Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

CƠ CẤU, NGÀNH KINH TẾ, CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.74 KB, 34 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cơ cấu kinh tế có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân của
mỗi quốc gia trên thế giới, bởi vì cơ cấu hợp lý sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển
nhanh và vững chắc hơn. Hiện nay, khi toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành xu thế
tất yếu khách quan thì việc xây dựng cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành
kinh tế nói riêng không thể chỉ căn cứ vào điều kiện trong nước, mà còn phải
tính đến yếu tố bên ngoài, trong đó có xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu
vực.
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa
đất nước, để đáp ứng yêu cầu và bước đi trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
thì việc chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế là một trong những nội dung quan
trọng của đường lối đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh
đạo. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, cơ cấu ngành kinh tế nước ta
đã có sự chuyển đổi theo hướng tích cực, góp phần làm cho nền kinh tế tăng
trưởng nhanh và khá ổn định, đồng thời tạo điều kiện để quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam ngày càng hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế của nước ta diễn ra
còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Chính vì vậy, muốn đạt mục tiêu:
đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại, thì vấn đề chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế cần được tiếp tục nghiên cứu.
1
NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM VỀ CƠ CẤU, NGÀNH KINH TẾ, CHUYỂN ĐỔI CƠ
CẤU KINH TẾ, MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU
NGÀNH KINH TẾ.
1. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế
Triết học duy vật biện chứng, cơ cấu (hay kết cấu) là một khái niệm dùng
để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu thị sự thống nhất của
các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó. Cơ cấu, khi chỉ rõ
mối quan hệ biện chứng giữa bộ phận và tổng thể, biểu hiện ra như là một thuộc
tính của sự vật hiện tượng, và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật hiện


tượng. Như vậy, có thể thấy có nhiều trình độ, nhiều kiểu tổ chức cơ cấu của
khách thể và các hệ thống.
Nền kinh tế quốc dân, khi xem nó là một hệ thống phức tạp, chúng ta
nhận thấy có rất nhiều bộ phận và các kiểu cơ cấu hợp thành tuỳ theo cách tiếp
cận khi nghiên cứu hệ thống đó. Sự vận động và phát triển của nền kinh tế quốc
dân đã chứa đựng trong nó sự thay đổi của chính bản thân các bộ phận, các kiểu
cơ cấu. Do đó, có thể hiểu: cơ cấu kinh tế quốc dân là tổng thể hợp thành của
các bộ phận các kiểu cơ cấu trong mối quan hệ hữu cơ, tương tác lẫn nhau cả về
chất lượng và số lượng, trong không gian, thời gian và những điều kiện kinh tế -
xã hội nhất định.
Dựa vào những đặc trưng của các bộ phận cấu thành hệ thống và cách
thức chúng quan hệ với nhau trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân,
cơ cấu nền kinh tế quốc dân bao gồm: cơ cấu các thành phần kinh tế (quan hệ
sản xuất trong nền kinh tế), cơ cấu tái sản xuất xã hội, cơ cấu vùng lãnh thổ và
cơ cấu ngành kinh tế. Các loại cơ cấu nói trên có mối quan hệ gắn kết, tương tác
với nhau. " Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành, hợp thành tương quan tỷ
lệ, biểu hiện mối liên hệ giữa các ngành đó của nền kinh tế quốc dân"
1
.
1
Đỗ Hoài Nam: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm mũi nhọn ở Việt Nam.
NXB. Khoa học xã hội. Hà Nội, 1996, tr.245.
2
Có nhiều cách phân loại các ngành hợp thành trong cơ cấu ngành kinh tế.
* Dựa theo tính chất tác động vào đối tượng lao động, gồm có khối ngành
khai thác (nông nghiệp, các ngành công nghiệp khai thác), khối ngành chế biến
và khối ngành dịch vụ.
* Dựa vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, bao gồm: công nghiệp, xây dựng
cơ bản, nông nghiệp, dịch vụ.
* Dựa trên cơ sở phân công lao động chung, nền kinh tế phân thành các

ngành lớn: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ: dựa vào phân công lao động đặc
thù, trong mỗi loại ngành lớn lại có các phân ngành (trong nông nghiệp có trồng
trọt, chăn nuôi; trong công nghiệp có cơ khí, điện lực, hoá chất… trong dịch vụ
có thương mại, du lịch); dựa vào phân công lao động cá biệt mà dưới phân
ngành có các phân nhánh ngành (ví dụ trong trồng trọt có trồng lúa, màu).
* Căn cứ theo chu kỳ vận động của bản thân ngành, sẽ phân thành ngành
"mới ra đời" ngành "sắp lặn".
* Dựa vào vị trí, tầm quan trọng và xu thế vận động gồm có các ngành
mũi nhọn, trọng điểm, và các ngành khác.
Cơ cấu ngành kinh tế quốc dân không ở trạng thái tĩnh, "đứng im" mà
luôn vận động và phát triển dưới tác động của những nhân tố khách quan cũng
như nhân tố chủ quan, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế hiện nay. Vì vậy, việc phân tích cơ cấu ngành kinh tế, xác định xu
hướng biến đổi và đưa ra hướng điều chỉnh cơ cấu ngành thích hợp với yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là
rất cần thiết.
2. Khái niệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế
Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế quốc dân là sự vận động, phát triển của
các ngành làm thay đổi vị trí, tương quan tỷ lệ và mối quan hệ, tương tác giữa
chúng theo thời gian, dưới tác động của những yếu tố kinh tế - xã hội nhất định
của đất nước và quốc tế.
3
Sự chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở tầm vĩ mô là kết quả của qúa trình,
trong đó bản thân các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hoặc từng phân
ngành của chúng vận động, phát triển dẫn đến sự thay đổi trong tương quan tỷ lệ
đã hình thành trước đó cũng như mối quan hệ tương đối ổn định vốn có của
chúng. Sự thay đổi này, nếu xem xét cụ thể trong một khoảng thời gian xác định,
được thể hiện ở những điểm sau đây:
Thứ nhất, sự thay đổi về số lượng và loại ngành trong nền kinh tế, do sự
xuất hiện thêm những ngành mới hoặc mất đi một số ngành đã có. Với việc phân

loại ngành kinh tế được chi tiết tới nội bộ từng ngành, tới các phân ngành trong
các ngành lớn như công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ… thì sự thay đổi này sẽ
dễ dàng nhận thấy.
Thứ hai, sự tăng trưởng về quy mô và tốc độ không đồng đều giữa các
ngành. Kết quả của sự không đồng đều này dẫn tới thay đổi tương quan tỷ lệ,
mối quan hệ giữa các ngành so với thời kỳ trước đó. Như vậy cơ cấu ngành kinh
tế quốc dân đã có sự thay đổi. Ngược lại, sự tăng trưởng đồng đều về quy mô và
tốc độ sau một giai đoạn phát triển của các ngành và duy trì tương quan tỷ lệ,
mối quan hệ giữa chúng như thời kỳ trước đó, sẽ không dẫn đến sự thay đổi cơ
cấu ngành. Điều này cho thấy, chỉ có xem xét đồng thời cả tốc độ tăng trưởng,
quy mô phát triển và tương quan tỷ lệ giữa các ngành trong mỗi thời kỳ so với
thời kỳ trước đó mới đánh giá đúng quá trình chuyển đổi cơ cấu ngnàh.
Thứ ba, sự thay đổi tương quan hệ tác động qua lại giữa các ngành, được
thể hiện bằng số lượng các ngành có liên quan lẫn nhau, thể hiện qua quy mô
đầu vào mà các ngành này cung cấp cho các ngành kia hay ngược lại ngành kia
nhận được từ ngành này. Đây là sự thay đổi về mặt chất lượng cơ cấu ngành, nó
có liên quan đến thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm.
Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế là sự thay đổi có mục đích, có định
hướng từ trạng thái này sang trạng thái khác hợp lý và hiệu quả hơn căn cứ trên
cơ sở lý luận và thực tiễn của đất nước trong từng thời kỳ. Đối với những nước
đang phát triển như Việt Nam, chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế là một nội dung
4
cơ bản, cốt lõi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phương hướng
chuyển đổi căn bản của cơ cấu ngành kinh tế quốc dân là tăng tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP và hướng vào xuất
khẩu.
Hiện nay, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa diễn ra trong điều kiện
nước ta mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, chuyển đổi cơ cấu
ngành kinh tế không chỉ chịu tác động của những yếu tố kinh tế - xã hội trong
nước mà còn chịu tác động lớn (đôi khi là tác động quyết định) của những biến

đổi kinh tế - xã hội khu vực và quốc tế (được làm sáng tỏ ở những phần sau). Vì
vậy, chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế quốc dân chỉ có thể thành công theo mong
muốn nếu xác định được phương hướng chuyển đổi và những giải pháp thúc đẩy
có tính toán đến các thay đổi kinh tế - xã hội trong nước, những thay đổi nhanh
chóng, khó lường của tình hình quốc tế và khu vực. Ngược lại, xây dựng một cơ
cấu ngành không tính đến những biến đổi điều kiện trong nước, khu vực và quốc
tế sẽ phải trả giá đắt trong tương lai.
3. Một số lý thuyết về chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế trong điều
kiện "mở cửa", hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
3.1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối, lý thuyết lợi thế tuyệt đối
Lợi thế so sánh thường được coi là cơ sở lý luận xuất phát của chiến lược
công nghiệp hóa và cơ cấu ngành hướng về xuất khẩu. Trong những năm gần
đây, người ta sử dụng khái niệm lợi thế cạnh tranh và coi khái niệm này rộng
hơn so với khái niệm "lợi thế so sánh" trong việc lý giải các hiện tượng và quá
trình diễn ra trong hoạt động thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh
tế khu vực và quốc tế trở thành xu thế tất yếu. Điểm khác nhau rất cơ bản giữa
hai khái niệm này là lợi thế so sánh được đo bằng chi phí cơ hội còn lợi thế cạnh
tranh được đo bằng giá cả thị trường. Một sản phẩm hay một công ty trong nước
có lợi thế cạnh tranh so với một sản phẩm hoặc một công ty nước ngoài khác
nếu nó có giá thành sản xuất thấp hơn và do đó có thể bán với giá rẻ hơn. Lợi
thế cạnh tranh chính là sức mạnh tổng hợp của những ưu thế cả yếu tố đàu vào
5
và yếu tố đầu ra của sản phẩm. Đó là chi phí cơ hội thấp nhất, năng suất lao
động cao (lợi thế so sánh), chất lượng sản phẩm đảm bảo, nguồn cung cấp ổn
định, chi phí vận chuyển và bảo quản thấp, môi trường thương mại tự do, thuận
lợi,v.v
1
. Có thể nói lợi thế so sánh là cơ sở đầu tiên của lợi thế cạnh tranh và lợi
thế cạnh tranh chỉ thực sự có khi lợi thế so sánh phát huy được hiệu quả của nó.
Bởi vậy, việc tận dụng các lợi thế so sánh, làm cho chúng phát huy được hiệu

quả thực sự trong cạnh tranh quốc tế luôn được các chính phủ coi trọng. Ngoài
các biện pháp chính sách như thuế quan, hạn chế nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu,
hạn chế xuất khẩu tự nguyện, chính sách tỷ giá hối đoái,v.v các biện pháp chính
sách của chính phủ nhằm khuyến khích phát triển kỹ thuật và công nghệ, xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, ổn định và mở rộng thị trường, v.v cũng có
vai trò rất quan trọng trong việc nâng cấp các lợi thế so sánh.
Có nhiều chỉ số để đánh giá về lợi thế so sánh hoặc khả năng cạnh tranh,
bao gồm: năng suất lao động, nhập khẩu (thể hiện nhu cầu), xuất khẩu (thể hiện
khả năng sản xuất). Năng suất lao động tăng cho thấy đã có sự cải thiện về lợi
thế so sánh. Nhập khẩu tăng nhưng là tăng nhập khẩu và các yếu tố sản xuất với
giá cả hợp lý, còn giảm nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu cao thì
lợi thế so sánh hay khả năng cạnh tranh của sản phẩm vẫn được cải thiện.
3.2. Lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối hay "cực tăng
trưởng"
Các nhà kinh tế học như A.Hirschman, F. Perrons, G.Pestane de Bernis là
những người đưa ra "lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối" hay "cực
tăng trưởng", cho rằng, không thể và không nhất thiết phải đảm bảo tăng trưởng
bền vững bằng cách duy trì cơ cấu cân đối liên ngành đối với mọi quốc gia. Bởi
vì:
Thứ nhất, do thời kỳ đầu tiến hành công nghiệp hóa, các nước đang phát
triển rất thiếu vốn, lao động kỹ thuật, công nghệ, thị trường nên không đủ điều
kiện để cùng một lúc phát triển đồng bộ tất cả các ngành hiện đại.
1
Trần Quang Minh: Lý thuyết lợi thế so sánh: sự vận dụng trong chính sách công nghiệp và thương mại của
Nhật Bản 1955 - 1990, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr.50
6
Thứ hai, trong mỗi giai đoạn phát triển của thời kỳ công nghiệp hóa, vai
trò "cực tăng trưởng" của các ngành trong nền kinh tế là không giống nhau. Do
đó, cần tập trung những nguồn lực khan hiếm cho một số lĩnh vực, ngành trong
một số thời điểm nhất định.

Thứ ba, việc phát triển cơ cấu ngành kinh tế không cân đối gây nên áp
lực, tạo ra sự kích thích đầu tư.
Với những căn cứ lý luận như vậy, các nhà kinh tế học kết luận rằng, các
nước phải phát triển cơ cấu ngành không cân đối. Lý thuyết này lúc đầu không
được người ta chú ý, do nó ngược với lý thuyết phát triển cân đối liên ngành với
ý tưởng xây dựng một nền kinh tế độc lập có cơ cấu ngành cân đối để chống lại
chủ nghĩa thực dân. Hơn nữa, nếu chấp nhận phát triển cơ cấu kinh tế không cân
đối và mở cửa là chấp nhận sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, trong đó
các nước chậm phát triển ở vào thế bất lợi. Nhưng, với những hạn chế của việc
thực hiện công nghiệp hóa và chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo mô hình
"thay thế nhập khẩu", "kế hoạch hoá tập trung" và những thành công "thần kỳ"
của các NICs Đông á, lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối hay các
cực tăng trưởng đã được thừa nhận phổ biến. Từ những năm 1980 trở đi, mô
hình cơ cấu ngành không cân đối theo hướng công nghiệp hóa, mở cửa, hướng
ngoại đã trở thành xu thế chính ở các nước đang phát triển.
3.3. Lý thuyết phát triển theo mô hình "đàn nhạn bay" (do giáo sư
Kaname Akamatsu đề xướng)
Từ những phân tích thực tế lịch sử phát triển kinh tế của các nước và dựa
trên lý thuyết lợi thế so sánh trong quan hệ quốc tế, ông đã đưa ra những kiến
giải về quá trình "đuổi kịp" (catch up) các nước tiên tiến của các nước kém phát
triển hơn. Theo ông, với những nước bắt đầu công nghiệp hóa muộn hơn so với
các nước đã phát triển, quá trình phát triển công nghiệp hiện đại thường được
bắt đầu với việc nhập khẩu một sản phẩm mới từ các nước tiên tiến hơn, tiếp
theo là sản xuất để thay thế nhập khẩu, cuối cùng tiến tới sản xuất để xuất khẩu
ra nước ngoài. Kaname Akamatsu đã nhấn mạnh chuỗi phát triển: nhập khẩu -
7
sản xuất - xuất khẩu trong nghiên cứu thống kê của ông về thương mại và sản
xuất của một số ngành công nghiệp hiện đại ở Nhật Bản trước Chiến tranh thế
giới thứ hai.
Đến năm 1973, Kojima, sau khi kết hợp với mô hình chu kỳ sản phẩm của

Raymond Vernon, đã phát triển mô hình này và gọi bằng tên mới "Rượt đuổi
chu kỳ sản phẩm (CPC)". Mô hình CPC, hay còn gọi là chuỗi nhập khẩu - sản
xuất - xuất khẩu - tái nhập khẩu, bao gồm 5 giai đoạn:
Giai đoạn 1 - du nhập sản phẩm: Đây là giai đoạn các nước nhập sản
phẩm mới từ nước ngoài về và bắt đầu tự sản xuất ra chúng, tuy nhiên sản phẩm
lúc này chưa thể cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.
Giai đoạn 2 - thay thế nhập khẩu. Đây là giai đoạn phát triển tiếp theo khi
sản phẩm mới đã gia tăng mạnh thị phần trên thị trường nội địa. Được khuyến
khích phát triển bởi nhu cầu tiêu dùng trong nước, kỹ thuật - công nghệ được
triển khai và ngày càng được tiêu chuẩn hoá, làm cho sản xuất trong nước có thể
được thực hiện trên quy mô lớn với năng suất cao, chất lượng được cải thiện, có
thể tiến tới thay thế nhập khẩu.
Giai đoạn 3 - bành trướng xuất khẩu. Trong giai đoạn này, nhu cầu nội
địa đối với sản phẩm đã được đáp ứng về căn bản, kỹ thuật - công nghệ sản xuất
sản phẩm đã đựoc cải tiến và hoàn thiện. Sản phẩm được xuất khẩu ra nước
ngoài ngày càng tăng.
Giai đoạn 4- Hoàn thiện. Đây là thời kỳ cả nhu cầu nội địa lẫn nhau cầu
xuất khẩu sau khi được thoả mãn tối đa sẽ dần dần giảm xuống. Sản phẩm bắt
đầu giảm sút năng lực cạnh tranh so với sản phẩm của những nước phát triển
muộn hơn. Về mặt kỹ thuật, nền công nghiệp đã đạt đến mức ngang bằng với
các nước công nghiệp phát triển bắt đầu chuyển giao công nghệ sang các nước
kém phát triển hơn.
Giai đoạn 5 - nhập khẩu trở lại. Sản phẩm trong nước không còn đủ sức
cạnh tranh với các sản phẩm từ nước ngoài tràn vào và có giá rẻ hơn, chất lượng
cao hơn. Việc tiếp tục sản xuất các sản phẩm trở nên kém hiệu quả, buộc phải
8
chuyển sang sản xuất sản phẩm mới khác. Bước chuyển này là tất yếu, và do đó
phải nhập khẩu trở lại những sản phẩm trước đây đã xuất khẩu.
Năm giai đoạn trên của mô hình CPC thể hiện vòng đời phát triển của một
ngành công nghiệp. Mô hình CPC thực chất là một mô hình lợi thế so sánh

được xem xét trong trạng thái động đã được áp dụng ở Nhật Bản. Trong quá
trình phát triển theo mô hình CPC, lợi thế so sánh sẽ vận động và biến đổi. Cụ
thể, lợi thế so sánh của Nhật Bản đã chuyển dịch dần từ những sản phẩm ban
đầu sử dụng nhiều lao động sang các sản phẩm có hàm lượng vốn và kỹ thuật
ngày càng cao, công nghệ hiện đại. Quá trình chuyển dịch lợi thế so sánh này
diễn ra đồng thời với sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế Nhật Bản dưới tác động
của các chính sách kinh tế của chính phủ.
Mô hình "đàn nhạn bay" hay mô hình "Rượt đuổi chu kỳ sản phẩm" là
khuôn khổ lý thuyết chung về quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế trên
phạm vi thế giới. Với việc phân chia các giai đoạn như trên, sự chuyển đổi cơ
cấu ngành kinh tế là một quá trình liên tục mang tính khách quan. Khái niệm
"liên tục" ở đây như một sự rượt đuổi thực sự về sản phẩm và công nghệ giữa
các nước. Cũng theo cách phân chia này, quan điểm chuyển đổi cơ cấu ngành
của lý thuyết "đàn nhạn bay" có nhiều điểm tương đồng với "lý thuyết phát triển
cơ cấu ngành không cân đối", các cực tăng trưởng ở đây thay đổi theo từng giai
đoạn và nhân tố lợi thế so sánh trong quan hệ thương mại có ý nghĩa quyết định
sự thay đổi này.
9
II. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở
VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC VÀ
QUỐC TẾ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
1. Tổng quan về chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế
1.1. Kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh và ổn định
Từ năm 1991 đến nay, nền kinh tế nước ta từng bước cấu trúc lại theo
chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và các ngành kinh tế
thời kỳ 1991 - 2002.
Đơn vị tính: %
199
1

199
2
199
4
199
5
199
6
199
7
199
8
199
9
200
0
200
1
200
2
GDP 5,8 8,7 8,8 9,54 9,34 8,15 5,76 4,77 6,79 6,89 7,04
Nông
- lâm
- thủy
sản
2,18 6,88 3,37 4,8 4,4 4,33 3,53 5,23 4,63 2,98 4,06
Công
nghiệ
p và
xây

dựng
7,71 12,8 13,4 13,6 14,5 12,6 8,33 7,68 10,1 10,4 9,44
Dịch
vụ
7,4 7,6 9,56 9,83 8,8 7,14 5,08 2,25 5,32 6,1 6,54
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 1996, 1999, 2001, 2002)
Tăng GDP như trên là kết quả của những thay đổi tích cực của nhiều yếu
tố.
Trước hết, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế
đã thay đổi tích cực theo hướng chiến lược xác định trong từng thời kỳ.
Thứ hai, do tăng trưởng tiết kiệm, đầu tư, xuất nhập khẩu: sự tăng trưởng
của các ngành công, nông nghiệp và dịch vụ, trong đó công nghiệp làm đầu tàu
10
cho tăng trưởng chung của nền kinh tế; sự gia tăng của các sản phẩm chủ yếu
của nền kinh tế v.v…
Thứ ba, nhờ sự gia tăng khối lượng đầu tư phát triển xã hội, đầu tư của
khu vực nhà nước (xem bảng 2)
Thứ tư, mở cửa, hội nhập vào kinh tế khu vực và quốc tế đã có tác động
thúc đẩy mạnh đối với nền kinh tế nước ta, thể hiện ở những đóng góp to lớn của
tăng trưởng ngoại thương, đầu tư nước ngoài vào tăng trưởng của các ngành
cũng như toàn bộ nền kinh tế; tăng thu nhập, tạo việc làm, nâng cao trình độ
công nghệ - kỹ thuật. Những năm 1994- 1996, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu
tăng mạnh đã đóng góp to lớn đẩy tốc độ tăng trưởng GDP lên cao: năm 1995
đạt 9,54%, năm 1996 là 9,34%. Trong 2 năm 1998 - 1999 do tác động của khủng
hoảng tài chính - tiền tệ, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu giảm đã tác động làm
giảm tốc độ tăng trưởng GDP.
Kết quả tăng trưởng GDP và các ngành lớn trong nền kinh tế đã góp phần
đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi khủng hoảng; tạo lòng tin của nhân dân vào
đường lối chuyển đỏi sang kinh tế thị trường định hướng XHCN của Đảng và
Nhà nước; tạo thế phát triển vững chắc để đi nhanh vào giai đoạn tăng trưởng và

phát triển cao hơn.
1.2. Cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, phát huy các lợi thế
so sánh.
Tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ - thương mại có xu
hướng tăng lên khá nhanh, tỷ trọng nông nghiệp giảm tương ứng; tỷ trọng công
nghiệp chế biến và các sản phẩm có giá trị gia tăng cao tăng lên. Xu hướng này
phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
Cùng với sự thay đổi mạnh mẽ tỷ trọng, giá trị sản lượng của các ngành
công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ cũng tăng nhanh, nhờ có thay đổi cơ chế
kinh tế từ kế hoạch tập trung, khép kín sang cơ chế thị trường - mở cửa đã mở
11
đường cho lực lượng sản xuất có bước phát triển mới và tạo khả năng huy động,
phân phối, sử dụng các nguồn lực hiệu quả.
Cơ cấu ngành chuyển đổi mạnh theo hướng tăng tỷ phần công nghiệp và
dịch vụ. Công nghiệp và dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn là do mức đầu
tư phát triển, đầu tư nước ngoài dành cho hai nhóm này tăng nhanh hơn. Còn
khu vực nông nghiệp do chỉ dựa chủ yếu vào vốn đầu tư của các hộ gia đình
nông dân, còn mức đầu tư phát triển xã hội dành cho ít hơn, lại bị cản trở bởi
điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cho nên tốc độ tăng trưởng đạt được thấp hơn hai
khu vực kia.
Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế chuyển đổi theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hóa. Tuy diễn ra còn chậm và kết quả chuyển đổi cơ cấu sản lượng
theo ngành chưa tỷ lệ thuận với chuyển đổi cơ cấu lao động, nhưng tiến trình
chuyển đổi cơ cấu lao động trên đây là một bước tiến bộ trong phân bổ nguồn
lực lao động xã hội vào quỹ đạo chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.3. Cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển đổi theo chính sách mở cửa, hội
nhập kinh tế khu vực và quốc tế, định hướng tăng trưởng xuất khẩu

Thứ nhất, sự thay đổi cơ cấu đầu tư phát triển xã hội đã hỗ trợ, thúc đẩy
chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mở
cửa và hội nhập.
Bảng 2: Vốn đầu tư phát triển qua các năm
(Theo giá thực tế)
Năm
Tổng số
Chia ra
Khu vực nhà
nước
Ngoài quốc doanh
Khu vực có vốn
đầu tư nước
ngoài
Nghìn
tỷ đồng
Tăng
%
Nghìn
tỷ đồng
Tăng
%
Nghìn tỷ
đồng
Tăng
%
Nghìn tỷ
đồng
Tăng
%

1990 7.581 3.057 3.544 0.990
1991 13.470 79.2 5.114 67.3 6.430 81.4 1.926 94.5
1992 24.736 84.3 8.687 69.9 10.864 68.9 5.185 69.2
1993 42.176 74.3 18.555 13.6 13.000 19.6 10.621 104.8
1994 54.296 31.9 20.796 12.0 17.000 30.7 16.500 55.3
12
1995 72.447 26.8 30.447 46.4 20.000 17.6 22.000 33.3
1996 87.394 20.6 42.894 40.8 21.800 9.0 22.700 22.7
1997
108.37
1
24.0 53.570 12.9 24.500 12.3 30.30 12.2
1998 117.134 8.0 65.034 21.4 27.800 13.4 24.30 -19.8
1999 131.170 12.0 76.958 18.3 31.542 13.4 22.670 -6.7
200
0
145.333 10.8 83.567 8.6 34.593 9.6 27.171 19.8
200
1
163.543 12.5 95.020 13.7 38.512 11.3 30.011 10.4
200
2
193.099
18.0
7
106.231 11.8 52.111 35.3 755 15.8
(Nguồn: - Số liệu thống kê - kinh tế - xã hội Việt Nam 1975 - 2000
- Niên giám thống kê năm 1996, 1999, 2001, 2002)
Đầu tư phát triển xã hội tăng lên cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng tạo
nguồn lực cho phát triển sản xuất.

Nhà nước đã có chính sách thu hút nguồn vốn khác nhau vào phát triển
các vùng kinh tế trọng điểm và tài trợ cho các vùng chậm phát triển, vùng khó
khăn.
Đầu tư phát triển đã hướng vào sản xuất xuất khẩu, phát triển nhanh các
ngành công nghiệp, nông nghiệp làm hàng xuất khẩu, phát triển các ngành dịch
vụ thu ngoại tệ, tăng hiệu quả sử dụng vốn luôn đặt ra đối với tất các các khu
vực kinh tế: nhà nước, ngoài quốc doanh, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã
trở thành mối quan tâm lớn đối với các ngành, các khu vực của nền kinh tế.
Thứ hai, đầu tư của khu vực kinh tế trong nước, trong đó khu vực nhà
nước chiếm tỷ trọng lớn, đã hướng vào các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu.
Đầu tư của khu vực kinh tế trong nước (khu vực nhà nước và khu vực
ngoài quốc doanh) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư xã hội và đã đóng
góp với tỷ trọng lớn vào xuất khẩu hàng hóa.
Đầu tư nhà nước chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng vốn đầu tư phát triển xã
hội và đã đóng góp nhất định vào tăng trưởng. Đầu tư nhà nước tăng nhanh là
một nhân tố quan trọng chặn đà giảm sút tốc độ tăng trưởng những năm qua,
mặc dù nguồn đầu tư đó còn dựa chủ yếu vào ngân sách nhà nước.
13

×