Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
Chương 1
Cơ sở lý luận chung
1.1 Đôi nét về Ngân hàng Thương Mại
1.1.1 Khái niệm
Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 Ngân hàng Thương
Mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và
các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi
nhuận.
1.1.2 Chức năng
− Trung gian tài chính tín dụng của nền kinh tế.
− Trung gian thanh toán.
− Kinh doanh ngoại hối.
− Phản ánh mọi hoạt động của nền kinh tế thông qua nghiệp vụ kinh
doanh.
1.2 Tín dụng Ngân hàng Thương Mại
1.2.1 Khái niệm
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá
trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn nhất định từ
người sở hữu sang người sử dụng. Và khi đến hạn người sử dụng phải trả cho
người sở hữu với một lượng giá trị lớn hơn, khoản giá trị này gọi là lợi tức tín
dụng. Tín dụng gồm 3 nội dung:
− Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng từ người sở hữu sang người
sử dụng.
− Sự chuyển nhượng này mang tính chất tạm thời hay có thời hạn.
− Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
1.2.2 Vai trò của tín dụng
- 1 -
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
− Đáp ứng nhu cầu về vốn để duy trì quá trình sản xuất kinh doanh
liên tục.
− Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
− Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và
các ngành mũi nhọn.
− Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế
của các doanh nghiệp.
− Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp
nước ngoài.
1.2.3 Phân loại
− Dựa vào mục đích sử dụng của tín dụng
+ Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp
+ Cho vay tiêu dùng cá nhân
+ Cho vay bất động sản
+ Cho vay nông nghiệp
+ Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
− Dựa vào thời hạn tín dụng
+ Cho vay ngắn hạn
+ Cho vay trung hạn
+ Cho vay dài hạn
− Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng
+ Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản hoặc uy tín
+ Cho vay có đảm bảo bằng tài sản hoặc uy tín
− Dựa vào phương thức cho vay
+ Cho vay theo món
- 2 -
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng
− Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay
+ Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ
một lần khi đáo hạn
+ Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp
+ Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể
mà tùy khả năng tài chính của mình, người đi vay có thể trả nợ bất
cứ lúc nào.
1.2.4 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện những biến cố không bình thường
trong quan hệ tín dụng, từ đó tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng và có
thể làm cho ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho khách
hàng.
− Rủi ro từ khách hàng vay vốn.
− Rủi ro do điều kiện khách quan.
− Rủi ro liên quan đến phần đảm bảo tín dụng.
1.3 Tổng quan hoạt động tín dụng trung dài hạn tại NHTM
1.3.1 Khái niệm tín dụng trung dài hạn
Tín dụng trung dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định của
khách hàng, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của
doanh nghiệp để từ đó cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm, mở rộng sản xuất chiếm lĩnh thị trường,…
Ở Việt Nam, về thời gian cho vay được xác định phù hợp với thời hạn
thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất
nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng. Hiện nay, thời hạn của tín dụng trung dài
hạn được xác định như sau:
Thời hạn cho vay trung hạn trên 12 tháng đến 60 tháng.
Thời hạn cho vay dài hạn từ 60 tháng trở lên.
- 3 -
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
1.3.2 Đặc điểm của tín dụng trung dài hạn
− Có thời hạn trên một năm.
− Thời gian hoàn trả chậm.
− Rủi ro cao, lãi suất cao.
− Được đảm bảo bằng những tài sản lưu động đem ra thế chấp hoặc
tự cầm cố tài sản cố định.
1.3.3 Phân loại tín dụng trung dài hạn
− Tín dụng theo dự án.
Đây là hình thức cấp tín dụng dựa trên cơ sở dự án sau khi đã xem
xét khẳng định hiệu quả, tính khả thi của dự án đó. Gồm:
+ Tín dụng hợp vốn.
+ Tín dụng trực tiếp.
− Tín dụng thuê mua.
Tín dụng thuê mua là một kiểu cho thuê tài sản để sử dụng chuyên
môn theo hợp đồng. Tài sản thuê như động sản, bất động sản.
1.3.4 Vai trò
1.3.4.1 Đối với nền kinh tế
− Tín dụng Ngân hàng huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
trong tất cả các thành phần kinh tế để cho các doanh nghiệp, cá nhân
vay, góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn.
− Là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển với các
ngành kinh tế mũi nhọn.
− Tác động có hiệu quả tới sản xuất, thúc đẩy cạnh tranh trong nền
kinh tế thị trường.
− Góp phần tích cực vào sự phát triển các công ty cổ phần.
− Tạo điều kiện cho việc phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại.
- 4 -
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
1.3.4.2 Đối với Ngân hàng
− Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của NHTM, nó quyết
định sự tồn tại và phát triển của NH trong nền kinh tế thị trường. Đồng
thời cũng mang lại nhiều lợi nhuận của NHTM.
− Tín dụng trung dài hạn còn là cách thức khả thi để giải quyết
nguồn vốn huy động còn dư thừa tại mỗi NH, cũng là đáp ứng nhu cầu
về vốn cho các DN.
− Ngoài ra, tín dụng trung dài hạn là những khoản tín dụng có quy
mô lớn, lãi suất cao, thời gian dài nên lãi thu sẽ lớn.
− Quan hệ tín dụng trung dài hạn cũng có thể dẫn tới các hoạt động
bảo lãnh do NH thực hiện (bảo lãnh vay các NH khác, bảo lãnh thực
hiện hợp đồng bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh khác cho
khách hàng), các hình thức bảo lãnh này đem lại lợi nhuận và mở rộng
quy mô cho NH.
1.3.4.3 Đối với doanh nghiệp
− Giúp mở rộng đầu tư, tăng khả năng sản xuất, phát triển thị trường,
nâng cao chất lượng sản phẩm.
− Giúp DN củng cố vị thế trên thị trường, chịu được những sức ép
cạnh tranh.
− An toàn về tài chính và khả năng thanh toán là mối quan tâm của
nhiều phía.
Ngoài ra, tín dụng trung dài hạn còn mang ý nghĩa to lớn đối với
các cá nhân trong xã hội và trong toàn bộ nền kinh tế. Sản xuất phát
triển, các doanh nghiệp có vốn để mở rộng sản xuất, tích lũy trong xã
hội tăng lên, nền kinh tế biến đổi về chất, phúc lợi xã hội được đảm
bảo, việc làm tạo ra ngày càng nhiều, tỷ lệ thất nghiệp giảm đi đối với
chất lượng cuộc sống ngày một tăng lên của các tầng lớp dân cư trong
xã hội
1.4 Chất lượng tín dụng của NHTM
1.4.1 Khái niệm về chất lượng tín dụng trung dài hạn
- 5 -
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
Trong nền kinh tế thị trường, DN muốn tồn tại và phát triển thì cạnh
tranh là một tất yếu khách quan, sản xuất hàng hóa càng phát triển thì cạnh
tranh càng gay gắt. Cạnh tranh diễn ra trên 3 phương diện chủ yếu: chất lượng,
giá cả và số lượng. Trong đó, chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu, tạo
điều kiện nâng cao tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường. Có nhiều quan niệm về chất
lượng sản phẩm như chất lượng là phù hợp với mục đích sử dụng hoặc là một
trình độ dự kiến trước về độ đồng đều và độ tin cậy với chi phí thấp phù hợp
với thị trường. Theo hiệp hội tiêu chuẩn Pháp thì chất lượng là năng lực của
một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thỏa mãn những nhu cầu của người sử
dụng.
Trên cơ sở đó ta có thể hiểu: Chất lượng tín dụng ngân hàng là sự đáp
ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng trong quan hệ tín dụng, đảm bảo
an toàn hay hạn chế rủi ro về vốn, tăng lợi nhuận của ngân hàng, phù hợp và
phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội.
− Về góc độ NH thì chất lượng tín dụng là khoản tín dụng được bảo
đảm an toàn, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách tín dụng
của ngân hàng, hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn, đem lại lợi nhuận
cho NH với chi phí nghiệp vụ thấp, tăng khả năng cạnh tranh của NH
trên thị trường.
− Về góc độ KH thì khoản tín dụng có chất lượng là phù hợp với
mục đích sử dụng của khách hàng với lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ
tục tín dụng đơn giản, thuận tiện.
− Về góc độ nền kinh tế, khoản tín dụng có chất lượng phải hỗ trợ
cho hoạt động kinh doanh, tiêu dùng hợp pháp, góp phần phục vụ sản
xuất, lưu thông hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm, xây dựng các
cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội,
Chất lượng tín dụng là một khái niệm tương đối, nó vừa cụ thể (thể
hiện thông qua một số chỉ tiêu định lượng như dư nợ, nợ quá hạn,…) vừa trừu
tượng (thể hiện khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế,…).
Hơn nữa chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh
mức độ thích nghi của NHTM với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, cùng
với sức mạnh của Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại.
- 6 -
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
Chất lượng tín dụng trung dài hạn cũng không nằm ngoài khái niệm
chất lượng tín dụng chung. Có thể hiểu chất lượng tín dụng trung và dài hạn là
vốn cho vay trung và dài hạn của NH được KH đưa vào quá trình sản xuất kinh
doanh dịch vụ. Tạo ra một số tiền lớn hơn vừa đủ để hoàn trả gốc và lãi, trang
trải chi phí khách hàng và có lợi nhuận, phù hợp với các điều kiện của NH và
của nền kinh tế xã hội nói chung.
1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn
Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân
Trong đó, dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình quân =
2
Chỉ tiêu này dùng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của NH,
nó phản ánh số vốn đầu tư của NH được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số
vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ đồng vốn của NH quay được nhanh,
luân chuyển liên tục và đạt hiệu quả.
Chỉ tiêu về hệ số thu nợ:
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =
Doanh số cho vay
Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả công tác thu hồi nợ của NH, nếu như hệ
số thu nợ gần bằng 1 chứng tỏ công tác thu hồi nợ của NH đạt hiệu quả cao.
Chỉ tiêu dư nợ
- 7 -
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
Dư nợ tín dụng trung dài hạn
Dư nợ =
Tổng dư nợ tín dụng
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn trên tổng
dư nợ tín dụng của NH. Tỷ lệ dư nợ càng cao chứng tỏ NH có quy mô tín dụng
trung dài hạn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Chỉ tiêu nợ quá hạn (%)
Nợ quá hạn tín dụng trung dài hạn
Nợ quá hạn/ tổng dư nợ = x 100
Tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn
Tỷ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của NH, những NH
nào có chỉ số này thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của NH này cao.
1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung dài
hạn
Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng nước, từng
NHTM mà có những mức độ ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng tín dụng.
Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng thành hai loại nhân
tố bên ngoài ( nhân tố khách quan) và nhân tố bên trong ( nhân tố chủ quan).
Nhân tố bên ngoài.
− Nhân tố xã hội:
+ Những nhân tố xã hội có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đó
là: người gửi tiền, người vay tiền và ngân hàng.
+ Sự tín nhiệm của người gửi tiền với NH có ý nghĩa rất quan
trọng. Nó sẽ góp phần làm tăng và ổn định nguồn huy động vốn của
NH. Từ đó mà có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng NH.
+ Còn dưới góc độ của người vay tiền thì việc được đáp ứng nhu
cầu vay vốn với một thời hạn và mức lãi suất hợp lý cùng với một
- 8 -
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
thái độ phục vụ tận tình chu đáo sẽ làm nên một chất lượng tín dụng
tốt.
+ Chất lượng tín dụng của NH sẽ phụ thuộc vào uy tín, trình độ
quản lý nguồn vốn tự có, khả năng huy động, mạng lưới hoạt động,
khả năng tạo tiền của NHTM…
+ Ngoài các yếu tố trên, chất lượng tín dụng còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác như rủi ro đạo đức trình độ dân trí sự biến động
của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước.
− Nhân tố pháp lý:
Những nhân tố pháp lý có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng bao
gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ thống nhất của
các văn bản dưới luật, gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và
trình độ dân trí pháp luận có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
quan hệ kinh tế. Pháp luật mà thông thoáng sẽ tạo điều kiện mở đường
cho kinh tế phát triển làm cho hoạt động tín dụng được mở rộng và
nâng cao thúc đẩy phát triển. Nhưng ngược lại pháp luật mà không
phù hợp với sự phát triển của kinh tế sẽ gây khó khăn làm kinh tế từ
đó sẽ làm cho hoạt động tín dụng cũng bị ảnh hưởng.
− Về phát triển kinh tế:
+ Nền kinh tế ổn định làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp tiến hành bình thường không bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố lạm phát, khủng hoảng, làm cho khả năng tín dụng và khả
năng trả nợ vay không biến động lớn.Trong trường hợp này chất
lượng tín dụng phụ thuộc chủ yếu vào khả năng quản lý chất lượng
tín dụng của bản thân các NHTM.
+ Các chính sách của Nhà nước về ưu tiên hay hạn chế sự phát
triển của một lĩnh vực, một ngành hay để hạn chế tác động tiêu cực,
một ngành cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
+ Hoạt động tín dụng là hoạt động “đi vay để cho vay”: nên chất
lượng tín dụng còn phụ thuộc vào công tác huy động vốn và cho vay
vốn hay đó chính là phụ thuộc vào khách hàng.
- 9 -
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
+ Mức độ phù hợp giữa lãi suất NH với lợi nhuận của DN cũng
ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Bởi lẽ nếu lãi suất NH cao hơn
lợi nhuận của DN thì DN sẽ mất khả năng trả nợ. Như vậy, chất
lượng tín dụng sẽ bị ảnh hưởng và mất khả năng là đòn bẩy thúc đẩy
sản xuất phát triển.
Các nhân tố bên trong:
− Chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng là nhân tố quyết định then chốt sự thành bại
của NH. Một chính sách hợp lý đúng đắn phải đảm bảo được các mục
tiêu như tăng khả năng sinh lời, hạn chế rủi ro, tuân thủ pháp luật,
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Do vậy, NH muốn chất
lượng tín dụng tốt thì phải tạo ra một chính sách tín dụng rõ ràng, hợp
lý và phù hợp để phát huy mọi nguồn lực, tận dụng thời cơ.
− Quy trình tín dụng:
+ Quy trình tín dụng là những công đoạn cần phải thực hiện để
đảm bảo mục tiêu của NH là an toàn vốn. Nó bao gồm các công
đoạn từ tiếp nhận hồ sơ vay vốn của KH, thẩm định các điều kiện
vay vốn, giải ngân, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay cho tới khi
thu hồi nợ. Trong quá trình này khâu thẩm định đòi hỏi nhân viên
thẩm định phải có một sự am hiểu về kinh tế xã hội và phải biết vận
dụng các kỹ thuật tính toán và so sánh đồng thời phải nắm bắt cả
diễn biến kinh tế xã hội, chính trị của khu vực và thế giới công đoạn
kiểm tra giúp cho NH có thể nắm bắt tình sử dụng vốn vay có đúng
mục đích hay không để từ đó có những can thiệp kịp thời hạn chế rủi
ro.
+ Công tác thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng là một trong
những khâu quan trọng quyết định sự tồn tại của NH. Do vậy NH
phải tích cực đôn đốc thu nợ, phát hiện và có biện pháp xử lý chính
xác, kịp thời những trường hợp bất lợi để giảm thiểu nợ quá hạn,
nâng cao chất lượng tín dụng.
− Thông tin tín dụng:
- 10 -
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
Thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong quản lý chất lượng
tín dụng. Nhờ có thông tin tín dụng mà người quản lý có thể đưa ra
những quyết định cần thiết có liên quan đến cho vay, quản lý theo dõi
và thu nợ thông tin tín dụng được thu thập từ nhiều nguồn có thể
thông tin sẵn có trong NH (hồ sơ cho vay, thông tin từ trung tâm CIC
của NH Nhà nước, giữa các NHTM, tổ chức tín dụng). Từ KH, từ các
cơ quan thông tin trong và ngoài nước,… Chất lượng thông tin thu
được có liên quan đến mức độ chính xác của việc phân tích, xem xét
thị trường, KH Để đưa ra các quyết định đúng. Do vậy, thông tin
càng đầy đủ, kịp thời, chính xác, toàn diện thì khả năng phòng ngừa
rủi ro trong hoạt động tín dụng càng lớn, chất lượng tín dụng càng
được nâng cao.
− Công tác tổ chức – cán bộ của NH
+ Cũng như quá trình sản xuất kinh doanh của các ngành nghề
khác, con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý
vốn tín dụng và hoạt động NH.
+ Vì vậy, công tác tổ chức của NH phải được sắp xếp một cách
khoa học, rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, đảm bảo sự phân phối
chặt chẽ giữa các phòng ban với nhau, trong cùng NH, trong toàn bộ
hệ thống và với các cơ quan. Khi các yêu cầu về công tác tổ chức
được đáp ứng sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của KH,
theo dõi quản lý tốt mọi khoản huy động vốn và cho vay. Đây cũng
là cơ sở để quản lý có hiệu quả các khoản vay tín dụng tạo quan hệ
tín dụng lành mạnh.
− Trang thiết bị phương tiện.
+ Bên cạnh việc định ra một chính sách tín dụng phù hợp một quy
trình cho vay hoàn thiện, một cơ cấu tổ chức hợp lý và chất lượng
nhân sự có đủ khả năng thực hiện công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ
tốt thì hoạt động tín dụng còn phải chú ý tới các phương tiện trang
thiết bị. Một NH có các trang thiết bị, phương tiện tiên tiến, phù hợp
với khả năng tài chính và quy mô hoạt động của mình thì sẽ phục vụ
- 11 -
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
kịp thời yêu cầu của KH, về tiền gửi, cho vay và hoạt động dịch vụ
khác, tạo lòng tin với KH.
+ Giúp cho các cấp quản lý của NH có những thông tin kịp thời về
tình hình hoạt động để có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tế
nhằm thỏa mãn nhu cầu của địa phương, của ngành.
Chương 2
- 12 -
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
Phân tích tình trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng
Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long - Phòng Giao dịch Cao
Lãnh
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông
Cửu Long - Phòng Giao dịch Cao Lãnh
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Phát
Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
Ngày 18 tháng 9 năm 1997, Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng
Sông Cửu Long (MHB) được thành lập dưới hình thức NHTM Nhà nước,
được xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt.
So với các NHTM Nhà nước khác, MHB là NH trẻ nhất, nhưng lại có
tốc độ phát triển nhanh nhất. Sau gần 14 năm hoạt động, tính đến 31/12/2010,
tổng tài sản của MHB đạt gần 51.400 tỷ đồng, tăng gấp 171 lần so với ngày
đầu thành lập.
Mạng lưới chi nhánh của MHB đứng thứ bảy trong các NH ở Việt
Nam với gần 220 chi nhánh và các phòng giao dịch trải rộng trên 32 tỉnh thành
lớn trên khắp cả nước. Bên cạnh đó, MHB duy trì và phát triển mối quan hệ đại
lý với khoảng 300 NH nước ngoài tại hơn 50 quốc gia trên thế giới.
Bổ sung các công nghệ hiện đại đã hỗ trợ các giao dịch điện tử cho
các máy ATM, các POS, giao dịch ngân hàng qua internet, các dịch vụ và sản
phẩm ngân hàng bán lẻ khác. MHB đã gia nhập liên minh thẻ Việt Nam
(VNBC), kết nối với Banknetvn và Liên minh thẻ Smartlink tạo điều kiện cho
chủ thẻ MHB có thể sử dụng được tại hơn 1.000 máy ATM hiện đại trên toàn
quốc của các thành viên trong liên minh VNBC, hơn 2.000 máy ATM thuộc hệ
thống Banknetvn và hơn 5.000 máy ATM thuộc liên minh thẻ Smartlink. MHB
cũng là thành viên của VISA và có kế hoạch trở thành thành viên của Hiệp hội
thẻ Quốc tế China Union Pay (CUP), Master Card. Trong năm 2010, MHB đã
triển khai thành công dự án Corebanking – Ngân hàng cốt lõi, một dự án sẽ
làm thay đổi rất lớn về công nghệ và quy trình giao dịch của MHB.
- 13 -
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
Với quyết tâm tiến tới hoạt động theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế hoàn
toàn trong tương lai, MHB đang phát triển hệ thống thông tin quản lý với sự hỗ
trợ từ WB, theo dự án hiện đại hóa ngân hàng, nhằm đảm bảo thực thi đúng
theo các yêu cầu báo cáo do luật pháp qui định, loại bỏ được những hạn chế
của hệ thống công nghệ thông tin hiện nay. Ngoài ra, MHB còn có kế hoạch
củng cố hệ thống thông tin quản lý, có khả năng xử lý các yêu cầu quản lý
hiệu quả danh mục cho vay, lãi suất, ngoại hối, quản lý rủi ro vốn khả
dụng. MHB đã hoàn tất 2 năm thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật SECO (2006-
2008) là dự án nằm trong chương trình chung của Chính phủ Thụy Sĩ nhằm trợ
giúp tiến trình tái cấu trúc lại các định chế tài chính Việt Nam, cụ thể, giúp
MHB – một ngân hàng non trẻ nhưng có tốc độ phát triển nhanh và tiềm lực
cao – cơ cấu tổ chức lại Ngân hàng theo những tiêu chuẩn và thông lệ Quốc tế
về Quản trị ngân hàng, sẵn sàng cho tiến trình hội nhập và Cổ phần hóa.
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của MHB gồm cấp tín dụng cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), cũng như cho vay cá nhân và hộ gia đình.
Đặc biệt, là cho vay thế chấp tài sản cho các công ty xây dựng để phát triển cơ
sở hạ tầng cho khu vực dân cư, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Các khoản cho vay và khoản đầu tư tăng từ 1.206 tỷ đồng năm 2001 lên hơn
22.628 tỷ đồng trong năm 2010, tăng 18 lần. Trong giai đoạn đầu phát triển,
danh mục cho vay chủ yếu là tín dụng cấp vốn cho sửa chữa và xây dựng nhà ở
và cơ sở hạ tầng, thương mại và các dịch vụ và sản phẩm nông nghiệp.
Trong năm 2010, vốn và các quỹ của MHB đạt hơn 3.100 tỷ VND, tỷ
suất an toàn vốn trên 13%. Nguồn vốn luôn được đảm bảo với những khoản
vốn ủy thác dài hạn (khoảng 1.200 tỷ VND) từ cơ quan phát triển Pháp (dự án
AFD), Ngân hàng thế giới (dự án RDF2), từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(dự án ADB, dự án SMEFPII).
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Phát
Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long - Phòng Giao dịch Cao
Lãnh
Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao
dịch Cao Lãnh là đơn vị trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng
Bằng Sông Cửu Long tỉnh Đồng Tháp, được thành lập theo quyết định số
- 14 -
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
14/2002/QĐ_NHNN ngày 27/03/2002. Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng
Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh chính thức khai trương vào ngày
01/07/2002, với các hình thức kinh doanh như: thanh toán trong nước, nhận
tiền gửi, dịch vụ kinh doanh ngoại hối, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, đầu tư tín
dụng. Đặc biệt là chuyên về đầu tư xây dựng và sửa chữa nhà ở.
Tên Ngân hàng: Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu
Long.
Tên giao dịch quốc tế: Housing bank of Mekong Delta Cao Lanh
Branch.
Địa chỉ: số 33 Lý Thường Kiệt, P2, Thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.
Điện thoại: (067)3 854 486 – Fax: (067)3 854 490.
Email: www.mhb.com.vn
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông
Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh.
- 15 -
Giám đốc
Phó giám đốc phụ
trách bộ phận
kinh doanh
Phó giám đốc phụ
trách bộ phận
kế toán
Bộ phận
kinh doanh
Bộ phận
quản lý rủi ro
Bộ phận
kế toán –
ngân quỹ
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
− Giám đốc.
+ Xây dựng chiến lược và kế hoạch hàng năm cho PGD, xây dựng
chỉ tiêu bộ phận tại PGD.
+ Điều hành, quản lý và tổ chức việc thực hiện các kế hoạch kinh
doanh được phê chuẩn.
+ Quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày tại PGD nhằm
hoàn thành mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch năm.
+ Quản lý thực thi tất cả quy tắc, quy định về quản lý và hoạt động
PGD đã được ban hành.
+ Theo hạn mức được GĐ chi nhánh ủy quyền, chịu trách nhiệm
phê duyệt các hợp đồng tiền gửi, điều hòa vốn, quản lý rủi ro…
+ Quản lý các sản phẩm và dịch vụ NH theo các kế hoạch.
+ Quản lý việc thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng, các
chương trình nhằm triển khai sản phẩm mới theo chỉ đạo của chi
nhánh và phòng marketing hội sở.
+ Xây dựng và trực tiếp quản lý các mối quan hệ với khách hàng.
- 16 -
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
− Phó giám đốc.
+ Hoạch định, triển khai và giám sát việc thực hiện các nghiệp vụ
trong lĩnh vực được phân công.
+ Chịu trách nhiệm về những quyết định thuộc lĩnh vực phân công.
+ Đề xuất GĐ những thay đổi phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu
khách hàng trong từng thời kỳ.
+ Giải quyết các đề xuất, vướng mắc theo thẩm quyền, nếu vượt
thẩm quyền báo cáo giám đốc PGD xin ý kiến chỉ đạo.
+ Sử dụng chương trình phần mềm nghiệp vụ theo đúng phạm vi
quyền hạn quy định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của GĐ PGD.
− Bộ phận kinh doanh.
+ Nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội trong địa bàn hoạt động.
Lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh ngắn, trung dài
hạn, khai thác nguồn vốn, phát triển mạng lưới và phát triển phòng
giao dịch.
+ Tiếp cận thị trường, thu thập thông tin, đề xuất các phương án
kinh doanh, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước.
+ Tìm khách hàng mới và quan hệ với KH theo chiến lược khách
hàng của Ngân hàng.
+ Thẩm định các dự án đầu tư.
+ Tổ chức thực hiện việc kiểm tra kiểm soát theo chế độ tín dụng
quy định, thu các khoản nợ đến hạn và đề xuất các biện pháp xử lý
nợ quá hạn.
+ Thực hiện công tác thông tin phòng ngừa rủi ro.
+ Lập các báo cáo thống kê về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định,
thanh toán đối ngoại, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh.
- 17 -
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
+ Tổ chức quản lý và theo dõi các tài sản thế chấp, bảo lãnh các bất
động sản và các tài sản cầm cố khác.
+ Lưu trữ bảo quản hồ sơ tín dụng, hồ sơ thẩm định, hồ sơ kinh
doanh đối ngoại và các báo cáo nghiệp vụ.
− Bộ phận quản lý rủi ro.
+ Lập báo cáo đánh giá rủi ro các khoản vay vượt mức theo quy
định.
+ Tham gia vào việc giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ xấu phát
sinh khi có yêu cầu.
+ Theo dõi, hỗ trợ bộ phận kinh doanh đánh giá danh mục tín dụng
định kỳ hoặc đột xuất đến xác minh mức độ rủi ro.
+ Lập lưu trữ báo cáo tổng hợp phân loại nợ và trích lập dự phòng
rủi ro.
+ Lập báo cáo kiểm soát tín dụng nội bộ theo định kỳ hoặc đột
xuất, đưa ra các thông tin cảnh báo nhằm đảm bảo hoạt động tín
dụng an toàn hiệu quả.
+ Sử dụng chương trình phần mềm nghiệp vụ theo đúng phạm vi
quyền hạn quy định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của lãnh đạo.
− Bộ phận kế toán – ngân quỹ.
+ Hạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh
doanh, tài chính, quản lý các loại vốn, tài sản tại PGD.
+ Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại PGD, lập các thủ tục và
chi trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân,
dịch vụ chi trả kiều hối.
+ Tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và
ngoài nước.
- 18 -
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
+ Tổ chức thực hiện việc thu, chi tiền mặt, xuất, nhập ấn chỉ có giá.
Bảo quản an toàn tiền bạc, tài sản của ngân hàng và khách hàng.
+ Thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin.
+ Thực hiện kiểm tra chuyên đề kế toán, ngân quỹ trong phạm vi
PGD.
+ Tổng hợp,lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu, số
liệu.
+ Chấp hành chế độ quyết toán tài chính hằng năm với Hội sở.
+ Lập kế hoạch thu chi tài chính của PGD và theo dõi việc tổ chức
thực hiện chỉ tiêu kế hoạch được giao.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại MHB – Phòng Giao dịch Cao
Lãnh qua 3 năm 2009 – 2011
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh tăng giảm
- 19 -
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
2010/2009 2011/2010
2009 2010 2011 Số tiền (%) Số tiền (%)
Thu nhập 20.570 22.630 35.044 2.060 10,01 12.414 54,86
Chi phí 15.188 15.435 24.635 0.247 1,63 9.200 59,60
Lợi nhuận 5.382 7.195 10.409 1.813 33,69 3.214 44,67
(Nguồn: Từ Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB – Phòng Giao dịch Cao Lãnh).
Đồ thị 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại MHB – Phòng Giao dịch
Cao Lãnh qua 3 năm 2009 – 2011.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, thu nhập của Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh tăng dần qua các
năm từ năm 2009 đến năm 2011. Cụ thể thu nhập năm 2009 đạt 20.570 triệu
đồng, bước sang năm 2010 thu nhập tăng lên 22.630 triệu đồng, tăng 2.060
triệu đồng tương đương với mức tăng 10,01% so với năm 2009. Đến năm 2011
tình hình chuyển biến rõ rệt hơn thu nhập của PGD tăng trưởng nhanh đạt mức
35.044 triệu đồng tương đương với mức tăng 54,86% so với năm 2010. Có
được mức tăng thu nhập liên tục như vậy là do trong bất cứ hoàn cảnh nào
- 20 -
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
Phòng Giao dịch Cao Lãnh cũng luôn hoạt động theo phương châm lấy uy tín
làm đầu, và luôn đồng hành cùng khách hàng trong mọi tình huống.
Song song với việc tăng thu nhập thì chi phí hoạt động của Phòng Giao
dịch cũng tăng đáng kể. Cụ thể năm 2009 Ngân hàng đã bỏ ra 15.188 triệu
đồng để trang trải cho những chi phí hoạt động của mình, bước sang năm 2010
chi phí tăng 15.435 triệu đồng tăng lên 0.247 triệu đồng tăng 1,63% so với năm
2009. Nhưng đến năm 2011 chi phí PGD bỏ ra tăng theo mức lợi nhuận mà
PGD thu về, cụ thể chi phí 24.635 triệu đồng tăng lên 9.200 triệu đồng tương
đương với mức 59,60% so với năm 2010. Bài toán được đề ra, Phòng Giao
dịch trong bất cứ tình huống nào cũng có chính sách quản lý, kiểm soát chặt
chẽ, thực hiện tiết kiệm chống lãnh phí, góp phần giảm thiểu chi phí hoạt động,
nâng cao khả năng cạnh tranh của Phòng Giao dịch trên thị trường.
Quả thực từ năm 2009 đến năm 2011 tình hình thị trường biến đổi liên
tục gây ra nhiều áp lực cạnh tranh đối với Phòng Giao dịch, nhưng bằng đường
lối đúng đắn của mình, PGD đã từng bước khắc phục tình hình, xoay ngược
tình thế duy trì hoạt động kinh doanh ngày một tốt hơn. Để đạt được kết quả
này là nhờ vào sự nổ lực, cố gắng phấn đấu không ngừng của ban lãnh đạo
Phòng Giao dịch, của tất cả các bộ nhân viên, và sự quan tâm hỗ trợ của chính
quyền địa phương.
2.2 Thực trạng về chất lượng tín dụng trung dài
hạn tại ngân hàng
2.2.1 Tình hình nguồn vốn tín dụng trung dài hạn
Bảng 2.2 Tình hình nguồn vốn tín dụng trung dài hạn tại MHB – Phòng
Giao dịch Cao Lãnh qua 3 năm 2009 – 2011.
ĐVT: Triệu đồng.
- 21 -
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
(Nguồn: Từ Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB – Phòng Giao dịch Cao Lãnh).
- 22 -
Chỉ
tiêu
Năm So sánh tăng giảm
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn
hạn
113.118 64,94 128.742 72,14 111.706 69,84 15.624 13,81 -17.036 -13,23
Trung
dài
hạn
61.070 35,06 49.728 27,86 48.254 30,16 -11.342 -18,57 -1.474 -2,96
Tổng 174.188 100 178.470 100 159.960 100 4.282 2,46 -18.510 -10,37
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
Biểu đồ 2.2 Tình hình nguồn vốn tín dụng trung dài hạn tại MHB – Phòng
Giao dịch Cao Lãnh qua 3 năm 2009 – 2011.
Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy, tình hình nguồn vốn của PGD
trong ba năm có những biến động theo chiều hướng giảm xuống. Điều này,
cũng làm cho tình hình nguồn vốn của tín dụng trung dài hạn biến động theo.
Cụ thể, năm 2009 vốn trung dài hạn là 61.070 triệu đồng sang năm 2010 nguồn
vốn giảm 49.728 triệu đồng giảm 11.342 triệu tương đương giảm 18,57% so
với năm 2009. Bước qua năm 2011 nguồn vốn lại giảm xuống nhẹ xuống
48.254 giảm 1.474 triệu tương đương giảm 2,96% so với năm 2010. Nguyên
nhân, dẫn đến tình hình nguồn vốn nói chung cũng như nguồn vốn trung dài
hạn nói riêng là do từ năm 2010 tình hình kinh tế chưa ổn định. Đặc biệt, là giá
vàng trên thị trường tăng mạnh, cùng với tâm lý kiếm lời của người dân đã
chuyển sang đầu tư vàng.
Tuy nhiên, tình hình nguồn vốn trung dài hạn so với ngắn hạn tại Ngân
hàng lại không có nhiều biến đổi. Mặc dù không cao nhưng vẫn chiếm một tỷ
trọng tương đối ổn định. Ở năm 2009 nguồn vốn trung dài hạn là 61.070 triệu
chiếm 35,06% so với trong kỳ sang năm 2010 nguồn vốn trung dài hạn là
49.728 triệu tương đương 27,86% so với cùng kỳ. Bước sang năm 2011 là
48.254 triệu chiếm 30,16% so với tổng nguồn vốn cùng năm. Điều này, cho ta
thấy PGD đã phấn đấu, thực hiện những mục tiêu phù hợp với tình hình kinh tế
xã hội và năng lực hiện có của Ngân hàng.
2.2.2 Tình hình dư nợ tín dụng trung dài hạn
- 23 -
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
Bảng 2.3 Tình hình dư nợ tín dụng trung dài hạn tại MHB – Phòng Giao
dịch Cao Lãnh qua 3 năm 2009 – 2011.
ĐVT: Triệu đồng.
(Nguồn: Từ Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB – Phòng Giao dịch Cao Lãnh).
- 24 -
Chỉ
tiêu
Năm So sánh tăng giảm
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn
hạn
118.623 82,47 96.829 75,70 100.160 72,69 -21.794 -18,37 3.331 3,44
Trung
dài
hạn
25.207 17,53 31.084 24,30 37.635 27,31 5.877 23,31 6.551 21,08
Tổng 143.830 100 127.913 100 137.795 100 -15.917 -11,07 9.882 7,73
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Phòng Giao dịch Cao Lãnh
Biểu đồ 2.3 Tình hình dư nợ tín dụng trung dài hạn tại MHB – Phòng Giao
dịch Cao Lãnh qua 3 năm 2009 – 2011
Có thể nói cuối năm 2008 đầu năm 2009 tình hình kinh tế thị trường
còn nhiều biến động, kéo theo tổng dư nợ của PGD cũng thay đổi không ít.
Điều này cũng tác động đến tình hình dư nợ tín dụng trung dài hạn cũng thay
đổi. Cụ thể, năm 2009 tình hình dư nợ trung dài hạn 25.207 triệu đồng sang
năm 2010 lại tăng lên 31.084 triệu đồng tăng 5.877 triệu tương đương 23,31%.
Nhưng đến năm 2011 tình hình dư nợ trung dài hạn lại tăng lên 37.635 triệu
đồng tăng 6.551 triệu đồng tương đương 21,08%. Bên cạnh đó, tình hình dư nợ
trung dài hạn so với ngắn hạn cùng kỳ lại có những điểm biến động tương tự.
Năm 2009 tình hình dư nợ trung dài hạn là 25.207 triệu đồng chiếm 17,53% so
với tổng dư nợ của năm. Đến năm 2010 dư nợ tín dụng trung dài hạn là 31.084
- 25 -