Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài :
Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã phải đối mặt với biết bao khó
khăn, thử thách. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu
vực; những thiên tai nặng nề liên tiếp xảy ra. Vượt lên trên mọi khó khăn thử
thách đó, Việt Nam vẫn hoàn thành công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, phát
triển kinh tế- xã hội, từng bước đưa Việt Nam trở thành con rồng Châu Á.
Cùng với sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của nền kinh tế, nhu
cầu vốn đã và đang là một nhu cầu vô cùng cấp thiết cho việc xây dựng cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tín dụng trung- dài hạn
là công cụ đắc lực để đáp ứng nhu cầu đó.
Hệ thống NHTM Việt Nam chiếm một vị trí chiến lược trong việc đáp ứng
nhu cầu vốn đối với nền kinh tế. Nhận thấy tầm quan trọng của tín dụng trung-
dài hạn đối với việc phát triển kinh tế- xã hội, các NHTM cũng đang triển khai
nhiều biện pháp để có những bước chuyển dịch về cơ cấu tín dụng, tăng dần tỷ
trọng cho vay trung- dài hạn với phương châm “ Đầu tư chiều sâu cho DN cũng
chính là đầu tư cho tương lai của ngành NH “. Việc phát triển tín dụng NH
không những chỉ mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế mà nó còn trực tiếp
mang lại lợi ích thiết thực cho ngành NH.
Tuy nhiên, thực tế hoạt động tín dụng trung- dài hạn còn đang gặp nhiều
khó khăn, nổi cộm vẫn là vấn đề hiệu quả tín dụng trung- dài hạn còn thấp, rủi ro
cao,dư nợ tín dụng trung- dài hạn trong NHTM vẫn thường chiếm tỷ lệ không
cao lắm so với yêu cầu. Điều đó nói lên rằng vốn đầu tư cho chiều sâu chưa đáp
ứng được đòi hỏi bức thiết ngày càng tăng của nền kinh tế. Ngoài ra, tỷ lệ nợ quá
hạn còn cao cho vay ra nhưng không thu hồi được cả gốc và lãi nên đã ảnh
hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế nói chung và hệ thống NH nói riêng.
Chính vì vậy vấn đề hiệu quả tín dụng trung- dài hạn đang là một vấn đề được
mọi người trong và ngoài ngành quan tâm và giải quyết.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của vấn đề trên, với
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
1
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu tại trường và sau một thời gian
thực tập tại NH TMCP Nam Á - CN Hà Nội em đã quyết định chọn đề tài:
“ GI I PHÁP NÂNG CAO HI U QU TÍN D NG TRUNG -Ả Ệ Ả Ụ
DÀI H N T I NGÂN HÀNG TMCP NAM Á - CHI NHÁNH HÀẠ Ạ
N I”Ộ .
2. M c ích c a chuyên t t nghi p :ụ đ ủ đề ố ệ
- Làm rõ về chất lượng tín dụng trung và dài hạn và hoạt động tín dụng
trung và dài hạn của NHTM đồng thời thể hiện được vai trò và các nhân tố ảnh
hưởng đến tín dụng trung và dài hạn.
- Đánh giá tổng quan về hoạt động của chi nhánh và thực trạng chất lượng
tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh.
- Trên cơ sở lý luận về những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng để phân
tích tìm hiểu nguyên nhân cho thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại
chi nhánh. Từ đó, mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa
chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là hướng tới hoạt động tín
dụng trung và dài hạn của NH TMCP Nam Á- CN Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong chuyên đề sử dụng các phương pháp sau: phương pháp hệ thống,
phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê;
phương pháp toán kinh tế - tài chính; trên cơ sở thu thập và sử dụng các tài liêu,
số liệu, biểu đồ làm căn cứ đề làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
5. Kết cấu chuyên đề tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Nam Á- CN Hà Nội
Chương 2: Thực trạng tín dụng trung- dài hạn của ngân hàng Nam Á-
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
CN Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín
dụng trung- dài hạn tại NH TMCP Nam Á- CN Hà Nội
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG TMCP NAM Á – CHI NHÁNH HÀ NỘI
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN CỦA NGÂN HÀNG
TMCP NAM Á- CN HÀ NỘI
Ngân hàng TMCP Nam Á chính thức hoạt động từ ngày 21/10/1992, là một
trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập sau khi Pháp
lệnh về Ngân hàng được ban hành vào năm 1990, trong bối cảnh nước ta đang
tiến hành đổi mới kinh tế. Qua 18 năm hoạt động, cơ sở vật chất, công nghệ khoa
học kỹ thuật và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng ngày càng mở rộng, đời
sống cán bộ nhân viên ngày càng được cải thiện, uy tín của Ngân hàng ngày
càng được nâng cao.
Từ những ngày đầu hoạt động, Ngân hàng Nam Á chỉ có 3 chi nhánh với số
vốn điều lệ 5 tỷ đồng và gần 50 cán bộ nhân viên. Đến nay, qua những chặng
đường phấn đấu đầy khó khăn và thách thức, Ngân hàng Nam Á đã không ngừng
lớn mạnh, có mạng lưới gồm hơn 50 địa điểm giao dịch trên cả nước. So với
năm 1992, vốn điều lệ hiện nay tăng gấp 400 lần, số lượng cán bộ nhân viên tăng
gấp 20 lần, phần lớn là cán bộ trẻ, nhiệt tình được đào tạo chính quy trong và
ngoài nước, có năng lực chuyên môn cao.
Ngày 18/12/2007, tại số 20 Phố Nguyễn Thái Học, Phường Điện Biên, Quận
Ba Đình, Hà Nội, Ngân hàng Nam Á – Chi Nhánh Hà Nội chính thức khánh thành
trụ sở mới nhằm mục đích mở rộng diện tích, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất,
đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngân hàng Nam Á tại Hà Nội, đồng thời tạo ra sự
tiện lợi trong giao dịch cho khách hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh sẽ đẩy mạnh
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
3
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính tiện ích nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
trên địa bàn dân cư tại khu vực như: huy động tiền gửi tiết kiệm, tín dụng, thanh
toán, chuyển tiền nhanh, kinh doanh vàng, ngoại tệ, chi trả kiều hối…
Chi nhánh ngân hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội được tổ chức theo phân cấp
ủy quyền của Nam Á Việt Nam. Hiện nay, chi nhánh có 6 phòng giao dịch. 177
cán bộ công nhân viên, được tổ chức thành 6 phòng và 4 tổ nghiệp vụ.
1.2BỘ MÁY CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG TMCP NAM Á - CN
HÀ NỘI
1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức NH Nam Á-CN Hà Nội
Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức của Nam Á Hà Nội
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
4
Ban Giám Đốc
Các phòng
nghiệp vụ
Các tổ nghiệp
vụ
Các đơn vị
trực thuộc
Phòng tín
dụng
Phòng dịch vụ
khách hàng
Phòng kê
hoạch- nguồn
vốn
Phòng
Tiền tệ- kho
quỹ
Phòng tài
chính kế toán
Phòng
Hành chính
nhân sự
Tổ pháp chế
công nợ- thẩm
định giá
Tổ tiết kiệm
Tổ xử lý
thông tin
Tổ kiểm tra
nội bộ
PGD Hà Đông
PGD Thăng Long
PGD Đồng Xuân
PGD Đông Đô
PGD ĐồngTâm
PGD Giảng Võ
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
1.2.2 Chức năng của các phòng ban
1.2.2.1 Ban giám đốc
Ban giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động của chi nhánh Nam Á tại
Hà Nội.
Giám đốc Chi nhánh Hà Nội là người đại diện theo uỷ quyền và là người
điều hành cao nhất mọi hoạt động của chi nhánh, thực hiện công tác quản lý hoạt
động tại chi nhánh trong phạm vi phân cấp quản lý, phù hợp với các quy chế của
Ngân hàng Nam Á Việt Nam.
1.2.2.2 Phòng tín dụng
Phòng Tín dụng là phòng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong các
hoạt động tín dụng của Ngân hàng và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về an
toàn, hiệu quả của các hoạt động đó.
1.2.2.3 Phòng dịch vụ khách hàng
- Thực hiện giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt.
- Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi, chuyển, rút tiền bằng nội,
ngoại tệ.
- Thực hiện giao dịch thu đổi mua bán ngoại tệ giao ngay trong quyền hạn
cho phép.
- Giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới với khách hàng.
- Tiếp nhận hồ sơ, thông tin phản hồi từ khách hàng.
1.2.2.4 Phòng kế hoạch - nguồn vốn
Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường
kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính
sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn.
Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến vấn đề về an toàn trong
hoạt động của chi nhánh. Đầu mối tổng hợp, phân tích báo cáo, đề xuất về các
thông tin phản hồi của khách hàng.
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
5
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
Tổng hợp các báo cáo, cung cấp các thông tin kinh tế phòng ngừa rủi ro.
Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động
kinh doanh của chi nhánh.
Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn và các quan hệ của
chi nhánh.Tham mưu cho giám đốc về việc chỉ đạo công tác huy động vốn tại
chi nhánh.
1.2.2.5 Phòng tiền tệ- kho quỹ
Thực hiện các nghiệp vụ về tiền tệ, kho quỹ. Quản lý quỹ nghiệp vụ của chi
nhánh; thu chi tiền mặt; quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá quý; quản lý chứng
chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố; thực hiện xuất nhập khẩu tiền mặt để
đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh; thực hiện các dịch vụ tiền tệ, kho
quỹ cho khách hàng.
1.2.2.6 Phòng tài chính kế toán
Thực hiện công tác kế toán tài chính cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh:
Tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác kế hoạch kế toán và chế độ
báo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị trực thuộc; Lập và phân tích các
báo cáo tài chính, kế toán (Bảng cân đối tài sản, Báo cáo thu nhập chi phí, Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ…) của Chi nhánh; Tham mưu cho Giám đốc về thực hiện
chế độ Tài chính Kế toán; Thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ; Phân tích và đánh
giá tài chính, hiệu quả kinh doanh (Thu nhập, Chi phí, Lợi nhuận) của các phòng
thuộc chi nhánh…
1.2.2.7 Phòng hành chính nhân sự
Tham mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện chủ trương, chính sách chế
độ của Nhà nước và của ngành về tổ chức cán bộ, lao động và tiền lương, bảo
hiểm xã hội đối với người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh
của Chi nhánh.
Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạng
lưới, thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc chi nhánh.
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
6
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
Thực hiện công tác hành chính (quản lý, lưu trũ, bảo mật…); Thực hiện
công tác hậu cần cho chi nhánh: lễ tân, quản lý phương tiện tài sản… phục vụ
cho hoạt động kinh doanh; Thực hiện công tác bảo vệ an ninh cho con người, tài
sản của chi nhánh và của khách hàng.
1.2.2.8 Các phòng giao dịch
Thực hiện chức năng huy động vốn trong dân cư, và cung cấp đầy đủ các
sản phẩm dịch vụ của một ngân hàng bán lẻ, đối tượng khách hàng là các cá
nhân, doanh nghiệp…
1.3 GIỚI THIỆU CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU CỦA NGÂN
HÀNG TMCP NAM Á - CN HÀ NỘI
- Huy động vốn :
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của tất cả
các tổ chức và dân cư trong địa bàn thành phố bằng VND và ngoại tệ.
+ Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các
hình thức huy động khác theo qui định của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.
-Tín dụng :
+ Cho vay ngắn hạn, trung – dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế để phục vụ sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ và tiêu dùng.
+ Cho vay chiết khấu kỳ phiếu, thẻ tiết kiệm và các giấy tờ có giá khác
theo quy định của Ngân hàng Nam Á- CN Hà Nội.
- Đầu tư và kinh doanh chứng khoán
- Kinh doanh ngoại tệ và vàng
- Quản lý rủi ro
- Thanh toán & chuyển tiền
- Thanh toán quốc tế
- Nghiệp vụ khác :
+ Ngân hàng điện tử, kinh doanh BĐS.
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
7
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
1.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NAM Á- CN HÀ NỘI
TRONG THỜI GIAN QUA ( 2010- 2012 )
Để thực hiện tốt chương trình hành động của Ngân hàng Nhà Nước đề ra,
Ngân hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội đã triển khai tích cực các mặt hoạt động
đóng góp vào kết quả chung của toàn bộ hệ thống. Kết quả kinh doanh chủ yếu
qua các năm được thể hiện qua các mặt sau :
1.4.1 Hoạt động huy động vốn
Bảng 1.1 : Tình hình huy động vốn tại NH Nam Á - CN Hà Nội
Năm 2010-2012
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Só tiền
Tỷ lệ
(%)
I.Phân theo đối tượng KH
1. Tiền gửi của TCKT
2.Tiền gửi của dân cư
2817
2324
55
45
2188
2304
49
51
3097
2296
56
II.Phân theo loại tiền tệ
1.Việt Nam đồng
2.Ngoại tệ quy VND
TG của TCKT
TG của dân cư
4040
1101
472
519
79
21
43
57
3410
1082
457
613
76
24
42
58
4190
1138
550
588
76
24
48
52
III.Tổng vốn huy động 5141 100 4429 100 5578 100
( Nguồn :Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2010-2012 )
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
8
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
Biểu đồ 1.1: Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng
Biểu đồ 1.2: Tình hình huy động vốn theo loại tiền tệ
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
9
2012
2012 2011
2011
2012
2012
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
Năm 2010
Trong năm 2010 Chi nhánh đã huy động được 5141 tỷ VND, tăng 791 tỷ
VND so với củng kỳ năm 2007 tỷ lệ tương đương 18,2%. Trong đó :
Xét theo loại tiền tệ :
- Tiền gửi VNĐ: 4040 tỷ tăng 543 tỷ tương đương 15,5%
- Tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ: 1101 tỷ tăng 248 tỷ tương đương 29%
So với kế hoạch năm 2010 Tỏng nguồn vốn huy động đạt 98,86% trong đó
VNĐ đạt 94,72 % , ngoại tệ quy VNĐ đạt 117,5 %
Xét theo đối tượng:
- Tiền gửi của TCKT đạt 2817 tỷ đồng so với cuối năm trước tăng 855 tỷ (+43,6%)
- Tiền gửi dân cư đạt 2324 tỷ đồng so với cuối năm trước bằng 97,3%
Tiền gửi TCKT tại chi nhánh năm 2010 so với các năm trước có mức tăng
đột biến do huy động vốn từ các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng đã được quan
tâm trú trọng hơn.
Năm 2011:
Tổng nguồn vốn huy động năm 2011 đạt 4492 tỷ đồng , bằng 87,4% so với
năm 2010. trong đó:
Xét theo loại tiền tệ :
- Tiền gửi VNĐ: 3.410 tỷ đồng, giảm 15,6% so với năm 2010.
- Tiền gửi ngoại tệ qui VNĐ: 1082 tỷ đồng, giảm 1,7% so với năm 2010.
So với kế hoạch năm 2011, tổng nguồn vốn huy động đạt 105,7% ( tăng
243 tỷ đồng). Trong đó VNĐ đạt 111,8%, ngoại tệ qui VNĐ đạt 90,2%.
Xét theo đối tượng :
- Tiền gửi của TCKT đạt: 2188 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 48,7% trong tổng
nguồn vốn huy động, giảm 629 tỷ đồng so với năm 2010 tương đương 22,3%.
- Tiền gửi dân cư đạt: 2304 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51,3% trong tổng
nguồn vốn huy động, giảm 20 tỷ đồng so với năm 2010 tương đương 0,8%.
Năm 2011 là năm có nhiều sự biến động về lãi suất huy động, sự cạnh tranh
của các ngân hàng hết sức gay gắt nên nguồn vốn huy động giảm sút so với năm
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
10
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
2010. Tỷ trọng tiền gửi của TCKT trong tổng nguồn vốn huy động đã có xu
hướng giảm so với năm 2010 ( từ 54,79% xuống 48,7%). Điều này phù hợp với
thực trạng của nền kinh tế, khi lãi suất tiền vay tăng cao thì các doanh nghiệp
phải sử dụng tối đa nguồn lực của mình.
Năm 2012:
Tổng nguồn vốn huy động năm 2012 đạt 5578 tỷ đồng, bằng 124,17% so
với năm 2011, trong đó:
Xét theo loại tiền tệ :
+ Tiền gửi VNĐ: 4190 tỷ đồng, tăng 22,87% so với năm 2011.
+ Tiền gửi ngoại tệ qui VNĐ: 1138 tỷ đồng, tăng 5,18% so với năm 2011.
So với kế hoạch năm 2012, tổng nguồn vốn đạt 92,97% ( giảm 422 tỷ đồng ).
Trong đó VNĐ đạt 89,15 %, ngoại tệ qui VNĐ đạt 106,77%.
Xét theo đối tượng
+ Tiền gửi của TCKT đạt: 3097 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 56% trong tổng
nguồn vốn huy động, tăng 909 tỷ đồng so với năm 2011 tương đương 41.54%.
+ Tiền gửi dân cư đạt: 2.296 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44% trong tổng nguồn
vốn huy động, tăng 8 tỷ đồng so với năm 2011 tương đương 0,35%.
Tiền gửi TCKT tại chi nhánh năm 2012 so với các năm trước có mức tăng
đột biến do huy động vốn từ các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng đã được quan
tâm hơn. Trong khu vực TG dân cư cũng tăng so với năm 2011 do ngân hàng đã
phối hợp chặt chẽ với UBND các phường tuyên truyền trên các đài phát thanh để
quảng bá sản phẩm dịch vụ về TG dân cư mặt khác rất coi trọng công tác giao
tiếp với khách hàng.
Như vậy có thể thấy ngân hàng đã rất nỗ lực duy trì mức vốn huy động đủ
đảm bảo tốt khả năng thanh toán và phục vụ hoạt động kinh doanh phát triển của
mình trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như năm 2012.
1.4.2 Công tác cho vay và đầu tư
Trong những năm qua ngân hàng Nam Á- CN Hà Nội đã đáp ứng đầy đủ
mọi nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế, giúp các doanh nghiệp mở
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
11
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến dây chuyền công nghệ, tăng chất lượng sản
phẩm, giải quyết việc làm cho người lao động.
Bảng 1.2 : Dư nợ cho vay và đầu tư
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Theo TPKT
-Quốc doanh
-NQD
1.121
1.522
42,4
57,6
1.729
1.472
54
46
2427
1307
65
35
Theo thời hạn
- Ngắn hạn
- Trung hạn
- Dài hạn
2.195
242
206
83
9,2
7,8
2.087
122
992
65,2
3,8
31
2.426
744,8
563,2
65
20
15
Loại tiền
- Nội tệ
- Ngoại tệ
1.844
799
70
30
2.213
988
69
31
2.782
952
74,5
25,5
Theo đảm bảo TV
- Có TSĐB
- Không có TSĐB
1.065
1.578
40,3
59,7
1.408
1.793
44
56
2520
1214
6,5
32,5
Tổng dư nợ 2.643 100 3.201 100 3.734 100
( Nguồn :Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2010-2012 )
Qua báo cáo trên có thể thấy rằng dư nợ của ngân hàng đang có xu hướng
tăng lên. Năm 2010 con số này đang ở mức 2.643 tỷ VND thì sang năm 2011 và
2012 tăng lên 3021 tỷ VND và 3734 tỷ VND. Có thể giải thích nguyên nhân của
việc dư nợ năm 2012 tăng lên 41,23 % so với năm 2012 một phần là vì tình hình
hoạt động của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại chi nhánh đặc biệt là các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, giao thông, vận tải biển đang
gặp khó khăn như: Chi phí đầu vào tăng đột biến( chủ yếu là do giá cả đầu vào
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
12
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
tăng, lãi suất tiền cho vay cao), doanh thu sụt giảm, yếu kém về tài chính đã ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng chi trả nợ của các doanh nghiệp.
1.4.2.1 Xét theo kỳ hạn
Biểu đồ 1.3: Dư nợ và đầu tư theo thời hạn
Qua các năm, cơ cấu giữa cho vay ngắn hạn và trung- dài hạn vẫn không có
thay đổi đáng kể. Dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn ( trên dưới 70%) trong
tổng dư nợ. Nhưng dư nợ trung-dài hạn lại có xu hướng tăng. Chính điều này
làm cho tỷ trọng dư nợ trung-dài hạn tăng lên trong tổng dư nợ. Năm 2012 Ngân
hàng có một số khoản nợ tín dụng sau:
Tín dụng ngắn hạn: Trong năm 2012, Chi nhánh tiếp tục đầu tư, đáp úng
nhu cầu vốn cho các đơn vị có tình hình tài chính lành mạnh, sản phảm làm ra có
sức cạnh tranh cao, sức tiêu thụ lớn.Qua đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
phát triển sản xuất kinh doanh như : Công ty cổ phần cao su Sao vàng, Công ty
Cổ phần dược Trung ương v…v…
Tín dụng TDH: Chi nhánh tích cực chủ động thẩm định những dự án đầu tư
trung-dài hạn khả thi của các đơn vị để đầu tư như: Dây chuyền máy móc thiết bị
sản xuất bê tông lạnh của Viện máy và Dụng cụ công nghiệp 16 tỷ VND; Dự án
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
13
2012
2011
2010
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
của công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, đầu tư dây chuyền sản xuất
đèn huỳnh quang với tổng số tiền đầu tư 17 tỷ VND; dây chuyền kéo cáp đồng
của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ điện Trần Phú 21 tỷ VND.
1.4.2.2 Xét theo đối tượng
Biểu đồ 1.4: Tình hình cho vay và đầu tư theo TPKT
Đã có sự chuyển dịch đáng kể về cơ cấu, dư nợ tín dụng cho các doanh
nghiệp quốc doanh (DNQD) năm 2010 chỉ chiếm có 42,4% thì đến năm 2011 đã
chiếm đến 65% tổng dư nợ tương đương với 2427 tỷ VND. Đồng thời thì tỷ trọng
dư nợ ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) giảm từ 57.6% năm 2010
xuống còn 35% năm 2012. Tuy nhiên cùng với xu hướng tăng của tổng dư nợ thì
dư nợ của DNQD tăng các năm còn tổng dư nợ của DNNQD lại giảm qua các
năm. Đến năm 2012 dư nợ ở các DNQD bằng 140,37% so với năm 2011.
1.4.2.3 Xét theo đảm bảo tiền vay
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
14
2010
2011
2012
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
Biểu đồ 1.5: Tình hình cho vay và đầu tư theo ĐBTS
Trong hai năm 2010 và 2011 tình hình dư nợ không được khả quan khi mà
dư nợ có tài sản không đảm bảo luôn nằm trên con số 50% tổng dư nợ. Nhưng
đến năm 2012 thì tình hình dư nợ đã khả quan hơn khi mà con số dư nợ không
có tài sản đảm bảo đã giảm xuống chỉ còn chiếm 32,5% tổng dư nợ.
1.4.3 Công tác khách hàng
Trong năm 2012, chi nhánh đã mở rộng mối quan hệ mới với 61 doanh
nghiệp ( lên 400 doanh nghiệp ) trong đó có 150 khách hàng là doanh nghiệp
ngoài quốc doanh. Có doanh nghiệp xác lập quan hệ tín dụng, có quan hệ quan
hệ tiền gửi, dịch vụ, hoạt động thanh toán quốc tế.
1.4.4 Công tác dịch vụ ngân hàng
Thu dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, thu dịch vụ ròng 2012 đạt
36.367 tỷ VND tăng 69,15% so với năm 2010 và 28,5% so với năm 2011,đạt
118% kế hoạch năm 2012; một số hoạt động có mức tăng trưởng cao như thu phí
bảo lãnh tăng 48,43%, thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế tăng 86,5% so với năm
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
15
20122011
2010
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
2011, kết quả hoạt động dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu doanh thu của chi
nhánh Nam Á- Hà Nội, tỷ trọng thu dịch vụ ròng tổng thu chi mức 18.52% cao
hơn mức bình quân của toàn hệ thống(16,5%).
1.4.5 Các hoạt động kinh doanh khác
Bên cạnh 2 hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, Ngân hàng Nam
Á- CN Hà Nội còn có các dịch vụ khác như: thanh toán quốc tế, mua bán ngoại
tệ, bảo lãnh, bảo quản tài sản hộ…. Các dịch vụ này không những góp phần đa
dạng hoá hoạt động mà còn làm gia tăng thu nhập cho chi nhánh. Thu nhập ròng
từ hoạt động dịch vụ của chi nhánh trong năm 2012 chiếm 24,1% lợi nhuận
trước thuế, trong đó:
- Thanh toán quốc tế chiếm : 47%
- Thanh toán trong nước : 10%
- Bảo lãnh chiếm : 16%
- Kinh doanh ngoại tệ : 22%
- Dịch vụ khác : 5%
Đáng chú ý nhất là hoạt động thanh toán quốc tế (chiếm 47% thu nhập ròng
từ hoạt động kinh doanh ngoài huy động và cho vay). Thanh toán quốc tế được
coi là một trong những thế mạnh của chi nhánh với đội ngũ nhân viên trẻ, năng
động, thành thạo nghiệp vụ, tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng. vì vậy, lượng
khách hàng sử dụng dịch vụ này của chi nhánh ngày càng đông.
1.4.6 Công tác kế toán và kho quỹ
Công tác kế toán tại chi nhánh đảm bảo hạch toán thanh toán chính xác kịp
thời các nghiệp vụ phát sinh, cung cấp kịp thời thông tin phục vụ công tác quản
trị điều hành. Công tác tài chính, quản lý tài chính theo đúng nguyên tắc, chế độ
kế toán nghành, đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
16
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Tổng thu nhập 714 511,5 272
Tổng chi phí 558 468,9 80,258
Lợi nhuận 156 42,6 191,742
( Nguồn :Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2010-2012 )
Biểu đồ 1.6: Kết quả hoạt động kinh doanh
Nửa đầu năm 2011 ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản cũng giống như
nhiều ngân hàng khác trong hệ thống các ngân hàng, lợi nhuận của Ngân hàng
Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó lợi nhuân đã giảm so với năm 2010 là
113,4 tỷ đồng tương đương 72,7%. Nhưng đến năm 2012 tình hình đã khả quan
hơn khi mà lợi nhuận của ngân hàng đã được cải thiện rất nhiều so với 2 năm
2010 và 2011.Ngân hàng đã thực hiện nhiều chính sách để tiết kiệm chi phí, lợi
nhuận đã tăng so với năm 2012 là 149,142 tỷ đồng tương đương 350%.
1.3 MỤC TIÊU TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA NGÂN HÀNG NAM Á-
CN HÀ NỘI
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
17
2012
20112010
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
Chi nhánh NH TMCP Nam Á- CN Hà Nội có một số mục tiêu sau:
- Tiến hành các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng gồm các doanh nghiệp
lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các cá nhân, đồng thời tư vấn cho khách
hàng về các sản phẩm của Ngân hàng.
- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng và quản lý các sản phẩm tín
dụng phù hợp với chế độ, thể chế hiện hành và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.
- Quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay tại chi nhánh, thẩm đinh và
tái thẩm định khách hàng của chi nhánh theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam.
- Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán XNK, kinh doanh ngoại tệ
theo quy định của NHNN Việt Nam.
- Thực hiện quản lý quỹ tiền mặt, quản lý an toàn kho quỹ theo quy định
của NHNN Việt Nam.
- Thực hiện công tác tổ chức, đào tạo cán bộ tại chi nhánh theo đúng chủ
trương chính sách của Nhà nước. Thực hiện công tác quản trị, văn phòng phục
vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh, an
toàn chi nhánh.
- Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi
nhánh. Đồng thời bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của
hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
18
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TRUNG – DÀI HẠN
CỦA NGÂN HÀNG NAM Á – CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ QUY ĐỊNH TÍN DỤNG TRUNG - DÀI HẠN
TẠI NH TMCP NAM Á- CN HÀ NỘI
2.1.1 Sơ lược về quy định tín dụng trung-dài hạn tại NH TMPCP Nam Á - CN
Hà Nội
•Mục đích cho vay :
Mục đích tài trợ cho vay trung- dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các
dự án có thời gian thu hồi chậm. Cụ thể là các dự án có khả năng thu hồi vốn từ
1 năm trở lên.
Mục đích cho vay của ngân hàng còn nhằm sử dụng nguồn vốn huy động
dư thừa tại ngân hàng cho các dự án, đem lại cho các dự án những khoản lợi
nhuận đồng thời mang lại thu nhập cho chính ngân hàng. Ngoài ta một số khoản
cho vay trung dài hạn của các ngân hàng không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà cho
vay theo sự uỷ thác của chính phủ, uỷ thác của ngân hàng thế giới.
•Đối tượng cho vay :
Đối tượng cho vay trung- dài hạn của Ngân hàng gồm nhiều loại khách
hàng khác nhau. Trong chính sách tín dụng của ngân hàng luôn có sự ưu tiên và
mở rộng các loại khách hàng khác nhau bao gồm : Hộ kinh tế cá thể, các doanh
nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH, hợp tác xã, Các tổ chức
kinh tế chính trị xã hội…
•Thời hạn cho vay trung- dài hạn :
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
19
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
Theo quy định hiện nay của ngân hàng nhà nước Việt Nam cho vay trung
hạn có thời gian từ 12 tháng đến 5 năm, cho vay dài hạn có thời hạn trên 5 năm
và thời hạn có thể lên tới 30- 40 năm.
•Nguồn vốn cho vay :
Ngân hàng huy động vốn từ các nguồn sau để tài trợ cho nghiệp vụ tín dụng
trung và dài hạn:
+ Vốn tự có của ngân hàng: Nói chung nguồn vốn này chiếm một tỷ trọng
không cao trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.
+ Huy động tiền gửi ngắn hạn trong nước: Nguồn huy động này biến động qua
từng thời kì, phụ thuộc vào biến động của thị trường vốn, vào sự thay đổi các định
chế của Nhà nước và được sử dụng để cho vay trung và dài hạn chủ yếu trong
trường hợp số dư tiền gửi ngắn hạn quá lớn, có khả năng gây ra ứ đọng vốn.
+ Huy động tiền gửi trung và dài hạn trong nước: trái phiếu, kì phiếu,: Đây
là nguồn tài trợ quan trọng cho nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn.
+ Vốn vay từ thị trường trong và ngoài nước: Nguồn huy động này bao
gồm cả khoản vay ngắn hạn ở thị trường liên ngân hàng hoặc vay từ NHNN và
các khoản vay dài hạn trong và ngoài nước.
+ Vốn uỷ thác tài trợ phát triển.
+ Các quĩ đầu tư phát triển theo nguồn vốn ODA và các nguồn khác.
•Lãi suất tín dụng trung- dài hạn :
Lãi suất cho vay của chi nhánh được xác định trên cơ sở cho vay trung- dài
hạn của Ngân Hàng Nhà Nước, lãi suất thị trường, số tiến vay, thời hạn cho vay
và loại khách hàng
•Mức tín dụng :
Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở xem xét nhu cầu của khách
hàng và khả năng đáp ứng của ngân hàng. Khi xác định hạn mức cấp tín dụng cho
khách hàng thì phải đảm bảo nguyên tắc tín dụng của Ngân Hàng Nhà Nước
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
20
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
Đối với tín dụng trung- dài hạn mức tín dụng được tính toán như sau:
Tín dụng ngân hàng= Nhu cầu đầu tư – Các khoản khác tham gia tài trợ
Nếu khách hàng chưa vay ngân hàng trên cơ sở thẩm định nếu các điều kiện
đảm bảo thì ngân hàng có thể có cho vay bằng với nhu cầu vừa tính. Nếu khách
hàng đang bay ngân hàng thì số tiền có thể cho vay thêm là:
Số tiền có thể cho vay thêm = nhu cầu vay ngắn hạn ngân hàng trong ký-
dư nợ đến thời điểm xin vay
•Tài sản đảm bảo :
Theo quy định của Ngân hàng nhà nước tài sản dùng để đảm bảo cho các
khoản vay trung- dài hạn đó là tài sản hình thành từ bản thân vốn đi vay, các tài
sản thuộc sở hữu hợp pháp của người đi vay, có thể bảo đảm được thực hiện bởi
bên thứ 3.
•Quy trình thẩm định dự án đầu tư :
Thẩm định dự án trong cho vay trung và dài hạn là yếu tố rất quan trọng.
Trong quy trình tín dụng của chi nhánh quy định rõ ràng từng bước trong thẩm
định một dự án đầu tư.
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án cần xin đầu tư ( bao gồm thuyết minh dự án và
phần thiết kế cơ sở) đến Ngân hàng.Sau đó ngân hàng tiếp nhận hồ sơ và lên kế
hoạch tổ chức thẩm định.
Bước 2: Thực hiện việc thẩm định
Lúc này Ngân hàng sẽ làm các công việc sau:
+ Thu thấp tài liệu, thông tin cần thiết cho việc đánh giá phân tích.
+ Xử lý thông tin, đánh giá phân tích.
+ Nội dung thẩm định dự án đầu tư gồm :
- Thẩm định tư các pháp nhân vay vốn.
- Phân tích tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính của doanh
nghiệp trong những năm gần đây (ít nhất 3 năm liên tục gần đây) gồm :
+Phân tích tình hình tài chính
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
21
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
+Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư
+Thẩm định về phương diện kỹ thuật như thẩm định về quy mô, về mặt
công nghệ và trang thiết bị, về phương diện tổ chức, quản lý vận hành của dự án.
+Thẩm định tính khả thi của dự án về nội dung kinh tế tài chính. Đặc biệt
phải tính toán kỹ lưỡng 2 chỉ tiêu quan trọng nhất là : Giá trị hiện tại ròng NPV
và tỷ suất thu hồi vốn nội bộ IRR.
Bước 3 : Cán bộ thẩm định lập báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư
trình trưởng phòng tín dụng xem xét.
Bước 4: Trình cho giám đốc xét duyệt và đưa ra quyết định cuối cùng.
2.1.2 Giới thiệu về các sản phẩm tín dụng trung dài hạn tại NH TMCP Nam Á
- CN Hà Nội
2.1.2.1 Sản phẩm dành cho cá nhân
Cho vay mua căn hộ thế chấp bằng chính căn hộ mua
NH Nam Á cho khách hàng của NH Nam Á cũng như khách hàng của công
ty (công ty này có ký hợp đồng liên kết với NH Nam Á và làm chủ đầu tư xây
dựng) vay mua căn hộ bảo đảm bằng chính căn hộ mua.
Cho vay mua nhà trong các dự án liên kết
NH Nam Á đồng ý cấp một khoản tín dụng cho khách hàng để khách hàng
mua nhà trong các dự án liên kết với NH Nam Á
Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản
NH Nam Á đồng ý cấp tín dụng tín chấp đối với khách hàng là cá nhân Việt
Nam đang làm việc ổn định tại các tổ chức (cơ quan) có nhu cầu vay vốn phục
vụ đời sống.
Cho vay tiêu dùng
NH Nam Á đồng ý cấp một khoản tín dụng cho khách hàng nhằm mục đích
giúp thêm nguồn tài chính cho khách hàng để khách hàng thực hiện nhu cầu mua
sắm, tiêu dùng, sinh hoạt cho gia đình và cá nhân.
Cho vay mua xe ôtô
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
22
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
NH Nam Á cấp một khoản tín dụng cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu
mua xe cho mục đích sử dụng cá nhân.
Cho vay tín chấp (dành cho cán bộ công nhân viên thuộc Ngân hàng Nam Á)
NH Nam Á đồng ý cấp một khoản tín dụng cho CBNV và gia đình của
CBNV đang làm việc trong hệ thống NH Nam Á nhằm phục vụ cho đời sống cá
nhân và gia đình của CBNV.
2.1.2.2 Sản phẩm dành cho doanh nghiệp
Cho vay mua nhà trong các dự án liên kết của Ngân hàng Nam Á
Nhằm phục vụ nhu cầu mua nhà của khách hàng trong các dự án mà chủ
đầu tư có liên kết với NH Nam Á.
Cho vay mua xe ôtô
NH Nam Á đồng ý cấp một khoản tín dụng cho khách hàng nhằm đáp ứng
nhu cầu của khách hàng mua xe cho mục đích kinh doanh.
Cho vay đồng tài trợ
Tổ chức thực hiện việc cấp tín dụng của bên đồng tài trợ với sự tham gia
của hai hay nhiều tổ chức tín dụng mà trong đó NH Nam Á làm đầu mối hoặc là
thành viên cho một hoặc một phần dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, đầu tư phát triển và đời sống.
Cho vay dự án
Sản phẩm nhằm đáp ứng nguồn vốn cho các doanh nghiệp để đầu tư vào dự
án hoặc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm đầu tư xây dựng cơ
bản nhà xưởng, mua máy móc thiết bị, nguyên vật liệu để triển khai dự án.
Cho vay đầu tư máy móc thiết bị
Sản phẩm đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản xuất,
kinh doanh, cung ứng dịch vụ. xây dựng công trình, nhà xưởng, thực hiện các dự
án mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật và tài trợ xuất nhập khẩu.
Cho vay không đảm bảo bằng tài sản
Hình thức cho vay không cần bảo đảm bằng tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu
vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống.
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
23
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
2.1.3 Quy trình tín dụng trung- dài hạn tại NH TMCP Nam Á – CN Hà Nội
2.1.3.1 Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp
pháp, hợp lệ của hồ sơ.
•Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn:
CBTD chịu trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ vay
vốn. Hồ sơ gồm những nội dung cơ bản sau:
- Giấy Đề nghị vay vốn
- Hồ sơ pháp lý về khách hàng.
- Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính.
- Hồ sơ về dự án vay vốn.
- Hồ sơ về bảo đảm tiền vay.
•Kiểm tra hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ.
CBTD chịu trách nhiệm:
- Kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn.
- Báo cáo Trưởng phòng xin ý kiến chỉ đạo.
+ Nếu đủ, tiến hành thực hiện các bước tiếp theo.
+ Trường hợp tài liệu khách hàng cung cấp chưa đủ để tiến hành thẩm định,
quyết định cho vay, đề nghị khách hàng bổ sung hoàn thiện.
Sau khi nhận hồ sơ cán bộ tín dụng phải ký nhận về ngày tháng năm nhận,
thời gian nhận đủ hồ sơ và danh mục hồ sơ
2.1.3.2 Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ
•Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ
Cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định chịu trách nhiệm tiến hành thẩm định
những nội dung sau:
+ Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng
+ Thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, năng lực hoạt
động và uy tín của khách hàng
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
24
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Học viện Ngân hàng
+ Thẩm định về khả năng đáp ứng nguồn vốn, lãi suất, thời hạn cho vay của
bản thân Ngân hàng.
+ Thẩm định về hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án
+ Thẩm định về kinh tế kỹ thuật của dự án theo nội dung hướng dẫn thẩm
định ban hành kèm theo qui trình thẩm định
+ Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay.
•Lập tờ trình.
•Trình Trưởng phòng tín dụng:
Sau khi lập xong tờ trình, CBTD tập hợp lại hồ sơ, báo cáo Trưởng phòng:
Trưởng phòng chịu trách nhiệm:
- Kiểm tra, kiểm soát lại hồ sơ vay vốn, những nội dung CBTD đã nêu
trong tờ trình.
- Bổ sung thêm những thông tin về khách hàng và dự án (nếu có), có ý kiến
độc lập đề xuất cho vay, không cho vay
Ý kiến của Trưởng phòng phải ghi trực tiếp vào tờ trình và chịu trách
nhiệm về những thông tin, ý kiến đánh giá, đề xuất đưa ra trong tờ trình.
•Trình Lãnh đạo:
CBTD chịu trách nhiệm:
-Tập hợp lại hồ sơ tín dụng.
- Tờ trình của phòng tín dụng và các phòng chức năng khác trình Lãnh đạo
quyết định.
2.1.3.3 Quyết định cho vay
•Xét duyệt cho vay:
Lãnh đạo căn cứ vào quy định về thẩm quyền xét duyệt cho vay của Chi
nhánh để quyết định:
- Trực tiếp xem xét và quyết định.
- Đưa ra Hội đồng tín dụng.
•Quyết định cho vay:
Lê Thị Hải Yên Lớp: 35A2
25