chàng sẽ làm nên nghiệp đế vương:
Thưa rằng “Lượng cả bao dong,
Tấn Dương được thấy may rồng có phen”.
Khi Từ bị Hồ Tôn Hiến lừa dối và chết thảm trong đám loạn quân, ai thấu
hiểu được mối hận của người anh hùng khi thất thế? Chỉ có Thúy Kiều và chỉ
một mình Thúy Kiều mà thôi! Cho nên “trong vòng tên đá bời bời”, Từ Hải vẫn
“đứng giữa trời trơ trơ” để chờ đợi tiếng nói đồng cảm của người tri âm, tri kỉ.
Từ chỉ ngã xuống và yên giấc ngủ ngàn thu khi Thúy Kiều đến và khóc:
Khóc rằng: “Trí dũng có thừa,
Bởi nghe lời thiếp nên cơ hội này!
Mặt nào trông thấy nhau đây?
Thà liều sống thác một ngày có nhau!”
Đoạn có câu chủ đề đặt ở cuối: ý nghĩa của các câu được sắp xếp theo
cách quy nạp.

16
Ví dụ với đoạn chứng minh có câu chủ đề đặt ở cuối đoạn như sau: “Giữa

Từ Hải và Thúy Kiều có mối cảm thông sâu sắc của tình tri kỉ”.
Đoạn văn: “Trong lần gặp mặt đầu tiên ở lầu xanh, không phải màu áo
hay nụ cười mà chính tấm lòng thắm dịu và thủy chung của Thúy Kiều đã chinh
phục Từ Hải:
Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều,
Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng.
Thưa rằng “Lượng cả bao dong,
Tấn Dương được thấy may rồng có phen”.
Khi Từ bị Hồ Tôn Hiến lừa dối và chết thảm trong đám loạn quân, ai thấu
hiếu được mối hận của người anh hùng khi thất thế? Chỉ có Thúy Kiều và chỉ
một mình Thúy Kiều mà thôi! Cho nên “trong vòng tên đá bời bời”, Từ Hải vẫn
“đứng giữa trời trơ trơ” để chờ đợi tiếng nói đồng cảm của người tri âm, tri kỉ.
Từ chỉ ngã xuống và yên giấc ngủ ngàn thu khi Thúy Kiều đến và khóc:
Khóc rằng: “Trí dũng có thừa,
Bởi nghe lời thiếp nên cơ hội này!
Mặt nào trông thấy nhau đây?
Thà liều sống thác một ngày có nhau!”
Qua đó chúng ta thấy rằng giữa Từ Hải và Thúy Kiều có mối cảm thông
sâu sắc của tình tri kỉ”.
Đoạn có câu chủ đề đặt ở giữa: ý nghĩa của các câu được sắp xếp theo
cách quy nạp.
Đoạn có câu chủ đề được hiểu ngầm: ý nghĩa của các câu được sắp xếp
theo trật tự song song.
Ví dụ: đoạn văn có câu chủ đề được hiểu ngầm “đặc sắc tư tưởng bài thơ
Tống biệt hành của Thâm Tâm và vai trò của bài thơ trong việc khẳng định tên
tuổi của Thâm Tâm đối với phong trào Thơ mới” như sau:
“Vị trí của Thâm Tâm đối với Thơ mới có cái gì na ná như Thôi Hiệu đối
với thơ Đường. Nếu chọn mười nhà thơ Đường lớn nhất, chưa chắc đã có Thôi
Hiệu, nhưng nếu chọn mười bài thơ Đường hay nhất không thể không có Hoàng
Hạc lâu. Vâng, kể tên mười nhà thơ mới lớn nhất không chắc có Thâm Tâm,

nhưng chọn mười bài thơ mới hay nhất khó có thể bỏ qua Tống biệt hành”.
[15;113]
Ta có thể dựa vào bốn cách sắp xếp câu vừa tìm hiểu ở trên để viết đoạn
nghị luận.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khảo sát chƣơng trình SGK Ngữ văn 12 phần làm văn Nghị luận văn học

17
SGK Ngữ văn lớp 12 (cơ bản) theo chương trình hiện hành bao gồm 20
bài hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh cách làm bài Nghị luận văn học với nội
dung cụ thể như sau:
Bài 1: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (1 tiết).
- Tìm hiểu đề và lập dàn ý.
- Đối tượng, nội dung của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Bài 3: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học (1 tiết).
- Hướng dẫn chung về thực hành trên lớp.
- Đối tượng, nội dung của bài nghị luận bàn về ý kiến văn học.
Bài 3: Viết bài làm văn số 3 (2 tiết).
- Hướng dẫn chung.
- Gợi ý một số đề bài.
- Gợi ý cách làm bài.
Bài 4: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn
nghị luận (1 tiết).
- Luyện tập trên lớp.
- Luyện tập ở nhà.
Bài 5: Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận (1
tiết).
- Luyện tập trên lớp.
- Luyện tập ở nhà.
Bài 6: Trả bài làm văn số 3 (1 tiết).

- Hướng dẫn chung.
- Lưu ý một số vấn đề.
Bài 7: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận (1 tiết).
- Lỗi liên quan đến việc mâu thuẫn luận điểm.
- Lỗi về cách thức lập luận.
- Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm.
Bài 8: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận (1 tiết).
- Phát hiện và phân tích các lỗi lập luận.
- Chữa lại lỗi lập luận để có một lập luận chặt chẽ, logic và có sức thuyết
phục.
Bài 9: Kiểm tra tổng kết học kỳ 1 (2 tiết).
- Hướng dẫn chung: Nội dung, cách thức.
- Gợi ý đề bài.
Bài 10: Viết bài làm văn số 5 (2 tiết).
- Hướng dẫn chung.

18
- Gợi ý một số đề bài.
- Gợi ý cách làm bài.
Bài 11: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
- Tìm hiểu đề và lập dàn ý.
- Kết luận về kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
Bài 12: Trả bài làm văn số 5, viết bài làm văn số 6 (1 tiết).
- Hoạt động trên lớp:
+ Xác định yêu cầu bài viết.
+ Xây dựng lại dàn ý.
+ Sửa chữa những sai sót trong bài viết.
- Luyện tập ở nhà và chuẩn bị cho bài viết sau.
Bài 13: Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận (1 tiết).
- Viết phần mở bài.

- Viết phần kết bài.
Bài 14: Trả bài làm văn số 6 (1 tiết).
- Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài viết của mình và tự rút ra những
điểm mạnh và điểm yếu để khắc phục và phát huy trong bài viết sau.
Bài 15: Diễn đạt trong văn nghị luận (1 tiết).
- Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận.
- Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận.
Bài 16: Diễn đạt trong văn nghị luận (1 tiết).
- Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận.
- Luyện tập vận dụng.
Bài 17: Ôn tập phần làm văn (1 tiết).
- Những nội dung kiến thức cần ôn tập.
- Luyện tập vận dụng.
bài 18: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học (1 tiết).
- Nắm được những giá trị cơ bản của văn học.
- Hiểu được những nét bản chất của hoạt động tiếp nhận văn học.
Bài 19: Kiểm tra tổng hợp cuối năm (2 tiết).
- Hướng dẫn chung:
+ Những nội dung cần lưu ý.
+ Cách ôn tập và làm bài kiểm tra.
- Gợi ý đề bài:
+ Phần trắc nghiệm.
+ Phần tự luận.
Bài 20: Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm (1 tiết).

19
- Nhận xét, đánh giá kết quả bài làm.
- Thảo luận.
- Xây dựng một dàn ý chi tiết cho đề tự luận.
- Học sinh đọc lại bài kiểm tra và sửa lỗi.

* Nhận xét
Có thể thấy rằng từ trước tới nay để rèn luyện kĩ năng phương pháp cho
học sinh trong việc làm văn nghị luận, các SGK Ngữ văn đã đi theo nhiều hướng
khác nhau tùy theo yêu cầu của thời đại mang tính lịch sử. Cụ thể như sau:
Nếu như trong SGK làm văn 12 trước đây, các bài không được chia tách
thành tiết thì trong SGK Ngữ Văn 12 theo chương trình hiện hành được chia
tách rất cụ thể, điều này hợp lí và thuận lợi hơn cho cả giáo viên và học sinh
trong quá trình dạy học.
Thứ hai: Do bối cảnh xã hội, đặc biệt là sự thay đổi của cuộc sống. Trong
SGK Ngữ văn lớp 12 trước đây và SGK hiện hành vẫn luôn coi trọng kiểu bài
Nghị luận văn học, đặc biệt chú trọng rèn cho học sinh kĩ năng phương pháp làm
bài.
Thứ ba: SGK Ngữ văn 12 trước đây đi sâu vào những thao tác cơ bản như
phân tích văn học, bình giảng văn học, bình luận văn học, bình giảng văn xuôi.
Vấn đề này trong SGK Ngữ Văn 12 hiện hành (theo chương trình chuẩn) không
đi sâu thể hiện trình bày.
Thứ tư: Trong các tiết làm bài kiểm tra làm văn nghị luận, SGK Ngữ văn
lớp 12 trước đây mới chỉ đưa ra các nội dung học tập sau đó hướng dẫn học sinh
giải một số đề Nghị luận văn học. Còn SGK Ngữ văn lớp 12 hiện hành thì có
phần hướng dẫn chung cho học sinh, gợi ý một số đề bài và đặc biệt còn gợi ý về
kiến thức, kĩ năng, cách làm bài về kiểu bài này.
1.2.2. Khảo sát nội dung đề thi phần Nghị luận văn học
Bắt đầu từ năm 2009 đến nay, cấu trúc đề thi có sự thay đổi, cụ thể như
sau:
Phần chung bắt buộc gồm 2 câu:
câu 1 (2 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm
văn học Việt Nam.
Câu 2 (3 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị
luận xã hội (không quá 600 từ)
Phần riêng tự chọn (5 điểm) có 2 câu và học sinh chỉ được phép chọn một

trong hai câu hỏi này: vận dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn học để viết
bài Nghị luận văn học. Đây cũng chính là đề tài tìm hiểu của khóa luận.
Câu 3.a: theo chương trình chuẩn (5 điểm)

×