Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Slide gian lận sai sót và rủi ro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.34 KB, 20 trang )

MÔN HỌC KIỂM TOÁN CĂN BẢN
Chương 4
GIAN LẬN VÀ SAI SÓT
TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO
Người trình bày:
Thời gian:
2
MỤC ĐÍCH - YÊU CÂU - PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 4
1. Mục đích: Nhằm giới thiệu để sinh viên nắm được các KN: gian lận,
sai sót, trọng yếu, các loại rủi ro và các vấn đề có liên quan đến các KN
trên (nhân tố ảnh hưởng; sự xét đoán, vận dụng tính trọng yếu trong
kiểm toán; mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán; …)
2. Yêu cầu: Sinh viên phải có đầy đủ tài liệu (giáo trình, chuẩn mực kiểm
toán) và đọc tài liệu trước khi lên lớp.
3. Tài liệu:
- Giáo trình LT kiểm toán (HVTC) và GT KT (các trường khác).
- Chuẩn mực kiểm toán số: 240 “Gian lận và sai sót”; số 320 “Tính trọng
yếu trong kiểm toán”; 400 “Đánh giá RR và KSNB”
1. Phương pháp học tập: Tự nghiên cứu tài liệu, nghe giảng,
thảo luận.
3
KẾT CẤU CHƯƠNG 4
4.1. GIAN LẬN VÀ SAI SÓT
4.2. TÍNH TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN
4.3. RỦI RO KIỂM TOÁN
4
4.1. GIAN LẬN VÀ SAI SÓT
4.1.1. Khái niệm và nhận dạng
4.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến GL và SS
4.1.3. Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với gian


lận và sai sót
4.1.4. Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với
gian lận và sai sót
5
4.1.1. Khái niệm và nhận dạng

Gian lận
-
KN:…là hành vi có chủ ý (cố tình) làm sai lệch hoặc xuyên tạc các
thông tin tài chính.
(Chủ thể: trong hoặc ngoài đ/vị; Tính chất: cố tình; Liên quan: thường
liên quan đến vụ lợi)
-
Nhận dạng: Các dạng biểu hiện phổ biến ( )

Sai sót
-
KN: …là hành vi không có chủ ý (vô tình) nhưng vẫn làm ảnh hưởng
(sai lệch) các thông tin tài chính.
(Chủ thể: chủ yếu trong đ/vị; Tính chất: vô tình; Không có tính vụ lợi)
-
Nhận dạng: Các dạng biểu hiện phổ biến ( )
6
4.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến
gian lận và sai sót

Các vấn đề liên quan đến tính chính trực và năng lực của
các nhà quản lý đ/vị
(Khái quát và ví dụ về Chiều hướng ảnh hưởng? Lý do?)


Các sức ép không bình thường đ/với đ/vị (trong/ngoài)
(Khái quát và ví dụ về Chiều hướng ảnh hưởng? Lý do?)

Các nghiệp vụ hay sự kiện bất thường
(Khái quát và ví dụ về Chiều hướng ảnh hưởng? Lý do?)

Những khó khăn liên quan đến việc thu thập đầy đủ bằng
chứng thích hợp
(Khái quát và ví dụ về Chiều hướng ảnh hưởng? Lý do?)

Những tác động từ môi trường tin học
(Khái quát và ví dụ về Chiều hướng ảnh hưởng? Lý do?)
7
4.1.3. Trách nhiệm của đơn vị đối
với gian lận và sai sót

- Ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng
gian lận, sai sót; Bằng cách: Xây dựng, thiết kế và tổ chức
vận hành một cách thường xuyên có hiệu lực đối với hệ
thống kế toán và hệ thống KSNB.

- Tiếp thu và giải trình hoặc sửa chữa một cách kịp thời,
đầy đủ về các hiện tượng gian lận, sai sót do KTV phát
hiện và yêu cầu sửa chữa trong quá trình kiểm toán.
(là trách nhiệm về pháp lý)
Nếu doanh nghiệp không chịu tiếp thu, sửa chữa hoặc cung
cấp đầy đủ thông tin tài liệu cho KTV, để KTV đánh giá ảnh
hưởng của gian lận, sai sót này đến BCTC thì đơn vị phải
chấp nhận một báo cáo kiểm toán thích hợp do KTV đưa ra vì
phạm vi kiểm toán bị hạn chế hoặc phải chấp nhận để KTV rút

khỏi hợp đồng kiểm toán.
8
4.1.4. Trách nhiệm của KTV
đối với gian lận và sai sót
Mục đích của KTV trong kiểm toán BCTC là nhằm xác định về độ tin cậy, tính trung thực của BCTC
của khách hàng-> có trách nhiệm về các gian lận sai sót theo từng khâu và giai đoạn kiểm toán sau
đây:

(1) KTV phải có trách nhiệm phát hiện và đánh giá ảnh hưởng của gian lận sai sót đã
phát hiện được. Gắn với từng bước công việc sau:
a. Khi lập kế hoạch kiểm toán:
- Đánh giá rủi ro về gian lận, sai sót có thể có làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC (Xét đoán)
- Xây dựng các thủ tục kiểm toán phù hợp để đảm bảo rằng mọi gian, lận sai sót có ảnh hưởng TY …
b. Khi thực hiện kế hoạch kiểm toán: giúp đơn vị được kiểm toán phát hiện xử lý và ngăn ngừa GL,
SS
- Khi nghi ngờ trong BCTC có gian lân, sai sót, KTV phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục cần
thiết khi phát hiện các gian lận hoặc sai sót.
- Khi đã phát hiện các gian lân, sai sót hoặc khi KTV vẫn còn có sự nghi ngờ gian lận hoặc sai sót thì
KTV phải đánh giá ảnh hưởng của gian lận, sai sót này đến BCTC (và thông báo cho đơn vị).

(2) Trách nhiệm của KTV trong việc thông báo về gian lận và sai sót
- Thông báo của KTV cho giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp: tất cả GL, SS đã p/hiện
- Thông báo cho người sử dụng báo cáo kiểm toán: GL, SS trọng yếu (không được đơn vị sửa)
- Thông báo cho cơ quan chức năng có liên quan: Vấn đề liên quan đến pháp luật.
(3) Trường hợp rút khỏi hợp đồng kiểm toán
(Là trách nhiệm về chuyên môn)
9
4.2. TÍNH TRỌNG YẾU
4.2.1. Khái niệm và ý nghĩa
4.2.2. Vận dụng tính trọng yếu trong kiểm

toán
10
4.2.1. Khái niệm - ý nghĩa và xét
đoán về trọng yếu
Khái niệm
Trọng yếu là một khái niệm chỉ độ lớn (tầm cỡ), bản chất của sai phạm
(kể cả việc bỏ sót thông tin kinh tế tài chính) hoặc là đơn lẻ hoặc là
từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể, nếu dựa vào các thông tin này để
xét đoán thì sẽ không chính xác hoặc rút ra những kết luận sai lầm.
Ý nghĩa
Tính trọng yếu có một ý nghĩa quan trọng trong qúa trình lập kế
hoạch kiểm toán và thiết kế xây dựng các thủ tục kiểm toán, giúp cho
KTV:
- Xác định nội dung, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán.
- Xác định mức độ trung thực và hợp lý của các thông tin BCTC.
- Đánh giá ảnh hưởng của những sai sót đến BCTC.
Xét đoán tính trọng yếu
- Độ lớn/Quy mô/Tầm cỡ của SP (tức là mặt định lượng)
- Bản chất/Tính chất của SP (tức là mặt định tính) => lưu ý (…)
11
4.2.2. Vận dụng tính trọng yếu
trong kiểm toán

Bước 1: Ước lượng sơ bộ ban đầu về tính trọng yếu

Bước 2: Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho
từng bộ phận

Bước 3: Ước tính sai sót trong từng bộ phận


Bước 4: Ước tính sai sót kết hợp của các bộ phận

Bước 5: Đánh giá về TY

(= So sánh ước tính sai sót kết hợp –b4- với ước lượng ban đầu –
b1- (hoặc đã điều chỉnh) về tính trọng yếu; Có thể két hợp xem xét,
so sánh chi tiết – b3 với b2)

Xét Sai phạm có là TY: xét riêng rẽ từng SP hoặc tính gộp các SP
đơn lẻ của BCTC.
12
4.3. RỦI RO KIỂM TOÁN
4.3.1 Rủi ro kiểm toán và các loại rủi ro trong kiểm toán
4.3.2 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro trong kiểm toán
4.3.3 Mô hình MQH rủi ro trong khâu lập kế hoạch kiểm
toán
4.3.5 Một số lưu ý khi sử dụng mô hình MQH rủi ro trong
kiểm toán
13
4.3.1 Rủi ro kiểm toán và các loại
rủi ro trong kiểm toán

Rủi ro kiểm toán: (KN “RRKT” và “RRKT có thể chấp nhận
được”) Link 1

Rủi ro tiềm tàng Link 2
-
Khái niệm:
-
Các nhân tố ảnh hưởng:

-
Ý nghĩa của đánh giá RRTT:

Rủi ro kiểm soát Link 3
-
Khái niệm:
-
Các nhân tố ảnh hưởng:
-
Ý nghĩa của đánh giá RRKS:

Rủi ro phát hiện Link 4
-
Khái niệm:
-
Các nhân tố ảnh hưởng:
-
Ý nghĩa của dự kiến RRPH (trong lập KHKT):
14
Link 1- RRKT

“Rủi ro kiểm toán” là rủi ro (khả năng) mà KTV đưa ra ý
kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm
toán vẫn còn có những sai sót trọng yếu (mà KTV không
phát hiện ra được).

“Rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được” là khả năng
trong BCTC đã được kiểm toán còn chứa đựng những sai
phạm mà những sai phạm này có thể chấp nhận được (sai
sót bỏ qua) = chưa đến mức độ là những sai sót trọng yếu.

15

KN:
RRTT là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng
khoản mục trong BCTC chứa đựng những sai sót trọng yếu (khi tính
riêng rẽ hoặc tính gộp), cho dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội
bộ

Các nhân tố ảnh hưởng:
+ Bản chất kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.
+ Bản chất của các bộ phận, khoản mục được kiểm toán
+ Bản chất hệ thống kế toán và thông tin trong đơn vị

Trình tự đánh giá:

Ý nghĩa của việc đánh giá:
Kết quả của đánh giá RRTT là một căn cứ để xác định công việc kiểm
toán (phạm vi, phương pháp, thời gian, chi phí, …cho cuộc kiểm toán)
Link 2- RRTT
16
Link 3- RRKS

KN: Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng
nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC (khi tính riêng rẽ hoặc tính
gộp) mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn
ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.

Các nhân tố ảnh hưởng:
+ Tính chất mới mẻ và phức tạp của các loại giao dịch (nghiệp vụ)
+ Khối lượng và cường độ của giao dịch (nhiều hay ít, mạnh hay yếu).

+ Số lượng và chất lượng của hệ thống nhân lực tham gia kiểm soát
trong doanh nghiệp.
+ Tính hiệu lực, hợp lý và hiệu quả của các thủ tụ kiểm soát và trình
tự kiểm soát trong doanh nghiệp.
+ Tính khoa học, thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ

Ý nghĩa của việc đánh giá:
Kết quả của đánh giá RRKS là một căn cứ để xác định công việc kiểm
toán (phạm vi, phương pháp, thời gian, chi phí, …cho cuộc kiểm toán)
17
Link 4- RRPH

KN:
Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản
mục trong BCTC (khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp) mà trong quá trình
kiểm toán, KTV không phát hiện được.

Các nhân tố ảnh hưởng:
+ Phạm vi kiểm toán
+ Phương pháp kiểm toán
+ Trình độ, kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp của KTV

Ý nghĩa của việc dự kiến RRPH (trong lập KHKT):
liên quan đến dự kiến (lập KH) công việc kiểm toán sẽ phải thực hiện
để đảm bảo RRKT có thể chấp nhận được (tức dự kiến công việc kiểm
toán cần làm để không đưa ra kết luận sai)
18
4.3.2 Mối quan hệ giữa các loại rủi
ro trong kiểm toán
Rñi ro kiÓm to¸n = rñi ro tiÒm tµng * rñi ro kiÓm so¸t *

rñi ro ph¸t hiÖn

Ma trận về RRPH do KTV dự kiến trên cơ sở đánh giá RRTT và RRKS
RRTT



RRKS
Cao Trung bình Thấp
Cao Thấp nhất Thấp Trung bình
Trung bình Thấp Trung bình Cao
Thấp Trung bình Cao Cao nhất
19
CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
1. Có quan điểm cho rằng mục đích của kiểm toán là đi tìm những gian lận và
sai sót: quan điểm này là đúng hay sai? Hãy giải thích về quan điểm của mình?
2. Các dạng gian lận và sai sót đều có khả năng phát hiện như nhau. Đúng hay
sai ? Giải thích sự lựa chọn của mình?
3. Hãy chỉ ra đâu là yếu tố ảnh hưởng đến gian lận và đâu là yếu tố ảnh hưởng
đến sai sót ?
a. Tính chính trực của ban Giám đốc
b. Năng lực của ban Giám đốc
c. Các sức ép bất thường trong doanh nghiệp
d. Ban Giám đốc trì hoãn, từ chối hoặc miễn cưỡng cung cấp bằng chứng
Giải thích sự lựa chọn của mình?
20
CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
4. Chỉ gian lận mới ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin trong báo cáo tài chính,
còn sai sót thì không. Đúng hay Sai ? Giải thích sự lựa chọn của mình?
5. Kiểm toán viên phải chịu trách nhiệm về GL. SS trong BCTC của đơn vị được

kiểm toán. Đúng hay sai ? Hãy giải thích về lý do lựa chọn của mình
6. Làm rõ trách nhiệm của KTVĐL đối với GL, SS trong từng khâu của quá
trình kiểm toán BCTC (Lập KHKT; Thực hiện KHKT; Kết thúc kiểm toán).
7. Làm rõ chiều hướng ảnh hưởng của từng nhân tố đến RRTT (hay
RRKS/RRPH) và giải thích lý do.
8. Làm rõ mối liên hệ giữa mức độ RRPH mà KTV dự kiến với mức độ của 2
loại rủi ro (RRTT, RRKS) đã được đánh giá ? Giải thích lý do.
9. Làm rõ tính độc lập giữa RRTT, RRKS với công việc kiểm toán của KTVĐL.
10. Các mối quan hệ giữa RRTT, RRKS với phạm vi/thời gian/chi phí/… kiểm
toán ?
v.v…

×