BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KHOA DU LỊCH – ĐẠI HỌC HUẾ
MÔN: TÂM LÝ DU KHÁCH
Nhóm: 2
Lớp: K45 Tổ chức & Quản lý sự kiện.
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm
Danh sách nhóm
1. Trương Thị Thục Hiền
2. Bùi Thị Trinh
3. Trương Thị Thu Thủy
4. Đỗ Thị Thanh
5. Trần Đình Hoàn
6. Trần Thị Ngọc Liên
Huế, ngày 29 tháng 9 năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Nhóm 2 lớp K45 Tổ chức Quản lý sự kiện xin được cảm ơn cô Nguyễn Thị Ngọc Cẩm -
giảng viên môn tâm lý du khách – đã cho chúng em những kiến thức bổ ích. Qua bài tiểu
luận này, chúng em đã có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu về đất nước, con người Mỹ - cường
quốc kinh tế của thế giới. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của
cô. Chúc cô sức khỏe và luôn thành công trong cuộc sống.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuộc sống của chúng ta luôn luôn thay đổi. Vì vậy, con người cũng luôn có xu
hướng tìm mọi cách để hòa nhập vào sự phát triển đa dạng và nền văn minh nhân loại.
Quá trình hiện đại hóa với những thành tựu ưu việt của tiến bộ khoa học kĩ thuật đã làm
cho con người trên toàn cầu xích lại gần nhau hơn. Chỉ cần trao đổi thông tin qua mạng
Internet, thì hai người ở hai bờ đại dương có thể quen biết, tìm hiểu và nhìn thấy nhau.
Với những nhu cầu ngày càng cần thiết và phong phú trong việc giao tiếp, khám phá các
nền văn hóa khác nhau của các dân tộc trên thế giới thì những loại hình phục vụ và đáp
ứng nhu cầu đó được khai thác một cách triệt để bằng các hoạt động du lịch trực tiếp
hoặc du lịch tại chỗ (thông qua mạng, phương tiện truyền thông). Mỗi một vùng đất, quốc
gia đều có những đặc điểm, phong tục tập quán và nền văn hóa riêng, mà khi tìm hiểu
chúng ta vừa tích lũy được một kiến thức khá lớn mà còn biết thêm được về điều kì diệu
của vùng đất đó. Trên thế giới có rất nhiều di sản và kì quan tuyệt đẹp mà chúng ta đã
hoặc chưa từng nghe biết đến. Một trong những đất nước có khá nhiều địa danh nỗi tiếng
đó là Mỹ (Mỹ). Trong bài tiểu luận này, chúng em xin được giới thiệu về đất nước, con
người và nên văn hóa của Mỹ - một đất nước khá rộng lớn và là nơi rất nhiều người ở
quốc gia khác chọn là địa điểm để du lịch, nghỉ ngơi, giải trí và học tập. Mỹ luôn được
nhắc đến là cường quốc dẫn đầu thế giới ở mọi lĩnh vực từ kinh tế, công nghệ, y tế, và cả
giáo dục. Với tên đầy đủ là Hợp chủng quốc Mỹ (United States of America) - nơi hội tụ
của nhiều sắc tộc văn hoá từ châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Mỹ, châu Phi vì thế rất khó
để miêu tả về một người Mỹ điển hình. Qua bài tiểu luận của nhóm mong các thành viên
trong lớp có thể hiểu hơn về đất nước Mỹ, con người Mỹ và có thể miêu tả một cách chân
thật nhất chân dung của người Mỹ.
B. NỘI DUNG
I. ĐẤT NƯỚC MỸ:
1. Giới thiệu chung về nước Mỹ:
- Diện tích : 9.372.610 km2
- Dân số : 274,028 triệu
- Thủ đô : Washington
- Ngôn ngữ chính : tiếng Anh
- Quốc khánh: ngày 04/07/1776
- Tín ngưỡng : Tin lành
- Đơn vị tiền tệ : Đôla Mỹ.
a) Nguồn gốc của tên nước:
Tên gọi Anh văn chính thức của nước này "The United States of America" xuất hiện
lần đầu tiên vào năm 1776, lúc này chỉ mới có 13 bang đầu tiên.
Tên đầy đủ của quốc gia này lần đầu tiên được dùng chính thức trong Tuyên ngôn
Độc lập được "Các đại biểu của Hợp chúng quốc Mỹ" chấp thuận ngày 4 tháng 7 năm
1776. Tên hiện tại được khẳng định một lần nữa vào ngày 15 tháng
11 năm 1777 khi Đệ nhị Quốc hội Lục địa chấp thuận Những Điều khoản Liên hiệp.
Điều khoản đầu phát biểu như sau "Tên gọi của Liên bang này sẽ là The United States
of America."
Tên Columbia cũng có một thời là tên thông dụng để chỉ châu Mỹ và Mỹ. Nó được
lấy ra từ tên của Christopher Columbus, người khám phá ra châu Mỹ và tên này xuất
hiện trong tên District of Columbia (chính là thủ đô Washington D.C. của Mỹ). Hình
tượng Columbia với đặc điểm của một người phụ nữ xuất hiện trên một số tài liệu
chính thức, bao gồm một số loại tiền của Mỹ. Cách thông thường để nói đến một công
dân Mỹ là dùng từ người Mỹ (American).
Hiện nay trong tiếng Việt toàn danh nước Mỹ thường được dịch là Hợp chúng quốc
châu Mỹ, Hợp chúng quốc Mỹ, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, gọi tắt là Hoa Kỳ hoặc Mỹ.
Các tên gọi này bắt nguồn từ dịch danh của nước Mỹ tại hai quốc gia nằm trong Văn
hóa quyển chữ Hán là Nhật Bản và Trung Quốc.
b) Biểu tượng:
- Quốc thú: bò rừng Bison, đại bàng đầu trắng. Đại bàng đầu trắng hiện thân cho sức
mạnh, quyền uy của nước Mỹ. Nó xuất hiện linh thiêng trên quốc huy, đồng tiền, huy
hiệu tổng thống.
- Quốc thụ (các loại cây biểu trưng quốc gia): cây sồi
- Quốc hoa: hoa hồng
- Tượng nữ thần tự do: Tượng Nữ thần Tự do vốn
là món quà của người dân
Pháp gửi cho Mỹ. Bức tượng này là biểu tượng
cho lý tưởng tự do cũng như biểu tượng của chính
nước Mỹ. Tượng này khắc hình dáng của người
phụ nữ mặc áo choàng màu trắng (thể hiện Nữ
thần tự do của La Mã là Libertas) với tay phải
cầm ngọn đuốc, tay còn lại cấm phiến đá khắc
ngày độc lập của Mỹ (tức 4/7/1776).
c) Quốc huy:
d) Quốc kì ,màu sắc
Lá cờ Mỹ có 50 ngôi sao tượng trưng cho 50 tiểu bang.Trong khi đó, tổng số sọc
trắng đỏ tượng cho 13 tiểu bang đầu tiên trong ngày đầu mới lập quốc của Mỹ.
e) Quốc ca: “The Star-Spangled Banner”
f) Khẩu hiệu:
“In God We Trust” (từ năm 1956 và có nghĩa là “Chúng ta tin vào Thượng đế”).
“E Pluribus Unum” (“Muôn người như một”, tiếng Latin truyền thống)
2. Thể chế chính trị:
Chính phủ Hiệp Chúng Quốc Mỹ hoặc Chính phủ liên bang Mỹ, được thiết lập bởi
Hiến pháp Mỹ, là một nước cộng hoà liên bang được cấu thành bởi các tiểu bang khác
nhau. Chính phủ liên bang có ba nhánh: hành pháp, lập pháp và tư pháp. Lập nền trên
nguyên tắc tam quyền phân lập, mỗi nhánh có thẩm quyền để hành xử các sự vụ trong
lĩnh vực riêng, với một số thẩm quyền ảnh hưởng trên hai nhánh còn lại, và ngược lại,
có một số thẩm quyền bị ảnh hưởng bởi một hoặc cả hai nhánh kia.
Hiện nay hai đảng chính trị lớn, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà, đang có ảnh
hưởng thống trị trên nền chính trị Mỹ mặc dù vẫn tồn tại các nhóm hoặc các đảng
chính trị với ảnh hưởng ít quan trọng hơn
3. Dân quyền và sự tự do
Nhân quyền tại Mỹ là tổng thể các mối quan hệ liên quan đến việc thực thi quyền con
người tại Mỹ cũng như việc thi hành các chính sách về quyền con người của Mỹ tại
các vùng lãnh thổ trên thế giới có sự hiện diện hoặc can thiệp của Mỹ. Quyền con
người ở Mỹ được luật pháp bảo vệ bằng Hiến pháp và các tu chính án hiến pháp sau
này, các hiệp ước quốc tế, được thông qua bởi Quốc hội Mỹ, cơ quan lập pháp các
tiểu bang, và bầu cử
Tuyên ngôn nhân quyền
Tuyên ngôn được coi là tuyên ngôn nhân quyền này chính là một phần trong tuyên
ngôn độc lập năm 1776.
Nội dung tuyên ngôn này khá dài dòng nhưng cũng có một số ý liên quan đến nhân
quyền như sau: “Sự thật hiển nhiên là mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo
hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được trong đó có quyền sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Để đảm bảo những quyền này, các chính
phủ phải do dân bầu ra, quyền lực là quyền lực của nhân dân. Nếu chính phủ nào hủy
hoại những mục tiêu này thì người dân có quyền thay đổi hoặc lật đổ chính phủ và
hình thành nên chính phủ mới, dựa trên những nguyên tắc và tổ chức quyền lực theo
hình thức mà người dân cho là chắc chắn sẽ đảm bảo được sự an toàn và hạnh phúc
của họ.”
II. ĐỊA LÝ:
1. Vị trí địa lý:
Mỹ gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần hoàn toàn
trong tây bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và thủ đô Washington, D.C., nằm giữa Bắc Mỹ,
giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc,
và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ,
giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Mỹ cũng có
14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái
Bình Dương.
2. Địa hình:
Là quốc gia lớn thứ 3 trên Thế Giới (sau Canada và Nga), Mỹ có địa lý hết sức đa dạng
về địa hình và khí hậu, bao gồm đồng bằng, núi, vùng ven biển. Đất nước được bao
quanh bởi Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Bắc Cực, biển Caribean và vịnh Mexico.
Đặc điểm địa hình: núi cao đồ sộ Cordillera và Andes ở phía Tây, đồng bằng thấp ở phía
Đông.
Sông ngòi: các sông chính: Sông Mississippi, sông Colorado, sông Red
3. Khí hậu chung:
Với diện tích lãnh thổ rộng lớn, khí thời tiết của Mỹ có tất cả các kiểu khí hậu: khí
hậu ôn đới ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở một số vùng phía Nam, khí hậu địa cực
ở Alaska, Đại Bình Nguyên phía tây kinh tuyến 100 độ và ở Đại Bồn Địa có khí hậu khô
hạn, khí hậu hoang mạc ở Tây Nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California.
Khí hậu ở Mỹ cũng phân theo 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Từ tháng 3 đến tháng 5
là tiết trời ấm áp của mùa xuân, mùa hạ (hè) bắt từ tháng 6 kéo dài dài đến 8 khí hậu nắng
- nóng, từ tháng 8 đến tháng 11 là vào mùa thu mát mẻ trong lành, và mùa đông là từ
tháng 12 đến tháng 2, khí hậu khô – lạnh và có nơi có tuyết rơi.
Mô hình khí hậu là một kết quả của sự tác động qua lại giữa ba yếu tố ảnh hưởng địa lý.
Đó là vĩ độ, mối quan hệ giữa đất và nước, địa hình.
Lượng mưa trung bình hàng năm là hơn 200 cm trên toàn vùng, và ở một vài nơi vượt
quá 300 cm.
III. LỊCH SỬ:
1. Quá trình hình thành:
Lịch sử Mỹ, như được giảng dạy tại các trường học và các đại học Mỹ, thông
thường được bắt đầu với chuyến đi thám hiểm đến châu Mỹ của Cristoforo Colombo năm
1492 hoặc thời tiền sử của người bản địa Mỹ. Tuy nhiên trong những thập niên gần đây,
thời kỳ tiền sử của người bản địa Mỹ ngày càng trở nên phổ biến hơn khi được lấy làm
mốc khởi đầu cho lịch sử của Mỹ.
Người bản địa sống tại nơi mà ngày nay là Mỹ trước khi những người thực dân châu Âu
bắt đầu đi đến, phần lớn là từ Anh Quốc, sau năm 1600. Vào thập niên 1770, mười ba
thuộc địa Anh có đến 2 triệu rưỡi người sinh sống. Các thuộc địa này thịnh vượng và phát
triển nhanh chóng, phát triển các hệ thống pháp lý và chính trị tự chủ của chính mình.
Nghị viện Anh Quốc áp đặt quyền lực của mình đối với các thuộc địa này bằng cách đặt
ra các thứ thuế mới mà người Mỹ cho rằng là vi hiến bởi vì họ không có đại diện của
mình trong nghị viện. Các cuộc xung đột ngày càng nhiều đã biến thành cuộc chiến tranh
toàn lực, bắt đầu vào tháng 4 năm 1775. Ngày 4 tháng 7 năm 1776, các thuộc địa tuyên
bố độc lập khỏi Vương quốc Anh bằng một văn kiện do Thomas Jefferson viết ra và trở
thành Hợp chúng quốc Mỹ.
2. Ngôn ngữ:
Tiếng Anh trên thực tế là ngôn ngữ quốc gia. Tuy không có không ngữ chính thức ở
cấp bậc liên bang nhưng một số luật, thí dụ như các yêu cầu để nhập tịch của Mỹ tiêu
chẩn hóa tiếng Anh.
Năm 2007, khoảng 226 triệu hay 80% dân số tuổi từ 4 trở lên chỉ nói toàn tiếng Anh ở
nhà. Tiếng Tây Ban Nha được 12% dân số nói ở nhà, là ngôn ngữ nói và được dạy rộng
rải đứng thứ hai tại Mỹ. Một số người Mỹ cổ động biến tiếng Anh thành ngôn ngữ chính
thức giống như nó là ngôn ngữ chính thức tại ít nhất 28 tiểu bang. Cả tiếng Hawaii và
tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức tại Hawaii theo luật tiểu bang.
Một số lãnh thổ quốc hải công nhận chính thức ngôn ngữ bản địa của họ cùng với
tiếng Anh: tiếng Samoa và tiếng Chamorro được công nhận tạiSamoa thuộc
Mỹ và Guam theo thứ tự vừa kể; Tiếng Caroline và tiếng Chamorro được công nhận
tại Quần đảo Bắc Mariana tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức của Puerto Rico.
IV. CON NGƯỜI
1. Niềm tin của người Mỹ
Người Mỹ tin rằng tất cả mọi người đều bình đẳng và có quyền ngang nhau trong cuộc
sống. Tất cả mọi người đều được đối xử công bằng và với mức độ tôn trọng như nhau.
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của triết học Mỹ.
Chỉ có bạn mới là người quyết định cuộc sống của bạn sẽ như thế nào và tương lai của
bạn ra sao. Người Mỹ thường không tin vào sự may rủi hoặc số phận. Họ rất tự hào về
những thành tựu cá nhân đạt được.
Sự thay đổi là một điều cần thiết và tốt đẹp. Nó sẽ mang lại sự tiến bộ và cải tiến. Truyền
thống cũ thường không được đánh giá cao ở Mỹ như các nước khác.
Khi ra quyết định lý quan trọng hơn tình. Người Mỹ thường thích nhất phần kết luận "the
bottom line". Nói cách khác, quyết định hiệu quả nhất là quyết định tạo ra kết quả năng
suất nhất, thường được quy ra tiền USD thậm chí cả xu.
2. Cách viết họ tên:
Tên người Mỹ được viết theo thứ tự tên riêng trước, sau đó đến tên đệm và cuối cùng là
họ. Họ lấy theo họ bố; không dùng họ mẹ. Ví dụ, Bill William Clinton trong đó Bill là
tên riêng, William là tên đệm, và Clinton là họ. Tên đệm thường được viết tắt hoặc thậm
chí không viết.
Phụ nữ Mỹ khi lấy chồng đổi họ theo họ chồng. Có một số người dùng cả họ mình và họ
chồng.
3. Tính cách, lối sống, sở thích của người Mỹ:
- Người Mỹ có tính cách thoáng đạt, thích hoạt động xã giao, vui tính, họ rất cởi
mở, thân thiện… đặc biệt là tâm lý của người châu Mỹ rất coi trọng nghi thức đối
với phụ nữ, tôn trọng và luôn bảo vệ người phụ nữ.
- Người Mỹ sùng bái chủ nghĩa cá nhân, tự do dân chủ, thực dụng, nhưng không thể
nói họ tự tự lợi, không yêu nước, thiếu tinh thần dân tộc.
- Người Mỹ rất tham vọng: Người Mỹ là người kinh tế, động cơ hành động của họ
là lợi nhuận. Người Mỹ luôn luôn không hài lòng về bản thân và không có thành
công nào là đủ. Đối với họ đồng tiền là chiếc chìa khoá để đi đến xã hội.
- Sự thẳng thắn: Thật thà và thẳng thắn đối với người Mỹ còn quan trọng hơn
việc giữ thể diện.
- Người Mỹ coi trọng thời gian: Việc đúng giờ luôn được đánh giá cao trong xã hội
Mỹ. Người Mỹ sắp xếp cuộc sống bản thân theo một thời gian biểu.
- Sự yên lặng có thể khiến người Mỹ lo lắng:Người Mỹ không quen với sự yên
lặng .
- Người Mỹ luôn rộng mở và nhiệt tình giải đáp các thắc mắc: Nếu bạn không
hiểu một hành vi hay muốn hiểu thêm về phong tục và các giá trị sống của người
Mỹ, đừng dè dặt khi đặt câu hỏi.
- Người Mỹ yêu các hoạt động ngoại khóa và thể thao
- Tinh thần cầu tiến của người Mỹ: Người Mỹ giàu tinh thần mạo hiểm và vươn lên,
cầu tiến. Nhờ thế mà chỉ trong hơn 300 năm họ đã biến vùng đất hoang bắc châu
Mỹ thành một quốc gia giàu mạnh nhất thế giới
- Phong cách của người Mỹ:
Người Mỹ năng động, đam mê hành động phiêu lưu thích giao tiếp quan hệ rộng không
câu nệ hình thức thoải mái tự nhiên. Do vậy làm quen với họ rất nhanh nhưng kết bạn lâu
bền thì rất khó.
Người Mỹ có thói quen ngồi bỏ chân lên bàn, tay chắp sau gáy, quần áo nhiều túi.
Người Mỹ không thích người khác hỏi về tuổi tác, giá tiền của các thứ mua sắm. Đối với
phụ nữ Mỹ không được tặng nước hoa, quần áo và đồ trang điểm.
Người Mỹ không cầu kỳ trong ăn uống, không thích nghe nói nhiều, không thích lễ nghi
giao tiếp phiền toái trong giao tiếp.
Người Mỹ rất thông minh, nhưng nhiều thủ đoạn, thích phô trương mình.
Họ coi trọng năng lực và thành tựu đạt được của bất cứ người nào và khá coi nhẹ quan hệ
thân tình và hôn nhân. Khi thấy ai đạt được một thành tích nào đấy, người Mỹ thường tỏ
ra vui mừng chứ không có tính ghen tỵ “trâu buộc ghét trâu ăn” như một số người ở
phương Đông.
- Trí tuệ của người Mỹ
Có tính năng động rất cao, rất thực dụng, với họ mọi hành động điều được cân nhắc kĩ
càng trên nguyên tắc lợi ích thiết thực.
V. HỆ THỐNG GIÁO DỤC Ở MỸ
Giáo dục Mỹ chủ yếu là nền giáo dục công do chính phủ liên bang, tiểu bang và địa
phương điều hành và cung cấp tài chính. Việc giáo dục trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ và mẫu
giáo mang tính chất bắt buộc. Một phần của giáo dục bắt buộc được thực hiện thông qua
nền giáo dục công. Ở Mỹ, chế độ giáo dục là bắt buộc và miễn phí cho đến 16 hoặc 18
tuổi.
Nói chung, hệ thống giáo dục phổ thông Mỹ bao gồm 12 lớp tiểu học và trung học,
học sinh học trong khoảng thời gian 12 năm học trước khi được tốt nghiệp và đủ điều
kiện để vào học đại học. .
Những học sinh nào hoàn thành trung học và muốn vào học trong một trường Đại
Học hay viện Đại Học thì phải theo học chương trình bậc đại học. Những cơ sở giáo dục
bậc đại học có chương trình học kéo dài 2 năm hoặc 4 năm trong một lĩnh vực cụ thể.
Chương trình học như vậy gọi là chuyên ngành (major), bao gồm những môn học chính
yếu hay những môn học đặc biệt.
- Mỹ là thỏi nam châm thu hút nhiều sinh viên quốc tế.
- Những trường đại học nổi tiếng ở Mỹ:
1. Đại học Harvard.
2. Đại học Princeton.
3. Đại học Yale.
4. Đại học Columbia.
5. Viện công nghệ California.
6. Viện công nghệ Massachusetts.
7. Đại học Stanford.
8. Đại học Chicago.
9. Đại học Pennsilvania.
10. Đại học Duke.
VI. KINH TẾ:
Nước Mỹ bước vào thế kỷ XXI với một nên kinh tế lớn hơn bao giờ hết và cùng
với nhiều số liệu đánh giá là thành công chưa từng có. Mỹ là nước công nghiệp phát triển
hàng đầu thế giới, với các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại, nền kinh
tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ, là cường quốc xuất khẩu số một và cũng là thị trường
nhập khẩu đa dạng và lớn nhất thế giới. Mặc dù chiếm chưa đến 5% dân số thế giới,
nhưng nước Mỹ lại chiếm tới hơn 25% sản lượng kinh tế toàn thế giới.
Xuyên suốt những biến động liên tục đó, nước Mỹ vẫn triệt để tuân theo một số nguyên
tắc cơ bản trong các hoạt động kinh tế của mình.
Thứ nhất, nước Mỹ vẫn luôn duy trì một “ Nền kinh tế thị trường”.
Thứ hai là chủ nghĩa thực dụng và tính linh hoạt của người Mỹ đã tạo ra một nền
kinh tế năng động bất thường.
Sự thay đổi – cho dù được tạo ra bởi sự thịnh vượng ngày càng tăng, đổi mới công
nghệ hoặc gia tăng buôn bán với các nước khác – đã diễn ra liên tục trong lịch sử kinh tế
Mỹ. Kết quả là từ một nước nông nghiệp, nước Mỹ ngày nay được đô thị hóa hơn rất
nhiều so với cách đây 100 năm, thậm chí chỉ 50 năm. Dịch vụ ngày càng trở nên quan
trọng so với ngành công nghiệp truyền thồng.
GDP của Mỹ đứng thứ 1 thế giới, ngay cả sau khi trải qua suy thoái kinh tế toàn cầu đưa
đất nước vào cuộc khủng hoảng thất nghiệp. Nước Mỹ đứng đầu thế giới trong việc
nghiên cứu khoa học và đổi mới với 64% quỹ thu nhập đến từ khối tư nhân. Đây là quốc
gia đầu tiên phát triển vũ khí hạt nhân và chi tiêu quân sự chiếm 39% toàn thế giới. Mỹ là
một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới và là có ảnh hưởng đáng kể nhất về mặt
kinh tế, quân sự và chính sách đối ngoại.
VII. VĂN HÓA:
Văn Hóa nước Mỹ:
Mỹ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng chủng
tộc, truyền thống, và giá trị. Nói đến văn hóa chung của đa số người Mỹ là có ý nói đến
"văn hóa đại chúng Mỹ." Đó là một nền văn hóa Tây Phương phần lớn là sự đúc kết từ
những truyền thống của các di dân từ Tây Âu, bắt đầu là các dân định cư người Hà Lan
và người Anh trước tiên. Văn hóa Đức, Ireland và Scotland cũng có nhiều ảnh hưởng.
Một số truyền thống của người bản thổ Mỹ và nhiều đặc điểm văn hóa của người nô lệ
Tây Phi Châu được hấp thụ vào đại chúng người Mỹ.
1. Tôn giáo:
Tôn giáo tại Mỹ rất đa dạng về các tín ngưỡng và lễ nghi, và có số lượng tín hữu
khá cao. Đa số người Mỹ cho biết tôn giáo đóng một vai trò "rất quan trọng" trong cuộc
đời họ, một tỷ lệ bất thường tại một nước phát triển.
Tự do tôn giáo
Theo mô hình của Luật Tự do Tôn giáo Virginia, những người viết Hiến pháp đã
loại bỏ bất cứ tiêu chuẩn tôn giáo nào cho các chức vụ trong chính quyền, và Tu chính án
thứ nhất đã cụ thể cấm Chính phủ liên bang ban hành luật thiết lập tôn giáo hay cấm hành
đạo.
Vì thế, các tổ chức và cơ quan tôn giáo không bị chính quyền quấy nhiễu. Quyết
định này là do sự ảnh hưởng từ các quan niệm Duy lý là Kháng cách từ châu Âu, nhưng
một phần là do các nhóm tôn giáo nhỏ và các tiểu bang nhỏ lo ngại rằng họ sẽ bị thống trị
bởi một quốc giáo không đại diện họ.
Các tôn giáo chính
Tôn giáo tại Mỹ
Tôn giáo percent
Kitô giáo 78.5%
Không tôn
giáo
16.1%
Do Thái
giáo
1.7%
Phật giáo 0.7%
Hồi giáo 0.6%
Ấn Độ
giáo
0.4%
Tôn giáo
khác
2%
• Kitô giáo: (59,9%
đến 76,0%)
• Không tôn giáo, kể cả vô thần hay bất khả tri (15,0% đến 37,3%)
• Do Thái giáo (1,2% đến 2,2%)
• Hồi giáo (0,6% đến 2,6%)
• Phật giáo (0,5%
đến 0,9%
• Ấn Độ giáo (0,4%)
• Khác (1,4%)
2. Các loại hình nghệ thuật:
a. Văn chương:
Suốt lịch sử đầu, Mỹ là một tập hợp các thuộc địa của Anh Quốc bên duyên hải phía
đông của Mỹ ngày nay. Vì thế, truyền thống văn học của Mỹ khởi đầu có sự liên hệ tới
truyền thống bề rộng hơn của Văn học Anh. Tuy nhiên, các tính chất riêng Mỹ và bề rộng
sáng tác của nó thường khiến cho nó được xem ngày nay có một truyền thống và hướng
đi khác biệt.
Một số hình thức sớm nhất của văn học Mỹ là sách nhỏ và các tác phẩm ca ngợi về ích
lợi của các thuộc địa đến bạn đọc thực dân và châu Âu. Thuyền trưởng John Smith có thể
được xem là tác giả Mỹ đầu tiên với các tác phẩm: A True Relation of Virginia
(1608) và The General Historie of Virginia, New England, and the Summer Isles (1624).
Các tác giả khác bao gồm Daniel Denton, Thomas Ashe, William Penn, George Percy,
William Strachey, John Hammond, Daniel Coxe, Gabriel Thomas, và John Lawson.
Cũng có một số thi ca đã được sáng tác. Anne Bradstreet và Edward Taylor đặc biệt được
chú ý. Michael Wigglesworth đã sáng tác một bài thơ bán chạy nhất là The Day of Doom
diễn tả về ngày phán quyết. Nicholas Noyes cũng được biết đến với vần thơ tồi.
Những tác phẩm đầu diễn tả những cuộc xung đột và tương tác với người bản thổ Mỹ
như được thấy trong các tác phẩm của Daniel Gookin, Alexander Whitaker, John
Mason,Benjamin Church, và Mary Rowlandson. John Eliot đã dịch Thánh kinh sang
tiếng Algonquin.
b. Âm nhạc:
Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Mỹ bản địa. Sự giàu có
của âm nhạc nơi đây được tô điểm bởi rất nhiều loại nhạc cụ như trống, sáo, lúc lắc và
các nhạc cụ khác như Fiddles, còi và Clapper. Các nhạc cụ này thường đi kèm với các bài
hát trong vùng và đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải lịch sử và phong tục. Bài
hát và tiếng trống là phần quan trọng nhất của âm nhạc Mỹ. Âm nhạc thường đi kèm với
vũ đạo trong hầu hết các lễ kỷ niệm. Âm nhạc truyền thống bắt đầu trên các nốt chậm và
sau đó bắt kịp với nhịp nhanh hơn. Các dụng cụ âm nhạc, tiếng la hét của các người chơi
và còi là một tín hiệu để các ca sĩ và vũ công thay đổi hiệu suất.
Có ba loại bài hát: truyền thống; bài hát nghi lễ và hiện đại, lấy cảm hứng từ văn hóa
châu Âu. Bài hát tình yêu được lấy cảm hứng từ những người da trắng và người Mỹ bản
địa không để ý nhiều đến nó.
c. Điện ảnh:
Hollywood nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Los Angeles, thuộc bang California, Mỹ.
Nổi danh với tên gọi “Kinh đô điện ảnh”, Hollywood chính là đại diện cho ngành giải trí
và điện ảnh của Mỹ. Nơi đây đảm nhiệm các khâu quan trọng trong ngành điện ảnh như
biên tập, kỹ xảo, hậu sản xuất, ánh sáng…
3. Thể thao:
Người Mỹ yêu thể thao và coi đó là một trong những hoạt động giải trí hàng đầu.
Những môn thể thao phổ biến ở Mỹ : bóng chày, bóng đá, bóng rổ, bóng bầu dục, khúc
côn cầu,…
Bóng bầu dục “football” Bóng rổ “basketball”
Nhưng nói cho công bằng thì sự phổ biến của một môn thể thao nào, dù là đá
bóng, bóng chày, khúc côn cầu, bóng bầu dục, hay bóng rổ, nhiều phần tuỳ thuộc vùng
địa lý, tuổi tác người chơi, và cả chủng tộc .
4. Trang phục:
Mỹ có nhiều loại trang phục địa phương. Váy truyền thống ở Texas và Tây Nam Mỹ bao
gồm nón cao bồi, giày bốt, cà vạt bolo. Váy truyền thống của người đô thị gồm quần jeans
rộng và bling.
5. Ẩ m thực:
Người Mỹ không cầu kì trong ăn uống , ngoại trừ những bữa tiệc, dịp tết và không thích
các lễ nghi phiền toái. Người Mỹ ăn nhiều một suất bằng hai người ăn và tuyệt đối sạch
sẽ.
Đa số người Mỹ ăn uống theo phong cách Châu Âu, thích các loại thức ăn nhanh (trừ
những người Châu Á chưa bị đồng hoá).
Khi họ tạm dừng ăn thường đặt dao đĩa song song bên phải của đĩa ăn, mũi nhọn của đĩa
quay xuống dưới. Nếu cũng như vậy mà mũi dao của đĩa quay sang trái tức là đã dùng
xong món ăn của mình.
Món ăn truyền thống: Sườn rán,bánh cua,bánh mì kẹp thịt gà.
Khẩu vị và cách ăn uống của người Mỹ
Thích ăn ngọt lẫn mặn, Đặc biệt món táo nấu với thịt ngỗng, thịt xay nhỏ.
Người Mỹ uống nhiều và sành điệu về uống,đồ uống thường để rất lạnh.Họ thường dùng
nước khoáng thiên nhiên hay nước lọc đã khử trùng để giải khát. Thích uống cà phê sau
khi ăn và đồ tráng miệng thường là trái cây tươi hoặc bánh ngọt…
Có yêu cầu cao về vệ sinh an toàn thực phẩm, họ không có thói quen dùng thức ăn quá
nóng như người Phương Đông.
Người Mỹ có thói quen hay vừa đi vừa ăn, thích ăn những thức ăn chế biến sẵn, thích ăn
phở Việt Nam
6. Các ngày lễ và lễ hội đặc trưng ở Mỹ:
a. Các ngày lễ:
• Ngày đầu năm mới (1/1)
Ngày 1/1 là ngày tết Tây, nước Mỹ được nghỉ lễ một ngày để chào đón sự kiện quan
trọng này. Thường người Mỹ sẽ được nghỉ kết hợp với thứ 6,7 và tổng cộng họ có 3 ngày
nghỉ Tết. 1 con số khá khiêm tốn.
• Ngày lễ độc lập (4/7)
Tại Mỹ, Ngày Độc Lập, còn gọi là 4 tháng 7 (the 4th of July), là một ngày lễ liên bang để
kỷ niệm Tuyên ngôn Độc lập được ký năm 1776.Ngày lễ này thường được đi kèm với
những cuộc diễu hành, liên hoan ngoài trời, và nhiều buổi lễ công cộng. Từ năm 1777,
pháo hoa đã được đốt để đón mừng ngày lễ.
• Ngày lễ lao động (thứ 2 đầu tiên của tháng 9)
Khác các nước khác xung quanh ngày 01 tháng 5, tại Mỹ vào ngày thứ Hai đầu tiên trong
tháng Chín là ngày lễ lao động, đây cũng là thời điểm các đội bóng ,thể thao được nghỉ
dài ngày sau mùa thi đấu. Người dân Mỹ cũng được nghỉ 1 ngày để chào đón ngày lễ
này.
• Ngày Columbus (thứ 2 tuần thứ 2 tháng 10)
Christopher Columbus đã tìm ra Châu Mỹ và mở đầu cho cuộc di cư của người châu âu
sang châu Mỹ. Chính bởi vậy đây được coi là ngày trọng đại ở Mỹ.
• Hallowen(31/10)
Halloween hay Hóa lộ quỷ là một ngày lễ hội truyền thống được tổ chức vào đêm
ngày 31 tháng 10 hàng năm. Đặc biệt trong ngày này những đứa trẻ sẽ hoá trang trong
những bộ trang phục quái lạ đi đến gõ cửa những ngôi nhà để xin bánh kẹo. Ngày lễ này
được tổ chức ở các nước phương Tây, chủ yếu ở Mỹ, Canada, Vương quốc Liên hiệp
Anh và Bắc Ireland, Ireland, Puerto Rico
• Ngày cựu chiến binh (25/11)
Nước Mỹ đã từng tham chiến rất nhiều cuộc chiến tranh như chiến tranh thế giới lần 1,2,
chiến tranh Trung Quốc, Việt nam , Irac. Chính bởi vậy các chiến binh trở về từ các cuộc
chiến được quan tâm đặc biệt. Và ngày 25/11 được chọn làm ngày tôn vinh các cựu chiến
binh đó.
• Lễ tạ ơn (thứ 5 tuần lễ thứ 4 tháng 11)
Ngày Lễ Tạ Ơn ở Mỹ là một sự pha trộn của huyền thoại và lịch sử. Học sinh tại các
trường học và các tín đồ Ki Tô Giáo thường chỉ biết đó là một ngày lễ để tạ ơn Thiên
Chúa của Ki-Tô Giáo theo truyền thống tôn giáo của họ
• Lễ Giáng Sinh (25/12)
Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Nô-el, hay Nô-en (từ tiếng
Pháp Noel, là viết tắt từ gốc Em-ma-nu-el, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”) là
một ngày lễ quốc tế kỷ niệm ngày Chúa Giê-su sinh ra đời của phần lớn người Cơ Đốc
giáo. Người Mỹ hay các quốc gia khác trên toàn thế giới theo đạo thiên chúa thường rất
coi trọng ngày lễ này.
• Lễ tạ ơn Mỹ
Lễ Tạ Ơn trên đất Mỹ là ngày lễ để cho các tín đồ Ki Tô Giáo tạ ơn Thiên Chúa của họ.
Ngày này là ngày đại hạ giá lớn nhất trong năm . Đi mua sắm ngày này, ngoài được giá
hạ, người mua còn có được cảm giác nô nức, rất phấn khởị.
b. Các lễ hội đặc trưng.
• Lễ hội vật thể ngoài hành tinh
Đây là lễ hội độc đáo, mang ý tưởng sáng tạo mới vô cùng táo bạo và độc đáo, có
lẽ không có lễ hội nào lại thu hút du khách và trí tò mò của mọi du khách như lễ hội
Roswell này.
• Lễ hội gà Wayen
Những fan hâm mộ của gà sẽ được hóa thân thành những chú gà và tham gia vào
lễ hội gà lớn nhất thế giới và kéo dài 3 ngày ở Wayen. Lễ hội gà đặc biệt này bao gồm
nhiều hoạt động thú vị như cuộc thi nhảy theo điệu của những chú gà, bắt chước tiếng gà
gọi con (cục cục)
Vào mỗi dịp hè, mọi người lại tập trung quanh hồFingerđể tham dự buổi cắm trại
độc đáo. Những ai tham gia lễ hội này phải ngủ trong chiếc lều đơn giản giống những
năm 1840. Tất nhiên không được ăn mặc thời trang cũng như sử dụng các sản phẩm công
nghệ.
• Lễ hội diễu hành của những chú cừu
Lễ hội diễn ra ở Ketchum (nằm phía đông thành phố Boise, bang Idaho) chứng
kiến sự di cư hàng năm của cừu về phía Nam. Trẻ em sẽ rất thích thú với việc tìm hiểu
quá trình sản xuất xà phòng và len cừu hoặc tự tay làm những đồ thủ công cho Giáng
sinh.
• Những lễ hội hoa quyến rũ ở Mỹ
Các thành phố trên khắp thế giới đều có những lễ hội hoa riêng. Tùy mỗi nơi sẽ có
các phong cách và loài hoa trưng bày khác nhau, nhưng những lễ hội hoa ở Mỹ thu hút
nhiều du khách bởi giàu sức biểu cảm.
Lễ hội Chitlin Strut
Lễ hội ném phân bò
Lễ hội bắt cá bằng tay
Lễ hội nguyên thủy ở Mỹ
VIII. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHONG CÁCH GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI MỸ
Người Mỹ ngay từ lúc bắt đầu gặp ai đã tin tưởng ngay người đó, chỉ khi nào họ bị
lừa thì họ mới bắt đầu nghi ngờ mà thôi. Nhưng họ chỉ trân trọng sau khi đã quan sát xem
học vấn và cách xử thế của người ấy ra sao.
Với mọi quan hệ, tiếp xúc gặp gỡ điều phải hẹn hò.
Trong quan hệ giao tiếp, cái quan trọng là nụ cười đầu tiên (nếu họ thích cười của
ta thì là bạn của họ).
Họ cho rằng không cần phải che dấu tình cảm mà hay biểu lộ thái quá.
Họ cười thoải mái, không đem tin giữ vào nụ cười mà với thái độ quan tâm buồn
rầu.
Thích được đón tiếp nồng hậu như một ngôi sao.
Tránh hỏi chủng tộc tôn giáo (một nhà chính trị pháp đã nói”Pháp có 3 loại tôn
giáo phái và 280 phomat nhưng Mỹ có 3 loại pho mát nhưng có 280 tôn giáo”).
Hai chủ đề thường đưa câu chuyện kết thúc cuộc giao tiếp đó là tuổi tác và tiền
bạc.
Người Mỹ trong giao tiếp được coi là không va chạm (“phi tiếp xúc”) ngoài cái
hôn khi gặp và chia tay.
Người Mỹ khi tiếp khách thường không hỏi khách có muốn uống cà phê hay nước
khoáng, mà cứ ngồi nói chuyện suông. Có khi họ cũng hỏi bạn thích uống thứ gì, nhưng
nếu bạn khách khí từ chối, thì họ không mời mọc nữa, và họ tự rót nước hoặc cà phê
uống ngay trước mặt bạn. Người Mỹ rất quý thời gian. Ở nơi làm việc, thường chỉ tiếp
khách từ nửa tiếng đến một tiếng là cùng. Khi đã đến giờ, họ đứng dậy tiễn khách ra về.
Khi tiếp khách họ không chuyện trò lan man, khi tiễn khách ít khi họ tiễn ra tận cửa.
Cử chỉ, điệu bộ:
Người Mỹ cũng sử dụng cử chỉ, điệu bộ ở những mức độ khác nhau trong giao tiếp để
nhấn mạnh điều mình muốn nói hoặc có thể chỉ theo thói quen tự nhiên. Lắc đầu từ bên
nọ sang bên kia có nghĩa là không đồng ý. Gật đầu có nghĩa là đồng ý. Rướn lông mày
thể hiện sự ngạc nhiên. Nhún vai thể hiện sự hoài nghi hoặc không chắc chắn. Trong nhà
hàng khi muốn gọi người phục vụ bạn có thể giơ tay lên cao và chìa ngón tay trỏ ra để
thu hút sự chú ý của họ. Tuy nhiên, nếu vẫy hoặc chỉ thẳng ngón tay trỏ vào người khác
lại có nghĩa là buộc tội hoặc thách thức người đó. Giơ tay ra với lòng bàn tay hướng về
phía trước có nghĩa là dừng lại. Đối với người Mỹ giơ ngón tay giữa lên bị coi là tục tĩu
và thách đố.
Tiền bạc
Khi trả tiền, cần phải đặt tiền gọn gàng vào tay người nhận, nếu không có thể bị coi là thô
lỗ. Trong ngân hàng, nhân viên đặt tiền lên bàn cho khách. Trong quán bar, người ta để
tiền lên bàn của người phục vụ quầy.
Quà bằng tiền nên luôn để trong một bao thư.
Kiêng kị trong giao tiếp:
Đốt thuốc trong nhà người không hút thuốc, gọi điện cho người khác quá khuya, quên
cảm ơn người mời ăn uống, dùng điện thoại di động trong nhà hát, không ăn hết phần
cuối cùng trên đĩa là các ví dụ loại này.
Tuổi tác và vẻ ngoài