Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Chuyên đề thủy triều đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.87 KB, 34 trang )

Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên
Bố cục
1. Bài báo nước ngoài
2. Bài dịch
Lời mở đầu
Chương 1: Thuỷ triều đỏ là gì?
1.1 Khái niệm “thuỷ triều đỏ”
1.2 Đặc điểm sinh học và phân loại tảo
1.3Nguyên nhân và cơ chế
Chương 2: Các vấn đề liên quan đến thuỷ triều đỏ
2.1Tình hình diễn biến của hiện tượng thuỷ triều đỏ
2.1.1 Trên thế giới
2.1.2 Tại Việt Nam
2.2. Hậu quả của thuỷ triều đỏ
2.3 Biện pháp khắc phục
Kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Nhóm 5 Trang 1
Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên
LỜI NÓI ĐẦU
“Thuỷ triều đỏ” thuật ngữ này ngày càng trở nên phổ biến và quen
thuộc. Đây không chỉ là một hiện tượng tự nhiên tuyệt vời đầy kì bí như
nhiều người vẫn nghĩ nhưng thực chất nó còn đang là một vấn đề môi
trường nhức nhối cần được quan tâm.
Trước đây, chúng ta chưa quan tâm đến vấn đề này nhiều, chỉ cho
đây là một hiện tượng có tính chất hoàn toàn tự nhiên cho đến khi hiện
tượng này xuất hiện ngày càng nhiều và để lại nhiều hậu quả nghiêm
trọng như: thiệt hại kinh tế của các ngành khai thác, nuôi trồng thuỷ sản,
ngành du lịch…, gây hại đến sức khoẻ con người, suy thoái môi trường
biển ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững Ngày nay, các nhà khoa


học đã bắt đầu quan tâm và khám phá ra nhiều điều bí ẩn trong hiện
tượng này.
Thực ra, thuỷ triều đỏ có thể được gây ra bởi những loại tảo có khả
năng sản xuất ra các chất độc gây nguy hiểm cho các loài sinh vật biển
và con người. Vì vậy trong chuyên đề này chúng tôi tập trung chủ yếu
vào những loại tảo có độc chất. Ở Việt Nam, thuỷ triều đỏ vẫn chưa được
nghiên cứu nhiều, nên đa số tài liệu chúng tôi sử dụng đều được dịch từ
tài liệu nước ngoài, chúng tôi tin rằng chuyên đề này sẽ cung cấp cho
các bạn những thông tin mới mẻ và bổ ích.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng không tránh được sai sót trong quá trình
thực hiện, mong quý thầy cô và các bạn đóng góp để chuyên đề hoàn
thiện hơn.
Chân thành cảm ơn!
Nhóm sinh viên thực hiện
Nhóm 5 Trang 2
Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên
One of the worst incidents in recent years occurred along the Gulf Coast of Florida
in 2005. There, red tides are annual events, often lasting several months at a
stretch. But 2005's red tide lasted an entire year, and grew to cover 26,000 square
miles of water an area larger than the state of West Virginia. "There’s not one
living thing out here nothing," a tour boat captain told The Miami Herald. "The
only thing I see breaking the surface is dead fish."
A red tide also swept across New England coastal waters in 2005,
prompting officials to close large areas to shellfishing at the height of the tourism
season. The economic loss to Massachusetts was tabulated at $15 million. In some
areas, shellfishing wasn't safe for a year after the event.
Scientists are working to pinpoint the exact relationship between red tides
and human activities. The tides have been linked to high amounts of nutrients in
the water which come from inadequately treated sewage, manure from industrial
farming, and fertilizer runoff from crops and yards. Overdevelopment along

coastlines and in watersheds also causes nutrient pollution. Shellfish play a critical
role, too, because they filter water. When scallops, clams, oysters and other
shellfish are depleted by overharvesting, the ecosystem can't cleanse itself of toxic
algae as efficiently. Coastal wetlands also filter pollution, and their loss to
development may exacerbate red tides. Finally, water arriving from around the
world as ship ballast can spread red tide.
Nhóm 5 Trang 3
Red Tides Threaten Beaches
Used to be one of the only things that could spoil
a day at the beach was an unexpected thunderstorm. But
now a new threat to beach fun huge, floating blankets
of red algae known as red tides could become a more
frequent killjoy.
During a red tide, oxygen-consuming, toxic
algae cover huge swaths of ocean. Fish, sea turtles,
whales, and dolphins have all washed up dead onto
beaches, with red tide a suspected cause. For people,
just breathing in the vicinity of a red tide can trigger
asthma episodes, coughing and throat irritation. Many
residents of coastal communities find the effects
insufferable. For them, even staying indoors does not
solve the problem. Also, eating shellfish exposed to a
red tide can cause digestive problems.
Red tides sometimes occur naturally, but human
activity including pollution and overdevelopment
along coastlines could be making them more frequent
and more severe.
Photo Credit: Barbara Joy
Cooley
Red tide in Florida, 2006

Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên
The good news is that the human activities suspected of exacerbating red
tides can be addressed with more sensitive development on our coastlines, better
stewardship of waterways, wetlands, and shellfish populations, and a tighter rein
on water pollution coming from farms, sewage treatment plant discharges, and
storm water that runs off of paved urban areas. Scientists who study red tides also
need more support to fully understand how red tides are caused, and the best ways
to address the problem.
Thuỷ triều đỏ vốn là một hiện tượng xảy ra một cách tự nhiên nhưng sự gia tăng
các hoạt động của con người gây ô nhiễm và sự phát triển mạnh mẽ suốt dọc
đường bờ biển có thể làm cho nó diễn ra thường xuyên hơn và để lại hậu quả nặng
nề hơn.
Một trong những sự cố xấu nhất trong những năm gần đây đã xảy ra dọc
theo bờ biển Vịnh Florida vào năm 2005. Ở đây, thuỷ triều đỏ là sự kiện xảy ra
Nhóm 5 Trang 4
THUỶ TRIỀU ĐỎ ĐE DỌA BỜ BIỂN
Được sử dụng để chỉ một trong những hiện
tượng mà nó có thể xuất hiện một cách bất ngờ vào
một ngày bất chợt ở các bãi biển. Nhưng hiện nay,
một mối đe dọa đối với các bãi biển vui chơi, giải trí
lớn chính là sự xuất hiện của những lớp bọt nổi lềnh
bềnh được tạo ra bởi một số loài tảo thường được
biết đến với tên gọi là “Thuỷ triều đỏ” đã trở nên
ngày càng phổ biến như một sự rắc rối thực sự.
Trong thời gian xảy ra thuỷ triều đỏ, lượng
oxi trong nước bị tiêu thụ mạnh, một khối lượng lớn
các loài tảo độc hại bao phủ trên bề mặt đại dương.
Cá, rùa biển, cá voi, cá heo…tất cả những xác chết
đó được sóng đánh, rửa trôi lên bờ biển và không còn
nghi ngại gì về nguyên nhân gây ra là do chính cái

gọi là Thuỷ triều đỏ. Đối với người dân, chỉ cần thở
trong vùng lân cận nơi xảy ra hiện tượng trên là đã
có thể dẫn đến kích thích hô hấp, gây ho, kích thích
họng đặc biệt đối với người bệnh suyễn. Đối với
nhiều cư dân của cộng đồng dân cư ven biển thì họ
dường như rơi vào tình trạng không thể chịu dựng
nổi. Đối với họ, thậm chí cả ở trong nhà không giải
quyết được vấn đề. Ngoài ra, việc tiếp xúc thông qua
tiêu thụ các loại thực phẩm có vỏ như nghêu, sò trai,
hến…còn có thể gây ra các vấn đề về tiêu hoá.
Photo Credit: Barbara Joy
Cooley
Thuỷ triều đỏ ở Florida, 2006
Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên
hằng năm, thường kéo dài vài tháng liên tục.Tuy nhiên, năm 2005 này, một trận
thuỷ triều đỏ đã kéo dài toàn bộ một năm, phát triển một cách nhanh chóng và trải
dài trên một diện tích tới 26000 dặm vuông trên mặt biển, trên một khu vực lớn
hơn diện tích của tiểu bang West Virginia. “Không còn gì có thể sống sót ở đây cả
- không gì cả” một khách du lịch thuyền Captain nói với phóng viên tờ The Miami
Herald. “Điều duy nhất tôi thấy trên bề mặt biển chỉ là cá chết”.
Một trận thuỷ triều đỏ khác cũng xảy ra dọc trên bờ biển nước Anh trong
năm 2005, các cơ quan chức năng đã phải ra sắc lệnh đóng cửa cả một khu vực
rộng lớn đang vào đúng đỉnh cao của mùa du lịch. Những thiệt hại kinh tế tại
Massachusetts đã được ước tính lên đến 15 triệu USD. Tại một số khu vực, nền
kinh tế biển, đánh bắt các loài có vỏ vẫn không đảm bảo được độ an toàn dù sự
kiện này đã xảy ra trước đó cả một năm.
Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu để xác định một cách chính xác
mối quan hệ giữa hiện tượng thuỷ triều đỏ và những hoạt động của con người.
Nguyên nhân dẫn đến thuỷ triều đỏ đã được liên kết với sự gia tăng một lượng lớn
các chất dinh dưỡng trong nước, trong đó có thể kể đến các nguồn thải như từ các

cống rãnh thoát nước, chất thải từ phân gia súc từ các trang trại chăn nuôi, từ
nguồn phân bón cho cây trồng, hay từ nguồn nước chảy tràn trên bề mặt…Tốc độ
phát triển nhanh chóng dọc theo các đường bờ biển và ở các lưu vực cũng là
nguyên nhân gây ra ô nhiễm về dinh dưỡng. Các loài có vỏ như trai, sò, nghêu,
hến…giữ một vị trí rất quan trọng bởi vì chúng lấy thức ăn theo cách lọc nước.
Khi các loài trên bị khai thác, thu hoạch một cách triệt để thì các hệ sinh thái có
thể không còn khả năng làm sạch một cách hiệu quả đối với các loài tảo độc hại
như nó vốn có. Các vùng đất ngập nước ven biển cũng có khả năng lọc bỏ các chất
ô nhiễm và sự mất mát của các vùng đất này tỉ lệ thuận với sự xuất hiện hiện
tượng thuỷ triều đỏ. Cuối cùng, nguồn nước đến từ khắp nõi trên thế giới như tàu
Ballas có thể là nguyên nhân lây lan thuỷ triều đỏ.
Tuy nhiên, cũng có những thông tin tốt rằng những hoạt động của con
người cũng có thể hạn chế được mức độ, tác hại dữ dội của sự kiện thuỷ triều đỏ
có thể được lưu trữ lại ví như sự phát triển nhạy cảm của chúng dọc theo các
đường bờ biển, đất ngập nước, các quần thể loài có vỏ, xử lí nguồn nước thải từ
các ống cống, nước chảy tràn qua các khu đô thị… Những nhà nghiên cứu chuyên
sâu về hiện tượng thuỷ triều đỏ cũng cần được hỗ trợ nhiều hơn về mọi mặt để có
thể hiểu một cách chính xác về nguyên nhân, cơ chế gây ra thuỷ triều đỏ cũng như
những cách tốt nhất để giải quyết, khắc phục hiện tượng trên.
Nhóm 5 Trang 5
Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên
CHƯƠNG I THUỶ TRIỀU ĐỎ LÀ GÌ?

1.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1 Thuỷ triều đỏ:
Theo Vũ Thành Lâm (Bảo tàng giống chuẩn Vi sinh vật Việt Nam): “Thủy triều
đỏ” là thuật ngữ chỉ sự nở hoa của các loài vi tảo biển. Đây là một hiện tượng tự
nhiên xảy ra do mật độ tế bào vi tảo gia tăng lên đến hàng triệu tế bào/lít (thông
thường có khoảng 10 - 100 tế bào vi tảo/ml, nhưng trong trường hợp “nở hoa” mật
độ có thể lên trên 10.000 tế bào/ml) làm biến đổi màu của nước biển từ xanh lục

đậm, đỏ cho đến vàng xám.
Hiện tượng “nở hoa” thường đi kèm với hàm lượng oxy hòa tan suy giảm
nhanh chóng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thủy sinh vật. Đến nay,
các nhà khoa học đã xác nhận có khoảng 300 loài vi tảo biển đã hình thành sự nở
hoa làm thay đổi màu nước biển. Trong đó có khoảng 1/4 loài (70 - 80 loài) gây
hiện tượng nở hoa có khả năng sản sinh độc tố đang là mối đe dọa đến khu hệ
động vật và thực vật tự nhiên ở nước, nghề nuôi trồng thủy sản và sức khỏe của
con người (nguyên nhân do độc tố tảo có thể được tích lũy trong vài loài động vật
thân mềm sò, ốc hay cá… và không bị phá hủy trong quá trình đun nấu, không ảnh
hưởng đến mùi vị của thực phẩm.
Khái niệm này còn có thể được hiểu:

“Thuỷ triều đỏ" là một tên gọi cho một hiện tượng được gọi đúng hơn là sự nở
hoa của tảo, một sự kiện mà trong đó các cửa sông, ven biển, hoặc nước ngọt tảo
tích lũy nhanh chóng.
Những loại tảo, cụ thể thực vật trôi nổi, chủ yếu là sinh vật đơn bào, ở mật độ
cao thì ta có thể nhìn thấy váng loang lổ trên bề mặt nước. Một số loài tảo chứa
các sắc tố quang hợp có khả năng làm thay đổi từ màu nước từ màu xanh cho đến
màu đỏ nâu.
Khi tảo tập trung ở mức cao,nước có thể bị đổi màu tím đến hồng, nhưng
thường hay gặp là màu đỏ hay màu xanh lá cây. Không phải tất cả các sự nở hoa
của tảo đều gây ra đổi màu, và không phải tất cả đều là màu đỏ.
Ngoài ra, không phải “thuỷ triều đỏ” thường được kết hợp với thuỷ triều, vì
vậy, các nhà khoa học hay sử dụng thuật ngữ sự nở hoa của tảo.
1.1.2 HABs (Harmful Algae Blooms): Sự nở hoa của tảo độc hại
1.2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÂN LOẠI TẢO
Tảo, theo một cách hiểu nào đó, được gọi là thallophytes, tản thực vật, là
những thực vật thiếu rễ, thiếu lá và thiếu cả thân, chúng có chlorophyll đóng vai
trò như sắc tố quang hợp sơ cấp và chúng thiếu lớp tế bào bất thụ đóng vai trò như
lớp tế bào trợ dưỡng có nhiệm vụ bao quanh lớp tế bào sinh dục. Ở đây, chúng ta

chỉ quan tâm đến vi tảo. Bởi vì những loài tảo gây thuỷ triều đỏ đa số đều là vi tảo.
Vi tảo (Microalgae) là tất cả các tảo (Algae) có kích thước hiển vi. Muốn
quan sát chúng phải sử dụng tới kính hiển vi.Trong số khoảng 50 000 loài tảo trên
thế giới thì vi tảo chiếm đến khoảng 2/3.
Nhóm 5 Trang 6
Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên
Vi tảo chủ yếu thuộc về các chi trong các ngành sau đây:
1-Ngành Tảo lục (Chlorophyta):
Các chi Closterium, Coelastrum, Dyctyosphaerium, Scenedesmus,
Pediastrum, Staurastrum, Dunaliella, Chlamydomonas, Haematococcus,
Tetraselmis, Chlorella,
2- Ngành Tảo lông roi lệch (Heterokontophyta)
Các chi Melosira, Asterionella, Cymatopleurra, Somphonema, Fragilaria,
Stephanodiscus, Navicula, Malomonas, Dinobryon, Peridinium, Isochrysis,
Chaetoceros, Phaeodactylum, Skeletonema, Nitzschia
3- Ngành Tảo mắt (Euglenophyta):
Các chi Phacus, Trachelomonas, Ceratium
4- Ngành Tảo đỏ (Rhodophyta):
Các chi Porphyridium, Rhodella
Tảo lục (Chlorophyta):
Tảo lục đơn bào có chứa chlorophyl a và b, xanthophyll. Hình thái rất khác
nhau, có loại đơn bào, có loại thành nhóm (định hình hay phi định hình), có loại
dạng sợi, có loại dạng màng, có loại dạng ống Phần lớn có màu lục như cỏ. Phần
lớn tế bào di động của lục tảo có sợi lông roi (tiên mao). Lông roi thường có 2 sợi,
một số ít có 4 sợi, 8 sợi hay nhiều hơn, cũng có khi chỉ có 1 sợi. Phần lớn tế bào
tảo lục có 1 nhân.Thành tế bào của tảo lục chủ yếu chứa cellulose, một số ít chứa
xylan hoặc mannan.
Tiến hóa của các bộ trong ngành Tảo lục theo Prescott (1968) có thể trình
bày như sau:



Vi tảo
thường thuộc về
2 bộ là
Volvocales và Chlorococcales:
Bộ Volvocales gồm các vi tảo có lông roi , đơn bào hay thành nhóm ,
có dạng phân cắt bắc cầu (desmoschisis)
Nhóm 5 Trang 7
Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên
Bộ Chlorococcales gồm các vi tảo không có tiên mao, đơn bào hay
thành nhóm , có dạng phân cắt tách rời (eleutheroschisis)
Khi sinh sản hữu tính có loại đẳng giao, dị giao hay noãn giao. Sau khi giao
tử kết hợp sẽ hình thành hợp tử. Hợp tử nảy mầm sẽ sinh ra tế bào con hay quần
thể con.
Hình1 : Sinh sản hữu tính ở vi tảo Chlamydomonas
Đại diện :
Hình2 : Một số đại diện ngành tảo lục
Nhóm 5 Trang 8
Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên
Ngành Tảo lông roi lệch (Heterokontophyta hay Chromophyta)
1) Lớp Tảo vàng ánh (Chrysophyceae):
Lớp này gồm nhiều loài có hình thái đa dạng (các hình amíp, monad, hạt,
tập đoàn palmella, sợi, bản, cây ). Dạng chuyển động thường có 1 hay 2 lông
roi ( không đều nhau). Sắc tố trong tế bào là chlorophyl a và c, carotenoid và
xantophin. Màu tảo thay đổi từ vàng kim, vàng xanh hay nâu xanh. Thành tế bào
và vỏ giáp là cellulose và pectin, có thể có thấm hay không thấm silic.
Phần lớn có đời sống tự dưỡng, phù du, một số loài dị dưỡng. Ít gặp các
loài sống trong đất ẩm hay ở đáy nước .
Sinh sản băng cách phân chia tế bào, sinh sản vô tính bằng động bào tử. Chỉ
rất ít loài có sinh sản hữu tính đẳng giao. Hợp tử hình thành thường có dạng túi,

thành túi nhiễm silic vững chãi nên có thể giúp chúng vượt được qua các điều kiện
bất lợi.
Nhiều loài tảo vàng ánh là thức ăn cho các động vật phù du. Khi nước
nhiều chất hữu cơ hay giàu đạm tảo vàng ánh có thể gây ra hiện tượng “ nước nở
hoa” (algal bloom), gây mùi tanh thối.

Dinobryon Uroglena Synura

Uroglenopsis Chrysostephanosphaera Chromulina
Hình 3 : Một số đại diện lớp tảo vàng ánh
2) Lớp Tảo vàng lục (Xanthophyceae)
Tảo vàng lục khác với Tảo lục ở chỗ không có chlorophyll b và sản phẩm
đồng hóa CO
2
không phải là tinh bột mà là leucosin và lipid. Hình thái tảo vàng
lục rất đa dạng: hình monad, hình amíp, hình hạt Sống đơn độc hay thành tập
đoàn. Thành tế bào cấu tạo bởi cellulose. Lông roi dài thường có lông và dài gấp
4-6 lần lông roi ngắn . Thành tế bào nguyên vẹn, trừ chi Tribonema thành tế bào
Nhóm 5 Trang 9
Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên
gồm hai mảnh. Sắc lạp có từ 2 dến 6 trong mỗi tế bào, có hình khay. Tản thường
có màu vàng lục.
Sinh sản sinh dưỡng theo cách phân đôi tế bào
Sinh sản vô tính bằng động bào tử.
Có loài sinh sản vô tính bằng bào tử bất động. Có loài sinh sản vô tính bằng
tự thân bào tử (autospore) hay bằng bào tử màng dầy.
Sinh sản hữu tính rất ít khi gặp ở Tảo vàng lục.
Tảo vàng lục thường gặp trong các thủy vực nước ngọt có độ dinh dưỡng
trung bình hay nghèo. Chúng có đời sống phù du hay sống bám. Một số loài sống
trên đất hay trên thân cây ẩm ướt.


Tribonema Botrydium

Olisthodiscus Vacuolaria
Hình 4: Một số đại diện của lớp tảo vàng lục
3) Lớp Tảo silic (Bacillariophyceae)
Tảo silic có cấu tạo đơn bào sống đơn độc hay thành tập đoàn dạng
palmella, dạng sợi, dạng chuỗi, dạng zic-zắc, dạng dải, dạng sao, dạng ống, dạng
cây Kích thước thay đổi từ vài mm đến 1 mm. Tế bào có nhân lưỡng bội. Đặc
điểm của lớp tảo này là có thành tế bào gồm hai mảnh vỏ. Lớp trong là pectin, lớp
ngoài là oxyd silic . Một số có khả năng di động nhờ nội chất chuyển động trong
các khe trên thành tế bào.
Tảo si lic có màu vàng lục hay vàng nâu.
Nhóm 5 Trang 10
Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên
Trong tế bào tảo silic còn thấy có ty thể, bộ máy Golgi, các tấm thylakoid
quang hợp, lục lạp (chloroplast)





Hình 5: Cấu trúc tế bào ở Tảo silic
Tảo silic sinh sản bằng các hình thức sau đây:
- Phân cắt tế bào
- Sinh sản bằng bào tử tự thân
- Gặp điều kiện bất lợi tảo silic hình thành bào tử nghỉ. Khi gặp điều kiện
thận lợi trở lại thì nắp vỏ ngoài tan đi và nẩy mầm thành tế bào sinh trưởng bình
thường.
- Rất ít gặp sinh sản hữu tính ở tảo silic.

Tảo silic có số loài nhiều thứ hai sau Tảo lục. Chúng phân bố hét sực rộng
rãi trên Trái đất: trên thân cây ở đỉnh núi cao, trên đất, đá ẩm, mọi thủy vực nước
ngọt, nước lợ, nước mặn. Có thể gạp tảo silic ở cả đáy biển sâu tới hàng nghìn
mét. Trong nước thành phần tảo silic là phong phú nhất ở độ sâu 5-30m, nhưng
sinh khối lại thường đạt mức cao nhất ở độ sâu 20-50m.
Trong các thủy vực nước ngọt tảo silic là thành phần chính của năng suất sơ
cấp. Trong các biển và đại dương tảo silic chiếm ưu thế cả về sinh khối lẫn thành
phần loài. Hàng năm thực vật phù du (mà chủ yếu là tảo silic tạo ra tới 19 tỷ tấn
chất hữu cơ, nuôi sống được tới 5 tỷ tấn động vật không xương sống (!) Nhiều tính
toán cho kết quả còn cao hơn nữa. Tảo silic đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo
nên các năng suất sơ cấp trong hệ sinh thái biển, nhất là những vùng không được
tiếp nhận nguồn thức ăn hữu cơ mang tới từ các dòng lục địa.
Tảo silic cũng góp phần tạo nên hiện tượng “nước nở hoa” làm hư hỏng
nguồn nước sạch
Tảo silic trước đây được coi là một ngành riêng ( ngành Bacillariophyta)
Nay tảo si lic chỉ được coi là một lớp (Bacillariophyceae) trong ngành
Heterokontophyta và được phân thành hai bộ là bộ Coscinodiscales và bộ
Naviculales.
Nhóm 5 Trang 11
Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên
1 Stephanodiscus astrea, 2 Triceratium distinctum, 3 Chaetoceros muelleri,
4 Biddulphia aurita, 5 Attheya zachariasii, 6 Melosira distans
1 Tabellaria fenestrata,
2 Meridion circulare,
3 Diatoma vulgare,
4 Achnanthes lanceolata,
5 Surirella elegans,
6 Asterionella formosa,
7 Eunotia lunaris,
8 Pleurosigma elongatum,

9 Nitzschia linearis,
10 Synedra acus,
11 Cymbella lanceolata,
12 Navicula radiosa,
13 Pinnularia viridis,
14 Fragilaria virescens
Hình 6 : Một số đại diện của lớp tảo sillic
Ngành Tảo mắt (Euglenophyta)
Nhóm 5 Trang 12
Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên
Tảo mắt sống riêng rẽ,
tế bào kiểu monad có 1
hay 2 lông roi. Thành tế
bào chỉ là chất nguyên
sinh đậm đặc lại do đó
hình dạng có thể thay
đổi. Một số chi có
thành tế bào là vỏ caco
3
thấm

muối sắt 3 nên có
màu đỏ nâu. Không bào
co bóp làm nhiệm vụ
thải nước và các chất
bài tiết, điều hòa áp
suất thẩm thấu. Điểm mắt (stigma, eye spot) màu đỏ làm nhiệm vụ cảm quang.
Nhân nằm ở phần sau của tế bào. Lục lạp (chloroplast) hình khay hay hình phiến
nằm rải rác hay tập trung, có khi xếp thành hình sao. Sắc tố có chlorophyll a và b,
còn có cả carotenoid. Thường thấy có cả ty thể và các hạt pyranoid.

Sinh sản bằng phương pháp phân đôi hay bằng cách tạo túi có thành dầy
hay bao dầy. Chưa phát hiện thấy sinh sản hữu tính ở tảo mắt.
Tảo mắt chủ yếu phân bố ở các thủy vực nước ngọt, chúng ưa môi trường
giàu dinh dưỡng, giàu chất hữu cơ. Một ít loài sống được ở môi trường nước lợ có
nồng độ muối dưới 0,5%. Phần lớn tảo mắt có đời sống tự dưỡng nhưng cũng có
loài dị dưỡng (không có sắc tố quang hợp) Các váng màu xanh, vàng, đỏ, nâu
trong các ao tù thường là váng tảo mắt.
Ngành tảo đỏ (Rhodophyta)
Tảo đỏ chỉ có vài chi là vi tảo. Trong chu kỳ sống tảo đỏ không có giai
đoạn di động. Đặc điểm của tảo đỏ là sự đa dạng của sắc tố quang hợp :
chlorophyll a và d, carotin a và b, xanthophyll, lutein, phycocyanin,
phycoerythrin. Màu của tản quyết định bởi phycocyanin và phycoerythrin (thuộc
nhóm biliprotein). Thường tản có màu từ hồng, đỏ đến tím thẫm hay xanh lam.
Hai chi vi tảo thường gặp là Porphyridium và Rhodella :


Porphyridium Rhodella

Nhóm 5 Trang 13
Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên
Hình 7 : Đại diện ngành tảo đỏ
1.3 NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ
1.3.1 Nguyên nhân
Nguyên nhân của hiện tượng trên có liên quan đến các yếu
tố môi trường như: nhiệt độ, độ mặn và hàm lượng muối, dinh
dưỡng cũng như các trường khí - thủy văn.
Yếu tố chính ảnh hưởng đến sự xuất hiện thuỷ triều đỏ bao
gồm: Sự gia tăng nhiệt độ bề mặt biển, giảm nồng độ muối,
tăng lượng chất dinh dưỡng trong môi trường biển, biển lặng,
những đợt mưa sau suốt mùa hè nắng nóng. Ngoài ra, thuỷ triều đỏ có thể lây lan

trên diện rộng bởi gió, dòng chảy, những cơn bão hoặc tàu thuyền.
Các yếu tố khác như sự khuếch tán một lượng lớn bụi giàu sắt từ các sa mạc
rộng lớn như sa mạc Sahara cũng có thể được xem như là một trong những nguyên
nhân gây ra thuỷ triều đỏ. Một số sự kiện tảo nở hoa trên bờ biển Thái Bình
Dương có liên quan đến những biến đổi khí hậu trên qui mô lớn như El Nino.
Trên thực tế, thuỷ triều đỏ là hiện tượng tự nhiên có thể xảy ra bất chợt hoặc
theo chu kỳ hàng năm do liên quan đến nhiều yếu tố xã hội, tự nhiên khác nhau.
Đặc biệt, đối với những khu vực tập trung nuôi cá lồng và nuôi tôm, lượng thức ăn
dư thừa và chất thải của tôm, cá là nguồn dinh dưỡng rất phong phú cho các loài
tảo độc.
Công nghiệp hóa, đô thị hóa dẫn đến nhu cầu mở rộng đất ở vùng triều và
vùng ven bờ tăng nhanh, chủ yếu sử dụng cho nông nghiệp, thủy sản và dùng
cho xây dựng nhà ở, xí nghiệp, mở rộng mạng lưới giao thông, bền
cảng, Nguồn nước thải sinh hoạt được thải trực tiếp từ các khu dân cư ven
biển. Theo một nghiên cứu của Hồng Kông, tập trung dân cư, gia tăng mật độ dân
số ở các khu vực ven biển kéo theo hàng loạt tình trạng ô nhiễm môi trường bờ
biển gây ra bởi các hoạt động sinh hoạt của con người như rác thải sinh hoạt, chất
thải và hoá chất sử dụng trong nông nghiệp, nước thải từ các thành phố hoặc nơi
tập trung đông dân cư có thể là nguyên nhân làm gia tăng khả năng xảy ra hiện
tượng này.Chất lượng nước thải chủ yếu là giàu chất hữu cơ, phân rác, cùng
với chất thải từ các nền công nghiệp ven biển. Nếu trong nước có quá nhiều
Nitơ thì tảo và các phiêu sinh vật sẽ tăng nhanh chóng về số lượng tạo nên thủy
triều đỏ hay nâu. Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ ước lượng rằng khi nồng độ
N0x trong nước từ 12% đến 44% sẽ tạo nên sự phú dưỡng. Lượng chất thải này
được thải trực tiếp vào biển không qua xử lý hoặc thải vào sông rồi qua biển
gây ô nhiễm hữu cơ, làm giảm lượng oxy trong nước, mất nơi cư trú của các
loài sinh vật biển. Thêm vào đó sự ô nhiễm biển còn do chế phẩm phục vụ
nuôi tôm, dư lượng các loại thuốc kích thích, trừ sâu, bảo vệ thực vật, Góp
phần làm gia tăng tần suất xuất hiện “thủy triều đỏ” gây ô nhiễm nghiêm trọng
đến nền kinh tế biển, mất cân bằng sinh thái biển.

Nhóm 5 Trang 14
Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên
1.3.2 Cơ chế
Hình 8: Sơ đồ cơ chế của thuỷ triều đỏ
Trong giai đoạn bào xác, vi tảo tồn tại dưới dạng tiềm sinh ở đáy cát thềm
lục địa. Vào một thời điểm nào đó mà con người khó đoán trước, chúng sản sinh
rất nhanh với mật độ dày đặc (60-70 triệu tế bào trong 1 lít nước), biến nước biển
từ màu xanh chuyển sang vàng nhạt, vàng thẫm rồi đỏ như pha máu.
Các loài tảo và vi khuẩn có chứa các sắc tố màu khác nhau, sống trôi nổi,
dưới những điều kiện môi trường nhất định có thể sinh trưởng thành các quần thể
to lớn ở vùng ven bờ gây nên sự đổi màu nước. Sự đổi màu nước tự nhiên thành
mầu đỏ, nâu, vàng nâu nhạt (màu hổ phách) hoặc xanh vàng ở các vùng nước rộng
lớn diễn ra là kết quả của sự nở hoa (Algal blooms) của các loài vi tảo và vi khuẩn
lam trong thủy vực. Màu đặc trưng của Biển Đỏ gây nên bởi sự nở hoa của vi
khuẩn lam Oscillatoria erythraeum mà chúng có chứa các sắc tố đỏ phycoerythrin,
v.v
“Thủy triều đỏ” là sự sinh trưởng mạnh mẽ của các loài phù du nào đó gây
ra làm đổi màu nước. Các loài này có thể sản sinh ra độc tố gây chết tôm, cá, thân
mềm và con người ăn phải cũng bị ngộ độc và có thể bị tử vong.
Hiện tượng nở hoa của tảo độc hại (Harmful Algal Blooms) là các sự kiện
mà tại đó sự tăng mật độ của một hoặc một số loài tảo độc hại đạt tới mức có thể
gây nguy hại tới các sinh vật khác.
Người ta chia hiện tượng nở hoa của tảo độc hại thành một số loại sau:
1. Các loài không chứa độc tố nhưng khi nở hoa làm thay đổi màu nước;
dưới những điều kiện đặc biệt chẳng hạn như trong các vịnh kín, tảo nở hoa có thể
tăng đến mật độ rất cao làm chết cá và các động vật không xương sống có trong
thủy vực đó do cạn kiệt oxy. Tiêu biểu trong nhóm này là các loài: Gonyaulax
Nhóm 5 Trang 15
Bào tử
Môi trường

xáo trộn
“ Nở hoa”
Gió
Nảy mầm Ánh sáng D Dưỡng
Lắng
Hoá bào tửĐáy
Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên
polygramma, Noctiluca scintillans (tảo giáp), Trichodesmium erythraeum (tảo
lam).
2. Các loài sản sinh ra các độc tố mạnh mà ta có thể phát hiện được thông
qua chuỗi thức ăn tới con người, gây nên một loạt các chứng bệnh về thần kinh và
tiêu hóa, trong đó các đại diện của tảo Giáp, có các loài thuộc chi Dinophysis,
Goniaulax và Prorocentrum có tính độc rất cao. Một số loại độc tố chẳng hạn như:
-PSP (Paralytic Shellfish Poisoning) do các loài tảo giáp: Alexandrium
acatenella, A. Catenella, A. Cohorticula, Sản sinh ra.
-DSP (Diarrhetic Shellfish Poisoning) do các loài tảo giáp Dinophysis
acuta, D. Acuminata, D. Fortii, D. Norvergica, Sản sinh ra.
- ASP (Amnesic Shellfish Poisoning) do các loài tảo khuê Pseudonitzschia
multiseries, P. Pseudodelicatissima, P. Australis, Sản sinh ra.
-CFP (Ciguatera Fish Poisoning) do các loài tảo giáp chủ yếu sống đáy
Gambierdiscus toxicus, Ostreopsis spp, Prorocentrum spp, Sản sinh ra.
-NSP (Neurotoxic Shellfish Poisoning) do các loài Gymnodinium breve,
Gymnodinium G. Cf.breve (New Zealand), Sản sinh ra.
-Các độc tố tảo lam do các loài tảo lam Anabaena circinalis, Mycrocystis
aeruginosa, Nodularia spumigena, Sản sinh ra.
3. Các loài không độc với người nhưng lại độc với cá và các động vật
không xương sống (đặc biệt trong các hệ thống nuôi thâm canh) do phá hủy hoặc
làm tắc các mang của chúng; bao gồm các loài tảo khuê Chaetoceros convolutus,
tảo giáp Gymnodinium mikimotoi, gây nên.
Một vài loài tảo có thể gây độc ngay ở mật độ thấp chưa làm thay đổi màu

nước, chẳng hạn như loài Alexandrium tamarense, các độc tố PSP được phát hiện
trong thân mềm khi mật độ của loài này thấp hơn 10
3
tế bào/lít, trong khi các tảo
khác thường gây hại khi chúng xuất hiện ở các mật độ cao hơn, làm thay đổi màu
nước và kết quả là gây nên thủy triều đỏ. Loài Gyrodinium aureolum gây chết cá
và các động vật đáy ở mật độ cao hơn 10
7
tế bào/lít (Andersen, 1996).
Nhóm 5 Trang 16
Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên
* Một số loài tảo độc hại tiêu biểu:
1. Ostreopsis sp.: kích thước khoảng 100 μm. Những
chi phân bố rông ở vùng nhiệt đới với đại diện một số
loài độc hại

2. Gonyaulax grindley: Loài này phân bố tại cửa sông,
trong các vùng nước lạnh và cận nhiệt đới, ngay cả trong
Salton Sea, nơi nồng độ của muối có thể vượt quá 5%.
3.Lingulodinium polyedrum: kích thước khoảng 50 μm.
Phân bố ở Neritic; phù hợp với nền nhiệt độ ấm trong
vùng nước nhiệt đới; sự nở hoa của chúng có thể trên
diện rộng tại California, có thể độc hại.
4. Pseudo-nitzschia pseudodelicatissima: kích thước
khoảng 200 μm.hình thành nhiều mắt xích, phân phối
rộng khắp; độc hại bởi khả năng sản xuất domoic axit.
Nhóm 5 Trang 17
Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên
5. Chattonella subsalsa : Có tính độc cao bởi khả năng
sản xuất brevetoxins - độc tố tương tự như K. Brevis

6. Ostreopsis sp.: kích thước khoảng 100 μm. Những
chi phân bố rộng ở vùng nhiệt đới với đại diện một số
loài độc hại
7. Karenia brevis: Đây là loài phổ biến nhất gây ra hiện
tượng thủy triều đỏ trên bờ biển phía Tây của Florida
8. Prorocentrum hoffmannianum: kích thước khoảng
100 μm. Độc hại, được tìm thấy trong neritic và vùng
cửa sông trong trầm tích hoặc kèm theo substrate; phát
triển mạnh trong nước có nhiệt độ ấm.
Nhóm 5 Trang 18
Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên
CHƯƠNG II CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỶ TRIỀU ĐỎ
2.1 TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN CỦA HIỆN TƯỢNG THUỶ TRIỀU ĐỎ
2.1.1 Trên thế giới
Trong mùa xuân năm 2005, hiện tượng nở hoa gây hậu quả nghiêm trọng nhất
từ năm 1972 của loài tảo độc hại thuộc ngành tảo dinoflagellate, Alexandrium
fundyense, đã lây lan từ Maine tới Massachusetts. Và trong sự bùng phát này đã
dẫn đến một số địa điểm thu hoạch các loài giáp xác phải đóng cửa nhằm ngăn
chặn ngộ độc độc tố PSP cho người tiêu dùng. Nước Mỹ đã ra quyết định đóng
cửa các bãi biển, cửa hàng bán đồ hải sản dọc theo bờ biển New England bắt đầu
sớm như giữa tháng năm, gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế phụ thuộc nhiều
vào hải sản và du lịch của khu vực này. Một ước tính sơ bộ của các tác động về
kinh tế do mất nguồn thu từ nuôi trồng, kinh doanh thủy hải sản ở Massachusetts
và Maine là khoảng 11 triệu USD.
Theo một báo cáo khác về hiện tượng nở hoa của loài Karenia brevis thuộc
ngành dinoflagellate ở Tây Florida, năm 2005 đã gây ra hậu quả nặng nề nhất kể
từ năm 1970. Kết quả là hàng loạt các loài cá kể cả cá lớn bị tiêu diệt, gây kích
thích hô hấp mạnh đối với các ngư dân và dân cư ven biển. Sự kiện này bắt đầu từ
tháng 3 và kéo dài tác động cho tới đầu mùa hè. Xác tảo và các loài thú, động vật
biển chết dưới sự phân hủy của vi khuẩn càng làm giảm mạnh lượng oxy trong

nước. Hậu quả là trong bán kính hơn 2000 dặm vuông diễn ra sự tử vong bất
thường của cá Denphin, vô số loài cá khác, thân mềm…ảnh hưởng nặng nề đến
môi sinh khu vực và dự kiến tổng thiệt hại lên tới 20 triệu USD.
Bảng 1.
Nhóm 5 Trang 19
Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên
Nhóm 5 Trang 20
Tóm tắt về trận thuỷ triều đỏ xảy ra ở Tây bắc Florida vào mùa
thu năm 1999
Ngày(1999)
Địa điểm Mật độ tế
bào
Ảnh hưởng
5/8
Bờ biển Mexico
Đảo St. George

Báo cáo về tình
trạng cá chết
8–13/8
Cape San Blas
Bờ biển Mexico
Rất thấp
Rất thấp

17–18/8
Bờ biển Mexico Beach
Bờ biển St. Joe
Thấp
Rất thấp


Những khu vực
đánh bắt, khai thác
các loài có vỏ (shas)
trong vịnh Joseph bị đóng
cửa
21/8
Vịnh St. Joseph
Chết cá heo và rùa
biển
23–26/8
Bờ biển St. Joe Rất thấp
Chết cá và gây đổi
màu nước
Shas đóng cửa tại
vịnh Apalachicola
31/8–3/9
Vịnh St. Joseph
Đảost. Vincent
Thấp
Rất thấp

Kích thích hô hấp
Chết cá ở vịnh
County
7–10/9
Đảo St. Vincent
Vịnh St. Joseph
T.p Panama
Trung bình

Trung bình đến
cao
Trung bình đến
cao
Shas đóng cửa tại
Apalachicola
13–18/9
Đảo St. Vincent
Vịnh St. Joseph
T.p Panama
T.p Panama
Rất thấp
Thấp đến trung
bình
Cao
Thấp đến
trung bình

Vịnh St. Joseph
Thấp
Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên

Trong thời gian từ 1998-2004 ở Trung Quốc tại biển Vàng và biển Bohai đã
xảy ra tổng số 6 lần thủy triều đỏ trong đó có tới 112 trường hợp gây ra tử vong
của quần chúng và cái chết cho nhiều loài cá.106 trường hợp khác cũng được ghi
nhận nhưng không gây tổn hại nghiêm trọng. So với Biển Đông Trung Quốc và
Nam Trung Quốc, thủy triều đỏ ở Biển Vàng, Biển Bohai là các khu vực bị ảnh
hưởng lớn hơn và thời gian lâu hơn. Cho đến nay đã xác nhận được tổng số là 23
loài gây ra thủy triều đỏ trong nước của Biển Vàng và biển Bohai Trung Quốc.
Chúng thuộc 4 taxon thực vật phù du và một nhóm các động vật phù du:

dinoflagellates, diatoms, raphidophytes,
haptophytes, và ciliates. Phổ biến nhất là
các loài diatoms và dinoflagelltes.
Vịnh Liaodong và vịnh Bohai là 2 địa
điểm mà thủy triều đỏ xảy ra thường
xuyên nhất. Hai loại độc tố phổ biến nhất
tại Trung Quốc là Paralytic Shellfish
poisoning (PSP) và Diarrhetic Shellfish
poisoning (DSP). Đối với độc tố PSP theo
quan sát chứng minh là có liên quan đến 4
loài Alexandrium tamarense, A. Minutum,
Hình 9: Vịnh Bohai - Trung Quốc
A.catenella, và Gymnodinium catenatum. Còn đối với DSP tại Trung Quốc là một
số loài Dinophysis fortii, D. Ovata, D. Acuminata.
Một làn “thủy triều đỏ” tảo độc hại đã xuất
hiện tại các vùng biển phía Nam Trung Quốc,
gây nhiễm độc cho các loại thủy sản và nguy
hiểm cho sức khỏe người dân. Loại tảo này
hút khí ôxy trong nước và giết các động vật
biển thuộc khu vực gần Thâm Quyến.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự kết
hợp giữa thời tiết nóng và mưa lớn gây nên.
Tuy nhiên, các vùng biển Trung Quốc chưa
bao giờ bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất
thải công nghiệp và các loài ký sinh như lần
này. Theo một bản báo cáo của
chính phủ cho biết ô nhiễm ngày càng
nghiêm
trọng trên sông Châu Giang đã lan tới những vùng biển phía Nam. Các chất gây ô
nhiễm đã khiến hiện tượng thủy triều đỏ xảy ra thường xuyên hơn và khiến nước

có mùi hôi thối. Trước đó, một đợt thủy triều đã khiến hàng triệu người dân thuộc
thành phố Vô Tích đã phải uống nước ô nhiễm.
Nhóm 5 Trang 21
Hình 10: Thủy triều đỏ ở Trung
Quốc đe dọa sức khỏe người dân
Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên
Một đợt thuỷ triều đỏ ở bờ biển phía Tây Nam Florida đã giết chết ít nhất 60
con lợn biển. Đây là thảm kịch đứng thứ hai về số lượng loài động vật quý
này chết. Cái chết đến từ một đợt tảo độc trải dài suốt từ Venice đến Marco Island.
Số lợn biển bị chết chiếm khoảng 2% dân số của loại động vật này của vùng
Florida. Trước đó, vào năm 1996, một đợt thuỷ triều đỏ đã làm chết 149 con lợn
biển. Chúng không bị chết hàng loạt, mà kéo dài trong 6 tuần từ trung tuần tháng
Ba năm 1996 đến tháng Tư cùng năm đó.
Trong tháng hai năm 2002, sự nở hoa của
một loài tảo độc hại tại thị trấn ven biển trong
vịnh Elands tỉnh Western Cape Nam Phi đã
gây ra một thiệt hại to lớn. Chính phủ và các
nhân viên quân sự đã nỗ lực để cứu sống
những con tôm hùm cuối cùng trong khi đó sự
thiệt hại này cũng lại mang đến cơ hội kiếm
bạc triệu cho một số người.
Những tác hại do tảo độc hại nở hoa gây nên là rất lớn. Người ta đã thống kê
được từ tháng 9/1988 đến tháng 3/1989 tại các vịnh Villareal, Carigara và vùng
Samar (Philippin) đã có 45 người bị ngộ độc, trong đó có 6 người chết. Ở vịnh
Manila từ năm 1988 đến nay đã có 672 trường hợp bị ngộ độc, trong đó có 101
người chết. Năm 1989 ở vịnh False (Nam Phi) loài Gymnodinium sp. Nở hoa đã
làm chết khoảng 40 tấn bào ngư. Ở Monte Hermosa (Achentina) từ ngày 11 đến
ngày 17/11/1995 tảo độc nở hoa đã làm chết khoảng 45 triệu con ngao
(Mesoderma macroides).
Theo thống kê của Fukuyo (1992), các loài tảo độc hại nở hoa ở biển Seto

Inland (Nhật Bản) đã gây nên những thiệt hại về kinh tế rất lớn; cụ thể là từ năm
1987 đến năm 1991 ở khu vực này đã xuất hiện 745 lần tảo nở hoa trong đó có 46
lần gây chết cá hàng loạt với tổng số thiệt hại là 4.452 triệu yên, v.v
Ngay trong các vùng nước ven bờ biển Đông thuộc Indonexia, Philipin, đỉnh
vịnh Thái Lan…. Nơi nhận nguồn nước thải công nghiệp khổng lồ, nhất là công
nghiệp thực phẩm, hóa dầu và nước thải sinh hoạt từ các thành phố ven biển, đã
xuất hiện hiện tượng giàu dinh dưỡng ( eutrophication ) và thủy triều đỏ có chu kỳ
do Noctiluca mitialis gây ra.
2.1.2 Ở Việt Nam
Các loài vi tảo này thường xuất hiện theo mùa ở khắp các vùng biển trên cả
nước, tập trung nhiều nhất ở vùng Trung Trung bộ và Nam Trung bộ. Hiện tượng
thuỷ triều đỏ cũng đã xuất hiện từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng
biển Nam Trung Bộ trong các năm 2002, 2003, đặc biệt tại Khánh Hoà, Ninh
Thuận, Bình Thuận hay ở Mũi Né, TP Phan Thiết. Năm 2005, thuỷ triều đỏ đã đưa
một lớp xác tảo dày vào bờ, đồng thời làm nước biển có mùi hôi tanh, gây khó
khăn cho nhiều công ty du lịch trong vùng.
Nhóm 5 Trang 22
Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên



Lần gần đây nhất, là từ 15-17/5/2007, trên địa bàn 2 xã Xuân Phương và
Xuân Thọ 2 (huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) thủy triều đỏ đã xuất hiện, gây ra
tình trạng tôm hùm nuôi lồng chết hàng loạt. Từ những quan sát ban đầu, các nhà
khoa học nhận thấy vùng biển Bình Thuận là một điểm nóng về tảo độc. Hiện
tượng này dường như xảy ra hàng năm vào khoảng tháng 3 đến tháng 8, khi nhiệt
độ ấm lại và cường độ bức xạ cao nhất trong năm. Cũng trong thời kỳ tháng 7 - 8,
hiện tượng nước trồi tỏ ra mạnh nhất, nhiều nhà khoa học cho rằng hiện tượng
nước trồi cũng có quan hệ mật thiết đến sự nở hoa của vi tảo. Đồng thời, nghề sản
xuất giống thủy sản và nuôi lồng các loài tôm hùm, cá mú cũng thải ra môi trường

một lượng dinh dưỡng đáng kể cũng là một điều kiện kích thích sự nở hoa. Trận
thủy triều đỏ tháng 7-2002 (ở Tuy Phong, Bình Thuận) làm 90% thủy sinh vật
biển bị tiêu diệt, 82 người bị nhiễm độc tố tảo lam Lyngbya majuscula gây ngứa,
phồng rộp, vàng da nhạy cảm Nước biển và không khí bị ô nhiễm trầm trọng kéo
dài nhiều tháng sau.
Năm 2004, thủy triều đỏ lại tái xuất hiện ở vùng biển Tuy Phong trong bán
kính 20 km, mật độ tảo dày đặc hơn 10 cm làm nước biển ô nhiễm, hôi thối khủng
khiếp. Loại tảo xanh lam (vi khuẩn lam) còn nở hoa ở nhiều hồ chứa nước ngọt
như Thành Công, Giảng Võ, Bảy Mẫu (Hà Nội năm 2004) làm ô nhiễm môi
trường và ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe dân cư và cá nuôi trong hồ chết sạch.
Các loài Tảo thường gây nở hoa nước gây độc hại: Microcystis, Anabaena,
Oscillitoria, Hapalosiphon and Anabaenopsis, Cylindrospermopsis and
Aphanizomenon. Alexandrium, Pseudo-nitzschia, Gyrodiunium, Dinophysis …
Một số loài vi khuẩn lam sản sinh các độc tố hòa tan trong nước, gây hại
cho những người tiếp xúc với chúng. Chẳng hạn, Microcystis spp có độc tố
microcystin; Anabaena có độc tố anatoxin; Trichodesmium erythraeum có độc tố
thần kinh neurotoxin làm chết các loài thủy sản nuôi. Còn khuẩn lam Lyngbya
majuscula (thủ phạm gây các ca nhiễm độc ở Bình Thuận) sản sinh độc tố
Lyngbyatoxin và debromoaplysiatoxin.
Thiệt hại do thuỷ triều đỏ gây ra rất lớn. Nhiều chủ trại tôm và cá trắng tay
do tất cả các sản phẩm được nuôi đều chết khi gặp phải dòng nước màu đỏ độc hại
này. Chỉ tính riêng trong tháng 7/2002, tảo nở hoa ở biển Nha Trang đã làm chết
một số cá, gây thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng. Trong 3 ngày 15-17/5/2007, dòng
Nhóm 5 Trang 23
Hình 8.Tảo chết tạo thành những lớp bọt dày đặc trên bãi biển Đồi Dương (1/2005)
Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên
nước màu đỏ này cũng đã cuốn theo 4.450 con tôm hùm ở xã Xuân Thọ 2 và hơn
3000 con tôm hùm đang được nuôi ở xã Xuân Phương, gây khó khăn cho 59 hộ
nuôi tôm hùm trong khu vực này. Một số lần tảo độc hại nở hoa làm thiệt hại về
kinh tế khác đã được ghi nhận: vào tháng 5, 6/1995 tảo Noctiluca scintillans nở

hoa ở khu vực vịnh Văn Phong – Bến Gỏi thuộc vùng biển Khánh Hoà đã làm chết
khoảng 20 tấn tôm hùm với thiệt hại ước tính khoảng 6 tỷ đồng (Nguyễn Ngọc
Lâm và cs, 1996). Về lâu dài, các thiệt hại về môi trường sinh thái vẫn chưa tính
được hết. Đặc biệt nếu xét đến những ảnh hưởng đối với rạn san hô ven biển, khi
xảy ra hiện tượng này, san hô bị làm chết trắng, các loài sinh vật biển sống trong
rạn san hô cũng chịu chung số phận, đe doạ trực tiếp đến nguồn lợi thuỷ sản trong
tương lai và gây hậu quả nghiêm trọng đối với sinh thái.
2.2 HẬU QUẢ CỦA THUỶ TRIỀU ĐỎ
2.2.1 Những ảnh hưởng đối với hệ sinh thái
Theo các nhà khoa học, trong vài thập kỷ qua, hiện tượng Thủy triều đỏ và nở
hoa nước đang gia tăng ở cả 2 khía cạnh tần số/cường độ xuất hiện và phân bố địa
lý. Thông thường, trong nước biển vi tảo thường tồn tại với mật độ khoảng 10
-100 tế bào vi tảo trong 1ml, thế nhưng khi có hiện tượng nở hoa, mật độ của vi
tảo có thể lên đến 60-70 nghìn tế bào/ml, gấp 600-700 lần mức bình thường. Khi
đó, nước biển chuyển từ màu trong xanh sang màu khác, có thể là màu vàng nhạt,
lục, vàng xám (mùn cưa) hoặc đỏ như máu, thậm chí, có một số loại vi tảo có thể
bùng phát mà không làm thay đổi màu của nước.
Sự nở hoa của các loài tảo độc hại (habs) đã mang lại những tác động khác
nhau tùy thuộc vào phạm vi cũng như tính chất của từng loài gây nên hiện tượng
đó.
Thủy triều đỏ được biết đến dưới các đợt nở hoa bùng phát của tảo biển, tấn
công và làm tổn thương hàng loạt đối với động vật biển, giáp xác và thân mềm
như cua, tôm, trai, sò, vẹm. Sự tác động của tảo độc, hại tới các loài động vật như
chim, thú chủ yếu bằng cách gián tiếp, thông qua chuỗi thức ăn tức là những động
vật bậc cao sẽ bị tác động khi tiêu thụ các hải sản biển cá, cua Đã nhiễm độc tố
cao. Ngoài ra, một số loài tảo độc hại có thể trực tiếp gây hại cho các loài thủy
sinh vật, như làm tắc nghẽn mang hoặc khi phân hủy giải phóng độc tố ra môi
trường. Gây ra cái chết hàng loạt cho các loài cá có lẽ là tác động lớn nhất thường
quan sát được trong những tác động của habs trên các loài động vật hoang dã.
Trường hợp tảo nở hoa làm hàm lượng Oxy tăng cao đến mức bảo hòa thì

100% Hb chuyển thành hbo
2
, lúc này áp suất riêng phần của Oxy rất lớn sẽ đẩy
một phần hbo
2
tồn tại ở dạng bọt khí làm tắc nghẽn mạch máu gây rối loạn
Nhóm 5 Trang 24
Chuyên đề: Thuỷ triều đỏ GVHD: Th.s Phùng Khánh Chuyên
tuần hoàn và làm chết cá. Tuy nhiên habs có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh
khác của hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái biển. Độc tố của tảo đã gây ra sự tử
vong của cá voi, lợn biển, sư tử biển, cá dolphin, rùa biển, chim,cá và các loài
động vật hoang dã khác.
Bảng 2. Khả năng ảnh hưởng của sự nở hoa cuả loài Karenia brevis
Gần đây, độc tố của tảo còn được tìm thấy trong mẫu vi khuẩn nhóm Fecal.
Sinh khối lớn từ tảo khiến vi khuẩn gia tăng hoạt động phân hủy gây thiếu oxi
thậm chí là không còn oxi hòa tan trong nước dẫn đến các loài cá không còn oxi
để hô hấp hoặc tình trạng ngộ độc khí Hidro sunfua là hiện tượng phổ biến trong
các sự kiện habs. Mật độ tế bào cao trong hiện tượng tảo nở hoa này còn gây ra tác
động trực tiếp đến sự sinh trưởng của các loài thực vật hữu ích khác bằng cách
ngăn chặn nguồn ánh sáng mặt trời xâm nhập vào các cột nước. Những tác động
gián tiếp của habs còn thông qua sự làm thay đổi chất lượng của các mắt xích
trong lưới thức ăn cũng như các hậu quả khác từ sự phân hủy xác động thực vật
chết. Một số loài tảo khác cũng gây ra hiện tượng trên nhưng không gây độc đối
với con người và động vật hoang dã tuy nhiên sự nở hoa thường đưa đến hậu quả
làm cho môi trường xấu đi, tảo độc có chứa 50-70% protein nên sau khi chết đi,
chìm xuống đáy thủy vực, các loại tảo tích tụ lai ngày càng dày thêm, vừa làm
giảm thể tích vừa kéo theo sự tiêu thụ oxy hòa tan trong nước do bị phân hủy bởi
các vi sinh vật khác đặc biệt là vi khuẩn làm biến mất các loài thủy sinh và giải
phóng các chất khí có hại và xông mùi hôi thối gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
Nhóm 5 Trang 25

Mức độ Mật độ tế bào
Karenia brevis /lit
Khả năng ảnh hưởng
Rất thấp < 10,000 Cấm thu hoạch các loài thân
mềm và giáp xác, có thể gây
kích thích hô hấp
Thấp
< 100,000
Gây kích thích hô hấp, có thể
dẫn đến chết cá
Trung bình 100,000 đến
< 1,000,000
Gây kích thích hô hấp, làm
chết cá
Cao
> 1,000,000
Tất cả các hậu quả trên và làm
thay đổi màu nước

×