Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 160 trang )





























TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM HÓA HỌC



Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Văn Bảo
Cần Thơ, 2013
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: Sư phạm Hóa học
THIẾT KẾ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA VÔ CƠ
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Ngọc Nị
MSSV: 2091987
Lớp: Sư phạm Hóa học K35
Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo
-i-
SVTH: Nguyễn Ngọc Nị

LỜI CẢM ƠN
Đây là một đề tài về phương pháp giảng dạy và đánh giá học sinh ở trường
trung học phổ thông. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của quý thầy cô đặc biệt là thầy hướng dẫn luận văn và giáo viên hướng dẫn
chuyên môn ở trường phổ thông, các bạn và các em học sinh. Nhờ vậy mà đề tài của
tôi đã hoàn thành đúng thời hạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Thầy Nguyễn Văn Bảo, GVHD luận văn, bộ môn Hóa, Khoa sư phạm, trường
ĐHCT luôn hướng dẫn tận tình và đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình thực
hiện đề tài này.
- Cô Nguyễn Thị Anh Lương, GVHD chuyên môn, tổ trưởng tổ hóa, trường

THPT chuyên Lý Tự Trọng.
- Thầy Lê Đỗ Huy, GV trường THPT chuyên Lý Tự Trọng.
- Các thầy cô trong bộ môn Hóa học Trường ĐHCT đã luôn quan tâm, ủng hộ
tinh thần và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
- Bạn Giao Thị Anh Phương, SV sư phạm Hóa học K35, trường ĐHCT.
- Bạn Võ Thái Sang, SV sư phạm Hóa học K35, trường ĐHCT.
- Bạn Phạm Thị Mỹ Nhân, SV sư phạm Hóa học K35, trường ĐHCT.
- Tập thể lớp 10A6 trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, thành phố Cần Thơ.
- Tập thể lớp 10A2 trường THPT Bùi Hữa Nghĩa, Thành phố Cần Thơ.
- Tập thể lớp 10A6 trường THPT Phan Văn Trị, thị trấn Phong Điền, Cần Thơ.
- Trung tâm học liệu trường ĐHCT.
- Bộ môn Hóa, khoa sư phạm, ĐHCT.

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Nị

Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo
-ii-
SVTH: Nguyễn Ngọc Nị

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông là đề tài rất thiết thực.
Thông qua đề tài tác giả nắm được chương trình hóa học phổ thông đặc biệt rèn luyện
kỹ năng thiết kế và giải bài tập hóa học phổ thông. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác
giả đã có nhiều cố gắng tham khảo tài liệu, thiết kế được hơn 300 bài tập làm hành
trang cho công việc giảng dạy sau này.

Phần thực nghiệm sư phạm tác giả đã đánh giá được một số bài tập, tuy nhiên còn ít so
với số lượng các bài tập được thiết kế.
Nhìn chung tác giả đã hoàn thành tốt mục tiêu của đề tài.
Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo
-iii-
SVTH: Nguyễn Ngọc Nị

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
























Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo
-iv-
SVTH: Nguyễn Ngọc Nị

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN























Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo
-v-
SVTH: Nguyễn Ngọc Nị

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học
sinh đã và đang được triển khai rộng rãi ở các trường trung học phổ thông. Với
phương pháp này đòi hỏi học sinh phải tự nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy kiến thức, rèn
luyện kỹ năng giải bài tập. Tuy nhiên việc tìm kiếm một nguồn tài liệu có thể đáp ứng
được yêu cầu đầy đủ các dạng bài tập ứng với những kiến thức trọng tâm và các kĩ
năng cần nắm của từng chương đang là vấn đề lo nghĩ của học sinh. Trước tình hình
đó đề tài “Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông” thực hiện sẽ
góp phần tạo một nguồn tài liệu giúp HS vừa học được các kiến thức SGK và rèn
luyện được kỹ năng giải bài tập. Đối với GV có thể sử dụng các bài tập trong quá trình
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.
Qua quá trình thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Phan Văn Trị - Tp. Cần Thơ
và trường THPT Bùi Hữu Nghĩa – Tp. Cần Thơ đã đánh giá được một số câu hỏi trắc
nghiệm và cũng phần nào cho thấy được ứng dụng của đề tài trong trường THPT.

Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo
-vi-
SVTH: Nguyễn Ngọc Nị

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng số liệu 1.1. trang 105
Bảng số liệu 1.2. trang 112.

Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo
-vii-
SVTH: Nguyễn Ngọc Nị

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN iv
TÓM TẮT v
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG TRONG LUẬN VĂN vi
MỤC LỤC vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN x
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1
3.1. Khách thể nghiên cứu 1
3.2. Đối tượng nghiên cứu 1

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 1
5. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 1
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
7. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 2
7.1. Phương pháp nghiên cứu 2
7.2. Phương tiện nghiên cứu 2
8. TIẾN ĐỘ NGHIÊN CỨU 3
Phần 2: NỘI DUNG 4
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1. Lịch sử và ứng dụng của phương pháp trắc nghiệm khách quan 4
2. Trắc nghiệm khách quan 6
Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo
-viii-
SVTH: Nguyễn Ngọc Nị

2.1. Một số khái niệm 6
2.1.1. Trắc nghiệm khách quan 6
2.1.2. Bài tập trắc nghiệm 6
2.2. Phân loại trắc nghiệm khách quan. 6
2.3. Khi nào thì sử dụng trắc nghiệm và lí do sử dụng 8
2.4. Yêu cầu khi kiểm tra trắc nghiệm 9
2.5. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp trắc nghiệm khách quan 9
2.5.1. Ưu điểm 9
2.5.2. Hạn chế 10
B. XÂY DỰNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 11
1. CHƯƠNG I: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 11
2. CHƯƠNG II: ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN 19

3. CHƯƠNG III: LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ SỐ OXI HÓA. 27
4. CHƯƠNG IV: PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ. 31
5. CHƯƠNG V: HALOGEN 38
6. CHƯƠNG VI: OXI- LƯU HUỲNH 45
7. CHƯƠNG VII: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC 54
8. CHƯƠNG VIII: SỰ ĐIỆN LI 62
9. CHƯƠNG IX: NHÓM NITƠ 69
10. CHƯƠNG X: NHÓM CACBON 79
11. CHƯƠNG XI: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI 89
12. CHƯƠNG XII: KIM LOẠI KIỀM - KIỀM THỔ - NHÔM 99
13. CHƯƠNG XIII: CRÔM- SẮT – ĐỒNG 111
14. CHƯƠNG XIV: NHẬN BIẾT CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ 120
15. CHƯƠNG XV: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN, KINH TẾ, XÃ
HỘI, MÔI TRƯỜNG 123
Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo
-ix-
SVTH: Nguyễn Ngọc Nị

C. THỰC NGHIỆM KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÂU HỎI TRẮC
NGHIỆM 127
1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM 127
2. NGUYÊN TẮC KIỂM CHỨNG 127
3. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 127
4. ĐÁNH GIÁ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 127
4.1. Độ khó. 128
4.2. Độ phân biệt 128
4.3. Tiêu chuẩn để chọn câu hỏi hay 129

5. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 130
5.1. Mẫu 1: Chương Oxi, Lưu huỳnh 130
5.2. Mẫu 2: Chương Oxi, Lưu huỳnh. 138
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147
1. LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 147
2. XÂY DỰNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 147
3. THỰC NGHIỆM KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÂU HỎI TRẮC
NGHIỆM. 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO 149

Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo
-x-
SVTH: Nguyễn Ngọc Nị

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

GVHD
Giáo viên hướng dẫn.
SVTH
Sinh viên thực hiện.
GV
Giáo viên.
HS
Học sinh.
GD - ĐT
Giáo dục – đào tạo.
ĐHSP

Đại học sư phạm.
ĐHQG
Đại học quốc gia.
THPT
Trung học phổ thông.
TNKQ
Trắc nghiệm khách quan.
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh.
HD
Hướng dẫn.
Ptpư
Phương trình phản ứng.
MT
Mẫu thử.
SGK
Sách giáo khoa.
SBT
Sách bài tập.
dd
Dung dịch.
hh
Hỗn hợp.
đktc
Điều kiện tiêu chuẩn.




Luận văn tốt nghiệp

Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo
-1-
SVTH: Nguyễn Ngọc Nị


Phần 1: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học
sinh đã và đang được triển khai rộng rãi ở các trường trung học phổ thông. Với
phương pháp này đòi hỏi học sinh phải tự nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy kiến thức, rèn
luyện kỹ năng giải bài tập. Tuy nhiên việc tìm kiếm một nguồn tài liệu có thể đáp ứng
được yêu cầu đầy đủ các dạng bài tập ứng với những kiến thức trọng tâm và các kĩ
năng cần nắm của từng chương đang là vấn đề lo nghĩ của học sinh. Trước tình hình
đó tôi quyết định chọn đề tài “Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ
thông” nhằm góp phần tạo một nguồn tài liệu giúp các em có thể dễ dàng ghi nhớ kiến
thức trong SGK và biên soạn các dạng bài tập từ đơn giản đến phức tạp nhằm nâng cao
quá trình dạy học ở các trường trung học phổ thông.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Góp phần cung cấp nguồn tài liệu dạy và học cho giáo viên và học sinh. Đáp
ứng được nhu cầu tự học, tự rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh. Từ đó có thể
nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa ở các trường trung học phổ thông.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Bài tập trắc nghiệm hóa học ở trường phổ thông.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thiết kế bài tập hóa học phần vô cơ THPT.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng được một hệ thống bài tập hóa học đa dạng, phong phú và có

cách sử dụng chúng một cách hiệu quả sẽ nâng cao hiệu quả dạy và học cho giáo viên
và học sinh.
5. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
- Đọc và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Phân tích, tổng hợp lý thuyết của các chương phần vô cơ theo SGK 10, 11, 12.
- Xây dựng hệ thống bài tập từ đơn giản đến phức tạp theo từng chương.
Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo
-2-
SVTH: Nguyễn Ngọc Nị


- Áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài vào dạy học, kiểm tra đánh giá một số
chương trong chương trình Hóa Học lớp 10, 11, 12 Trung Học Phổ Thông.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng chất lượng các câu hỏi trắc nghiệm
đã soạn.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Xây dựng bài tập phần vô cơ của cả ba khối lớp 10, 11, 12 theo chương trình cơ
bản và nâng cao.
7. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết.
+ Các tài liệu về lý luận dạy học môn hóa học.
+ Các tài liệu có liên quan đến các phương pháp trắc nghiệm.
+ Nội dung chương trình sách giáo khoa (SGK) hóa học lớp 10, 11, 12 ban
cơ bản và nâng cao.
- Nghiên cứu thực tiễn.
+ Thực nghiệm sư phạm ở trường trung học phổ thông (THPT).

+ Hỏi ý kiến chuyên gia (giáo viên).
- Nghiên cứu toán học: Xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm bằng thống kê
toán học.
7.2. Phương tiện nghiên cứu
- Các tài liệu sách (SGK, sách tham khảo), báo, các đề tài nghiên cứu khoa
học có liên quan.
- Máy tính.
- Phiếu điều tra.





Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo
-3-
SVTH: Nguyễn Ngọc Nị


8. TIẾN ĐỘ NGHIÊN CỨU
STT
Công việc
Thời gian thục hiện
1.
Nhận đề tài từ GVHD.
18/06/2012 – 13/07/2012
2.
Tìm tài liệu có liên quan, xây dựng và hoàn

thiện đề cương nghiên cứu.
14/07/2012 – 31/08/2012
3.
Đọc và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến
đề tài.
01/09/2012 – 15/09/2012
4.
Phân tích, tổng hợp lý thuyết tổng quát
phần vô cơ theo SGK lớp 10, 11, 12.
16/09/2012 – 31/10/2012
5.
Xây dựng hệ thống bài tập và các cách giải
từ đơn giản đến phức tạp theo từng chương
dựa vào SGK, SBT, và các nguồn tài liệu
khác.
01/11/2012 – 31/12/2012
6.
Tiến hành viết luận văn và chỉnh sửa
01/01/2013 – 10/02/2013
7.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm.
10/02/2013 – 15/04/2013
8.
Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm.
Hoàn thiện luận văn và nộp cho GVHD
đóng góp ý kiến, sữa chữa để hoàn thành
tốt bài luận văn.
Nộp luận văn và báo cáo trước hội đồng
phản biện.
16/04/2013 – 31/05/2013






Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo
-4-
SVTH: Nguyễn Ngọc Nị


Phần 2: NỘI DUNG
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Lịch sử và ứng dụng của phương pháp trắc nghiệm khách quan
Thời thượng cổ đã có mầm mống của hình thức trắc nghiệm. Cuối thế kỷ 19 trắc
nghiệm năng lực trở thành đối tượng nghiên cứu của khoa học, mở đầu là Thomas
Mann (1845)
Thuật ngữ “Trắc nghiệm” lần đầu tiên được biết đến ở thế kỉ XIX, "trắc" có nghĩa
là "đo lường", "nghiệm" là "suy xét", "chứng thực". Trong bài báo “Trí khôn và cách
đo trí khôn” (1890) nói về tâm lí học của tác giả người Mỹ James Mekeen Cattell
(1860 – 1944) nghĩ ra nhằm thử đánh giá trí thông minh của con người. Sau đó hai
nhà tâm lý người Pháp là F. Dalton và Ebbing Haus soạn ra bộ giáo án trắc nghiệm.
Đầu thế kỉ XX, E. Thorndike là người đầu tiên sử dụng trắc nghiệm như một
phương pháp khách quan và nhanh chóng để đo trình độ kiến thức học sinh.
Đến năm 1937, ở Mỹ lại sử dụng phương pháp trắc nghiệm rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực. Trong dạy học cũng bắt đầu sử dụng phương pháp trắc nghiệm. Năm 1940,
đã có nhiều hệ thống trắc nghiệm đánh giá kết quả học tập của học sinh. Năm 1961 đã
có 2126 mẫu trắc nghiệm tiêu chuẩn. Năm 1963 đã xuất hiện công trình của Gedevik

dùng máy tính điện tử xử lí kết quả trắc nghiệm trên diện rộng.
Cũng từ năm 1963, hội đồng Hoàng gia Anh hằng năm quyết định các trắc nghiệm
chuẩn cho trường trung học.
Cùng thời gian này, việc nghiên cứu kết quả trắc nghiệm đã trở thành một đề tài
lớn của Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô với nhan đề “Trình độ kiến thức kĩ năng, kĩ
xảo của học sinh và các phương pháp ngăn ngừa tình trạng không tiến và lưu ban”, do
viện sĩ E.I Monetzen chủ trì.
Những năm gần đây, trắc nghiệm ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên
thế giới mạnh nhất là Anh, Úc, Mỹ, Hà Lan, Pháp…
Ở Việt Nam:
Từ năm 1956 – 1960, trong các trường đã sử dụng rộng rãi hình thức kiểm tra trắc
nghiệm ở bậc trung học: “Trắc nghiệm vạn vật học” của Lê Quang Nghĩa (1963),
Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo
-5-
SVTH: Nguyễn Ngọc Nị


Phùng Văn Hương (1964).
Năm 1969, GS. Dương Thiệu Tống đã đưa môn trắc nghiệm và thống kê Giáo dục
vào giảng dạy tại lớp Cao học và tiến sĩ Giáo dục tại trường Đại học Sài Gòn.
Từ năm 1971, đã có những nghiên cứu về TNKQ vào chương trình sinh vật như:
Trần Bá Hoành với công trình “Thử dùng phương pháp Test kiểm điều tra tình hình
nhận thức của học sinh về một số khái niệm trong chương trình Sinh học đại cương
lớp 9”.
Năm 1974, thi tú tài bằng trắc nghiệm khách quan dạng QCM (câu hỏi trắc
nghiệm), đã thành lập Nha khảo thí (Vụ tuyển sinh) chuyên phát hành các đề thi (trực
thuộc bộ giáo dục Sài Gòn).

Sau năm 1975, việc nghiên cứu về phương pháp trắc nghiệm bị gián đoạn. Tuy
nhiên, vẫn có một số nghiên cứu này ở bậc Đại học như: ĐH Y TP. HCM do Nguyễn
Quang Quyền chủ trì và gần đây, Đại học Đà Lạt đã sử dụng bộ trắc nghiệm đề tuyển
sinh đầu vào.
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, Bộ Giáo dục - Đào tạo và các trường Đại học
đã có một số hoạt động cải tiến các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
sinh viên, trong đó có phương pháp trắc nghiệm.
Năm 1986, trường ĐH SP Hà Nội đã tổ chức các hội thảo, bồi dưỡng do Herath
hướng dẫn và đã triển khai thực nghiệm.
Năm 1990, phương pháp trắc nghiệm được thực sự quan tâm ở nhiều cấp bậc học.
Năm 1993, ĐH Bách Khoa Hà Nội có hội thảo “Kĩ thuật Test ứng dụng ở bậc Đại
học” (4/12/1993) của Lâm Quang Thiệp, Phan Hữu Tiết, Nghiêm Xuân Nùng.
Năm 1994, Bộ GD-ĐT phối hợp với viện hoàng gia Melbourne của Australia tổ
chức hội thảo “Kĩ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan”.
Tháng 4/1998, trường ĐHSP- ĐHQG Hà Nội có cuộc hội thảo Khoa học về sử
dụng TNKQ trong dạy học và tiến hành xây dựng bộ trắc nghiệm để kiểm tra – đánh
giá một số học phần của các khoa trong trường.
Năm 2001, ĐHQG TP.HCM đã chủ trương làm thí điểm tuyển sinh đại học bằng
phương pháp trắc nghiệm cho các môn thi khối B. Bên cạnh đó lần đầu tiên 6 trường
Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo
-6-
SVTH: Nguyễn Ngọc Nị


THPT tại TPHCM: Trần Đại Nghĩa, Bán công Maire Curie, Lê Quý Đôn, Bán công
Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Hữu Cầu, và Dân lập Hồng Đức được thực nghiệm môn
Toán theo phương pháp trắc nghiệm trước khi phổ biến rộng rãi trong cả nước.

2. Trắc nghiệm khách quan
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động để đo lường năng lực của các đối
tượng nào đó nhằm những mục đích xác định. Trong giáo dục trắc nghiệm được tiến
hành thường xuyên ở các kỳ thi, kiểm tra để đánh giá kết quả học tập, giảng dạy đối với
một phần của môn học, toàn bộ môn học, đối với cả một cấp học; hoặc để tuyển chọn
một số người có năng lực nhất vào học một khoá học.
Trắc nghiệm (trong giáo dục) là một phương pháp để thăm dò một số đặc điểm
năng lực trí tuệ của học sinh (chú ý, tưởng tượng, thông minh, năng khiếu…) hoặc để
kiểm tra- đánh giá một số kiến thức kĩ năng, kĩ xảo, thái độ của học sinh.
2.1.2. Bài tập trắc nghiệm
Bài tập trắc nghiệm được hiểu là một bài tập nhỏ hoặc câu hỏi có kèm câu trả lời
có sẵn, yêu cầu học sinh suy nghĩ, dùng một kí hiệu đơn giản, đã quy ước để trả lời.
Trắc nghiệm khách quan (ojective test) là dạng kiểm tra trong đó mỗi câu hỏi
kèm theo những câu trả lời có sẵn. Loại câu hỏi này cung cấp cho học sinh một phần
hay tất cả thông tin cần thiết và đòi hỏi học sinh phải lựa chọn một câu trả lời hoặc chỉ
cần điền thêm một vài từ (loại câu hỏi đóng). Gọi là TNKQ vì việc chấm điểm đảm
bảo tính khách quan hơn việc cho điểm bài tự luận. Tuy nhiên, tính khách quan cũng
không hoàn toàn tuyệt đối vì việc ra đề và xây dựng đáp án phần nào đã mang tính chủ
quan của tác giả.
2.2. Phân loại trắc nghiệm khách quan.
Thông thường có ba cách phân loại: dựa vào mục đích, dựa vào hình thức, dựa vào
cách tiến hành.
a. Dựa vào mục đích: chia làm 2 loại
- Trắc nghiệm tuyển trạch: lựa chọn thí sinh đầu vào (mức độ khó).
Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo

-7-
SVTH: Nguyễn Ngọc Nị


- Trắc nghiệm hoàn tất: đánh giá kết quả đạt được của học sinh thường dùng để
thi hết môn, thi tốt nghiệp (mức độ trung bình).
b. Dựa vào hình thức: chia làm 3 loại:
- Trắc nghiệm viết. (phổ biến và thông dụng nhất).
- Trắc nghiệm vấn đáp.
- Trắc nghiệm thực hành.
c. Dựa vào cách tiến hành: chia thành 4 loại.
- Đúng – sai (Yes/ No question).
Là dạng câu hỏi có kèm hai phương án trả lời đúng (Đ) hoặc sai (S).
Ví dụ: Sự khử là quá trình nhường electron
A. Đúng. B. Sai.
Loại câu hỏi đúng/sai chỉ thích hợp kiểm tra trí nhớ, kiến thức sự kiện, ít có giá trị
kích thích tư duy cũng như phân biệt học sinh giỏi – kém.
- Ghép đôi (matching items).
Loại câu hỏi này thường gồm 2 cột thông tin: cột thứ nhất là những câu dẫn, cột
thứ hai là những lựa chọn. Đòi hỏi thí sinh phải ghép đúng cặp nhóm từ ở 2 cột sao
cho phù hợp về nội dung.
Ví dụ:
1. Ne
a. Kim loại
2. Na
b. Phi kim
3. N
c. Khí hiếm
Câu trắc nghiệm ghép mục phù hợp với việc đánh giá những năng lực nhận thức cơ
bản như năng lực trí nhớ, khả năng phân biệt cao, thích hợp cho việc kiểm tra những

nhóm kiến thức gần gũi chủ yếu là những kiến thức sự kiện và kiến thức ngôn ngữ…
- Trắc nghiệm điền khuyết (supply items or fill in the blank).
Là loại câu hỏi nêu một mệnh đề bị khuyết một bộ phận (chỗ trống), thí sinh phải
suy nghĩ nội dung thích hợp nhất để điền vào chỗ trống.
Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo
-8-
SVTH: Nguyễn Ngọc Nị


Ví dụ: Đồng phân là hiện tượng các chất có….
Trắc nghiệm điền khuyết chủ yếu thích hợp với việc đánh giá những năng lực nhận
thức cơ bản như: ghi nhớ, thông hiểu. Tuy nhiên cũng có thể sử dụng loại câu hỏi dạng
này để kiểm tra học sinh về hiện tượng, định nghĩa, khái niệm, thuật ngữ hóa học….
- Câu trắc nghiệm đa tuyển (Multuple choice).
Là loại câu hỏi đưa ra một nhận định 4 – 5 phương án trả lời, thí sinh phải lựa chọn
phương án đúng nhất. Loại câu nhiều lựa chọn là quan trọng nhất và được dùng nhiều
nhất trong việc kiểm tra kiến thức và thi tuyển.
Câu hỏi nhiều lựa chọn gồm có hai phần: phần đầu là phần dẫn trong đó giáo viên
nêu ra vấn đề cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi mà phần sau là phần
trả lời, giáo viên đưa ra 4 – 5 hoặc 6 phương án trả lời trong đó có một phương án là
đúng nhất. Các phương án khác đưa ra có tác dụng gây nhiễu đối với thí sinh. Nếu câu
trắc nghiệm được soạn tốt thì thí sinh không có kiến thức chắc chắn không thể biết
được đáp án nào là đúng, phương án nào là nhiễu.
Ví dụ:
Chọn phương án đúng nhất:
A. S chỉ có tính khử.
B. S chỉ có tính oxi hóa.

C. S có cả hai tính oxi hóa và tính khử.
D. S không có tính oxi hóa khử.
2.3. Khi nào thì sử dụng trắc nghiệm và lí do sử dụng
Một câu hỏi kiểm tra có giá trị khi nó vừa diễn tả được nội dung khoa học mong
muốn, vừa phù hợp với mục tiêu của người ra đề.
Giá trị và hiệu quả của hình thức kiểm tra tùy thuộc vào nội dung và mục đích
kiểm tra.
- Dạng câu hỏi tự luận: phù hợp với những bài kiểm tra nhằm đánh giá khả năng
lập luận, trình bày quá trình tư duy của học sinh.
- Dạng kiểm tra trắc nghiệm: phù hợp khi đánh giá nhận thức của học sinh trên
lượng kiến thức lớn, đòi hỏi sự cân nhắc trước khi lựa chọn.
Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo
-9-
SVTH: Nguyễn Ngọc Nị


Vì vậy khi muốn đánh giá trên diện rộng, với lượng kiến thức lớn loại kiểm tra hiệu
quả nhất được dung hòa với yêu cầu chấm bài nhanh, gọn, khách quan, chúng ta nên
sử dụng hình thức trắc nghiệm.
2.4. Yêu cầu khi kiểm tra trắc nghiệm
Kiểm tra là một phương tiện kích thích việc học và đánh giá mức độ thành công
của việc dạy học. Vì vậy, khi tiến hành kiểm tra, cần có một số yêu cầu cụ thể và phải
nhớ điều đó khi xét đến vai trò của một bài kiểm tra trắc nghiệm.
Sau đây là những yêu cầu cần thiết khi kiểm tra trắc nghiệm:
Chính xác: câu hỏi hoặc bài tập đặt ra phải rõ ràng, chính xác, phần trả lời đối với
trắc nghiệm có nhiều lựa chọn chỉ có một phương án đúng nhất.
Khoa học: bài thi nên có câu dễ, câu trung bình, câu khó; không quá ngắn, không

quá dài; kiểm tra được kiến thức cơ bản của chương trình, có thuộc bài, có tư duy,
sáng tạo, có kiến thức nâng cao, có kiến thức thực tế…
Khách quan: đề không tập trung một phần kiến thức, các câu chọn lựa không chứa
các yếu tố để học sinh đoán mò, cùng một bài kiểm tra (số lượng và nội dung câu hỏi)
nên xáo trộn thứ tự để tránh học sinh trao đổi bài. Đề không quá dễ cũng không quá
khó, không vượt ngoài chương trình.
Thực tiễn – tiện lợi: dễ chấm, chấm nhanh, tiết kiệm thời gian, vật liệu, tiền bạc.
Đặc biệt, soạn thế nào để học sinh thích thú, tích cực làm bài, giảm áp lực khi kiểm tra
hoặc thi.
2.5. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp trắc nghiệm khách quan
2.5.1. Ưu điểm
- Nó cho phép trong thời gian ngắn, kiểm tra được nhiều kiến thức ở nhiều học
sinh.
- Phạm vi kiến thức kiểm tra rộng, tránh được khuynh hướng học tủ, học đối phó
làm tăng độ tin cậy trong quá trình đánh giá bằng bài kiểm tra.
- Tốn ít thời gian để chấm bài. Vì vậy nó phù hợp với những giáo viên dạy nhiều
lớp, cũng như trong công tác tuyển sinh.
Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo
-10-
SVTH: Nguyễn Ngọc Nị


- Đảm bảo tính khách quan khi chấm bài thi, kết quả bài kiểm tra được chuẩn hóa
(không có tình trạng “lệch điểm” như khi chấm bài tự luận.)
- Dễ sử dụng phương pháp thống kê toán học trong xử lí kết quả kiểm tra.
- Là loại hình thức mới nên TNKQ dễ gây hứng thú và tính tích cực học tập cho
học sinh. Kết quả nhanh, học sinh có thể biết được cái đúng cái sai của mình và

trao đổi học hỏi lẫn nhau kịp thời.
- Rèn thao tác tư duy nhanh nhẹn, chính xác, độc lập suy nghĩ, kỹ năng nhận xét,
phán đoán, hạn chế tiêu cực trong kiểm tra.
2.5.2. Hạn chế.
Bất kể phương pháp kiểm tra đánh giá nào cũng có những ưu - khuyết điểm riêng.
Trắc nghiệm khách quan cũng vậy, bên cạnh những ưu điểm chúng cũng mắc phải
những khuyết điểm sau:
- Vì học sinh không cần trình bày bài giải nên học sinh có thể nhìn bài của nhau
hoặc chọn một cách ngẫu nhiên, bị động. Để tránh tình trạng này GV có thể cho
HS làm nhiều đề (cùng nội dung nhưng xáo trộn thứ tự câu hỏi, câu trả lời.)
- Không rèn luyện được khả năng trình bày hiểu biết bằng chữ viết, hạn chế tư
duy sáng tạo. Như vậy không nên sử dụng trắc nghiệm liên tục, kéo dài sẽ
không có lợi cho việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng chữ viết, cách lập luận
một vấn đề của học sinh. Tuy nhiên đối với những GV ra đề có kinh nghiệm,
trình độ chuyên môn vững thì các câu trắc nghiệm đòi hỏi học sinh có tư duy
phân tích, so sánh, khả năng lập luận, phán đoán … mới đủ khả năng chọn được
đáp án chính xác nhất.
- Nhược điểm cơ bản nhất của trắc nghiệm là nó chỉ cho GV biết “kết quả” suy
nghĩ mà không cho biết “quá trình” suy nghĩ của học sinh, cũng như những khía
cạnh tư tưởng, thái độ liên quan đến kiến thức kiểm tra.
Tuy còn nhiều nhược điểm, nhưng trắc nghiệm là một phương pháp thuận lợi nhất
để tính toán, xử lí kết quả trong đánh giá giáo dục. Nó được sử dụng trong đánh giá
chuẩn đoán, đánh giá từng phần và đánh giá tổng kết. Mặc dù vậy, trắc nghiệm khách
quan không phải là phương pháp vạn năng, nó cần được phối hợp với các phương
pháp cổ truyền (viết, vấn đáp…) thì mới đem lại hiệu quả cao.
Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo
-11-

SVTH: Nguyễn Ngọc Nị


B. XÂY DỰNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. CHƯƠNG I: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
Câu 1:
Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tố là
A.
Electron và proton.
B.
Nơtron và electron.
C.
Proton và nơtron.
D.
Electron, nơtron và Proton.
Đáp án: C
Câu 2:
Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng
A.
Số khối.
B.
Số proton.
C.
Số nơtron.
D.
Số nơtron và số proton.
Đáp án: B
Câu 3:
Các obitan trong một phân lớp electron
A.

Có cùng sự định hướng trong không gian.
B.
Có cùng mức năng lượng.
C.
Khác nhau về mức năng lượng.
D.
Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp.
Đáp án: B
Câu 4:
Trong số các cấu hình electron nguyên tử sau, cấu hình electron nào là của
nguyên tử oxi (Z= 8 )
A.
1s
2
2s
2
2p
3
.
B.
1s
2
2s
2
2p
4
.
C.
1s
2

2s
2
2p
6
.
D.
1s
2
2s
2
2p
2
.
Đáp án: B
Câu 5:
Một nguyên tử M có 75 electron và 110 nơtron. Kí hiệu của nguyên tử M là
A.
185
75
M
.
B.
75
110
M
.
C.
75
185
M

.
D.
110
75
M
.
Đáp án: A.
Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo
-12-
SVTH: Nguyễn Ngọc Nị


Câu 6:
Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa đồng thời 20 nơtron, 19
proton và 19 electron?
A.
37
17
Cl
.
B.
40
18
Ar
.
C.
39

19
K
.
D.
40
19
K
.
Đáp án: C.
Câu 7:
Chọn đáp án đúng :
A.
Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng có số nơtron khác nhau.
B.
Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số khối.
C.
Đồng vị là những nguyên tử có cùng số electron nhưng có số nơtron khác nhau.
D.
A, B, C đều đúng.
Đáp án: D
Câu 8:
Ion X
-
có 10 electron. Hạt nhân nguyên tử nguyên tố X có 10 nơtron. Nguyên
tử khối của nguyên tố X là
A.
19u.
B.
21u.
C.

20u.
D.
22u.
Đáp án: A.
Câu 9:
Dãy nào dưới đây gồm các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học?
A.
14 14
67
,XY
.
B.
28 29
14 14
,XY
.
C.
19 20
9 10
,XY
.
D.
40 40
18 19
,XY
.
Đáp án: B.
Câu 10: Những nguyên tử
40 39 41
20 19 21

,,Ca K Sc
có cùng:
A.
Số eletron.
B.
Số proton bằng nhau.
C.
Số hiệu nguyên tử.
D.
Số nơtron.
Đáp án: D.
Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo
-13-
SVTH: Nguyễn Ngọc Nị


Câu 11: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều
hơn tổng số hạt không mang điện là 12. Nguyên tố X có số khối là:
A.
23.
B.
27.
C.
28.
D.
40.
Đáp án: B

HD giải:
- Gọi số proton là P, số nơtron là N, số electron là E. Trong đó số P = số E.
- Tổng số hạt trong X = N + P + E. Mà số hạt P = số hạt E
- Ta có : 2P + N = 40. (1)
- Số hạt mang điện (P, E) nhiều hơn không mang điện (N) là 12 hạt nên ta có :
2P – N = 12. (2)
- Giải hệ 2 phương trình trên ta được :
P = 13
N = 14
- Vậy số khối của X là: A
X
= P + N = 13 + 14 = 27.
Câu 12:
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 60, trong đó số hạt nơtron
bằng proton. X là
A.
Cu.
B.
K.
C.
Ca.
D.
Na.
Đáp án: C.
HD giải.
- Tổng số hạt trong X : 2P + N = 60.
- Số hạt nơtron bằng proton: P = N.
- Giải ra ta được : P = N = E = 20.
- Vậy số khối của X = P + N = 20 + 20 = 40.
- Vậy X là Ca.

Câu 13: Nguyên tố X có tổng số hạt là 28. Giá trị p có thể có là
A.
8 và 9.
B.
9 và 10.
C.
9 và 11.
D.
7 và 8.
Đáp án: A.
Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ trung học phổ thông

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo
-14-
SVTH: Nguyễn Ngọc Nị


HD giải:
- Ta có : 2P + N = 28 → N = 28 -2P
- Vì Z < 28, nguyên tố có hạt nhân nguyên tử bền nên ta áp dụng công thức :
1 ≤ N/P ≤ 1,5
→ 3P ≤ 28 ≤ 3,5P.
→ 8 ≤ P ≤ 9.333.
- Vậy P có thể là 8 hoặc 9.
Câu 14:
Nguyên tố X có tổng số hạt là 34. X không là nguyên tố khí hiếm. X có thể là
A.
K.
B.

Na.
C.
Ne.
D.
Mg.
Đáp án: B
HD giải:
- Tổng số hạt là 34, ta có: 2P + N = 34
- Vì Z < 34, nguyên tố có hạt nhân nguyên tử bền nên ta áp dụng công thức :
1 ≤ N/P ≤ 1,5
2P + N = 34 → N = 34 -2P
3P ≤ 34 ≤ 3,5P
9,7 ≤ P ≤ 11,33
- Vậy P có thể là 10 hoặc 11
- Với P = 10 ta có cấu hình electron : 1s
2
2s
2
2p
6
. Cấu hình bền của khí hiếm
(loại).
- Với P = 11 ta có cấu hình electron : 1s
2
2s
2
2p
6
3s
1

. Cấu hình không phải của
khí hiếm (nhận).
→ P = 11, E = 11, N = 12.
- Vậy X là Na.
Câu 15 : Tổng số hạt của một nguyên tử kim loại X là 155. Số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Kết luận nào sau đây không đúng:
A.
Điện tích hạt nhân của X là 47+.
B.
X có 2 electron lớp ngoài cùng.

×