Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tìm hiểu hiện trạng khai thác và sử dụng đất khu vực Lê Minh Xuân - Phạm Văn Hai, TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 8 trang )

Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

120

TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
KHU VỰC LÊ MINH XUÂN - PHẠM VĂN HAI TPHCM
Bành Thị Thu Hương,
Nguyễn Thị Thu
(Sinh viên năm 2, Khoa Địa lý)
GVHD: ThS. Châu Hồng Thắng
1. Đặt vấn đề
Đất là nguồn tài nguyên của mỗi quốc gia. Vì vậy việc khai thác và sử dụng
nguồn tài nguyên quý giá này sao cho hợp lý là vấn đề rất quan trọng. Do những
tính chất đặc trưng của đất mà mỗi khu vực có chiến lược sử dụng nguồn tài
nguyên này khác nhau.
Với tốc độ phát triển ngày càng nhanh chóng như hiện nay thì câu hỏi về
vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất vẫn đang cần được trả lời.
Khu vực Lê Minh Xuân - Phạm Văn Hai, một khu vực thuộc địa bàn
TPHCM, là nơi có loại đất đặc trưng (mang tính phèn). Để hòa nhịp được với tốc
độ phát triển nhanh chóng và xu hướng phát triển bền vững thì chiến lược sử
dụng tài nguyên đất sao cho hợp lý là vấn đề cần quan tâm. Trong giới hạn khả
năng, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu hiện trạng khai thác và sử
dụng đất ở khu vực Lê Minh Xuân - Phạm Văn Hai TPHCM” nhằm góp phần
nâng cao nhận thức về việc sử dụng đất của cộng đồng dân cư đồng thời cũng
góp phần trong quá trình xây dựng nguồn tư liệu.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp thực địa;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
3. Nội dung


3.1. Khái quát về khu vực Lê Minh
Xuân- Phạm Văn Hai thuộc TPHCM
3.1.1. Vị trí địa lý
Gồm xã Lê Minh Xuân và xã Phạm Văn
Hai, nằm phía Tây Bắc huyện Bình Chánh
(hình 1).
Hình 1:
Vị trí địa lí
Năm học 2009– 2010


121

3.1.2. Điều kiện tự nhiên:
- Địa chất: là bãi bồi dạng bậc thềm thấp, thành phần là sét lẫn cát mịn chứa
thực vật bị phân hủy kém tuổi Holocene.
- Địa hình: bằng phẳng, độ cao trung bình là 0,5-4m phổ biến là 1-3m.
- Khí hậu: Khu vực có chế độ khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm và
mưa nhiều. Có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4.
- Thủy văn: kênh, rạch chằng chịt, chịu ảnh hưởng chế độ thủy triều của
sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn, có chế độ bán nhật triều.
- Thổ nhưỡng: Đất trong khu vực mang đậm tính phèn được phân thành hai
loại:
* Đất phèn tiềm tàng: là loại đất chứa pyrit (Fes
2
) còn giữ nguyên dạng.
* Đất phèn hoạt động: là loại đất có được do đất phèn tiềm tàng chuyển hóa
thành hợp chất sunfat trong điều kiện thoáng khí.
- Khoáng sản: chủ yếu là than bùn phân bố dọc theo kênh An Hạ.

3.1.3. Điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội
- Dân cư: Xã Phạm Văn Hai: 20.533 người. Xã Lê Minh Xuân: 33.000
người (2009).
- Kinh tế xã hội: dân cư phần lớn là làm nghề nông. Một số ít lao động
trong các xưởng, xí nghiệp có quy mô nhỏ phân bố rải rác.
3.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng đất ở khu vực LMX-PVH
3.2.1. Phát triển hệ thống thủy lợi rửa phèn
Trước đây, khu vực này hầu hết đều bỏ hoang do đất bị phèn nặng, ngập
úng quanh năm, không canh tác được. Với chủ trương dùng thủy lợi rửa phèn kết
hợp với khai hoang lên liếp, hệ thống thủy lợi khu vực ra đời để đáp ứng nhu cầu
canh tác của người dân.
Trước năm 1975, toàn khu vực chỉ có hai hệ thống kênh Xáng đứng (kéo
dài là kênh An Hạ) và kênh Xáng Ngang. Kênh chỉ có thể rửa phèn ở các vùng
đất lân cận chứ không cải tạo được đất cả khu vực.
Sau năm 1975, lực lượng thanh niên xung phong đã tiến hành đào các con
kênh ngang dọc trong khu vực. Năm 1992-1996 tiến hành dự án nạo vét hệ thống
kênh thủy lợi (không làm được trọn vẹn do kinh phí hạn hẹp). Hệ thống thủy lợi
mới đã đáp ứng được phần nào nhu cầu canh tác của người dân trong khu vực.
Hiện nay, hệ thống thủy lợi trong khu vực không ngừng được củng cố và phát
triển.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

122


Q trình rửa phèn có thể mơ tả như sau: Người ta tiến hành đào kênh lên
liếp để đem đất phèn tiềm tàng ở dưới mặt đất lên (hình 2b). Lúc này đất phèn
tiềm tàng bị ơxi hóa chuyển dần thành đất phèn hoạt động, thêm vào đó là lượng
mưa tương đối lớn của vùng đã rửa trơi dần lớp đất phèn hoạt động này xuống
kênh. Đồng thời người dân bón phân, bón vơi… cải tạo để canh tác trên liếp.

Cùng với hiện tượng rửa trơi phèn của mưa thì hiện tượng thủy triều cũng góp
phần chuyển phèn từ kênh ra ngồi (hình 2a). Hệ thống thủy lợi trong khu vực đã
biến đổi đất, làm cho đất giảm tính phèn đáp ứng nhu cầu canh tác của người dân.
Nhưng nó cũng có một số mặt hạn chế:
- Những ngày triều lên, xả nước vào, đóng cống sẽ phát sinh ơ nhiễm.
- Có thể lan truyền phèn đến mơi trường xung quanh và cũng có khả năng
kết tủa chất phèn tại nơi cửa xả.
- Các ngun tố vi lượng và các chất dinh dưỡng bị rửa trơi trong q trình
rửa phèn.
3.2.2. Hiện trạng khai thác sử dụng đất trong khu vực
 Cơ cấu khai thác và sử dụng đất: Tổng diện tích đất của khu vực là
5953,87 ha. Cơ cấu khai thác và sử dụng đất ở khu vực được thể hiện qua bảng 1
& hình 3.
Bảng 1: Cơ cấu sử dụng đất vào năm 2006 và 2009
Nơng nghiệp (ha) Cơng nghiệp (ha) Đất chưa sử dụng (ha)

Năm 2006
3000 653 2300,87
Năm 2009
2640 2360 953,87
(Nguồn: Cơng Ty Cây Trồng Tp.HCM và Nơng nghiệp xã)





Mực nước Mực nước
Liếp đất
Rửa trôi phèn


Hình 2a: Mô hình hệ thống kênh, liếp

Hình 2b: Kênh liếp sơ
k
hai

11%
39%
50%
16%
40%
44%
nông nghiệp
công nghiệp
đất rửa phèn
N
ă
m 2009

Hình 3: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất năm 2006 và năm 2009
N
ă
m 2006

Năm học 2009– 2010


123

Qua biểu đồ, chúng ta thấy rằng:

- Đất dùng trong nông nghiệp giảm nhẹ từ 50% (2006) xuống còn 40%
(2009).
- Đất rửa phèn giảm mạnh từ 39% (2006) xuống còn 16% (2009).
- Đất dùng trong công nghiệp tăng mạnh từ 11% (2006) đến 44% (2009).
Như vậy, đất dùng trong công nghiệp tăng lên chủ yếu là do quá trình
chuyển đổi từ đất rửa phèn sang đất dùng trong công nghiệp.
 Đất nông nghiệp và tình hình sản xuất nông nghiệp: Do tính đặc
trưng của vùng nên trong khu vực chỉ trồng được một số loại cây có khả năng
chịu phèn như mía, dứa, bưởi, nha đam… Tuy nhiên, trong những năm gần đây
người dân không ngừng thay đổi để tìm kiếm những giống cây trồng thích hợp
với đất trong khu vực và mang lại hiệu quả kinh tế. Nhờ áp dụng những biện
pháp truyền thống giản đơn, kết hợp với trình độ khoa học kĩ thuật phát triển mà
việc khai thác và sử dụng đất trong nông nghiệp đã đạt được những kết quả rất
khả quan, chủ yếu là trong trồng trọt.






Bảng 2: Diện tích và sản lượng của các cây trồng chính trong khu vực (2006-2009)
2006 2007 2008 2009


DT(ha)

Sl(tấn)

DT(ha)


Sl(tấn)

DT(ha)

Sl(tấn)

DT(ha)

Sl(tấn)

Lúa 380 17100 180 8100 180 9000 165 8250
Mía 486 25404 368 25560 400 28000 550 31000
Xoài 350 700 350 700 350 700 400 800
Dứa 435 635 635 635
Bưởi 20 30 35 40
Nha đam 20 199 20 192 30 300 40 348
(Nguồn: Công ty Cây Trồng TPHCM kết hợp với nông nghiệp xã)
Chú thích: DT:diện tích; Sl: sản lượng
Hình 4a: Böôûi da xanh

Hình 4b: Döùa Cayen


Năm
Cây


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

124










Hình 5: Biểu đồ thể hiện diện tích cây trồng qua các năm
Qua biểu đồ, ta thấy:
- Diện tích cây lúa, mía giảm đột ngột 2007 do dự án Sing-Việt ra đời.
- Diện tích dứa tăng 2007 và ổn định đến nay là do giống dứa mới Cayen
được trồng trong khu vực.
- Diện tích nha đam tương đối hẹp do thị trường tiêu thụ nhỏ.
- Diện tích trồng bưởi nhỏ nhưng sẽ tăng đột ngột vì hiện nay bưởi da xanh
trồng ở khu vực chất lượng rất tốt, năng suất cao, thị trường tiêu thụ lớn và đã
xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Ngay tại thời điểm này diện tích trồng bưởi
đã lên tới 250 ha.
Trong nông nghiệp ngoài trồng trọt, vùng còn phát triển ngành chăn nuôi
mà chủ yếu là chăn nuôi cá sấu, vịt, heo… Ngoài giá trị kinh tế thì phân heo, cá
sấu rất có giá trị trong cải tạo đất phèn của khu vực.
Đất công nghiệp và tình hình phát triển công nghiệp:
-Trước đây công nghiệp của vùng chưa phát triển, chỉ có một số xưởng, xí
nghiệp nhỏ phân bố rải rác. Trong đó tiêu biểu như: khu công nghiệp giai đoạn 1
(50 ha), 7 doanh nghiệp sản xuất phân bón (phân bố dọc theo kênh An Hạ) (hình
6)…






Hình 6: Khai thác than bùn để sản xuất phân bón (dọc kênh An Hạ)

Năm học 2009– 2010


125

Ngày nay, với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, thì công
nghiệp khu vực Lê Minh Xuân - Phạm Văn Hai cũng có nhiều bước tiến mới xa
hơn, đã và đang tiến hành nhiều công trình, dự án. Trong đó:
Xã Lê Minh Xuân
- Khu công nghiệp giai đoạn 2 (diện tích 400 ha) đã giải tỏa đền bù (đất do
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trực thuộc Tổng Công ty Nông
nghiệp Sài Gòn quản lý).
- Dự án Sing-Việt (300 ha) đã có quyết định thu hồi đất.
- Khu công nghiệp nặng (98 ha) đã san lấp mặt bằng.
- Công ty đầu tư Bình Chánh (97 ha) đã phê duyệt dự án.
- Trường Phật học (30 ha) chưa tiến hành.
- Công ty Trường Phú (môi trường xanh) 10 ha đã tiến hành giao đất.
- Khu đô thị Gia Phú (150 ha) đã phê duyệt.
- Trường Đại học Y dược Triều An (18 ha) chưa tiến hành.
- Trường Đại học Huấn luyện PCCC và cứu hộ Công An thành phố Hồ Chí
Minh (15 ha).
- Kho tàng tài vật, dự trữ chiến lược (9 ha), chờ quyết định thu hồi đất.
- Doanh nghiệp Trứng gia cầm Ba Huân (10 ha) đang xây dựng.
- Trường Cao đẳng Kinh tế Phú Lâm (7 ha) đã lập phương án.
Xã Phạm Văn Hai
- Hồ Sinh thái Vĩnh Lộc (80 ha) chưa tiến hành.

- Khu Công nghệ An Hạ (160 ha) đang triển khai. (hình 7)
- Khu Tiểu thủ công nghiệp (70 ha) chưa tiến hành.
- Khu nhà ở Cán bộ Công nhân viên (15ha) chưa tiến hành.
- Hợp tác xã An Hạ (4 ha) đang tiến hành.
3.3. Nhận xét về hiện trạng khai thác và sử dụng đất trong khu vực
Mặc dù diện tích đất hoang hóa ngày càng giảm nhưng diện tích đất trồng
trọt của vùng cũng giảm dần. Do mục đích sử dụng đất được chuyển đổi dần từ
đất sử dụng trong nông nghiệp (hay đất đang rửa phèn) sang đất sử dụng trong
công nghiệp. Theo chúng tôi, quá trình chuyển đổi này là giải pháp tốt, vì một
vùng đất phèn nặng, dù có cải tạo và kĩ thuật tốt mấy thì thu nhập không thể cao
hơn vùng chuyên canh khác được. Tuy nhiên, sự chuyển hóa của vùng là chưa
hợp lý:
- Các dự án ngày càng nhiều nhưng lại không có những hoạch định rõ ràng.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

126

- Quá trình xây dựng, san lấp mặt bằng đã xóa hết những hệ thống kênh lân
cận. Bên cạnh đó, sự biến đổi nhanh chóng đã phá vỡ cân bằng sinh thái của
vùng.
- Vấn đề rất nghiêm trọng là ô nhiễm do công nghiệp mang lại. Các con
sông thông với hệ thống thủy lợi trong khu vực nằm về phía hạ lưu, địa hình thấp
là nơi tiếp nhận nguồn ô nhiễm kết hợp với khu vực có nhiều kênh, rạch ô nhiễm
sẽ lan truyền nhanh, ảnh hưởng lớn.
Chúng tôi vẫn khẳng định khu vực phát triển công nghiệp là hợp lý nhất
nhưng cần phải chuyển đổi một cách từ từ đồng thời phải kết hợp với những biện
pháp bảo vệ môi trường đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
3.4. Biện pháp
Với mục tiêu đó, chúng tôi đề xuất những biện pháp sau:
- Thâm canh tăng vụ đưa hệ số sử dụng đất tăng lên.

- Thường xuyên nạo vét kênh lạch để thông thoáng
- Kiểm tra chất lượng công trình cống.
- Có thể làm trạm xử lí ngay tại cửa cống để hạn chế phát tán chất ô nhiễm.
- Nên trồng và nghiên cứu các giống cây trồng có khả năng chịu phèn.
- Tổ chức tập huấn cho người dân những kiến thức về đất phèn và cách thức
sử dụng chúng một cách hiệu quả.
- Thay đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất tập trung, hiệu quả, chất
lượng.
- Cần xây dựng mạng lưới kênh rạch trên từng vùng, thành lập các đơn vị
thủy lợi cơ sở đồng thời kết hợp tận dụng phân chuồng, phân xanh và các biện
pháp cải tạo khác để diện tích đất bỏ hoang giảm dần.
- Cần tổ chức hệ thống chế biến sản phẩm nông nghiệp trong khu vực nhằm
giảm bớt chi phí vận chuyển đồng thời tăng chất lượng sản phẩm.
- Cần xây dựng các hệ thống bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái của khu
vực như hai dự án Công ty Môi trường xanh Trường Phú (Xã Lê Minh Xuân) và
Hồ Sinh thái Vĩnh Lộc (Xã Phạm Văn Hai).
4. Kết luận
Vấn đề khai thác và sử dụng đất phèn ở khu vực Lê Minh Xuân - Phạm Văn
Hai sao cho hợp lý vẫn đang là câu hỏi cần được trả lời. Hy vọng trong tương lai
sẽ có nhiều nhà khoa học, nhiều nhà nghiên cứu cho chúng ta câu trả lời thích
đáng.
Năm học 2009– 2010


127

Cùng hòa nhập với sự phát triển sôi động của nền kinh tế nước nhà khu vực
Lê Minh Xuân - Phạm Văn Hai cũng đang chuyển mình để vươn xa hơn. Thế
nhưng quá trình chuyển dần đất nông nghiệp thành đất xây dựng, đất công
nghiệp đang diễn ra rất mạnh mẽ không phải là giải pháp tốt cho việc khai thác

và sử dụng đất ở khu vực. Bởi khi san lấp mặt bằng, xây dựng như hiện nay thì
hệ thống thủy lợi, quá trình rửa phèn bị hạn chế làm cho đất ngày càng nhiễm
phèn nặng. Điều đó không chỉ gây khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp mà
còn ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân
trong vùng. Khu vực sẽ thiếu nước ngọt và không thể không nhắc tới vấn đề ô
nhiễm. Vì thế việc chuyển hóa từ đất nông nghiệp (hay đất rửa phèn) sang đất
công nghiệp cần có kế hoạch và dự định cho tương lai, làm sao kết hợp được
giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững. Tóm lại, dù muốn chuyển mình
phát triển như thế nào thì khu vực phải biết được điều kiện, khả năng của mình
để làm sao hạn chế đến mức thấp nhất sự thay đổi của các điều kiện tự nhiên của
vùng nói chung và tính chất của đất nói riêng.
Hy vọng qua đề tài của chúng tôi đã góp phần tìm hiểu về vấn đề khai thác
và sử dụng đất phèn ở khu vực Lê Minh Xuân - Phạm Văn Hai. Do giới hạn khả
năng nên bài viết của chúng tôi có thể còn thiếu sót. Rất mong được quý thầy cô
và các bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Thị Thúy Vân (2005), Khảo sát hiện trạng đất và hiệu quả của hệ
thống thủy lợi Hóc môn – Bình Chánh, Luận văn Cao học chuyên ngành
Địa chất học, ĐHKHTN TP.HCM.
[2] Tư liệu và số liệu thống kê – xã Lê Minh Xuân, xã Phạm Văn Hai và
Công ty Cây trồng TPHCM
[3] Tư liệu và hình ảnh ngoài thực tế.

×