Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất của UBND xã phúc sơn, huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.17 KB, 53 trang )

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của sự sống, là địa bàn phân bố
dân cư, phàt triển dân sinh và phát triển xây dựng càc cơ sở kinh tế - văn hoá-
xã hội và an ninh quốc phòng. ĐiÒu 18 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ
nghỉa Việt Nam quy định:
‘’Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo
sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả’’.
Với vai trò và ý nghĩa đặc biệt đó thì việc bảo vệ và sử dụng đất có
hiệu quả là dất cần thiết và cấp bách. Nhưng hiện nay, với sự phát triển của
kinh tế thị trường, xã hội ngày càng phát triển, đời sống con ngõơi ngày càng
nâng cao thì nhu cầu của con người về đất đai ngày càng lớn. Điều này đã dẫn
đến tình trạng đất đai bị khai thác và sử dụng một cách bừa bãi, môi trường đất
bị huỷ hoại nghiêm trọng.Trước thực trạng như vậy, việc quy hoạch sử dụng
đất (QHSDĐ) là dất cần thiết và hữu hiệu. Nó không những tổ chức lại việc sử
dụng đất, mà còn hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng
chuyển mục đích tuỳ tiện, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn
chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn
đến những tổn thất hoạc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế xã hội và các hậu
quả khó lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng của từng
địa phương, đặc biệt là trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường.
Thực hiện luật đất đai 1993 và các văn bản dưới luật, UBND xã Phóc
Sơn đã tiến hành lập QHSDĐ xã Phúc Sơn thời kỳ 2001 - 2010 và đựơc
UBND huyện Chiêm Hoá phê duyệt tại Quyết định số 434/QĐ-UB
ngày05/10/2000 Kết quả thực hiện QHSDĐ những năm qua đã góp phần tích
cực vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã, đặc biệt trong đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng, đường, trường, trạm xây dựng nhà máy khai thác và chế
biến khoáng sản một cách có hiệu quả tiềm năng đất đai. Đồng thời làm cơ sở
cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ) hàng năm và 5 năm của xã,


xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất chi tiết cụ thể.
Tuy nhiên , QHSDĐ của UBND xã Phúc Sơn được thành lập trong bối
cảnh nền kinh tế của xã đang bước đầu chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung kế
hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường, tốc độ phát triển chưa ổn định, sức thu
hút đầu tư còn hạn chế; kinh tế trong khu vực Đông Nam Á đang bị khủng
hoảng. Nhiều dự báo về chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, cũng nh khả năng
phát triển các ngành, lĩnh vực chưa lường hết được những phát sinh sau này.
Chính vì vậy, việc đánh giá công tác quản lý đất đai nói chung và công tác thực
hiện QHSDĐ của UBND xã những năm qua để thấy được những tồn tại, khó
1
khăn, tìm ra nguyên nhân từ đó đề ra những giải pháp khắc phục nhằm làm
tăng hiệu quả trong quá trình sử dụng đất là rất cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu đó, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm Khoa Tài
nguyên và Môi Trường - Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên, dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo, PGS - Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Nông, tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài "đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất của
UBND xã phúc sơn, huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-
2008’’
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CƯU
Trên cơ sở tìm hiểu công tác thực hiện QHSDĐ của xã Phúc Sơn giai
đoạn 2005 - 2008 nhằm đánh giá được những thành tựu, hạn chế, tồn tại trong
việc thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Từ đó tìm được nguyên nhân và đÒ xuất những giải pháp khắc phục cho công
tác QHSDĐ của UBND xã trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả trong
quá trình sư dụng đất của xã.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Số liệu thu thập được phải khách quan, trung thực và chính xác.
- Từ kết quả nghiên cứu phải đưa ra được những nghuyên nhân của tồn
tại, khó khăn và từ đó đưa ra những giải pháp khăc phục cho phù hợp với tình
hình thực tế của địa phương.

1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu;Tìm hiểu, nắm vững được các kiến
thức thực tế về luật đất đai nói chung và công tác thực hiện QHSDĐ của địa
phương nói riêng.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Qua việc đánh giá công tác thực hiện QHSDĐ,
tìm ra những mặt thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý đất đai nói
chung và công tác thực hiện QHSDĐ nói riêng của xã, từ đó tìm ra những giải
pháp khắc phục cho những khó khăn, tồn tại đó.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai
2.1.1.1. Theo Luật Đất đai năm 1993
Điều 13 quy định 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
"1. Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất , lập bản đồ
địa chính.
2. Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất.
3. Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức
sử dụng các văn bản đó.
4. Giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất.
5. Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử
dụng đất.
6. Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất.
7. Giải quyết các tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các
vi phạm trong quản lý và sư dụng đất đai”
2.1.1.2. Theo Luật Đất đai 2003
Khoản 2 điều 6 quy định 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai nh
sau:
"1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất

đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
2. X ác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính;
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất. lập bản đồ địa chính,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất;
6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
7. Thống kê, kiểm kê đất đai;
8. Quản lý tài chính về đất;
9. Quản lý và phát chiển thị trường quyền sử dụng đất trong thị
trường bất động sản;
10. Quản lý , giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất;
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
đất đai và sử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
3
12. Giải quyết các tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các
vi phạm trong việc quản lý và sư dụng đất đai;
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.”
2.1.2. Các căn cứ pháp lý của quy hoach sử dụng đất
2.1.2.1. Các văn bản của nhà nước
- Căn cứ điều 17 và 18 hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1992
- Căn cứ điều 16 luật đất đai ngày 14/07/1993
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đất đai năm 1998
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đất đai năm 2001
- Căn cứ điêu 21 đến điều 30 luật đất đai năm 2003 ra ngày 26/11/2003

- Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của chính phủ
hướng dẫn thi hành luật đất đai.
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của bộ TG&MT về
việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.
- Quyết định số 04/2005/QĐ - BTNMT ngày 30/06/2005 của Bộ Tài
nguyên và Môi Trường về việc ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Nghị định số 68/2001/NĐ - CP ngày 01/10/2001 của chính phủ về
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư số 1842/2001/TT-TCĐC ngày 01/11/2001 của tổng cục địa
chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/2001/NĐ - CP ngày
01/10/2001 của chính phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2.1.2.2. Các văn bản của tỉnh Tuyên Quang và huyện Chiêm Hoá
- Quyết định 690/QĐ-UB ngày 27/08/2000 của UBND tỉnh Tuyên Quang
về việc phê duyệt dự án quy hoạch sử dụng đất các xã, phường, thị trấn.
- Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 17/01/2001 của hội đồng nhân dân
xã Phúc Sơn về việc thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện Chiêm Hoá lần XIX nhiệm kỳ 2005-
2010 của huyện uỷ Chiêm Hoá.
- Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Chiêm Hoá thời kỳ 2001-2010
của UBND huyện Chiêm Hoá.
- Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối từ 2006-2010 của
UBND huyện Chiêm Hoá.
- Tờ trình số17/TT - UB ngày12/04/2000 của UBND xã Phúc Sơn về việc
phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Phúc Sơn thời kỳ 2001 2010.
2.1.3. Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác quy
hoạch sử dụng đất
2.1.3.1. K hái niệm quy hoạch sử dụng đất
QHSDĐ là một hiện tượng kinh tế – xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất

- Kinh tế(bằng hiệu quả sử dụng đất)
4
- Kỹ thuật (các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật: Điều tra, khao sát, xây
dựng bản đồ, khoanh định, sử lý số liệu )
- Pháp chế (xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất
nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật)
Như vậy , QHSDĐ là hệ thống các biện pháp của Nhà nước ( thể hiện
đồng thời 3 tính chất kinh tế, kỹ thuật , pháp chế) về tổ chức sử dụng và quản
lý đất đai đầy đủ ( mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích
nhất định ), hợp lý ( đặc điểm tính chất tự nhiên ,vị trí, diện tích phù hợp với
yêu cầu và mục đích sử dụng ), khoa học(áp dụng thành tựu khoa học- kỹ thuật
và các biện pháp tiên tiến) và có hiệu quả nhất (đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi Ých
kinh tế xã hội môi trường), thông qua việc phân bố quỹ đất đai (khoanh định
cho các mục đích và các nghành) , các tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản
xuất.
Thực chất QHSDĐ là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo
điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững phát huy lợi thế của thổ nhưỡng
và lãnh thổ để mang lại lợi Ých cao, thực hiện đồng thời 2 chức năng: Điều
chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất
đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ
đất và môi trường.( Lương Văn Hinh và cs, 2000)
2.1.3.2. Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất
Điều 21 Luật Đất đai 2003 quy định việc lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
“1. phù hợp với chiến lược , quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển
kinh tế – xã hội , quốc phòng , an ninh ;
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch , kế hoạch, sử dụng đất
của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên;
kế hoạch sử dông đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định , xét duyệt;

3. Quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu
sử dụng đất của cấp dưới;
4. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
5. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường;
6. Bảo vệ, tôn tạo di tích – lịch sử, danh lam thắng cảnh;
7. Dân chủ và công khai;
8. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định,
xét duyệt trong năm cuối kỳ trước đó”
2.1.3.3. Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất
Điều 22 Luật Đất đai 2003 quy định khi lập quy hoạch sử dụng đất phải
theo các căn cứ sau:
“1. Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, an ninh
quốc phòng của cả nước; Quy hoạch phát triển của các ngành và các địa
phương;
5
2. Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của nhà nước;
3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường;

4. Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất;
5. Định mức sử dụng đất;
6. Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất;
7. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.”
2.1.3.4. Nội dung quy hoạch sử dụng đất
* Điều 23 Luật Đất đai 2003 quy định nội dung cần thiết khi xây dựng
QHSDĐ nh sau:
"1. Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hờp điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai;
2. Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong thời kỳ quy
hoạch;
3. Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh

tế xã hội , quốc phòng, an ninh;
4. Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự
án;
5. Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi
trường;
6. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.”
*. Điêu 24 luật Đất đai 2003 quy định kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất nh sau:
“- Kỳ quy hoách sử dụng đất của cả nước, tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phừơng, thị trấn là
10 năm.
- Kỳ quy hoạch sử dụng đất của cả nước, tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn là 5
năm.”
2.1.3.5. Thẩm Quúên lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
* Điều 25 luật đất đai quy định thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất nh sau:
“1. Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất của cả nước.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực
hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
3. Uỷ ban nhân dân huyện thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương va quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất của thị trấn thuộc huyện.
Uỷ ban nhân dân huyện, quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương,
Uỷ ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy
hoạch, kế hạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng
6
đất của các đơn vị hành chính cấp dưới, trừ trường hợp quy định tại khoản 4
Điều này.

4. Uỷ ban nhân dân xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị
trong kỳ quy hoạch sử dụng đất tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất của địa phương.
5. Quy hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập chi tiết gắn
liền với thửa đất ( sau đây gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết ); trong quá
trình lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, cơ quan tổ chức thực hiện việc lập
quy hoạch sử dụng đất phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.
Kế hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập chi tiết gắn với
thửa đất (sau đây gọi là kế hoạch sử dụng đất chi tiết).
6. Uỷ ban nhân dân cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất trình Hội đồng nhân dân cùng câp thông qua quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xét duyệt.
7. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được trình đồng thời với kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội.”
* Điều 26 luật đất đai 2003 quy định thẩm quyền quyết định, xét duyệt
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nh sau:
“1. Quốc hội quết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước
do chính phủ trình.
2. Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét duyệt, quy
hoạch , kế hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp.
4. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã quy định tại khoản 4 điều 25 của luật
này.”
2.1.3.6. Những quy định về diều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Điều 27 Luật Đất đai 2003 quy định việc điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất nh sau:
“1. Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện

trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự điều chỉnh mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an
ninh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định , xét duyệt mà sự
điều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất;
b) Do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đích, cơ cấu,
vị trí, diện tích sử dụng đÊt;
c) Có sù điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp làm
ảnh hưởng tới quy hoạch sử dụng đất của cấp mình;
d) Có sự điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương.
7
2. Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có sự điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất hoạc có sự thay đổi về khả năng thực hiện kế
hoạch sử dụng đất.
3. Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là một phần của nội dung quy
hoạch sử dụng đất.
Nội dung điều chỉnh kế hóạch sử dụng đất là một phần của nội dung kế hoạch
sử dụng đất.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xét duyệt quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất của cấp nào thì có thẩm quyền quyết định, xét duyệt điều chỉnh
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp đó.”
2.1.3.7. Quy định về công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .
Theo điều 28 Luật Đất đai quy định:
“ Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định hoạc xét duyệt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất phải được công bố công khai theo quy định sau đây
1. Uỷ ban nhân dẫn xã, phường, thị trấn có trách nhiệm công bố công
khai quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa
phương tại trụ sở uỷ ban nhân dân;
2. Cơ quan quả lý đất đai các cấp có trách nhiệm công bố kê khai quy
hoạch, kế hoạch sử dông đất của địa phương tại trụ sở cơ quan và trên các

phương tiện thông tin đại chúng;
3. Việc công bố công khai tại trụ sở uỷ ban nhân dân và cơ quan quản lý
đất đai được thực hiện trong suốt thời gian của kỳ quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất có hiệu lực.”
2.1.3.8. Quy định về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụnh đất sau khi đã
được phê duyệt
Điều 29 Luật Đất đai quy định:
“1. Chính phủ tồ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất của cả nước; kiềm tra việc thực hiện quy hạch, kế hoạch sử dụng đất
của tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của địa phương cấp dưới trực tiếp.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; phát hiện, ngăn chặn các hành
vi sử dụng đất trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
2. Trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đựơc công bố có
diện tích đất đã được thu hồi mà nhà nước chưa thực hiện thu hồi đất, bồi
thường, giải phóng mặt bằng thì người sử dụng đất tiếp tục được sử dụng đất
theo mục đích đã xác định trước khi công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
8
nếu người sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng thì nhà nước thu hồi đất và
bồi thường hoạc hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Nhà nước nghiêm cấm mọi hoạt động tù ý xây dựng, đầu tư bất động
sản trong khu vực đất phải thu hồi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.
Trường hợp có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình gắn liền với
đất phải thu hồi mà làm thay đổi quy mô, cấp công trình hiện có thì phải được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Diện tích ghi trong kế hoạch sử dụng đất đã được công bố phải thu

hồi để thực hiện dự án, công trình hoạc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà
sau 3 năm không được thực hiện theo kế hoạch thì cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xét duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh hoạc huỷ bỏ và công bố
bằng văn bản và thông báo cho mọi người được biết.”
2.1.3.9. Các loại hình quy hoạch sử dụng đất
Theo Luật Đất dai năm 1993, ở nước ta có 2 loại hình quy hoạch:
- QHSDĐ tiến hành theo lãnh thổ va theo nghành.
- QHSDĐ theo lãnh thổ có các dạng sau:
+ Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai cả nước
+ QHSDĐ các vùng
+ QHSDĐ cấp tỉnh
+ QHSDĐ cấp huyện
+ QHSDĐ cấp xã
2.1.3.10. Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp
huyện và cấp xã được tiến hành như sau:
Theo quyết định số 04 của Bé Tai nguyên và Môi trường, quy định lập
và điều chỉnh QHSDĐ , KHSDĐ cấp huyện, cấp xã như sau:
“1.Quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp huyện
Trình tự triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp
huyện gồm 7 bước:
Bước 1: Công tác chuyển bị.
Bước 2. Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.
Bước 3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tác động đến việc
sử dụng đất.
Bước 4. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, kết quả thực hiện quy
hoạch. kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai.
Bước 5. Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất.
Bước 6. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.
Bước 7. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trình thông qua, xét duyệt và công bố quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất.
2) Quy trình lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối cấp huyện
9
a) Trình tự triển khai điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ
cuối cấp huyện gồm 6 bước:
Bước 1: Công tác chuyển bị.
Bước 2. Điều tra, thu thập các thông tin và đánh giá bổ sung về điều
kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội.
Bước 3. Đánh giá bổ sung về tình hinh quản lý, sử dụng đất, kết quả
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Bước 4. Xây dựng và lựa chọn phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng
đất.
Bước 5. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối.
Bước 6. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu.
Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối, trình thông qua, xét
duyệt và công bố điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối.
b) Trình tự triển khai lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của huyện trong
thời gian không có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt
gồm 5 bước
Bước 1: Công tác chuyển bị
Bước 2. Điều tra, thu thập các thông tin và đánh giá bổ sung về điều
kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội.
Bước 3. . Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, kết quả thực hiện quy
hoạch. kế hoạch sử dụng đất kỳ trước
Bước 4. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối.
Bước 5. Xây dựng báo cáo thuyết minh, hoàn chỉnh tài liệu kế hoạch sử
dụng đất kỳ cuối, trình thông qua, xét duyệt và công bố kế hoạch sử dụng
đất.”
“2. Quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp xã
Trình tự triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp xã

gồm 7 bước:
Bước 1: Công tác chuyển bị.
Bước 2. Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.
Bước 3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tác động đến việc
sử dụng đất.
Bước 4. . Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, kết quả thực hiện quy
hoạch. kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai.
Bước 5. Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất.
Bước 6. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.
Bước7. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu
2) Quy trình lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối cấp xã
a) Trình tự triển khai điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch
sử dụng đất kỳ cuối cấp xã gồm 6 bước:
Bước 1: Công tác chuyển bị.
10
Bước 2. Điều tra, thu thập các thông tin và đánh giá bổ sung về điều
kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội.
Bước 3. Đánh giá bổ sung về tình hinh quản lý, sử dụng đất, kết quả
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Bước 4. Xây dựng và lựa chọn phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng
đất.
Bước 5. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối.
Bước 6. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu.
Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối, trình thông qua, xét
duyệt và công bố điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
b) Trình tự triển khai lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của xã trong thời
gian không có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt gồm 5
bước
Bước 1: Công tác chuyển bị
Bước 2. Điều tra, thu thập các thông tin và đánh giá bổ sung về điều

kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội.
Bước 3. . Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, kết quả thực hiện quy
hoạch. kế hoạch sử dụng đất kỳ trước
Bước 4. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối.
Bước 5. Xây dựng báo cáo thuyết minh, hoàn chỉnh tài liệu kế hoạch sử
dụng đất kỳ cuối, trình thông qua, xét duyệt và công bố kế hoạch sử dụng
đất.”
2.2 TÌNH HÌNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ
TRONG NƯỚC
2.2.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới
Công tác QHSDĐ đã được nhiều nước trên thế giới tiến hành từ nhiều
năm trước đây với đầy đủ cơ sở khoa học, vì vậy mà họ đã tích luỹ được nhiều
kinh nghiệm và công tác này ngày nay càng được chú trọng và phát triển.
QHSDĐ luôn là mục tiêu phấn đấu, là nhiệm vụ của mỗi quốc gia, đồng thời
nó cũng đóng vai trò quyyết định đối với mọi quá trình phát triển, sản xuất, đặc
biệt là trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về QHSDĐ nhưng tất cả đều
hướng đến một mục tiêu chung đó là việc tổ chức lãnh thổ hợp lý, đÒ da các
biện pháp bảo vệ sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm nhằm đem lại hiệu quả cao.
Ở Pháp, QHSDĐ được xây dựng theo hình thức mô hinh hóa nhằm
đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng tài nguyên, lao động cùng với việc áp
dụng bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc hợp lý làm tăng hiệu quả sản
xuất của xã hội.
Ở Liên Xô (cũ), theo A.Condukhop và Amikhalop phần thiết kế xây
dựng quy hoạch nông thôn dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên va điều kiện
11
kinh tế, văn hoá, xã hội . quá trình thực hiện QH phải giải quyết được những
vấn đê sau:
- Quan hệ giữa khu vực dân cư với vùng sản xuất, khu vực canh tác.
- Quan hệ giữ khu dân cư với giao thông bên ngoài

- Hệ thống giao thông nội bộ, các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Việc bố trí mặt bằng hài hòa cho từng vùng khác nhau về mặt địa lý,
đảm bảo sự thống nhất trong tổng thể kiến trúc.

- Các công trình văn hoá công cộng (trường học, trạm xá, khu vực vui
chơi giải trí như sân vận động ) tạo nên được môi trường sống, trong lành,
yên tĩnh.
- Quy hoạch khu dân cư mang nét của đô thị hoá, giải quyết thoả mãn
các nhu cầu của con người.
Đến giai đoạn sau trong các công trình quy hoạch nông thôn của
G.Deleur và Ikhokhon đẵ đưa ra sơ đồ quy hoạch vùng lãnh thổ các huyện
gồm 3 cấp trung tâm:
-Trung tâm của huyện.
- Trung tâm thị trấn của tiểu vùng.
- Trung tâm của xã.
Trong thêi kỳ này, trên địa bàn nông thôn của Liên Xô chia cấp trung tâm
theo quan hệ từ trung tâm huyện qua trung tâm tiểu vùng đến trung tâm làng
xã. QH nông thôn đã khai thác triệt đề mặt bằng tổng thể các nhà ở, khu sản
xuất, khu văn hoá được bố trí hợp lý theo kiểu tổ chức quy hoạch đô thị. Nhà
ở được chia vùng với những lô đất tăng gia nhỏ và xây dựng theo hệ thống
quản lý nhà nước, bố trí không gian rộng rãi theo thiết kế trung, không gây
lộn xộn. Đây là những thành công của Liên Xô trong quy hoạch nông thôn.
Ở Thái Lan, trong những năm gần đây đã có nhiều cố gắng lớn trong
xây dựng QH nông thôn để phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Thái Lan đã có
sự đầu tư tương đối lớn cho việc xây dựng hệ thống mạng lưới giao thông
phục vụ sản xuất, nối liền các khu sản xuất với khu chế biến và thị trường
tiêu thụ. Quá trình QH nông thôn tại các làng xã được xây dựng theo các mô
hình và nguyên lý hiện đại mới. khu dân cư được bố chí tập trung, trung tâm
làng xã là nơi xây dựng các công trình công cộng, các khu sản xuất được bố
trí thuận tiện nằm trong khu vực vòng ngoài.

Kết quả sau 7 lần thực hiện kế hoạch 5 năm,Thái Lan đã đạt được sự tăng
trưởng kinh tế nông nghiệp rõ rệt, các vùng nông thôn đề có cơ sở hạ tầng và
hệ thống giao thông phát triển, dịch vụ công cộng nâng cao, đời sống nông
thôn được cải thiện không ngừng.
Ở Philippin, có 3 cấp lập quy hoạch đó là cấp quốc gia sẽ hình thành
phương hướng chỉ đạo chung; cấp vùng và cấp huyện, quận sẽ chịu trách
nhiệm triển khai các đồ án tác nghiệp. Chính phủ có vai trò quan trọng trong
việc thống nhất các nghành và quan hệ của các cấp lập quy hoạch đồng thời
12
Chính phủ cũng tạo điều kiện để các chủ sử dụng đất có thể tham gia vào
việc lập quy hoạch ở các cấp như chương trình tái giao đất, việc thực thi các
đồ án quy hoạch đất công cộng, các khu vực đất dân cư nhưng phải đảm bảo
tuân theo những quy định của pháp luật.
Điều đó cho thấy nhà nước cần phải thiết lập một hệ thống pháp luật
chặt chẽ trong việc sử dụng và quản lý đất đai.
Ở Trung quốc , công tác QHSDĐ từ lâu đã là vấn đề rất được quan tâm
và chú trọng. Chính phủ Trung Quốc đã tập trung nguồn vốn để xây dựng cơ
sở hạ tầng tuân theo QH, KHSDĐ lâu dài và bền vững. Đặc biệt là mạng lưới
giao thông, ưu tiên phát triển các đặc khu kinh tế tuân theo quy trình QH đất
chuyên dùng đất ở đô thị với quy trình đÊt hiện đại và khoa học. Chính vì vậy,
ngày nay mạng lưới giao thông, hệ thống đô thị với các đặc khu kinh tế của
Trung quốc phát triển dất mạnh sánh ngang tầm với các cường quốc có nền
kinh tế phát triển trên thế giới.
2.2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở nước ta
2.2.2.1. Thời kỳ trước Luật Đất đai 1993
Trước những năm 80, QHSDĐĐ chưa được coi là công tác của
ngành quản lý đất đai mà chỉ được đề cập tới nh một phần của quy hoạch
phát triển ngành nông lâm nghiệp.
Từ năm 1981đến 1986, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ V, các Bộ, Ngành, các tỉnh, thành phố đã tham gia triển khai

chương trình lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất ở Việt
Nam đến năm 2000. Trong sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất của tỉnh đều đề
cập đến vấn đê sử dụng đất đai va được tính toán tương đối có hệ thống để
khớp với cả nước, các vùng kinh tế lớn, các huyện trong tỉnh, các xã trong
toàn huyện nên bước đầu đã đánh giá được hiện trạng tiềm năng và đưa ra
các phương hướng sử dụng quỹ đất quốc gia đến năm 2000. Còng trong thời
kỳ này hầu hết các quận, huyện, thị xã, xã, thị trấn trong cả nước đả tiến
hành xây dựng quy hoạch tổng thể cấp huyện, cấp xã.
Từ năm 1987 đến trước Luật đất đai năm 1993 do nền kinh tế của nước
ta đang đứng trước những khó khăn và thử thách của nền kinh tế thị trường
nên công tác QHSDĐ cũng chưa được xúc tiến nh Luật Đất đai đã quy định.
Tuy vậy, thời kỳ này công cuộc đổi mới nông thôn diễn ra sâu sắc, công tác
QHSDĐ cấp xã nổi lên nh một vấn đề cấp bách về giao đất, cấp đất. Vì vậy,
đây là mốc đầu tiên đánh dấu công tác triển khai QHSDĐ cấp xã trên phạm
vi cả nước.
2.2.2.2. Thơi kỳ thực hiện Luật Đất đai 1993 đến nay
QHSDĐ cả nước: từ năm 1994 Chính phủ đã cho triển khai xây dựng
QH, KHSDĐ của cả nước 2010 và được Quốc hội khoá IX thông qua kế hoạch
sử dụng đất đai 5 năm (từ 1996 đến 2000).
13
QHSDĐ sử dụng đất cấp tỉnh: đến nay đã có 60/64 tỉnh, thành phổ trực thuộc
Trung ương hoàn thành việc lập QHSDĐ đến năm 2010 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.
Đối với QHSDĐ cấp huyện: hiện nay QHSDĐ cấp huyện đang được
triển khai theo hướng dẫn của Tổng cục địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và
Môi trương). Đến nay, cả nước hiện có 369 quận, huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh hoàn thành QHSDĐ (chiếm 59,1% số đơn vị cấp huyện)
Với QHSDĐ cấp xã: cả nước hiện có 4482 xã, phường, thị trấn trong đó
đã có 3579 xã phường hoàn thành QHSDĐ ( chiếm 79,9% tổng số đơn vị cấp
xã); 903 xã, phường , đang triển khai lập QHSDĐ ( chiếm 20,1% tổng số đơn

vị cấp xã).
Nh vậy, từ 1994 đến nay nước ta cơ bản đã hoàn thành QHSDĐ cả
nước, QHSDĐ cấp tỉnh. Công tác QHSDĐ đã góp phần tăng cừơng hiệu lực,
hiệu quả quản lý và sư dụng đất đai, phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc
phòng trong quá trình CNH- HĐH đất nước.
Tuy nhiên, QHSDĐ ở nước ta mới thực hiện chủ yếu ở mức độ khái
quát, mang tính định hướng, còn thiếu quy hoạch chi tiết; phương pháp và quy
hoạch thực hiện QHSDĐ còn nhiều bất cập, đặc biệt chưa có quy trình
QHSDĐ mang tính đặc thù đối với đô thị; sự phối hợp giữa QHSDĐ với các
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội các cấp, quy hoạch các ngành chưa
đồng bộ, đặc biệt là quy hoạch chi tiết đô thị. vì vậy, chất lượng và tính hiệu
quả QHSDĐ được đánh giá thấp, QHSDĐ” treo” còn tồn tại phổ biến.
2.2.3. tình hình quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, phía bắc. toàn tỉnh có một thị xã và 5
huyện.Theo số liệu thống kê năm 2005, diện tích tự nhiên của tỉnh
Tuyên Quang là 5868.00 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 71,980
ha; đất phi nông nghiệp là 4,800 ha; đất chưa sử dụng là 141,210 ha.
Công tác thực hiện QHSDĐ đã được tỉnh triển khai từ lâu, đến nay tình
hình thực hiện như sau:
Về QHSDĐ cấp tỉnh : toàn tỉnh đã có QHSDĐ giai đoạn 2000-2010
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyế định số 1162/QĐ-TTg ngày
20/11/2000. Đến 2003, kế hoạch sử dụng đất 5 năm của tỉnh Tuyên Quang giai
đoạn 2001/2005 đã được Sở Địa chính( nay là Sở Tài Nguyên và Môi trường)
báo cáo hội đồng thẩm định Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường làm
chủ tri va đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 17/ QĐ-TTg ngày
31/01/2003. Đến nay, tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành
KHSDĐ kỳ đầu ( giai đoạn 2001-2005) và đang triển khai thực hiện KHSDĐ
kỳ cuối ( giai đoạn 2006-2010 ) theo Nghị quyết số 18/2006/ NQ-CP ngày
29/08/2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh QHSDĐ đÕn năm 2010 và
KHSDĐ 5 năm (2006-2010) của tỉnh Tuyên Quang.

Về QHSDĐ cấp huyện: Căn cứ vào QHSDĐ giai đoạn 2000-2010 của
tỉnh, các huyện lập QH, KHSDĐ của địa phương mình. Đến nay, 6 huỵên, thị
14
xã trong tỉnh đã lập xong QH, KHSDĐ của địa phương mình. Hiện nay, 6
huyện , thị xã trong tỉnh đã lập xong QH, KHSDĐ đến 2010 được UBND tỉnh
phê duyệt đã hoàn thành KHSDĐ kỳ đầu (giai đoạn 2001-2005), hiện nay đang
triển khai thực hiện KHSDĐ kỳ cuối (giai đoạn 2006-2010).
Về QHSDĐ cấp xã: Hiện nay, hầu hết các xã, phường, thị trấn trong
tỉnh đã lập song KHSDĐ chi tiết giai đoạn 2006-2010. Chỉ còn.
huyện Na Hang có 03 xã chưa lập
-Thượng Giáp:
- Thượng Nông:
- Sinh Long:
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐÔÍ TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đôí tượng nghiên cứu
Cômg tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất của UBND xã
Phúc Sơn giai đoạn 2005-2008.
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH
- Địa điểm: Đề tài được thực hiện trên
địa bàn UBNH xã Phúc Sơn- huyệ Chiêm Hoá- tỉnh Tuyên Quang.
- Thời gian tiến hành: Từ 11/08/2008 đến 10/01/2009.
3.3. NỘI DUNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
3.3.1. Nội dung
3.3.1.1. Điều tra sơ lược về tình hình cơ bản của UBND xã Phúc Sơn
- Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên
- Điều kiện kinh tế - xã hội

- Khó khăn, thuận lợi về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội và áp lực đối
với đất đai.
3.3.2.2. Điều tra sơ lược về hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai
của UBND xã Phúc Sơn
- Biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2008
- Sơ lược tình hình quản lý đất đai của UBND xã Phúc Sơn
3.3.3.3. Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất của UBND xã
Phúc Sơn giai đoạn 2005-2008.
* Đánh giá việc xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất của UBND
xã Phúc Sơn giai đoạn 2005-2008.
15
* Đánh giá việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của UBND
xã Phúc Sơn giai đoạn 2005-2008.
- Đánh giá việc thực hiện phương án QHSDĐ của UBND xã Phúc Sơn
theo các loại đất - Đánh giá việc thực hiện phương án QHSDĐ của UBND xã
Phúc Sơn theo thời gian
- Đánh giá việc thực hiện phương án QHSDĐ của UBND xã Phúc Sơn
theo đơn vị hành chính
* Đánh giá nguyên nhân tồn tại , yếu kém và đề xuất những giải pháp
trong công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất của UBND xã Phúc Sơn giai
đoạn 2005-2008.
3.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng (ha)
- Diện tích đất cần phải thu hồi (ha)
- Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng (ha)
- Tỷ lệ (%)
- Các bước quy trình xây dựng phương án QHSDĐ
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
Phương pháp này dùng để thu thập số liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho

việc nghiên cứu đề tài, bao gồm các số liệu, tài liệu về: điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội, phương án thực hiện QHSDĐ và kết quả thực hiện QHSDĐ của
UBND xã. Các số liệu, tài liệu này được thu thập tại:
- Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Chiêm Hoá
- UBND huện
- UBND xã
Khảo sát thực tế với trường hợp cần thiết
3.4.2. Phương pháp thống kê và sử lý sè liệu
-Thống kê số liệu bằng phương pháp thống kê đơn giản
- Tổng hợp các số liệu đã thu thập được
- Phân tích số liệu đã thu thập được
16
17
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA UBND XÃ PHÚC SƠN
4.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Phúc Sơn là một xã vùng núi nằm ở phía Tây Bắc của huyện Chiêm Hoá với
tổng diện tích đất tự nhiên là 9090 ha.
toạ độ dịa lý: từ 22
0
15’26”đến 22
0
23’46” vĩ độ bắc:
từ 105
0
11’34” đến105
0

16’44” kinh độ đông, ranh giới tiếp giáp với các xã.
- Phía đông tiếp giáp với huyện Na Hang.
- Phía tây tiếp giáp vớ xã Minh Quang
- Phía nam tiếp giáp vớ xã Tân Mỹ
- Phía bắc tiếp giáp vớ huyện Na Hang
Diện tích đất tự nhiên của xã là 9090 ha. chiếm 6,22% diện tích đất tự nhiên
của huyện Chiêm Hoá. Có đường giao thông liên xã.
* Địa hình địa mạo
Phúc Sơn có dạng địa hình đồi núi, độ cao trung bình từ 700m so với mực
nước biển, thấp dần từ bắc xuống nam.
* Khí hậu
Còng nh các địa phương khác trong huyện Phúc Sơn có khí hậu nhiệt đới gió
mùa, chịu ảnh hưởng của biển nên nóng Èm mưa nhiều.
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28
0
C vào tháng 6, nhiệt độ trung
bình tháng thấp nhất là 15
0
C vào tháng 1, nhiệt độ trung bình cả năm là 23,3
0
C,
- Lượng mưa trunh bình hàng năm là 1480,53mm
- Độ Èm không khí trung bình trong năm là 84%.
- Chế độ gió: có 2 loại gió chính đó là Đông Bắc và Đông Nam.
- Ngoài ra còn có các hiện tượng thời tiết khác: Bão, sương muối, lốc
* Thuỷ văn
Phúc Sơn là một xã có nhiều đồi núi cao vì vậy có nhiều thác ghềnh với độ dốc
lớn dòng chảy xiết có 2 suối chính đó là suối Mỏ Nghoặng và suối Tà Rộp.
4.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất

Với diện tích đất tự nhiên là 9090 ha được chia thành 6 nhóm đất chính: Đất
cát, đất chua phèn, đất sét, đất xám, đất nâu tím, đất vàng đỏ.
* Tài Nguyên nước
Đảm bảo chất lượng cung cấp nước sinh hoạt. cho nhân dân trong xã
- Nguồn nước mặt: Lượng nước ao hồ và các suối ở Phúc Sơn khá phong
phú và đa dạng phân phối tương đối đồng đều giữa các mùa.
- Nguồn nước ngầm: Tổng chữ lượng nước ngầm của Phúc Sơn cũng dất
lớn, có khoảng 300 m3/ngày từ các công trình nước sạch do nhà nước đầu tư
18
xây dựng và khoảng 800m3/ngày từ các riếng khơi nước được phân phối đều
trong cả xã.
* Tài Nguyên rừng
Toàn xã có khoảng 7990 ha đất lâm nghiệp.
Trong đó đất rừng phòng hộ là 7021.20 ha
Đất rừng sản xuất là 968.80 ha
* Tài Nguyên khoáng sản
Trên địa bàn toàn xã có nhiều loại khoáng sản đó là quặng Ăng Ty Mon, quặng
Măng Gan, quặng Sắt, đá vôi
* Tài Nguyên du lịch và nhân văn
Phúc Sơn là nơi được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp khí hậu trong
lành có nhiều núi đá nên tạo nhiều hang động có phong cảnh đẹp như hang Mỏ
Ngoặng, hang Thẳm Vài tạo nên một quần thể du lịch độc đáo đa dạng, làm
tăng thêm sự chú ý đối với du khách khi đến thăm quần thể hang động này đã
được sở văn hoá thông tin và UBND tỉnh Tuyên Quang xếp hạng danh lam
thắng cảnh cấp tỉnh.
Nhân dân Phúc Sơn đa dạng về thành phần có7 dân tộc anh em sinh
sống nên mang đậm bản sắc văn hoá của miền núi phía bắc, có đức tính cần cù,
đoàn kết, và đặc biệt là sự mến khách. Điều này đã làm phong phú thêm tài
nguyên du lịch và nhân văn của xã Phúc Sơn.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển các nghành kinh tế
* Khu vực kinh tế nông, lâm, nghư nghiệp
Về trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực bình quân đạt 3295.4 tấn/năm.
Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 66%/năm, vượt 5% so với chỉ tiêu
kế hoạch mà đại hội Đảng Bộ xã lânXIV đề da là 61%
- Về chăn nuôi: Chăn nuôi gia sóc gia cầm tuy gặp nhiều khó khăn về
dịch bệnh, song toàn xã đã chú trọng công tác phòng ngừa nên về cơ bản trên
địa bàn không xảy ra dịch bệnh gia cầm, đàn gia súc phát triển tốt. ở một số
thôn đã xuất hiện mô hình trang trại chăn nuôi với quy mô nhỏ và vừa. Nh ở
thôn Tầng, thôn Biến
- Về nuôi trồng thuỷ sản: Năm 2008 diện tích nuôi trông thuỷ sản của
toàn xã là 21.65 ha. sản lượng thuỷ sản hàng năm đạt từ 120 tấn đến 150
tấn/năm.
-Về lâm nghiệp: Hiện nay tổng diện tích rừng che phủ là 95%.
* khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng
- CN –TTCN: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 đạt 68 tỷ
đồng, bình quân mỗi năm tăng 47,5%. toàn xã hiện có 11 cơ sở sản xuất chế
biến công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quết công ăn việc làm cho hàng trăm lao
động có thu nhập ổn định.
19
- Xây dựng: Tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội
trên địa bàn xã đạt 257 tỷ đồng, tăng bình quân 17%/năm. Trong 5 năm vốn
đầu tư phát triÓn từ doanh nghiệp, doanh nhân và nhân dân đạt 189 tỷ đồng,
tăng bình quân 12,4%/năm. Trong những năm qua , xã Phúc Sơn đã thu
hút được khá nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư vào xã. ĐÕn năm
2008 đã có 05 dự án được cấp giấy phép.
* Khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại – du lịch
- Thương mại: Tốc độ tăng trường đạt bình quân 15,4%/năm; giá trị
hàng hoá năm 2008 trong toàn xã đạt khoảng 1.089 triệu, tăng 289 triệu so với

năm 2005 (chỉ số tăng bình quân đạt 73.4%).
4.1.2.2. Tình hình xã hội
* Dân số
Năm 2005, toàn xã có 6586 nhân khẩu, trong đó nam có 3379 người nữ có
3207 người. mật độ dân số trung bình toàn xã là72 người/km2. Dân cư phân bố
không đồng đều, tập trung ở khu trung tâm xã.
còn ở một số thôn bản cách xa trung tâm xã thì dân cư thưa thớt đó là các thôn
Khun Xóm, Kim Minh, Biến, Tầng
* Lao động và việc làm
Phúc Sơn là một xã có nguồn lao động dồi dào, số lao động trong độ tuổi đến
năm 2008 là3558 người, chiếm 54.43 % dân số. Trong đó, lực lượng lao động
nông nghiệp
chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 91% còn lực lượng lao động làm việc trong các
nhà máy chỉ chiếm 7%.
Tiếp đến là lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước nh trường
học, bệnh viện, nghân hàng chiếm 2%
Công tác giải quyết công ăn việc làm được các cấp lãnh đạo quan tâm chú
trọng và đã đạt được kết quả đáng kể.
Trong 4 năm qua số lượng lao động được giải quyết việc làm tro người dân là
897 người.
4.1.3. Khó khăn , thuận lợi về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội và áp lực
đối với đât đai
4.1.3.3. Thuận lợi
- Phúc Sơn là xã nằm ở khu vực thượng huyện Chiêm Hoá có tuyến
đường chiến lược 279 chạy qua địa bàn xã đi Hà Giang tuyến đường này là
điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trong việc giao lưu buôn bán giữa các
vùng và khu vực với nhau.
- Nằm trong khu vùc trung tâm có nhiều tài nguyên khoáng sản đa dạng
phong phú là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, bao gồm kinh tế dịch vụ
du lịch, kinh tế trang trại vườn rừng, nông lâm nghư nghiêp, tiểu thủ công

nghiệp, công nghiệp khai thác khoáng sản.
- Tình hình kinh tế - xã hội của xã tương đối ổn định.Tốc độ tăng trưởng
kimh tế không ngừng tăng lên năm sau cao hơn năm trước.
4.1.3.2. Khó khăn hạn chế
20
- Vị trí địa hình của xã không bằng phẳng chủ yếu là núi cao nên khó
khăn cho việc mở đường giao thông liên thôn liên xã là xã miền nùi diện tích
rộng nhưng dân số lại thưa thớt nên khó khăn cho việc vận động và tuyên
truyền đường lối chính sách của Đảng pháp luật của nhà nước tới quần
chúng nhân dân.
- Là xã có nhiều dân tộc nên phong tục tập quán của mỗi dân tộc cũng
khác nhau mỗi dân tộc mang một bản sắc văn hoá diêng biệt nên khó khăn về
ngôn ngữ và tiếng nói. Trình độ văn hoá cũng như nhận thức của người dân
còn nhiều hạn chế.
- Tài nguyên khoáng sản có nhiều mỏ nhưng chữ lượng không lớn phân
bố không tập trung khoáng sản hầu hết lại ở các đồi núi cao nên khó khăn cho
việc mở đường đÓ vào khai thác với quy mô lớn.
- Kinh tế có tăng, song chưa vững chắc, chưa đều. Chủ yếu tập trung ở
các khu trung tâm cụm, xã.
Quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn còn nhiều bất cập, hiệu
quả khai thác tiềm năng đất đai và lao động chưa cao.
- Các nghành dịch vụ phát triển chưa cân đối, còn mang yếu tố tự phát.
- Việc huy động và phát huy các nguồn lực, nhất là các nguồn lực trong
nhân dân chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của xã.
4.1.3.3. Ap lực đối với đất đai
Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội của xã trong thời gian qua cho
thấy áp lực đối với đất đai ngày càng lớn do nhu cầu sử dụng đất để phát triển
khu dân cư phát triển cơ sở hạ tầng , phát triển kinh tế xã hội không ngừng
tăng.
Hơn nữa , những dự báo về dân số, xu thế công nghiệp hoá, đô thị hoá

cũng đòi hỏi một quỹ đất không nhỏ, điều đó đã gây áp lực lớn đến sử dụng
đất, làm xáo trộn mạnh mẽ cơ cấu sử dụng đất trong thời gian tới.
4.2. SƠ LƯỢC VỀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÌNH HÌNH
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA XÃ PHÚC SƠN
4.2.1. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2008
Năm 2000,thực hiện Chỉ thị 24/1999/CT- TTg của Chính phủ về tổng
kiểm kê đất đai, tổng diện tích đất tự nhiên của xã Phúc Sơn là 90990ha.
Năm 2005, kết quả tổng kiểm kê đất theo chỉ thị 28/2004/CT-TTg của
Chính phủ, tổng diện tích đất tự nhiên của cả xã là 9099 ha. Giảm so với năm
2000 là 9 ha.
Nh vậy, sau 2 lần tổng kiểm kê, diện tích đất tự nhiên của cả xã có sự
biến động giảm. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trên do có sự thay đổi về địa
giới hành chính mà chủ yếu do mức độ đầy đủ, tính chính xác của nguồn tài
liệu và phương pháp thực hiện của mỗi đợt tổng kiểm kê khác nhau. kết quả
biến động đất đai giai đoạn 2005-2008 được thể hiện qua bảng 4.1. Cụ thể:
* Nhóm đất nông nghiệp
21
Qua bảng 4.1 ta thấy, năm 2008 diện tích đất nông nghiệp có 8.674,35 ha, tăng
1.092,32. ha so với 2005. Nguyên nhân đất nông nghiệp tăng là do trong những
năm qua, xã đã chú trọng công tác cải tạo, khai hoang phục hoá đất CSD đưa
vào sử dụng cho các mụa đích nông, lâm nghiệp. Cụ thể:
- Đất SXNN: 635,70 ha, trong giai đoạn 2005-2008 có sự biến động
giảm 30,85 ha
- Đất trồng lúa: 315,23 ha,
- Đất trồng cây lâu năm: 89,85ha,
* Đất lâm nghiệp: 7.990,00ha,
- Đất rừng sản xuất: 968,80 ha
- Đất rừng phòng hộ: 7.021,20ha,
* Đất nuôi trồng thuỷ sản 21,65 ha
* Nhóm đất phi nông nghiệp là 253,50 ha,

- Đất ở tại nông thôn 47,20 ha,
- Đất trô sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,03ha,
- Đất có mục đích công cộng 60 ha,
- Đất nghĩa trang nghĩa địa 3,50 ha,
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 129,36 ha,
* Nhóm đất chưa sử dụng là: 189,15 ha,
- ĐÊt bằng chưa sử dụng: 148,95 ha,
- Đất đồi núi chưa sử dụng:12,70 ha,
- Núi đá không có rừng cây 27,50 ha,
Từ những số liệu ở trên ta có thể đánh giá biến động sử dụng đất từ năm 2005-
2008 nh sau:
- Nhóm đất nông nghiệp là: 8.647,35 ha
- Đất sản xuất nông nghiệp: 6.35,70 ha
- Đất trồng lúa: 315,23 ha giảm 17,30 ha so với năm 2005 do chuyển
sang đất có mục đích công cộng, đất ở tại nông thôn, đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng và đất bằng chưa sử dụng.
- ĐÊt trồng cây hàng năm khác: 230,62 ha, giảm 6,62 ha so với năm
2005 do chuyển sang đất có mục đích công cộng, đất có mặt nước chuyên
dùng, đất ở tại nông thôn.
- Đất trồng cây lâu năm: 89,85 ha, giảm 6,93 ha so với năm 2005 do
chuyển sang đất có mục đích công cộng, đất có mặt nước chuyên dùng, đất ở
tại nông thôn.
* Đất lâm nghiệp: 7.990,00 ha.
- Đất rừng sản xuất 968,80 ha tăng 591,03ha so với năm 2005 do chuyển
sang đất đồi núi chưa sử dụng.
- Đất rừng phòng hộ: 7021.20 ha, 591,03 ha so với năm 2005 do chuyển
sang đất đồi núi chưa sử dụng.
22
- ĐÊt NTTS có21,65 ha, giảm 2,16 ha so với năm 2005 do chuyển sang
đất có mục đích công cộng, đất có mặt nước chuyên dùng, đất ở tại nông thôn.

* NHhóm đất phi nông nghiệp
Năm 2008, diện tích đất PNN toàn xã có253,50 ha, tăng so với năm
2005 là 15 ha.
- Đất ở: năm 2008 là 47,20 ha tăng 5,28 ha so với năm 2005
- Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: 0,30 ha năm 2008 giảm 5,69
ha năm 2005 do chuyển sang đất sản xuất , kinh doanh phi nông nghiệp.
- ĐÊt sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 13,11 ha năm 2008 tăng 5,94
ha so với năm 2005,
- Đất có mục đích công cộng: 60,01 ha, năm 2008 tăng 20,90 ha so với
năm 2005
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng. 129,36 ha năm 2008 giảm
2.74 ha so với năm 2005
- Đất chưa sử dụng 189,17 ha.
- Đất bằng chưa sử dụng: 148.95 ha năm 2008 giảm 104,01 ha so với
năm 2005
- Đất đồi núi chưa sử dụng:12,72 ha năm 2008 giảm 1.048,50 ha so với
năm 2005
- Núi đá không có rừng cây 27,5 ha tăng 27,5 ha .
23
Bảng 4.1: Biến động sử dụng đất của xã Phúc Sơn giai đoạn 2005-2008
STT
Mục đích sử dụng

Năm 2005
Năm 2008
Biến động
2008 so với 2005
Diện
tích (ha)
Cơ cấu

(%)
Diện
tích (ha)
Cơ cấu
(%)
Diện
tích (ha)
Tyle(%)
Tổngdiện tích tự nhiên
9.099,00 100 9.090,00 100 -9 -00,99
1 Đật nông nghiệp
NNP 7.555,03 83,03 8.647,35 95,13 1092,32 14,46
1.1 Đất sản xuất NN
SXN 666,55 8,82 635,70 73,51 -30,85 -4,63
1.1.1 Đất trồngcây hàng năm
CHN 569,77 85,48 545,85 85,87 -29,92 -5,25
Trong đó đất chuyên trồng lúa
nước
LUC 332,53 58,36 315,23 57,75 -17,3 -5,20
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm
CLN 96,78 40,79 89,85 38,96 -6,62 -9,93
1.2 Đất lâm nghiệp
LNP 6.864,67 7.093,06 79,90 8.892,5
9
1125,33 16,39
1.2.1 Đất rừng sản xuất
RSX 43,45 0.632,95 968,8 121,25 534,3 122,97
1.2.2 Đất rừng phòng hộ
RPH 6.430,17 1.499,01 7.021,2 724,73 591,03 9,19
1.2.3 Đất rừng đặc dụng

RDD
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS 23,81 155,53 21,65 3,08 -2,16 -9,07
2 Đất phi nông nghiệp
PNN 229,79 965,09 253,50 1.170,9 23,71 10,32
2.1 Đất ở tại nông thôn
ONT 41,92 18,24 47,2 18,62 5,28 12,60
2.2 Đất chuyên dùng
CDG 52,27 3,00 73,42 155,55 21,15 40,46
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, CTSN
CTS 5,99 11,46 0,3 4,08 -5,69 94,99
2.2.2 Đất an ninh quốc phòng
CAQ
2.2.3 Đất sản xuất kinh
doanhPNN
CSK 7,17 119,70 13,11 4,37 5,94 82,85
2.2.4 Đất có mục đích công
cộng
CCC 39,11 545,47 60,01 2.095,2
7
20,90 53,44
2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng
TTN
2.4 Đất nghĩa trang ,nghĩa địa
NTD 3,5 8,95 3,5 5,83 0 0,00
2.5 Đất sông suối và MNCD
SMN 132,1 3.774,26 129,36 36,96 -2,74 -2,07
2.6 Đất phi nông nghiệp khác
PNK
3 Đất chưa sử dụng

CSD 1.314,18 994,84 189,17 146,23 -
1125,01
85,61
3.1 Đất bằng chưa sử dụng
BCS 252,96 19,25 148,95 78,73 -104,01 -41,12
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS 1.061,22 419,52 12,72 8,54 -1048,5 -98,80
3.3 Đất núi đá không có rừng
cây
NCS 27,5 216,194 27,5 27,50
(Nguồn: Phòng tài nguyên và Môi trường huyện Chiêm Hoá)
4.2.2. Sơ lược tình hình quản lý đất đai của xã Phóc Sơn
24
4.2.2.1. Thực trạng cán bộ địa chính của xã Phúc Sơn
Hiện nay, UBND xã Phúc Sơn có 2 cán bộ địa chính 1 phụ trách về đất
đai và một phụ trách về giao thông thuỷ lợi và xây dựng.
Về trình độ cả 2 đều có trình độ trung cấp.
4.2.2.2. Sơ lược các nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Năm 1994 thực hiện chỉ thị 364/CT của thủ tướng Chính phủ về việc
xác định ranh giới, mốc giới hành chính. UBND xã Phúc Sơn đã kết hợp với
các xã: Hùng Mỹ, Tân Mỹ, Thổ Bình, Minh Quang, và huyện Na Hang xác
định ranh giới ngoài thực địa và trên hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính xã với
tổng diện tích tự nhiên là 9090 ha.
Do chưa xây dựng được bản đồ địa chính nên hiện nay việc quản lý và
sử dụng đất đai dất khó khăn. Hiện tại xã mới chỉ thành lập được bản đồ giải
thửa nên việc chỉnh lý chưa được đúng với thực tế sử dụng. Chính vì vậy ảnh
hưởng dất nhiều đến công tác:
Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.
Để dảm bảo công tác quản lý nhà nước về đất đai được tốt thì trong

nhựng năm tới xã cần thành lập ngay bản đồ địa chính để nhằm đảm bảo hoàn
thiện hồ sơ địa chính, chính quy từ đó quản lý đất đai một cách đây đủ, hợp lý,
có hệ thống và chặt chẽ hơn.
Trong thời gian vừa qua, việc giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết
đơn thư khiếu nại tố cáo, các vi phạm về quản lý sử dụng đất đai đã được thực
hiện tương đối nghiêm túc và đạt được hiệu quả cao. Nâng cao niềm tin của
nhân dân vào Đảng uỷ và chính quyền địa phương.
Công tác quản lý tài chính về đất đai được thực hiện nghiêm túc,
đúng quy định của pháp luật.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân trên địa bàn xã đang được thực hiện nhưng theo bản đồ giải
thửa.
Năm 2005 kết quả tổng kiểm kê đất đai đã đánh giá đúng hiện trạng
sử dụng đất, đây là nguồn tài liệu dất quan trọng phục vụ cho công tác lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của xã
trong những năm tới.
Trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai, vẫn còn một số các vi
phạm như việc mua bán chuyển nhượng tự do trong nhân dân, tù ý chuyển đổi
mục đích mà không xin phép, không báo cáo của người dân vẫn diễn ra thường
xuyên.
Một số trường hợp có thực hiện nhưng chưa đúng luật đất đai, nạn lấn
chiếm đất công, sử dụng đất không đúng mục đích và các trường hợp tranh
chấp đất đai vẫn còn xảy ra.
Việc quản lý, giám sát thực hiện quyÒn và nghĩa vụ của người dân
trong sử dụng đất vẫn chưa được thường xuyên và chặt chẽ.
25

×