TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM HÓA HỌC
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Huỳnh Hữu Bích Châu
Cần Thơ, 2013
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: Sư Phạm Hóa Học
THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM ẢO
VÀ XÂY DỰNG CÁC BÀI
THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM HÓA HỌC
CHƯƠNG TRÌNH THPT – BAN CƠ BẢN
Sinh viên thực hiện:
Thái Hoàng Tân
MSSV: 2092003
Lớp: Sư Phạm Hóa Học K35
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Hữu Bích Châu
SVTH: Thái Hoàng Tân i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự động viên, sự giúp đỡ
nhiệt tình và sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè. Nhờ vậy mà luận văn được
hoàn thành đúng thời hạn. Nhân đây tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- Ths Huỳnh Hữu Bích Châu – Giảng viên hướng dẫn thực hiện đề tài luận văn,
cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp.
- Cô Nguyễn Thị Vui – Giảng viên thực hành – Bộ môn Hóa.
- Quý Thầy cô phòng thí nghiệm Hóa phân tích, phòng thí nghiệm phương pháp
giảng dạy – Bộ môn Hóa – Khoa Sư phạm.
- Bạn Võ Thái Sang, Giao Thị Anh Phương, Huỳnh Thị Mai Linh, Bùi Thị
Kim Hoàng, Tào Thế Dương và các bạn khác trong lớp Sư Phạm Hóa Học K35 đã
giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này.
Và tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của tất cả người thân
trong gia đình và bạn bè khác trong suốt thời gian qua.
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên Thái Hoàng Tân
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Hữu Bích Châu
SVTH: Thái Hoàng Tân ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Đề tài có tính ứng dụng thực tế trong việc dạy thực hành thí nghiệm Hóa học của
chương trình phổ thông trung học.
Sinh viên làm việc hăng say, nhiệt tình trong công việc.
Dựng clip quay đẹp, rõ, có kĩ thuật về âm thanh tốt, tuy nhiên phông nền chưa nổi
bật.
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
HUỲNH HỮU BÍCH CHÂU
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Hữu Bích Châu
SVTH: Thái Hoàng Tân iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Về hình thức: Đề tài gồm 102 trang được in ấn đẹp, trang nhã bao gồm các hình
ảnh minh họa.
Về nội dung: Để hoàn thành mục tiêu của đề tài, tác giả đã trình bày một số nét cơ
bản về cơ sở lý luận làm nền tảng cho đề tài. Tác giả đã biên soạn được 10 bài thực
hành Hóa học bao gồm 27 thí nghiệm và thiết kế được 18 thí nghiệm ảo dùng cho
giảng dạy Hóa học ở trung học phổ thông. Nội dung các bài thực hành và quy trình
tiến hành thí nghiệm được trình bày rõ ràng, tiện lợi cho việc sử dụng. Hình ảnh của
các đoạn video có độ nét tốt thể hiện rõ các hiện tượng giúp người xem dễ nắm bắt nội
dung quá trình phản ứng.
Tuy nhiên, trong phần đặt vấn đề của đề tài tác giả chưa nêu rõ mục tiêu, giới hạn
và kết quả đạt được sẽ sử dụng cho việc giảng dạy Hóa học cụ thể lớp, cấp nào ở
trường trung học phổ thông. Phần ứng dụng Powerpoint được đưa vào luận văn chưa
cho thấy rõ ý nghĩa, mục tiêu và kết quả cụ thể đối với mục tiêu đề tài đã đề ra. Về nơi
tiến hành thí nghiệm, nên thực hiện trong tủ hút đối với các phản ứng có sản phẩm là
khí độc để bảo đảm tính an toàn trong thực nghiệm.
Tóm lại, tác giả đã hoàn thành được cơ bản mục tiêu của đề tài đã đề ra.
CÁN BỘ PHẢN BIỆN
PHAN THÀNH CHUNG
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Hữu Bích Châu
SVTH: Thái Hoàng Tân iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Đề tài: “Thiết kế thí nghiệm ảo và xây dựng các bài thực hành thí nghiệm Hóa
học chương trình THPT – ban cơ bản” là đề tài rất thực dụng giúp sinh viên ra trường
dạy tốt các bài thực hành. Qua đề tài, thấy tác giả có nhiều cố gắng tham khảo tài liệu
để xây dựng nên 10 bài thực hành thí nghiệm ở trường phổ thông. Tuy nhiên, phần bố
cục nên thay đổi. Sau mỗi bài thực hành là phần kết quả và thảo luận không nên tách
rời nhau. Phần thiết kế thí nghiệm ảo, tác giả đã trình bày được cách tiến hành các thí
nghiệm khi giảng dạy nhưng các ví dụ đưa ra để minh họa còn ít.
Nhìn chung, tác giả đã hoàn thành được mục tiêu của đề tài.
GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
NGUYỄN VĂN BẢO
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Hữu Bích Châu
SVTH: Thái Hoàng Tân v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN iv
MỤC LỤC v
TÓM TẮT LUẬN VĂN xv
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2
4.1. Phương pháp thực hiện 2
4.2. Phương tiện thực hiện 2
5. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
A. THỰC TRẠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC Ở NƯỚC TA 3
1. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MÔN HÓA HỌC CỦA GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THPT 3
2. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM MÔN HÓA
CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT 3
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC 5
1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI 5
1.1. Định nghĩa 5
1.1.1. Phương pháp 5
1.1.2. Phương pháp dạy học 5
1.2. Phân loại các phương pháp dạy học 5
2. HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HÓA HỌC 6
2.1. Các phương pháp giảng dạy khi nghiên cứu kiến thức mới, dạy bài mới 6
2.1.1. Các phương pháp dùng lời 6
2.1.1.1. Phương pháp kể chuyện 6
2.1.1.2. Phương pháp diễn giảng 6
2.1.1.3. Phương pháp đàm thoại 7
2.1.1.4. Phương pháp giải thích 7
2.1.1.5. Phương pháp làm việc với sách giáo khoa và tài liệu 7
2.1.2. Các phương pháp trực quan 8
2.1.2.1. Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên 8
2.1.2.2. Các phương tiện trực quan tạo hình 8
2.1.2.2.1. Hình vẽ 8
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Hữu Bích Châu
SVTH: Thái Hoàng Tân vi
2.1.2.2.2. Bảng vẽ, sơ đồ minh họa dụng cụ máy móc 9
2.1.3. Các phương pháp thực hành 9
2.2. Phương pháp giảng dạy khi hoàn thiện kiến thức cho học sinh 9
2.2.1. Các phương pháp dùng lời 10
2.2.1.1. Diễn giảng 10
2.2.1.2. Giải thích 10
2.2.1.3. Đàm thoại 10
2.2.1.4. Làm việc với sách giáo khoa, tài liệu tham khảo 10
2.2.2. Các phương pháp trực quan 11
2.2.2.1. Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên 11
2.2.2.2. Các phương tiện trực quan tạo hình khác 11
2.2.3. Các phương pháp thực hành 11
2.2.3.1. Thí nghiệm thực hành của học sinh 11
2.2.3.2. Bài tập Hóa học 12
C. HỆ THỐNG THÍ NGHIỆM Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 13
1. THÍ NGHIỆM BIỂU DIỄN CỦA GIÁO VIÊN 13
2. THÍ NGHIỆM CỦA HỌC SINH 14
2.1. Thí nghiệm nghiên cứu bài mới 14
2.2. Thí nghiệm thực hành 15
2.3. Thí nghiệm ngoại khóa 15
D. QUI TRÌNH CHO MỘT BÀI THÍ NGHIỆM 16
1. CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM 16
2. RÚT RA KẾT LUẬN CẦN THIẾT 17
CHƯƠNG II: THỰC HÀNH 18
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ 18
1. MỤC TIÊU 18
2. KIẾN THỨC GIÁO KHOA 18
2.1. Phản ứng oxi hóa – khử 18
2.2. Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử 18
2.2.1. Nguyên tắc 18
2.2.2. Các bước lập phương trình hóa học theo phương pháp thăng bằng
electron 19
2.3. Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử 19
3. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT 19
3.1. Dụng cụ 19
3.2. Hóa chất 19
4. THỰC HÀNH 19
4.1. Thí nghiệm 1: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit 19
4.2. Thí nghiệm 2: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối 20
5. CÂU HỎI THẢO LUẬN 20
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Hữu Bích Châu
SVTH: Thái Hoàng Tân vii
5.1. 20
5.2. 20
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2: 21
TÍNH CHÁT HÓA HỌC CỦA KHÍ CLO VÀ HỢP CHẤT CỦA CLO 21
1. MỤC TIÊU 21
2. KIẾN THỨC GIÁO KHOA 21
2.1. Clo 21
2.1.1. Tính chất vật lý 21
2.1.2. Tính chất hóa học 21
2.1.2.1. Tác dụng với kim loại 21
2.1.2.2. Tác dụng với hiđro 22
2.1.2.3. Tác dụng với nước và dung dịch kiềm 22
2.1.2.4. Tác dụng với muối của các halogen khác 22
2.1.2.5. Tác dụng với các chất khử khác 22
2.1.3. Điều chế 23
2.1.3.1. Trong phòng thí nghiệm 23
2.1.3.2. Trong công nghiệp 23
2.2. Hiđroclorua, axit clohiđric 23
2.2.1. Tính chất vật lí 23
2.2.2. Tính chất hóa học 23
2.2.3. Điều chế 24
2.2.3.1. Trong phòng thí nghiệm 24
2.2.3.2. Trong công nghiệp 24
2.3. Muối Clorua 24
2.4. Nước Gia–ven 24
3. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT 25
3.1. Dụng cụ 25
3.2. Hóa chất 25
4. THỰC HÀNH 25
4.1. Thí nghiệm 1: Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm 25
4.2. Thí nghiệm 2: Điều chế axit clohiđric 26
5. CÂU HỎI THẢO LUẬN 27
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3: 28
TÍNH CHẤT CỦA OXI, LƯU HUỲNH 28
1. MỤC TIÊU 28
2. KIẾN THỨC GIÁO KHOA 28
2.1. Oxi 28
2.1.1. Cấu tạo phân tử Oxi 28
2.1.2. Tính chất vật lý 28
2.1.3. Trạng thái tự nhiên 28
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Hữu Bích Châu
SVTH: Thái Hoàng Tân viii
2.1.4. Tính chất hóa học 28
2.1.4.1. Tác dụng với kim loại 29
2.1.4.2. Tác dụng với phi kim 29
2.1.4.3. Tác dụng với hợp chất 29
2.2. Lưu huỳnh 29
2.2.1. Tính chất vật lý 29
2.2.2. Tính chất hóa học 30
2.2.2.1. Tác dụng với kim loại hoặc hiđro 30
2.2.2.2. Tác dụng với phi kim 30
2.2.2.3. Tác dụng với các hợp chất khác 31
3. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT 31
3.1. Dụng cụ 31
3.2. Hóa chất 31
4. THỰC HÀNH 31
4.1. Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của oxi 31
4.2. Thí nghiệm 2: Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ 32
4.3. Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của lưu huỳnh 32
4.4. Thí nghiệm 4: Tính khử của lưu huỳnh 33
5. CÂU HỎI THẢO LUẬN 33
BÀI THỰC HÀNH SỐ 4: 34
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC 34
1. MỤC TIÊU 34
2. KIẾN THỨC GIÁO KHOA 34
2.1. Tốc độ phản ứng 34
2.1.1. Khái niệm 34
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng 35
2.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ 35
2.2.2. Ảnh hưởng của áp suất 35
2.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ 35
2.2.4. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc 35
2.2.5. Ảnh hưởng của chất xúc tác 35
3. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT 36
3.1. Dụng cụ 36
3.2. Hóa chất 36
4. THỰC HÀNH 36
4.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng 36
4.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng 36
4.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng 37
5. CÂU HỎI THẢO LUẬN 37
BÀI THỰC HÀNH SỐ 5: 38
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Hữu Bích Châu
SVTH: Thái Hoàng Tân ix
TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT NITƠ, PHOTPHO 38
1. MỤC TIÊU 38
2. KIẾN THỨC GIÁO KHOA 38
2.1. Axit nitric 38
2.1.1. Tính chất vật lý 38
2.1.2. Tính chất hóa học 38
3. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT 40
3.1. Dụng cụ 40
3.2. Hóa chất 40
4. THỰC HÀNH 40
4.1. Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của axit nitric 40
4.2. Thí nghiệm 2: Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy 41
5. CÂU HỎI THẢO LUẬN 41
BÀI THỰC HÀNH SỐ 6: 42
ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA ETILEN, AXETILEN 42
1. MỤC TIÊU 42
2. KIẾN THỨC GIÁO KHOA 42
2.1. Đặc điểm cấu tạo của anken – ankin 42
2.2. Tính chất hóa học 42
2.2.1. Phản ứng cộng hidro 42
2.2.2. Phản ứng cộng halogen 43
2.2.3. Phản ứng cộng hiđracid 43
2.2.4. Phản ứng cộng nước (hiđrat hóa) 43
2.2.5. Phản ứng trùng hợp 44
2.2.6. Phản ứng oxi hóa 44
2.2.6.1. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn 44
2.2.6.2. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn 44
2.2.7. Phản ứng thế bằng ion kim loại 45
2.3. Điều chế 45
2.3.1. Trong công nghiệp 45
2.3.2. Trong phòng thí nghiệm 45
3. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT 45
3.1. Dụng cụ 45
3.2. Hóa chất 46
4. THỰC HÀNH 46
4.1. Thí nghiệm 1: Điều chế và thử tính chất của etilen 46
4.2. Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất của axetilen 46
5. CÂU HỎI THẢO LUẬN 47
BÀI THỰC HÀNH SỐ 7: 48
TÍNH CHẤT CỦA ETANOL, GLIXEROL VÀ PHENOL 48
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Hữu Bích Châu
SVTH: Thái Hoàng Tân x
1. MỤC TIÊU 48
2. KIẾN THỨC GIÁO KHOA 48
2.1. Dẫn xuất Halogen 48
2.1.1. Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm –OH 48
2.1.2. Phản ứng tách hidro halogenua 48
2.1.3. Phản ứng với Magie 48
2.2. Ancol 49
2.3. Phenol 49
3. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT 50
3.1. Dụng cụ 50
3.2. Hóa chất 50
4. THỰC HÀNH 50
4.1. Thí nghiệm 1: Etanol tác dụng với natri 50
4.2. Thí nghiệm 2: Glixerol tác dụng với đồng (II) hiđroxit 50
4.3. Thí nghiệm 3: Phenol tác dụng với nước brom 51
5. CÂU HỎI THẢO LUẬN 51
BÀI THỰC HÀNH SỐ 8: 52
TÍNH CHẤT CỦA ANĐEHIT VÀ AXIT CACBOXYLIC 52
1. MỤC TIÊU 52
2. KIẾN THỨC GIÁO KHOA 52
2.1. Andehit 52
2.2. Axit cacboxylic 52
2.2.1. Tính axit 52
2.2.1.1. Trong dung dịch, axit cacboxylic phân li thuận nghịch 52
2.2.1.2. Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo thành muối và nước 52
2.2.1.3. Tác dụng với muối 52
2.2.1.4. Tác dụng với kim loại 53
2.2.2. Phản ứng thế nhóm –OH (phản ứng este hóa) 53
3. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT 53
3.1. Dụng cụ 53
3.2. Hóa chất 53
4. THỰC HÀNH 53
4.1. Thí nghiệm 1: Phản ứng tráng bạc 53
4.2. Thí nghiệm 2: Phản ứng của axit axetic với quỳ tím, natri cacbonat 54
4.2.1. Phản ứng của axit axetic với quỳ tím 54
4.2.2. Phản ứng của axit axetic với natri cacbonat 54
5. CÂU HỎI THẢO LUẬN 54
BÀI THỰC HÀNH SỐ 9: 55
TÍNH CHẤT CỦA NATRI, MAGIE, NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG 55
1. MỤC TIÊU 55
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Hữu Bích Châu
SVTH: Thái Hoàng Tân xi
2. KIẾN THỨC GIÁO KHOA 55
2.1. KIM LOẠI KIỀM 55
2.1.1. Tính chất hóa học 55
2.1.1.1. Tác dụng với phi kim 55
2.1.1.2. Tác dụng với axit 55
2.1.1.3. Tác dụng với nước 55
2.1.2. Điều chế 55
2.2. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM 55
2.2.1. Natri hiđroxit, NaOH 55
2.2.1.1. Tính chất 55
2.2.1.2. Điều chế 56
2.2.2. Natri hiđrocacbonat và natri cacbonat 56
2.2.2.1. Natri hiđrocacbonat, NaHCO
3
56
2.2.2.2. Natri cacbonat, Na
2
CO
3
56
2.3. KIM LOẠI KIỀM THỔ 56
2.3.1. Tính chất hóa học 56
2.3.1.1. Tác dụng với phi kim 56
2.3.1.2. Tác dụng với axit 56
2.3.1.3. Tác dụng với nước 56
2.3.2. Điều chế 56
2.4. NHÔM 56
2.4.1. Tính chất hóa học 56
2.4.1.1. Tác dụng với phi kim 56
2.4.1.2. Tác dụng với axit 57
2.4.1.3. Tác dụng với oxit kim loại (phản ứng nhiệt nhôm) 57
2.4.1.4. Tác dụng với nước 57
2.4.1.5. Tác dụng với dung dịch kiềm 57
2.4.2. Sản xuất 57
2.5. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NHÔM 58
2.5.1. Nhôm oxit 58
2.5.1.1. Tính chất hóa học 58
2.5.2. Nhôm hiđroxit 58
2.5.2.1. Tính chất hóa học 58
2.5.3. Nhôm sunfat 58
2.5.4. Cách nhận biết ion Al
3+
trong dung dịch 59
3. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT 59
3.1. Dụng cụ 59
3.2. Hóa chất 59
4. THỰC HÀNH 59
4.1. Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg, Al với nước 59
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Hữu Bích Châu
SVTH: Thái Hoàng Tân xii
4.2. Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm 60
4.3. Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)
3
60
5. CÂU HỎI THẢO LUẬN 60
BÀI THỰC HÀNH SỐ 10: 61
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA SẮT, ĐỒNG VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT, CROM 61
1. MỤC TIÊU 61
2. KIẾN THỨC GIÁO KHOA 61
2.1. CROM - Tính chất hóa học 61
2.1.1. Tác dụng với phi kim 61
2.1.2. Tác dụng với nước 61
2.1.3. Tác dụng với axit 61
2.2. MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA CROM 61
2.2.1. Hợp chất Crom 61
2.2.1.1. Crom(II) oxit, CrO 61
2.2.1.2. Crom(II) hiđroxit, Cr(OH)
2
61
2.2.1.3. Muối crom(II) 62
2.2.2. Hợp chất Crom(III) 62
2.2.2.1. Crom(III) oxit, Cr
2
O
3
62
2.2.2.2. Crom(III) hiđroxit, Cr(OH)
3
62
2.2.2.3. Muối crom(III) 62
2.2.3. Hợp chất Crom(VI) 63
2.2.3.1. Crom(VI) oxit, CrO
3
63
2.2.3.2. Muối cromat và đicromat 63
2.3. SẮT 63
2.3.1. Tính chất hóa học 63
2.3.1.1. Tác dụng với phi kim 63
2.3.1.2. Tác dụng với axit 64
2.3.1.3. Tác dụng với dung dịch muối 64
2.3.1.4. Tác dụng với nước 64
2.3.2. Trạng thái tự nhiên 64
2.4. MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA SẮT 64
2.4.1. Hợp chất sắt(II) 64
2.4.1.1. Tính chất hóa học của hợp chất sắt(II) 64
2.4.1.2. Điều chế một số hợp chất sắt(II) 65
2.4.2. Hợp chất sắt(III) 65
2.4.2.1. Tính chất hóa học của hợp chất sắt(III) 65
2.4.2.2. Điều chế một số hợp chất sắt(III) 66
2.5. ĐỒNG VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA ĐỒNG 66
2.5.1. Đồng 66
2.5.1.1. Tính chất hóa học 66
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Hữu Bích Châu
SVTH: Thái Hoàng Tân xiii
2.5.2. Một số hợp chất của đồng 67
2.5.2.1. Đồng(II) oxit, CuO 67
2.5.2.2. Đồng(II) hiđroxit, Cu(OH)
2
67
2.5.2.3. Đồng(II) sunfat, CuSO
4
68
3. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT 68
3.1. Dụng cụ 68
3.2. Hóa chất 68
4. THỰC HÀNH 68
4.1. Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl
2
68
4.2. Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)
2
69
4.3. Thí nghiệm 3: Thử tính oxi hóa của K
2
Cr
2
O
7
69
5. CÂU HỎI THẢO LUẬN 69
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THỰC HÀNH VÀ THẢO LUẬN 70
1. BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 70
1.1. Thí nghiệm 1: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit 70
1.2. Thí nghiệm 2: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối 70
1.3. Trả lời câu hỏi thảo luận 71
2. BÀI THỰC HÀNH SỐ 2 71
2.1. Thí nghiệm 1: Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm 71
2.2. Thí nghiệm 2: Điều chế axit clohiđric 72
2.3. Trả lời câu hỏi thảo luận 72
3. BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 73
3.1. Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của oxi 73
3.2. Thí nghiệm 2: Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ 74
3.3. Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của lưu huỳnh 74
3.4. Thí nghiệm 4: Tính khử của lưu huỳnh 75
3.5. Trả lời câu hỏi thảo luận 75
4. BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 76
4.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng 76
4.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng 76
4.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng 77
4.4. Trả lời câu hỏi thảo luận 77
5. BÀI THỰC HÀNH SỐ 5 77
5.1. Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của axit nitric 77
5.2. Thí nghiệm 2: Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy 78
5.3. Trả lời câu hỏi thảo luận 78
6. BÀI THỰC HÀNH SỐ 6 79
6.1. Thí nghiệm 1: Điều chế và thử tính chất của etilen 79
6.2. Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất của axetilen 80
6.3. Trả lời câu hỏi thảo luận 81
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Hữu Bích Châu
SVTH: Thái Hoàng Tân xiv
7. BÀI THỰC HÀNH SỐ 7 81
7.1. Thí nghiệm 1: Etanol tác dụng với natri 81
7.2. Thí nghiệm 2: Glixerol tác dụng với đồng (II) hiđroxit 81
7.3. Thí nghiệm 3: Phenol tác dụng với nước brom 82
7.4. Trả lời câu hỏi thảo luận 82
8. BÀI THỰC HÀNH SỐ 8 83
8.1. Thí nghiệm 1: Phản ứng tráng bạc 83
8.2. Thí nghiệm 2: Phản ứng của axit axetic với quỳ tím, natri cacbonat 83
8.3. Trả lời câu hỏi thảo luận 84
9. BÀI THỰC HÀNH SỐ 9 85
9.1. Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg, Al với nước 85
9.2. Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm 85
9.3. Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)
3
86
9.4. Trả lời câu hỏi thảo luận 87
10. BÀI THỰC HÀNH SỐ 10 88
10.1. Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl
2
88
10.2. Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)
2
88
10.3. Thí nghiệm 3: Thử tính oxi hóa của K
2
Cr
2
O
7
89
10.4. Trả lời câu hỏi thảo luận 89
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM ẢO 90
1. ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG GIẢNG DẠY HÓA HỌC 90
1.1. Dạy và học sử dụng công nghệ 90
1.2. Trình diễn trong giảng dạy hóa học 90
2. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT POWERPOINT 90
2.1. Khái quát về Microsoft Powerpoint 91
2.2. Tạo một tập tin trình diễn trên Powerpoint 91
2.3. Tạo mới tập tin 92
2.4. Lưu tập tin tài liệu 92
2.5. Chèn hiệu ứng 93
2.5.1. Chèn hiệu ứng cho toàn bộ Slide 93
2.5.2. Chèn hiệu ứng cho từng đối tượng 94
2.5.3. Sắp xếp hiệu ứng và điều chỉnh 98
2.6. Trình chiếu với PowerPoint 100
PHẦN KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Hữu Bích Châu
SVTH: Thái Hoàng Tân xv
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thực hành giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc giảng dạy và nghiên cứu
Hóa học. Sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành không chỉ giúp người học
nắm bắt kiến thức một cách chính xác mà còn rèn luyện được tính thận trọng, phát huy
tính sáng tạo và kĩ thuật thực hành của học sinh. Đề tài “Thiết kế thí nghiệm ảo và xây
dựng các bài thực hành thí nghiệm Hóa học chương trình THPT – ban cơ bản” đã xây
dựng và quay được 10 bài thực hành thí nghiệm gồm 27 video clip thí nghiệm Hóa học
thuộc 3 khối lớp của chương trình THPT, cụ thể như sau:
Bài thực hành số 1: Phản ứng oxi hóa – khử.
Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo.
Bài thực hành số 3: Tính chất của oxi – lưu huỳnh.
Bài thực hành số 4: Tốc độ phản ứng hóa học.
Bài thực hành số 5: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho.
Bài thực hành số 6: Điều chế và tính chất của etilen, axetilen.
Bài thực hành số 7: Tính chất của etanol, glixerol, phenol.
Bài thực hành số 8: Tính chất của anđehit và axit cacboxylic.
Bài thực hành số 9: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng.
Bài thực hành số 10: Tính chất hóa học của sắt, đồng và hợp chất của sắt, crom.
Và thiết kế được 18 thí nghiệm ảo.
Các bài thực hành thí nghiệm được xây dựng trên cơ sở mục đích, dụng cụ, hóa
chất, nguyên tắc, thực hành và các câu hỏi thảo luận cùng với video clip kèm theo.
Mỗi bài thực hành thí nghiệm được thao tác nhiều lần và chọn ra những thí nghiệm có
kết quả tốt nhất. Kết quả của quá trình thí nghiệm cho thấy có nhiều thí nghiệm cho
hiện tượng rất tốt, đáp ứng được yêu cầu về thời gian, hóa chất và dụng cụ sẵn có
trong phòng thí nghiệm, và những thí nghiệm ảo được thiết kế sinh động giúp học sinh
khái quát được cách tiến hành của một bài thực hành thí nghiệm. Vì thế, những thí
nghiệm này có thể giảng dạy tốt các bài thực hành thí nghiệm Hóa học của chương
trình THPT.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Hữu Bích Châu
SVTH: Thái Hoàng Tân 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, có rất nhiều ứng dụng trong mọi lĩnh vực
như chế biến thực phẩm, sản xuất, y tế, công nghiệp… Thực hành thí nghiệm đóng
một vai trò đặc biệt quan trọng như một bộ phận không thể thiếu, không thể tách rời
trong quá trình dạy và học. Thí nghiệm giữ vai trò quan trọng trong nhận thức, phát
triển và giáo dục của quá trình dạy – học. Người ta coi thí nghiệm hóa học là cơ sở để
rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong thực hành, thông qua thí nghiệm hóa học, học sinh nắm
được kiến thức một cách hứng thú, say mê, vững chắc và sâu sắc hơn.
Tuy nhiên, hiện nay đa số các trường trung học phổ thông (THPT) chưa được
trang bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị và hóa chất để phục vụ việc biểu diễn cũng như
hướng dẫn học sinh làm thực hành thí nghiệm Hóa học. Do đó, học sinh hiểu rất mơ
hồ về các hiện tượng xảy ra cũng như bản chất của phản ứng. Mặc khác, trong thời đại
ngày nay, sự phát triển như vũ bảo của công nghệ thông tin ảnh hưởng đến nhiều mặt
của đời sống xã hội, giáo dục cũng chịu một sự tác động không nhỏ. Nhằm cung cấp
cho học sinh những kiến thức về thực hành thí nghiệm và có cái nhìn tổng quan về các
mô hình thí nghiệm ảo cũng như quan sát rõ các hiện tượng xảy ra trong các phản ứng
hóa học, nên người nghiên cứu đưa ra đề tài: “Thiết kế thí nghiệm ảo và xây dựng các
bài thực hành thí nghiệm hóa học chương trình trung học phổ thông – ban cơ bản”
với mục đích xây dựng các bài thực hành thí nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy hoá học.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu nhằm giúp cho học sinh có thể dự đoán và quan sát các hiện
tượng xảy ra trong các phản ứng hóa học.
Góp phần thúc đẩy sự ham muốn, tự tìm hiểu nghiên cứu lĩnh hội kiến thức của
mỗi học sinh.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế mô hình ảo và xây dựng các
bài thực hành thí nghiệm hóa học trung học phổ thông.
Nghiên cứu thực trạng dạy và học các bài thực hành thí nghiệm ở trường trung
học phổ thông hiện nay.
Tiến hành thiết kế các thí nghiệm ảo và quay video clip các bài thực hành thí
nghiệm hóa học trung học phổ thông.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Hữu Bích Châu
SVTH: Thái Hoàng Tân 2
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
4.1. Phương pháp thực hiện
Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp thực nghiệm.
4.2. Phương tiện thực hiện
Các tài liệu sách báo, các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan.
Máy tính, máy quay phim.
Dụng cụ, thiết bị và hóa chất cần thiết.
5. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Đề tài thực hiện trong thời gian 09 tháng: từ tháng 8/2012 đến tháng 5/2013 gồm
các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Nhận đề tài, tham khảo tài liệu liên quan và xây dựng đề cương
chi tiết. Thời gian từ lúc nhận đề tài đến tháng 8/2012.
Giai đoạn 2: Nắm vững chương trình sách giáo khoa lớp 10, 11, 12- ban cơ
bản Thời gian từ tháng 9 đến tháng 12/2012
Giai đoạn 3: Thực hành làm thí nghiệm thử và quay video clip. Thời gian từ
tháng 12/2012 đến tháng 01/2013.
Giai đoạn 4: Tiến hành làm bài luận văn Thời gian từ tháng 01/2013 đến
tháng 04/2013.
Giai đoạn 5: Nộp cho GVHD để đóng góp ý kiến, sữa chữa bài cho hoàn
chỉnh để hoàn thành tốt bài luận văn.
Thời gian từ tháng 4 đến tháng 5/2013
Giai đoạn 6: Nộp luận văn và báo cáo trước hội đồng phản biện.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Hữu Bích Châu
SVTH: Thái Hoàng Tân 3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
A. THỰC TRẠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC Ở NƯỚC TA
[2]
1. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC MÔN HÓA HỌC CỦA GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THPT
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học, nhiều
trường trung học phổ thông trong cả nước đã có những cố gắng nghiên cứu đổi mới
phương pháp dạy học và đã đạt được những tiến bộ trong việc phát huy tính tích cực
của học sinh, nhiều trường trung học phổ thông ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Cần Thơ, Hưng Yên, Vĩnh Phúc đã có nhiều sáng kiến sử dụng thiết bị dạy học
để đổi mới phương pháp dạy học.
Tuy nhiên, hiện nay mặc dù hầu hết các trường trung học phổ thông đã được
trang bị tương đối đầy đủ bộ thiết bị dạy học môn Hóa học tối thiểu của lớp 10, 11, 12
(theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo), nhưng còn rất nhiều trường sử dụng thiết
bị dạy học để đổi mới PPGD Hóa học chưa thực sự triệt để và hiệu quả do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Đa số giáo viên vẫn sử dụng nhiều các phương pháp dạy học
truyền thống, đặc biệt là thuyết trình (dạy chay), vì vậy chưa phát huy tính tích cực và
sáng tạo của học sinh, không nâng cao hiệu quả học tập và do đó không những để lãng
phí một khối lượng lớn tiền bạc mua sắm thiết bị dạy và học mà mục tiêu dạy học
cũng không đạt được như yêu cầu.
Trên thực tế, Hóa học cũng không phải là một môn học đơn giản và dễ hiểu đối
với đa số học sinh. Là một môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với sự biến đổi vật
chất, gắn bó mật thiết với đời sống liên quan đến rất nhiều ngành sản xuất mà học sinh
chỉ học bằng cách tưởng tượng thông qua lời nói của giáo viên hay nhiều hơn là tranh
ảnh thì quả thật là quá trừu tượng và khó hiểu. Vì thế, rất nhiều học sinh thường chưa
hứng thú, say mê với Hóa học.và đạt điểm tổng kết môn học không cao. Thậm chí là
có những học sinh học tốt các môn khoa học tự nhiên khác như toán học, vật lý, sinh
học cũng có kết quả học tập môn Hóa học không tốt lắm. Đây là một hiện tượng minh
chứng cho PPGD Hóa học chưa đạt được mục tiêu chung cũng như phản ánh sự đổi
mới PPPGD Hóa học chưa đồng bộ, chưa toàn điện và chưa hiệu quả.
2. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM MÔN HÓA
CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Hữu Bích Châu
SVTH: Thái Hoàng Tân 4
Hiện nay số lượng và chất lượng thí nghiệm thực hành hóa học chưa đáp ứng
được yêu cầu của việc dạy học nói chung và đặc biệt là yêu cầu việc đổi mới dạy học
nói riêng. Tình trạng đó có thể có nhiều nguyên nhân, phần vì kinh phí cho khu vực
này còn hạn hẹp tuy đã có nhiều cố gắng, phần vì quan điểm chưa tích cực của các cấp
lãnh đạo địa phương, phần vì thiếu sự tâm huyết của giáo viên giảng dạy Hóa học,…
Nên việc sử dụng các phương tiện thiết bị kỹ thuật, máy vi tính cũng như việc cải tiến
sáng tạo trong thí nghiệm thực hành hóa học chưa được nâng cao hiệu quả.
Như đã phân tích, hiệu quả dạy học còn tùy thuộc vào phương pháp sử dụng các
thí nghiệm thực hành hóa học. Nếu một hình ảnh, một thí nghiệm chỉ được sử dụng để
minh họa và củng cố những điều giáo viên đã trình bày đầy đủ sẽ hạn chế mất tư duy
sáng tạo của học sinh, học sinh hầu như không tiếp thu thêm được gì về mặt kiến thức.
Nhưng nếu được sử dụng theo con đường tìm tòi nghiên cứu (khám phá) để đi
đến kiến thức cần lĩnh hội (kiến thức mới) sẽ có ý nghĩa khác cơ bản so với loại hình
thí nghiệm trên, nó giúp học sinh có điều kiện, cơ hội phát triển tư duy sáng tạo - một
phẩm chất và năng lực cần có ở con người mới mà nhà trường có trách nhiệm đào tạo.
Đi theo con đường này, sau khi đã hiểu được nhiệm vụ cần làm sáng tỏ (mục đích
của thí nghiệm) bằng tư duy tích cực, học sinh sẽ hình thành được các giả định (trong
nghiên cứu khoa học đây chính là bước xây dựng giả thuyết về vấn đề nghiên cứu) từ
sự nảy sinh câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu…?”. Câu hỏi được hình thành từ những
liên tưởng dựa trên vốn kiến thức và kinh nghiệm sẵn có của học sinh.
Khi giả định được hình thành, trong đó hàm chứa con đường phải giải quyết, học
sinh dự kiến kế hoạch giải quyết để chứng minh cho giả định đã nêu.
Hai bước nêu giả định và dự kiến kế hoạch giải quyết chứng minh cho giả định là
hai bước đòi hỏi tư duy tích cực và sáng tạo. Đây là những cơ hội rèn luyện tư duy
sáng tạo cho học sinh rất tốt, là giai đoạn tiến hành thí nghiệm tưởng tượng “thí
nghiệm trong tư duy” định hướng cho hành động thí nghiệm tiếp theo dựa trên kế
hoạch đã được học sinh thiết kế (kế hoạch dự kiến).
Cuối cùng, căn cứ vào kết quả của thí nghiệm, học sinh tự rút ra kết luận, học
sinh lĩnh hội được kiến thức từ thí nghiệm mà không phải do thầy truyền đạt.
Hiện nay hầu hết các bài thực hành thí nghiệm sinh học ở trung học phổ thông
trong chương trình và sách giáo khoa được bố trí ở cuối mỗi chương chỉ mang tính
chất củng cố minh họa cho các kiến thức lý thuyết đã được trình bày trong các bài học
của chương trình dưới hình thức phần lớn là trình bày từng bước cho học sinh. Hơn
nữa số tiết thực hành quy định trong chương trình và sách giáo khoa cũng còn rất hạn
chế.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Hữu Bích Châu
SVTH: Thái Hoàng Tân 5
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
[1]
1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI
1.1. Định nghĩa
1.1.1. Phương pháp
Phương pháp nói chung là phương tiện, là cách thức, là con đường để đạt tới
mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định. Về mặt triết học, người
ta có thể hiểu: phương pháp là hình thức vận động bên trong của nội dung.
1.1.2. Phương pháp dạy học
Trong khoa học giáo dục và trong lí luận dạy học bộ môn hiện nay chưa có một
định nghĩa thống nhất về phương pháp dạy học. Tuy nhiên, theo quan điểm của lí luận
dạy học hiện đại có thể coi: phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức, hoạt động
phối hợp thống nhất của thầy và trò, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy và
hoạt động chủ động tích cực của trò nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ dạy học.
Phương pháp dạy học có vai trò quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại
của quá trình dạy học. R.Đecacto (triết gia pháp thế kỉ XVII) đã nói: không có phương
pháp người tài cũng mắc lỗi, có phương pháp người bình thường cũng có thể làm được
những việc phi thường. Vì vai trò quan trọng của phương pháp dạy học nói riêng và
phương pháp giáo dục nói chung, nhà nước ta đã và đang rất quan tâm đến vấn đề đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng: phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, tư duy
sang tạo của người học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên
(luật giáo dục 2005). Mục đích là đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người tự chủ
năng động, sáng tạo đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới và tiến bộ xã hội
hiện nay.
1.2. Phân loại các phương pháp dạy học
Các phương pháp dạy học nếu được xem xét kĩ là rất phong phú, cả về số lượng
lẫn chất lượng. Đã từ lâu người ta muốn phân loại ra để dễ nghiên cứu và phát triển
chúng. Song chưa có sự nhất trí trong việc đi đến một bảng phân loại chi tiết về các
phương pháp dạy học. Bởi lẽ, quá trình dạy học là quá trình đan xen phối hợp nhiều
phương pháp cụ thể. Không có phương pháp nào là tối ưu, có thể đứng riêng một mình
mà không kết hợp với các phương pháp khác.
Trong giảng dạy Hóa học hiện nay người ta sử dụng ba phương pháp dạy học sau:
Nhóm các phương pháp dung lời.
Nhóm các phương pháp trực quan.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Hữu Bích Châu
SVTH: Thái Hoàng Tân 6
Nhóm các phương pháp thực hành.
Để phân loại các phương pháp dạy học, chúng ta có thể kết hợp đồng thời các cơ
sở sau:
Mục đích nhận thức của quá trình dạy học: Tức là các khâu của quá trình dạy
học.
Nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh: Các nguồn kiến thức mà từ đó học
sinh khai thác được hoặc các phương tiện mà giáo viên sử dụng.
Đặc điểm của học sinh: Khả năng nhận thức và tâm lý.
Theo cách phân loại này thì chúng ta chia hệ thống các phương pháp dạy học ra
làm nhiều khâu. Mỗi khâu của quá trình dạy học là sự kết hợp khéo léo, hài hòa ba
phương pháp dạy học ở trên với những mức độ khác nhau. Quan trọng nhất là:
Nhóm các phương pháp giảng dạy khi nghiên cứu kiến thức mới, dạy bài
mới.
Nhóm các phương pháp giảng dạy khi hoàn thiện kiến thức, ôn tập và vận
dụng kiến thức.
2. HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HÓA HỌC
Ở đây, chúng ta không nêu lại định nghĩa, cũng không xét đến vấn đề ưu nhược
điểm của các phương pháp; mà chúng ta sẽ chú ý đến việc vận dụng, kết hợp chúng
vào bài giảng như thế nào cho đạt kết quả tốt nhất.
2.1. Các phương pháp giảng dạy khi nghiên cứu kiến thức mới, dạy bài mới
2.1.1. Các phương pháp dùng lời
2.1.1.1. Phương pháp kể chuyện
Giáo viên dùng lời kể một câu chuyện nào đó nhằm lôi cuốn học sinh. Câu
chuyện phải có nội dung liên quan đến bài giảng. Phương pháp này thường dùng kết
hợp với phương pháp diễn giảng và đàm thoại…Chủ yếu là giới thiệu tiểu sử các nhà
Hóa học, các nhà bác học, lịch sử tìm ra các nguyên tố, bảng hệ thống tuần hoàn, hoặc
kể một vài mẫu chuyện trong sản xuất và đời sống có liên quan đến Hóa học…để tạo
hứng thú cho học sinh.
2.1.1.2. Phương pháp diễn giảng
Đây là phương pháp tiết kiệm thời gian nhất. Nếu chuẩn bị một cách chu đáo thì
nội dung học tập được trình bày có logic và lập luận chặt chẽ. Trong khi giảng, giáo
viên có thể bổ sung thêm một số tư liệu quan trọng không có trong sách giáo khoa. Với
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Hữu Bích Châu
SVTH: Thái Hoàng Tân 7
phương pháp này thì lời giảng, nét mặt, điệu bộ…của giáo viên có tác dụng mạnh mẽ
và gây ấn tượng sâu sắc đối với học sinh. Khi diễn giảng, nhằm truyền thụ kiến thức
mới có thể trình bày theo cách mô tả hoặc cách nêu vấn đề.
Dạy học nêu vấn đề: không đơn thuần là trình bày nội dung tài liệu mới, người
giáo viên khéo léo đặt ra những tình huống có vấn đề - những mâu thuẫn – mà học
sinh cần giải quyết. Những tình huống có vấn đề có thể là những hiện tượng, những
tính chất, những quá trình…mâu thuẫn với trí thức vốn có của học sinh, làm xuất hiện
ở các em trạng thái khó khăn về nhận thức, khiến các em có nhu cầu tiếp thu tri thức
mới.
2.1.1.3. Phương pháp đàm thoại
Đàm thoại trong nghiên cứu tài liệu mới là phương pháp đàm thoại phát hiện.
Giáo viên dùng hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lí, để hướng dẫn học sinh từng
bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng…đang tìm hiểu.
Giáo viên tổ chức trao đổi ý kiến, tranh luận giữa thầy với trò, giữa trò với trò nhằm
giải quyết một vấn đề nhất định. Ở đây giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, học
sinh tự lực phát hiện ra kiến thức mới. Khi kết thúc cuộc đàm thoại, học sinh có được
niềm vui của sự khám phá, trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy.
2.1.1.4. Phương pháp giải thích
Là phương pháp phụ dùng kết hợp với các phương pháp khác như diễn giảng
chẳng hạn. Khi nghiên cứu tài liệu mới, giáo viên dùng lời giải thích cặn kẽ cho học
sinh hiểu các thuật ngữ, các khái niệm, các hiện tượng Hóa học mới lạ so với học sinh.
Giải thích chứa đựng các yếu tố phán đoán, suy luận nên cũng có khả năng phát triển
tư duy logic cho học sinh.
2.1.1.5. Phương pháp làm việc với sách giáo khoa và tài liệu
Trong những năm gần đây, học sinh bắt đầu sử dụng sách giáo khoa, tự thu nhận
một số kiến thức ngay trong sách khi học bài mới như: tính chất vật lí, trạng thái tự
nhiên, phương pháp điều chế, ứng dụng của các chất nghiên cứu. Ngoài ra có những
bài có thể cho học sinh hoàn toàn tự đọc sách, sau đó trả lời câu hỏi của giáo viên hoặc
viết bảng tóm tắt, như: những bài về sản xuất hóa học, những bài có tính chất khái quát
hóa…
Hình thức công tác độc lập này của học sinh giúp rèn luyện cho các em kĩ năng
và hứng thú độc lập thu nhận kiến thức từ sách và tài liệu. Để công việc nghiên cứu
vừa sức với học sinh, giáo viên cần đề ra những yêu cầu phù hợp: từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp…giúp các em quen dần với cách tiếp thu trí thức này.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Hữu Bích Châu
SVTH: Thái Hoàng Tân 8
2.1.2. Các phương pháp trực quan
Tất cả những cái có thể được lĩnh hội nhờ sự tri giác của các giác quan đều gọi là
các phương tiện trực quan.
2.1.2.1. Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên
Thí nghiệm là một phương tiện hết sức quan trọng trong giảng dạy Hóa học.
Muốn cho việc sử dụng đạt kết quả cao, trước tiên phải xác định đúng yêu cầu của thí
nghiệm. Có hai hình thức biểu diễn: theo hình thức nghiên cứu và theo hình thức minh
họa. Trong thực tế giảng dạy, việc biểu diễn thí nghiệm theo phương pháp nào tùy
thuộc vào vấn đề nghiên cứu đơn giản hay phức tạp, tùy thuộc vào tình trạng học sinh.
Nếu học sinh có kĩ năng quan sát, suy luận tốt, có yêu cầu cao về sự phát triển tính tích
cực, tự lực và có điều kiện thời gian cho phép thì biểu diễn theo phương pháp nghiên
cứu. Những nội dung khó, phức tạp nên dung phương pháp minh họa. Điều quan trọng
là phải sử dụng phương pháp đó như thế nào?
Biễu diễn thí nghiệm theo phương pháp minh họa: hoạt động nhận thức của
học sinh là thụ động. Học sinh thu được kiến thức trước tiên từ lời nói của giáo viên,
việc biểu diễn thí nghiệm chỉ nhằm khẳng định hoặc cụ thể hóa các thông báo bằng lời
của giáo viên. Biểu diễn thí nghiệm minh họa ít tốn thời gian hơn phương pháp nghiên
cứu.
Biễu diễn thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu: là phương pháp tích cực,
tính chất nhận thức của học sinh là chủ động, tự lực giành lấy tri thức. Ở đây thí
nghiệm là nguồn thông tin, lời nói của giáo viên chỉ có chức năng hướng dẫn. Khi biểu
diễn thí nghiệm cần hướng dẫn và gợi ý để các em tự rút ra kiến thức mới, bằng cách
nêu hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh.
2.1.2.2. Các phương tiện trực quan tạo hình
2.1.2.2.1. Hình vẽ
Hình vẽ có thể được giáo viên vẽ sẵn trên giấy hoặc vẽ ngay tại lớp. Hình vẽ
dùng để giải quyết các nhiệm vụ sau:
Làm sáng tỏ cấu tạo của những dụng cụ máy móc phức tạp, đơn giản hóa
thiết bị…
Cụ thể hóa những khái niệm trừu tượng: phân tử, nguyên tử, hạt nhân nguyên
tử…
Mô tả các thí nghiệm không có điều kiện tiến hành: do thiếu hóa chất hoặc
do thí nghiệm có chất độc hại, cháy nổ…
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Hữu Bích Châu
SVTH: Thái Hoàng Tân 9
Hình vẽ cụ thể hóa lời giảng của giáo viên, giúp học sinh dễ hiểu bài và trong
một số trường hợp có thể tiết kiệm thời gian.
2.1.2.2.2. Bảng vẽ, sơ đồ minh họa dụng cụ máy móc
Các bảng vẽ, sơ đồ dùng để minh họa về hoạt động sản xuất, điều chế các sản
phẩm hóa học. Chẳng hạn: sơ đồ hoạt động của lò cao, lò nung vôi, tháp tổng hợp
ammoniac, tháp hấp thụ dùng trong công nghiệp Hóa học… Bằng cách này giúp học
sinh hiểu tốt hơn sơ đồ cấu tạo máy móc, hiểu rõ sự phù hợp của cấu tạo đó với các
quá trình xảy ra. Tức là hiểu tại sao máy móc cần cấu tạo như vậy mà không thể khác.
2.1.2.2.3. Sử dụng băng video
Các đoạn phim được chiếu sao cho phù hợp với nội dung bài giảng. Sự trình bày
phim theo từng đoạn giúp việc tiếp thu kiến thức tốt hơn. Trước khi chiếu, giáo viên
phải nêu ra yêu cầu cụ thể, có thể định hướng cho học sinh bằng những câu hỏi dẫn
dắt. Không được biến học sinh thành những khán giả chỉ biết xem phim để giải trí.
2.1.2.2.4. Sử dụng mô hình
Sử dụng mô hình chủ yếu là mô hình tinh thể chất vô cơ và mô hình phân tử các
hợp chất hữu cơ được sử dụng, phải kèm theo lời giảng của giáo viên. Với mô hình
phân tử các chất hữu cơ nên được xếp ngay tại lớp, có tác dụng tăng lòng tin của học
sinh vào khoa học. Sự đứt nối liên kết trong các phản ứng dùng cho việc dạy tính chất
hóa học.
2.1.2.2.5. Sử dụng mẫu vật phân phát
Ngoài việc nghiên cứu các chi tiết, hình dạng bên ngoài bằng mắt, các em có thể
dùng tay sờ mó hoặc dùng mũi để ngửi tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiều các
tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên…của các mẫu vật.
2.1.3. Các phương pháp thực hành
Đây là dạng thí nghiệm do học sinh tự làm khi nghiên cứu bài mới. Thí nghiệm
do học sinh tự làm gắn liền với nội dung của bài. Lớp được chia thành từng nhóm nhỏ
từ 3 đến 5 em, cùng hợp tác giúp đỡ nhau khi tiến hành công việc. Chú ý tổ chức loại
thí nghiệm này với thời gian ngắn để không ảnh hưởng đến các hoạt động khác của tiết
dạy. Phương pháp này chỉ có thể áp dụng đối với những trường hợp có cơ sở vật chất
tốt, bố trí phòng thí nghiệm hợp lí…
2.2. Phương pháp giảng dạy khi hoàn thiện kiến thức cho học sinh
Hoàn thiện kiến thức nói rõ hơn là ôn tập, củng cố và vận dụng kiến thức. Mặc
dầu khi hoàn thiện kiến thức ta cũng sử dụng những phương pháp giảng dạy cùng tên