Câu 1 : Tại sao nói QTKD vừa là một môn khoa học vừa là môn nghệ thuật. Minh chứng bằng thực tiễn nơi cơ
quan anh (chị) công tác?
Câu 2: Trình bày và phân tích mối quan hệ giữa 3 quy luật kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường bằng sơ
đồ mạng. Điều này có ý nghĩa như thế nào trong sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung ?
Câu 3: Trình bày và phân tích nguyên tắc Hiệu quả và hiện thực trong quản trị kinh doanh? Để hạch toán hiệu
quả chính xác cần phải làm như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ?
Câu 4: Hãy trình bày chức năng hoạch định trong QTKD ?
Câu 5: Hãy trình bày chức năng kiểm tra điều chỉnh; cho ví dụ ?
Câu 6: Hãy trình bày các vấn đề cơ bản của công tác Quản trị nhân sự; cho ví dụ minh họa ?
Câu 7: Hãy trình bày các kiểu cơ cấu bộ máy tổ chức trong QTKD; cho ví dụ minh họa ?
Câu 1 : Tại sao nói QTKD vừa là một môn khoa học vừa là môn nghệ thuật. Minh chứng bằng thực tiễn nơi cơ quan
anh (chị) công tác ?
Trả lời:
Câu 1: Khái niệm QTKD
a. KN: Là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng tới mục đích của người quản trị lên tập thể những người lao động trong
DN, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo đúng quy luật và thông lệ xã
hội.
QTKD chính là sự phối kết hợp mọi nỗ lực chung cuả mọi người trong DN để đạt được mục tiêu chung, và mt riêng của từng
thành viên một cách khôn khéo và có hiệu quả nhất.
Thực chất QTKD là quản trị con người trong Dn và thông qua việc quản trị con người để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
và cơ hội
b. Phân tích tại sao QTKD là một khoa học và nghệ thuật
QTKD mang tính khoa học vì :
- Nó chịu tác động của nhiều quy luật khách quan
- Là quá trình thực hiện các tác động của chủ thể quản trị lên các đối tượng qt bằng các phương pháp khoa học, cụ thể :
1
1/ Muốn qt được đổi tượng cần qt thì chủ thể qt không những phải biết mà phải hiểu rõ vể đối tượng qt :
- Hiểu rõ về đặc điểm, đặc trưng
- Hiểu rõ về ưu nhược điểm, mặt mạnh yếu
- Hiểu rõ về sự tác động qua lại, ảnh hưởng qua lại của đối tượng qt tới môi trường sống, môi trường công tác, làm việc.
- Thậm chí còn phải dự báo khuynh hướng phát triển, khuynh hướng ảnh hưởng lẫn nhau của đối tượng qt và môi trường qt.
Việc nghiên cứu xem xét , đánh giá và dự báo về đối tượng qt là bằng các phương pháp khoa học, bằng các tri thức được đúc
kết lại do nhiều những nghiên cứu khoa học đem lại cho nên QTKD mang tính khoa học.
2/ QT là việc tác động tới đối tượng qt bằng các phương pháp qt có tính chất khoa học ( không phải thông qua cúng tế, mê
tín dị đoan )
Các phương pháp tác động này là rất khoa học đa dạng và phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng quản trị và mục tiêu của qt,
nó có thể là các phương pháp sau :
- QT bằng phương pháp giao việc, khoán việc, phân công nhiệm vụ và lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ là tiêu chí đánh giá đề
ra nhiệm vụ mới hoặc điều chỉnh nhiệm vụ tuỳ thuộc khả năng đối tượng quản trị. Đây là hình thức phổ biến trong kinh tế thị
trường hiện nay, đặc biệt với các doanh nghiệp làm ra sp.
- QT bằng ngôn ngữ, văn bản, các điều luật, nội dung… đây là phương pháp quản trị thiên về hành chính và thước đo đánh
giá không phải kết quả sản phẩm đặt lên hàng đầu mà dựa vào các yếu tố khoa hoạch tam lý và sự hiểu biết về đối tượng qt
dựa trên khoa học nên qt mang tính khoa học.
Quản trị mang tính nghệ thuật:
Bởi kết quả của nó phụ thuộc khá lớn vào tài năng thiên bẩm, kiến thức tích luỹ, kinh nghiệm, mqh, cả vận may, vận rủi của
bản than nhà QT. Thật vậy Đối tượng qt và môi trường qt là luôn biến đổi không theo quy luật, chính vì vậy, nhà qt cho dù
có trong tay tất nhiều phương pháp qt khoa học lợi hại cũng không bao giờ áp dụng một cách cứng nhắc và áp đặt các
phương thức đó lên đối tượng quản trị hay thậm chí lên mội đối tượng qt nếu như đó là một nhà quản trị thực thụ.
- Để thành công trong qt , nhà qt không chỉ biết cách áp dụng các phương pháp quản trị khoa học mà việc áp dụng các
phương pháp qt này đòi hỏi tính nghệ thuật cao. Nghệ thuật qt là việc thực hành qt trên cơ sở vận dụng các yêu tố khoa học
và các yếu tổ khác ( năng khiếu, kinh nghiệm, quan hệ, trực giác, vận may…) và giải quyết các nhiệm vụ nhằm đạt được
mục tiêu đặt ra cho toàn hệ thống hay tổ chức được xem xét. Nghệ thuật qt đòi hỏi cao khi nói đến việc quản trị con người.
Ai cũng biết rằng con người là một kiểu chủ thể của xã hội. nơi tập hợp các yếu tố khoa học, tôn giao, tín ngưỡng, tâm lý và
một yếu tố siêu vật thể nữa đó là yếu tố “nhân cách học” của nhân viên trước sự thay đối của môi trường làm việc. Đó chính
là tính nghệ thuật trong quản trị. Vậy qtkd là khoa học và là nghệ thuật.
Ví dụ: Hiện nay Bưu điện tỉnh Đắk Lắk quản lý bằng phương pháp giao việc, khoán việc, phân công nhiệm vụ và lấy kết quả
thực hiện nhiệm vụ làm tiêu chí hướng đến mục tiêu cuối cùng, theo quy tắc sau đây:
- Khi một nhân viên phạm phải một sai lầm, nếu đó là một sai lầm hợp lý cho việc theo đuổi làm tăng thị phần thì hãy ca
ngợi điều đó và sử dụng chúng như là một tấm gương cho người khác nếu bạn cũng muốn những người khác làm như vậy.
- Yêu cầu nhân viên hàng ngày hay hàng tuần phải báo cáo rõ điều họ đang làm nhằm tăng thị phần của sản phẩm lên.
- Khi một nhân viên từ chối nhận rủi ro để làm tăng thị phần thì hãy giáng cấp nhân viên đó. Việc giáng cấp đó cũng là cách
chuyển quan điểm tới tất cả các nhân viên là con đường an toàn không còn được chấp nhận tại công ty.
Nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức để vận dụng phù hợp trong từng lĩnh vực, trong từng tình huống.
Ví dụ trong một số lĩnh vực sau:
+ Nghệ thuật sử dụng người.
+ Nghệ thuật quảng cáo
+ Nghệ thuật giao tiếp, ứng xử.
+ Và trong bất cứ một lĩnh vực nào khác.
Mối quan hệ giữa khoa học và nghệ thuật:
• Nắm được khoa học quản trị, GĐ đỡ thất bại trong kinh doanh.
• Nắm được nghệ thuật quản trị, sẽ giúp GĐ giữ được bền vững trong kinh doanh.
2
Câu 2: Trình bày và phân tích mối quan hệ giữa 3 quy luật kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường bằng sơ đồ mạng. Điều này
có ý nghĩa như thế nào trong sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung ?
Trả lời:
Trong hệ thống quy luật có nhiều loại, thông thường người ta phân các loại quy luật thành các nhóm: quy luật tự nhiên, quy luật xã hội, quy
luật kinh tế. Trong đó có thể hiểu quy luật kinh tế là mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng về: bản chất, khách quan, nhân quả, phổ biến, lặp đi
lặp lại, khá bền vững trong quá trình hoạt động kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường tất yếu phải có quy luật cầu cung, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị và quy luật của người mua.
Ta xét từng quy luật trong nền kinh tế:
- Quy luật cầu cung: Quy luật này đòi hỏi các chủ thể kinh tế phải xác định được lượng cầu và lượng cung của từng loại hàng hoá hoặc
nhóm hàng hoá nào đó trên thị trường, từ đó xác định điểm cân bằng nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
- Quy luật cạnh tranh: Đòi hỏi các chủ thể kinh tế phải vươn lên giành lấy toàn bộ hoặc một mảng thị trường để tồn tại, tăng trưởng và phát
triển thông qua các phương pháp và các thủ đoạn cạnh tranh như:
+ Công nghệ tiên tiến để sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao, bền, đẹp, giá rẻ.
+ Không đối đầu với đối thủ mạnh.
+ Quan tâm đến lợi ích của đối thủ.
+ Trường vốn.
+ Lợi dụng sự ưu đãi của sức mạnh quân sự hoặc hành chính.
+ Liên kết, liên doanh thành tập đoàn.
+ Các thủ đoạn ma giáo: làm hàng giả, trốn thuế
+ Thủ đoạn trái đạo lý: dùng mỹ nhân kế để tranh thủ cạnh tranh
- Quy luật giá trị: đòi hỏi chủ thể kinh tế phải xác định được điểm ngang giá (gặp nhau giữa cầu và cung), tại đó giá trị của sản phẩm được
khẳng định ở thời điểm đó.
Vì thế chủ thể kinh tế phải có chính sách giá cả hợp lý để kinh doanh có lợi. Chính sách giá cả có 2 loại: chính sách giá thấp và chính sách
giá cao để khuyến khích người tiêu dùng nhằm tăng quy mô hàng hoá và tăng lợi nhuận.
- Ba quy luật trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau, trên thực tế nó không tách rời nhau mà đồng thời tác động vào các
hoạt động kinh doanh.
D
N
Q
S
Q
*
P
*
Q
2
0
Q
1
B
P
1
P
2
P
I
Q
3
P
3
A
C
D
3
E
I: Ngang giá (điểm cân bằng kinh tế).
Tại đểm I: Q* x P*; TP
r
= max
4
Có thể biểu hiện mối quan hệ này bằng sơ đồ mạng:
+ Mới đầu sản phẩm mới được đưa vào thị trường với đơn giá là P
1
và sản lượng sản phẩm là Q
1
, nhu cầu tiềm năng là N. Do N > Q
1
, phản
ứng của người bán trên thị trường là nâng giá sản phẩm từ P
1
lên P
2
(P
2
> P
1
), do đó có lãi lớn, quy mô sản xuất phát triển sản lượng sản
phẩm tăng từ Q
1
lên Q
2.
+ Do giá cao sản lượng bán nhiều hơn nên người mua dừng lại, người bán không tiêu thụ được nên hạ giá xuống P
3
(P
1
< P
3
< P
2
) và thu hẹp
sản xuất từ sản lượng Q
2
về sản lượng Q
3
(Q
1
< Q
3
< Q
2
). Nhờ các giải pháp này số sản phẩm của người sản xuất bán được. Quy luật chi phối
giữa cầu - cung - giá cả - cạnh tranh cứ tiếp tục mãi và cuối cùng kết thúc ở điểm I (điểm cân bằng kinh tế) là điểm ở đó thị trường chấp
nhận mức cầu bằng mức cung với giá cả hợp lý cho cả người bán và người mua.
5
Tại điểm ngang giá (cân bằng kinh tế), người bán đạt lợi nhuận lớn nhất.
+ Nhờ các quy luật trên chi phối tác động vào thị trường mà khuyến khích đổi mới công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm mới chất lượng cao,
cải tiến cách tổ chức quản lý và cuối cùng thúc đẩy xã hội phát triển.
- Ngoài ba quy luật cơ bản nêu trên, nền kinh tế thị trường còn chịu sự chi phối của các quy luật khác, hay nói cách khác còn có hàng loạt
quy luật kinh tế khác tác động như quy luật của người mua:
+ Người mua chỉ mua sản phẩm nào phù hợp với trí tưởng tượng của họ do đó người bán phải đáp ứng điều này.
+ Người mua muốn người bán phải giữ chữ tín ngay cả sau khi mua, vì vậy phải thực hiện tốt các dịch vụ hậu mãi như: đóng gói, bảo hành,
vận chuyển, thanh toán, khuyến mãi
+ Người mua là thượng đế của người bán. Vì vậy, phải bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mình có.
+ Người mua không bao giờ mua hết hàng, vì vậy để nâng cao sức mua phải chiêu thị quảng cáo
Ý nghĩa: Việc nghiên cứu các quy luật kinh tế có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Quy luật cung cầu đòi hỏi nhà nước,
các nhà sản xuất kinh doanh phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng để sản xuất các loại hàng hoá sao cho phù hợp,
tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt. Quy luật cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ
hiện đại vào sản xuất kinh doanh để cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhưng chất lượng sản phẩm không giảm, nhằm tối thiểu hoá chi
phí và tối đa hoá lợi nhuận. Quy luật cạnh tranh làm cho các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt hơn, do đó nếu không
tuân thủ các quy luật thì sẽ bị đào thải. Các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của người tiêu dùng. Quy luật giá trị là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế chu kì, phân hoá giàu nghèo, những cuộc
cạnh tranh không lành mạnh…Chính vì thế Nhà nước ta cần phải nghiên cứu về quy luật giá trị để kích thích những hình thức kinh doanh
lành mạnh, đồng thời phải trừng trị những hình thức làm ăn phi pháp như: hàng giả, hàng kém chất lượng, trốn thuế,…
Ví dụ: Từ 1986 về trước nước ta thực thi mô hình kinh tế chỉ tập trung quan liêu bao cấp , nhưng về sau nhờ vận dụng QLGT thông qua đổi
mới nền kinh tế, nước ta chuyển sang xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhờ đó đưa nước ta ra khỏi
khủng hoảng kinh tế và đạt được những thành tựu đáng kể.
Nhà nước thông qua việc ban hành, sử dụng pháp luật , chính sách kinh tế, chính sách xã hội và bằng thực lực kinh tế của mình để điều tiết
thị trường nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế phân hoá giàu nghèo và những tiêu cực của xã hội khác, thúc đẩy sản xuất phát triển và
lưu thông hàng hoá, ổn định, nâng cao đời sống nhân dân.
Ví dụ: Ban hành Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư…
Tự làm ,….,
Câu 3: Trình bày và phân tích nguyên tắc Hiệu quả và hiện thực trong quản trị kinh doanh? Để hạch toán hiệu quả chính xác cần phải
làm như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ?
Trả lời:
Một doanh nghiệp dù quy mô lớn, trung bình hay nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào để tồn tại và phát triển đều phải
hoạt động có hiệu quả. Để biết được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, vấn đề phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh mang một ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Từ kết quả phân tích chính xác, các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ có được những quyết định đúng đắn đưa doanh
nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả hơn
Trong cơ chế kinh tế thị trường, mục tiêu bao trùm và lâu dài của mọi doanh nghiệp kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu lớn
nhất này, doanh nghiệp phải xác định chính xác kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh,
phải phân bổ và quản trị hiệu quả các nguồn lực và luôn luôn kiểm tra đánh giá xem quá trình đang diễn ra có hiệu quả không?
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị trường có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như:
lao động, vốn, máy móc, nguyên vật liệu nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh
có hiệu quả. Khi đề cập đến hiệu quả kinh doanh nhà kinh tế dựa vào từng góc độ xem xét để đưa ra các định nghĩa khác nhau.
Đối với các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh cần phải trú trọng đến điều kiện nội tại, phát huy năng lực hiệu quả của các yếu
tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý nhằm đạt
được kết quả tối đa và chi phí tối thiểu. Tuy nhiên để hiểu rõ bản chất của hiệu quả cũng cần phân biệt khái niệm hiệu quả và kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh .
6
Ta có
thể rút ra khái niệm về hiệu quả như sau: “ Hiệu quả là sự so sánh kết quả đầu ra và yếu tố nguồn lực đầu vào”. Sự so sánh đó có thể là sự so sánh
tương đối và so sánh tuyệt đối.
Kết quả đầu ra thường được biểu hiện bằng GTTSL, DT, LN
Yếu tố nguồn lực đầu vào là lao động, chi phí, tài sản và nguồn vốn
Bên cạnh đó người ta cũng cho rằng “ Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ
chi phí nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh”. Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày nay càng trở lên quan
trọng đối với tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Hiệu quả tuyệt đối được xác định như sau:
A= K - C
Chỉ tiêu hiệu quả tương đối được xác định như sau:
C
K
A =
Trong đó:
A: Hiệu quả sản xuất kinh doanh
K: Kết quả kinh doanh (bằng các chỉ tiêu sau: GTTSL, Tổng DT, LN )
C: Nguồn lực đầu vào (bao gồm: Lao động, chi phí, vốn, thiết bị )
Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động thiết
bị máy móc, nguyên nhiên liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu, mong muốn mà doanh nghiệp đề ra.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ tổ chức và được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Nó là thước do ngày càng quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao càng có điều kiện mở mang và phát triển đầu tư mua sắm máy móc thiết bị,
nâng cao đời sống cho người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.
Ngoài ra chúng ta cần phân biệt sự khác nhau và mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số tuyệt đối phản ánh quy mô đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kỳ kinh
doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì kết quả cần đạt được bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả bằng chỉ tiêu định
lượng như số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận và cũng có thể phản ánh bằng chỉ tiêu định tính như uy tín, chất lượng sản phẩm.
Xét về bản chất hiệu quả và kết quả khác hẳn nhau. Kết quả phản ánh quy mô còn hiệu quả phản ánh sự so sánh giữa các khoản bỏ ra và các khoản
thu về. Kết quả chỉ cho ta thấy quy mô đạt được là lớn hay nhỏ và không phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh. Có kết quả mới tính
đến hiệu quả. Kết quả dùng để tính toán và phân tích hiệu quả trong từng kỳ kinh doanh. Do đó kết quả và hiệu quả là hai khái niệm khác hẳn nhau
nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Theo nghĩa tổng quát thì hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ quản lý, đảm bảo thực hiện có kết quả cao về nhiệm vụ kinh tế xã hội đặt ra
với chi phí nhỏ nhất.
Phạm trù kinh tế được hiểu trên hai góc độ đó là định tính và định lượng.
Về định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế xã hội biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra.
Nếu xét tổng hợp thì người ta chỉ thu lại được hiệu quả kinh tế khi kết quả thu về lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch càng lớn thì hiệu quả càng cao.
Về mặt định tính: Mức độ hiệu quả kinh tế thu được phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh.
Hai mặt định tính và định lượng của hiệu quả kinh doanh không được tách rời nhau.
Hiệu quả kinh tế không đồng nhất với kết quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là phạm trù so sánh, thể hiện mối quan tâm giữa cái bỏ ra và cái thu về. Kết
quả chỉ là yếu tố cần thiết để phân tích đánh giá hiệu quả tự bản thân mình, kết quả chưa thể hiện được nó tạo ra ở mức độ nào và chi phí nào, có
nghĩa riêng kết quả chưa thể hiện được chất lượng tạo ra nó.
Bản chất hiệu quả kinh tế là thể hiện mục tiêu phát triển kinh tế và các hoạt động sản xuất kinh doanh , tức là thoả mãn tốt hơn nhu cầu của thị trường.
Vì vậy nói đến hiệu quả là nói đến mức độ thoả mãn nhu cầu với việc lựa chọn và sử dụng các nguồn lực có giới hạn tức là nói đến kết quả kinh tế
trong việc thoả mãn nhu cầu.
Tóm lại: Vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất xã hội và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh khác là một yêu cầu cơ bản nhất của mục
tiêu phát triển.
Nguyên tắc Hiệu quả và hiện thực trong QTKD đòi hỏi mọi tính tóan và họat động của chủ thể kinh doanh phải đạt được mục tiêu đề ra một
cách thích hợp và an tòan. Chỉ có hiệu quả mới tạo ra lợi nhuận tối đa. Hiệu quả được đánh giá qua những chỉ tiêu cơ bản sau:
( )
( ) ( )
2%
1
1
11
11
+
+−
=
+−=
∑
∑∑
∑∑
=
==
==
CC
CCK
e
CCKE
n
i
i
n
i
i
n
i
i
n
i
i
n
i
i
7
Trong đó:
E: Hiệu quả tuyệt đối
e: Hiệu quả tương đối
K
i
: Thu nhập ở năm thứ i
C
i
: Chi phí năm thứ i
C: Chi phí ban đầu
n: Kỳ thời gian (năm) mà chủ thể họat động.
Một trong hai chỉ tiêu chưa phản ánh đủ bản chất của sự vật, mỗi chỉ tiêu riêng biệt chỉ phản ánh một khía cạnh.
Chi phí ban đầu và chi phí năm thứ i có thể ở hai thời điểm khác nhau, nên kết quả đánh giá hiệu quả có thể chưa thật sự chính xác. Vì vậy,
phải chuyển về cùng một thời điểm để đánh giá giá trị chính xác hơn. Sử dụng kỹ thuật thời giá của tiền tệ, hay còn gọi là giá trị thời gian
của tiền để chuyển giá trị của tiền về cùng một thời điểm.
Tiền có giá trị theo thời gian vì các lý do sau:
- Lạm phát, giảm phát hay còn gọi là có giá, mất giá. Tức là với cùng một lượng tiền nhưng lượng hàng hoá mua đực ở những thời điểm
khác nhau là khác nhau.
Ví dụ: Năm 1997, 500.000 đồng/1 chỉ vàng; năm 2008, 500.000 đồng/ 1/3 chỉ vàng.
- Chi phí cơ hội là khoản bị mất đi, bị hy sinh hoặc không thu được vì đã lựa chọn cái này mà không lực chọn cái kia.
Ví dụ: Việc lựa chọn đi họcnâng cao chuyên môn vào các ngày thứ bảy, chủ nhật, hay đi làm thêm tăng thu nhập.
- Rủi ro, may mắn
Ví dụ: Mua vé số, trúng số là may mắn, không trúng là rủi ro.
Vì những lý do trên nên để hạch toán đảm bảo chính xác cần phải chuyển giá trị của tiền về cùng một mặt bằng thời gian. Nếu mặt bằng thời
gian đó là đầu kỳ phân tích thì giá trị của tiền tại đó được gọi là giá trị hiện tại (Pv). Nếu mặt bằng thời gian đó là cuối kỳ phân tích thì giá
trị của tiền tại đó được gọi là giá trị tương lai (Fv). Quy ước này chỉ mang tính tương đối, bởi vì người hạch toán có thể chọn hạch toán ở bất
kỳ thời điểm nào họ muốn.
Gọi: r là lãi suất, n là số năm, Fv là giá trị tương lai củ tiền, Pv là giá trị hiện tại của tiền.
Ta có:
Fv = Pv * (1+r)
n
Pv = Fv * 1 / (1+r)
n
Ví dụ: Một cửa hàng bán xe máy có 2 cách thanh toán: trả ngay thì 10 triệu đồng, sau hai năm thì trả 14 triệu. lãi suất vay là 15%/năm. Chọn
cách nào?
Fv = 10 * 1/(1+0,15)
2
= 13,225 triệu đồng.
8
Câu 4: Hãy trình bày chức năng hoạch định trong QTKD ?
Trả lời:
+ Hoạch định: Là chức năng cơ bản nhất trong tất cả các chức năng quản trị kinh doanh vì nó gắn liền với việc lựa chọn
chương trình hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp. Là việc đề ra mục tiêu và những công việc cần phải thực hiện để
đạt được mục tiêu đó, những công việc này được sắp xếp theo thời gian thành kế hoạch.
Như vậy, hoạch định là quyết định trước xem phải làm gì, làm như thế nào, khi nào làm… để làm cho các sự việc xẩy ra phải
xẩy ra hoặc không xẩy ra theo hướng có lợi cho doanh nghiệp dựa trên cơ sở mục tiêu chung của tổ chức có tính đến sự chi
phối các quy luật khách quan lên mọi yếu tố, mọi khía cạnh bên trong nội bộ cũng như bên ngoài môi trường.
+ Mục tiêu: Mục tiêu là kết quả mà tất cả các hoạt động quản trị cần hướng tới trong tương lai. Hoạch định chính là phương
tiện để bảo đảm rằng tất cả mọi việc được thược hiện là nhằm tiến tới tiêu tiêu ấy.
Mục tiêu của một doanh ngiệp có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau:
- Theo tính chất:
Mục tiêu định lượng
Mục tiêu định tính
- Theo nội dụng:
Mục tiêu khinh tế
Mục tiêu xã hội
- Theo phạm vi có:
Mục tiêu chung của doanh nghiệp
Mục tiêu bộ phận
Hoạch định chỉ có thể đạt được kết quả chỉ khi xác định được mục tiêu xác đáng, ngược lại nếu không xác định được mục
tiêu xác đáng thì quá trình hoạch định nói riêng và hoạt động quản trị nói chung chỉ tiến hành một cách ngẫu nhiên, mất
phương hướng.
Mục tiêu xác đáng là mục tiêu được xác định rõ ràng, phù hợp với các yếu tố bên trong và bên ngoài có sự thống nhất giữa
cấp trên và cấp dưới.’
+ Ý nghĩa:Hoạch định là chức năng quan trọng và hết sức cần thiết đối với mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp, trong mọi lĩnh
vực. Bất kỳ nhà quản trị nào cho dù ở cấp bậc nào cũng phải làm công tác hoạch định. Tuy nhiên đối với các cấp càng cao thì
công tác hoạch định lại càng quan trọng bở lẽ kết quả của nó sẽ ảnh hưỡng trực tiếp đến kết quả hoạt động của toàn bộ tổ
chức.
- Hoạch định do giúp doanh nghiệp chủ động đối phó với mọi sự không ổn định trong tương lai liên quan đến nội bộ cũng
như ngoài môi trường.
- Hoạch định nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp nên các bộ phận, mọi thành viên sẽ tập trung sự chú ý của mình vào
một việc để đạt được mục tiêu và như vậy sẽ thống nhất mọi hoạt động tương tác giữa các bộ phận trong cả tổ chức.
- Công tác hoạch đinh luôn là cơ sở quan trọng đầu tiên để thực hiện các chức năng khác của tiến trình quản trị kinh doanh
có hiệu quả.
+ Phân loại: Theo thời gian, hoạch định thường chia làm hai cấp độ: Hoạch định dài hạn là hoạch định cho thời gian thực
hiện kéo dài từ 5 năm trở lên, còn gọi là hoạch định chiến lược. Hoạch định ngắn hạn là hoạch định cho thời gian thực hiện
dưới 5 năm, là những kế hoạch chi tiết được vạch ra nhằm thực hiện những mục tiêu chính đã được đưa ra trong các kế
hoạch tổng thể, còn gọi là hoạch định chiến thuật, hoạch định tác nghiệp, hoạch định cụ thể
Hoạch định là một tiến trình gồm 2 nội dung:
- Định ra mục tiêu mà doanh nghiệp cần phải đạt được trong từng thời kỳ, tức là quyết định phải làm gì.
- Tìm cách thực hiện quyết định đó thông qua việc xây dựng một hệ thống gồm các kế hoạch: kế hoạch chiến lược và kế
hoạch chiến thuật.
Để thực hiện hai nội dung trên đây của hoạch định nhà quản trị thường phải đi theo một trình tự theo sáu bước sau:
* Bước 1: Nhận thức tổng quát về cơ hội (thơi cơ)
- Đánh giá chính xác hiện tại doanh nghiệp đang ở đâu? Điểm yếu và điểm mạnh của doanh nghiệp là ở chổ nào?
- Các tác nhân bên ngoài đối với doanh nghiệp? Các điểm thuận lợi cần khai thác? Các đối thủ cạnh tranh gồm những ai?
tiềm năng, thủ đoạn và xu thế của họ trong tương lai?
- Các cơ hội có thể hi vọng trong tương lai là gì? Và hy vọng đạt được những gì từ việc khai thác các cơ hội đó? Các rủi ro,
tai hoạ, mà doanh nghiệp cần lưu ý đề phòng?
Thường tiến hành thông qua phân tích ma trận SWOT.
* Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt được. cần giải quyết các vấn đề liên quan đến các câu hỏi sau:
Doanh nghiệp cần đạt được điều gì? để đạt được mục tiêu đó thì:
- Doanh nghiệp sẽ kinh doanh trong lĩnh vực nào?
- Vị trí dự kiến của doanh nghiệp trên thị trường? (phân khúc thị trường doanh nghiệp lựa chọn : bình dân, cao cấp )
- Mức độ tăng trưởng về các mặt cần phải như thế nào? Bao nhiêu?
- Các quan hệ với môi trường xã hội và quan hệ trong nội bộ nào cần xử lí và hoàn thiện? Cần lưu ý rằng, việc xác định mục
tiêu không dừng lại ở chỗ xác định trạng thái cần phải đạt được và có thể đạt được cho cả tổ chức về vấn đề quan trọng trên
cơ sở cân đối với các điều kiện cụ thể. Nhà quản trị cần phải biết khai triển mục tiêu chung thành mục tiêu nhiệm vụ cụ thể
cho các bộ phận trong guồng máy tổ chức của doanh nghiệp một cách hợp lý, chỉ có vậy mới có thể bố trí các nguồn lực hữu
hiệu vào việc thành đạt những vấn đề cụ thể.
* Bước 3: Thiết lập các tiền đề, đây là những giả thuyết được đặt ra nhằm thực hiện mục tiêu ở bước 2.
Tiền đề của hoạch định là các giả thuyết về hoàn cảnh trong trường hợp được xác định thông qua dự đoán. Ngoài ra, các kế
hoạch hiện đang thực hiện trong các daonh nghiệp cũng chính là các tiền đề quan trọng cho công tác hoạch định.
Các nhà doanh nghiệp hiện đại đều thực hiện tốt công việc dự báo phát triển kinh tế và thị trường. Tất nhiên có thể có những
sai lệch nhất định, nhưng nhìn chung, sự đảm bảo chính xác của công tác hoạch định chỉ có thể đạt được khi doanh nghiệp
dự đoán được toàn bộ môi trường hoạt động của mình.
9
Nhà quản trị phải biết chọn lựa những tiền đề trực tiếp liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để từ đó đi đến sự nhất trí
cao trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch.
* Bước 4: Xây dựng các phương án hành động, chỉ đưa ra những phương án khả thi.
Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình hiện trạng của doanh nghiệp, mục tiêu đã được xác định và xem xét các tiền đề liên
quan, các cơ hội cũng như mối nguy hiểm có thể xả ra trong tương lai. Nhà quản trị phải tìm ra những giải pháp hành động
khác nhau để hoàn thành mục tiêu đó một cách an toàn và hiệu quả. Điều đó đòi hỏi nhà quản trị phải biết hạn chế số lượng
các giải pháp và chỉ tiêu để lại những phương án hành động có nhiều triển vọng nhất.
* Bước 5: Lượng giá và lựa chọn phương án tối ưu. Đánh giá bằng định lượng.
Từ kết quả tính toán về chi phí và kết quả mang lại của mỗi phương án để xác định hiệu quả của nó, cân nhắc, so sánh tính
khả thi, mức độ rủi ro cùng các ưu khuyết điểm để chọn lựa phương án chiếm ưu thế để đưa vào tổ chức thực hiện .
Bước này hết sức quan trọng nhưng cũng rất phức tạp và khó khăn, đặc biệt trong các trường hợp có quá nhiều phương án và
mỗi phương án lại có quá nhiều thông số cần phải xác định đòi hỏi nhà quản trị phải biết sử dụng các phương pháp phân tích
chuyên môn, các kỹ thuật toán với sự trợ giúp của máy tính điện tử mới có thể chọn lựa các phương án hành động tối ưu
nhất.
* Bước 6: Xây dựng các kế hoạch để hỗ trợ cho kế hoạch chính.
Một kế hoạch chính (chiến lược) bao giờ cần đến một hệ thống các kế hoạch phụ trợ. Thông qua việc xây dựng và đưa vào tổ
chức thực hiện hệ thống các kế hoach phụ trợ (tác nghiệp) một cách đồng bộ, nhịp nhàng và có hiệu quả thì các kế hoạch
chính mới tiến triển theo dự kiến được. Hay nói cách khác hoạch định chỉ dừng lại ở mức độ hình thành các kế hoạch chính,
các kế hoạch chính triển khai thông qua các kế hoạch phụ trợ thường là các kế hoạch về thu dụng nhân công, huy động vốn,
cung ứng máy móc thiết bị, quảng cáo
Một chiến lược có thể là tốt nhưng lại thất bại chỉ do việc xây dựng và thược hiện các kế hoạch tác nghiệp kém. Để có thế
thực thi các chiến lược một cách có kết quả, trước hết nhà quản trị phải thông báo chúng một cách rõ ràng cho cấp dưới, phải
hưỡng dẫn họ xây dựng các kế hoạch một cách chắc chắn để đảm bảo rằng các kế hoạch sẽ góp phần vào việc phản ánh và
thực
hiện các chiến lược và mục tiêu chung.
Câu 5: Hãy trình bày chức năng kiểm tra điều chỉnh; cho ví dụ ?
Trả lời:
Kiểm tra - điều chỉnh chính là một trong những chức năng của quản trị kinh doanh.
Kiểm tra - điều chỉnh là một tiến trình đo lường kết quả thực hiện so sánh với những điều đã được hoạch định, nhằm đảm
bảo cho mọi họat động của doanh nghiệp được thực hiện theo đúng kế họach thông qua hệ thống thông tin phản hồi, từ đó sẽ
tiến hành điều chỉnh nếu cần thiết.
Họat động kiểm tra - điều chỉnh là chức năng chung của mọi nhà quản trị từ cao cấp đến cơ sở trong doanh nghiệp, thực hiện
chức năng này nhằm các mục đích chủ yếu sau:
+ Làm sáng tỏ và chính xác hơn các mục tiêu kế họach.
+ Xác định và dự đóan những chiều hướng chính của sự thay đổi liên quan đến họat động của doanh nghiệp.
+ Phân tích các điểm yếu làm ảnh hưởng đến tiến trình chung của doanh nghiệp, điều chỉnh kịp thời các sai lệch, cải tiến các
họat động nhằm tiết kiệm công sức, tiền của để gia tăng năng suất, hiệu quả kinh doanh).
Đo lường trong thực tế
So sánh
Sự khác biệt
Tiếp tục công việc
Điều chỉnh
Kế họach
(Tiêu chuẩn)
có thể chấp nhận
Sự khác biệt
không thể chấp nhận
10
- Tiến trình kiểm tra - điều chỉnh gồm 03 bước:
+ Bước 1: Thiết lập kế họach (tiêu chuẩn), kiểm tra so sánh kết quả thực tế với tiêu chuẩn đã được xây dựng. Tiêu chuẩn là
những chỉ tiêu của nhiệm vụ cần được thực hiện và thông qua nó nhà quản trị có thể thu được những dấu hiệu cần thiết để
theo dõi tiến trình công việc.
Tiêu chuẩn có thể đặt ra dưới các dạng khác nhau: số giờ công, ngày công, số sản phẩm xuất xưởng, chi phí dịch vụ, nâng
cao chất lượng phục vụ khách hàng
+ Bước 2: Đo lường mức độ hoàn thành thực tế và so sánh với các tiêu chuẩn đã đề ra. Ngoài các trường hợp có thể đo lường
một cách chính xác các thành quả họat động của các bộ phận và nhân viên cấp dưới, còn có nhiều trường hợp khó đánh giá
đòi hỏi nhà quản trị phải sử dụng hàng loạt các tiêu chuẩn gián tiếp.
+ Bước 3: Tiến hành điều chỉnh kịp thời nếu kết quả thực hiện thấp hơn tiêu chuẩn. Nếu so sánh giữa thực tế với tiêu chuẩn
mà có sự khác biệt có thể chấp nhận được thì tiếp tục thực hiện công việc. Nếu so sánh giữa thực tế với tiêu chuẩn mà có sự
khác biệt không thể chấp nhận được thì phải thực hiện họat động điều chỉnh. Việc điều chỉnh sai lệch thường liên quan đến
quá trình thực hiện các chức năng quản trị khác nhau trong doanh nghiệp thông qua các biện pháp cụ thể.
11
* Một số nguyên nhân có thể phải dẫn đến điều chỉnh:
- Do lập kế họach không phù hợp thực tế, lúc này phải điều chỉnh kế họach (lãnh đạo).
- Do nguồn lực yếu và thiếu cần phải bổ sung nguồn lực.
- Do năng lực và phẩm chất cán bộ yếu nên phải đào tạo và đào tạo lại.
- Do nguyên nhân bất ổn định: điều kiện tự nhiện, giá cả, tỷ giá, thể chế chính trị lúc này phải làm tốt công tác dự báo.
+ Một số công cụ kiểm tra - điều chỉnh:
- Các báo cáo chuyên môn.
- Các báo cáo số liệu thống kê.
- Các báo cáo tài chính: Các Bảng cân đối tài sản, cân đối kế tóan là quan trọnh nhất
+ Để thực hiện chức năng kiểm tra điều chỉnh có kết quả như mong muốn đỏi hỏi nhà quản trị phải lưu ý một số nguyên tắc
sau đây:
- Bộ máy kiểm tra cần phải thiết kế phù hợp với kế hoạch hoạt động của Dn, các chức vụ, cấp bậc của đối tượng kiểm tra các
kỷ thuật và hệ thống kiểm tra phải phản ánh được nội dung của kế hoạch chúng được thiết kế ra để theo dõi. Công việc kiểm
tra đối với mỗi bộ phận, lĩnh vực phải xuất phát từ đòi hỏi, đặc điểm của nó mới thu được các thông tin cần thiết và chính
xác cho hoạt động điều chỉnh.
- Công việc kiểm tra cần phải được thiết kế theo cấp bậc và cá tính của nhà qt với một mục đích là giúp nhà qt thu nhận
được thông tin dưới dạng mà họ hiểu và dùng được một cách chính xác nhất.
- Việc kiểm tra phải vạch rõ những chổ khác biệt tại các điểm thiết yếu tức là nhà QT phải quan tâm đặc biệt tới các yếu tố
có ý nghĩa quan trọng nhất đối với hoạt động của DN.
- Việc kiểm tra cần phải khách quan: tránh những định kiến, đánh giá sai lầm kết quả thực hiện của cấp dưới và điều đó sẽ
dẫn tới hậu quả phản tác dụng của nó.
- Kiểm tra cần phải linh hoạt.
- Hệ thống kiểm tra cần phải phù hợp với bầu không khí của tổ chức.
- Kiểm tra cần phải tiết kiệm (phải xững với chi phí của nó).
- Phải dẫn đến tác động điều chỉnh.
Ví dụ: Công ty lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm tiếp theo dựa vào nhu cầu của thị trường. Trong quá trình thực
hiện kế hoạch, công ty nhận thấy nhu cầu của thị trường về sản phẩm mà công ty sản xuất là giảm xuống. Lúc này, công ty
cần phải rá soát, kiểm tra lại quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất của mình từ khâu: thiết kế, sản xuất cho đến khâu lưu
thông hàng hoá xem có đúng với các tiêu chuẩn đã đề ra hay không. Nếu như đúng với các tiêu chuẩn thì có thể nhu cầu
giảm là do các yếu tố khách quan như: sản phẩm thay thế tăng cao Trong trường hợp không phù hợp với các tiêu chuẩn đã
đề ra, sản phẩm kém chất lượng, mắc lỗi kỹ thuật thì công ty cần phải kịp thời điều chỉnh cho phù hợp để tránh tình trạng sản
phẩm sản xuất ra không bán được gây ứ động vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
12
Câu 6: Hãy trình bày các vấn đề cơ bản của công tác Quản trị nhân sự; cho ví dụ minh họa ?
Trả lời:
+ Công tác tổ chức là việc bố trí, sắp xếp các bộ phận, đơn vị, con người đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống. Xác định
trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ, quyền lợi và mối quan hệ giữa các bộ phận, đơn vị, con người nêu trên. Tìm các biện pháp
để động viên kích thích tinh thần làm việc của cán bộ, nhân viên.
Một số biện pháp để động viên kích thích tinh thần làm việc:
- Bố trí con người phù hợp với công việc sở trường.
- Khách quan, công bằng không thiên vị, định kiến.
- Khen thưởng, xử phạt đúng mức, đúng lúc, đúng chỗ
+ Tuyển dụng nhân lực: Tuyển dụng là tiến trình tìm kiếm, thu hút và tiến hành tuyển chọn những ứng viên thích hợp cho
doanh nghiệp.
* Khi tuyển dụng nhân lực nhà quản trị cần giải quyết các vấn đề sau:
** Xác đinh nhu cầu nhân lực và nguồn cung cấp.
- Nhu cầu nhân lực dựa trên cơ sở:
Chiến lược phát triển các hoạt động của doanh nghiệp.
Kế hoạch hoạt động của từng thời kỳ.
Sự biến động về lực lượng lao động của doanh nghiệp.
- Nhu cầu nhân sự: Có thể bổ sung bằng nguồn bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp. Nguồn bên trong bao gồm sự đề bạt
hay sự thuyên chuyển nhân sự từ bộ phận khác tới. Nguồn bên ngoài thông qua việc tuyển dụng nhân viên mới.
** Xác định yêu cầu của công việc và tiêu chuẩn của người lao động để làm căn cứ tuyển dụng:
Trong thực tế có nhiều trường hợp xuất phát từ đặc điểm con người để tìm công việc thích hợp cho họ. Đây là cách bố trí
thiếu khoa học, bất hợp lý dẫn đến kém hiệu quả. Muốn tổ chức hoạt động có hiệu quả thì trước hết nhà quản trị phải mô tả
công việc, sau đó chuyển hoá những yêu cầu và nội dung công việc thành đặc trưng của cá nhân (thể chất, tinh thần, kỹ
năng, xúc cảm, xã hội )
* Thủ tục chọn lựa nhân viên:
Thủ tục chọn lựa nhân viên là các hoạt dộng nhằm xác định các ứng viên thích hợp với các yêu cầu đòi hỏi của công ty. Để
đạt được điểu đó, người ta thường tạo ra một hệ thống rào cản để loại bớt những người không thích hợp. Có mấy vấn đề cần
quan tâm khi nói đến thủ tục chọn lựa
- Xác định bộ phận chịu trách nhiệm về công tác tuyển chọn: Thông thường bộ phận tổ chức nhân sự chịu trách nhiệm về
công tác tuyển chọn, nhưng cần lưu ý đến mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến là nơi sau này ứng viên vào làm việc và bộ
phận tham mưu là chuyên gia về tuyển chọn nhân sự.
- Thiết lập hệ thống rào cản:
Xem xét bản tóm tắt lý lịch, thư hay đơn xin việc.
Phỏng vấn những người đã qua bước một. Đây là bước quan trọng.
Kiểm tra nghiệm về trí thức, tay nghề
Khám sức khoẻ.
+ Đào tạo huấn luyện và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên
- Đào tạo huấn luyện nhân viên:
Mục đích của đào tạo huấn luyện là làm cho các nhân viên mới được thu nhận làm quen với công việc, với đơn vị, hiểu rõ
hơn về trách nhiệm và nghĩa vụ, điều chỉnh lại những hiểu biết và mong đợi không thực tế để họ ý thức được mục tiêu, triết
lý, lịch sử, truyền thống, chính sách và điều lệ của doanh nghiệp, giúp họ sớm hoà nhập với tập thể. Mặt khác, thông qua các
đào tạo và huấn luyện để truyề đạt, cập nhật những kỹ năng và cần thiết để họ khỏi bị lạc hậu trước những tiến bộ và kỹ
thuật và công nghệ.
* Có ba kỹ năng cần huấn luyện cho nhân viên.
Kỹ năng về kỹ thuật.
Kỹ năng về các quan hệ đối xử.
Kỹ năng về giải quyết vấn đề.
* Các hình thức huấn luyện, đào tạo thường được sử dụng gồm:
Làm quen với nghề nghiệp: cung cấp các thông tin cần thiết để định hướng cho nhân viên mới những hiểu biết về doanh
nghiệp và các chính sách của doanh nghiệp.
Tại nơi làm việc: thông qua quan sát dưới sự chỉ dẫn của cấp trên.
Ngoài nơi làm việc: Gửi đi học, tập huấn, tham quan tại các trung tâm, các trường, các viện ngoài doanh nghiệp.
Các phương pháp khác: Dự các buổi thưyết trình, thảo luận, các buổi trao đổi kinh nghiệm, các hội thi…
- Phát triển nghề nghiệp cho nhân viên:
Việc phát triển nghề nghiệp cho nhân viên là nhằm tìm cách thích ứng khả năng và nguyện vọng của họ phù hợp với nhu cầu
của tổ chức.
* Thực hiện tốt công tác này mang lại nhiều ý nghĩa:
Bảo đảm những tài nguyên cần thiết cần thiết sẵn có cho doanh nghiệp trước những biến động trong tương lai.
Cải thiện những khả năng của tổ chức trong việc thu hút và giữ lại những người có năng lực.
Bảo đảm cho các thành viên có điều kiện phát triển.
* Việc phát triển nghề nghiệp có thể kích thích bằng cách:
- Giao phó cho nhân viên những nhiệm vụ có tính thách đố để họ cố gắng hết mình nhằm thể hiện khả năng bản thân. Nếu
thành công thì họ sẽ dể dàng vượt qua các khó khăn tiếp theo.
- Thông báo cần người vào chổ trống có ghi rõ những yêu cầu để mọi nhân viên được biết và tự phấn đấu.
- Cố vấn nghề nghiệp và những người quản lý phụ trách những điều sau đây:
Tìm hiểu những nguyện vọng và nhu cầu của nhân viên trong một thời gian nhất định.
Đánh giá những cơ hội có thể có và mức độ thực tế của các nguyện vọng của nhân viên.
13
Đưa ra những lời khuyên nhằm giúp nhân viên tự cải thiện để đáp ứng cơ hội.
Xây dựng các kế hoạch hoặc giao phó những nhiệm vụ mới để nhân viên tăng cường phát triển nghề nghiệp hơn nữa.
+ Chế độ đãi ngộ: Bao gồm vật chất và tinh thần
- Vật chất, tài chính: Chế độ lương, khen thưởng
- Tinh thần: tuyên dương, cơ hội thăng tiến, công việc hứng thú, môi trường làm việc thuận lợi
+ Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên:
- Mục đích: Cung cấp thông tin làm cơ sở để bồi dưỡng, đào tạo, sắp xếp lại, trả lương, khen thưởng, đề bạt hoặc loại bỏ.
kích thích, động viên nhân viên thông qua những điều khoản về đánh giá, ghi nhận và hỗ trợ. Giúp nhân viên điều chỉnh, sửa
chữa những sai lầm.
- Phương pháp: Phổ biến là phương pháp thang điểm (truyền thống). Phương pháp quan sát hành vi trực tiếp, do thủ trưởng
trực tiếp thực hiện. Phương pháp đáng giá theo mục tiêu, theo khối lượng công việc hoàn thành so với mục tiêu đã đề ra
trước đó. Phương pháp xếp hạng luân phiên. Phương pháp so sánh cặp. Phương pháp định lượng
Ý nghĩa: Quản trị nhân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trong sản xuất kinh doanh, đây là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp.
Đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có một bộ máy hoạt động thống nhất, đồng đều, linh hoạt. Giúp cho doanh nghiệp bố trí
đúng người, đúng việc, lao động có trình độ chuyên môn phù hợp, có tay nghề cao, thực hiện có hiệu quả các công việc của
doanh nghiệp.
Quản trị nhân sự tốt tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuẩn bị được đội ngũ nhân viên kế cận, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của công việc
Ví dụ: Doanh nghiệp A sau nhiều năm hoạt động kém hiệu quả đã cố gắng tìm ra vấn đề để khắc phục. Kết quả doanh
nghiệp đã kết luận là: Sự kém hiệu quả là do việc bố trí con người không hợp lý, chưa phù hợp với chuyên môn, tay nghề
của người lao động. Sau đó, doanh nghiệp A đã tiến hành sắp xếp, bố trí lại lao động sao cho hợp lý. Các năm sau đó, công
ty làm ăn rất hiệu quả, doanh thu ngày càng tăng.
Câu 7: Hãy trình bày các kiểu cơ cấu bộ máy tổ chức trong QTKD; cho ví dụ minh họa ?
Trả lời:
I. Có thể hiểu tổ chức là tập hợp người được tổ chức theo cơ cấu nhất định để hoạt động vì lợi ích chung. Trong tổ chức, các
thành viên ý thức được vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của mình.
II. Các phương pháp:
- Đi từ tổng hợp đến chi tiết: Trước hết xác định mục tiêu, sau đó xây dựng bộ máy tổng thể và đi đến chi tiết hoá cho từng
bộ phận.
- Đi từ chi tiết đến tổng hợp (quy nạp): Hoàn toàn, không hoàn toàn.
- Kết hợp cả hai phương pháp nêu trên (thường dùng trong thực tế).
III. Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp các bộ phận, đơn vị, con người thành một hệ thống để đảm bảo tính thống nhất. Xác lập
các mối quan hệ về nghiệp vụ và quyền hành giữa cá nhận, đơn vị, nhằm thiết lập môi trường thuận lợi cho hoạt động và đạt
được mục tiêu chung.
Các kiểu cơ cấu tổ chức:
1. Cơ cấu tổ chức theo kiểu giản đơn:
Mô hình bộ máy đơn giản được tổ chức ở dạng thấp, thường có 2 đến 3 cấp, cơ cấu gồm một cấp trên và cấp dưới. Vai trò
của nhà quản trị và chủ sở hữu doanh nghiệp tập trung vào một người, tấc cả mọi quyết định trong tổ chức do một người làm
và mọi quyền đều tập trung vào người này nên thường có tầm quản trị rộng.
- Ưu điểm: Đơn giản, gọn nhẹ, linh hoạt, ít tốn kém.
- Nhược điểm: Dễ bị khủng hoảng khi quá tải hoặc gặp những yếu tố bất ngờ khi đó nhà quản trị không thểgiải quyết hết các
công tác một cách nhanh chóng, kịp thời.
Kiểu cơ cấu tổ chức này chỉ sử dụng cho quy mô nhỏ, chủ yếu ở các hộ gia đình như: các quán ăn, cửa hàng nhỏ.
Chủ quán
Phục vụ
Bếp ăn
Thanh toán
Sơ đồ:
Bưu điện tỉnh
Bưu điện huyện
14
Giỏm c
Qun c
c cụng
T trng
2. C cu t chc theo kiu chc nng:
Là cơ cấu đợc tổ chức dựa trên chuyên môn hoá theo chức năng công việc. Trong h thng c cu t chc c thnh lp
cỏc n v chc nng, õy l ni tp hp nhng ngi cú cựng chuyờn mụn thc hin tham mu cho lónh o trong lnh vc
chuyờn mụn ú.
Kiu c cu t chc ny ph bin cp B, S.
- u im: S dng ti nguyờn cú hiu qu hn, phỏt huy c s sỏng to, tham mu cho lónh o ra quyt nh sỏt, ỳng
trong lnh vc chuyờn mụn c phõn cụng. Thun tin trong o to. D dng trong kim tra. Khụng ũi hi nh qun tr
phi cú kin thc ton din
- Nhc im: ụi khi xy ra mõu thun gia cỏc n v chc nng. Vỡ n v chc nng thng nng v theo ui mc
tiờu riờng m quờn mc tiờu chung. Trỏch nhim quỏ nng i vi ngi qun tr cp cao hn trong t chc phi hp hot
ng. Cỏc nh qun tr thng thiu nhón quan tng hp v ton b t chc, do ú cụng tỏc bt, b nhim chc danh s
gp khú khn.
S
Giỏm c s
Vn phũng
Phũng ti v
Phũ t chc
15
3. C cu t chc theo kiu trc tuyn:
Cơ cấu quản lý trực tuyến là một kiểu tổ chức bộ máy mà một cấp quản lý chỉ nhận mệnh lệnh từ một cấp trên trực tiếp. Hệ
thống trực tuyến hình thành một đờng thẳng rõ ràng về quyền ra lệnh và trách nhiệm từ lãnh đạo cấp cao đến cấp cuối cùng.
Cơ cấu kiểu này đòi hỏi ngời quản lý ở mỗi cấp phải có những hiểu biết tơng đối toàn diện về các lĩnh vực.
Trong c cu t chc cú cỏc n v hot ng cú tớnh c lp tng i. Thng thy cỏc ngnh: Bu chớnh, in lc,
Ngõn hng, doanh nghip nh
- u im: Cú k hoch hot ng c lp. Khc phc tỡnh trng quỏ ti v v trớ, phc tp v cỏc hot ng gia cỏc n v
chc nng khi quy mụ t chc ln mnh. m bo ch mt th trng. Ngi tha hnh ch nhn mnh lnh t mt
ngi lónh o cp trờn trc tip. Ch trỏch nhim rừ rng.
- Nhc im: Ph thuc v thanh toỏn ti chớnh. Ngi lónh o phi cú kin thc ton din. Hn ch vic s dng cỏc
chuyờn gia cú trỡnh . D dn n cỏch qun lý gia trng
Quan h trc tuyn
Quan h chc nng
n v trc tuyn
n v chc nng
S :
4. C cu t chc theo kiu hn hp trc tuyn, chc nng:
õy l kiu c cu t chc ph bin nht Vit nam hin nay. Cỏc n v, b phn trong h thng c cu t chc cú c mi
quan h chc nng v mi quan h trc tuyn.
- u im: Cú y cỏc b phn nờn thun li trong phi hp hot ng hon thnh mc tiờu chung, m bo s thớch nghi
cho cỏc b phn. Cỏc quyt nh a ra thng chớnh xỏc cao. To iu kin cho cỏc giỏm c tr. (cú u im ca trc
tuyn, chc nng).
- Nhc im: Cng knh, nhiu tng nc d dn n tỡnh trng quan liờu kộm linh hot, ỏp ng chm s thay i ca mụi
trng; chi phớ qun lý ln. D xy ra mõu thun gia n v trc tuyn v n v chc nng.
S :
16
5. Cơ cấu tổ chức theo kiểu ma trận (dự án):
Đây là dạng mô hình, ngày càng được áp dụng nhiều trong thực tiễn. Cơ cấu kiểu ma trận cho phép cùng lúc thực hiện nhiều
dự án. Sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Cơ cấu này ngoài người lãnh đạo theo tuyến và theo chức năng còn được sự
giúp đỡ của người lãnh đạo theo đề án. Trong cơ cấu này mỗi thành viên của bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng được
gắn liền với việc thực hiện một đề án trên một khu vực nhất định
Thường thấy tổ chức ở Dự án, Hệ thống công nghệ thông tin, phần mền quản lý, mạng nội bộ
- Ưu điểm: Hiện đại, tiện lợi, có tính khoa học cao, giải quyết công việc nhanh chóng.
- Nhược điểm: Tốn kém, đòi hỏi người quản trị, sử dụng phải có trình độ nhất định (Lắp đặt máy, cài đặt phần
mềm, viết tài liệu, tập huấn ).
Sơ đồ:
Lãnh đạo
Dự án A
Tài chính
Kỹ huật
Nhân sự
Dự án B
Dự án C
17
18