Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Nội dung kế hoạch lao động – việc làm thời kỳ 2006 – 2010 và đánh giá việc thực hiện kế hoạch lao động – việc làm trong 2 năm 2006 và 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.68 KB, 24 trang )

Lời nói đầu
Có thể khẳng định lao động có vai trò động lực quan trọng trong tăng
trưởng và phát triển kinh tế. Lao động có vai trò đặc biệt hơn các yếu tố khác
vì lao động có vai trò 2 mặt.
Thứ nhất là một nguồn lực sản xuất chính không thể thiếu trong các hoạt
động kinh tế. Với vai trò này lao động luôn được xem xét ở cả 2 khía cạnh, đó
là chi phí và lợi ích. Lao động là yếu tố đầu vào, nó có ảnh hưởng tới chi phí
tương tự như việc sử dụng yếu tố sản xuất khác. Lao động cũng bao hàm
những lợi ích tiềm tàng theo nghĩa: góp phần làm tăng thu nhập cải thiện đời
sống và giảm nghèo đói thông qua chính sách(tạo việc làm, tổ chức lao động
có hiệu quả, áp dụng công nghệ phù hợp…).
Thứ hai lao động là một bộ phận của dân số, là người được hưởng thụ lợi
ích của quá trình phát triển. Mọi quốc gia đều nhấn mạnh đến mục tiêu “ phát
triển vì con người và coi đó là động lực của sự phát triển”.
Do đó kế hoạch lao động – việc làm là đặc biệt cần thiết đối với Việt Nam.
Việt Nam là một nước “đang phát triển” và nguồn nhân lực có đầy đủ các tính
chất của một nước kém phát triển: Tốc độ tăng dân số cao, nguồn lao động
dồi dào, giá lao động rẻ, chất lượng lao động thấp,lao động dư thừa nhiều…
nhưng trong những năm qua, chúng ta đã có những thay đổi đáng kể trong
công tác đào tạo, sử dụng nguồn lao động, thúc đẩy sự chuyển biến nguồn lao
động theo hướng tích cực nhất và cũng đã đạt được những thành quả nhưng
cũng còn những bất cập nhất định.
Bài viết của em được viết nhằm xem xét nội dung kế hoạch lao động – việc
làm thời kỳ 2006 – 2010 và đánh giá việc thực hiện kế hoạch lao động – việc
làm trong 2 năm 2006 và 2007. Đồng thời em xin phép đưa ra ý kiến về
những giải pháp giải quyết những khó khăn còn vướng mắc phải trong quá
trình thực hiện kế hoạch.
Trong khuôn khổ thời gian và năng lực có hạn, bài viết của em không tránh
khỏi những thiếu xót. Em xin chân thành cám ơn những ý kiến đóng góp của
thầy cô và các bạn.
1


1
PHẦN I: LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM.
I. Lao động việc làm trong phát triển kinh tế Việt Nam.
1. Tổng quan về lao động – việc làm.
1.1. Nguồn lao động và lực lượng lao động.
Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của
pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những
người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
Việc quy định cụ thể về độ tuổi lao động là khác nhau ở các nước.
Lực lượng lao động theo quan niệm của Tổ chức lao động quốc tế là bộ
phận dân số trong độ tuổi lao động. Theo quy định thực tế đang có việc làm
và những người thất nghiệp.
Ở nước ta hiện nay thường sử dụng khái niệm sau: Lực lượng lao động là bộ
phận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp. Lực
lượng lao động theo quan niệm như trên là đồng nghĩa với dân số hoạt động
kinh tế(tích cực) và nó phản ánh khả năng thực tế về cung ứng lao động của
xã hội.
1.2. Quan niệm về việc làm.
Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm được hiểu là sự kết hợp giữa
sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục
đích của con người.
Theo Bộ luật Lao động ở Việt Nam, khái niệm việc làm được xác định là:
“mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều
được thừa nhận là việc làm”.
Người có việc làm là những người làm những công việc gì đó có được trả
tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hay những người
tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì
thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật. Khi tiến hành
2
2

cuộc điều tra thống kê về lao động và việc làm, khái niệm người có việc làm
được cụ thể hóa bằng một số tiêu thức khác tùy thuộc vào mỗi nước đặt ra. Có
thể phần làm 2 nhóm các tiêu thức bổ sung:
- Nhóm thứ nhất là nhóm có việc làm và đang làm việc, đó là những
người làm bất kể công việc gì được trả công hoặc vì lợi ích làm việc
hoặc làm việc không có tiền công trong các trang trại hoặc kinh doanh
của gia đình.
- Nhóm thứ hai là người có việc làm hiện tại nhưng không làm việc, hiện
đang nghỉ việc vì đang là kỳ nghỉ(nghỉ hè, nghỉ đông, nghỉ phép…),
ốm, do thời tiết xấu hoặc do các lý do khác.
1.3. Quan niệm về thất nghiệp.
Theo khái niệm của Tổ chức lao động Quốc tế, thất nghiệp(theo nghĩa
chung nhất) là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn
có việc làm nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công nhất định.
Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động,
không có việc làm và đang có nhu cầu tìm việc làm.
Theo quan niệm nêu trên, tình trạng thất nghiệp của nền kinh tế được đánh
giá bằng chỉ tiêu “Tỷ lệ thất nghiệp”. Nó được xác định bằng tỷ lệ phần trăm
giữa số người thất nghiệp và lực lượng lao động trong độ tuổi lao động.
Một điểm cần đề cập đến là phân loại thất nghiệp:
*) Nếu phân theo tính chất của thất nghiệp, chúng ta có các dạng sau:
- Thất nghiệp tạm thời: phát sinh là do sự di chuyển không ngừng của con
người giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộc
sống.
- Thất nghiệp có tính cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu
đối với công nhân. Sự mất cân đối này có thể diễn ra vì mức cầu đối với một
loại lao động nào đó tăng lên trong khi mức cầu đối với một loại lao động
khác lại giảm đi, trong đó mức cung không điểu chỉnh kịp với sự thay đổi này.
3
3

- Thất nghiệp chu kỳ: xảy ra khi mức cầu chung về lao động thấp. Khi tổng
mức chi và sản lượng giảm, chúng ta thấy thất nghiệp tăng hầu hết ở khắp
nơi. Việc thất nghiệp tăng hầu hết ở các vùng là dấu hiệu cho thấy thất nghiệp
tăng phần lớn là theo chu kỳ.
*) Hình thức thất nghiệp ở các nước đang phát triển:
Thất nghiệp hữu hình là hình thức thất nghiệp thường thấy ở khu vực thành
thị, đặc điểm của hình thức thất nghiệp này là người lao động hoàn toàn
không có một việc gì làm để tạo ra thu nhập, mặc dù anh ta luôn cố gắng đi
tìm việc làm.
Thất nghiệp trá hình hay còn gọi là thiếu việc làm là một trong những đặc
trưng cơ bản của nền kinh tế nông nghiệp, chậm phát triển. Trong khu vực
thành thị, dạng thất nghiệp này tồn tại dưới dạng khác nhau như: làm việc với
năng suất thấp, không góp phần tạo ra thu nhập cho xã hội mà chủ yếu chỉ tạo
thu nhập đủ sống(nhiều khi dưới mức sống tối thiểu). Trong khu vực nông
thôn, thất nghiệp trá hình chủ yếu tồn tại dưới dạng thiếu việc làm. Chẳng hạn
ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, trong thời
gian mùa vụ, một nông dân có thể làm việc 11 giờ/ngày, trong khi đó, ở thời
kỳ nông nhàn họ chỉ làm việc 3 giờ/ngày.
2. Vấn đề lao động – việc làm trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
hiện nay.
Giải quyết việc làm là một chính sách kinh tế - xã hội cơ bản, là yếu tố
quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm
lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng và yêu cầu bức xúc của nhân dân.
2.1. Nguồn lao động.
Nguồn lao động của nước ta rất dồi dào. Theo điều tra của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội, lực lượng lao động năm 1998 gồm 37,4 triệu người.
Mặc dù mức gia tăng dân số và nguồn lao động đã giảm, mỗi năm vẫn tăng
thêm khoảng 1,1 triệu lao động.
4
4

Người lao động Việt Nam cần cù, khéo tay, có những truyền thống, kinh
nghiệm sản xuất (nhất là trong nông, lâm, ngư nghiệp và sản xuất tiểu thủ
công nghiệp) được tích luỹ qua nhiều thế hệ, có khả năng tiếp thu khoa học,
kỹ thuật. Chất lượng nguồn lao động ngày càng cao do đội ngũ lao động có
chuyên môn kỹ thuật là gần 5 triệu người, chiếm hơn 13% tổng lực lượng lao
động, trong đó số người có trình độ đại học và cao đẳng trở lên chiếm 23%.
Tuy nhiên, từ một nước nông nghiệp đi lên, người lao động nước ta nhìn
chung còn thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao. Đội ngũ
cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao vẫn còn mỏng trước yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Lực lượng lao động, đặc biệt là lao động có kỹ thuật, tập trung chủ yếu ở
vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ, nhất là ở một số thành
phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…).
Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển ở đây các ngành dịch vụ, các ngành
công nghiệp đòi hỏi trình độ cao.
Mặt khác, sự tập trung quá cao lực lượng lao động ở vùng đồng bằng và
duyên hải có thể gây căng thẳng cho việc giải quyết việc làm. Trong khi đó,
vùng núi và vùng trung du giàu tài nguyên lại thiếu lao động, đặc biệt là lao
động có kỹ thuật.
2.2. Sử dụng lao động trong các ngành kinh tế quốc dân
a) So với những năm đầu Đổi mới, thì cơ cấu lao động trong các ngành kinh
tế quốc dân đã thay đổi đáng kể theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá.
Lao động nông, lâm, ngư nghiệp chỉ còn chiếm 63,5% lao động trong công
nghiệp và xây dựng đã chiếm 11,9%, lao động trong khu vực dịch vụ tăng
mạnh, chiếm 24,6% lực lượng lao động.
b) Việc sử dụng lao động trong các thành phần kinh tế có những thay đổi quan
trọng. Nền kinh tế của nước ta hiện nay là nền kinh tế nhiều thành phần(1), có
thể chia thành 2 khu vực lớn là khu vực Nhà nước (quốc doanh), và khu vực
kinh tế tập thể và tư nhân (ngoài quốc doanh). Hiện nay đang có sự chuyển
5

5
dịch lao động từ khu vực Nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Sự chuyển dịch lao động như vậy là phù hợp với quá trình nước ta chuyển
sang kinh tế thị trường.
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh không chỉ thu hút đa số tuyệt đối lao động
nông, lâm, ngư nghiệp, mà còn thu hút ngày càng nhiều lao động làm công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
c) Năng suất lao động xã hội nói chung còn thấp làm cho phần lớn người lao
động có thu nhập thấp, đồng thời làm chậm việc cải thiện sự phân công lao
động xã hội. Thêm vào đó, vẫn còn nhiều quỹ thời gian lao động (ở nông
thôn, cũng như trong các cơ quan, xí nghiệp) chưa được sử dụng. Nếu tổ chức
tốt lao động, thì đây là một nguồn dự trữ lớn để nâng cao năng suất lao động
xã hội.
2.3. Vấn đề việc làm
a) Việc làm đang là một vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta, đặc biệt là ở
các thành phố. Theo điều tra của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm
1998 cả nước có 9,4 triệu người thiếu việc làm và 856 nghìn người thất
nghiệp. Tỉ lệ thiếu việc làm ở vùng nông thôn là 28,2%. Tỉ lệ thất nghiệp ở
thành thị là 6,8%.
Hiện nay, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn và tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao
nhất là ở đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là ở Bắc Trung Bộ. Vấn đề việc làm
ở Đông Nam Bộ trước đây cũng rất căng thẳng, nay đã được cải thiện rõ rệt.
b) Vấn đề việc làm đã và đang được giải quyết theo các hướng sau
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng, để vừa tạo thêm
việc làm, vừa khai thác được tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng. Tây
Nguyên (đặc biệt là Đắc Lắc) và Đông Nam Bộ (đặc biệt là Đồng Nai)
đã tiếp nhận hàng chục vạn người đến xây dựng các vùng kinh tế mới,
nhất là từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Trung.
- Đẩy mạnh kế hoạch hoá gia đình và đa dạng hoá các hoạt động kinh tế
nông thôn. Việc khẳng định vai trò của kinh tế hộ gia đình sẽ tạo điều

6
6
kiện sử dụng có hiệu quả hơn lao động nông nghiệp. Nền nông nghiệp
đang chuyển dần từ tự cấp, tự túc thành nông nghiệp hàng hoá, thâm
canh và chuyên canh. Các nghề thủ công truyền thống, các hoạt động
dịch vụ ở nông thôn được khôi phục và phát triển. Lao động thuần nông
ngày càng giảm đi. Nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá nông
thôn, nhờ vậy vấn đề việc làm ở nông thôn sẽ được giải quyết vững
chắc hơn.
- Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ, trong đó có các hoạt
động công nghiệp và dịch vụ quy mô nhỏ, thu hồi vốn nhanh, sử dụng
kỹ thuật tinh xảo và cần nhiều lao động, có khả năng tạo ra nhiều việc
làm mới cho thanh niên ở các thành phố, thị xã.
Việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo (trong đó có các hình thức đào tạo từ
xa, đào tạo mở rộng…), đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp ở các nhà trường,
hoạt động dạy nghề và giới thiệu việc làm vừa giúp nâng cao chất lượng
người lao động, vừa giúp cho người lao động có thể tự tạo việc làm hoặc dễ
tìm việc làm hơn.
Nhà nước và nhân dân ta đang tìm mọi biện pháp để giải quyết việc làm và sử
dụng hợp lí sức lao động, vì nguồn nhân lực có ý nghĩa cực kì quan trọng để
phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
II. Lý luận về kế hoạch lao động – việc làm.
1. Ý nghĩa và nhiệm vụ.
Kế hoạch hóa lực lượng lao động là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội, nó xác định quy mô, cơ cấu, chất lượng của bộ phận
dân số tham gia hoạt động kinh tế, xác định những chỉ tiêu xã hội của lực
lượng lao động như tỉ lệ lao động có việc làm, tỷ lệ phần trăm thất nghiệp và
mức thu nhập trung bình của lực lượng lao động, xác định những chính sách
chủ yếu để sử dụng và điều phối lực lượng lao động một cách có hiệu quả
nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu phúc lợi xã

hội khác của một quốc gia trong thời kỳ kế hoạch.
7
7
Trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển, kế hoạch hóa lực lượng lao động có
ý nghĩa đặc biệt, nó bao hàm cả ý nghĩa của kế hoạch biện pháp và kế hoạch
mục tiêu. Là kế hoạch biện pháp, kế hoạch phát triển lực lượng lao động
nhằm vào mục tiêu của kế hoạch tăng trưởng, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, kế hoạch phát triển vùng kinh tế, tạo ra các điều kiện về lao động để
thực hiện các kế hoạch này. Là kế hoạch mục tiêu vì kế hoạch phát triển lao
động bao hàm một số các chỉ tiêu nằm trong hệ thống các mục tiêu phát triển
xã hội như: Giải quyết lao động, khống chế thất nghiệp hay các chỉ tiêu giáo
dục, sức khỏe…
Quan niệm như trên có một ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xây dựng
và triển khai thực hiện kế hoạch về lao động. Một mặt kế hoạch lao động phải
được xây dựng dựa trên cơ sở các yếu tố cầu do các kế hoạch về tăng trưởng,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặt ra nhưng đồng thời kế hoạch này còn bao hàm
nội dung chủ động, tích cực và đặc biệt là trong việc tìm ra các cơ chế chính
sách để thực hiện các mục tiêu do chính kế hoạch lao động đặt ra.
2. Nội dung.
2.1. Định hướng các yếu tố tác động đến lao động – việc làm kỳ kế hoạch.
a. Xác định nhu cầu sức lao động xã hội.
Nhu cầu sức lao động xã hội chỉ nhu cầu thu hút và tiếp nhận sức lao động
nảy sinh trong hoạt động kinh tế - xã hội, nó có tính khách quan nội tại. Phân
tích cụ thể nhu cầu nghĩa là có bao chỗ làm việc do hoạt động kinh tế - xã hội
mang lại.
Những nhân tố chi phối tổng hợp nhu cầu sức lao động xã hội chủ yếu bao
gồm:
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Sự tăng trưởng của nền kinh tế
nếu coi các yếu tố khác không đổi thì nó phụ thuộc vào số lượng sức
lao động và năng suất lao động. Nếu với mức năng suất lao động nhất

định trên cùng một phương hướng, lượng nhu cầu sức lao động xã hội
do quy mô và tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quyết định.
8
8
- Trình độ và tốc độ nâng cao năng suất lao động. Khi quy mô sản xuất
xã hội ở mức nhất định, năng suất lao động càng cao thì sức lao động
cần càng ít.
- Sự thay đổi trong cơ cấu ngành nghề, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu hoạt
động kinh tế - xã hội. Xuất phát từ nhu cầu sử dụng sức lao động khác
nhau, có hoạt động cần một lượng sức lao động lớn, có hoạt động chỉ
cần tương đối ít sức lao động, bởi vậy kết cấu hoạt động kinh tế, xã hội
biến đổi cũng gây ảnh hưởng đến tổng lượng nhu cầu sức lao động xã
hội.
- Khả năng đổi mới sức lao động. Ở một thời kỳ nhất định, do các
nguyên nhân sức lao động vốn đang làm việc có một bộ phận rời khỏi
chỗ làm việc, cần có sức lao động mới thay thế và bổ sung. Bởi vậy,
thay thế, đổi mới sức lao động ảnh hưởng đến nhu cầu sức lao động xã
hội.
b. Xác định khả năng cung cấp lực lượng lao động xã hội.
Khả năng cung cấp lực lượng lao động xã hội là bộ phận dân số tham gia
hoạt động kinh tế; bao gồm toàn bộ những người nằm trong độ tuổi lao động
có đủ khả năng tham gia lao động, đang tham gia lao động và có nhu cầu tìm
việc làm. Việc xác định khả năng cung cấp lực lượng lao động xã hội được
thực hiện qua các bước sau:
Trước hết, xác định tổng nguồn nhân lực đất nước kỳ kế hoạch bao gồm bộ
phận dân số trong độ tuổi lao động. Quy mô nguồn nhân lực thường phụ
thuộc vào các nhân tố sau:
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng dân số. Quy mô dân số mở rộng hay thu
hẹp, tăng trưởng dân số nhanh hay chậm chi phối sự biến động của bộ
phận dân số trong tuổi lao động. Bởi vậy, có thể thông qua việc điều

tiết có kế hoạch sự tăng trưởng dân số để điều tiết tài nguyên sức lao
động xã hội.
9
9

×