Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận cuộc khủng hoảng tài chính ở mỹ năm 1929

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.34 KB, 23 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
TIỂU LUẬN
CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Ở MỸ NĂM 1929
Giảng viên hướng dẫn: ThS LÊ THÚY NGÂN
Lớp: NCKT4C
Khóa: CAO ĐẲNG NGHỀ KẾ TOÁN C76.1
TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2012
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
TIỂU LUẬN
CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Ở MỸ NĂM 1929
Giảng viên hướng dẫn: ThS LÊ THÚY NGÂN
Lớp: NCKT4C
Khóa: CAO ĐẲNG NGHỀ KẾ TOÁN C76.1
TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2012
Trang 2
NHẬN XÉT
(Của giảng viên hướng dẫn)
1. Về thái độ, ý thức của sinh viên:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
2. Về đạo đức, tác phong:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3. Về năng lực chuyên môn:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


4. Kết luận:
Nhận xét:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Điểm:
…………………………………………………………………………………………
, ngày tháng năm………
Giảng viên hướng dẫn
Trang 3
MỤC LỤC
Lời mở đầu: Trang
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT Ký hiệu Tên hình Trang
1 Hình 1.1 Suy thoái hình chữ V 08
2 Hình 1.2 Suy thoái hình chữ U 08
3 Hình 1.3 Suy thoái hình chữ W 08
4 Hình 1.4 Suy thoái hình chữ L 08
Trang 4
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT Ký hiệu Tên hình Trang
1 Biểu đồ 1.1
Tổng kim ngạch phát hành chứng khoán có giá trị
của Mỹ (1919-1930)
09
2 Biểu đồ 1.2
Tổng kim ngạch phát hành chứng khoán có giá trị
của Mỹ (1919-1930)
10
3 Biểu đồ 1.3 Diễn biến chỉ số Dow Jones từ 1928 đến 1934 11

4 Biểu đồ 1.4
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong giai đoạn khủng
hoảng
13
Trang 5
Trang 6
Lời mở đầu 7
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Trong nền kinh tế xã hội nói chung và nền kinh tế tư bản nói riêng, không phải
lúc nào cũng tiến hành một cách trôi chảy. Giữa các ngành mà trong quá trình cạnh
tranh khốc liệt với nhau thì trong phạm vi xã hội làm sao đảm bảo được sự cân bằng.
Trong những điều kiện như vậy tỉ lệ chỉ có thể hình thành lên một cách tự phát, qua
việc chuyển từ ngành nọ sang ngành kia theo tỷ suất lợi nhuận cho lên hiện tượng tỉ lệ
giữa các ngành chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên, tạm thời. Còn mất tỉ lệ mới là hiện tượng
thường xuyên, mới là quy tắc chung của tái sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong đời sống
thực tế của xã hội tư bản, những hiện tượng mất tỷ lệ: Khi thì sản phẩm này ứ đọng,
không bán chạy; khi sản phẩm kia khan hiếm; khi xí nghiệp này đóng cửa vì thiếu
nguyên liệu; khi xí nghiệp kia phá sản vì sản xuất quá nhiều…
- Không phải tái sản xuất tư bản chủ nghĩa vấp phải những hiện tượng mất cân
đối cục bộ, thường xuyên xảy ra như trên mà cứ khoảng trên dưới 10 năm. Giống như
có một sức mạnh nào xui khiến toàn bộ sản xuất tư bản chủ nghĩa lại bỗng nhiên dừng
lại: Hiệu buôn phá sản, ngân hàng vỡ nợ, nhà máy đóng cửa, sản xuất thụt lùi… sản
xuất hàng hoá quá thừa, hiện tượng đổ vỡ này gọi là khủng hoảng kinh tế. Đây là một
vấn đề nổi cộm trong nền kinh tế thế giới. Xuất phát từ vấn đề này nên nhóm em đã
chọn một đề nói về một sự kiện kinh tế tiêu biểu: “Khủng hoảng tài chính Mỹ năm
1929”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu và làm rõ bản chất của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 1929.
3. Đối tượng nghiên cứu

- Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 1929.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Nền kinh tế Mỹ và một số nước châu Âu từ năm 1929 đến hết cuộc khủng
hoảng.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp tổng hợp thống kê.
6. Bố cục kết cấu đề tài
- Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về phố Wall nơi khởi đầu của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.
Chương 2: Tìm hiểu về khủng hoảng tài chính để làm rõ được bản chất của vấn đề
này.
Chương 3: Giới thiệu diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 1929, bắt đầu từ ngày
24/10/1929 (Ngày thứ năm đen tối), để tìm hiểu nguyên nhân của cuộc khủng hoảng
này.
GVHD: Lê Thúy Ngân
Lời mở đầu 8
Chương 4: Từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 1929, chúng ta sẽ rút ra được bài
học thực tế cho cá nhân đồng thời áp dụng vào sự vận hành nền kinh tế Thế giới về
sau.
GVHD: Lê Thúy Ngân
Chương 1: Giới thiệu về phố Wall 9
Chương 1 – GIỚI THIỆU VỀ PHỐ WALL
- Phố Wall là một con phố hẹp ở Lower Manhttan thuộc thành phố NewYork,
chạy từ phía đông đại lộ Broadway xuôi xuống South Street dọc con sông Đông. Được
coi là trái tim của Quận Tài chính, là ngôi nhà đầu tiên của Sở Giao Dịch Chứng khoán
New York.
- Cụm từ “ Phố Wall” dùng để ám chỉ các hoạt động kinh doanh lớn ở nước Mỹ,
bất kể là nó có trụ sở ở NewYork hay không. Thuật ngữ này cũng được sử dụng như là
một ám chỉ tới thị trường Tài chính ở Mỹ và các tổ chức Tài chính. Ngày nay, hầu hết
các công ty tài chính có trụ sở ở New York đều không đặt trụ sở chính tại con phố

Wall nữa mà ở Lower Manhattan hoặc Mid Manhattan, phía xa thành phố, Long
Island, Westchester County, Fairfield County, Connecticut, hoặc New Jersey. Một
ngoại lệ là ngân hàng Deutsche Bank, có trụ sở chính ở phía Bắc Mỹ đã hoạt động tại
số 60 phố Wall suốt từ tháng 11 năm 2001.
1.2 Lịch sử phố Wall
- Bất chấp niềm tin rộng rãi của mọi người rằng cái tên Wall street là dựa trên sự
tồn tại của một bức tường, những bản đồ của New Amsterdam cho thấy rõ 2 tên của
con phố này. Một tên là 'Cingel', chỉ rõ một bức tường bằng đất nung. Tuy nhiên, cái
tên 'de waal straat' không ám chỉ 1 bức tường mà là một nhóm người quan trọng đã
giúp đỡ xây dựng lên New Amsterdam: Những người Wallon (những người nói tiếng
pháp ở Bỉ, tại vùng Wallonia) ở New Amsterdam. Trong tiếng Hà Lan, Walloon là
Waal.
- Suốt thế kỷ 17, phố Wall được hình thành bởi đường biên giới phía Bắc của khu
New Amsterdam. Vào những năm 1640, những hàng rào có cọc nhọn và hàng rào ván
gỗ biểu thị những mảnh đất và cư dân thuộc địa. Sau này, thay mặt cho công ty West
India, Peter Stuyvesant, hướng dẫn người Hà Lan xây dựng những hàng rào phòng thủ
bằng cọc chắc chắn hơn.
- Trong thời gian chiến tranh với người Anh, một hàng rào bằng gỗ và đất vững
chắc cao 12 feet được tạo dựng với 1653 cọc rào nhọn. Bức tường đã được xây và
củng cố trong suốt thời gian Thực dân Tân Anh quốc và người Anh để chống lại sự tấn
công của các bộ tộc da đỏ. Trong năm 1685 những địa đồ viên đã đặt phố Wall dọc
theo các tuyến hàng rào. Bức tường đã bị người Anh phá huỷ vào năm 1699. Và trong
khi tên ban đầu được liên tưởng đến Walloons, người Pháp nói tiếng Bỉ để giúp người
đến định cư trong thời gian đầu tiên, đặt tên nơi này là Wall cho dễ gọi vì đây đã có
bức tường rào này.
- Cuối thế kỷ thứ 18, có một cây Buttonwood (cây chống tường) ở cuối phố
Wall, những người lái buôn và đầu cơ đã tụ tập dưới cây đó để buôn bán không chính
thức. Năm 1792, những lái buôn đã tạo lập mối quan hệ làm ăn của họ với hợp đồng
thoả thuận Buttonwood. Đây là nguyên thuỷ của thị trường chứng khoán New York.
GVHD: Lê Thúy Ngân

Chương 1: Giới thiệu về phố Wall 10
- Năm 1889, báo cáo chứng khoán đầu tiên – tờ “Thư buổi chiều của khách
hàng” (Customers' Afternoon Letter) đã trở thành Tạp chí Phố Wall mang tên thực của
phố này, bây giờ nó đã trở thành nhật báo kinh doanh quốc tế có tên tuổi được phát
hành ở thành phố New York. Trong nhiều năm, tờ báo đã được lưu hành rộng rãi nhất
ở Mỹ, mặc dù bây giờ nó đứng hang thứ hai sau tờ USA Ngày nay. Chủ nhân của tờ
báo là Dow Jones & Công ty.
1.3 Suy thoái và tái sinh
- Quận tài chính Manhattan là một trong số các quận kinh doanh lớn nhất ở Mỹ
và đứng thứ 2 ở New York chỉ sau Midtown. Ở cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, văn
hoá hợp nhất của New York là trung tâm hàng đầu để xây dựng các nhà chọc trời (chỉ
có Chicago mới đua tranh nổi). Quận tài chính này, thậm chí bây giờ, thực sự tạo ra
một hình bóng in trên nền trời khác biệt riêng của mình, tách biệt nhưng không cao
quá, hoàn toàn có cùng độ cao với các toà nhà khác ở trung tâm cách đó vài dặm về
phía bắc.
- Được xây trong năm 1914, Số 23 phố Wall được coi là “Nhà của Morgan” và
nhiều thập niên sau, các trụ sở ngân hàng là địa chỉ quan trọng nhất trong giao dịch tài
chính Mỹ. Vào buổi trưa ngày 16 tháng 9 năm 1920, một trái bom đã phát nổ trước
cửa ngân hàng làm chết 38 người và bị thương 400 người. Ngay trước khi vụ đánh
bom xảy ra, tin cảnh báo đã được đặt vào hòm thư ở góc giữa phố Cedar và Broadway.
Tin cảnh báo viết “Hãy nhớ rằng chúng tao không thể chịu đựng được nữa. Trả tự do
cho các tù chính trị hoặc tất cả chúng mày sẽ chết. Những chiến sỹ vô chính phủ Mỹ”.
Trong khi các giả thuyết đưa ra rất nhiều về ai là người đứng sau vụ đánh bom phố
Wall và tại sao họ lại đánh bom, sau hai mươi năm điều tra sự vụ, năm 1940 FBI trả
lại hồ sơ mà không tìm ra bất kỳ thủ phạm nào.
- Năm 1929 đã mang đến sự “phá sản lớn” của thị trường chứng khoán dẫn đến
sự “suy thoái lớn”. Trong thời kỳ này, sự phát triển mới của Quận Tài chính đã đình
trệ. Công việc xây dựng Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center) là một
trong số ít các dự án chính được thực hiện trong ba phần tư thế kỷ 20 và về tài chính
nó không bao giờ thành công. Về điểm nào đó, thực tế nó thực sự là dự án do chính

phủ tài trợ, được Cảng vụ New York và New Jersey xây dựng với dự định thúc đẩy
phát triển kinh tế ở trung tâm thành phố. Tất cả các công cụ cần thiết cho thương mại
quốc tế đã được đưa vào trong nhà của tổ hợp này. Tuy nhiên, ban đầu, vẫn còn nhiều
chỗ để trống.
- Tuy nhiên, một số hãng lớn và mạnh đã mua các phòng trong Trung tâm
Thương mại Thế giới. Hơn nữa, nó đã thu hút các công việc kinh doanh mạnh khác so
với các trung tâm bên cạnh. Về một số điểm, người ta có thể tranh cãi rằng Trung tâm
Thương mại Thế giới đã thay đổi mối quan hệ của Quận Tài chính từ phố Wall thành
tổ hợp Trung tâm Thương mại. Khi Trung tâm Thương mại Thế giới bị phá huỷ trong
các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, người ta đã để lại một khoảng không kiến
GVHD: Lê Thúy Ngân
Chương 1: Giới thiệu về phố Wall 11
trúc như các phát triển mới từ những năm 1970 đã lộ rõ tổ hợp này về mặt thẩm mỹ.
Tuy vậy, các cuộc tấn công đã gây ra tổn hại kinh doanh ở phố Wall do việc di chuyển
tạm thời tới cố định ở New Jersey và việc phân cấp tiếp với các việc thành lập được
chuyển giao cho các thành phố giống như ở Chicago và Boston.
- Bản thân phố Wall và Quận Tài chính cũng như toàn bộ được tập hợp lại với sự
gia tăng số lượng bằng bất kỳ tiêu chuẩn biện pháp nào. Hơn nữa, việc thiệt hại của
Trung tâm Thương mại Thế giới đã thực sự thúc đẩy sự phát triển trong Quận Tài
chính với một mức chưa từng thấy trong các thập niên qua. Điều này một phần do
những khuyến khích về thuế của chính quyền liên bang, chính quyền địa phương nhằm
khuyến khích sự phát triển. Một tổ hợp Trung tâm Thương mại Thế giới mới, trung
tâm trong quy hoạch Daniel Liebeskind's Memory Foundations, là trong các giai đoạn
đầu của việc phát triển và một toà nhà đã hoàn toàn được thay thế.
- Điểm nhấn của quy hoạch này là Tháp Tự do cao 1.776 foot. Các toà nhà dân
cư đã mọc lên và các toà nhà trước đây là dùng làm văn phòng được chuyển thành các
cụm dân cư, cũng được hưởng lợi từ việc khuyến khích thuế. Đường dẫn tốt hơn tới
Quận Tài chính được quy hoạch dưới dạng một ga xe mới và một trung tâm giao thông
nội thành mới ở giữa phố Fulton.
1.4 Phố Wall ngày nay

- Để nói rằng một tập đoàn là một “Công ty phố Wall” ngày nay không cần thiết
có nghĩa rằng về mặt vật lý, công ty đó đặt tại phố Wall. Nó có thể có nghĩa là công ty
đó liên quan tới các dịch vụ tài chính; Một công ty như thế có thể đặt trụ sở ở nhiều
nơi trên thế giới. Bây giờ, nhiều lực lượng lao động của phố Wall có xu hướng được
trang điểm bởi các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực luật hoặc tài chính thuộc các tập
đoàn vừa và lớn. Gần các cơ sở kinh doanh này là các công ty địa phương và dãy các
cửa hàng đáp ứng thị hiếu của các chuyên gia và nhu cầu của lực lượng lao động. Hầu
hết những người làm việc trong Quận Tài chính đi làm từ vùng ngoại ô của Long
Island, Connecticut, Pennsylvania, New Jersey, và bắc Hudson Valley.
- Văn hoá phố Wall thường bị phê phán là cứng nhắc. Đây là một bản sao cổ của
các thập niên trước bắt nguồn từ việc bảo vệ quyền lợi của họ khi thành lập phố Wall
và việc nối kết với việc thành lập WASP. Nhiều nhà phê bình gần đây đã tập trung vào
các vấn đề cấu trúc và không muốn thay đổi các thói quen cố hữu. Việc thành lập phố
Wall chống lại sự giám sát và luật lệ của chính quyền. Cùng thời gian này, thành phố
New York có tiếng là một thành phố rất quan liêu, nó làm cho việc tiếp cận các khu
lân cận rất khó khăn hoặc thậm chí không thể được đối với các doanh nhân trung lưu.
Cuối cùng, thị trường chứng khoán New York bản thân nó vẫn là nơi toàn bộ công
việc thương mại được tiến hành trên sàn hơn là qua mạng điện tử. Trớ trêu thay, không
còn thực sự bất kỳ nhu cầu nào đối với phố Wall về việc đặt trụ sở trên phố Wall, có lẽ
ngoại trừ việc muốn có danh tiếng. Chứng khoán có thể dễ dàng mua bán ở bất kỳ nơi
nào.
GVHD: Lê Thúy Ngân
Chương 1: Giới thiệu về phố Wall 12
- Từ khi thành lập hệ thống ngân hàng dự trữ liên bang, Ngân hang dự trữ liên
bang của New York trong Quận Tài chính đã là nơi chính sách tiền tệ của Mỹ được
thực hiện (mặc dù nó được Ban quản trị ngân hàng dự trữ liên bang quyết định ở
Washington, D.C.) Như vậy, Bang New York bây giờ duy nhất trong bang chỉ có các
quận riêng của mình thuộc hệ thống ngân hàng dự trữ liên bang. Tuy nhiên, đây có lẽ
một phần do sự đóng góp của nhân dân ở Mỹ trong thời gian này.
- Cho đến những năm 60, New York là bang đông dân cư nhất ở Mỹ, bây giờ nó

đứng thứ ba sau California và Texas. Chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang New York
chỉ là Chủ tịch ngân hàng cùng với việc bầu vĩnh viễn và phó Chủ tịch được bầu theo
kiểu truyền thống. Ngân hành có một hầm chứa vàng sâu 25 m dưới mặt phố. Kho này
lớn nhất trên thế giới, thậm chí còn lớn hơn cả Fort Knox.
GVHD: Lê Thúy Ngân
Chương 2: Định nghĩa về khủng hoảng kinh tế 13
Chương 2 – ĐỊNH NGHĨA VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
2.1 Khái quát
- Suy thoái kinh tế (tiếng Anh: Recession/economic downturn) được định nghĩa
trong Kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời
gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh
tế âm liên tục trong hai quý). Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp nhận rộng
rãi. Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Mỹ đưa ra định nghĩa về suy
thoái kinh tế còn mập mờ hơn “là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài
nhiều tháng”. Suy thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số
kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp.
Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng
nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm.
- Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế. Sự tan
vỡ tàn phá nền kinh tế là suy sụp/đổ vỡ kinh tế.
- Các nền kinh tế theo định hướng thị trường có đặc điểm là tăng giảm theo chu
kỳ kinh tế, nhưng sự suy giảm thực tế (suy giảm các hoạt động kinh tế) không thường
xảy ra. Nhiều tranh luận về việc chính phủ có nên can thiệp để điều hòa kinh tế (học
thuyết kinh tế vĩ mô của Keynes), khuyếch đại chu kỳ kinh tế (lý thuyết chu kỳ kinh tế
thực), hoặc thậm chí là tạo ra chu kỳ kinh tế (chủ nghĩa tiền tệ).
2.2 Nguyên nhân của suy thoái kinh tế
- Những nguyên nhân đích thực của suy thoái kinh tế là đối tượng tranh luận sôi
nổi giữa các nhà lý thuyết và những người làm chính sách mặc dù đa số thống nhất
rằng các kỳ suy thoái kinh tế gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố bên trong (nội sinh)
theo chu kỳ và các cú sốc từ bên ngoài (ngoại sinh). Ví dụ, những nhà kinh tế học chủ

nghĩa Keynes và những lý thuyết gia theo lý thuyết chu kỳ kinh tế thực sẽ bất đồng về
nguyên nhân của chu kỳ kinh tế, nhưng sẽ thống nhất cao rằng các yếu tố ngoại sinh
như giá dầu, thời tiết, hay chiến tranh có thể tự chúng gây ra suy thoái kinh tế nhất
thời, hoặc ngược lại, tăng trưởng kinh tế ngắn hạn. Trường phái kinh tế học Áo giữ
quan điểm rằng lạm phát bởi cung tiền tệ gây ra suy thoái kinh tế ngày nay và các thời
kỳ suy thoái đó là động lực tích cực theo nghĩa chúng là cơ chế tự nhiên của thị trường
điều chỉnh lại những nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả trong giai đoạn “tăng
trưởng” hoặc lạm phát. Phần lớn học giả theo thuyết tiền tệ tin rằng những thay đổi
triệt để về cơ cấu kinh tế không phải là nguyên nhân chủ yếu; nguyên nhân của các
thời kỳ suy thoái ở Mỹ là bởi quản lý tiền tệ yếu kém.
2.3 Các kiểu suy thoái
- Các nhà kinh tế học hay miêu tả kiểu suy thoái kinh tế theo hình dáng của đồ thị
tăng trưởng theo quý. Có các kiểu suy thoái sau hay được nhắc đến:
GVHD: Lê Thúy Ngân
Chương 2: Định nghĩa về khủng hoảng kinh tế 14
+ Suy thoái hình chữ V: Đây là kiểu suy thoái mà pha suy thoái ngắn, tốc độ
suy thoái lớn; đồng thời, pha phục phồi cũng ngắn và tốc độ phục hồi nhanh; điểm đồi
chiều giữa hai phá này rõ ràng. Đây là kiểu suy thoái thường thấy.
+ Suy thoái hình chữ U: Đây là kiểu suy thoái mà pha phục hồi xuất hiện rất
chậm. Nền kinh tế sau một thời kỳ suy thoái mạnh tiến sang thời kỳ vất vả để thoát
khỏi suy thoái. Trong thời kỳ thoát khỏi suy thoái, có thể có các quý tăng trưởng
dương và tăng trưởng âm xen kẽ nhau.
+ Suy thoái hình chữ W: Đây là kiểu suy thoái liên tiếp. Nền kinh tế vừa thoát
khỏi suy thoái được một thời gian ngắn lại tiếp tục rơi ngay vào suy thoái.
+ Suy thoái hình chữ L: Đây là kiểu suy thoái mà nền kinh tế rơi vào suy thoái
nghiêm trọng rồi suốt một thời gian dài không thoát khỏi suy thoái. Một số nhà kinh tế
gọi tình trạng suy thoái không lối thoát này là khủng hoảng kinh tế.
Hình 1.1: Suy thoái hình chữ V, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Mỹ
năm 1953
Hình 1.2: Suy thoái hình chữ U, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Mỹ

trong các năm 1973-1975
Hình 1.3: Suy thoái hình chữ W, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Mỹ
đầu thập niên 1980
Hình 1.4: Suy thoái hình chữ L, như trường hợp Thập kỷ mất mát
(Nhật Bản)
GVHD: Lê Thúy Ngân
Chương 3: Cuộc khủng hoảng thị trường tài chính Mỹ 1929 15
Chương 3 – CUỘC KHỦNG HOẢNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH MỸ 1929
- Sự sụt giá của chứng khoán phố Wall năm 1920 là một trong những cú sụp đổ
thảm họa nhất của lịch sử thị trường chứng khoán ở Mỹ, có lẽ là sự sụp đổ tồi tệ nhất
xét về phạm vi ảnh hưởng và hậu quả tàn dư. Ngày thứ 5 đen tối và ngày thứ 3 đen tối
đã châm ngòi cho sự sụp giá này của cổ phiếu.
- Sự sụp giá đầu tiên xảy ra vào ngày thứ 5 đen tối (24 tháng 10 năm 1929),
nhưng ngày thứ 3 đen tối (29 tháng 10) mới thực sự là thảm hoạ, chỉ 5 ngày để nỗi sợ
hãi lan rộng và gom lại thành ảnh hưởng đáng sợ gây hậu quả kéo dài trên cả nước
Mỹ. Sự sụp giá kéo dài tiếp tục sau đó 1 tháng. Một số nhà kinh tế cho rằng nó là sự
bắt đầu của cuộc Đại suy thoái, nhưng số khác cho rằng đó chỉ là một triệu chứng.
- Vào khoảng thời gian trước khi xảy ra cuộc sụp giá, New York đã trở thành thủ
phủ tài chính. Sàn giao dịch chứng khoán New York đã trở thành thị trường chứng
khoán lớn nhất thế giới, và những năm 20 đã trở thành thời kì "nổi lên" của thành phố
New York thịnh vượng, và mặc dù có những cảnh báo về nạn đầu cơ, nhiều người tin
tưởng rằng thị trường nên giữ mức giá cao. Ngay trước sự sụp đổ, Irving Fisher đã
cảnh báo rằng "Giá chứng khoán đã đạt đến điểm bình nguyên." Trạng thái "phởn
phơ" và lợi nhuận từ trị trường giá lên đã bị nổ tan vào ngày thứ 5 đen tối, khi cổ phiếu
trên NYSE đột ngột xuống giá. Bắt đầu từ ngày đó, giá chứng khoán tiếp tục giảm với
tốc độ chưa từng thấy trong đầy một tháng.
- Vào những ngày trước ngày thứ 5 đen tối, thị trường đã có nhiều dấu hiệu bất
ổn. Sau cuộc sụp đổ, thị trường không trở lại được thời kì trước năm 1929 mãi cho tới
tận năm 1954, và năm 1932 còn xuống thấp hơn mức ở thế kỉ 19.
Biểu đồ 1.1: Tổng kim ngạch phát hành chứng khoán có giá trị của Mỹ

(1919-1930)
Biểu đồ 1.2: Tổng kim ngạch phát hành chứng khoán có giá trị của Mỹ
(1919-1930)
3.1 Cuộc khủng hoảng không được báo trước
- Ngày 23-10, Thời báo New York đã đăng tải bài nói chuyện của Thống đốc
Ngân hàng Hoa Kỳ vẫn cho rằng “ Tình trạng nước Mỹ về cơ bản vẫn ổn định”.
- Không gì báo hiệu rằng 1929 sẽ là một năm ảm đạm. Tháng 3 năm 1929,
Herbert Hoover nhậm chức Tổng thống thứ 31 nước Mỹ, đã từng nói rằng: “Chúng ta
sẽ nhanh chóng xóa bỏ đói nghèo, tương lai mỗi gia đình sẽ có một chiếc xe hơi trong
gara, cứ mở nồi ra là sẽ có một con gà”. Ấy vậy mà cuộc khủng hoảng sớm nhất đã bắt
đầu xuất hiện, mức tăng trưởng về tiêu dùng đã giảm xuống, các sản phẩm tồn kho ứ
GVHD: ThS Lê Thúy Ngân
Chương 3: Cuộc khủng hoảng thị trường tài chính Mỹ 1929 16
đọng ngày càng nhiều. Trong bài diễn văn cuối cùng trước khi mãn nhiệm, Calvin
Coolidge nói: “Tôi đánh giá hiện tại với sự hài lòng và nhìn tương lai với sự lạc quan”.
Một tháng trước đó, ứng cử viên Herbert Hoover, cũng thuộc đảng Cộng hòa, đã trúng
cử tổng thống. Rất nhiều người trách cứ các ông Coolidge và Hoover là đã không nhìn
thấy điều đang xảy đến.
- Trên thực tế, trong những năm 1920, nước Mỹ giàu lên trông thấy. Lấy ví dụ
ngành xe hơi, năm 1926, nước Mỹ chế tạo được 4,3 triệu chiếc; năm 1929 con số này
là 5,3 triệu.
- Kinh tế tăng trưởng nuôi dưỡng lòng tin tưởng. Đồng thời cũng là chất men gây
nên cơn sốt đầu cơ. Năm 1927 có 577 triệu cổ phiếu được “sang tay” ở thị trường
chứng khoán New York; năm 1928, 920 triệu. Cùng trong thời gian này, mệnh giá các
loại cổ phiếu tăng như tên bắn. Riêng trong mùa hè 1929, giá một số loại cổ phiếu tăng
tới 25%. Cổ phiếu thi nhau tăng giá tới mức dường như không gì có thể đảo ngược
được xu thế.
3.2 Ngày thứ năm đen tối 24/10/1929 tại phố Wall
- Ngày này đi vào lịch sử như ngày thứ Năm đen tối (Black Thursday) mở đầu
cho cuộc Sụp đổ Lớn (Great Crash) của thị trường chứng khoán Mỹ và cuộc Đại Suy

thoái toàn cầu đầu tiên trên thế giới (Great Depression) kéo dài từ năm 1929 tới năm
1933 lấn sang đầu thập kỷ 1940.
- Ngày 23 – 10, phố Wall đã xuất hiện hiện tượng bán tống bán tháo cổ phiếu.
Ngày hôm sau (tức ngày thứ năm) việc giao dịch cổ phiếu gần như bệnh viện người
điên bị phóng hỏa. Mọi người xô đẩy, kêu la, hò hét những tiếng “cổ phiếu gang thép”,
‘cổ phiếu vô tuyến điện” ầm ầm trong sở giao dịch, chỉ nội trong một ngày số cổ phiếu
bán tống bán tháo đã lên tới 130.000 cổ phiếu. Sự thực đây là tín hiệu nổ ra đại khủng
hoảng suy thoái. Mọi người gọi ngày này là “ngày thứ năm đen tối”. Phố Wall rối
loạn. Gần 13 triệu cổ phiếu được các nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo trên thị trường
chứng khoán New York, nhiều gấp ba lần số lượng giao dịch thông thường.
- Chỉ số Down Jones sụt giảm từ mức cao kỷ lục 381.2 ngày 3/9/1929 xuống còn
230.1 ngày 29/10/1929. Điểm đáy của chỉ số này đạt được ngày 8/7/1932 khi chỉ số
Down Jones đóng cửa ở mức 41,2- giảm gần 90% so với mức đỉnh cao nó từng đạt
được ba năm trước đó. Giữa tháng 11, chỉ số Dow Jones mất 51% số điểm so với hồi
tháng 9. Các cổ phiếu theo nhau rớt giá liên tục trong suốt 3 năm tiếp đó…
Biểu đồ 1.3: Diễn biến chỉ số Dow Jones từ 1928 đến 1934
- Trong ngày thứ Năm ấy, 6 triệu cổ phiếu bị rao bán, là điều chưa từng thấy. Giá
giảm liên tục suốt buổi sáng. Người ta kinh hoàng đổ dồn tới Wall Street. Tới trưa đã
có 11 vụ tự tử.
GVHD: ThS Lê Thúy Ngân
Chương 3: Cuộc khủng hoảng thị trường tài chính Mỹ 1929 17
- Tại trụ sở Ngân hàng J.P. Morgan đối diện tòa nhà thị trường chứng khoán, nửa
tá lãnh đạo các ngân hàng lớn họp gấp, quyết định cứu vãn thị trường bằng việc mua
lại một số lượng lớn các cổ phiếu chiến lược. Việc làm này có hiệu quả tức thì. Phần
lớn các chủ Ngân hàng được triệu tập đã vội vàng đến họp tại văn phòng họ đã quyết
định bỏ ra 2 tỷ đô la Mỹ, giao cho phó Thống đốc Hawthni, người đã từng trải, đứng ra
mua một số lớn cổ phiếu. Đồng thời Chính phủ điều cảnh sát đến Sở Chứng khoán duy
trị trật tự. Sở giao dịch đã yên ổn được 3 đến 4 ngày.
- Vào cuối ngày, một số cổ phiếu thậm chí còn tăng giá so với ngày hôm trước.
Nhưng cũng chẳng được bao lâu. Niềm tin của cổ đông đã bị “khai tử”. Mặc cho các

công ty kinh doanh chứng khoán ra sức thuyết phục mọi người rằng đây đang là thời
điểm tốt nhất để mua vào.
- Thứ Hai 28-10, 9 triệu cổ phiếu tiếp tục bị “tống” ra.
3.3 Ngày thứ ba đen tối 29/10/1929
- Ngày 29 tháng 10 năm 1929: Ngày Thứ Ba Đen Tối là thời điểm cuộc khủng
hoảng lên đến đỉnh điểm. Chỉ trong chừng vài giờ, số lợi nhuận kiếm được của năm
trước bị tước đi và niềm tin của người tiêu dùng sụp đổ. Ai cũng bán mà chẳng có ai
mua, làm cho hệ thống cung cấp báo cáo trễ lại gần hai tiếng đồng hồ. Khối lượng 16
triệu cổ phần đáng kinh ngạc được giao dịch ngày hôm đó, một kỷ lục tồn tại suốt 40
năm, và chỉ số Dow đóng cửa với thiệt hại 12% (30 điểm). Đám người trước đây
mượn tiền để tham gia thị trường có khuynh hướng giá lên bị buộc phải bán tài sản cá
nhân của mình để cố gắng hoàn trả nợ. Ngân hàng và các công ty đóng cửa, và nhiều
công dân Mỹ bị đẩy vào cảnh nghèo túng mà không có việc làm hay bất kỳ hỗ trợ tài
chính nào.
- Thị trường chứng khoán Phố Wall bắt đầu sụp đổ. Lần này, các ngân hàng
không can thiệp nữa. Chẳng còn gì ngăn được cơn thoái trào. Thị trường cổ phiếu tiếp
tục xuất hiện hiện tượng bán tháo cổ phiếu. Trong nhà giao dịch cổ phiếu phố Wall đã
nêm kín người, tưởng như nước cũng không thể rò rỉ ra được, mà mọi người vẫn chen
lấn để vào rạng ngày ấy đã bán tháo tới 160.000 cỗ phiếu. Có cổ phiếu nguyên giá trị
là 48 đô la. Mà ngày đó chỉ còn bán được có 1 đô la Mỹ. Nhũng cổ phiếu nằm trong
tay mọi người chẳng khác gì mớ giấy lộn, không thể chịu đựng được nữa, họ đã ném
bỏ chúng.
- Đến tháng 11, toàn bộ giá trị chứng phiếu Sở giao dịch New York đã giảm
xuống 50%, tổn thất trên dưới 450 tỷ đô la Mỹ. Thị trường cổ phiếu hoàn toàn tan tác.
Hàng loạt Ngân hàng đầu cơ cổ phiếu đã đua nhau sụp đổ hay đóng cửa, có nhiều
người cả đời dành dụm mua cổ phiếu, trong chốc lát đã trở thành tay không, những
tấm ảnh về nhảy lầu, treo cổ và tự sát bằng bếp ga cứ tới tấp được thông báo.
GVHD: ThS Lê Thúy Ngân
Chương 3: Cuộc khủng hoảng thị trường tài chính Mỹ 1929 18
3.4 Thiệt hại của nước Mỹ

- Tại Mỹ, sản xuất công nghiệp giảm 45%, GDP giảm 30%, tỷ lệ thất nghiệp lên
tới 25% và 60% người Mỹ sống dưới ngưỡng nghèo khổ.
Biểu đồ 1.4: Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong giai đoạn khủng hoảng
- Từ 1929 tới 1931 có 4.300 ngân hàng phải đóng cửa. Hàng triệu người mất
trắng khoản tiền bao lâu dành dụm được của họ chỉ trong một ngày.
- Sức mua giảm, nhu cầu giảm, khiến cho hoạt động của các ngành sản xuất kinh
tế cũng đình trệ. 4 triệu người Mỹ thất nghiệp trong năm 1930, 8 triệu năm 1931, 12
triệu năm 1932.
3.5 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng
- Tháng 9, khi thị trường bắt đầu có biểu hiện “hụt hơi”. Việc Clarence Harty,
doanh nhân người Anh, bị phá sản đã là sự kiện “châm ngòi”. Tất cả sụp đổ trong ngày
24-10. Chúng đều bắt đầu từ những đổ vỡ trong hệ thống tài chính, do kết quả của tình
trạng đầu cơ tài chính-địa ốc trong cơn lốc xoáy của tham vọng làm giàu một cách dễ
dàng.
- Đại khủng hoảng 1929 (The Great Crash, bắt đầu từ việc đầu cơ bất động sản ở
Florida những năm 1920. Bùng nổ về đầu cơ đã khiến hàng triệu người Mỹ đầu tư rất
nhiều vào thị trường chứng khoán, một số lượng lớn còn đi vay tiền để mua cổ phần.
Vào tháng 8 năm 1929, các nhà môi giới liên tục cho các nhà đầu tư nhỏ vay hơn 2/3
giá trị bề mặt của các cổ phiếu mà họ đang mua. Hơn 8,5 tỉ đôla là các khoản vay, và
toàn bộ số tiền này và nhiều hơn nữa được lưu hành ở Mỹ. Giá cổ phiếu tăng lên khiến
nhiều người mua hơn, bởi vì người ta hy vọng giá cổ phiếu sẽ cao hơn nữa.
- Đầu cơ là động lực làm tăng giá và tạo ra bong bóng kinh tế. Chỉ số P/E trung
bình của các cổ phiếu kết hợp S&P là 32,6 vào tháng 9 năm 1929, rõ ràng trên mức
bình thường rất nhiều.
- Việc các nhà đầu tư mua bất động sản với giá trời ơi để đầu cơ sinh lời, hy vọng
rằng giá cả thị trường tiếp tục tăng. Các ngân hàng hà hơi tiếp sức cho những hành
động đầu cơ bằng cách cho vay dễ dàng. Thị trường chứng khoán ngày càng phồng lên
như “trái bóng”, phồng lên cho tới khi đứt phựt vào cuối năm 1929, đưa kinh tế Mỹ
vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử.
- “Trái bóng” này được tạo nên phần lớn do các khoản tín dụng cho vay theo

ngày (call loan), có cơ cấu vận hành rất đơn giản: Người mua chỉ phải trả một phần giá
trị của cổ phiếu mà anh ta mua (đôi khi chỉ 10%), phần còn lại được công ty kinh
doanh chứng khoán “vay giùm” ở ngân hàng.“Call loan” quả là một công cụ tuyệt vời
để khuyến khích sự đầu cơ, mở cửa thị trường chứng khoán cho cả những người khiêm
GVHD: ThS Lê Thúy Ngân
Chương 3: Cuộc khủng hoảng thị trường tài chính Mỹ 1929 19
tốn nhất. Năm 1929, cứ 100 người Mỹ thì có 1 người tham gia thị trường chứng
khoán. Thế mà hệ thống này vốn không thể “đứng” được nếu cổ phiếu xuống giá.
- Khi giá một loại cổ phiếu bị giảm, công ty kinh doanh chứng khoán yêu cầu
khách hàng của mình trả thêm một khoản tiền để “bồi thường” phần giảm này. Nếu
người mua không trả được, cổ phiếu của anh ta bị đẩy ra thị trường. Đó là điều đã xảy
ra vào mùa thu năm 1929 ở Wall Street. Các công ty kinh doanh chứng khoán nôn
nóng thanh toán các cổ phiếu như thế. Thường là với giá hạ, tức bị lỗ. Còn khách hàng
của họ thì phá sản.
- Vào ngày 24 tháng 10, 1929 khi chỉ số Dow Jones vừa mới vượt khỏi đỉnh vào
ngày 3 tháng 9 là 381,17 điểm, thị trường đột ngột chững lại, các lệnh bán ra ồ ạt (bán
đổ bán tháo). Có 12 894 650 cổ phiếu được bán ra trong một ngày, và đây là nguyên
nhân làm cho giá cả cổ phiếu trên thị trường đâm sầm xuống dốc.
- Bắt đầu cái vòng xoáy nghiệt ngã. Sự phá sản của các công ty kinh doanh
chứng khoán đẩy các nhà băng - vốn là chủ nợ, lâm vào cảnh lụn bại.
3.6 Giải pháp của Chính phủ Mỹ
- Thoạt đầu, các nhà chức trách cố lấy lại niềm tin trên thị trường bằng những bài
phát biểu, cam kết. Thậm chí Tổng thống Herbert Hoover trấn an dân chúng rằng nền
kinh tế vẫn vững vàng.
- Tổng thống Roosevelt đứng đầu một chính phủ liên bang mà “trọng lượng” chỉ
bằng 10% GDP toàn nước Mỹ. Chính phủ hiện nay “trị giá” tới 40% GDP, có thể can
thiệp dễ dàng hơn rất nhiều. Việc quốc hữu hóa một thể chế tài chính lớn như AIG vừa
qua là điều khó lòng xảy ra vào năm 1929. Dù thế nào, nhà nước (Mỹ) cũng có phần
trách nhiệm trong chuyện này khi để cho các doanh nghiệp tài chính “phá rào”, kẻ đầu
cơ phải bị nghiêm trị đồng thời hệ thống tài chính cũng phải được “giải cứu”…

- Mọi biến chuyển chỉ bắt đầu khi ông Franklin D Roosevelt trúng cử Tổng thống
vào năm 1932. Chính phủ Mỹ bắt đầu chính sách trợ cấp thất nghiệp, ổn định thị
trường bằng cách hạn chế sản xuất, khuyến khích hoạt động công đoàn, và xây dựng
hệ thống hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp.
- Tuy nhiên, chính quyền Roosevelt không mấy thành công trong kế hoạch khôi
phục tăng trưởng kinh tế. Niềm tin của giới kinh doanh vẫn ở mức thấp. Đại khủng
hoảng tiếp tục kéo dài bất chấp hàng loạt biện pháp trong kế hoạch mang tên New
Deal của Tổng thống Roosevelt đã được triển khai. Tổng sản lượng của nền kinh tế
tăng gấp đôi trong suốt chiến tranh. Tỷ lệ thất nghiệp gần như bằng không khi phụ nữ
và những người da đen buộc phải đi làm thay thế cho hàng triệu người đã gia nhập
quân đội. Khi cuộc khủng hoảng lên đến đỉnh điểm, Mỹ đã phải vay nợ hơn một nửa
số tiền trang trải chiến phí. Nửa còn lại được gây dựng từ các khoản đóng thuế của
người dân.
GVHD: ThS Lê Thúy Ngân
Chương 3: Cuộc khủng hoảng thị trường tài chính Mỹ 1929 20
3.7 Khủng hoảng lan ra thế giới
- Mức độ sâu rộng trên đất Mỹ không chỉ là đặc điểm duy nhất của cuộc khủng
hoảng này, mà chính là ảnh hưởng không thể lường hết của nó đối với phần còn lại của
thế giới. Nó bắt đầu ở Mỹ và nhanh chóng lan rộng ra toàn Châu Âu và mọi nơi trên
thế giới, phá hủy cả các nước phát triển.
- Thương mại quốc tế suy sụp rõ rệt, từ thu nhập cá nhân, thuế, lợi tức đều bị ảnh
hưởng và suy thoái.
- Xây dựng gần như bị tê liệt ở nhiều nước.
- Từ thành thị đến nông thôn đều phải đối mặt với mất mùa, giảm từ 40 đến 60
phần trăm.
- Các lĩnh vực khai mỏ và khai thác gỗ bị ảnh hưởng lớn nhất.
- Đại Suy thoái kết thúc vào các thời gian khác nhau tùy theo từng nước. Nó bị
coi là "đêm trước" của Thế chiến thứ hai.
- Trong thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, nước Mỹ trở
thành chủ nợ của nhiều nước khác trên thế giới. Khi nước Mỹ “hồi hương” tiền cho

mượn, nhiều ngân hàng lớn ở châu Âu, đặc biệt là ở Đức và Áo, bị phá sản. Kinh tế
thế giới suy thoái bắt đầu từ những năm 1930-1931 do “hiệu ứng domino” của cuộc
khủng hoảng ở Wall Street.
- Với 2 hệ lụy: Thứ nhất, từ bỏ vàng như là vật bảo chứng của tiền tệ, làm suy
yếu hệ thống tiền tệ thế giới; thứ hai, sản xuất công nghiệp suy giảm làm cho các hoạt
động trao đổi kinh tế trên thế giới giảm theo.
3.8 Giải pháp của một số nước trên thế giới
- Nhiều nước công nghiệp áp dụng chính sách bảo hộ như tăng mức thuế quan,
định cô ta… Tháng 4-1929, 75 nước trên thế giới nhập khẩu 3 tỷ USD hàng hóa; bốn
năm sau, con số này chỉ còn 1 tỷ, giảm 69%.
- Theo các chuyên gia kinh tế, chính sách bảo hộ này là sự khác biệt đầu tiên của
cuộc khủng hoảng năm 1929 so với cuộc khủng hoảng đang diễn ra hiện nay. Khác
biệt lớn thứ hai nằm ở vai trò của chính phủ các nước trong việc giải quyết khủng
hoảng. Vào năm 1929, nhà nước hoàn toàn không đủ khả năng “bơm” một lượng tiền
mặt lớn vào hệ thống tài chính khi nó bị đe dọa sụp đổ.
GVHD: ThS Lê Thúy Ngân
Chương 3: Cuộc khủng hoảng thị trường tài chính Mỹ 1929 21
GVHD: ThS Lê Thúy Ngân
Chương 4: Kết luận 22
Chương 4 – KẾT LUẬN
- Nhìn về thời Đại suy thoái, ngày nay người ta có thể thấy một số bài học còn hữu ích
cho đợt khủng hoảng đang diễn ra. Thị trường tài chính, ngân hàng và toàn bộ nền
kinh tế liên thông với nhau. Vấn đề phát sinh ở một lĩnh vực, nếu không được giải
quyết triệt để sẽ lan sang lĩnh vực khác.
- Gần 80 năm sau cuộc Đại Suy thoái xảy ra, thế giới lại đang phải chứng kiến sự quay
trở lại của tình trạng suy thoái và khủng hoảng toàn cầu, thất nghiệp và bất ổn đang lan
ra khắp thế giới,. Không khó khăn trong việc nhận ra những điểm tương đồng giữa hai
cuộc khủng hoảng toàn cầu này: Dường như chúng ta bắt gặp lại những hiện tượng
mới xảy ra rất gần đây ở Thái Lan năm 1998, ở Mỹ, Iceland hay ở Việt Nam thời gian
gần đây.

- Hành động can thiệp tích cực và khẩn trương của chính phủ là rất cần thiết để xua tan
những áp lực đối với nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng. Phản ứng quá chậm
chạp và xuất phát từ tư duy sai lầm của chính quyền cũng như ngân hàng trung ương
những năm 1930 khiến suy thoái nghiêm trọng hơn.
- Như triết gia George Santayana đã nói: “Ai không biết cách học từ lịch sử chắc chắn
sẽ lặp lại những gì từng xảy ra.” ( những sai lầm, những ngớ ngẩn của con người trong
tham vọng kiếm tiền nhanh chóng), để học được từ những kinh nghiệm quá khứ, và để
thấy rằng con người ở mọi thời thật giống nhau, với những sai lầm dại dột không mấy
khác.
- Cuối cùng, để kết thúc xin mượn lại lời của John Kenneth Galbraith trong cuốn sách
như một lời cảnh tỉnh cho thói tự tin thái quá (và cả tin) của con người: “Một trong bài
học quý của năm đó cho đến giờ đã trở nên rõ ràng: “Tai họa cá nhân và cụ thể sẽ xảy
đến với những ai muốn tin rằng họ nhìn thấy tương lai.”.
- Diễn biến của những cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính Mỹ và thế giới ngay
nay không khỏi làm người ta nhớ lại và so sánh với cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ
nhất diễn ra cách đây 79 năm, được đánh dấu bởi ngày thứ Ba đen tối 29-10…
GVHD: ThS Lê Thúy Ngân
Danh mục tài liệu tham khảo 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiếng Việt:
[1] Thị trường chứng khoán, giáo trình, PGS.TS Bùi Kim Yến, Nhà xuất bản Giao
thông Vận tải, TP. Hồ Chí Minh, 2009.
2. Internet:
[2] ngày 06/06/2012.
GVHD: ThS Lê Thúy Ngân

×