Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

LUẬN VĂN: “Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đối với đơn vị hành chính sự nghiệp tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.54 KB, 57 trang )

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

MỞ ĐẦU:
1.

Lý do chọn đề tài:

Hiện nay, nền kinh tế nước ta đã và đang chuyển sang nền kinh tế thị
trường có sự điều tiết của nhà nước. Kinh tế tài chính có đổi mới sâu sắc đã tác
động lớn đến các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp
phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt, chịu sự điều tiết của các quy luật giá trị,
quy luật cung cầu. Do đó, để có thể đứng vững, tồn tại và phát triển thì đơn vị
hành chính sự nghiệp được nhà nước quyết định thành lập và giao thực hiện một
nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý nhà nước theo ngành như các cơ
quan quyền lực hay các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.
Trong điều kiện hiện nay, đặc điểm nổi bật nhất của đơn vị hành chính sự
nghiệp là được trang trải các chi phí hoạt động hoặc thực hiện nhiệm vụ chính trị
nhà nước giao từ ngân quỹ nhà nước theo ngun tắc khơng bồi hồn trực tiếp.
Các đơn vị hành chính sự nghiệp trong cùng một ngành thường được thiết lập
theo một hệ thống dọc, từ đó hình thành các cấp dự tốn được chia làm ba phần
trong mỗi cấp có các đơn dự tốn tương ứng. Cho nên cơng tác tiền lương và các
khoản trích theo lương đặt ra một vấn đề cần được quan tâm, cung cấp những
thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan, đặc biệt là cơ quan quản lý
cấp trên.
Tiền lương là vấn đề thiết thực đối với đời sống của công nhân viên, tiền
lương được quy định đúng đắn, chính sách kế tốn tiền lương đầy đủ là một yếu
tố kích thích, khuyến khích người lao động ra sức làm việc, nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ. Tiền lương cịn là một trong những cơng cụ kinh tế để
phân phối sắp xếp lao động một cách có kế hoạch giữa các đơn vị hành chính sự
nghiệp trong xã hội thích hợp với yêu cầu phát triển nhịp nhàng của nền kinh tế
quốc dân. Vấn đề cốt lõi là hiện nay các đơn vị hành chính sự nghiệp vận dụng


như thế nào các chính sách chế độ tiền lương do nhà nước ban hành một cách
phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị nhằm phát huy cao nhất cơng cụ địn
SVTH: Lê Huyền Kim Phú

1


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
bẩy kinh tế này, đồng thời phải tổ chức hạch tốn chi phí tiền lương được đảm
bảo chính xác, đầy đủ, nhằm phản ánh một cách trung thực hoạt động thu chi
của đơn vị. Nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác hạch tốn tiền lương và
các khoản trích theo lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp, em đã chọn đề tài
“Hồn thiện cơng tác kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương đối với
đơn vị hành chính sự nghiệp tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế” làm báo
cáo thực tập tốt nghiệp.
2.

Mục tiêu nghiên cứu:

-

Tìm hiểu về cách tính tiền lương và các khoản trích theo lương đối

với đơn vị hành chính sự nghiệp tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế.
-

Rút ra những nhận định chung và một số giải pháp nhằm hồn thiện

cơng tác kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cục Hải quan tỉnh
Thừa Thiên Huế.

3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi của đề tài:

3.1.

Đối tượng nghiên cứu:

- Cơ sở lý luận công tác kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương
đối với đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Phân tích thực trạng cơng tác, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hồn
thiện cơng tác kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cục Hải quan
tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thời gian: Báo cáo tập trung nghiên cứu trong 03 năm 2011, 2012 và 2013.
4.

Phương pháp nghiên cứu:

* Thu thập dữ liệu:
-

Số liệu sơ cấp: điều tra khảo sát một số cán bộ công chức làm cơng

tác kế tốn tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế.
-


Số liệu thứ cấp: Các số liệu kế toán sẵn có tại Cục Hải quan tỉnh

Thừa Thiên Huế, các văn bản pháp quy chuyên ngành.
SVTH: Lê Huyền Kim Phú

2


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
* Phân tích, xử lý số liệu:
Từ những số liệu thu thập được, tìm hiểu cách tính lương và các khoản
trích theo lương để rút ra những nhận định chung và từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương
đối với đơn vị hành chính sự nghiệp tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế.
5.

Kết cấu các chương:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần chính của báo cáo được chia làm 03
chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về cơng tác kế tốn tiền lương và các khoản trích
theo lương đối với đơn vị hành chính sự nghiệp.
Chương II: Thực trạng cơng tác kế tốn tiền lương và các khoản trích theo
lương đối với đơn vị hành chính sự nghiệp tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên
Huế
Chương III: Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn tiền lương
và các khoản trích theo lương tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế.

SVTH: Lê Huyền Kim Phú


3


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠNG TÁC KẾ TỐN
TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
1.1.

Những vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo

lương
1.1.1. Tiền lương
1.1.1.1.

Khái niệm của tiền lương

Theo Bộ Luật lao động số 10/2010/QH13: “Tiền lương là khoản tiền mà
người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc thỏa
thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp
lương và các khoản bổ sung khác và mức lương của người lao động không được
thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.”
Tiền lương là khoản thu nhập chính đối với người lao động, do vậy nó
phải mang đầy đủ giá trị giúp họ có thể tái sản xuất lại sức lao động đã mất
trong q trình lao động, đồng thời nó cũng phải đáp ứng được giá trị tinh thần
cơ bản của người lao động trong cuộc sống để có thể làm động lực thúc đẩy
người lao động trong công việc. Khơng những thế, tiền lương cịn là chi phí đầu
vào bắt buộc của các doanh nghiệp sản xuấtkinh doanh, do đó tiền lương có ảnh

hưởng trực tiếp và gián tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp thơng qua việc tạo động lực, khuyến khích người lao động làm
việc đạt năng suất cao hơn.
1.1.1.2.

Ý nghĩa của tiền lương

Như chúng ta đã biết, tiền lương đóng vai trị quan trọng trong đời sống
của người lao động, nó quyết định sự ổn định, phát triển của nền kinh tế và kinh
tế gia đình của họ. Tiền lương là nguồn để tái sản xuất sức lao động vì vậy nó
tác động rất lớn đến thái độ của người lao động đối với sản xuất, quyết định tâm
tư tình cảm của nhân dân đối với chế độ của xã hội.

SVTH: Lê Huyền Kim Phú

4


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Xét trên góc độ quản lý kinh doanh, quản lý xã hội, vì tiền lương ln là
nguồn sống của người lao động nên nó là địn bẩy kinh tế cực kỳ quan trọng.
Thơng qua chính sách tiền lương, Nhà nước có thể điều chỉnh lại nguồn lao
động giữa các vùng theo yêu cầu phát triển kinh tế XH của đất nước.
Xét trên phạm vi Doanh nghiệp, tiền lương đóng vai trị quan trọng trong
việc kích thích người lao động phát huy khả năng lao động sáng tạo của họ, làm
việc tận tụy, có trách nhiệm cao đối với công việc. tiền lương cao hay thấp là yếu tố
quyết định đến ý thức công việc của họ đối với Công ty. Đặc biệt trong cơ chế thị
trường hiện nay, khi mà phần lớn lao động được tuyển dụng trên cơ sở hợp đồng
lao động, người lao động có quyền lựa chọn làm việc cho nơi nào mà họ cho là có
lợi nhất. Vì vậy chính tiền lương là điều kiện đảm bảo cho Doanh nghiệp có một

đội ngũ lao động lành nghề. Thông qua tiền lương, người lãnh đạo hướng người lao
động làm việc theo ý định của mình, nhằm tổ chức hợp lý, tăng cường kỷ luật lao
động cũng như khuyến khích tăng năng suất lao động trong sản xuất.
1.1.1.3.
-

Chức năng của tiền lương

Chức năng đòn bẩy cho doanh nghiệp: Tiền lương là động lực kích

thích năng lực sáng tạo, tăng năng suất lao động hiệu quả nhất. Bởi vì tiền lương
gắn liền quyền lợi thiết thực nhất đối với người lao động, nó khơng chỉ thoả mãn
về nhu cầu về vật chất đối mà còn mang ý nghĩa khẳng định vị thế của ngưòi lao
động trong doanh nghiệp. Chính vì vậy khi tiền lương nhận được thoả đáng,
công tác trả lương của doanh nghiệp công bằng, rõ ràng sẽ tạo ra động lực tăng
năng suất lao động, từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp được tăng lên. Khi có lợi
nhuận cao nguồn phúc lợi trong doanh nghiệp dành cho người lao động nhiều
hơn, nó là phần bổ sung cho tiền lương làm tăng thu nhập và lợi ích cho họ và
gia đình họ tạo ra động lực lao động tăng khả năng gắn kết làm việc tăng năng
suất lao động, giảm chi phí sản xuất, xố bỏ sự ngăn cách giữa những người sử
dụng lao động và người lao động tất cả hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp
đưa sự phát triển của doanh nghiệp lên hàng đầu.

SVTH: Lê Huyền Kim Phú

5


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
-


Chức năng kích thích người lao động tăng năng suất lao động: Khi

xây dựng các hình thức trả lương phải đảm bảo được yêu cầu này và đồng thời
đây cũng chính là chức năng của tiền lương. Động lực cao nhất trong công việc
của người lao động chính là thu nhập (tiền lương) vì vậy để có thể khuyến khích
tăng năng suất lao động chỉ có thể là tiền lương mới đảm nhiệm chức năng này.
Mặt khác, hình thức quản trị ngày nay được áp dụng phổ biến là biện pháp kinh
tế nên tiền lương càng phát huy được hết chức năng của mình tạo ra động lực
tăng năng suất lao động.
-

Chức năng tái sản xuất lao động: Tiền lương là thu nhập chính của

người lao động, có thể nói đây chính là nguồn ni sống người lao động và gia
đình họ, vì vậy tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo tái sản xuất sức
lao động và nâng cao chất lượng lao động. Thực hiện tốt chức năng này của tiền
lương giúp doanh nghiệp có nguồn lao động ổn định đạt năng suất cao.
1.1.2. Các khoản trích theo lương
1.1.2.1.

Khái niệm các khoản trích theo lương

Cùng với việc chi trả tiền lương, người sử dụng lao động cịn phải trích một
số tiền nhất định tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của tiền lương để hình thành các quỹ
theo chế độ quy định nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động. Đó là các khoản
trích theo lương, được thực hiện theo chế độ tiền lương ở nước ta, bao gồm:
1.1.2.1.1.

Bảo hiểm xã hội


Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) nhà nước quy định doanh nghiệp phải trích
lập bằng 26% mức lương tối thiểu và hệ số lương của người lao động, trong đó
18% trừ vào ngân sách của đơn vị sử dụng lao động và 8% cịn lại trích từ thu
nhập thực tế của người lao động.
Quỹ BHXH được dùng để thay doanh nghiệp trả lương trong thời gian
người lao động đau ốm, nghỉ chế độ thai sản, tai nạn lao động không thể làm
việc và chi trợ cấp hưu trí cho người lao động, trợ cấp bồi dưỡng cho người lao
động khi ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp.

SVTH: Lê Huyền Kim Phú

6


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
1.1.2.1.2.

Bảo hiểm y tế

Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng để thanh toán các khoản khám
chữa bệnh, viện phí, thuốc thang … cho người lao động trong thời gian ốm đau,
sinh đẻ. Tỷ lệ trích nộp là 4,5% tính trên tổng tiền lương cơ bản, trong đó 3%
tính vào ngân sách của đơn vị hành chính sự nghiệp và 1,5% cịn lại trừ vào tiền
lương của người lao động.
1.1.2.1.3.

Kinh phí cơng đồn

Kinh phí cơng đồn dùng để chi cho các hoạt động cơng đồn. Tỷ lệ trích nộp là

2% trên tổng tiền lương thực tế và được tính tồn bộ vào ngân sách của đơn vị.
1.1.2.1.4.

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những
người bị mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo Luật định. Đối tượng được nhận
bảo hiểm thất nghiệp là những người bị mất việc không do lỗi của cá nhân họ.
Người lao động vẫn đang cố gắng tìm kiếm việc làm, sẵn sàng nhận công việc
mới và luôn nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng thất nghiệp. Những người lao
động này sẽ được hỗ trợ một khoản tiền theo tỉ lệ nhất định. Ngồi ra, chính
sách BHTN cịn hỗ trợ học nghề và tìm việc làm đối với NLĐ tham gia BHTN.
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì mức đóng bảo hiểm thất
nghiệp được quy định như sau: người lao động đóng 1% trích từ tiền lương, tiền
cơng tháng của mình; người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương,
tiền công tháng của đơn vị.
1.1.3 . Các hình thức trả lương và cách tính lương
1.1.3.1 . Trả lương theo thời gian

Đơn vị hành chính sự nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo cấp bậc
hay cịn gọi là lương theo thời gian.
Trả lương theo thời gian là tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào
thời gian làm việc thực tế và trình độ kỹ thuật chun mơn nghiệp vụ. Có các
hình thức sau:

SVTH: Lê Huyền Kim Phú

7



Chuyên Đề Tốt Nghiệp
- Lương tháng: là lương trả cố định hàng tháng theo hợp đồng được áp
dụng trả cho cán bộ cơng nhân viên hành chính, nhân viên quản lý.
Lương
tháng

=

Mức lương
tối thiểu

x

Hệ số điều
chỉnh

x

Hệ số
lương

+

Phụ cấp
lương

- Lương tuần: là lương trả theo thảo thuận trong tuần làm việc, áp dụng
cho những lao động làm việc theo thời vụ, công việc cụ thể.
Lương tuần = ( Lương tháng x 12 )/ 52
- Lương ngày: Là lương trả cho một ngày làm việc, áp dụng để trả lương

thời gian
Lương ngày = Lương tháng / 22
-

Lương giờ: Là lương trả cho một giờ làm việc, áp dụng để trả cho

thời gian làm việc vào ngày lễ, chủ nhật, trả cho thời gian làm thêm giờ.
Lương giờ = Lương ngày / 8
1.1.3.2 Lương khốn

Là hình thức trả lương khi người lao động hồn thành một khối lượng
công việc theo đúng chất lượng được giao, được tính bởi cơng thức sau:
Lương khốn = Mức lương khốn x Tỷ lệ % hồn thành cơng việc
1.2

. Kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương

1.2.1 . Nhiệm vụ của kế toán tiền lương
-

Tổ chức hạch toán và thu thập đầy đủ, đúng đắn các chỉ tiêu ban

đầu theo yêu cầu quản lý về lao động theo từng người lao động, từng đơn vị lao
động. Để thực hiện nhiệm vụ này thì doanh nghiệp cần nghiên cứu vận dụng hệ
thống chứng từ ban đầu về lao động tiền lương của nhà nước phù hợp với yêu
cầu quản lý và trả lương cho từng loại lao động ở doanh nghiệp.
-

Tính đúng, tính đủ, tính kịp thời tiền lương và các khoản có liên


quan cho từng người lao động đúng chế độ nhà nước, phù hợp với các quy định
quản lý của đơn vị.
-

Tính tốn phân bổ chính xác, hợp lý chi phí tiền lương và các khoản

trích theo lương theo đúng đối tượng sử dụng có liên quan.
SVTH: Lê Huyền Kim Phú

8


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
-

Thường xuyên cũng như định kỳ, tổ chức công khai các khoản thu

chi và các thông tin cần thiết cho lãnh đạo đơn vị và các đơn vị có liên quan.
1.2.2 . Chứng từ kế tốn

Một số chứng từ kế toán được áp dụng:
-

Bảng thanh toán tiền lương

-

Báo cáo phụ cấp công tác tháng

-


Bảng chấm công

-

Giấy đi đường

-

Kết quả phân loại CB, CC, NV tháng

-

Tờ khai tham gia BHXH, BHYT: Mẫu số A01-TS

-

Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT: Mẫu số D02-TS

-

Phiếu xuất kho

-

Phiếu nhập kho

-

Phiếu thu


-

Phiếu chi

-

Giấy đề nghị tạm ứng/thanh toán

1.2.3 . Tài khoản sử dụng

1.2.3.1

. Tài khoản 334 - Phải trả viên chức

*Nội dung :
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh tốn với cơng chức viên
chức trong đơn vị hành chính sự nghiệp về tiền lương và các khoản phải trả
khác.
*

Kết cấu :

Bên nợ :
- Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả khác đã trả cho cán bộ,
công chức, viên chức và người lao động.
- Các khoản đã khấu trừ vào tiền lương, tiền công của cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động.

SVTH: Lê Huyền Kim Phú


9


Chun Đề Tốt Nghiệp
Bên có:
- Tiền lương, tiền cơng và các khoản phải trả cho cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động.
Số dư bên có:
Các khoản cịn phải trả cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
1.2.3.2

Tài khoản 332 - Các khoản phải nộp theo lương

* Nội dung:
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích nộp và thanh tốn bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí cơng đồn của đơn vị .
*Kết cấu:
Bên nợ:
- Số bảo hiểm xã hội ,bảo hiểm y tế và kinh phí cơng đồn đã nộp cho cơ quan
quản lý (bao gồm cả phần đơn vị sử dụng lao động và người lao động phải nộp).
- Số bảo hiểm xã hội phải trả cho công chức, viên chức.
Bên có:
- Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí cơng đồn vào chi phí
của đơn vị.
- Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà công chức, viên chức phải nộp
được trừ vào lương hàng tháng (theo tỷ lệ % người lao động phải đóng góp).
- Số tiền bảo hiểm xã hội được cơ quan BHXH thanh toán về số BHXH
đơn vị đã chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm của đơn vị.
Số dư bên có:

- Số bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn cịn phải nộp cho
cơ quan BHXH và cơ quan cơng đồn.
Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ: Số dư bên Nợ phản ánh số tiền
BHXH đơn vị đã trả cho công chức, viên chức nhưng chưa được cơ quan BHXH
thanh toán.

SVTH: Lê Huyền Kim Phú

10


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
1.2.4 . Sơ đồ hạch toán

Sơ đồ kế tốn tổng hợp tình hình chi cho cơng chức
TK 461

TK 334

TK 661

TK 111, 112
Thanh toán lương
phụ cấp tiền
thưởng và khoản
khác
TK 311,332

Lương và phụ cấp phải trả viên chức


TK 431
Tiền lương phải
trả cho viên chức

Khấu trừ lương
các khoản phải trả
phải thu, BHXH,
BHYT, KPCĐ

Thưởng được tính
vào chi hoạt động

TK 332
BHXH,BHYT,
KPCĐ phải trả viên
chức theo chế độ
quy định

Rút hạn mức kinh phí chi tại Kho bạc

Trích KPCĐ vào
chi hoạt động

Xuất nộp BHXH, BHYT

Sơ đồ hạch toán BHXH
TK 111,112

TK 332


Chuyển nộp BHXH, BHYT, KPCĐ

TK 661
Trích BHXH vào chi phí ( 18%)

TK 461

TK 334
Khấu trừ lương BHXH do người
lao động đóng góp

Rút hạn mức kinh phí nộp BHXH, BHYT,
KPCĐ

TK 111,112
Số được cấp trước
hoặc được thanh
toán BHXH đã chi
trả
BHXH phải trả cho viên chức theo chế độ quy định

Sơ đồ kế tốn tình hình trích và thanh toán BHYT
TK 461, 112

TK 332

Mua BHYT cho viên chức bằng hạn
mức kinh phí hoặc bằng tiền 3%

TK 661


Trích BHYT vào chi phí (3%)

TK 334
BHYT phải thu trừ vào lương của
viên chức 1,5%

SVTH: Lê Huyền Kim Phú

11


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TỐN
TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1.

Giới thiệu về Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Cục Hải quan Thừa Thiên Huế là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có
chức năng tổ chức thực hiện pháp luật của nhà nước về hải quan và các quy định
khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trên cơ sở Hiệp định hoạch định biên giới quốc gia giữa Việt Nam – Lào
ký ngày 18/07/1977 và trước yêu cầu quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu,
xuất nhập cảnh giữa hai nước Việt Nam và Lào, ngày 10/09/1977, Bộ Ngoại
thương đã có Cơng văn số 4254/BNgT–TCCB, gửi UBND tỉnh Bình Trị Thiên

về việc thành lập Trạm Hải quan Lao Bảo. Sau khi trao đổi với Cục Hải quan
Trung ương (lúc này thuộc Bộ Ngoại Thương), ngày 03/01/1978, UBND tỉnh
Bình Trị Thiên đã ban hành Quyết định số 03/QĐ–UB thành lập Trạm Hải quan
cửa khẩu Lao Bảo trực thuộc UBND tỉnh Bình Trị Thiên và chịu sự chỉ đạo toàn
diện của Cục Hải quan Trung ương về chính sách, nghiệp vụ. Nhiệm vụ chính
của Trạm Hải quan Lao Bảo trong giai đoạn này là giải quyết thủ tục xuất nhập
cảnh cho các đơn vị quân đội, các đoàn chuyên gia Việt Nam sang cơng tác tại
Lào và hàng hóa viện trợ của các nước cho Lào.
Từ năm 1978, nước ta bắt đầu mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trong
Khối Hội đồng tương trợ kinh tế, tư duy quản lý kinh tế bắt đầu có sự thay đổi,
nhất là từ sau Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (tháng 9-1979). Để đảm bảo yêu cầu
chỉ đạo tập trung, thống nhất đối với cơng tác Hải quan, Chính phủ đã có Quyết
định số 80/CT ngày 5/3/1979 chuyển tổ chức Hải quan địa phương thuộc UBND
tỉnh, thành phố về trực thuộc Cục Hải quan - Bộ Ngoại thương.Ngày 01/7/1980, Bộ
Ngoại thương có Quyết định số 470/BNgT–TCCB thành lập Chi cục Hải quan
Bình Trị Thiên để thống nhất quản lý công tác Hải quan trên địa bàn.
SVTH: Lê Huyền Kim Phú

12


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Trước yêu cầu phát triển, ngày 30/6/1989, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa
VIII đã quyết định tách tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị
và Thừa Thiên Huế. Lúc này, các ngành, các cơ quan hành chính củatỉnh Bình
Trị Thiên cũng được tách và thành lập ở mỗi địa phương, nhưng ngành Hải quan
vẫn được giữ nguyên và quản lý cả 3 tỉnh cho đến năm 1990.
Đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới, Tổng cục Hải quan đã có
Quyết định số 03/TCCB-TCHQ ngày 08/01/1990 tách Hải quan Bình Trị Thiên
thành Hải quan Thừa Thiên Huế và Hải quan Quảng Trị.

Sau khi chia tách, biên chế toàn Cục Hải quan Thừa Thiên Huế (sau đây
gọi là đơn vị) có 29 người, Chi bộ Đảng có 05 Đảng viên; bộ máy hành chính có
hai đơn vị là Phịng Tổ chức hành chính – Nghiệp vụ và Hải quan Bưu điện Huế.
Đến nay, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế có trên 120 công chức và nhân viên.
Thực hiện Pháp lệnh Hải quan (24/02/1990), tên gọi Hải quan tỉnh, thành phố
được đổi thành Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố. Tháng 5/1994 Hải quan
tỉnh Thừa Thiên Huế đổi tên thành Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên - Huế.
2.1.2. Tổ chức quản lý

Về tổ chức bộ máy, đơn vị có 08 đơn vị trực thuộc, trong đó có 04 Chi
cục Hải quan cửa khẩu (quản lý 02 cửa khẩu cảng biển và 02 cửa khẩu đường bộ
quốc gia tiếp giáp với Lào, cảng hàng không quốc tế Phú Bài, địa điểm thông
quan nội địa và Kho ngoại quan tại Khu công nghiệp Phú Bài, Khu Kinh tế
Chân Mây Lăng Cô, Khu Kinh tế cửa khẩu AĐớt). Tổ chức bộ máy quản lý của
đơn vị được tổ chức theo sơ đồ 2.1.

SVTH: Lê Huyền Kim Phú

13


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
2.1.2.1.

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Phó
Cục
trưởng

Phòng Nghiệp vụ

Chi cục HQCK Cảng Thuận An
Văn phòng Cục Hải quan

Cục
trưởng

Đội kiểm soát Hải quan
Chi cục HQCK A Đớt
Chi cục HQCK Cảng Chân mây
Phó
Cục
trưởng

Chi cục HQ Thủy An
Chi cục KT Sau thông quan

2.1.2.2.

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hải quan tỉnh

Thừa Thiên Huế
-

Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan

đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, phương tiện vận tải
xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.
-

Tiến hành kiểm soát hải quan để phịng, chống bn lậu, chống gian


lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong phạm vi địa
bàn hoạt động hải quan.
-

Phối hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện cơng tác

phịng chống bn lậu, gian lận, vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới
ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.
-

Tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp

luật đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thực hiện theo dõi đốc thu thuế nợ
SVTH: Lê Huyền Kim Phú

14


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
đọng, cưỡng chế thuế và phúc tập hồ sơ hải quan; đảm bảo thu đúng, thu đủ, nộp
kịp thời vào ngân sách nhà nước.
-

Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp trên giao.

2.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán

Bộ phận kế toán hiện nay là một bộ phận thuộc Văn phòng của Cục, thực
hiện chức năng tham mưu cho lãnh đạo Cục trong việc quản lý cơng tác kế tốn

và các nhiệm vụ về chế độ kế toán theo đúng quy định của pháp luật.
2.1.3.1.

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trưởng

Kế toán viên
tổng hợp

Chú thích:

Kế tốn tiền
lương kiêm kế
tốn TSCĐ vật


Thủ kho kiêm
thủ quỹ

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng

2.1.3.2.

Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận

- Kế toán trưởng :
+ Tổ chức cơng tác kế tốn, cơng tác thống kê trong nội bộ đơn vị, không
ngừng cải tiến tổ chức bộ máy và cơng tác kế tốn thơng kê theo u cầu đổi

mới cơ chế quản lý .
+ Tổ chức ghi chép phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, mọi hoạt
động kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị và các đơn vị phụ thuộc .

SVTH: Lê Huyền Kim Phú

15


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
+ Tổ chức phổ biến hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ kế tốn ,tài
chính và các quy định của cấp trên cho các bộ phận, cá nhân có liên quan, trong
nội bộ đơn vị và cho các đơn vị cấp dưới .
+ Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ đơn vị và trong các đơn vị phụ thuộc
+ Tính tốn và đơn đốc việc nộp đủ, đúng hạn các khoản phải nộp cho
ngân sách.
+ Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời, các chế độ kết quả kiểm kê
tài sản, vật tư (thường xuyên, định kỳ…) chuẩn bị đầy đủ các thủ tục, tài liệu
cần thiết cho viêc xử lý các khoản mất mát hao hụt, hư hỏng … đồng thời đề
xuất các biện pháp xử lý.
+ Kiểm tra việc mua sắm, sử dụng, bảo quản tài sản - vật tư ở đơn vị
nhằm đảm bảo công tác và tiết kiệm.
+ Nghiên cứu và tham gia thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ, xây dựng đội ngũ cán bộ kế toán trong đơn vị và các đơn vị cấp dưới.
- Kế toán viên tổng hợp:
+ Thực hiện các hoạt động kế toán thu chi phát sinh hàng ngày, chi phát
sinh ở đơn vị.
+ Theo dõi các khoản kinh phí do ngân sách và ngồi ngân sách cấp phát
nhưng được ký gữi ở kho bạc - ngân hàng .
+ Làm các thủ tục kinh phí, thanh tốn tiền qua kho bạc, hoặc nộp tiền gữi

vào kho bạc ngân hàng hay nộp tiền cho ngân sách.
+ Thực hiện chế độ dự tốn, quyết tốn và báo cáo tình hình thu chi ngân
sách hàng tháng, hàng quý và hàng năm theo quy định.
+ Định kỳ đối chiếu tồn khoản với kho bạc nhà nước.
- Kế toán tiền lương kiêm kế tốn TSCĐ vật tư:
+ Thực hiện các chính sách về kế toán tiền lương, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm
y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí cơng đồn hàng tháng và khi có phát sinh.
+ Theo dõi tình hình tài sản - vật tư nhập xuất kho.
+ Lập các thủ tục nhập, xuất và chuyển kho.
SVTH: Lê Huyền Kim Phú

16


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
+ Thường xuyên đối chiếu sổ sách với thủ kho.
+ Thực hiện các chính sách về thuế thu nhập cá nhân và chế độ báo cáo,
quyết toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
-

Thủ kho kiêm thủ quỹ

+ Thực hiện cơng tác thủ quỹ của tồn Cục.
+ Thực hiện công tác xuất – nhập kho cho các đơn vị cấp dưới khi có đề xuất.
+ Định kỳ đối chiếu quỹ và các loại tài sản với các kế tốn viên khác.
Sơ đồ hình thức kế tốn áp dụng (Hình thức kế tốn trên máy vi tính)
Sổ kế tốn

Chứng từ kế tốn
PHẦN MỀM

KẾ TỐN

Bảng tổng hợp
chứng từ kế tốn
cùng loại

Chú thích:

MÁY VI TÍNH

Sổ Tổng hợp
Sổ chi tiết

Báo cáo tài chính

Nhập số liệu hằng ngày

In sổ, báo cáo
2.1.4. Tình hình sử dụng lao động, nguồn vốn và tài sản tại Cục Hải

quan tỉnh Thừa Thiên Huế


Tình hình sử dụng lao động:

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển hơn 30 năm qua, đội ngũ công
chứcCục Hải quan Thừa Thiên Huế có từ nhiều nguồn khác nhau. Thời kỳ đầu
mới thành lập chủ yếu là lực lượng vũ trang chuyển ngành kết hợp với tuyển
dụng học sinh, sinh viên con em cán bộ cách mạng và nhân dân lao động tại ba
tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Thời kỳ sau năm 1990, nguồn

công chứccủa đơn vị chủ yếu là xét tuyển sau khi kiểm tra trình độ. Thời kỳ sau
năm 2000, thực hiện thi tuyển công chức theo quy định với đối tượng chủ yếu là
sinh viên tốt nghiệp trường Cao đẳng Hải quan và đại học các chuyên ngành
SVTH: Lê Huyền Kim Phú

17


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
khác có liên quan như: Luật, Tài chính, Kế tốn, Quản trị kinh doanh, Ngoại
thương, Tài chính – Ngân hàng, Ngoại ngữ, Tin học.
Do hình thức tuyển dụng qua mỡi thời kỳ khơng giớng nhau nên trình độ
cán bộ công chức của đơn vị không đồng đều trong một thời gian khá dài.Tình
hình đội ngũ công chức của đơn vị được thể hiện qua số liệu bảng dưới đây.
Tình hình đội ngũ công chức Cục Hải quan Thừa Thiên Huế
qua 3 năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: Người
2013
Chỉ tiêu
Tổng số Công
chức
1. Nam
2. Nữ

2011

2012

So sánh
2012/2011

2013/2012
+/%
+/%

101

125

131

24

23,8

6

4,8

61
40

80
45

82
49

19
5


31,1
12,5

2
4

2,5
8,9

(Nguồn: Văn phòng Cục Hải quan Thừa Thiên Huế và tính toán của tác giả)
-

Qua số liệu trên cho ta thấy, năm 2012 số lượng công chức của đơn

vị tăng từ 101 người lên 125 người, tương ứng tăng 23,8% so với năm 2011,
trong đó số công chức là nữ tăng 12,5% tương ứng tăng 5 người. Sang năm
2013, đội ngũ công chức của đơn vị tăng thêm 6 người, tương ứng tăng 4,8% so
với năm 2012, trong đó chủ yếu là tăng về sớ lượng cơng chức nữ.
- Nhìn chung đội ngũ cơng chức của Cục Hải quan Thừa Thiên Huế qua 3
năm 2011-2013 có số lượng khơng lớn và tương đối ổn định, hàng năm có tăng
nhưng khơng đáng kể.

SVTH: Lê Huyền Kim Phú

18


Chun Đề Tốt Nghiệp



Tình hình nguồn vốn:
Đơn vị tính: triệu đồng
2011
Số tiền Tỷ trọng
%

2012
Số tiền Tỷ trọng
%

Dự tốn

25.123

37.062

Trong đó:
Chi cá nhân
Chi mua sắm,

15.571

62

24.361

66

25.701


54

8.790 35 1.340

3,6

9.552

38

12.701

34

22.217

46

3.149 13 9.516

25,4

Nội dung

sửa chữa

Số

2013
Tỷ trọng


tiền

%

So sánh
2012/2011
+/-

47.918

%

11.939 48

2013/2012
+/10.85
6

%
29

(Nguồn: Văn phòng Cục Hải quan Thừa Thiên Huế và tính toán của tác giả)

SVTH: Lê Huyền Kim Phú

19


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Nguồn vốn ngân sách của Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế được Nhà
nước giao bao gồm các khoản chi như sau:
- Chi cho hoạt động thường xuyên: bao gồm các khoản chi thanh toán cho
con người (lương và các khoản trích theo lương) và các hoạt động quản lý hành
chính;
- Chi cho nghiệp vụ chun mơn ngành Hải quan;
- Chi xây dựng cơ bản;
- Chi mua sắm, sửa chữa tài sản.
Qua số liệu trên ta thấy, dự toán được giao trong năm 2012 tăng so với
năm 2011 với mức tăng 48%. Tuy nhiên, nhằm thực hiện nội dung tại Nghị
quyết số 11/NQ-CP về việc cắt giảm đầu tư cơng có hiệu quả và Chỉ thị số
09/CT-TTg về việc tiết kiệm 10% dự toán chi hoạt động thường xuyên nên năm
2013 lượng tăng này không đáng kể so với năm 2012 chỉ với 29%. Với số liệu
trên, ta có thể thấy Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện có hiệu quả
các nhiệm vụ của Nhà nước giao nhằm góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách
Nhà nước.
Do đặc thù ngành Hải quan là được phân cấp, phân quyền và do Tổng cục
Hải quan quản lý nên dự toán giao đầu năm phải được chi hết trong năm, nếu
trong năm khơng giải ngân hết thì sẽ chuyển số dư qua năm sau nên tỷ lệ chi
hàng năm là 100%.

SVTH: Lê Huyền Kim Phú

20


Chun Đề Tốt Nghiệp

• Tình hình tài sản:


Đơn vị tính: triệu đồng
Loại tài sản
TS Cố định hữu hình
TS Cố định vơ hình
Tổng tài sản

2011
Đầu kỳ Cuối kỳ
27.376
885
28.261

29.492
1.136
30.628

Chênh lệch
Đầu
+/%
kỳ
2.116
7,5 29.492
251
0,9 1.136
2.367
8,4 30.628

2012
Cuối
Chênh lệch

+/%
kỳ
32.370
2.878
9,4
24.033 22.897 74,8
56.403 25.775 84,2

2013
Đầu kỳ
32.370
24.033
56.403

Chênh lệch
+/%
63.589 31.219 55,3
27.125 3.092
5,5
90.714 34.311 60,8

Cuối kỳ

(Nguồn: Văn phòng Cục Hải quan Thừa Thiên Huế và tính toán của tác giả)

SVTH: Lê Huyền Kim Phú

21



Chuyên Đề Tốt Nghiệp
- Qua số liệu trên cho ta thấy, cuối năm 2011 tài sản của đơn vị có tăng
8,4% so với đầu năm chủ yếu là tài sản cố định hữu hình như nhà cửa, máy móc,
thiết bị .... Tuy nhiên, lượng tăng này không đáng kể so với năm 2012, cụ thể giá
trị tài sản tính từ đầu năm đến cuối năm 2012 tăng 84,2%. Và giá trị tài sản năm
2013 tăng 60,8%.
- Kết hợp với tình hình sử dụng lao động ở phần đánh giá ở trên, ta có thể
dễ dàng nhận thấy được mức tăng tài sản đột biến trong năm 2012 cũng như
năm 2013 là do có sự gia tăng về đội ngũ cán bộ công chức viên chức tại đơn vị
nhằm đáp ứng nhu cầu công việc và tiền lương, tiền công đối với mỗi một cán
bộ.
Thực trạng cơng tác kế tốn tiền lương và các khoản trích theo

2.2.

lương tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1. Phương pháp tính tiền lương và các khoản trích theo lương
2.2.1.1.

Tiền lương

-

Bậc lương, thang lương của Nhà nước quy định.

-

Chức vụ được bổ nhiệm.

-


Thâm niên công tác của mỗi cán bộ CNV.

-

Công việc, trách nhiệm được phân công.

-

Các phụ cấp ngành theo quy định: ưu đãi nghề, cựu chiến binh, độc

hại, bảo mật, khu vực, thu hút, đặc biệt.
2.2.1.2.
a.

Các khoản trích theo lương

Bảo hiểm xã hội:

Bảo hiểm xã hội được trích lập căn cứ vào tiền lương theo đơn giá trong
tháng tính vào chi hoạt động của đơn vị.
- 18% do đơn vị đóng góp rút từ hạn mức kinh phí của nha nước trên tổng
tiền lương cho người tham gia bảo hiểm xã hội.
- 8% do người lao động đóng góp được khấu trừ vào lương hàng tháng để
chi chế độ hưu trí.

SVTH: Lê Huyền Kim Phú

22



Chuyên Đề Tốt Nghiệp
* Cách tính bảo hiểm xã hội:
Mức thu bảo hiểm xã hội = (hệ số lương + hệ số PC chức vụ)* 1.150.000
* 26%
b.

Bảo hiểm y tế:

Bảo hiểm y tế được trích lập căn cứ vào tiền lương theo đơn giá trong
tháng tính vào chi hoạt động của đơn vị
- 3% bảo hiểm y tế do đơn vị chi trả rút từ hạn mức kinh phí của nhà nước
đóng góp tính trên tổng tiền lương của người lao động.
- 1,5% do người lao động đóng góp.
* Cách tính bảo hiểm y tế:
Mức thu bảo hiểm y tế = (hệ số lương + hệ số PC chức vụ)* 1.150.000 *
4,5%
c.

Kinh phí cơng đồn:

Kinh phí cơng đồn được trích lập căn cứ vào tiền lương theo đơn giá
trong tháng tính vào chi hoạt động của đơn vị với mức là 2% rút từ hạn mức
kinh phí của nhà nước đóng góp tính trên tổng tiền lương của người lao động.
d.

Bảo hiểm thất nghiệp:

Bảo hiểm y tế được trích lập căn cứ vào tiền lương theo đơn giá của nhân
viên hợp đồng dài hạn và hợp đồng thời vụ trong tháng tính vào chi hoạt động

của đơn vị
- 1% do đơn vị chi trả rút từ hạn mức kinh phí của nhà nước đóng góp
tính trên tổng tiền lương của người lao động.
- 1% do người lao động đóng góp.
* Cách tính bảo hiểm y tế:
Mức thu bảo hiểm thất nghiệp = hệ số lương * 1.150.000 * 2%
2.2.2 . Chứng từ sử dụng
-

Báo cáo phụ cấp công tác tháng

-

Bảng chấm công

-

Kết quả phân loại CB, CC, NV tháng

SVTH: Lê Huyền Kim Phú

23


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
-

Bảng thanh toán tiền lương

-


Phiếu chi

-

Tờ khai tham gia BHXH, BHYT

-

Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT

2.2.3 . Tài khoản sử dụng

- TK 661211: chi phí thường xun từ kinh phí giao khốn năm nay;
-

TK 461211: kinh phí thường xun giao khốn năm nay;

- TK 3341: phải trả Cán bộ công chức và nhân viên;
- TK 3321: bảo hiểm xã hội;
- TK 3322: bảo hiểm y tế;
- TK 3323: kinh phí cơng đồn;
- TK 3324: bảo hiểm thất nghiệp;
2.2.4 . Trình tự hạch tốn

Vào đầu mỗi tháng, cán bộ làm cơng tác kế tốn tiền lương và các khoản
phụ cấp theo lương sẽ tổng hợp các báo cáo phụ cấp, bảng chấm công và kết quả
phân loại ABC của các tháng trước đó để tính lương và các loại bảo hiểm, cụ thể
như sau:
-


Báo cáo phụ cấp công tác tháng: Trên cơ sở quyết định của lãnh đạo

các đơn vị trực thuộc về việc phân công nhiệm vụ đối với từng cán bộ công chức
thuộc quyền quản lý, mỗi cán bộ công chức thực hiện việc báo cáo công việc
được hưởng các loại phụ cấp theo quy định của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải
quan và trình lãnh đạo duyệt (Mẫu 01).
-

Và Kết quả phân loại CB, CC, NV tháng: là căn cứ để tính phần thu

nhập tăng thêm vào mỗi tháng, là một hình thức để động viên khuyến khích
những CBCC được loại A, B hoặc C (Mẫu 02).
-

Đồng thời căn cứ vào Bảng chấm công: Thể hiện số ngày làm việc

thực tế của CBCC, là căn cứ thời gian thực hiện nhiệm vụ được phân công trong
tháng, đồng thời là cơ sở để tính phụ cấp cho cán bộ cơng chức (Mẫu 03).

SVTH: Lê Huyền Kim Phú

24


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
-

Từ tất cả các loại chứng từ trên ta hình thành Bảng thanh tốn tiền


lương: thể hiện đầy đủ hệ số lương, các loại phụ cấp tháng và mức đóng các loại
bảo hiểm đối với cá nhân CBCCNV (Mẫu 04).
*/ Cách hạch toán tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên: tiến
hành đồng thời 2 bước hạch toán như sau:
Trước tiên, ta ghi sổ tiền lương phải trả cho CBCC để tính vào chi phí của
đơn vị:
Nợ TK 661211
Có TK 3341
Đồng thời rút tiền từ ngân sách về trả cho CBCC (đã trừ phần bảo hiểm cá
nhân phải đóng):
Nợ TK 3341
Có TK 461211
-

Hàng tháng, sau khi tính bảng lương, nhân viên kế tốn sẽ thực hiện

việc điều chỉnh danh sách các CBCC có thay đổi về hệ số lương, phụ cấp chức
vụ dùng để tính BHXH và nộp cho cơ quan bảo hiểm theo Mẫu số D02-TS:
Riêng đối với trường hợp khai mới bảo hiểm xã hội phải khai Tờ khai
tham gia BHXH, BHYT: Mẫu số A01-TS

: Thực hiện đối với lao động

mới được tuyển dụng chưa có số sổ BHXH và được hưởng các chế độ bảo hiểm
theo quy định kể tư ngày khai tờ khai này và được cơ quan bảo hiểm chấp nhận
(Theo phụ lục 01).
*/ Tính BH phải nộp trừ vào lương ta trích từ tiền lương của người lao
động tương tự như cách hạch toán tiền lương, cụ thể như sau:
Trước tiên, ta ghi sổ mức cá nhân đóng bảo hiểm (với thứ tự tuần tự là
Bảo hiểm xã hội TK 3321, Bảo hiểm y tế TK 3322, Kinh phí cơng đồn TK

3323, Bảo hiểm thất nghiệp TK 3324) trích từ tiền lương phải trả cho CBCC
như sau (dựa trên giấy rút tiền được hạch toán tiền lương ở phần trên):
Nợ TK 3341
SVTH: Lê Huyền Kim Phú

25


×