Tải bản đầy đủ (.doc) (331 trang)

TIẾNG VIỆT 5 ĐĂNG LƯU 2011-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 331 trang )

MÔN TIẾNG VIỆT
TUẦN 1
Ngày soạn : 16 tháng 8 năm 2011
TẬP ĐỌC
Tiết 1 THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.
- Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt
Nam.
- HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
3. Thái độ:
- Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: bảng phụ viết sẵn câu văn cần rèn đọc.
- Học sinh: tìm hiểu ND bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK
- Giới thiệu chủ điểm trong tháng
- Học sinh lắng nghe
3. Giới thiệu bài mới:
- Giáo viên giới thiệu chủ điểm mở đầu sách - Học sinh xem các ảnh minh họa chủ điểm
- “Thư gửi các học sinh” của Bác Hồ là bức thư Bác
gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên,
khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực
dân Pháp đô hộ.


- Học sinh lắng nghe
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Luyện đọc - Hoạt động lớp
Phương pháp: Thực hành, giảng giải - HS khá giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân
ái, trìu mến, thông cảm.
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng đoạn. - Học sinh gạch dưới từ có âm tr - s
- Sửa lỗi đọc cho học sinh. - Lần lượt học sinh đọc từ câu (HS yếu).
- Dự kiến: “tr - s”
 Giáo viên đọc toàn bài, nêu xuất xứ.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, giảng giải - 1 học sinh đọc đoạn 1: “Từ đầu vậy các em
nghĩ sao?”
- Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước

VNDCCH, ngày khai trường đầu tiên sau khi
nước ta giành được độc lập sau 80 năm làm nô lệ
cho thực dân Pháp.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- Giáo viên hỏi:
+ Ngày khai trường 9/1945 có gì đặc biệt so với
những ngày khai trường khác?
 Giáo viên chốt lại - ghi bảng từ khó.
- Giải nghĩa từ: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa”
- Học sinh lắng nghe.
+ Em hiểu những cuộc chuyển biến khác thường mà
Bác đã nói trong thư là gì?
- Học sinh gạch dưới ý cần trả lời
- Học sinh lần lượt trả lời
- Dự kiến (chấm dứt chiến tranh - CM tháng 8

thành công )
1
 Giáo viên chốt lại - Thảo luận nhóm đôi
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 1
 Giáo viên chốt lại
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 - Học sinh nêu cách đọc đoạn 1
- Giáo viên ghi bảng giọng đọc - Giọng đọc - Nhấn mạnh từ
- Đọc lên giọng ở câu hỏi
- Lần lượt học sinh đọc đoạn 1
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 - Học sinh đọc đoạn 2 : Phần còn lại
- Giáo viên hỏi:
+ Sau CM tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì? - Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm
cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn
cầu.
- Giải nghĩa: Sau 80 năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu. - Học sinh lắng nghe
+ Học sinh có trách nhiệm như thế nào đối với công
cuộc kiến thiết đất nước?
- Học sinh phải học tập để lớn lên thực hiện sứ
mệnh: làm cho non sông Việt Nam tươi đẹp, làm
cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang,
sánh vai với các cường quốc năm châu.
 Giáo viên chốt lại
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2
- Rèn đọc diễn cảm và thuộc đoạn 2
- Học sinh tự nêu theo ý độc lập (Dự kiến: Học
tập tốt, bảo vệ đất nước)
 Giáo viên chốt lại đọc mẫu đoạn 2 - Học sinh nêu giọng đọc đoạn 2 - nhấn mạnh từ
- ngắt câu
- Lần lượt học sinh đọc câu – đoạn.
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm - Hoạt động lớp, cá nhân

Phương pháp: Thực hành
_GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm một
đoạn thư (đoạn 2)
- 2, 3 học sinh
- Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp
- GV theo dõi , uốn nắn
- GV ghi bảng
* Hoạt động 4 : Hướng dần HS học thuộc lòng
- Nhận xét cách đọc
- 4, 5 học sinh thi đọc diễn cảm(HS khá, giỏi).
- Đại diện nhóm đọc
- Dự kiến : Bác thương HS – rất quan tâm-nhắc
nhở nhiều điều à thương Bác.
- HS nhẩm học thuộc câu văn đã chỉ định HTL.
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung chính - Các nhóm thảo luận, 1 thư ký ghi
* Hoạt động 5: Củng cố - Hoạt động lớp
- Đọc thư của Bác em có suy nghĩ gì?
- Thi đua 2 dãy: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích
nhất
- Học sinh đọc
 Giáo viên nhận xét, tuyên dương
5. Tổng kết - dặn dò:
- Học thuộc đoạn 2
- Đọc diễn cảm lại bài
- Chuẩn bị: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
- Nhận xét tiết học
Tiết 1: CHÍNH TẢ
Nghe-viết : VIỆT NAM THÂN YÊU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:

- Nghe và viết đúng bài “Việt Nam thân yêu”, không mắc quá 5 lỗi, trình bày đúng hình thức thơ
lục bát.
2
2. Kĩ năng:
- Nắm được quy tắc viết chính tả với ng/ ngh, g/gh, c/ k; Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo
Y/C của BT 2; thực hiện đúng BT 3.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
- Kiểm tra SGK, vở HS
3. Giới thiệu bài mới:
- Chính tả nghe viết
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết - Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: Thực hành, giảng giải
- Giáo viên đọc toàn bài chính tả ở SGK - Học sinh nghe
- Giáo viên nhắc học sinh cách trình bày bài viết theo
thể thơ lục bát
- Học sinh nghe và đọc thầm lại bài chính tả
- Giáo viên hướng dẫn học sinh những từ ngữ khó
(danh từ riêng)
- Học sinh gạch dưới những từ ngữ khó
_Dự kiến :mênh mông, biển lúa , dập dờn
- Học sinh ghi bảng con
- Giáo viên nhận xét

- Giáo viên đọc từng dòng thơ cho học sinh viết, mỗi
dòng đọc 1-2 lượt (Lưu ý những HS yếu các từ khó
đểcác em theo kịp).
- Giáo viên nhắc nhở tư thế ngồi viết của học sinh
thường xuyên.
- Lớp nhận xét
- Học sinh viết bài
- Giáo viên đọc toàn bộ bài chính tả - Học sinh dò lại bài
- Giáo viên chấm bài - Từng cặp học sinh đổi vở dò lỗi cho nhau
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập - Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: Luyện tập
 Bài 2 - 1 học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập - Học sinh lên bảng sửa bài thi tiếp sức nhóm
- Giáo viên nhận xét - 1, 2 học sinh đọc lại
 Bài 3 - 1 học sinh đọc yêu cầu đề
- Học sinh làm bài cá nhân
- Học sinh sửa bài trên bảng
- Giáo viên nhận xét - Lớp nhận xét
- Học sinh nêu quy tắc viết chính tả với ng/ ngh,
g/ gh, c/ k
* Hoạt động 3: Củng cố
- Nhắc lại quy tắc ng/ ngh, g/ gh, c/ k - Học sinh nhẩm học thuộc quy tắc
5. Tổng kết - dặn dò
- Học thuộc bảng quy tắc ng/ ngh, g/ gh, c/ k . GV chốt
- Chuẩn bị: cấu tạo của phần vần
- Nhận xét tiết học
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. MỤC TIÊU:

3
1. Kiến thức:
- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, từ đồng
nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
2. Kĩ năng:
- Tìm được từ đồng nghĩa theo Y/C BT1, BT2; đặt được câu với 1 cặp từ đồng nghĩa theo mẫu
BT3.
3. Thái độ:
- Thể hiện thái độ lễ phép khi lựa chọn và sử dụng từ đồng nghĩa để giao tiếp với người lớn.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Chuẩn bị bìa cứng ghi ví dụ 1 và ví dụ 2. Phiếu photo phóng to ghi bài tập 1 và bài
tập 2.
- Học sinh: Bút dạ - vẽ tranh ngày khai trường - cánh đồng - bầu trời - dòng sông. Cấu tạo của
bài “Nắng trưa”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới:
Bài luyện từ và câu: “Từ đồng nghĩa sẽ giúp các em
hiểu khái niệm ban đầu về từ đồng nghĩa, các dạng
từ đồng nghĩa và biết vận dụng để làm bài tập”.
- Học sinh nghe
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Nhận xét, ví dụ - Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm
Phương pháp: Trực quan, thực hành
- Yêu cầu học sinh đọc và phân tích ví dụ.
- GV giúp các em yếu về nghĩa của các từ.
- Học sinh lần lượt đọc yêu cầu bài 1
 Giáo viên chốt lại nghĩa của các từ à giống nhau. - Xác định từ in đậm : xây dựng, kiến thiết, vàng

xuộm, vàng hoe, vàng lịm
Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống
nhau gọi là từ đồng nghĩa.
- So sánh nghĩa các từ in đậm đoạn a - đoạn b.
- Hỏi: Thế nào là từ đồng nghĩa?
 Giáo viên chốt lại (ghi bảng phần 1)
- Yêu cầu học sinh đọc câu 2.
- Cùng chỉ một sự vật, một trạng thái, một tính
chất.
- Nêu VD
- Học sinh lần lượt đọc
- Học sinh thực hiện vở nháp
- Nêu ý kiến
- Lớp nhận xét
 Giáo viên chốt lại (ghi bảng phần 2) - Nêu ví dụ: từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng
nghĩa không hoàn toàn.
- Tổ chức cho các nhóm thi đua.
* Hoạt động 2: Hình thành ghi nhớ - Hoạt động lớp
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trên bảng. - Học sinh lần lượt đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3: Phần luyện tập - Hoạt động cá nhân, lớp
Phương pháp: Luyện tập, thực hành
 Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc những từ in đậm có
trong đoạn văn ( bảng phụ)
_GV chốt lại
- “nước nhà- hoàn cầu -non sông-năm châu”
- Học sinh làm bài cá nhân
- 2 - 4 học sinh lên bảng gạch từ đồng nghĩa +
nước nhà – non sông
+ hoàn cầu – năm châu

 Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài 2. - 1, 2 học sinh đọc
- Học sinh làm bài cá nhân và sửa bài
- Giáo viên chốt lại và tuyên dương tổ nêu đúng nhất - Các tổ thi đua nêu kết quả bài tập
 Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài 3 - 1, 2 học sinh đọc yêu cầu
4
- Yêu cầu các em khá, giỏi đặt câu với 2-3 cặp từ
đồng nghĩa.
- Học sinh làm bài cá nhân
- Giáo viên thu bài, chấm
* Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận, tuyên dương
- Tìm từ đồng nghĩa với từ: xanh, trắng, đỏ, đen - Các nhóm thi đua tìm từ đồng nghĩa
- Tuyên dương khen ngợi - Cử đại diện lên bảng (HS khá, giỏi).
5. Tổng kết - dặn dò:
- Chuẩn bị: “Luyện từ đồng nghĩa”
- Nhận xét tiết học
Tiết 1: KỂ CHUYỆN
LÝ TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng
chí, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù.
2. Kĩ năng:
- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, học sinh biết thuyết minh cho mỗi phần tranh
bằng 1, 2 câu. Kể từng đoạn và kể nối tiếp.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh minh họa cho truyện
- Học sinh: quan sát tranh SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK
3. Giới thiệu bài mới:
- Hôm nay các em sẽ tập kể lại câu chuyện về anh “Lý
Tự Trọng”.
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
Phương pháp : Kể chuyện , giảng giải
- GV kể chuyện ( 2 hoặc 3 lần) - Học sinh lắng nghe và quan sát tranh
-Nhấn giọng những từ ngữ đặc biệt _Giải nghĩa một
số từ khó
Sáng dạ - Mít tinh - Luật sư - Thành niên - Quốc tế ca
* Hoạt động 2:
- Hướng dẫn học sinh kể
Phương pháp: Trực quan, thực hành
a) Yêu cầu 1 - 1 học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh tìm cho mỗi tranh 1, 2 câu thuyết
minh
- Học sinh nêu lời thuyết minh cho 6 tranh.
- GV nhận xét treo bảng phụ: lời thuyết minh cho 6
tranh
- Cả lớp nhận xét
b) Yêu cầu 2
- Y/C HS khá, giỏi kể kết hợp với cử chỉ, điệu bộ cho
sinh động, có thể dùng tiểu phẩm.
- Học sinh kể từng đoạn và kê nối tiếp câu
chuyện dựa vào tranh và lời thuyết minh của
tranh.

- Cả lớp nhận xét
- GV lưu ý học sinh: khi thay lời nhân vật thì vào phần
mở bài các em phải giới thiệu ngay nhân vật em sẽ
nhập vai.
- Học sinh khá giỏi có thể dùng thay lời nhân
vật để kể.
5
- GV nhận xét.
* Hoạt động 3: Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Tổ chức nhóm
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải - Nhóm trưởng phân các bạn tìm ý nghĩa rồi
nộp lại cho nhóm trưởng.
- Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Y/C HS khá, giỏi nêu đúng ý nghĩa.
- Đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét chốt lại. - Các nhóm khác nhận xét.
Người anh hùng dám quên mình vì đồng đội, hiên
ngang bất khuất trước kẻ thù. Là thanh niên phải
có lý tưởng.
Củng cố:
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. - Mỗi dãy chọn ra 1 bạn kể chuyện -> lớp nhận
xét chọn bạn kể hay nhất.
5. Tổng kết - dặn dò
- Về nhà tập kể lại chuyện.
- Chuẩn bị: Kể chuyện đã nghe, đã đọc: “Về các anh
hùng, danh nhân của đất nước”.
- Nhận xét tiết học
Tiết 2 : TẬP ĐỌC
QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ, phân biệt được sắc thái của các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc dùng trong bài.
- Hiểu nội dung chính: bài văn miêu tả cảnh làng mạc ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng
quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê
hương (bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp).
2. Kĩ năng:
- Đọc nhấn giọng ở các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả màu vàng của cảnh vật.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước, tự hào là người Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh vẽ cảnh cánh đồng lúa chín - bảng phụ
- Học sinh: Quan sát tranh trong SGK.
* GDMT : GV chú ý khai thác ý “thời tiết” ở câu hỏi 3 để GD HS ý thức BVMT không khí trong sạch,
không gây ô nhiễm không khí.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
- GV kiểm tra 2, 3 HS đọc thuộc lòng 1 đoạn văn (để
xác định), trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung thư.
 Giáo viên nhận xét.
- Học sinh đọc thuộc lòng đoạn 2 - học sinh đặt
câu hỏi - học sinh trả lời.
3. Giới thiệu bài mới:
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Luyện đọc - Hoạt động lớp
Phương pháp: Thực hành, giảng giải
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối nhau theo từng đoạn. - Lần lượt học sinh đọc trơn nối tiếp nhau theo
đoạn.
- Học sinh nhận xét cách đọc của bạn, tìm ra từ

phát âm sai - dự kiến s - x
- Hướng dẫn học sinh phát âm (Lưu ý HS yếu). - Học sinh đọc từ câu có âm s - x
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân
6
Phương pháp: Thảo luận, trực quan, đàm thoại, giảng
giải
- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm cho câu hỏi 1: Kể
tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu
vàng đó?
- Các nhóm đọc lướt bài
- Cử một thư ký ghi
- Đại diện nhóm nêu lên - Các nhóm thi đua: lúa
- vàng xuộm; nắng - vàng hoe; xoan - vàng lịm;
là mít - vàng ối; tàu đu đủ, lá sắn héo - vàng
tươi; quả chuối - chín vàng; tàu là chuối - vàng
ối; bụi mía - vàng xong; rơm, thóc - vàng giòn;
gà chó - vàng mượt; mái nhà rơm - vàng mới;
tất cả - một màu vàng trù phú, đầm ấm.
 Giáo viên chốt lại
- Yêu cầu học sinh đặt câu hỏi 3/ SGK/ 13. - 2 học sinh đọc yêu cầu của đề - xác định có 2
yêu cầu.
+ Những chi tiết nào nói về thời tiết và con người làm
cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động như thế
nào ?
- Học sinh lần lượt trả lời: Thời tiết đẹp, thuận
lợi cho việc gặt hái. Con người chăm chỉ, mải
miết, say mê lao động. Những chi tiết về thời
tiết làm cho bức tranh làng quê thêm vẻ đẹp

hoàn hảo. Những chi tiết về hoạt động của con
người ngày mùa làm bức tranh quê không phải
bức tranh tĩnh vật mà là bức tranh lao động rất
sống động.
 Giáo viên chốt lại
- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 4/ SGK/ 13: Bài văn
thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương ?
- Học sinh trả lời: Dự kiến (yêu quê hương, tình
yêu của người viết đối với cảnh - yêu thiên
nhiên)
 Giáo viên chốt lại
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung chính của bài. - 6 nhóm làm việc, thư ký ghi lại và nêu.
 Giáo viên chốt lại - Ghi bảng - Lần lượt học sinh đọc lại
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm - Hoạt động cá nhân, lớp
Phương pháp: Thực hành
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn, mỗi đoạn nêu lên
cách đọc diễn cảm
- Học sinh lần lượt đọc theo đoạn và nêu cách
đọc diễn cảm cả đoạn.
- Nêu giọng đọc và nhấn mạnh từ gợi tả
 Giáo viên đọc diễn cảm mẫu đoạn 2 và 3.
- Yêu cầu HS khá, giỏi đọc diễn cảm cả bài.
- Học sinh lần lượt đọc diễn cảm
- Học sinh thi đua đọc diễn cảm một đoạn.
- HS khá, giỏi đọc.
 Giáo viên nhận xét và cho điểm
* Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động lớp
+ Bài văn trên em thích nhất là cảnh nào ? Hãy đọc
đoạn tả cảnh vật đó.
- Học sinh nêu đoạn mà em thích và đọc lên

- Giải thích tại sao em yêu cảnh vật đó ? - HS giải thích
- YC HS khá, giỏi nêu tác dụnggợi tả của những
từ ngữ tả màu vàng.
GD :Yêu đất nước , quê hương - HS lắng nghe
5. Tổng kết - dặn dò:
- Tiếp tục rèn đọc cho tốt hơn, diễn cảm hơn
- Chuẩn bị: “Nghìn năm văn hiến”
- Nhận xét tiết học
Tiết 1: TẬP LÀM VĂN
CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
7
- Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh ( mở bài , thân bài , kết bài )
2. Kĩ năng:
- Chỉ được cấu tạo ba phần bài văn tả cảnh cụ thể nắng trưa.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS lòng yêu thích vẻ đẹp đất nước và say mê sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi phần ghi nhớ cấu tạo của bài văn “Nắng trưa”
* GDMT : Ngữ liệu dùng để nhận xét và phần luyện tập đều có ND giúp HS cảm nhận vẻ đẹp thiên
nhiên, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
- Kiểm tra sách vở.
- Giúp học sinh làm quen phương pháp học tập bộ môn.
3. Giới thiệu bài mới:
4. Phát triển các hoạt động:

* Hoạt động 1: - Hoạt động lớp, cá nhân
- Phần nhận xét
Phương pháp: Bút đàm, thảo luận
 Bài 1 - Học sinh đọc nội dung (yêu cầu và văn bản
“Hoàng hôn trên sông Hương”
- Giải nghĩa từ: + Hoàng hôn: Thời gian cuối buổi chiều, mặt
trời lặng ánh sáng yếu ớt và tắt dần.
+ Sông Hương: 1 dòng sông rất nên thơ của
Huế.
- Học sinh đọc bài văn à đọc thầm, đọc lướt.
- Yêu cầu học sinh tìm các phần mở bài, thân bài, kết
bài
- Phân đoạn - Nêu nội dung từng đoạn.
- Nêu ý từng đoạn Bài văn có 3 phần:
- Mở bài: Đặc điểm của Huế lúc hoàng hôn
- Thân bài: Sự thay đổi màu sắc của sông
Hương và hoạt động của con người bên sông
từ lúc hoàng hôn đến lúc Thành phố lên đèn.
- Kết bài: Sự thức dậy của Huế sau hoàng
hôn.
 Giáo viên chốt lại
 Bài 2 - 1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm yêu
cầu. Cả lớp đọc lướt bài văn
- Yêu cầu học sinh nhận xét thứ tự của việc miêu tả
trong bài văn
- “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
- Học sinh lần lượt nêu thứ tự tả từng bộ phận
cảnh của cảnh
 Giáo viên chốt lại - Lớp nhận xét
- Giống: giới thiệu bao quát cảnh định tả à cụ thể

- Khác:
+ Thay đổi tả cảnh theo thời gian
+ Tả từng bộ phận của cảnh - Từng cặp học sinh trao đổi từng bài
- Yêu cầu học sinh nêu cụ thể thứ tự miêu tả trong 2 bài. + Hoàng hôn trên sông Hương: Đặc điểm
chung của Huế à sự thay đổi màu sắc của
sông (từ lúc bắt đầu đến lúc tối à Hoạt động
của con người và sự thức dậy của Huế)
+ Quang cảnh làng mạc ngày mùa: Màu sắc
boa trùm làng quê ngày mùa à màu vàng à
tả các màu vàng khác nhau à thời tiết và con
người trong ngày mùa.
8
 Sự giống nhau: đều giới thiệu bao quát cảnh
định tả à tả cụ thể từng cảnh để minh họa
cho nhận xét chung.
 Sự khác nhau:
- Bài “Hoàng hôn trên sông Hương” tả sự thay
đổi của cảnh theo thời gian.
- Bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” tả
từng bộ phận của cảnh.
 Giáo viên chốt lại - Học sinh rút ra nhận xét về cấu tạo của hai
bài văn
* Hoạt động 2: - Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Vấn đáp
- Phần ghi nhớ - Lần lượt học sinh đọc phần ghi nhớ
* Hoạt động 3: - Hoạt động cá nhân
- Phần luyện tập
Phương pháp: Thực hành
+ Nhận xét cấu tạo của bài văn “ Nắng trưa” - 2 học sinh đọc yêu cầu bài văn
+ GV giúp HS yếu về ND chính của từng đoạn trong

phần thân bài.
- Học sinh làm cá nhân.
 Mở bài (Câu đầu): Nhận xét chung về nắng
trưa
 Thân bài: Tả cảnh nắng trưa:
- Đoạn 1: Cảnh nắng trưa dữ dội
- Đoạn 2: Nắng trưa trong tiếng võng và tiếng
hát ru em
- Đoạn 3: Muôn vật trong nắng
- Đoạn 4: Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa
 Kết bài: Lời cảm thán “Thương mẹ biết ba
nhiêu, mẹ ơi” (Kết bài mở rộng)
 Giáo viên nhận xét chốt lại
* Hoạt động 4: Củng cố
Phương pháp: Vấn đáp - Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ
5. Tổng kết - dặn dò
- Học sinh ghi nhớ
- Làm bài 2, Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh
Tiết 2 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa; tìm được từ đồng nghĩa chỉ màu sắc và đặt câu với 1 từ
tìm được ở BT1 (BT2).
2. Kĩ năng:
- Học sinh tìm được nhiều từ đồng nghĩa với từ đã cho, hiểu nghĩa các từ trong bài học.
- Cảm nhận sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Biết cân nhắc , lựa chọn từ
thích hợp với ngữ cảnh cụ thể để hoàn chỉnh bài văn (BT3).
3. Thái độ:
- Có ý thức lựa chọn từ đồng nghĩa để sử dụng khi giao tiếp cho phù hợp.

II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Phiếu pho to phóng to ghi bài tập 1 , 3 - Bút dạ
- Học sinh: Tìm hiểu ND bài.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
- Học sinh tự đặt câu hỏi
9
 Thế nào là từ đồng nghĩa ? kiểm tra
 Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn - không
hoàn toàn ? Nêu vd
 Giáo viên nhận xét - cho điểm
3. Giới thiệu bài mới:
- Luyện tập về từ đồng nghĩa - Học sinh nghe
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Luyện tập - Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp
 Bài 1: - Học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Học theo nhóm bàn.
- HS khá, giỏi đặt câu với 2-3 từ tìm được.
- Nhóm trưởng phân công các bạn tìm từ đồng
nghĩa chỉ màu xanh - đỏ - trắng – đen, đặt câu với
1 từ tìm được.
- Mỗi bạn trong nhóm đều làm bài - giao phiếu
cho thư ký tổng hợp.
- Lần lượt các nhóm lên đính bài làm trên bảng
(đúng và nhiều từ)
 Giáo viên chốt lại và tuyên dương - Học sinh nhận xét
 Bài 2: - Học sinh đọc yêu cầu bài 2

- Học sinh làm bài cá nhân
- Giáo viên quan sát cách viết câu, đoạn và hướng
dẫn học sinh nhận xét, sửa sai
_ VD : +Vườn cải nhà em mới lên xanh mướt …
 Giáo viên chốt lại - Chú ý cách viết câu văn của
học sinh
- Học sinh nhận xét từng câu (chứa từ đồng
nghĩa )
 Bài 3:
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS đọc đoạn “Cá hồi vượt thác “
- Học trên phiếu luyện tập - Học sinh làm bài trên phiếu
- Học sinh sửa bài
- Học sinh đọc lại cả bài văn đúng
* Hoạt động 2: Củng cố - Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thi đua thảo luận nhóm, giảng giải
- Giáo viên tuyên dương và lưu ý học sinh lựa chọn
từ đồng nghĩa dùng cho phù hợp
- Các nhóm cử đại diện lên bảng viết 3 cặp từ
đồng nghĩa (nhanh, đúng, chữ đẹp) và nêu cách
dùng.
5. Tổng kết - dặn dò
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ Tổ Quốc”
- Nhận xét tiết học
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Từ việc phân tích cách quan sát tinh tế của các tác giả trong đoạn văn “Buổi sớm trên cánh
đồng” , học sinh nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài (BT1).

2. Kĩ năng:
- Biết lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT2).
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:
+ Bảng pho to phóng to bảng so sánh
+ 5, 6 tranh ảnh
- Học sinh: Những ghi chép kết quả qyan sát 1 cảnh đã chọn
10
* GDMT : Ngữ liệu dùng để luyện tập giúp HS cảm nhận vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có ý thức
bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
- Học sinh nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ
 Giáo viên nhận xét - 1 học sinh lại cấu tạo bài “Nắng trưa”
3. Giới thiệu bài mới:
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: - Hoạt động nhóm, lớp
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập - Học sinh đọc - Cả lớp đọc thầm yêu cầu của
bài văn
Phương pháp: Thảo luận , đàm thoại - Thảo luận nhóm
 Bài 1:
- HS đọc lại yêu cầu đề
- HS đọc thầm đoạn văn “Buổi sớm trên
cánh đồng “
+ Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu ? - Tả cánh đồng buổi sớm :vòm trời, những
giọt mưa, những gánh rau , …

+ Tác giả quan sát cảnh vật bằng những giác quan nào ? - Bằng cảm giác của làn da( xúc giác), mắt
( thị giác )
+ Tìm 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả ?
Tại sao em thích chi tiết đó ?
- HS tìm chi tiết bất kì (HS khá, giỏi).
 Giáo viên chốt lại
* Hoạt động 2: Luyện tập - Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Thực hành, trực quan
 Bài 2: - Một học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh giới thiệu những tranh vẽ về cảnh
vườn cây, công viên, nương rẫy
- GV giúp HS yếu tìm hiểu cách quan sát. - Học sinh ghi chép lại kết quả quan sát (ý)
- GV chấm điểm những dàn ý tốt - Học sinh nối tiếp nhau trình bày
- Lớp đánh giá và tự sửa lại dàn ý của mình
* Hoạt động 3: Củng cố
Phương pháp: Vấn đáp
5. Tổng kết - dặn dò
- Hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết vào vở
- Lập dàn ý tả cảnh em đã chọn
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh
- Nhận xét tiết học
TUẦN 2
Tiết 3 : TẬP ĐỌC
NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là bằng chứng về
nền văn hiến lâu đời của nước ta.
2. Kĩ năng: - Đọc trôi chảy toàn bài với giọng tự hào, đọc nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết,
ngắt nhgỉ hơi đúng chỗ.
- Biết đọc một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê .

3. Thái độ: Học sinh biết được truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam, càng thêm yêu
đất nước và tự hào là người Việt Nam.
II. Chuẩn bị:
11
- Thầy: Tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê để học sinh luyện
đọc.
- Trò : Sưu tầm tranh ảnh về Văn Miếu - Quốc Tử Giám
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài và trả lời câu hỏi. - Học sinh lần lượt đọc cả bài, đoạn - học sinh
đặt câu hỏi - học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới:
- Đất nước của chúng ta có một nền văn hiến lâu đời.
Bài tập đọc “Nghìn năm văn hiến” các em học hôm nay
sẽ đưa các em đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám là
một địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội.
- Giáo viên ghi tựa. - Lớp nhận xét - bổ sung.
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Luyện đọc - Hoạt động lớp, nhóm đôi
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, giảng giải _ 1 HS đọc toàn bài (HS khá, giỏi)
- GV đọc mẫu toàn bài + tranh - Học sinh lắng nghe, quan sát
- Chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu 3000 tiến sĩ
+ Đoạn 2: Bảng thống kê
+ Đoạn 3: Còn lại
- Lần lượt học sinh đọc nối tiếp bài văn - đọc
từng đoạn.


- Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn, cả bài kết
hợp giải nghĩa từ.
- Luyện đọc các từ khó phát âm - Học sinh nhận xét cách phát âm tr - s
- Giáo viên nhận xét cách đọc
GV giúp đỡ HS yếu đọc đúng.
GV yêu cầu HS đọc đồng thanh từ khó
- Học sinh lần lượt đọc bảng thống kê.
- 1 học sinh lên bảng phụ ghi cách đọc bảng
thống kê.
- Lần lượt đọc từng câu - cả bảng thống kê.
- Đọc thầm phần chú giải
- Học sinh lần lượt đọc chú giải
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Hoạt động nhóm, cá nhân
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, thảo luận, trực
quan
- Học sinh đọc thầm + trả lời câu hỏi.
+ Đoạn 1: (Hoạt động nhóm)
- Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì
điều gì?
- Khách nước ngoài ngạc nhiên khi biết từ năm
1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ.Ngót 10
thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi
cuối cùng năm 1919, các triều vua VN đã tổ
chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến
sĩ .
- Lớp bổ sung
 Giáo viên chốt lại - Học sinh trả lời
- Học sinh giải nghĩa từ Văn Miếu - Quốc Tử
Giám.

- Các nhóm lần lượt giới thiệu tranh
- Nêu ý đoạn 1 Khoa thi tiến sĩ đã có từ lâu đời
- Rèn đọc đoạn 1 - Học sinh lần lượt đọc đoạn 2 rành mạch.
+ Đoạn 2: (Hoạt động cá nhân) - Học sinh đọc thầm
- Yêu cầu học sinh đọc bảng thống kê. - Lần lượt học sinh đọc
 Giáo viên chốt:
+ Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất: Triều Lê – 104
khoa thi.
- 1 học sinh hỏi - 1 học sinh trả lời về nội dung
của bảng thống kê.
12
+ Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất: Triều Lê – 1780 tiến
sĩ.
+ Đoạn 3: (Hoạt động cá nhân) - Học sinh tự rèn cách đọc
GV giúp đỡ HS yếu đọc đúng. - Học sinh đọc đoạn 3
- Học sinh giải nghĩa từ chứng tích
- Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hóa
Việt Nam ?
_Coi trọng đạo học / VN là nước có nền văn
hiến lâu đời/ Dân tộc ta đáng tự hào vì có một
nền văn hiến lâu đời
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm - Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại - Học sinh tham gia thi đọc “Bảng thống kê”.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc cho bài
văn.
- Học sinh tham gia thi đọc cả bài văn.
 Giáo viên nhận xét cho điểm - Học sinh nhận xét
* Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động lớp
Phương pháp: Kể chuyện
- Giáo viên kể vài mẩu chuyện về các trạng nguyên của

nước ta.
- Học sinh nêu nhận xét qua vài mẩu chuyện
giáo viên kể.
5. Tổng kết - dặn dò:
- Luyện đọc thêm
- Chuẩn bị: “Sắc màu em yêu”
- Nhận xét tiết học
Tiết 2 : CHÍNH TẢ
LƯƠNG NGỌC QUYẾN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nghe, viết đúng chính tả bài Lương Ngọc Quyến.
2. Kĩ năng: Ghi lại đúng phần vần của tiếng. Chép đúng tiếng vần vào mô hình, biết đánh dấu
thanh đúng chỗ, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Bảng phụ ghi mô hình cấu tạo tiếng
- Trò: SGK, vở
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
- Nêu quy tắc chính tả ng / ngh, g / gh, c / k - Học sinh nêu
- Giáo viên đọc những từ ngữ bắt đầu bằng ng / ngh,
g / gh, c / k cho học sinh viết: ngoe nguẩy, ngoằn
ngoèo, nghèo nàn, ghi nhớ, nghỉ việc, kiên trì, kỉ
nguyên.
- Học sinh viết bảng con
 Giáo viên nhận xét
3. Giới thiệu bài mới:
“Cấu tạo của phần vần

4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: HDHS nghe - viết - Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: T.hành, giảng giải
- Giáo viên đọc toàn bài chính tả - Học sinh nghe
- Giáo viên giảng thêm về nhà yêu nước Lương Ngọc
Quyến.
- Giáo viên HDHS viết từ khó
- GV giúp đỡ HS yếu viết đúng.
- Học sinh gạch chân và nêu những từ hay viết
sai (tên riêng của người , ngày,tháng , năm …)
13
- Học sinh viết bảng từ khó : mưu, khoét, xích
sắt ,
 Giáo viên nhận xét
- Giáo viên đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn
trong câu cho học sinh viết, mỗi câu hoặc bộ phận đọc
1 - 2 lượt.
- Học sinh lắng nghe, viết bài
- Giáo viên nhắc học sinh tư thế ngồi viết.
- Giáo viên đọc toàn bộ bài - Học sinh dò lại bài
- HS đổi tập, soát lỗi cho nhau.
- Giáo viên chấm bài
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Phương pháp: Luyện tập
 Bài 2:
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. - Học sinh đọc yêu cầu đề - lớp đọc thầm - học
sinh làm bài (giảm bớt các tiếng có vần giống
nhau).
 Giáo viên nhận xét - Học sinh sửa bài thi tiếp sức
 Bài 3: - Học sinh đọc yêu cầu

- Học sinh kẻ mô hình
- Học sinh làm bài
- 1 học sinh lên bảng sửa bài
- Học sinh lần lượt đọc kết quả phân tích theo
hàng dọc (ngang, chéo).
 Giáo viên nhận xét - Học sinh nhận xét
* Hoạt động 3: Củng cố
- Thi đua - Dãy A cho tiếng dãy B phân tích cấu tạo
(ngược lại).
5. Tổng kết - dặn dò:
- Học thuộc đoạn văn “Thư gửi các học sinh”
- Chuẩn bị: “Quy tắc đánh dấu thanh”
- Nhận xét tiết học
Tiết 3 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài TĐ hoặc Chính tả đã học,
tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc, tìm được một số từ chứa
tiếng quốc.
2. Kĩ năng: Biết đặt câu với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc , quê hương.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Bảng từ - giấy - từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt
- Trò : Giấy A3 - bút dạ
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Luyện tập từ đồng nghĩa - Nêu khái niệm từ đồng nghĩa, cho VD.
- Học sinh sửa bài tập
 Giáo viên nhận xét - Cả lớp theo dõi nhận xét

3. Giới thiệu bài mới:
“Mở rộng vốn từ: Tổ Quốc”
14
- Trong tiết luyện từ và câu gắn với chủ điểm “Việt
Nam - Tổ quốc em” hơm nay, các em sẽ học mở rộng,
làm giàu vốn từ về “Tổ quốc”
- Học sinh nghe
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu bài - Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành,
giảng giải
 Bài 1: u cầu HS đọc bài 1 - HS đọc thầm bài “Thư gửi các học sinh” và
“Việt Nam thân u” để tìm từ đồng nghĩa với
từ Tổ quốc
 Giáo viên chốt lại, loại bỏ những từ khơng thích hợp.
- Học sinh gạch dưới các từ đồng nghĩa
với “Tổ quốc” :
+ nước nhà, non sơng
+ đất nước , q hương
 Bài 2: u cầu HS đọc bài 2 - 1, 2 học sinh đọc bài 2
- Hoạt động nhóm bàn - Tổ chức hoạt động nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn tìm từ đồng
nghĩa với “Tổ quốc”.
- Từng nhóm lên trình bày
 Giáo viên chốt lại - Học sinh nhận xét
Đất nước, nước nhà, quốc gia, non sơng,
giang sơn, q hương.
 Bài 3: u cầu HS đọc đề bài - 1, 2 học sinh đọc u cầu
- Hoạt động 6 nhóm - Trao đổi - trình bày
 Giáo viên chốt lại

- GV giúp đỡ HS yếu, gợi ý các từ.
- Dự kiến: vệ quốc , ái quốc , quốc ca
 Bài 4: u cầu HS đọc đề bài - Cả lớp làm bài
_GV giải thích : các từ q mẹ, q hương, q cha
đất tổ nơi chơn rau cắt rốn cùng chỉ 1 vùng đất, dòng
họ sống lâu đời , gắn bó sâu sắc
- Học sinh sửa bài theo hình thức ln phiên
giữa 2 dãy.
- HS khá, giỏi đặt câu với các từ ngữ nêu ở
bài này.
- Giáo viên chấm điểm
* Hoạt động 2: Củng cố - Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thi đua, thực hành, thảo luận nhóm - Thi tìm thêm những thành ngữ, tục ngữ chủ đề
“Tổ quốc” theo 4 nhóm.
_GV nhận xét , tun dương - Giải nghĩa một trong những tục ngữ, thành
ngữ vừa tìm.
5. Tổng kết - dặn dò:
- Chuẩn bị: “Luyện tập từ đồng nghĩa”
- Nhận xét tiết học
Tiết 2 : KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài : Hãy kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc về một anh hùng danh nhân của nước ta.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Chọn được một số truyện viết về các anh hùng danh nhân của nước ta và kể lại
được rõ ràng, đủ ý.
2. Kĩ năng: Hiểu chuyện, biết trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng u nước, tự hào về truyền thống dân tộc.
II. Chuẩn bị:
- Thầy - trò : Tài liệu về các anh hùng danh nhân của đất nước
III. Các hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
15
2. Bài cũ:
 Giáo viên nhận xét - cho điểm (giọng kể - thái độ). - 2 học sinh nối tiếp kể lại từng đoạn câu
chuyện về anh Lý Tự Trọng.
3. Giới thiệu bài mới:
- Các em đã được nghe, được đọc các câu chuyện về
các anh hùng, danh nhân của đất nước. Hôm nay, các
em hãy kể câu chuyện mà em yêu thích nhất về các vị
ấy.
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện - Hoạt động lớp
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc
được đọc về các anh hùng danh nhân ở nước ta.
- 2 học sinh lần lượt đọc đề bài.
- Học sinh phân tích đề.
- Gạch dưới: đã nghe, đã đọc, anh hùng danh
nhân của nước ta.
- Yêu cầu học sinh giải nghĩa.

- Danh nhân là người có danh tiếng, có công
trạng với đất nước, tên tuổi muôn đời ghi nhớ.
- 1, 2 học sinh đọc đề bài và gợi ý.
- GV giúp đỡ HS yếu, gợi ý. - Lần lượt học sinh nêu tên câu chuyện em đã
chọn.
- Dự kiến: bác sĩ Tôn Thất Tùng, Lương Thế
Vinh.
* Hoạt động 2: - Hoạt động cá nhân, lớp
- Học sinh kể câu chuyện và trao đổi về nội dung câu

chuyện.
- Học sinh giới thiệu câu chuyện mà em đã
chọn.
- Học sinh khá giỏi giới thiệu câu chuyện mà
em đã chọn ngoài SGK, nêu tên câu chuyện
nhân vật - kể diễn biến một hai câu.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Từng học sinh kể câu chuyện của mình.
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện nhóm kể câu chuyện.
 Giáo viên nhận xét cho điểm - Mỗi em nêu ý nghĩa của câu chuyện.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- Nhắc lại một số câu chuyện.
- Mỗi dãy đề cử ra 1 bạn kể chuyện → Lớp
nhận xét để chọn ra bạn kể hay nhất.
5. Tổng kết - dặn dò:
- Tìm thêm truyện về các anh hùng, danh nhân.
- Chuẩn bị: Kể một việc làm tốt của một người mà em
biết đã góp phần xây dựng quê hương đất nước.
- Nhận xét tiết học
Tiết 4 : TẬP ĐỌC
SẮC MÀU EM YÊU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ : Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu,
những con người và sự vật xung quanh nói lên tình yêu tha thiết của bạn đối với đất
nước, quê hương.
2. Kĩ năng: Đọc nhấn giọng ở các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc trôi chảy, diễn cảm
bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết.
3. Thái độ: Yêu mến màu sắc thân thuộc xung quanh; giáo dục lòng yêu quê hương đất nước,

người thân, bàn bè.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Bảng phụ ghi những câu luyện đọc diễn cảm - tranh to phong cảnh quê hương.
16
- Trò : Tự vẽ tranh theo màu sắc em thích với những cảnh vật
* GDMT : Qua các khổ thơ : Em yêu màu xanh…nắng trời rực rỡ. GD HS ý thức yêu quý cảnh đẹp của
môi trường thiên nhiên đất nước : Trăm nghìn cảnh đẹp,…Sắc màu Việt Nam.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Nghìn năm văn hiến
- Yêu cầu học sinh đọc bài + trả lời câu hỏi. - Học sinh đọc bài theo yêu cầu và trả lời câu
hỏi.
- Nêu cách đọc diễn cảm
 Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:
- “Sắc màu em yêu”. Xung quanh các em, cảnh vật
thiên nhiên có rất nhiều màu sắc đẹp. Chúng ta hãy xem
tác giả đã nêu những cảnh vật gì đẹp qua bài thơ này.
- Giáo viên ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Luyện đọc - Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo từng khổ thơ. - Học sinh lần lượt đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- Phân đoạn không như mọi lần → bố cục dọc.
- Giáo viên đọc mẫu diễn cảm toàn bài. - Học sinh nhận xét cách đọc của bạn. Học
sinh tự rèn cách phát âm đối với âm tr - s.
- Nêu từ ngữ khó hiểu.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Hoạt động nhóm, cá nhân
Phương pháp: Trực quan, thảo luận, giảng giải

- Yêu cầu mỗi nhóm đọc từng khổ thơ và nêu lên những
cảnh vật đã được tả qua màu sắc.
- Nhóm trưởng yêu cầu từng bạn trong nhóm
đọc khổ thơ.
- Nhóm trưởng yêu cầu bạn nêu lên cảnh vật
gắn với màu sắc và người.
 Giáo viên chốt lại - Các nhóm lắng nghe, theo dõi và nhận xét.
+ Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào ?
+ Mỗi màu sắc gợi ra những hình ảnh nào ?
- Bạn yêu tất cả các sắc màu : đỏ, xanh, vàng,
trắng, đen, tím , nâu ,…
_ … gợi lên hình ảnh : lá cờ Tổ quốc, khăn
quàng đội viên, đồng bằng, núi ,…
+ Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của người bạn nhỏ
đối với quê hương đất nước?
- Dự kiến: các sắc màu gắn với trăm nghìn
cảnh đẹp và những người thân.
 Giáo viên chốt lại ý hay và chính xác. + Yêu đất nước
+ Yêu người thân
+ Yêu màu sắc
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm - Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Đ.thoại, giảng giải
- Tổ chức thi đọc diễn cảm
_GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm giọng
đọc phù hợp
- Các tổ thi đua đọc cả bài - giọng đọc diễn
cảm.
- Nêu cách đọc diễn cảm
- Dự kiến: Nhấn mạnh những từ gợi tả cảnh
vật - ngắt câu thơ.

* Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động lớp
Phương pháp: Trực quan, giảng giải
- Yêu cầu học sinh giới thiệu những cảnh đẹp mà em
biết? Hãy đọc đoạn tả cảnh vật đó.
- Học sinh giới thiệu cảnh đẹp hoặc hình ảnh
của người thân và nêu cảm nghĩ của mình.
- Giáo dục tư tưởng.
5. Tổng kết - dặn dò:
- Học thuộc những đoạn thơ em thích. - HS khá, giỏi học thuộc cả bài.
17
- Chuẩn bị: “Lòng dân”
- Nhận xét tiết học
Tiết 3 : TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Phát hiện những hình ảnh đẹp trong 2 bài văn tả cảnh ( Rừng trưa, Chiều tối )
2. Kĩ năng: Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi tối trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết
được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Tranh
- Trò: những quan sát của học sinh đã ghi chép khi quan sát cảnh trong ngày.
* GDMT : Ngữ liệu dùng để luyện tập (bài Rừng trưa, Chiều tối) giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi
trường thiên nhiên.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
- Kiểm tra 2 học sinh đọc lại kết quả quan sát đã
viết lại thành văn hoàn chỉnh.

 Giáo viên nhận xét
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập tả cảnh - Một buổi
trong ngày
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập - Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: Thực hành, thuyết trình
 Bài 1:
_GV giới thiệu tranh, ảnh
- Lần lượt học sinh đọc nối tiếp nhau 2 bài:
“Rừng trưa”, “Chiều tối”.
_Tìm những hình ảnh đẹp mà mình thích trong mỗi
bài văn “Rừng trưa “ và “Chiều tối “
- HS neâu roõ lí do taïi sao thích
 Giáo viên khen ngợi
 Bài 2:
- Dựa vào dàn ý đã lập ở tuần 1, em hãy viết đoạn
văn tả cảnh một buổi sáng(hoặc trưa, chiều) trong
vườn cây ( hay trong công viên, trên đường phố, trên
cánh đồng, nương rẫy )
- 2 học sinh chỉ rõ em chọn phần nào trong dàn ý
để viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài. Khuyến khích học
sinh chọn phần thân bài để viết.
- Cả lớp lắng nghe - nhận xét hoặc bổ sung, góp ý
hoàn chỉnh dàn ý của bạn.
- Lần lượt từng học sinh đọc đoạn văn đã viết
hoàn chỉnh.
 Giáo viên nhận xét cho điểm - Mỗi học sinh tự sửa lại dàn ý.
* Hoạt động 2: Củng cố
Phương pháp: Thi đua

- Cả lớp chọn bạn đã viết đoạn văn hay. - Nêu điểm hay
5. Tổng kết - dặn dò:
- Hoàn chỉnh bài viết và đoạn văn
- Chuẩn bị bài về nhà: “Ghi lại kết quả quan sát sau
cơn mưa”
- Nhận xét tiết học
Tiết 4 :
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP TỪ ĐỒNG NGHĨA
18
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết viết đoạn văn miêu tả khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa đã cho
2. Kĩ năng: Học sinh tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn, xếp được các từ vào các
nhóm từ đồng nghĩa.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ đồng nghĩa cho phù hợp.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Từ điển
- Trò : Vở bài tập, SGK
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
Mở rộng vốn từ “Tổ quốc” - Nêu một số từ ngữ thuộc chủ đề “Tổ quốc”.
 Giáo viên nhận xét và cho điểm - Học sinh sửa bài 5
3. Giới thiệu bài mới:
“Luyện tập từ đồng nghĩa” - Học sinh nghe
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập - Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp
Phương pháp: Luyện tập, thực hành, thảo luận
nhóm, giảng giải

 Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đọc bài 1 - Học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Giáo viên phát phiếu cho học sinh trao đổi nhóm. - Cả lớp đọc thầm đoạn văn
_HS làm bài
_Dự kiến : mẹ, má, u, bầm, mạ ,…
 Giáo viên chốt lại - Cả lớp nhận xét
 Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc bài 2 - Học sinh đọc yêu cầu bài 2
- GV giúp đỡ HS yếu.
- Học sinh làm bài trên phiếu
 Giáo viên chốt lại - Học sinh sửa bài bằng cách tiếp sức (Học sinh
nhặt từ và ghi vào từng cột) - lần lượt 2 học sinh.
Bao la Lung linh
 Bài 3: - Học sinh xác định cảnh sẽ tả
- Trình bày miệng vài câu miêu tả
- Làm nháp: Viết đoạn văn ngắn
(Khoảng 5 câu trong đó có dùng một số từ đã nêu ở
bài tập 2 )
* Hoạt động 2: Củng cố - Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thi đua, thảo luận nhóm - Thi đua từ đồng nghĩa nói về những phẩm chất tốt
đẹp của người Việt Nam.
5. Tổng kết - dặn dò:
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ Nhân dân”
- Nhận xét tiết học
Tiết 4 : TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu hình thức trình bày số liệu thống kê dưới hai
hình thức : nêu số liệu và trình bày bảng.
2. Kĩ năng: - Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu.

- Thu thập, xử lí thông tin; cùng tìm kiếm số liệu, thông tin; thuyết trình kết quả tự tin; xác
định giá trị.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị:
19
- Thầy: Bảng phụ viết sẵn lời giải các bài tập 2, 3
- Trò : SGK
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
- Học sinh đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong
ngày.
 Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:
“Luyện tập làm bào cáo thống kê”
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập. - Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: Quan sát, thảo luận
 Bài 1: - 3 học sinh nối tiếp nhau đọc to yêu cầu của bài
tập.
- Nhìn bảng thống kê bài: “Nghìn năm văn hiến”. - Học sinh lần lượt trả lời.
- Cả lớp nhận xét.
 Giáo viên chốt lại. a) Nhắc lại số liệu thống kê trong bài.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn lại bảng thống kê
trong bài: “Nghìn năn văn hiến” bình luận.
- GV giuùp ñôõ HS yeáu.
b) Các số liệu thống kê theo hai hính thức:
- Nêu số liệu
- Trình bày bảng số liệu

- Các số liệu cần được trình bày thành bảng, khi
có nhiều số liệu - là những số liệu liệt kê khá
phức tạp - việc trình bày theo bảng có những lợi
ích nào?
+ Người đọc dễ tiếp nhận thông tin
+ Người đọc có điều kiện so sánh số liệu.
c) Tác dụng:
Là bằng chứng hùng hồn có sức thuyết phục.
* Hoạt động 2: Luyện tập - Hoạt động cá nhân, nhóm
Phương pháp: Thực hành, thảo luận
 Bài 2:
- Giáo viên gợi ý: thống kê số liệu từng học sinh từng
tổ trong lớp. Trình bày kết quả bằng 1 bảng biểu
giống bài “Nghìn năm văn hiến”.
- 1 học sinh đọc phần yêu cầu
- Cả lớp đọc thầm lại
- Nhóm trưởng phân việc cho các bạn trong tổ.
- Đại diện nhóm trình bày
Sĩ số lớp:
Tổ 1 Tổ 3
Tổ 2 Tổ 4
Số học sinh nữ:
Tổ 1 Tổ 3
Tổ 2 Tổ 4
* Hoạt động 3: Củng cố
 Giáo viên nhận xét + chốt lại - Cả lớp nhận xét
5. Tổng kết - dặn dò:
- Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh”
- Nhận xét tiết học
Duyệt của Ban Giám hiệu

…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
20
………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………….
…………………………………………………………………………
TUẦN 3
Ngày soạn : Ngày 1 tháng 9 năm 2011
Tiết 5 : TẬP ĐỌC
LÒNG DÂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Đọc đúng văn bản kịch : ngắt giọng, thay đổi giọng, Giọng đọc thay đổi linh hoạt, hợp với tính cách
từng nhân vật trong tình huống kịch.
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. Hiểu nội dung phần 1: Ca ngợi dì Năm
dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc cứu cán bộ cách mạng.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung
đối với cách mạng.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Bảng phụ ghi lời nhân vật cần đọc diễn cảm.
- Trò : Bìa cứng có ghi câu nói của nhân vật mà em khó đọc
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:

2. Bài cũ: Sắc màu em yêu
- Trò chơi: Ai may mắn thế?
- Giáo viên bốc thăm số hiệu - Học sinh có số hiệu trả lời câu hỏi
- Cho học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét cho điểm
3. Giới thiệu bài mới: “Lòng dân” - Học sinh lắng nghe
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc đúng văn
bản kịch.
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm
Phương pháp: Thực hành
- Luyện đọc - HS tự chọn nhóm và phân vai.
- Mỗi nhóm lần lượt đọc
- Học sinh nhận xét
 Giáo viên gợi ý rèn đọc những từ địa phương. - Nhấn mạnh: hổng thấy, tui, lẹ
- Vở kịch có thể chia làm mấy đoạn? - 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu là con
Đoạn 2: Chồng chị à ? tao bắn
Đoạn 3: Còn lại
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo từng đoạn. - Học sinh đọc nối tiếp
- Cho học sinh đọc các từ được chú giải trong bài. - Học sinh đọc: hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng
- Yêu cầu 1, 2 học sinh đọc lại toàn bộ vở kịch. - 1, 2 học sinh đọc
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải
- Tổ chức cho học sinh thảo luận
21
+ Chú cán bộ gặp nguy hiểm như thế nào? - Các nhóm thảo luận.
- Thư kí ghi vào phiếu các ý kiến của bạn.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét.
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? - Chú cán bộ bị bọn giặc rượt đuổi bắt, hết đường,

chạy vào nhà dì Năm.
- Dì đưa chú chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi
xuống chõng vờ ăn cơm.
+Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú
nhất ? Vì sao ?
- Dì Năm bình tĩnh nhận chú cán bộ là chồng, khi
tên cai xẵng giọng , hỏi lại : Chồng chị à ?, dì vẫn
khẳng định : Dạ, chồng tui. / …
 Giáo viên chốt ý
+ Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú
nhất? Vì sao?
- Dì Năm làm bọn giặc hí hửng tưởng nhầm dì
sắp khai nên bị tẽn tò là tình huống hấp dẫn nhất
vì đẩy mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm sau đó
cởi nút rất nhanh và rất khéo.
+ Nêu nội dung chính của vở kịch phần 1.
- Lần lượt 4 học sinh đứng lên và nêu (thi đua →
tìm ý đúng).
- Cả lớp nhận xét và chọn ý đúng
 Giáo viên chốt: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông
minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán
bộ cách mạng.
- Học sinh lắng nghe
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm - Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: Thực hành, đ.thoại
- Giáo viên đọc diễn cảm màn kịch. - Học sinh nêu cách ngắt, nhấn giọng.
- Học sinh nêu tính cách của các nhân vật và nêu
cách đọc về các nhân vật đó:
+ Cai và lính, hống hách, xấc xược
+ An: giọng đứa trẻ đang khóc

+ Dì Năm và cán bộ ở đoạn đầu: tự nhiên, ở đoạn
sau: than vãn, nghẹn ngào.
- Lớp nhận xét
- Yêu cầu học sinh từng nhóm đọc - Từng nhóm thi đua
* Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động nhóm, cá nhân
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành
- Thi đua:
+ Giáo viên cho học sinh diễn kịch
+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm theo vai, thể hiện
được tính cách nhân vật.
- 6 học sinh diễn kịch + điệu bộ, động tác của
từng nhân vật.
5. Tổng kết - dặn dò:
- Rèn đọc giọng tự nhiên theo văn bản kịch.
- Chuẩn bị: “Lòng dân” (tt)
- Nhận xét tiết học
Tiết 3 : CHÍNH TẢ
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng hình thức một đoạn trong bài "Thư
gửi các học sinh"
2. Kĩ năng: Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần, biết
được cách đặt dấu thanh ở âm chính.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: SGK, phấn màu
- Trò: SGK, vở
III. Các hoạt động:
22

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
- Kiểm tra mô hình tiếng có các tiếng: Thảm họa,
khuyên bảo, quê hương.
- Học sinh điền tiếng vào mô hình ở bảng phụ
- Học sinh nhận xét
 Giáo viên nhận xét
3. Giới thiệu bài mới:
- Tiết chính tả hôm nay, lần đầu tiên các em sẽ viết
lại theo trí nhớ một đoạn văn xuôi. Đây là đoạn trích
trong bài "Thư gửi các học sinh" của Bác Hồ mà các
em đã học thuộc.
- Học sinh nghe
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: HDHS nhớ - viết - Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: Thực hành
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài
- Giáo viên HDHS nhớ lại và viết - 2, 3 học sinh đọc thuộc lòng đoạn văn cần nhớ -
viết
- Cả lớp nghe và nhận xét
- Cả lớp nghe và nhớlại
- Giáo viên nhắc nhở tư thế ngồi viết cho học sinh - Học sinh nhớ lại đoạn văn và tự viết
- Giáo viên chấm bài - Từng cặp học sinh đổi vở và sửa lỗi cho nhau
* Hoạt động 2: Luyện tập - Hoạt động cá nhân, lớp
Phương pháp: Luyện tập, thực hành
 Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài 2 - 1, 2 học sinh đọc yêu cầu
- Lớp đọc thầm
- Học sinh làm bài cá nhân
- Học sinh sửa bài

- Các tổ thi đua lên bảng điền tiếng và dấu thanh
vào mô hình
 Giáo viên nhận xét - Học sinh nhận xét
 Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài 3 - 1 học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS khá, giỏi nêu được quy tắc đánh dấu
thanh trong tiếng.
- Học sinh kẻ mô hình vào vở
- Học sinh chép lại các tiếng có phần vần vừa tìm
ghi vào mô hình cấu tạo tiếng
- 1 học sinh lên bảng làm, cho kết quả
- Học sinh sửa bài trên bảng
 Giáo viên nhận xét - Học sinh nhận xét
→ Dấu thanh nằm ở phần vần, trên âm chính, không
nằm ở vị trí khác - không nằm trên âm đầu, âm cuối
hoặc âm đệm.
5. Tổng kết - dặn dò:
- Chuẩn bị: “Quy tắc đánh dấu thanh”
- Nhận xét tiết học
Tiết 5 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Nhân dân.
2. Kĩ năng: Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp; hiểu nghĩa từ
đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với một từ có tiếng đồng vừa
tìm được.
23
3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng chính xác, hợp lí từ ngữ thuộc chủ điểm.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Bảng từ, tranh vẽ nói về các tầng lớp nhân dân, về các phẩm chất của nhân dân Việt
Nam.

- Trò : Giấy A3 - bút dạ
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Luyện tập về từ đồng nghĩa.
- Yêu cầu học sinh sửa bài tập. - Học sinh sửa bài tập
 Giáo viên nhận xét, đánh giá - Cả lớp theo dõi nhận xét
3. Giới thiệu bài mới:
“Mở rộng vốn từ: Nhân dân”
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu bài - Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Trực quan, thảo luận nhóm, đàm
thoại, thực hành
 Bài 1: Yêu cầu HS đọc bài 1 - HS đọc bài 1 (đọc cả mẫu)
- Giúp học sinh nhận biết các tầng lớp nhân dân qua
các nghề nghiệp.
- Học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm viết vào
phiếu rồi dán lên bảng.
 Giáo viên chốt lại, tuyên dương các nhóm dùng
tranh để bật từ.
- Học sinh nhận xét
* Hoạt động 2: - Hoạt động cá nhân, lớp
Phương pháp: Đ.thoại, thực hành
 Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài 3 - HS đọc bài 3 (đọc cả mẫu)
- Giáo viên theo dõi các em làm việc. - 2 học sinh đọc truyện.
- 1 học sinh nêu yêu cầu câu a, lớp giải thích.
- Các nhóm làm việc, mỗi bạn nêu một từ, thư kí
ghi vào phiếu rồi trình bày câu b.
 Giáo viên chốt lại: Đồng bào: cái nhau nuôi thai
nhi - cùng là con Rồng cháu Tiên.

- Học sinh sửa bài.
- Yêu cầu HS khá, giỏi đặt câu miệng (câu c).
- Học sinh nhận xét
* Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động cá nhân, lớp
Phương pháp: Trò chơi, giảng giải
- Giáo viên giáo dục HS dùng từ chính xác. - Học sinh nêu từ ngữ thuộc chủ điểm: Nhân dân.
- Lớp vỗ tay nếu đúng, lắc đầu nếu sai.
5. Tổng kết - dặn dò:
- Chuẩn bị: “Luyện tập từ đồng nghĩa”
- Nhận xét tiết học
Tiết 3 : KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh kể được một câu chuyện có ý nghĩa nói về một việc làm tốt của một
người mà em biết để góp phần xây dựng quê hương đất nước.
2. Kĩ năng: Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể.
3. Thái độ: Có ý thức làm việc tốt để góp phần xây dựng quê hương.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Một số tranh gợi ý việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương đất nước.
- Trò : SGK
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
24
 Giáo viên nhận xét - 1, 2 học sinh kể lại câu chuyện mà em đã được
nghe, hoặc đã đọc về danh nhân.
3. Giới thiệu bài mới:
“Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”
Đề bài: Kể lại việc làm tốt của một người mà em

biết đã góp phần xây dựng quê hương đất nước.
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện. - Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm
Phương pháp: Đ.thoại, kể chuyện
a) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu bài. - 1 học sinh đọc đề bài - cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu học sinh phân tích đề
- Lưu ý câu chuyện học sinh kể là câu chuyện em
phải tận mắt chứng kiến hoặc những việc chính em
đã làm.
- Học sinh vừa đọc thầm, vừa gạch dưới từ ngữ
quan trọng.
- HS lần lượt đọc gợi ý trong SGK.
- Có thể học sinh kể việc làm chưa tốt của bản thân.
Từ đó rút ra suy nghĩ của bản thân và bài học thấm
thía cho mình.
- Học sinh có thể trao đổi những việc làm khác.
- Lần lượt học sinh nêu đề tài em chọn kể.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc gợi ý 2 (Tìm các câu
chuyện ở đâu?) ý 3 (Kể như thế nào?).
- Học sinh đọc thầm ý 3.
* Hoạt động 2: T.hành, luyện tập - Hoạt động cá nhân, lớp
Phương pháp: Thảo luận nhóm, kể chuyện.
b) Thực hành kể chuyện trong nhóm. - Học sinh viết nhanh ra nháp dàn ý câu chuyện
định kể (Mở đầu - Diễn biến - Kết thúc).
- Dựa vào dàn ý, học sinh kể câu chuyện của
mình cho nhóm nghe và trao đổi ý nghĩa câu
chuyện.
 Giáo viên theo dõi từng nhóm để uốn nắn - sửa
chữa.
c)Thực hành kể chuyện trước lớp. - Đại diện nhóm kể câu chuyện của mình.

 Giáo viên theo dõi chấm điểm - Cả lớp theo dõi
* Hoạt động 3: Củng cố
- Khen ngợi, tuyên dương - Lớp chọn bạn kể chuyện hay nhất
5. Tổng kết - dặn dò:
- Tập kể lại câu chuyện
- Chuẩn bị: Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai
- Nhận xét tiết học
Tiết 6 : TẬP ĐỌC
LÒNG DÂN
(tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Đọc đúng văn bản kịch - Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến,
câu cảm trong bài .
2. Kĩ năng: - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Giọng đọc thay đổi phù hợp với tính cách nhân vật, hợp với tình huống trong đoạn
kịch.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán
bộ.
3. Thái độ: Học sinh hiểu được tấm lòng của người dân nói riêng và nhân dân cả nước nói
chung đối với cách mạng.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Bảng phụ hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm.
- Trò : Bìa cứng có ghi câu nói khó đọc
25

×