Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 20 trang )

L/O/G/O
Chương 5
Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ
1. Ngân hàng trung ương
1.1. Sự ra đời và phát triển ngân hàng trung ương
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của NHTW các nước
-
Do sự cạnh tranh phát hành tiền giữa các ngân hàng, kết hợp
với sự can thiệp của Nhà nước
-
Do yêu cầu của cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường, Nhà
nước quyết định thành lập NHTW
1.1.2. Sự ra đời và phát triển của NHNN Việt Nam
1.2. Định nghĩa Ngân hàng
Trung ương
-
NHTW là một định chế
quản lý nhà nước về tiền tệ,
tín dụng và ngân hàng, phát
hành tiền tệ, là ngân hàng
của các ngân hàng, thực
hiện chức năng tổ chức điều
hòa lưu thông tiền tệ trong
phạm vi cả nước nhằm ổn
định giá trị đồng tiền.
1.3. Mô hình tổ chức NHTW
a) Ngân hàng trung ương trực
thuộc Chính Phủ
-
NHTW chịu sự chi phối trực tiếp
của Chính phủ về: nhân sự, tài


chính, xây dựng và thực thi
chính sách tiền tệ
-
Ưu điểm: Chính phủ có thể chỉ
đạo và có được sự thống nhất hài
hòa giữa 2 chính sách tài khóa và
tiền tệ
-
Nhược điểm: NHTW không chủ
động trong việc thực hiện CSTT,
chịu sự phụ thuộc vào Chính phủ
và hội đồng chính sách
Chính phủ
Hội đồng CSTT Quốc Gia
NHTW
b) NHTW độc lập với Chính
phủ, trực thuộc Quốc hội
-
NHTW do Quốc hội lập ra
-
Quốc hội sẽ chi phối và điều
hành nhân sự và mục tiêu của
CSTT
-
Quan hệ giữa NHTW và Chính
phủ là quan hệ hợp tác
-
Ưu điểm: Áp lực chi tiêu của
Chính phủ không ảnh hưởng tới
CSTT

-
Nhược điểm: Trong nhiều thời
điểm khi 2 chính sách: tài khóa
của Chính phủ và Chính sách
tiền tệ của NHTW không hài
hòa thì các mục tiêu kinh tế
không thực hiện được
Quốc hội
NHTW Chính Phủ
Mối quan hệ hợp tác để đạt được các
mục tiêu kinh tế xã hội trong từng
thời kỳ
1.4. Chức năng của Ngân hàng Trung ương
1.4.1. Chức năng phát hành tiền
* NHTW là chủ thể giữ độc quyền phát hành tiền vào lưu thông mà hình thức
chủ yếu là giấy bạc ngân hàng và tiền đúc lẻ
-
Các kênh phát hành tiền của NHTW:
+ Cho NHTM và các TCTD khác vay
+ NHTW phát hành tiền thông qua cho NSNN vay
+ NHTW phát hành tiền thông qua thị trường vàng và ngoại tệ
+ NHTW phát hành tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở
-
Nguyên tắc phát hành tiền: Số lượng tiền phát hành ra phải dựa trên khối
lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra và đưa vào trao đổi trong nền kinh tế
-
Nhân tố ảnh hưởng đến chức năng phát hành tiền của NHTW
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế
+ Lạm phát
+ Nhu cầu tiền mặt trong từng thời kỳ

+ Mức độ thâm hụt của NSNN
* NHTW tham gia và kiểm soát chặt chẽ việc tạo tiền chuyển
khoản của các NHTM và TCTD
-
NHTW tham gia vào với vai trò là người cung ứng lượng tiền
cơ sở, là trung gian thanh toán giữa các NHTM và TCTD, là
người cho vay đối với các NHTM và TCTD
-
NHTW kiểm soát chặt chẽ khả năng tạo tiền của NHTM và
TCTD thông qua qui định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái
chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở
1.4.2. Chức năng ngân hàng của các ngân hàng

Quản lý tài khoản và nhận tiền gửi của các NHTM và TCTD
-
Tài khoản tiền gửi thanh toán
-
Tài khoản tiền gửi dự trữ bắt buộc

Cho vay đối với các NHTM và TCTD

Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt

Thực hiện quản lý nhà nước và kiểm soát hoạt động đối với các
NHTM và TCTD
-
Cấp giấy phép hoạt động
-
Quy định nội dung, phạm vi hoạt động kinh doanh của NHTM
và TCTD

-
Kiểm tra, giám sát mọi mặt hoạt động của NHTM
-
Đình chỉ hoạt động hoặc giải thể ngân hàng thương mại trong
trường hợp mất khả năng thanh toán
1.4.3. Chức năng Ngân hàng Nhà Nước
-
NHTW xây dựng và thực thi CSTT quốc gia
-
Nhận tiền gửi của Kho Bạc Nhà Nước, cho NSNN vay, quản
lý dự trữ ngoại hối quốc gia
-
Thay mặt chính phủ ký kết các hiệp định tiền tệ, tín dụng,
thanh toán với nước ngoài và tổ chức tài chính – tín dụng quốc
tế
-
Đại diện cho Chính phủ tham gia vào một số tổ chức tài chính
– tín dụng quốc tế với cương vị là thành viên của các tổ chức
này.
1.5. Vai trò của Ngân hàng trung ương
1.5.1. Điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế
- NHTW thông qua các công cụ của CSTT để thực hiện vai trò điều tiết
khối lượng tiền trong lưu thông, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
1.5.2. Thiết lập và điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý
- NHTW tham gia vào việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội, xây dựng chính sách, cơ chế tín dụng và tài trợ vốn cho nền
kinh tế
1.5.3. Ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia
-

NHTW thông qua các hoạt động để ổn định sức mua đối nội và sức
mua đối ngoại của đồng tiền quốc gia
1.5.4. Điều chỉnh hoạt động đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng
2. Chính sách tiền tệ của NHTW
2.1. Định nghĩa
-
CSTT là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô mà các
NHTW thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm
soát và điều tiết lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục
tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định
-
CSTT mở rộng: là việc cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế,
nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc
làm, áp dụng trong điều kiện kinh tế suy thoái
-
CSTT thắt chặt: là việc giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế,
nhằm hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền
kinh tế. CSTT theo hướng này nhằm đạt được mục tiêu kìm
chế lạm phát

Ổn định tiền tệ
+ Ổn định sức mua
đối nội
+ Ổn định sức mua
đối ngoại

Tăng trưởng kinh
tế

Công ăn việc làm

-
Các chỉ tiêu được
chọn làm mục tiêu
hoạt động
+ Dự trữ của ngân
hàng thương mại
+ Lãi suất thị
trường liên ngân
hàng
Mục tiêu
cao nhất
Mục tiêu trung gian
Mục tiêu
hoạt động
-
Yêu cầu đối với mục tiêu
trung gian
+ Phải đo lường được
+ Phải kiểm soát được
+ Phải có khả năng tác động
trực tiếp tới mục tiêu cao nhất
-
Các chỉ tiêu được chọn:
+ Khối lượng tiền cung ứng
(Ms)
+ Lãi suất thị trường
2.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ
2.3. Nội dung cơ bản của CSTT
( Chính sách tín dụng, chính sách ngoại hối, chính sách đối
với NSNN)

2.3.1. Chính sách tín dụng
-
Chính sách lãi suất: NHTW xây dựng và ban hành
chính sách lãi suất tín dụng thích hợp, thi hành thống
nhất trong hệ thống ngân hàng.
-
Chính sách và quy chế tín dụng: NHTW xây dựng
chính sách và quy chế tín dụng để huy động nguồn
vốn trong xã hội và mở rộng cho vay ở mức cao nhất
2.3.2. Chính sách ngoại hối
-
Chính sách tỷ giá hối đoái: NHTW lựa chọn một chế độ tỷ giá
và quyết định điều chỉnh tỷ giá hối đoái khi cần thiết
-
Chính sách quản lý ngoại hối: NHTW ngăn chặn việc dự trữ
ngoại hối không hợp lý trong các pháp nhân và thể nhân, quản lý
việc mua bán ngoại tệ, thu hút các nguồn ngoại tệ vào hệ thống
ngân hàng.
-
Chính sách dự trữ ngoại hối: NHTW cần có chính sách mua
bán ngoại tệ để tăng quỹ dự trữ ngoại hối.
-
Quy mô quỹ dự trữ ngoại hối phụ thuộc: nhu cầu nhập khẩu, quy
mô GDP, nhu cầu chi trả các khoản nợ và nhu cầu lưu thông tiền
tê.
-
Tiêu chí đánh giá quy mô quỹ dự trữ ngoại hối:
+ Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối so với tổng dư nợ ngắn hạn quốc gia
+ Tỷ lệ giữa mức dự trữ ngoại hối và kim ngạch nhập khẩu
-

Kết cấu của quỹ dự trữ ngoại hối
2.3.3. Chính sách đối với ngân sách nhà nước
-
NHTW cho NSNN vay khi NSNN bội chi giúp đỡ
Chính phủ giảm bớt khó khăn trong quá trình điều
hành đất nước
2.4. Công cụ của Chính sách tiền tệ
2.4.1. Công cụ trực tiếp
1. Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay
Ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay
Ấn định khung lãi suất tiền gửi và cho vay
2. Hạn mức tín dụng
3. Phát hành tiền cho NSNN vay
4. Tín phiếu NHTW
2.4.2. Công cụ gián tiếp
1. Lãi suất tái chiết khấu
-
Khái niệm: Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất cho vay ngắn hạn
của NHTW đối với các NHTM và TCTD dưới hình thức tái
chiết khấu các chứng từ có giá chưa đến thời hạn thanh toán
-
Cơ chế sử dụng công cụ lãi suất tái chiết khấu:
+ CSTT thắt chắt -> Tăng lãi suất tái chiết khấu
+ CSTT nới lỏng -> Giảm lãi suất tái chiết khấu
-
Cơ chế tác động tới mục tiêu:
+ Lãi suất tái chiết khấu tăng -> lãi suất trên thị trường liên ngân
hàng tăng -> lãi suất kinh doanh của NHTM và TCTD khác tăng
-> Ms giảm và ngược lại
2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

-
Khái niệm: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm giữa số
tiền dự trữ bắt buộc và tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt
buộc các NHTM thu hút được trong một khoảng thời gian nhất
định
-
Cơ chế sử dụng:
+ CSTT thắt chắt -> tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
+ CSTT nới lỏng -> giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
-
Cơ chế tác động:
+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng -> khả năng tạo tiền của các NHTM
giảm -> Ms giảm
+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng -> lãi suất trên thị trường liên ngân
hàng tăng -> lãi suất thị trường tăng -> Ms giảm
3. Nghiệp vụ thị trường mở
-
Khái niệm: Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua bán các
chứng từ có giá của NHTW trên thị trường tiền tệ
-
Cơ chế sử dụng:
+ CSTT thắt chặt -> NHTW bán các chứng từ có giá trên thị
trường mở
+ CSTT nới lỏng -> NHTW mua các chứng từ có giá trên thị
trường mở
-
Cơ chế tác động:
+ NHTW bán chứng từ có giá trên thị trường mở cho NHTM và
các TCTD khác -> dự trữ của hệ thống NH giảm -> quy mô tín
dụng và khả năng tạo tiền của NHTM giảm, lãi suất thị trường liên

ngân hàng tăng -> lãi suất thị trường tăng -> Ms giảm
L/O/G/O
www.themegallery.com
Thank You!

×