Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Khảo sát thành phần hóa học và cô lập một số hợp chất có trong cây mã đề (PLANTAGO MAJOR l ), họ mã đề (PLANTAGINACEAE)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 71 trang )


Cần Thơ,05/2013





















































TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM


Đề tài: KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA
HỌC VÀ CÔ LẬP MỘT HỢP CHẤT TRONG
CÂY MÃ ĐỀ (PLANTAGO MAJOR L.), HỌ

MÃ ĐỀ ( PLANTAGINACEAE)
Luận văn Tốt nghiệp
Ngành: SƯ PHẠM HÓA HỌC

GV hướng dẫn: Sinh viên: Nguyễn Hữu Danh
ThS.GVC. Nguyễn Văn Hùng Lớp: Sư phạm Hoá học K35
Mã số SV: 2091956


Luận văn tốt nghiệp


CBHD. Th.S Nguyễn Văn Hùng Trang i SVTH: Nguyễn Hữu Danh

LỜI CẢM ƠN

Qua sáu tháng thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp “KHẢO SÁT THÀNH PHẦN
HÓA HỌC VÀ CÔ LẬP MỘT HỢP CHẤT TRONG CÂY MÃ ĐỀ (PLANTAGO
MAJOR L.), HỌ MÃ ĐỀ (PLANTAGINACEAE)”, chúng tôi đã thu thập được một số
kết quả ban đầu đáng khích lệ. Để có được thành quả như hôm nay, ngoài sự phấn đấu,
nổ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, sự chỉ dẫn tận tình của các
Thầy, Cô; sự động viên, khích lệ to lớn từ gia đình và các bạn lớp sư phạm Hóa học K35.
Vì thế, trong những dòng đầu tiên của bài viết, tôi xin gởi lời cám ơn chân thành nhất của
mình đến:
* Thầy Nguyễn Văn Hùng, người thầy tận tụy, luôn theo sát tôi trong quá trình
nghiên cứu, luôn đôn đốc, chỉ dẫn tận tình và luôn truyền đạt cho tôi nhiều kinh nghiệm,
kiến thức hữu ích.
* Cô Thái Thị Tuyết Nhung, cô Lê Thị Lộc, thầy Ngô Quốc Luân và các thầy cô
khác trong bộ môn đã luôn tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm quý
báu trong suốt quá trình học tập tại trường và nghiên cứu luận văn.

* Cô Nguyễn Thị Thu Thủy- Phó trưởng Khoa Sư Phạm, Trường Đại Học Cần
Thơ đã luôn quan tâm, và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi cũng như tất cả các bạn sinh
viên trong quá trình thực hiện đề tài.
* Cô Phan Thị Ngọc Mai, trưởng Bộ môn Hóa học, Trường Đại Học Học Cần Thơ
đã luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài.
* Cha mẹ, gia đình luôn ủng hộ, động viên, khích lệ về cả vật chất lẫn tinh thần
giúp tôi hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp.
* Tập thể lớp sư phạm hóa học K35, những người bạn thân thiết luôn gắn bó, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, và giúp tôi hoàn thành tốt luận văn.
Xin chân thành cảm ơn
Luận văn tốt nghiệp


CBHD. Th.S Nguyễn Văn Hùng Trang ii SVTH: Nguyễn Hữu Danh

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN





























……………………………………………………………………………………………

Luận văn tốt nghiệp


CBHD. Th.S Nguyễn Văn Hùng Trang iii SVTH: Nguyễn Hữu Danh

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN































Luận văn tốt nghiệp


CBHD. Th.S Nguyễn Văn Hùng Trang iv SVTH: Nguyễn Hữu Danh

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ii
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vii
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH viii
PHỤ LỤC BẢNG, SƠ ĐỒ ix
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI x
LỜI MỞ ĐẦU xi
Phần một: TỔNG QUAN
I.TỔNG QUAN VỀ CÂY MÃ ĐỀ. 1
I.1 Giới thiệu về cây mã đề
[1][2][4][5][9][13]
1
I.2 Mô tả thực vật
[1][2][4][5][9][13]
2
I.3 Phân bố sinh thái
[1][2][4][5][9][13]
3
I.4 Công dụng y học của cây mã đề 3
I.4.1 Y học dân gian
[1][2][4][5][9][13]
3
I.4.1.1 Y học dân gian Việt Nam 3
I.4.1.2 Y học dân gian nước ngoài. 4
I.4.2 Y học hiện đại
[3][10][11][15][21][26]
5
I.4.3 Tác dụng phụ của cây mã đề
[1][2][4][5][9][13]

6
II. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY MÃ ĐỀ 6
II.1 Những hợp chất đã được nghiên cứu từ cây mã đề
[3][11][15][21]
7
II.2 Những công trình đã được nghiên cứu tại Việt Nam
[19]
7
II.3 Một số chất tiêu biểu đã được cô lập từ cây mã đề (Plantago major L.)
[3][11][15][21]
8

Phần hai: THỰC NGHIỆM
I. DỤNG CỤ - HÓA CHẤT 19
I.1 Dụng cụ 19
Luận văn tốt nghiệp


CBHD. Th.S Nguyễn Văn Hùng Trang v SVTH: Nguyễn Hữu Danh

I.2 Hóa chất 19
II. NGUYÊN LIỆU. 21
II.1 Quá trình thu hái và xử lí nguyên liệu 21
II.1.1Quá trình thu hái 21
II.1.2 Xử lí nguyên liệu 21
II.2 Xác định độ ẩm của nguyên liệu 21
III. QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM 22
III.1 Sơ đồ điều chế cao tổng quát
[18]
22

III.2 Các bước tiến hành
[18]
23
IV. KHẢO SÁT SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRÊN CAO METHANOL VÀ
CAO PETROLEUM ETHER CỦA CÂY MÃ ĐỀ.…………………………………… 23
IV.1 Xác định sự hiện diện của alcaloid
[18]
23
IV.2 Xác định sự hiện diện của flavonoid
[18]
24
IV.3 Xác định sự hiện diện của steroid
[18]
26
IV.4 Xác định sự hiện diện của glycosid
[18]
27
IV.5 Xác định sự hiện diện của saponin
[18]
29
IV.6 Xác định sự hiện diện của tanin
[18]
30
V. QUÁ TRÌNH CÔ LẬP VÀ TINH CHẾ CÁC HỢP CHẤT TRONG CAO ETHYL
ACETATE. 32
V.1 Quá trình điều chế cao methanol. 32
V.2 Quá trình đều chế cao petroleum ether 32
V.3 Quá trình điều chế cao ethyl acetate …………………………………… …… 32
V.4 Sắc ký lớp mỏng chọn dung môi giải ly. 32
V.5 Quá trình cô lập và tinh chế chất trong cao ethyl acetate

[18][20][25][28]
33
V.6 Xác định các tính chất vật lí, cấu trúc của hợp chất và nhận danh
[17][27][29][31]
… 37

Phần ba: KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN 44
II. KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………… 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………… 45
Luận văn tốt nghiệp


CBHD. Th.S Nguyễn Văn Hùng Trang vi SVTH: Nguyễn Hữu Danh

PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phổ IR của hợp chất MDPETA91…….………………………………… PL1
Phụ lục 2a. Phổ
1
H-NMR của hợp chất MDPETA91… ……………………………PL2
Phụ lục 2b. Phổ
1
H-NMR của hợp chất MDPETA91……………………………… PL3
Phụ lục 2c. Phổ
1
H-NMR của hợp chất MDPETA91……………………………… PL4
Phụ lục 3a. Phổ
13
C-CPD của hợp chất MDPETA91……………………………… PL5

Phụ lục 3b. Phổ
13
C-CPD của hợp chất MDPETA91……………………………… PL6
Phụ lục 3c. Phổ
13
C-CPD của hợp chất MDPETA91…………………………………PL7
Phụ lục 4a. Phổ DEPT kết hợp phổ
13
C-CPD của hợp chất MDPETA91……………PL8
Phụ lục 4b. Phổ DEPT kết hợp phổ
13
C-CPD của hợp chất MDPETA91……………PL9




Luận văn tốt nghiệp


CBHD. Th.S Nguyễn Văn Hùng Trang vii SVTH: Nguyễn Hữu Danh

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

MeOH : Methanol
PE : Petroleum ether
ETAC : Ethyl acetate
Ace : Acetone
δ : Chemical shift (Độ chuyển dịch hóa học).
1
H-NMR : Proton Nuclear Magnetic Resonance.

13
C-NMR : Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance
ppm : Part per million.
STT : Số thứ tự.
R
f
: Retention factor.
DEPT : Distortionless Enhancement by Polarization Transfer.
t : Triplet (Mũi ba).
s : Singlet (Mũi đơn).
d : Doublet (Mũi đôi).
MeOD : MeOH đã thế hydro (H) bằng deuteri (D).
J : Hằng số ghép spin.
m : Multiplet (Mũi đa).
Hz : Hertz.
NMR : Nuclear Magnetic Resonance (Phổ cộng hưởng từ hạt nhân).
brs : Mũi đơn rộng.
g : Gam.
kg : Kilogam.
mg : Miligam.
đvC : Đơn vị carbon
cm : Centimeter
EA : Echinocystic acid
Luận văn tốt nghiệp


CBHD. Th.S Nguyễn Văn Hùng Trang viii SVTH: Nguyễn Hữu Danh

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH


Hình 1. Cây Mã Đề (Plantago major L.), Họ Mã Đề (Plantaginaceae)………………… 1
Hình 2. Các bộ phận của cây Mã Đề (Plantago major.L), Họ Mã Đề (Plantaginaceae)…2
Hình 3. Cây Mã đề tươi………………………………………………………………….21
Hình 4. Cây Mã đề khô……………………………………………………………….….21
Hình 5. Sự hiện diện của alcaloid trong cao methanol của cây mã đề………………… 24
Hình 6. Sự hiện diện của flavonoid trong cao methanol của cây mã đề…………….… 25
Hình 7. Sự hiện diện của steroid trong mẫu khô của cây mã đề…………………………27
Hình 8. Sự có mặt của glycosid trong cao methanol của cây mã đề……………… … 28
Hình 9. Sự hiện diện của saponin trong cao methanol của cây mã đề………………… 30
Hình 10. Sự hiện diện của tanin trong cao methanol của cây mã đề…… …………… 31
Hình 11. Sắc ký lớp mỏng chọn hệ dung môi giải ly……………………………………33
Hình 12. Kết quả sắc ký lớp mỏng đối với chất MDPETA91 đã cô lập được từ cây mã đề
(Plantago major L.), Họ Mã Đề (Plantaginaceae)…………………………………….…37
Hình 13. Máy cô quay chân không…………………………………… …………….…37
Hình 14. Bình chiết cao ethyl acetate…………………………………….……… …….37
Hình 15. Sắc ký cột silica gel………………………………………………… ……… 37
Hình 16. Chất MDPETA91………………………………………………………… …37
Luận văn tốt nghiệp


CBHD. Th.S Nguyễn Văn Hùng Trang ix SVTH: Nguyễn Hữu Danh

PHỤ LỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Bảng 1. Bảng dụng cụ sử dụng………………………………………………………… 19
Bảng 2. Bảng hóa chất sử dụng trong quá trình cô lập cao…………………………… 19
Bảng 3. Các hóa chất sử dụng trong quá trình khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của cây
mã đề…………………………………………………………………………………… 20
Bảng 4. Khối lượng mẫu tươi và mẫu khô của cây mã đề……………………… …….22
Bảng 5. Kết quả sắc ký cột, kết hợp sắc ký lớp mỏng cao ethyl acetate (7 gam) của cây

mã đề ( Plantago major L.)……………………………………………………… ……33
Bảng 6. Kết quả sắc ký cột lần 2, phân đoạn VII (1,353 gam)……………….………….35
Bảng 7. Kết quả sắc ký cột silica gel lần 3 phân đoạn I (0,206g)……………………… 36
Bảng 8. Kết quả đo nhiệt độ nóng chảy của hợp chất MDPETA91…………………… 38
Bảng 9. Phổ hồng ngoại của hợp chất MDPETA91…………………………………… 38
Bảng 10. Dữ liệu phổ
13
C-NMR và DEPT của MDPETA91………………… … … 39
Bảng 11. Dữ liệu phổ
13
C-NMR và phổ
1
H-NMR, của chất MDPETA91………….….41
Bảng 12. Bảng so sánh dữ liệu phổ của MDPETA91 với tài liệu [23]………………….42
Sơ đồ 1. Sơ đồ điều chế cao tổng quát ….22

Luận văn tốt nghiệp


CBHD. Th.S Nguyễn Văn Hùng Trang x SVTH: Nguyễn Hữu Danh

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Cây mã đề (Plantago major L.), thuộc họ Mã Đề (Plantaginaceae) là một loại cây
thân thảo, rất phổ biến, dễ dàng được tìm thấy ở những bãi đất hoang, khu vườn trống,
nơi có độ ẩm cao. Ở đồng bằng sông Cửu Long, cây mã đề thường rất dễ bắt gặp ở những
vùng nước nổi. Mã đề được tìm thấy ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Long
An, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bến Tre…
Cây mã đề là một loài cây thuốc nam, có nhiều ứng dụng trong y học dân gian.
Cây mã đề có thể chữa được nhiều bệnh như bệnh về đường tiết niệu, cầm máu, phù

thủng, viêm gan Tuy nhiên, hiện nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thành
phần hóa học của loài cây này.
Chính vì lẽ đó, đề tài luận văn tốt nghiệp “KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA
HỌC VÀ CÔ LẬP MỘT HỢP CHẤT TRONG CÂY MÃ ĐỀ (PLANTAGO MAJOR
L.), HỌ MÃ ĐỀ (PLANTAGINACEAE)” được thực hiện với mong muốn góp một
phần nhỏ vào việc nghiên cứu thành phần hóa học của loài cây quen thuộc này.
Do điều kiện về thời gian không cho phép, đề tài chỉ giới hạn khảo sát các hợp
chất trong cao ethyl acetate. Từ bột khô của toàn cây mã đề, tiến hành ngâm dầm với
methanol, sau đó cô cạn thu hồi dung môi và chiết kiệt với petroleum ether (PE), và ethyl
acetate (ETAC), ta thu được cao PE, và cao ETAC.
Tiến hành khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của cây mã đề trên bột khô, cao PE
và cao methanol bằng các phản ứng định tính một số chất hữu cơ thường gặp trong thực
vật. Qua khảo sát sơ bộ cho thấy, trong cây mã đề (Plantago major L.) có một số hợp
chất như alcaloid, flavonoid, saponin, glycosid, coumarin, tanin, steroid.
Cao ETAC thu được, được tiến hành sắc ký cột kết hợp với sắc ký lớp mỏng để
xác định độ tinh khiết của hợp chất cô lập được. Sau đó, hợp chất được cô lập sẽ được
xác định cấu trúc bằng các phương pháp vật lý hiện đại.
Bằng phương pháp này, tôi đã xác định được hợp chất cô lập được là một chất
sạch và được định danh là 3, 16-Dihydroxy olean-12-ene-28-oic acid (Echinocystic
acid) .


Luận văn tốt nghiệp


CBHD. Th.S Nguyễn Văn Hùng Trang xi SVTH: Nguyễn Hữu Danh


LỜI MỞ ĐẦU


Ngày này, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật đã làm cho chất lượng
cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. Chính vì lẽ đó, con người ngày càng
có nhu cầu cao hơn về cuộc sống. Một trong những nhu cầu quan trọng nhất của con
người chính là sức khỏe. Bảo vệ sức khỏe đã trở thành nhu cầu quan trọng nhằm đảm bảo
cuộc sống tốt đẹp của con người.
Với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, nhiều loại dược phẩm đã được bào chế, có
tác dụng chữa bệnh, góp phần hết sức to lớn trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Tuy
nhiên, những sản phẩm được tổng hợp bằng con đường hóa học ngoài tác dụng chữa
bệnh rất hữu ích, chúng còn gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người
ta lại có xu hướng tìm về những loại dược thảo có mặt trong thiên nhiên, với mong muốn
tìm ra những loại hợp chất thiên nhiên vừa có tác dụng chữa bệnh, vừa hạn chế những tác
dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe. Vì thế, ngày nay, vấn đề khảo sát thành phần
hóa học của các hợp chất tron thiên nhiên, đã trở thành vấn đề quan trọng cần làm.
Với tinh thần đó, đề tài luận văn tốt nghiệp “KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA
HỌC VÀ CÔ LẬP MỘT HỢP CHẤT TRONG CÂY MÃ ĐỀ (PLANTAGO MAJOR
L.), HỌ MÃ ĐỀ (PLANTAGINACEAE)” được thực hiện với mong muốn góp một
phần nhỏ vào việc nghiên cứu thành phần hóa học của loài cây quen thuộc này.















PHẦN MỘT
TNG QUAN















Luận văn tốt nghiệp


CBHD. Th.S Nguyễn Văn Hùng Trang 1 SVTH: Nguyễn Hữu Danh
I.TỔNG QUAN VỀ CÂY MÃ ĐỀ
I.1 Giới thiệu về cây mã đề
[1][2][4][5][9][13]
- Tên khoa học: Plantago major L.
- Họ Mã Đề (Plantaginaceae).
- Tên Việt Nam: Mã đề.
- Tên khác: Xa tiền, Bông mã đề, Suma (Tày), Nhả én dứt (Thái).
- Tên nước ngoài: Broad- leaved plantain, Ripple grass, Cart-tract plan, Plantain

ribwort, Great platain, Large Plantain (tiếng Anh). Plantain majeur, Plantain commun,
Grand Plantain, Plantain des oiseaux (tiếng Pháp).
* Phân loại thực vật:
- Giới: Thực vật (Plantae).
- Ngành và phân ngành: Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta).
- Lớp và phân lớp: Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida).
- Bộ và phân bộ: Bộ hoa Mõm Chó (Scrophulariales).
- Họ và phân họ: Họ Mã Đề (Plantaginaceae).
- Chi và phân chi: Chi Plantago.
- Loài và phân loài: Loài Plantago major L.

Hình 1. Cây mã đề (Plantago major L.), Họ Mã Đề (Plantaginaceae)
Luận văn tốt nghiệp


CBHD. Th.S Nguyễn Văn Hùng Trang 2 SVTH: Nguyễn Hữu Danh
I.2 Mô tả thực vật
[1][2][4][5][9][13]
- Cây mã đề, có tên khoa học là Plantago major L. thuộc họ Mã Đề
(Plantaginaceae), là loài cây thân thảo mọc ở nhiều nơi, thường thấy ở các bãi hoang, nơi
có độ ẩm cao. Cây lâu năm cao từ 20 – 60 (cm), thân cây rất ngắn.
- Rễ, mọc thành chùm, to.
- Lá, lá đơn mọc từ gốc, có cuống dài, hình thìa, kích thước 10 - 15 x 5 - 7 (cm),
mép phiến lá có răng cưa nhỏ thưa, màu xanh lục đậm ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới. Gân
lá hình cung với 5 gân chính nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá hình lồng máng màu xanh lục
nhạt, dài 9 - 12 (cm).
- Hoa, hoa nở theo trục, trục cụm hoa dài 28 – 46 (cm), xuất phát từ kẽ lá. Hoa
đều, lưỡng tính, không cuống. Lá đài đều, hình bầu dục, kích thước 2 x 1mm, ở giữa dày
màu xanh, 2 mép mỏng hơn màu vàng. Cánh hoa đều, dính nhau ở phía dưới tạo thành
ống cao 1,5 (mm), màu trắng xanh, phía trên chia 4 thùy hình tam giác mỏng, màu vàng

nhạt. Nhị đều rời đính trên ống tràng xen kẽ cánh hoa. Chỉ nhị dạng sợi màu trắng. Hạt
phấn hình quả trám màu vàng, rời, có 1- 2 rãnh dọc, kích thước từ 25 – 37,5 (
m

).
- Quả, nhỏ, hình bầu dục, dài 3,5 – 4,0 (mm), màu xanh khi non, màu hơi ngà khi
già, nở theo đường nứt ngang. Hạt hình thoi, dài 1,5 – 2 (mm), màu xanh khi non, màu
nâu đen bóng khi già. Hạt rất nhỏ, trên bề mặt hạt có những chấm nhỏ màu trắng.
- Mùa thu hái, nếu lấy lá thì thu hoạch từ tháng 5 – 7, nếu lấy hạt thì từ tháng 6 –
8.


Hình 2.Các bộ phận của cây mã đề (Plantago major.L), Họ Mã Đề (Plantaginaceae)
Luận văn tốt nghiệp


CBHD. Th.S Nguyễn Văn Hùng Trang 3 SVTH: Nguyễn Hữu Danh
I.3 Phân bố sinh thái
[1][2][4][5][9][13]
- Cây mã đề (Plantago major L.), loài cây phổ biến được biết đến đầu tiên ở vùng
Bắc Âu, sau đó dần dần chúng được lan ra toàn châu Âu và toàn thế giới. Cây mã đề
thường phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Có thể tìm thấy cây mã đề ở nhiều
quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều quốc gia
khác trên thế giới.
- Cây mã đề mọc ở khắp nơi trên đất nước ta, thường thấy ở các bãi đất hoang, khu
vườn trống và những nơi có độ ẩm cao. Cây có thể mọc ở vùng đồi núi như ở vùng núi
của tỉnh Lâm Đồng và cũng có thể thấy chúng ở những vùng trũng, ngập nước như ở
đồng bằng sông Cửu Long.
- Ở đồng bằng sông Cửu Long, cây mã đề được tìm thấy ở nhiều tỉnh như Long
An, Đồng Tháp, Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang Cây mã đề mọc nhiều ở

những vùng nước nổi.
- Mã đề, loài cây thuốc nam với tính năng chữa nhiều loại bệnh, đã trở thành loài
cây được trồng ngày càng phổ biến ở trong các gia đình. Với tác dụng chữa bệnh, mã đề
ngày càng trở nên gần gũi với mỗi người. Có thể bắt gặp cây mã đề ở nhiều gia đình
người Việt.
I.4 Công dụng y học của cây mã đề
I.4.1 Y học dân gian
[1][2][4][5][9][13]
I.4.1.1 Y học dân gian Việt Nam
- Theo y học cổ truyền, mã đề thường được gọi là xa tiền là loài cây thuốc nam có
tác dụng chữa một số bệnh về đường tiết niệu, cầm máu, phù thủng, ho lâu ngày, tiêu
chảy, chảy máu cam. Mã đề còn có tác dụng to lớn trong việc chữa sỏi niệu, nhiễm trùng
đường niệu, viêm kết mạc, viêm gan.
- Cây mã đề (đặc biệt là phần lá) có tác dụng lợi tiểu, thải trừ ure, acid uric và
muối trong nước tiểu. Do đó, có thể dùng nó hỗ trợ điều trị chứng tăng huyết áp bên cạnh
các thuốc đặc hiệu.
- Lá: Trị phế nhiệt, đàm nhiệt, ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng
quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện đau rít ra máu hoặc ra sỏi, phù thủng, mắt đau nhặm sưng đỏ,
nôn ra máu, chảy máu cam.
- Hạt: Trị tiểu tiện, kiết lị, đau sưng mắt đỏ.
- Mã đề được sử dụng phối hợp với các loại cây thuốc khác để chữa một số bệnh.
Luận văn tốt nghiệp


CBHD. Th.S Nguyễn Văn Hùng Trang 4 SVTH: Nguyễn Hữu Danh
* Các bài thuốc dân gian cụ thể:
- Lợi tiểu: Hạt mã đề 10 gam, cam thảo 2 gam, sắc lấy nước, chia 3 lần uống trong
ngày.
- Chữa tiểu ra máu: Lá mã đề, ích mẫu, mỗi vị 12 gam, giã nát, vắt lấy nước cốt
uống.

- Chữa viêm thận cầu cấp tính: Mã đề 16 gam, thạch cao 20 gam, ma hoàng, bạch
truật, đại táo, mỗi vị 12 gam, mộc thông 8 gam, gừng, cam thảo, quế chi, mỗi vị 6 gam,
sắc uống ngày một thang.
- Chữa viêm cầu thận mạn tính: Mã đề 20 gam, ý dĩ 16 gam, thương truật, phục
linh, trạch tả, mỗi vị 12 gam, quế chi, hậu phát mỗi vị 6 gam, xuyên tiêu 4 gam, sắc uống
ngày một thang.
- Chữa sỏi niệu: Hạt mã đề 12 – 40 gam, kim tiền thảo 40 gam, thạch vĩ 20 – 40
gam, hoạt thạch 20 – 40 gam, tam lăng, ý dĩ, ngưu tất, nga truật, mỗi vị 20 gam, chỉ xác,
hậu phát, gai bồ kết, hạ khô thảo, bạch chỉ, mỗi vị 12 gam, sắc uống ngày một thang.
- Chữa viêm bàng quang cấp tính: Mã đề 16 gam, hoàng bá, hoàng liên, phục linh,
rễ cỏ tranh, mỗi vị 12 gam, trư linh, mộc thông, hoạt thạch, bán hạ chế, mỗi vị 8 gam, sắc
uống ngày một thang.
- Chữa ho, tiêu đờm: Mã đề 10 gam, cát cánh, cam thảo mỗi vị 2 gam, sắc uống
ngày một thang.
- Chữa lỵ: Mã đề, dây mơ lông, cỏ seo gà mỗi vị 20 gam, sắc uống ngày một
thang.
- Chữa tiêu chảy: Mã đề tươi 1 - 2 nắm, rau má tươi 1 nắm, cỏ nhọ nồi tươi 1 nắm,
sắc đặc, uống ngày một thang.
- Chữa sốt xuất huyết: Mã đề tươi 50 gam, củ sắn dây 30 gam. Hai thứ trên rửa
sạch đun trong một lít nước, sắc kỹ còn một nửa, chia làm 2 lần uống lúc đói trong ngày.
Có thể cho thêm đường, uống liền trong 3 ngày.
- Chữa viêm gan siêu vi trùng: Mã đề 20 gam, nhân trần 40 gam, chi tử 20 gam, lá
mơ 20 gam. Tất cả thái nhỏ sấy khô, hãm như chè để uống, ngày uống 100 – 150 ml.

I.4.1.2 Y học dân gian nước ngoài
- Ở Trung Quốc, hạt mã đề uống chữa bệnh đái tháo đường, ho, vô sinh.
Luận văn tốt nghiệp


CBHD. Th.S Nguyễn Văn Hùng Trang 5 SVTH: Nguyễn Hữu Danh

- Ở Ấn Độ, cây mã đề dùng cầm máu và trị vết thương, bỏng và viêm các mô. Lá
dùng làm mát, lợi tiểu, làm săn hàn vết thương, nước hãm lá điều trị tiêu chảy và trĩ. Rễ
mã đề có tác dụng làm săn, chữa sốt, ho. Hạt làm dịu viêm, lợi tiểu, bổ, trị lỵ và trị tiêu
chảy.
- Ở Nhật Bản, nước sắc của mã đề trị ho hen, bệnh tiết niệu, tiêu thủng, tiêu viêm.
- Ở Thái Lan, toàn cây mã đề hoặc lá dùng lợi tiểu, hạ sốt, nhuận tràng, chống
viêm và đầy hơi.
- Ở Triều Tiên, mã đề dược dùng để trị bệnh gan.
- Ở Haiti, nhân dân dùng mã đề chữa choáng thần kinh và đau mắt.
I.4.2 Y học hiện đại
[3][10][11][15][21][26]
- Trong đề tài “Nghiên cứu sinh hóa trên Plantago major L. và Cyamopsis
tetragonoloba L.”, của các tác giả Mohamed I.Kobeasy, Osama M.Abdel-Fatah, Samiha
M. Abd El-Salam và Zahrat Ola M. Mhamed, bộ môn sinh hóa, khoa nông nghiệp,
trường đại học Cairo, Ai Cập, đã chứng minh được cây mã đề có tác dụng chống oxi hóa
rất cao, làm chết các tế bào khối u và có tác dụng chữa trị ung thư.
- Trong đề tài “Hepatoprotective và các hoạt động chống viêm của Plantago major
L.”, của các tác giả Idric Turel, Hanefi Ozbek, Remzi Erten,… Cục dược và độc chất học,
Đại Học YuZuncu Yil, Thổ Nhĩ Kì, đã xác định được cây mã đề có tác dụng rất lớn trong
việc chống viêm.
- Trong đề tài “Loại bỏ các ion chì từ nước ô nhiễm bằng việc sử dụng cây mã đề”
của các tác giả Akram A. Ali và Ali A.Al-Homaidan, thuộc ban thực vật và vi sinh, khoa
Khoa học, trường Đại học King Saud, Ả Rập Saudi, đã chỉ ra rằng: Rễ, thân, cành, lá,
cũng như tất cả các bộ phận của cây mã đề đều có tác dụng lớn trong việc làm giảm hàm
lượng độc chì (Pb) có trong các nguồn nước bị ô nhiễm. Trong đó, rễ cây có khả năng
loại bỏ được lượng độc chì cao nhất so với các bộ phận khác.
* Ngoài ra, trong rất nhiều nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra được rất nhiều tác
dụng to lớn của cây mã đề.
+ Mã đề có tác dụng tốt trong việc chữa trị bệnh lao, chữa trị bệnh loét dạ dày.
+ Cao khô chiết từ lá mã đề có tác dụng kích thích sự tái sinh tất cả các lớp

của da, tác dụng lợi tiểu, làm tăng lượng nước tiểu, ure, acid uric và muối trong nước
tiểu.
Luận văn tốt nghiệp


CBHD. Th.S Nguyễn Văn Hùng Trang 6 SVTH: Nguyễn Hữu Danh
+ Cao ethanol của cây mã đề có tác dụng bảo vệ gan rõ rệt đối với tổn thương
gan gây ra bởi CC
4
trên động vật.
+ Hoạt chất aucubin phân lập từ hạt mã đề có tác dụng bảo vệ gan và chống
độc nấm Amanita.
+ Thuốc viên bào chế từ cao mã đề và terpin đã được áp dụng trên lâm sàng,
đều trị hiệu quả các bệnh viêm cấp tính đường hô hấp, làm nhẹ quá trình cương tụ niêm
mạc hô hấp, chữa ho và phục hồi tiếng nói ở bệnh nhân viêm thanh quản cấp.
+ Cao mã đề đã được áp dụng cho bệnh nhân viêm amiđan cấp, hiệu quả khỏi
bệnh là 92%, 8% còn lại đỡ bệnh.
+ Mã đề cũng sử dụng trong các loại dược phẩm để trị mụn nhọt và bỏng.
Thuốc dạng dầu chế từ bột mã đề khi đắp lên mụn nhọt có thể làm mụn đở nung mũ và
viêm tấy.
+ Còn thuốc mở bào chế từ cao đặc mã đề đã được sử dụng để điều chế các ca
bỏng 2- 45% diện tích da, đạt kết quả tốt. Bệnh nhân cảm thấy mát, dễ chịu, không xót,
không nhức buốt, dễ thay bông và bóc gạc. Vết bỏng đỡ bị nhiễm trùng, ít mủ, giảm mùi
hôi thối, lên da non tốt, thịt phát triển đều, không sần sùi. Bệnh nhân giảm được lượng
thuốc kháng sinh dùng toàn thân.
+ Chất polysacharid trong hạt mã đề có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón mạn
tính.
I.4.3 Tác dụng phụ của cây mã đề
[1][2][4][5][9][13]
- Lá: Phụ nữ có thai phải cận trọng trong việc sử dụng mã đề trong việc chữa bệnh

vì nó có thể gây ra những tác dụng không tốt cho thai kì. Người già thận kém, tiểu đêm
nhiều cũng không nên dùng các loại thuốc từ cây mã đề.
- Hạt: Không phải thấp nhiệt nên thận trọng khi dùng mã đề.

II. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY MÃ ĐỀ
Mặc dù có nhiều tác dụng chữa bệnh, nhưng qua tra cứu tài liệu, chúng tôi nhận
thấy chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của loài cây hữu ích
này. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu vê cây mã đề (Plantago major L.) còn là
một đề tài khá mới.

Luận văn tốt nghiệp


CBHD. Th.S Nguyễn Văn Hùng Trang 7 SVTH: Nguyễn Hữu Danh
II.1 Những hợp chất đã được nghiên cứu từ cây mã đề
[3][11][15][21]
- Thành phần hóa học chính của cây mã đề là các chất nhày, hàm lượng trong lá có
thể đến 20%, trong hạt có thể đến 40%.
- Các nhà nghiên cứu người Nhật Bản đã chiết chất nhày từ Plantago major L.
dưới dạng tinh khiết với tên “Plantasan” với hiệu suất 6,8%. Thành phần cấu tạo của
Plantasan gồm D-xylose, L- arabinose, acid D-galacturonic, L-rhamnose và D-galactose
theo tỉ lệ tương ứng là 15:3:4:2:0.4. Planteose là một oligosaccharid hàm lượng 1%, thủy
phân bằng acid thì cho 1 glactose, 1 glucose, 1 frutose. Ngoài chất nhày, hai thành phần
khác đáng chú ý trong cây là iridoid glycosid và flavonoid.
- Hai chất iridoid đã được xác định là aucubosid và catalpol.
- Nhiều hợp chất flavonoid đã đươc phân lập: apigenin, quercetin, scutellrein,
baicalein, hispidulin (-5,7,4

trihydroxy 6-methoxy flavon), luteolin-7-glucosid, luteolin-
7-glucuronid, homoplantaginin (7-O-


-D-glucopyranosy-5,4’ dihidroxy-6-metoxy
flavon), nepitrin (7-O-

-D-glucopyranosyl -5,3

,4

, trihydroxy-6-methoxyflavon), 7- O -

-L- rhamnopyranosy 5, 6, 4

trihydroxy – 6 methoxyflavon, 7 –O-

- D –
glucopyranosyl 5,6,3

,4

, tetrahydroxyflavon.
- Cây mã đề chứa nhiều các acid béo như acid arachidic, acid palmitic, acid
stearic, acid oleic, acid linolenic…
- Trong mã đề còn có nhiều thành phần khác đã được khảo sát: các acid hữu cơ
như acid cinnamic, acid succinic, acid p-courmaric, acid ferulic, acid cafeic, acid
cholorigenic, neochlorogenic… carotenoid, vitamin K, vitamin C, một ít tanin, saponin,
vết alcaloid (plantagonin, indicalin), một lacton (liliolid), coumarin (esculetin)…

II.2 Những công trình đã được nghiên cứu tại Việt Nam
[19]
Như đã đề cập ở trên, mặc dù có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, tuy nhiên

hiện nay ở Việt Nam, vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần của cây mã
đề. Việc sử dụng cao mã đề trong các chế phẩm trị liệu còn nhiều hạn chế, một mặt do
cao mã đề chưa có nhiều tiêu chuẩn để định lượng. Mới đây trong đề tài “Xây dựng quy
trình định lượng polysacharid trong cao mã đề bằng phương pháp đo quang” của các tác
giả Lê Thị Lan Phương, Lâm Ngọc Thọ, Nguyễn Ngọc Khôi, thuộc khoa Y học Cổ
truyền và khoa Dược, trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định được
Luận văn tốt nghiệp


CBHD. Th.S Nguyễn Văn Hùng Trang 8 SVTH: Nguyễn Hữu Danh
hàm lượng polysacharid có trong cao mã đề. Trong đề tài này, polysacharid được chiết từ
cao toàn phần bằng nước nóng sau đó làm kết tủa polysacharid bằng ethanol 95%. Kết
tủa này phản ứng với dung dịch anthron/H
2
SO
4
đậm đặc. Sau đó, hòa tan trong ethanol
95%. Đo sản phẩm tạo thành bằng máy đo quang phổ UV-Vis ở cực đại hấp thu 422 nm.
Phản ứng được thực hiện song song với acid D (+) galacturonic chuẩn. Kết quả thẩm
định quy trình cho thấy có thể ứng dụng để định lượng polysacharid trong cao mã đề.

II.3 Một số chất tiêu biểu đã được cô lập từ cây mã đề (Plantago major L.)
[3][11][15][21]
1. Apigenin

O
HO
OH O
OH



- Tên gọi: 5,7-Dihydroxy-2-(4-hydroxyphenyl)-4H-1-benzopyran-4-one,
apigenine; chamomile; apigenol; spigenin; versulin; 4',5,7-trihydroxyflavone.

2. Arabinose

C
C
C
C
CH
2
OH
HHO
OHH
OHH
H
O
C
C
C
C
CH
2
OH
OHH
H
H
H
O

HO
HO
D-(-)- Arabinose
L-(+)-Arabinose


- Tên gọi : Arabinose, pectinose.




Luận văn tốt nghiệp


CBHD. Th.S Nguyễn Văn Hùng Trang 9 SVTH: Nguyễn Hữu Danh
3. Catalpol

O
OH
HO
HO
OH
O
O
H
H
O
OH
H
HO



- Tên gọi: (1AS-(1aα,1bβ,2β,5aβ,6β,6aα-))1a,1b,2,5a,6,6a-Hexahydro-6-hydroxy-
1a-(hydroxymethyl)oxireno(4,5)cyclopenta(1,2-c)-pyran-2-yl-beta-D-glucopyranoside.

4. Quercetin

O
OH
OH
OH
HO
OH O



- Tên gọi: 2-(3,4-Dihydroxyphenyl)-3,5,7-trihydroxy-4H-chromen-4-one.

5. Baicalein


O
OOH
HO
HO

- Tên gọi: 5,6,7-Trihydroxy-2-phenyl-chromen-4-one, 5,6,7-trihydroxyflavone.




Luận văn tốt nghiệp


CBHD. Th.S Nguyễn Văn Hùng Trang 10 SVTH: Nguyễn Hữu Danh
6. D-xylose


O
HO
OH
OH
HO


- Tên gọi: D-Xylose


7. Acid D- galacturonic


O
OH
COOH
OH
OH
OH


- Tên gọi: (2S,3R,4S,5R)-2,3,4,5-Tetrahydroxy-6-oxo-hexanoic acid.



8. L-rhamnose


O
OH
OH
CH
3
OH
OH


- Tên gọi: (2R,3R,4R,5R,6S)-6-Methyloxane-2,3,4,5-tetrol, isodulcit, alpha-
L-Rhamnose, L-rhamnose, L-mannomethylose,alpha-L-Rha, alpha-L-Rhamnoside,
alpha-L-rhamnosides, alpha-L-Mannomethylose, 6-deoxy-L-mannose.






Luận văn tốt nghiệp


CBHD. Th.S Nguyễn Văn Hùng Trang 11 SVTH: Nguyễn Hữu Danh
9. D-Galactose

O
OH

OHH
H
H
CH
2
OH
OH
H
OH
H


- Tên gọi: D- galactose.



10. Scutellarein

HO
HO
O
OH O
OH


- Tên gọi: 5,6,7,4'-Tetrahydroxyflavone, 6-hydroxyapigenin; 5,6,7,4'-
tetrahydroxyflavone.

11. Hispidulin


OH
HO
MeO
OH
O
O


- Tên gọi: 5,7,4

Trihidroxy 6-methoxy flavon.








Luận văn tốt nghiệp


CBHD. Th.S Nguyễn Văn Hùng Trang 12 SVTH: Nguyễn Hữu Danh
12. Luteolin-7-glucosid


O
OH
HO
OH

O
HO
O
O
OH
OH
OH


- Tên gọi: 2-(3,4-Dihydroxyphenyl)-5-hydroxy-7-[(2S,3R,4S,5S,6R)-3,4,5-
trihydroxy-6-(hydroxymethyl)oxan-2-yl]oxychromen-4-one, glucoluteolin, luteoloside,
cinaroside, 7-glucoluteolin, 7-glucosylluteolin, luteolin, 7-glucoside, luteolin-7-
glucoside, luteolin 7-O-glucoside, luteolin-7-O-glucoside.
13. Homoplantaginin


O
HO O
HO
OH
HO
O
OH
O
O
OH


- Tên gọi: 7-Glucoside;7-(beta-D-glucopyranosyloxy)-5-hydroxy-2-(4-
hydroxyphenyl)-6-methoxy-4H-1-benzopyran-4-one.


14. Luteolin-7-glucuronid

O
HO
OH
O
HO
O
OH
OH
O
O
OH
OH



×