Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

xây dựng và thiết kế một hệ thống thoại đáp ứng trong thực tế cho các doanh nghiệp nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.85 MB, 163 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP
SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG
NGUYỄN THANH PHƯỚC - 1 -

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đồ đề tài tốt nghiệp này, chúng em đã được sự giúp đỡ của rất
nhiều người. Việc cám ơn sau khi hoàn thành đề tài tốt nghiệp là một điều tất yếu.
Trước hết chúng em xin được cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Viễn Thông và
nhất là cô Phạm Thị Xuân Phương, người đã chịu trách nhiệm hướng dẫn đề tài này.
Cô đã tạo hướng đi, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để chúng em có
thể hoàn thành tốt công việc được giao. Những kiến thức mà chúng em có được
trong quá trình hoàn thành luận văn chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng em
sau này.
Kế đến, chúng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã khích lệ tinh
thần, hỗ trợ kinh phí trong quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn các thành viên
cộng đồng mã nguồn mở, những người tiên phong luôn muốn làm cho thế giới hoàn
thiện hơn về công nghệ, đã không ngần ngại chia sẽ kỹ thuật cũng như công nghệ.
Một lần nữa xin cảm ơn tất cả mọi người!













TPHCM, tháng 8 năm 2008
Nguyễn Thanh Hiếu
Nguyễn Thanh Phước




ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP
SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG
NGUYỄN THANH PHƯỚC - 2 -

MỤC LỤC:
MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI 10
Chương 1: CÁC GIAO THỨC TRUYỀN TẢI VÀ BÁO HIỆU TRONG 12
MẠNG VoIP 12
1.1 VoIP là gì? 12
1.2 Giao thức TCP/IP 13
1.2.1 Giới thiệu về mạng IP 13
1.2.2 Giao thức IP (Internet Protocol) 15
1.2.3 Địa chỉ IP 17
1.2.4 Định tuyến - Routing 18
1.2.5 Giao thức TCP (Transport Control Protocol) 18
1.2.6 UDP (User Data Protocol) 19
1.3 RTP (Real Time Protocol) 20
1.4 RTCP (Real-time Transport Control Protocol) 23
1.5 RSVP (Resource Reservation Protocol) 24
1.6 Bộ giao thức H.323 26
1.7 SIP (Session Initation Protocol) 29
1.8 MGCP ( Media Gateway Control Protocol) 32
1.9 NAT (Network address translator) 35

1.10 Giao thức IAX (Inter Asterisk eXchange) 35
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ ASTERISK 37
2.1 Giới thiệu 37
2.2 Kiến trúc asterisk 38
2.3 Một số tính năng cơ bản 40
2.3.1 Voicemail (hộp thư thoại) 41
2.3.2 Call Forwarding(chuyển cuộc gọi) 41
2.3.3 Caller ID (hiển thị số gọi) 42
2.3.4 Automated attendant (chức năng IVR) 42
2.3.5 Time and Date 42
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP
SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG
NGUYỄN THANH PHƯỚC - 3 -

2.3.6 Call Parking 43
2.3.7 Remote call pickupe 43
2.3.8 Privacy Manager 43
2.3.9 Backlist 43
2.4 Các ngữ cảnh ứng dụng 43
2.4.1 Tổng đài voip IP PBX 43
2.4.2 Kết nối IP PBX với PBX 43
2.4.3 Kết nối giữa các server Asterisk 44
2.4.4 Các ứng dụng IVR, VoiceMail, Điện Thoại Hội Nghị 44
2.4.5 Chức năng Phân phối cuộc gọi tự động ACD (Automatic Call
Distribution) 44
Chương 3: MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG HỆ THỐNG ASTERISK 45
3.1 PBX - Private Branch Exchange 45
3.1.1 Âm hiệu mời quay số (Dial tone): 45
3.1.2 Âm hiệu báo bận (Busy tone): 46
3.1.3.Âm hiệu hồi âm chuông (Ring back tone): 47

3.1.4.Tín hiệu chuông (Ring tone): 47
3.1.5 Tín hiệu số quay: 48
3.2 PSTN – Public Switched Telephone Network 49
3.3 TDM – Time Division Multiplexing 50
3.4 Các hình thức báo hiệu giao tiếp TDM 50
3.4.1 FXO và FXS 50
3.4.2 Báo hiệu Analog giữa đầu cuối và tổng đài 51
3.4.3 Báo hiệu giữa các tổng đài 51
3.5 Thiết Bị VoIP 52
3.5.1 Voip Phone 52
3.5.2 Softphone 52
3.5.3 Card giao tiếp với PSTN 53
3.5.4 ATA Analog Telephone Adaptors 54
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP
SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG
NGUYỄN THANH PHƯỚC - 4 -

3.6 Codecs 54
3.7 QoS – Quality of Service 55
3.7.1 Độ trễ 55
3.7.2 Độ trượt(Jitter) 56
Chương 4: CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH ASTERISK 60
4.1 Cài đặt asterisk 60
4.2 Tổ Chức Thư Mục của Asterisk 62
4.2.1 /etc/asterisk/ 62
4.2.2 /usr/lib/asterisk/modules/ 63
4.2.3 /var/lib/asterisk 63
4.2.4 /var/spool/asterisk/ 64
4.2.5 /var/run/ 65
4.2.6 /var/log/asterisk/ 65

4.2.7 /var/log/asterisk/cdr-csv 66
4.3 Một số lệnh thao tác trên hệ thống asterisk 66
4.4 Tập tin cấu hình 67
4.5 Các kiểu ảnh hưởng trong tập cấu hình 68
4.5.1 Simple Group 69
4.5.2 Option inheritance 69
4.5.3 Complex Entity 70
4.6 Giới Thiệu DialPlan 70
4.6.1 Extentions 71
4.6.2 Priorities – Thứ tự thực hiện 72
4.6.3 Aplications – Các hàm ứng dụng 73
4.6.3.1 Ứng dụng Playback() và Goto() 73
4.6.3.2 Ứng dụng GotoIf( ) 75
4.6.4 Contexts - Ngữ cảnh 76
4.6.5 Chỉ định Pattern 78
4.6.6 Include 79
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP
SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG
NGUYỄN THANH PHƯỚC - 5 -

4.6.7 Sử dụng Database Asterisk 81
4.6.8 Các biểu thức căn bản: 82
Chương 5: MÔ HÌNH THỰC HIỆN 86
5.1 Một số mô hình sử dụng trong thực tế 86
5.1.1 Mô hình đơn site 86
5.1.2 Mô hình đa site xử lý cuộc gọi phân tán 87
5.1.3 Mô hình đa site xử lí cuộc gọi tập trung 88
5.1.4 Mô hình đa site xử lý cuộc gọi kết hợp 89
5.2 Mô hình triển khai hệ thống Asterisk 91
5.3 Cấu hình phần cứng 92

5.3.1 Cấu hình thiết bị Grandstream 488 92
5.3.2 Lắp đặt Card X100P và cấu hình 95
5.4 Khai báo kênh SIP 97
5.5 Khai báo kênh IAX 100
5.6 Cấu hình Softphone 101
5.6.1 Cấu hình Softphone Xlite 101
5.6.2 Cấu hình Softphone Zoiper 102
5.7 Xây dựng IP-PBX 103
5.7.1 Cuộc gọi nội bộ giữa hai thuê bao sử dùng cùng giao thức báo hiệu 104
5.7.2 Cuộc gọi nội bộ giữa hai thuê bao sử dùng khác giao thức báo hiệu 106
5.7.3 Cuộc gọi ra ngoài PSTN 107
5.8 Xây dựng các dịch vụ 108
5.8.1 IVR (Interactive voice response) 108
5.8.2 Voicemail (hộp thư thoại) 110
5.8.3 Call Forwarding (chuyển cuộc gọi) 112
5.8.3.1 Chuyển cuộc gọi tức thời 112
5.8.3.2 Chuyển cuộc gọi khi bận 113
5.8.3.3 Chuyển cuộc gọi khi không trả lời 115
5.8.4 Call Transfer 116
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP
SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG
NGUYỄN THANH PHƯỚC - 6 -

5.8.5 Call Parking 117
5.8.6 Call Pickup 120
5.8.7 Meetme (chức năng hội nghị) 121
5.8.8 DND (Do not Disturb - Dịch vụ chống làm phiền ) 127
5.8.9 DISA (Direct Inward System Access) 128
5.8.10 Asterisk RealTime Architecture 131
5.8.11 CDR (Call Detail Record) 135

5.9 Dial Plan-Liên kết các dịch vụ 139
PHỤ LỤC 149
PHỤ LỤC 1: CÀI ĐẶT FEDORA CORE 5 149
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ CÂU LỆNH SỬ DỤNG TRONG MYSQL VÀ PHP 158
PHỤ LỤC 3: HƯỚNG DẪN PHẦN MỀM BẮT GÓI ETHEREAL 159
PHỤ LỤC 4: CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT: 162
















ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP
SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG
NGUYỄN THANH PHƯỚC - 7 -

BẢNG CÁC HÌNH VẼ

Hình 1: Mô hình tổng quan 11


Hình 1.1 Mô hình tham chiếu OSI

mô hình TCP/IP 14

Hình 1.2: Đóng gói dữ liệu của user thành khung Ethernet 14

Hình 1.3: Tiêu đề gói dữ liệu IP 15

Hình 1.4: Các lớp của địa chỉ IP 17

Hình 1.5: Ví dụ về điều khiển luồng dùng cửa sổ trượt 19

Hình 1.6: Định dạng gói tin UDP 20

Hình 1.7: Cấu trúc gói tin RTP 21

Hình 1.8: Cấu trúc gói tin RTCP 24

Hình 1.9: Mối quan hệ giữa Flowspec và Fliterspec 26

Hình 1.10: Các giao thức sử dụng trong H.323 26

Hình 1.11: Một số bản tin RAS thông dụng 27

Hình 1.12: Các thông điệp Q.931 thông dụng 27

Hình 1.13: Các thành phần của H.323 28

Hình 1.14: Tiến hành cuộc gọi trong H.323 28


Hình 1.15: Các thành phần trong SIP 29

Hình 1.16: Tiến hành cuộc gọi trong SIP với proxy server 31

Hình 1.17: Các thành phần cơ bản trong MGCP 32

Hình 1.18: Tiến hành cuộc gọi trong MGCP 33

Hình 1.19: Minh họa hoạt động của NAT 35

Hình 2.1: Sơ đồ tổng quát 38

Hình 2.2: Sơ đồ khối của asterisk 39

Hình 3.1: Âm hiệu Dial tone 46

Hình 3.2: Âm hiệu báo bận 46

Hình 3.3: Âm hiệu ring back tone 47

Hình 3.4: Âm hiệu rung chuông 47

Hình 3.5: Ma trận nút nhấn 49

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP
SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG
NGUYỄN THANH PHƯỚC - 8 -

Hình 3.6 a) Máy điện thoại vai trò FXO kết nối với FXS (PSTN), Hình b) PBXkết
nối với FXO và FXS, Hình c) ATA đóng vai trò như FXS để kết nối với máy điện

thoại vai trò FXO 51

Hình 3.7: Điện thoại VoIP 52

Hình 3.8: Điện Thoại Softphone 53

Hình 3.9 Card TDM22B gồm 4 port 2 FXS và 2 FXO 53

Hình 3.10: Thiết bị ATA 54

Hình 3.11: Các thuật toán codec 55

Hình 3.12: Nguyên nhân gây ra jitter 57

Hình 4.1: Cấu trúc thư mục 65

Hình 4.2: Một ví dụ về file cấu hình 68

Hình 4.3: Các kiểu ảnh hưởng trong tập tin cấu hình 68

Hình 5.1: mô hình đơn site 86

Hình 5.2: Mô hình đa site phân tán 88

Hình 5.3: Mô hình đa site tập trung 89

Hình 5.4: Mô hình đa site kết hợp 90

Hinh 5.5: Mô hình triển khai hệ thống asterisk 91


Hình 5.6: Grandstream 488 93

Hình 5.7: Giao diện cổng phone của Grandstream 488 94

Hình 5.8: Giao diện cổng line của Grandstream 488 95

Hình 5.9 : Card X100P 95

Hình 5.10: Cấu hình điện thoại x-lite 101

Hình 5.11: Khai báo user điện thoại x-lite 102

Hình 5.12: Cấu hình điện thoại zoiper 102

Hình 5.13: Khai báo user điện thoại zoiper 103

Hình 5.14: Mô hình thực hiện cuộc gọi nội bộ cùng giao thức 104

Hình 5.15: Các bản tin trong cuộc gọi nội bộ 105

Hình 5.16: Mô hình thực hiện cuộc gọi nội bộ khác giao thức 106

Hình 5.18: Các bản tin cuộc gọi ra ngoài PSTN 108

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP
SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG
NGUYỄN THANH PHƯỚC - 9 -

Hình 5.19: Mô hình minh họa thực hiện dịch vụ IVR 109


Hình 5.20: Các bản tin khi thực hiện chuyển cuộc gọi tức thời 113

Hình 5.21: Các bản tin khi thực hiện chuyển cuộc gọi khi bận 114

Hình 5.22: Các bản tin thực hiện chuyển cuộc gọi khi không trả lời 116

Hình 5.23: Các bản tin khi thực hiện dịch vụ transfer 117

Hình 5.24: Các bản tin khi thực hiện dịch vụ call parking 120

Hình 5.25: Các bản tin khi thực hiện dịch vụ call pickup 121

Hình 5.26: Mô hình thực hiện hội nghị 122

Hình 5.27: Các bản tin khi thực hiện chức năng hội nghị 127

Hình 5.28: Mô hình thực hiện dịch vụ DISA 129

Hình 5.29:Các gói tin khi thực hiện dịch vụ DISA 131

Hình 5.30: Giao diện web chi tiết cuộc gọi 139



























ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP
SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG
NGUYỄN THANH PHƯỚC - 10 -

MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI

Ngày nay với việc phát triển bùng nổ của công nghệ mạng. Hầu hết các công
ty đều xây dựng một mạng LAN hay một mạng WAN riêng cho mình. Việc tích
hợp mạng thoại dựa trên hạ tầng mạng sẵn có sẽ làm giảm chi phí lắp đặt cũng như
sử dụng khi gọi nội bộ. Việc nghiên cứu một vài mô hình ứng dụng mạng điện thoại
trên cơ sở đã có mạng hạ tầng sẵn có để áp dụng triển khai cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ là một điều cần thiết. Hiện nay, trên thực tế đã có rất nhiều doanh
nghiệp trong và ngoài nước đã xây dựng mạng điện thoại trên nền tảng IP cho riêng

mình sử dụng các server tổng đài của các hãng khác nhau. Đề tài sẽ xây dựng và
thiết kế một hệ thống thoại đáp ứng trong thực tế cho các doanh nghiệp nhỏ.
*Mục tiêu
Mục tiêu đặt ra là hệ thống thoại thực hiện sẽ có một server tổng đài thực
hiện xử lí các cuộc gọi trong mạng nội bộ và đi ra ngoài. Các thuê bao nội bộ trong
mạng gọi cho nhau mà doanh nghiệp không phải tốn một chi phí về cước viễn thông
nào. Hơn nữa, hệ thống sẽ được xây dựng các dịch vụ như voicemail, chuyển cuộc
gọi, hội nghị v.v. mà chỉ có ở những tổng đài số đắt tiền.
*Yêu cầu
Các điện thoại trong mạng LAN có thể gọi cho nhau, cũng như gọi ra ngoài
PSTN, gọi ra ngoài internet thông qua một nhà cung cấp dịch vụ VoIP. Tất cả đều
được xử lí thông qua một server. Các thuê bao ở ngoài gọi vào sẽ nghe được lời
chào của doanh nghiệp đã được định trước. Các thuê bao nội bộ có thể sử dụng
được nhiều dịch vụ như mong muốn. Xây dựng một trang web hiển thị chi tiết các
cuộc gọi đã gọi. Sử dụng một cơ sở dữ liệu cần thiết để hệ thống có thể đáp ứng
theo thời gian thực.
* Hướng giải quyết đề tài:
Chọn lựa server là phần mềm mã nguồn mở chuyển mạch asterisk được cài
trên cơ sở hệ điều hành linux. Hai PC sử dụng hai softphone có hai giao thức báo
hiệu khác nhau. Một analogphone thông qua ATA tham gia vào hệ thống. Hai
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP
SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG
NGUYỄN THANH PHƯỚC - 11 -

gateway trong đó một là gắn trong khe PCI và một là gắn ngoài để kết nối hệ thống
ra ngoài PSTN. Tất cả việc xử lí cuộc gọi sẽ được lập trình trong phần mềm chuyển
mạch asterisk.


Hình 1: Mô hình tổng quan









ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP
SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG
NGUYỄN THANH PHƯỚC - 12 -

Chương 1
CÁC GIAO THỨC TRUYỀN TẢI VÀ BÁO HIỆU TRONG
MẠNG VoIP
1.1 VoIP là gì?
VoIP (Voice over Internet Protocol) là một công nghệ cho phép truyền thoại
sử dụng giao thức mạng IP, trên cơ sở hạ tầng sẵn có của mạng internet. Voip là
một trong những công nghệ viễn thông đang được quan tâm nhất hiện nay không
chỉ đối với nhà khai thác, các nhà sản xuất mà còn cả với người sử dụng dịch vụ.
VoIP có thể vừa thực hiện mọi loại cuộc gọi như trên mạng điện thoại kênh
truyền thống (PSTN) đồng thời truyền dữ liệu trên cơ sở mạng truyền dữ liệu. Do
các ưu điểm về giá thành dịch vụ và sự tích hợp nhiều loại hình dịch vụ nên voip
hiện nay được triển khai một các rộng rãi.
Dịch vụ điện thoại voip là dịch vụ ứng dụng giao thức IP, nguyên tắc của
VoIP bao gồm việc số hoá tín hiệu tiếng nói, thực hiện việc nén tín hiệu số, chia
nhỏ các gói nếu cần và truyền gói tin này qua mạng, tới nơi nhận các gói tin này
được ráp lại theo đúng thứ tự của bản tin, giải mã tín hiệu tương tự phục hồi lại
tiếng nói ban đầu.
Các cuộc gọi trong VoIP dựa trên cơ sở sử dụng kết hợp cả chuyển mạch

kênh và chuyển mạch gói. Trong mỗi loại chuyển mạch đều có ưu, nhược điểm
riêng của nó. Trong kỹ thuật chuyển mạch kênh giành riêng cho một kênh truyền
giữa hai thiết bị đầu cuối thông qua các node chuyển mạch trung gian. Trong
chuyển mạch kênh tốc độ truyền dẫn luôn luôn cố định (nghĩa là băng thông không
đổi) , với mạng điện thoại PSTN tốc độ này là 64kbps, truyền dẫn trong chuyển
mạch kênh có độ trễ nhỏ.
Trong chuyển mạch gói các bản tin được chia thành các gói nhỏ gọi là các
gói, nguyên tắc hoạt động của nó là sử dụng hệ thống lưu trữ và chuyển tiếp các gói
tin trong nút mạng. Đối với chuyển mạch gói không tồn tại khái niệm kênh riêng,
băng thông không cố định có nghĩa là có thể thay đổi tốc độ truyền, kỹ thuật chuyển
mạch gói phải chịu độ trễ lớn vì trong chuyển mạch gói không quy định thời gian
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP
SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG
NGUYỄN THANH PHƯỚC - 13 -

cho mỗi gói dữ liệu tới đích, mỗi gói có thể đi bằng nhiều con đường khác nhau để
tới đích, chuyển mạch gói thích hợp cho việc truyền dữ liệu vì trong mạng truyền
dữ liệu không đòi hỏi về thời gian thực như thoại, để sử dụng ưu điểm của mỗi loại
chuyển mạch trên thì trong voip kết hợp sử dụng cả hai loại chuyển mạch kênh và
chuyển mạch gói.
1.2 Giao thức TCP/IP
1.2.1 Giới thiệu về mạng IP
Mạng IP là các loại mạng dữ liệu sử dụng chồng giao thức TCP/IP trong đó
sử dụng giao thức IP cho lớp mạng (lớp 3) còn ở lớp truy nhập mạng (lớp 2) có thể
là giao thức của mạng LAN, x25, Frame Relay, PPP IP là từ viết tắt của Internet
Protocol phiên bản 4 là phiên bản hiện được sử dụng nhiều nhất, ta thường viết IPv4
để chỉ ra phiên bản của giao thức này, ngoài ra còn có phiên bản 6 (IPv6).
Để thuận tiện cho việc thiết kế và cài đặt mạng thì người ta thường sử dụng
phương pháp thiết kế theo kiểu phân lớp. Mỗi thành phần hệ thống mạng được xem
như một kiến trúc đa tầng, trong đó các tầng ở trên thì được xây dựng trên cơ sở

tầng ngay dưới nó, mỗi lớp sẽ thực hiện một chức năng riêng nào đó và sẽ được các
lớp liền kề nó sử dụng. Bằng cách này sẽ tạo ra được rất nhiều lợi ích. Đầu tiên là
dễ dàng hơn cho việc thiết kế bởi vì sẽ rất khó khăn nếu như thực hiện toàn bộ chức
năng trên một lớp, bằng cách chia ra các lớp ta chỉ cần thực hiện chức năng của
từng lớp một có thể điều này không dễ dàng hơn nhưng ta giải quyết công việc một
cách hiệu quả hơn. Một lợi ích khác đó là khả năng thích ứng, giả sử như ta muốn
thay đổi phần mềm thì lúc đó ta chỉ cần thay đổi ở lớp có liên quan. Có hai mô hình
phân lớp tiêu biểu đó là mô hình tham chiếu mở OSI (Opening System
Interconnection) và mô hình TCP/IP.
Mô hình tham chiếu OSI là mô hình chuẩn có 7 lớp được thiết kế bởi tổ chức
tiêu chuẩn quốc tế ISO (International Standard Organization). Mô hình chỉ đưa ra
công việc mỗi lớp nên thực hiện ví dụ như việc sử dụng giao thức nào chứ không đi
vào chi tiết. Khi thực hiện trong thực tế dựa trên mô hình này có một số lớp gần như
trống rỗng nhưng có lớp rất phức tạp tuy nhiên đây là mô hình chuẩn và là mô hình
tiêu biểu cho phương pháp thiết kế phân lớp.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP
SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG
NGUYỄN THANH PHƯỚC - 14 -




Hình 1.1 Mô hình tham chiếu OSI Mô hình TCP/IP


Hình 1.2: Đóng gói dữ liệu của user thành khung Ethernet
Trong các mô hình phân lớp thì khi dữ liệu được truyền từ lớp trên xuống
các lớp dưới thì mỗi lớp đều thêm vào phần điều khiển của mình để đảm bảo việc
truyền dữ liệu được chính xác. Mỗi thông tin điều khiển này gọi là header và được
đặt ở phần trước dữ liệu. Việc thêm vào phần header ở mỗi lớp trong quá trình

truyền nhận tin gọi là sự đóng gói (encapsulation). Quá trình nhận dữ liệu diễn ra
theo thứ tự ngược lại mỗi lớp sẽ tách phần header của nó ra trước khi chuyển dữ
liệu lên lớp trên. Trên thực tế cấu trúc dữ liệu của mỗi lớp được cấu tạo tương thích
với lớp trên hay lớp dưới nó để cho việc truyền nhận dữ liệu được hiệu quả hơn.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP
SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG
NGUYỄN THANH PHƯỚC - 15 -

1.2.2 Giao thức IP (Internet Protocol)
Giao thức chính của của bộ TCP/IP là IP. Nó là sự thực thi của lớp mạng và
được chỉ định chính thức trong RFC 791. IP được thiết kế cho người sử dụng trong
các mạng máy tính liên kết với nhau. Nó cùng cấp dịch vụ giao nhận không tin cậy
host đến host dạng gói. Gói dữ liệu còn được gọi là IP datagram. Dạng không tin
cậy có nghĩa là không có một sự đảm bảo rằng IP datagram đến địa chỉ đích đúng
thứ tự. Cũng không chắc chắn rằng datagram trên thực tế đến đúng địa chỉ đích. IP
dựa vào giao thức tầng cao hơn để xử lý những vấn đề này
Hai tính chất chính của IP là địa chỉ IP và phân mãnh. Thông tin yêu cầu để
cung cấp các dịch vụ này chứa trong tiêu đề (header) của IP datagram. Phần tiêu đề
có chiều dài từ 20 đến 60 byte. Hình 2.5 chỉ cấu trúc của IP header.

Bit 0-3 Bit 4-7 Bit 8-10 Bit 11-
15
Bit 16-
19
Bit 20-
23
Bit 24-
27
Bit 28-
31

Phiên
bản
Chiều
dài tiêu
đề
Độ ưu
tiên
Loại
dịch vụ
Độ dài tổng
Số liệu gói dữ liệu Phân mảnh
Thời gian sống Giao Thức Tổng kiểm tra
Địa chỉ nguồn
Địa chỉ đích
Tuỳ chọn

Hình 1.3: Tiêu đề gói dữ liệu IP
- Phiên bản (Version): Trường 4 bit này cho biết phiên bản IP tạo ra phần
tiêu đề này. Phiên bản hiện tại là 4. Tuy nhiên phiên bản IPv6 sẽ thay thế
IPv4 trong tương lai.
- Chiều dài tiêu đề (HL – Header Length): Trường 4 bit này cho biết chiều
dài của phần tiêu đề của gói dữ liệu IP, tính theo đơn vị từ (32 bit). Trường
này cần thiết vì chiều dài của phần tiêu đề thay đổi (từ 20 đến 60 byte). Khi
không có phần tuỳ chọn (option), chiều dài phần tiêu đề là 20 byte và giá trị
của trường này là 5 (5x4=20). Khi phần tuỳ chọn có kích thước tối đa thì
giá trị của trường là 15 (15x4=60).
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP
SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG
NGUYỄN THANH PHƯỚC - 16 -


- Độ ưu tiên ( Precedence): Trường này có chiều dài 3 bit, giá trị nằm trong
khoảng từ 0 (000) đến 7 (111). Nó chỉ rõ độ ưu tiên của gói trong trường
hợp mạng bị tắt nghẽn. Nếu bộ định tuyến bị tắt nghẽn và cần bỏ một số gói
dữ liệu, nó sẽ bỏ các gói dữ liệu có độ ưu tiên cao nhất.
- Loại dịch vụ (TOS): Trường 5 bit này đặc tả các tham số về dịch vụ, có
dạng cụ thể như sau:
- Loại dịch vụ
- D - T - R - C - X


Trong 5 bit này có một bit dự phòng (x). Cho dù các bit đều có thể lấy
giá trị 0 hoặc 1, nhưng trong một gói dữ liệu chỉ có một bit được đặt 1.
+ 00000: Bình thường
+ 00010: Giá nhỏ nhất
+ 00100: Độ tin cậy cao nhất
+ 10000: Độ trễ nhỏ nhất
- Độ dài tổng (Total Length IP): Trường 16 bit này cho biết chiều dài tính
theo byte của cả gói dữ liệu.
- Số hiệu gói dữ liệu (Datagram Identification): Trường 16 bit này cùng với
các trường khác (như địa chỉ nguồn và địa chỉ đích) dùng để định danh duy
nhất cho một gói dữ liệu trong khoảng thời gian nó vẫn tồn tại trên liên
mạng. Giá trị này được tăng lên một đơn vị mỗi khi có gói dữ liệu được
trạm gởi đi. Do vậy giá trị này sẽ quay lại không mỗi khi trạm đã gửi đi
65535 gói dữ liệu.
- Phân mãnh (Fragmentation): Trường dữ liệu này được sử dụng khi gói
phân mãnh.
- Thời gian sống (Time to live): Trường 8 bit này quy định thời gian tồn tại
(tính bằng giây) của gói dữ liệu trong liên mạng để tránh tình trạng gói dữ
liệu bị chuyển vòng quanh trên liên mạng. Thời gian này được trạm gửi đặt
và được giảm đi 1 khi gói dữ liệu qua bộ định tuyến trên mạng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP
SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG
NGUYỄN THANH PHƯỚC - 17 -

- Giao thức (Protocol): Trường 8 bit này cho biết giao thức tầng trên sử
dụng dịch vụ của IP. Gói dữ liệu của IP có thể được đóng gói dữ liệu từ
nhiều giao thức tầng trên, chẳng hạn TCP, UDP và ICMP. Trường này chỉ
rõ giao thức đích cuối cùng mà gói dữ liệu IP phải chuyển.
- Tổng kiểm tra (checksum): Trường 16 bit này chứa mã kiểm tra lỗi CRC
(chỉ kiểm ta phần tiêu đề).
- Địa chỉ nguồn (Source Address): Trường 32 bit này chứa địa chỉ IP của
trạm nguồn.
- Địa chỉ đích (Destination Address): Trường 32 bit này chứa địa chỉ IP của
trạn đích.
1.2.3 Địa chỉ IP
Địa chỉ được sử dụng để giao nhận IP datagram từ nguồn đến đích. Mỗi
datagram đều cần phải có địa chỉ nguồn và địa chỉ đích. Các trường tương ứng trong
IP header phải mang tên tương tự. Các địa chỉ IP có độ dài 32 bit.

Hình 1.4: Các lớp của địa chỉ IP
Nó có thể định địa chỉ cho 4 triệu host với khoảng cách độ dài này. Một địa
chỉ IP được viết như là giá trị 4 byte và được ngăn bởi dấu chấm, ví dụ như là
10.1.13.5. Lý do của việc trình bày này là do sự phân cấp tổ chức trong Internet.
Mỗi địa chỉ IP bao gồm phần mạng và phần host. Một mạng có thể kết nối với một
hoặc nhiều mạng con. Tất cả các host thuộc quyền sở hữu của mạng (và cả mạng
con) phải có cùng một phần mạng của địa chỉ. Sự phân lớp của các mạng khác nhau
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP
SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG
NGUYỄN THANH PHƯỚC - 18 -


được miêu tả ở hình 1.4. Có tất cả 5 lớp khác nhau. Chúng được nhận dạng bởi 4 bit
quan trọng đầu tiên. Các lớp khác nhau định độ dài của phần mạng và phần host
khác nhau. Nó còn chỉ rõ số lượng của mạng con và host của mỗi mạng. Ví dụ trong
lớp A phần mạng có độ dài là 7 bit và phần host có độ dài là 24 bit.
1.2.4 Định tuyến - Routing
Định tuyến là chức năng của lớp 3 - Lớp mạng (Theo mô hình OSI). Nó thực
hiện việc này một cách phân tầng và có tổ chức cho phép nhiều địa chỉ riêng rẽ
được nhóm lại với nhau và được coi như là một đơn vị riêng lẻ cho đến lúc cần địa
chỉ cụ thể cho việc gửi dữ liệu cuối cùng. Định tuyến là một tiến trình thực hiện
việc tìm kiếm một đường đi tốt nhất từ một thiết bị tới một thiết bị khác. Thiết bị
chính thực hiện việc này là router, tuy nhiên ngoài router ra còn có một số các thiết
bị khác có thể thực hiện chức nâng này như là switch lớp 3, tường lửa.
Một router có chức năng duy trì và cập nhật bảng định tuyến khi có sự thay
đổi về cấu trúc vật lý mạng - topology (thực hiện bởi giao thức định tuyến). Khi một
gói tin đến router thì router phải sử dụng bảng định tuyến để quyết định gửi gói tin
đó đến đâu từ đó đưa gói tin đó ra cổng tương ứng. Router là thiết bị lớp mạng (lớp
3) sử dụng một hay nhiều tham số định tuyến để quyết định đường đi tốt nhất cho
gói tin tùy theo giao thức định tuyến mà nó sử dụng.
1.2.5 Giao thức TCP (Transport Control Protocol)
TCP là giao thức điều khiển truyền dẫn có độ tin cậy cao được thiết kế để
phục vụ việc liên lạc giữa hai host và chỉ hỗ trợ phương thức truyền “unicasting”.
Trong ứng dụng truyền thoại VoIP, giao thức TCP được sử dụng làm giao thức
truyền báo hiệu chứ không phục vụ việc truyền các tín hiệu thoại. Lý do vì header
của TCP lớn và vì đảm bảo tính chính xác cao của đường truyền nên giao thức TCP
gây ra thời gian trễ lớn ảnh hưởng đến chất lượng các ứng dụng thời gian thực. Và
để đảm bảo tính chính xác và thứ tự nên giao thức TCP được ứng dụng để truyền
báo hiệu. Giao thức TCP thực hiện các tính năng chính như sau:
- Thiết lập liên kết: Khi hai thực thể TCP muốn trao đổi dữ liệu với nhau
cần phải thiết lập một liên kết logic giữa chúng. Liên kết được thiết lập phải
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP

SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG
NGUYỄN THANH PHƯỚC - 19 -

được đảm bảo về tính chính xác và độ tin cậy, khi liên kết không còn đủ độ
tin cậy thì liên kết sẽ bị huỷ bỏ và thiết lập lại. Khi hoàn tất việc truyền
thông các liên kết sẽ được giải phóng. Để thực hiện việc thiết lập liên kết
các modul TCP sử dụng một cơ chế đặc biệt gọi là “bắt tay ba chiều” (three
way handshake).
- Bảo đảm tính chính xác: Giao thức TCP cung cấp các tham số để kiểm tra
cũng như sửa là sequence number, ACK (Acknowledge) và checksum. Các
segment được đánh số hiệu tuần tự do vậy dễ dàng loại bỏ các segment bị
thu được nhiều lần hoặc các segment không đạt yêu cầu. Các segment sau
khi thu được sẽ được kiểm tra nhờ trường checksum. Nếu chúng được thu
đúng thì sẽ phát lại tín hiệu ACK khẳng định. Nếu segment bị thu lỗi,
segment sẽ bị loại bỏ và nó sẽ được phát lại. Nhờ ACK mà các segment lỗi
hay bị mất sẽ được phát lại bảo đảm được tính chính xác của dữ liệu.
- Ngoài ra giao thức TCP còn cung cấp một số chức năng điều khiển luồng
và điều khiển tắc nghẽn (flow control và congestion control) cho phép kiểm
soát và tránh được sự tắc nghẽn trên mạng.

Hình 1.5: Ví dụ về điều khiển luồng dùng cửa sổ trượt
1.2.6 UDP (User Data Protocol)
UDP là một trong hai giao thức truyền dữ liệu được sử dụng trên cơ sở của
giao thức IP. Các đơn vị dữ liệu được trao đổi là các UDP datagram. Giao thức
UDP là giao thức không có liên kết và không có các cơ chế đảm bảo độ tin cậy.
Giao thức UDP không cung cấp các cơ chế kiểm tra, truyền lại cũng như các cơ chế
phản hồi để kiểm soát tốc độ luồng dữ liệu. Do đó các UDP datagram có thể bị thu
được nhiều lần hoặc thu không đúng. Tuy vậy UDP cũng cung cấp các cơ chế quản
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP
SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG

NGUYỄN THANH PHƯỚC - 20 -

lý số hiệu cổng để phân biệt giữa nhiều chương trình được chạy trên cùng một máy
tính. Hơn nữa cấu trúc của UDP datagarm đơn giản nên thời gian trễ truyền dẫn
cũng như thời gian xử lý cũng ngắn hơn do đó tốc độ truyền sẽ nhanh hơn. Các
chương trình dựa vào giao thức UDP thường được sử dụng trong phạm vi hẹp (local
environment) hơn là trong phạm vi rộng như Internet.

Bit 0-3 Bit 4-7 Bit 8-11 Bit 12-
15
Bit 16-
19
Bit 20-
23
Bit 24-
27
Bit 28-
31
Cổng nguồn Cổng đích
Độ dài tổng Tổng kiểm tra
Dữ liệu

Hình 1.6: Định dạng gói tin UDP
Trong đó:
Cổng nguồn (Source Port (16 bit)): số hiệu cổng của trạm nguồn.
Destination Port (16 bit): số hiệu cổng của trạm đích.
Message Length (16 bit): chỉ rõ độ dài phần UDP datagram (tính theo byte) bao
gồm cả phần header và phần data. Độ dài nhỏ nhất của UDP datagram là 8 byte khi
chỉ có phần header.
Checksum (16 bit): mã kiểm soát lỗi.

1.3 RTP (Real Time Protocol)
RTP được coi như một giao thứ truyền từ đầu cuối đến đầu cuối (end to end)
phục vụ truyền dữ liệu thời gian thực như audio và video. RTP thực hiện việc quản
lý về thời gian truyền dữ liệu và nhận dạng dữ liệu được truyền. Nhưng RTP không
cung cấp bất cứ một cơ chế nào đảm bảo thời gian truyền và cũng không cung cấp
bất cứ một cơ chế nào giám sát chất lượng dịch vụ. Sự giám sát và đảm bảo về thời
gian truyền dẫn cũng như chất lượng dịch vụ được thực hiện nhờ hai giao thức
RTCP và RSVP.
Tương tự như các giao thứ truyền dẫn khác, gói tin RTP (RTP packet) bao
gồm hai phần là header (phần mào đầu) và data (dữ liệu). Nhưng không giống như
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP
SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG
NGUYỄN THANH PHƯỚC - 21 -

các giao thức truyền dẫn khác là sử dụng các trường trong header để thực hiện các
chức năng điều khiển, RTP sử dụng một cơ chế điều khiển độc lập trong định dạng
của gói tin RTCP để thực hiện các chức năng này.
* Cấu trúc gói tin RTP:
VER P

X

CC M

PT Sequence Number
Timestamp
Synchronysation source (SSCR) identifier
Contributing source (CCRC) identifier (optional)
Extension header (optional)


Hình 1.7: Cấu trúc gói tin RTP
- Version (2 bit): chỉ rõ version của RTP hiện tại đang được cài đặt. Hiện tại
các giao thức RTP được cài đặt là version 2.
- Padding (1 bit): có vai trò như bit cờ được sử dụng để đánh dấu khi có một
số byte được chèn vào trong gói. Bit này được thiết kế để thích nghi với
việc sử dụng của các thuật toán mã hoá mà yêu cầu các khối có độ dài cố
định và việc truyền những gói tin RTP ở các lớp giao thức thấp hơn.
- Extension (1 bit): cũng có vai trò như một bit cờ được sử dụng để đánh
dấu khi có header mở rộng tiếp theo header cố định. Header mở rộng cung
cấp các cơ chế cho phép những người phát triển thử nghiệm bằng cách
thêm các chức năng định dạng dữ liệu độc lập mà yêu cầu các thông tin
trong header thêm khi cho phép một hoạt động bổ sung bỏ qua phần mở
rộng.
- CSRC count (4 bit): chỉ rõ số lượng của CSRC (contributing source) có
trong RTP header.
- Marker (1 bit): có vai trò như một bit cờ, trạng thái của nó được phụ thuộc
vào trường payload type. Khi bit này được thiết lập nó sẽ chỉ ra rằng trường
payload type có mang những thông tin chi tiết được định nghĩa phù hợp với
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP
SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG
NGUYỄN THANH PHƯỚC - 22 -

các ứng dụng mà những thông tin này không được định nghĩa trong các chỉ
dẫn của giao thức RTP.
- Payload Type (7 bit): chỉ rõ loại thông tin được chứa trong các gói.
- Serquence Number (16 bit): cung cấp số thứ tự của các gói. Cách này như
một cơ chế giúp bên thu có thể thu đúng thứ tự các gói tin, nhận ra gói tin
bị mất. Các gói tin bị mất sẽ không được truyền lại, chúng sẽ được phía thu
khắc phục bằng cách sử dụng một thuật toán để tái tạo lại các gói tin bị mất.
Giá trị khởi đầu của trường sequence number là ngẫu nhiên để đảm bảo tính

an toàn thông tin.
- Time-stamp (32 bit): là tham số đánh dấu thời điểm byte đầu tiên được lấy
mẫu trong gói RTP. Giá trị time-stamp khởi đầu là ngẫu nhiên, các gói RTP
phát đi liên tiếp có thể có cũng giá trị time-stamp nếu chúng cùng được phát
đi một lúc. Ví dụ với một bức ảnh số, chúng thường được cắt ra làm nhiều
phần khác nhau và mỗi phần được chứa trong một gói. Những gói đó khác
nhau về thứ tự (sequence number) nhưng chúng có cùng một giá trị time-
stamp.
- Syschronisation source (SSRC) identifier: số nhận dạng nguồn của gói dữ
liệu. Nếu ứng dụng muốn truyền dữ liệu có nhiều dạng khác nhau trong
cùng một thời điểm (ví dụ là tín hiệu audio và video) thì sẽ có những phiên
truyền riêng cho mỗi dạng dữ liệu. Sau đó ứng dụng sẽ tập hợp các gói tin
có cùng nhận dạng SSRC. Số nhận dạng này được gán một cách ngẫu
nhiên.
- Contribute source (CSRC) identifer (độ dài thay đổi): ví dụ tại một điểm
đích nào đó mà những tín hiệu audio đến đích cần trộn lại với nhau thì giá
trị CSRC sẽ là tập hợp tất cả các giá trị SSRC của các nguồn mà gửi tín
hiệu đến điểm đích đó. Trường CSRC có thể chứa tối đa là 15 số nhận dạng
nguồn SSRC.
- Extension header (độ dài thay đổi): chứa các thông tin thêm của gói RTP.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP
SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG
NGUYỄN THANH PHƯỚC - 23 -

1.4 RTCP (Real-time Transport Control Protocol)
Mặc dù RTP là một giao thức độc lập nhưng thường được hỗ trợ bởi giao
thức RTCP. RTCP trả về nguồn các thông tin về sự truyền thông và các thành phần
đích. Giao thức điều khiển này cho phép gửi về các thông số về bên thu và tự thích
nghi với bên phát cho phù hợp vời bên phát. Mỗi người tham gia một phiên truyền

RTP phải gửi định kỳ các gói RTCP tới tất cả những người khác cũng tham gia
phiên truyền. Tuỳ theo mục đích mà RTCP thực hiện 4 chức năng:
- Chức năng chính của RTCP là cung cấp một sự phản hồi chất lượng của
dữ liệu. Các thông tin đó giúp cho ứng dụng thực hiện chức năng điều
khiển luồng và quản lý tắc nghẽn. Các thông tin còn được sử dụng để chẩn
đoán kết quả.
- RTCP cung cấp sự nhận dạng mà được sử dụng để tập hợp các kiểu dữ
liệu khác nhau (ví dụ audio và video). Điều này là cần thiết vì khả năng
ngày không được RTP cung cấp.
- Nhờ việc định kỳ gửi các gói tin RTCP mà mỗi phiên truyền có thể theo
dõi được số người tham gia. RTP không thể sử dụng được cho mục đích
này khi một ai đó không gửi dữ liệu mà chỉ nhận từ những người khác.
- Cuối cùng là một chức năng lựa chọn cho phép có thêm thông tin về
những người tham gia vào phiên truyền.
Tuỳ thuộc vào giao thức RTP được sử dụng cho loại dữ liệu nào mà RTCP cung
cấp các thông báo điều khiển khác nhau. Có 4 loại thông báo điều khiển chính được
giao thức RTCP cung cấp là:
- Sender report (SR): thông báo này chứa các thông tin thống kê liên quan
đến kết quả truyền như tỷ lệ tổn hao, số gói dữ liệu bị mất, khoảng trễ. Các
thông báo này phát ra từ phía phát trong một phiên truyền thông.
- Receiver report (RR): thông báo này chứa các thông tin thống kê liên quan
đến kết quả nhận giữa các điểm cuối. Các thông báo này được phát ra từ
phía thu trong một phiên truyền thông.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP
SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG
NGUYỄN THANH PHƯỚC - 24 -

- Source description (SDES): thông báo bao gồm các thông số mô tả nguồn
như tên, vị trí,
- Application (APP): thông báo cho phép truyền các dữ liệu ứng dụng.

* Cấu trúc gói tin RTCP
VER

P

Report
Conunter
Packet Type Length
Report

Hình 1.8: Cấu trúc gói tin RTCP
Trong đó:
 Version (2 bit): chỉ rõ version của giao thức RTP hiện tại đang cài đặt.
Hiện tại các giao thức RTP đang được sử dụng là version 2.
 Padding (1 bit): có chức năng như một bit cờ chỉ rõ xem trong gói có các
byte được chèn thêm hay không.
 Report counter (5 bit): chỉ rõ số thông báo chứa trong gói (mỗi nguồn có
một thông báo).
 Packet type (8 bit): xác định loại thông báo của gói (SR hoặc RR hoặc
APP).
 Length (16 bit): chỉ rõ độ dài của gói.
 Report (độ dài thay đổi): chứa các thông báo chi tiết.
1.5 RSVP (Resource Reservation Protocol)
Giao thức RSVP được sử dụng như một giao thức báo hiệu hỗ trợ cho RTP.
Mục đích của RSVP là cung cấp một cơ chế đảm bảo băng thông cho các hoạt động
của các ứng dụng. RSVP gửi tham số chất lượng dịch vụ QoS kết hợp với các dữ
liệu thời gian thực được truyền trên mạng TCP/IP. Hỗ trợ giao thức RTP, giao thức
RSVP có thể giải quyết các lỗi xảy ra trên đường truyền để đảm bảo các tham số
chất lượng. Thật vậy, giao thức RTP chỉ hỗ trợ việc truyền thông điểm – điểm và
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG ĐÀI IP

SVTH: NGUYỂN THANH HIẾU GVHD: Ths. PHẠM THỊ XUÂN PHƯƠNG
NGUYỄN THANH PHƯỚC - 25 -

không quản lý các tham số liên kết trên mạng. RSVP không những tác động ở máy
phát, máy thu mà còn tác động trên cả các router trong mạng.
RSVP thiết lập và duy trì kết nối duy nhất cho một luồng dữ liệu, xác lập một
hệ thống quản lý thứ tự các gói và tạo modun điều khiển để quản lý các nguồn tài
nguyên của các nút mạng khác nhau. RSVP đưa ra một mô hình tối ưu để liên kết
các dữ liệu từ một nguồn tới nhiều đích. RSVP đóng vai trò quản lý một cách lập
các host đích để tự thích nghi các tham số chất lượng giữa khả năng cung cấp và
nhu cầu đáp ứng.
Việc dành riêng các tài nguyên được yêu cầu bởi bên thu bằng cách phát một
yêu cầu chất lượng dưới dạng một bản tin RSVP tương thích với nhu cầu của
chúng. Thực tế sử dụng RSVP nhằm đảm bảo chất lượng trong việc truyền tin. Để
đảm bảo đường truyền thông suốt các điểm cuối phải hoạt động ở chế độ kết nối.
Máy thu phải thường xuyên gửi các bản tin RSVP đến các router để đảm bảo thông
suốt đường truyền.
RSVP hoạt động trên cơ sở xử lý các gói tin theo một yêu cầu chất lượng
dịch vụ QoS. Hai thành phần chính thực hiện chức năng này là flowspec và
filterspec. Flowspec có chức năng kiểm tra luồng dữ liệu được truyền như một yêu
cầu dịch vụ của các ứng dụng mà kết quả là đưa ra một yêu cầu về chất lượng dịch
vụ QoS. Flowspec đưa ra một yêu cầu chất lượng dịch vụ còn filterspec có nhiệm
vụ lọc bỏ các gói tin mà không đảm bảo yêu cầu về chất lượng dịch vụ, những gói
này sẽ được cung cấp một phương thức truyền tốt nhất có thể đáp ứng yêu cầu chất
lượng dịch vụ. Mối quan hệ của flowspec và filterspec được mô tả trên hình vẽ.

×