TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
Đề tài: Giới thiệu một số vấn đề cơ bản về đầu tư
chứng khoán (đọc bảng điện tử, mở tài khoản…)
GVHD: Võ Thị Xuân Hạnh
Nhóm thực hiện: Nguyễn Thị Thoa
Trần Thị Thảo Trang
Nguyễn Quốc Tấn
Võ Quốc Tín
Nguyễn Lệ Thuỷ
Lê Thị Trà Ly
2
1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSC).
1.1 Giới thiệu về công ty :
Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HSC) là công ty cung cấp các
dịch vụ tài chính và đầu tư hàng đầu tại thị trường Việt Nam - một trong những quốc gia có
nền kinh tế và thị trường vốn phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Khách hàng của công ty
chúng tôi bao gồm các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân, các quỹ đầu tư, các công ty nhà nước và
các cá nhân khác đang hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực, thị trường và vùng địa lý khác nhau.
Được thành lập như một phần của sự hợp tác chiến lược và đầu tư của hai tổ chức dẫn đầu
trong lĩnh vực tài chính Việt Nam: Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.Hồ Chí Minh
(HFIC) - Công ty đầu tư trực tiếp và gián tiếp của Nhà nước, trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân TP.
Hồ Chí Minh và Công ty Quản Lý Quỹ nước ngoài uy tín nhất tại Việt Nam - Tập đoàn
Dragon Capital của Anh Quốc, HSC thừa hưởng những thế mạnh về chuyên môn và thế mạnh
về tài chính của hai tổ chức này trong việc cung cấp các dịch vụ đầu tư tài chính chuyên
nghiệp một cách toàn diện.
Từ khi thành lập năm 2003, những tăng trưởng về vốn đã giúp HSC củng cố vị trí là
một trong những công ty chứng khoán có tình hình tài chính tốt nhất tại Việt Nam với
vốn điều lệ hơn 1.008 tỷ đồng và tổng vốn chủ sở hữu hơn 2.142 tỷ đồng tính đến tháng
30/04/2012. HSC không ngừng tập trung củng cố hoạt động, xây dựng hệ thống, hoàn
thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như minh bạch hoá thông tin theo chuẩn mực
quốc tế. Trong năm 2011 HSC liên tiếp đón nhận các giải thưởng bình chọn của các tổ
chức lớn có uy tín trong nước và quốc tế về năng lực chuyên môn và tính minh bạch
trong hoạt động như:
HSC xác định chiến lược cho giai đoạn 5 năm tới, bắt đầu từ năm 2011 là tăng cường
mở rộng tầm hoạt động vươn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, sẽ liên kết với một đối tác
chiến lược tầm cỡ toàn cầu và có thế mạnh trong lĩnh vực Ngân hàng đầu tư.
HSC được xem như là một phần trong hệ thống các công ty đóng góp mạnh mẽ vào tốc
độ phát triển rất nhanh của nền kinh tế Việt Nam hiện tại và trong tương lai. Tính đến
tháng 8/2011, HSC có hệ thống mạng lưới bao gồm 7 phòng giao dịch và chi nhánh trên
cả nước với Trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tên công ty: Công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSC).
Địa chỉ: Trụ sở chính tọa lạc tại tầng 5&6, tòa nhà AB, 76 Lê Lai, Quận 1,
TP.HCM
Địa chỉ wed: www.hsc.com.vn
Email:
Điện thoại: 08.39142121
Logo:
3
Sơ đồ tổ chức:
Hoạt động chính:
• Công ty cổ phần chứng khoán TP.HCM là một trong những công ty cung cấp các dịch
vụ tài chính và đầu tư hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Khách hàng của công ty bao
gồm các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân, các quỹ đầu tư, các công ty nhà nước và các cá
nhân khác đang hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực, thị trường và vùng địa lý khác
nhau. Hiện tại ở HSC, có bốn mảng dịch vụ, kinh doanh chính: Môi giới, Nghiên cứu
& Phân tích, Tài chính doanh nghiệp và nghiệp vụ Nguồn vốn.
+ Nghiệp vụ môi giới: Cung cấp dịch vụ và hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức tạo
ra giá trị thặng dư nhờ sự kết hợp giữa các báo cáo phân tích chất lượng và công nghệ hiện
đại.
+ Dịch vụ Nghiên cứu & Phân tích: Cung cấp đầy đủ dịch vụ nghiên cứu, phân tích bao gồm
báo cáo thị trường hàng ngày, phân tích công ty, phân tích ngành và phân tích chiến lược, tổ
chức các chuyến thăm, thị sát doanh nghiệp cũng như các diễn đàn thảo luận cho nhà đầu tư,
phát triển và cung cấp phương pháp tiếp cận định lượng trong giao dịch thị trường.
+ Nghiệp vụ tài chính doanh nghiệp: Cung cấp dịch vụ phát hành cổ phần trong việc tư hữu
hóa các doanh nghiệp nhà nước, cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư trong các đợt phát hành
lần đầu ra công chúng (IPOs) và dịch vụ liên quan đến những hoạt động phát hành sau này
trên cả thị trường vốn và thị trường nợ tại Việt Nam.
+ Nghiệp vụ nguồn vốn: Sử dụng nền tảng nguồn vốn dồi dào để đảm bảo các hoạt động
phát hành, tạo điều kiện thanh khoản cho các nhà đầu tư cũng như các tổ chức phát hành
chứng khoán và tham gia khởi tạo thị trường, tăng cường sức mua cho nhà đầu tư bằng khả
năng giao dịch ký quỹ, HSC cũng có một chiến lược đầu tư rõ ràng để định hướng cho các
hoạt động đầu tư nhằm sử dụng vốn của cổ đông một cách thận trọng.
• Hoạt động chủ yếu của các công ty chứng khoán hiện nay là hoạt động môi giới. Hoạt
động này phát triển đã đem lại nhiều lợi ích cho thị trường chứng khoán nói chung cho
các công ty chứng khoán và các nhà đầu tư nói riêng. Là một công ty dịch vụ trọn gói
về môi giới chứng khoán phục vụ cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức,
HSC cung cấp dịch vụ và hỗ trợ khách hàng với chất lượng cao nhất. Thế mạnh của
HSC là sự kết hợp giữa năng lực nghiên cứu, lợi thế về công nghệ và năng lực tài
chính. HSC là công ty tiên phong trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới
nhằm đáp ứng một cách hoàn hảo nhất yêu cầu của khách hàng.
4
Môi giới chứng khoán Khách hàng Tổ chức:
Năng lực nghiên cứu là nguồn lực chính và cũng là yếu tố tạo sự khác biệt trong dịch vụ Môi
giới Khách hàng Tổ chức. Với đội ngũ nghiên cứu hùng hậu, các chuyên gia có kinh nghiệm
nhất so với các đơn vị khác trong ngành, HSC đã được các khách hàng bình chọn là Công ty
chứng khoán tốt nhất và Đội ngũ Nghiên cứu phân tích hàng đầu Việt Nam. Với năng lực
nghiên cứu vững mạnh, HSC đã mang lại các tiện ích thiết thực và các thông tin có giá trị sâu
sắc cho các khách hàng tổ chức về nền kinh tế, thị trường và các khu vực kinh tế thông qua
các báo cáo thường nhật, các báo cáo công ty, các báo cáo chuyên ngành theo mảng đầu tư và
các tài liệu phân tích chiến lược. Hiện tại, HSC là đơn vị tiên phong trong việc gửi báo cáo
theo dõi thị trường hàng ngày đến các tổ chức đầu tư. Mặc dù thị trường suy thoái, HSC đã
liên tục tăng số lượng khách hàng và thị phần môi giới khách hàng tổ chức để trở thành một
trong ba nhà Môi giới chứng khoán hàng đầu cho các tổ chức đầu tư nước ngoài.
HSC đã đa dạng hóa các dịch vụ Môi giới chứng khoán Khách hàng Tổ chức để cung cấp
thêm sự lựa chọn về đầu tư cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Quan trọng nhất, sẽ tập
trung phát triển năng lực cốt lõi của mình là công tác nghiên cứu để tiếp tục mở rộng thị phần.
Môi giới chứng khoán Khách hàng Cá nhân:
Dịch vụ Môi giới chứng khoán Khách hàng Cá nhân là một thế mạnh trong hoạt động kinh
doanh của HSC từ ngày thành lập. Năm 2011, HSC đứng vị trí thứ 2 trên sàn HOSE và giữ
vững vị trí thứ 3 trên sàn HNX về thị phần khách hàng cá nhân. Quý 1 năm 2012 HSC đã
vươn lên vị trí số 1 trên cả 2 sàn. HSC luôn đổi mới và hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu
đầu tư của các khách hàng cá nhân ngày càng hiểu biết sâu hơn về thị trường.
Thế mạnh của HSC là những công cụ phân tích, các công nghệ tiên tiến đã ứng dụng, năng lực
nghiên cứu và khả năng truy cập thông tin thị trường một cách nhanh chóng. Song song đó
cũng không ngừng duy trì yếu tố con người và kinh nghiệm. Mô hình dịch vụ cao cấp của
HSC giành cho các nhà đầu tư cá nhân bao gồm bốn yếu tố mang tính giá trị gia tăng: Thông
tin, Truy cập, Dịch vụ và Nguồn lực Vốn. HSC đảm bảo cung cấp một cách tốt nhất tất cả
những yếu tố này nhờ năng lực nghiên cứu, khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến và đội ngũ
các chuyên viên môi giới tận tụy.
HSC là công ty Môi giới chứng khoán duy nhất trên thị trường vận dụng khái niệm Trung tâm
Môi giới Khách hàng Cá nhân trên cơ chế các chuyên viên môi giới tư vấn trực tiếp cho khách
hàng cá nhân ngay tại trung tâm thông qua các cổng thông tin VIS và các cổng đặt lệnh OPT.
I. Một số quy định chung về giao dịch chứng khoán
1. Thời gian giao dịch:
Phương thức giao dịch Giờ giao dịch
Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư
Khớp lệnh định kỳ mở cửa và thỏa
thuận
9h00’ đến 9h15’
Khớp lệnh liên tục I và thỏa thuận 9h15’ đến 11h30’
Nghỉ giữa phiên 11h30’ đến 13h00’
Khớp lệnh liên tục II và thỏa thuận 13h00’ đến 14h30’
5
Khớp lệnh định kỳ đóng cửa và thỏa
thuận
14h30’ đến 14h45’
Giao dịch thỏa thuận 14h45’ đến 15h00’
Trái phiếu
Giao dịch thỏa thuận 9h00’ đến 11h30’
Nghỉ giữa phiên 11h30’ đến 13h00’
Giao dịch thỏa thuận 13h00’ đến 15h00’
Lệnh có giá trị trong suốt thời gian giao dịch, không hết hạn trong thời gian nghỉ giữa
phiên.
Sàn giao dịch làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần (trừ ngày lễ)
2. Lệnh giao dịch:
Trên sàn giao dịch CK TP.HCM, hiện sử dụng các loại lệnh giao dịch sau: Lệnh giao dịch
tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (ATO); Lệnh giới hạn (LO); Lệnh giao dịch tại
mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC); Lệnh thị trường (MP).
a. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (ATO):
• Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa.
• Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.
• Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác
định giá mở cửa và sẽ tự động tự hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh
không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.
b. Lệnh giới hạn (LO)
Là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc giá tốt hơn. Lệnh giới
hạn được áp dụng trong cả khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa, đóng cửa và khớp lệnh liên
tục.
Lệnh có ghi giá:
Vd: Mua REE 1.000cp @254
Bán SAM 500cp @206
Hiệu lực của lệnh: đến lúc kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ (trừ
lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài).
Lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài nhập vào hệ thống trong thời gian khớp lệnh
định kỳ xác định giá mở cửa hoặc giá đóng cửa nếu không được khớp hoặc chỉ được khớp
một phần vào thời điểm khớp lệnh xác định giá mở cửa hoặc giá đóng cửa thì lệnh mua hoặc
phần còn lại của lệnh mua đó sẽ tự động bị huỷ bỏ.
6
Lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài nhập vào hệ thống trong thời gian khớp lệnh
liên tục nếu không được khớp hoặc chỉ được khớp một phần thì lệnh mua hoặc phần còn lại
của lệnh mua đó sẽ tự động bị huỷ bỏ.
Ví dụ về lệnh LO (định kỳ):
Cổ phiếu AAA: Giá tham chiếu: 99; Kết quả khớp lệnh: Giá khớp 100- Khối lượng
khớp:2000
Sổ lệnh như sau:
KL Mua Giá Mua Giá bán KL Bán
5000 100 98 1000
100 1000
Sổ lệnh sau khi khớp:
KL Mua Giá Mua Giá bán KL Bán
3000 100
Ví dụ về lệnh LO (liên tục)
Cổ phiếu AAA: Giá tham chiếu: 99; Kết quả khớp lệnh: Giá 98 - KL khớp 1000: Giá 100
- KL khớp 1000
Sổ lệnh như sau:
KL Mua Giá Mua Giá bán KL Bán
(C) 5000 100 98 1000 (A)
100 1000 (B)
Sổ lệnh sau khi khớp:
KL Mua Giá Mua Giá bán KL Bán
(C) 3000 100
c. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa ( ATC):
Tương tự như lệnh ATO nhưng được áp dụng trong thời gian khớp lệnh định kỳ xác định
giá đóng cửa.
Ví dụ về lệnh ATO (ATC)
Sổ lệnh (Trong thời gian khớp lệnh định kỳ):
Cổ phiếu AAA, giá tham chiếu : 99. Lệnh vào hệ thống theo thứ tự A, B, C.
KL đặt mua Giá đặt mua Giá đặt bán KL đặt bán
5,000 ( C ) 100 ATO (ATC) 4,000 ( B )
7
99 2,000 ( A )
Kết quả khớp:
- Giá khớp : 99
- Khối lượng khớp: 5,000. Trong đó: C-B : 4,000.
- Lệnh ATO (ATC) được ưu tiên trước so với lệnh giới hạn trong so khớp lệnh.
d. Lệnh thị trường (MP) (áp dụng từ 02/07/2012)
- Là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc bán tại mức giá mua cao
nhất hiện có trên thị trường.
- Khi được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh mua MP sẽ được thực hiện ngay tại mức
giá bán thấp nhất và lệnh bán MP sẽ thực hiện ngay tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị
trường. Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn chưa được thực hiện hết, lệnh MP sẽ được
xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo
hiện có trên thị trường và tiếp tục so khớp.
- Nếu khối lượng đặt của lệnh MP vẫn còn sau khi giao dịch theo nguyên tắc trên và
không thể tiếp tục khớp được nữa thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại
mức giá cao hơn một bước giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó hoặc lệnh giới hạn bán
tại mức giá thấp hơn một bước giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó.
- Trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần đối với lệnh mua hoặc giá sàn đối với
lệnh bán MP thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc lệnh
giới hạn bán tại giá sàn.
- Lệnh MP có hiệu lực trong phiên khớp lệnh liên tục
- Lệnh MP sẽ tự động hủy nếu không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh
vào hệ thống giao dịch.
- Lệnh mua MP của nhà đầu tư nước ngoài sau khi khớp một phần, phần còn lại sẽ tự
động hủy nếu chứng khoán hết room.
Lệnh thị trường chỉ sử dụng trong phiên khớp lệnh liên tục (9:00 - 10:00).
Có thể thấy quá trình sử dụng lệnh thị trường rõ hơn qua sơ đồ và ví dụ sau:
Lệnh không ghi giá (ghi MP - giá thị trường)
Ví dụ: Mua REE 1.000cp @MP
Bán SAM 500cp @MP
Trình tự khớp:
8
Lệnh đối ứng? Không có >> Lệnh bị từ chối
Có >> Xét Giá tốt nhất: Khớp hết? >> Chấm dứt
Không khớp hết >> Giá tốt kế tiếp. Khớp hết? >> Chấm dứt
Không khớp hết >> Giá tốt kế tiếp…
Khối lượng lệnh MP hết? >> Chấm dứt
Khối lượng lệnh MP còn >> Chờ trên sổ lệnh tại mức giá thực hiện cuối cùng +1 đơn vị
yết giá nếu là lệnh MP mua (-1 đơn vị yết giá nếu là lệnh MP bán).
Ví dụ về lệnh thị trường:
Sổ lệnh cổ phiếu BBB như sau:
KL Mua
Giá mua
Giá bán
KL Bán
500 MP 1200 1000
121 2000
Kết quả khớp lệnh:
- 3000 - 1000(120)
- 2000(121)
- 2000 chuyển thành lệnh LO mua tại mức giá 122.
Sổ lệnh cổ phiếu BBB sau khi so khớp như sau:
KL Mua
Giá mua
Giá bán
KL Bán
2000 122
Kết quả khớp lệnh:
- 3000 - 1000(120
- 2000(121)
- 2000 chuyển thành lệnh LO mua tại mức giá 122
3. Định chuẩn lệnh:
Định chuẩn lệnh là các điều kiện thực hiện lệnh mà nhà đầu tư quy định cho nhà môi
giới khi thực hiện giao dịch. Khi kết hợp các định chuẩn lệnh với các lệnh cơ bản, chúng ta
sẽ có một danh mục các lệnh khác nhau.
+ Lệnh có giá trị trong ngày (Day Order).Là lệnh giao dịch có giá trị trong ngày. Nếu
lệnh không được thực hiện trong ngày thì sẽ được tự động huỷ bỏ.
9
+ Lệnh đến cuối tháng (GTM- Good Till Month)là lệnh giao dịch có giá trị đến cuối
tháng.
+ Lệnh có giá trị đến khi huỷ bỏ (GTC- Good Till Canceled) là lệnh có giá trị đến khi
khách hàng huỷ bỏ hoặc đã thực hiện xong.
+ Lệnh tự do quyết định (NHư Not Held) là lệnh giao dịch cho phép các nhà môi giới
được tự do quyết định về thời điểm và giá cả trong mua bán chứng khoán cho khách hàng.
Với loại lệnh này, nhà môi giới sẽ xem xét thị trường và quyết định thời điểm, mức giá mua
bán tốt nhất cho khách hàng song không phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả giao dịch.
+ Lệnh thực hiện tất cả hay huỷ bỏ (AON -All or Not)tức là toàn bộ các nội dung của
lệnh phải được thực hiện đồng thời trong một giao dịch, nếu không thì huỷ bỏ lệnh.
+ Lệnh thực hiện ngay toàn bộ hoặc huỷ bỏ (FOK – Fill or Kill)là lệnh yêu cầu thực
hiện ngay toàn bộ nội dung của lệnh nếu không thì huỷ bỏ lệnh.
+ Lệnh thực hiện ngay tức khắc hoặc huỷ bỏ (IOC – Immediate or Cancel)tức là lệnh
trong đó toàn bộ nội dung lệnh hoặc từng phần sẽ phải được thực thi ngay tức khắc, phần còn
lại sẽ được huỷ bỏ.
+ Lệnh tại lúc mở của hay đóng cửa (At the opening or market on close Order)là lệnh
được ra vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa.
+ Lệnh tuỳ chọn (Either/or Order hay Contingent Order)là lệnh cho phép nhà môi giới
lựa chọn một trong hai giải pháp hoặc là mua theo lệnh giới hạn hoặc là bán theo lệnh dừng.
Khi thực hiện theo một giải pháp thì huỷ bỏ giải pháp kia.
+ Lệnh tham dự nhưng không phải tham dự đầu tiên (PNI) tức là loại lệnh mà khách
hàng có thể mua hoặc bán một số lớn chứng khoán nhưng không phụ thuộc vào thời kỳ tạo
giá mới do đó không làm thay đổi giá cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường. Loại giao dịch này
cho phép người mua hoặc người bán tích luỹ hoặc phân phối chứng khoán trên thị trường mà
không ảnh hưởng đến cung và cầu loại chứng khoán đó trên thị trường.
+ Lệnh hoán đổi (Switch Order)là lệnh bán chứng khoán này, mua chứng khoán khác để
hưởng chênh lệch giá.
+ Lệnh mua giảm giá (Buy Minus)là lệnh giao dịch trong đó quy định nhà môi giới hoặc
là mua theo lệnh giới hạn hoặc là mua theo lệnh thị trường với giá thấp hơn giá giao dịch
trước đó một chút.
10
+ Lệnh bán tăng giá (Sell Plus)là lệnh giao dịch trong đó yêu cầu nhà môi giới hoặc là
bán theo lệnh giới hạn hoặc là bán theo lệnh thị trường với mức giá cao hơn giá giao dịch
trước đó một chút.
+ Lệnh giao dịch chéo cổ phiếu (Crossing Stocks)là lệnh mà nhà môi giới phối hợp lệnh
mua và lệnh bán với một chứng khoán cùng thời gian giữa hai khách hàng để hưởng chênh
lệch giá.
4. . Đơn vị giao dịch:
• Đơn vị giao dịch khớp lệnh lô chẵn: 10 cố phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư.
• Khối lượng giao dịch thỏa thuận: từ 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trở lên.
• Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thỏa thuận.
• Giao dịch cổ phiếu có khối lượng từ 01 đến 09 cổ phiếu (lô lẻ) được thực hiện trực tiếp
giữa người đầu tư với công ty chứng khoán, giá thực hiện được xác định bằng 90% giá
tham chiếu của ngày ký kết Hợp đồng.
5. Đơn vị yết giá
- Đối với phương thức khớp lệnh:
Mức giá Đơn vị yết giá
<= 49.000 đồng 100 đồng
50.000 – 99.500 đồng 500 đồng
>= 100.000 đồng 1.000 đồng
- Không quy định đơn vị yết giá đối với phương thức giao dịch thỏa thuận.
6. Biên độ dao động giá
- Biên độ dao động giá quy định trong ngày đối với giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu
tư là ± 7%.
- Không áp dụng biên độ dao động giá đối với giao dịch trái phiếu.
- Cách tính giá:
• Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + Biên độ dao động).
• Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% - Biên độ dao động).
Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ có mức giá trần - sàn sau khi điều chỉnh biên độ dao động
± 7% nhưng giá trần/ sàn vẫn bằng mức giá tham chiếu sẽ điều chỉnh như sau:
• Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn vị yết giá.
• Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu - một đơn vị yết giá.
Trường hợp giá trần và sàn của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ sau khi điều chỉnh theo cách trên
bằng không (0), giá trần và sàn sẽ được điều chỉnh như sau:
• Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn vị yết giá.
• Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu.
- Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới niêm yết, trong ngày giao dịch đầu tiên, giá giao dịch
được biến động trong +/-20% giá giao dịch dự kiến. Tổ chức niêm yết và công ty chứng
khoán làm tư vấn niêm yết (nếu có) phải đưa ra mức giá giao dịch dự kiến để tính giá tham
11
chiếu cho cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trong ngày giao dịch đầu tiên. Nếu trong 03 ngày giao
dịch đầu tiên, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới niêm yết vẫn chưa có giá đóng cửa, tổ chức
niêm yết phải được xác định giá giao dịch dự kiến.
- Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được giao dịch trở lại sau khi tạm dừng giao dịch trên 90
ngày, biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên sẽ được HSX xác đinh sau khi có
sự chấp thuận của SSC.
- Giá đóng cửa trong ngày giao dịch đầu tiên sau khi được giao dịch trở lại sẽ là giá tham
chiếu cho ngày giao dịch kế tiếp. Biên độ dao động giá 7% được áp dung cho ngày giao
dịch kế tiếp.
- Nếu trong 03 ngày đầu tiên sau khi giao dịch trở lại, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được giao
dịch trở lại vẫn chưa có giá đóng cửa, HSX sẽ xem xét điều chỉnh biên độ dao động giá
của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ sau khi có sự chấp thuận của SSC.
7. Giá tham chiếu
Giá tham chiếu của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư đang giao dịch là giá đóng cửa của
cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư trong ngày giao dịch gần nhất trước đó. Ngoài ra, giá tham
chiếu là cơ sở để xác định giá trần, giá sàn của ngày giao dịch hiện tại.
Trong quá trình theo dõi và tham gia thị trường, thỉnh thoảng người đầu tư nhận thấy
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán không lấy giá đóng cửa của một cổ phiếu nào đó trong
phiên giao dịch trước đó làm giá tham chiếu cho cổ phiếu này trong ngày giao dịch tiếp theo
như thường lệ. Đó là ở trường hợp ở những phiên giao dịch người đầu tư giao dịch không
được nhận cổ tức bằng tiền, không được nhận thưởng bằng tiền, ngày giao dịch không được
hưởng quyền mua cổ phiếu mới trong đợt phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn hay trong ngày
giao dịch không được hưởng phần phát thưởng bằng cổ phiếu, ngày giao dịch không được
hưởng cổ tức bằng cổ phiếu hoặc tổ hợp nào đó của các yếu tố trên. Trong đó, ngày giao dịch
không hưởng cổ tức (ex-dividend date) là ngày mà nếu cổ phiếu được giao dịch (mua/bán) vào
ngày đó thì người mua (người sở hữu) sẽ không được hưởng cổ tức. Cổ tức sẽ được trả cho
người có tên trong danh sách hưởng cổ tức sở hữu cổ phiếu đó được lập vào ngày đăng ký
(record date) cuối cùng.
Giá tham chiếu được xác định như sau:
a. Giá tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và trái phiếu đang giao dịch bình thường
là giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó.
b. Trường hợp chứng khoán mới được niêm yết, trong ngày giao dịch đầu tiên Trung tâm giao
dịch nhận lệnh giao dịch không giới hạn biên độ dao động giá và lấy giá đóng cửa của ngày
giao dịch làm giá tham chiếu. Biên độ dao động giá được áp dụng từ ngày giao dịch kế tiếp.
c. Trường hợp chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát, chứng khoán không còn thuộc diện bị
kiểm soát, chứng khoán bị ngừng giao dịch trên 30 ngày, thì giá tham chiếu được xác định
tương tự quy định tại điểm b.
d. Trường hợp giao dịch chứng khoán không được hưởng các quyền kèm theo, giá tham chiếu
được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất điều chỉnh theo
giá trị của các quyền kèm theo.
12
- Giá tham chiếu (Ptc) của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng cổ tức được tính theo
công thức:
Ptc = Giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó – giá trị cổ tức.
- Giá tham chiếu của cổ phiếu (Ptc) trong ngày giao dịch không hưởng phần chia lãi bằng tiền:
Ptc = Giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó – giá trị tiền thưởng.
e. Trường hợp tách gộp cổ phiếu, giá tham chiếu sau khi tách gộp được xác định theo nguyên
tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch trước ngày tách gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách gộp cổ
phiếu.
f. Trong một số trường hợp cần thiết, Trung tâm giao dịch có thể áp dụng phương pháp xác
định giá tham chiếu khác sau khi có sự chấp thuận của Chủ tịch UBCKNN
ĐỌC BẢNG ĐIỆN TỬ:
ĐƠN VỊ GIÁ: 1,000 ĐỒNG | ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG: 1 CỔ PHIẾU
* Mã CK *: Giao dịch không hưởng quyền
BẢNG GIÁ CHỨNG KHOÁN TRÊN BẢNG ĐIỆN TỬ CỦA CÁC CỔ PHIẾU NIÊM
YẾT TRÊN 2 SÀN GIAO DỊCH LÀ HOSE VÀ HNX.
Mã CK: Là mã hiệu của chứng khoán được đăng ký và niêm yết tại Trung tâm giao dịch
chứng khoán.
TC: giá tham chiếu: Là giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó là cơ sở để xác định
giá trần và giá sàn.
13
Giá Trần: là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư chỉ được phép đặt lệnh với giá tối đa bằng
hoặc nhỏ hơn giá này.
Giá Sàn: là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư chỉ được phép đặt lệnh với giá tối thiểu bằng
hoặc lớn hơn giá này.
Dư mua: những lệnh còn chờ mua chưa được khớp, giá 3/KL 3 , Giá 2/KL 2 , Giá 1/KL 1:
KL là khối lượng, Giá 1 là giá đang có lệnh chờ mua cao nhất (tốt nhất) tương ứng với
khối lượng ngay bên cạnh, rồi đến Giá 2 là giá chờ mua cao tiếp theo và cuối cùng là Giá
3.
Giá Khớp: mức giá gần nhất vừa khớp lệnh, đã giao dịch thành công.
Khối lượng khớp: khối lượng gần nhất vừa khớp lệnh tương ứng với Giá khớp lệnh
(+/-): giá khớp thay đổi so với cột Tham Chiếu, được tính bằng cách lấy cột Giá khớp trừ
đi cột Tham Chiếu.
Dư bán: những lệnh còn chờ bán chưa được khớpGiá 3/KL 3, Giá 2/KL 2, Giá 1/KL 1: KL
vẫn là khối lượng, ở bên cột dư bán này thì Giá 1 là giá đang có lệnh chờ bán thấp nhất (tốt
nhất) tương ứng với khối lượng ngay bên cạnh, rồi đến Giá 2 là giá chờ bán thấp tiếp theo
và cuối cùng là Giá 3.
Tổng KL: Tổng khối lượng đã được khớp từ đầu phiên đến thời điểm hiện tại
Mở cửa: mức giá đã khớp sau khi kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa
Giá đóng cửa: chính là giá hiển thị ở cột Giá khớp sau 10h30’ (thời điểm kết thúc phiên
khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa đó)
Cao nhất: mức giá đã được khớp cao nhất từ đầu phiên đến thời điểm hiện tại
Thấp nhất: mức giá đã được khớp thấp nhất từ đầu phiên đến thời điểm hiện tại.
NN mua: nước ngoài mua, hiển thị tổng cộng khối lượng mà nhà đầu tư nước ngoài đã
mua.
Màu sắc:
• Giá hiển thị màu tím tương đương với giá trần
• Giá hiển thị màu xanh nhạt tương đương với giá sàn
• Giá hiển thị màu vàng tương đương với giá tham chiếu
• Giá hiển thị màu xanh lá cây tương đương với giá tăng so với giá tham chiếu
• Giá hiển thị màu đỏ tương đương với giá giảm so với giá tham chiếu
• Giá màu vàng tương đượng với giá không thay đổi so với giá tham chiếu
1. Các hình thức khớp lệnh định kì
Tất cả nhà đầu tư mua được chứng khoán và bán được chứng khoán đều đều thực hiện ở giá
khớp lệnh. Người mua được chứng khoán thì khi mua giá cao hơn giá khớp lệnh. Và người
14
bán được chứng khoán thì bán được giá thấp hơn khớp lệnh. Thanh toán tất toán giao dịch đều
ở giá khớp lệnh. Khớp lệnh là giá cân bằng cung cầu thị trường và được chia thành hai loại:
a. Khớp lệnh định kỳ:
Là phương thức giao dịch được thực hiện dựa trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán
chứng khoán tại một thời điểm xác định
Cho ra một giá có giao dịch tại đó có khối lượng giao dịch lớn nhất đảm bảo cân bằng thị
trường.
Nguyên tắc xác định giá khớp: Là mức giá thực hiện được khối lượng giao dịch lớn nhất. Nếu
có nhiều mức giá thỏa nguyên tắc trên, chọn giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp
lệnh gần nhất. Nếu vẫn có nhiều mức giá thỏa 2 điểm trên thì mức giá cao hơn sẽ được chọn.
VD: Sau khi kết thúc phiên giao dịch chứng khoán ta có bảng chứng khoán sau:
Cộng dồn khối lượng mua Tổng
cầu
Người
đặt
mua
Giá Người
đặt bán
Tổng
cung
Cộng dồng khối lượng bán Khớ
p
thực
10K 10K 10K
(M1)
ATC – – – –
10K 10K Không
có
14.7 Không
có
45K 5K+5K+2K+4K+9K+20K=45K 10K
10K 10K Không
có
14.6 Không
có
45K 5K+5K+2K+4K+9K+20K=45K 10K
10K 10K Không
có
14.5 Không
có
45K 5K+5K+2K+4K+9K+20K=45K 10K
10K 10K Không
có
14.4 Không
có
45K 5K+5K+2K+4K+9K+20K=45K 10K
10K 10K Không
có
14.3 Không
có
45K 5K+5K+2K+4K+9K+20K=45K 10K
10K+6K=16K 16K 6K
(M2)
14.1 Không
có
45K 5K+5K+2K+4K+9K+20K=45K 16K
10K+6K+1K=17K 17K 1K
(M3)
14.0 20K
(B6)
45K 5K+5K+2K+4K+9K+20K=45K 17K
10K+6K+1K+5K=22K 22K 5K
(M4)
13.9 9K
(B5)
25K 5K+5K+2K+4K+9K=25K 22K
10K+6K+1K+5K+8K=30K 30K 8K
(M5)
13.8 4K
(B4)
16K 5K+5K+2K+4K=16K 16K
10K+6K+1K+5K+8K+7K=37K 37K 7K
(M6)
13.7 2K
(B3)
12K 5K+5K+2K=12K 12K
10K+6K+1K+5K+8K+7K=37K 37K Không
có
13.6 5K
(B2)
10K 5K+5K=10K 10K
10K+6K+1K+5K+8K+7K=37K 37K Không
có
13.5 Không
có
5K 5K 5K
10K+6K+1K+5K+8K+7K=37K 37K Không
có
13.4 Không
có
5K 5K 5K
10K+6K+1K+5K+8K+7K=37K 37K Không
có
13.3 Không
có
5K 5K 5K
10K+6K+1K+5K+8K+7K=37K 37K Không
có
13.2 Không
có
5K 5K 5K
10K+6K+1K+5K+8K+7K=37K 37K Không
có
13.1 Không
có
5K 5K 5K
15
10K+6K+1K+5K+8K+7K=37K 37K Không
có
13.0 Không
có
5K 5K 5K
10K+6K+1K+5K+8K+7K=37K 37K Không
có
12.9 Không
có
5K 5K 5K
– – – ATC 5K
(B1)
5K 5K 5K
Giải thích: Tại mức giá 13.9 thì tổng cầu là 22K, tổng cung là 25K nên tổng khớp là 22K hay
tại mức giá 13.8 thì tổng cầu là 30K, tổng cung chỉ là 16K, nên tổng khớp chỉ là 16K (nhỏ hơn
22K ở mức giá 13.9), hay tại mức giá 14 thì tổng cầu là 17K, tổng cung tăng lên tới 45K,
nhưng tổng khớp vẫn chỉ là 17K (nhỏ hơn 22k ở mức giá 13.9). Trong trường hợp đặc biệt hơn
là có tới từ 2 mức giá trở lên thỏa mãn điều kiện khối lượng khớp cung cầu là lớn nhất và lại
bằng nhau thì khi đó với phiên 3 (đóng cửa/ATC), mức giá được chọn khớp lệnh là mức giá
trùng hoặc gần với giá khớp lệnh gần nhất, thường là lệnh cuối cùng trong phiên 2 (Phiên
khớp lệnh liên tục). Còn với phiên 1 thì trùng hoặc gần với giá tham chiếu nhất sẽ được lựa
chọn, trường hợp đặc biệt hơn trong phiên 1 này là mức chênh lệch. Lúc này so với tham chiếu
cũng bằng nhau chả hạn cách tham chiếu 0.2 lúc này là 13.6 và 14 thì khi đang ghép lệnh
trong 15 phút đầu giờ phiên mở cửa, giá dự kiến ghép ban đầu đang 14, lúc sau có thêm 1 số
lệnh bán xuống, khiến cho mức giá 13.6 cũng có khối lượng thực khớp ngang với giá 14, thì
khi đó giá 14 sẽ là giá khớp lệnh (ưu tiên thời gian).
b. Khớp lệnh liên tục:
Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán ngay
khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.
2. Nguyên tắc khớp lệnh:
a. Ưu tiên về giá:
Lệnh mua với mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
Lệnh bán với mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
b. Ưu tiên về thời gian:
- Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao
dịch trước được ưu tiên thực hiện trước.
II. Thủ tục mở tài khoản giao dịch
Có 2 cách:
Cách 1:ĐẾN THẲNG CÔNG TY
Thủ tục mở tài bao gồm:
- 1 giấy chứng minh nhân dân (1 bản sao và mang bản gốc để đối chiếu)
- 2 bản hợp đồng (do cong ty cung cấp).
Cách 2: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TRỰC TUYẾN
Mở tài khoản trực tuyến tại BETA đơn giản, tiện lợi. Bạn có thể hoàn tất chỉ trong một vài
phút.
Bước 1:
Bạn đã từng mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại một Công ty Chứng khoán ở
Việt Nam chưa?
16
- Có
- Không
Khách hàng chọn “Có” hoặc “Không” rồi “Tiếp tục “ hoặc “Quay lại”
-Trường hợp chọn “Có” & “Tiếp tục””
Sẽ báo là: Mỗi khách hàng chỉ được mở một tài khoản giao dịch Chứng khoán tại một Công ty
Chứng khoán.
Để biết thêm chi tiết, vui lòng gọi điện thoại tới số: 08 - 3 914 2626
- Khách hàng chọn “Tiếp tục” hoặc “Quay lại”, cả hai đều quay về màn hình ở Bước 1
- Trường hợp chọn “Không “ và “ Tiếp tục”:
Bước 2: Bạn hãy chọn loại tài khoản muốn mở:
- Tài khoản cá nhân: Bạn là người duy nhất sở hữu tài khoản này
- Tài khoản tổ chức: Bạn mở tài khoản này cho công ty của bạn
Trường hợp tài khoản cá nhân: Khách hàng phải điền vào phiếu thông tin cá nhân ở
Bước 3 gồm những nội dung sau: (thông tin đánh dấu (*) là bắt buộc)
Bước 3: Thông tin cá nhân
- Tên đầy đủ (*)
- Ngày sinh (*)
- Giới tính (*)
- Thông tin định dạng: CMND hoặc Hộ chiếu (*)
- Số CMND/ Hộ chiếu (*)
- Ngày cấp (*)
- Nơi cấp (*)
- Địa chỉ thường trú (*)
- Địa chỉ liên lạc (*)
- Email (*)
- Điện thoại cố định (*)
- Điện thoại di động (*)
- Trình độ học vấn
- Nghề nghiệp
- Tên công ty
- Địa chỉ công ty
Bước 4 : Thông tin khác
Bạn có phải là nhân viên của UBCK hay là người có liên quan với nhân viên của
UBCK (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị , em ) (*)
- Không
- Có: ghi rõ quan hệ
Bạn hay người quen của bạn có quan hệ với nhân viên của HSC không?
- Không
- Có: ghi rõ quan hệ
Bạn có phải là người quản lý, cổ đông lớn(sở hữu trên 5% vốn điều lệ) của các công ty
đại chúng hoặc có liên quan (Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em) với những người
này?
- Không
- Có: ghi rõ tên công ty, quan hệ (nếu là người có liên quan)
Người có quyền hoặc lợi ích tài chính đối với tài khoản này:
- Họ tên:
- Điện thoại liên lạc:
17
Bước 5 : Kinh nghiệm và mục tiêu đầu tư của bạn
Thời gian gia nhập thị trường:
Mục tiêu đầu tư của bạn : chọn một
- Thu nhập: (%)
- Tăng trưởng (dài hạn) : (%)
- Tăng trưởng (trung hạn) : (%)
- Tăng trưởng (ngắn hạn) : (%)
- Tổng: (%)
Mức độ chấp nhận rủi ro: chọn một
- Thấp
- Trung bình
- Cao
Hiểu biết về đầu tư: chọn một
- Chưa hiểu gì
- Còn nhiều hạn chế
- Tốt
- Rất tốt
Kinh nghiệm trong hoạt động đầu tư: chọn ít nhất một
- Chưa có gì
- Tín phiếu kho bạc
- Cổ phiếu
- Trái phiếu
- Bán khống
- Chứng khoán khác
Thu nhập và tổng tài sản: chọn một
- < 1 tỷ VND
- 1 tỷ- 5 tỷ VND
- > 5 tỷ VND
Bước 6: Dịch vụ tài khoản
- Tài khoản thanh toán tại ngân hàng
- Tên ngân hàng
- Tên chủ tài khoản
- Số tài khoản
Bạn muốn đặt lệnh mua, bán chứng khoán bằng phương thức nào ?
- Trực tuyến
- Qua điện thoại
- Tại sàn
Phương thức xác nhận giao dịch
- Qua điện thoại
- Email
- Tại sàn
Sau khi Khách hàng đã điền xong mọi thông tin, sẽ qua trang “ Phiếu yêu cầu mở tài khoản
giao dịch chứng khoán” , trong đó có đầy đủ những thông tin vừa cung cấp
Nếu khách hàng thấy cần phải điều chỉnh, nhấn “ Quay lại” và sửa thông tin
Nếu khách hàng chấp nhận những thông tin này là chính xác, thì nhấn “Tiếp tục” . Hệ thống sẽ
trả lại cho khách hàng bản hợp đồng có đầy đủ thông tin theo mẩu của BSI và thông báo cho
18
Khách hàng in “Phiếu yêu cầu mở tài khoản giao dịch chứng khoán”, “ Hợp đồng mở tài
khoản giao dịch chứng khoán” và mang theo CMND đến công ty hsc hoàn tất thủ tục.