Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Chuyên đề Ngữ văn 6 Hướng dẫn phương pháp học Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.67 KB, 9 trang )

HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP HỌC
NGỮ VĂN 6
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Trước hết cần phải hiểu rõ vị trí, tầm quan trọng của môn học
+ Môn Ngữ văn là một môn khoa học thuộc nhóm KHXH có vị trí đặc biệt
trong việc thực hiện mục tiêu chung của chương trình cơ sở, góp phần hình
thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho học
sinh ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn. Đó là những con người có ý
thức tụ tu dưỡng, biết thương yêu quý trọng gia đình; bạn bè, có lòng yêu nước
yêu CNXH, biết hướng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái,
tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác đó là
những người biết rèn luyện có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng
lực cảm thụ cái giá trị chân – thiện – mỹ trong nghệ thuật; trước hết là trong văn
hóa, năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư
duy và giao tiếp. Đó cũng là những con người ham muốn đem tài trí của mình
cống hiến cho sự nghiệp và xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
Muốn Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Vị trí đó còn nói lên
mối quan hệ giữa Ngữ văn và các môn khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác
dụng tích cực đến kết quả học tập các môn khác.
2. Điều thứ hai các em cần biết rõ đó là:
Về tên gọi cấu tạo sách giáo khoa Ngữ văn 6
+ Về tên gọi:
- Ở bậc Tiểu học gọi là môn Tiếng Việt
- Trên 20 năm qua ở bậc THCS môn học này gồm 3 phân môn: Văn học,
Tiếng việt, Tập làm văn.
- Đến năm 2002 chúng ta đã có bộ sách giáo khoa Ngữ văn 6 đầu tiên được
biên soạn theo hướng cải tiến chung của Bộ GD-ĐT đã sát nhập 3 phần lâu nay
vẫn thường được gọi là 3 phân môn (Văn – Tiếng việt – Tập làm văn).
Vào một chỉnh thể là Ngữ văn và do đó từ chỗ có 3 bộ sách Văn học –
Tiếng việt – Tập làm văn nay chỉ có một bộ sách duy nhất là Ngữ văn.
1


Việc thay đổi trên gọi và cấu tạo ảnh hưởng không nhỏ đến cấu trúc sách
giáo khoa, tổ chức bài học cũng như nhiều mặt cả nội dung và phương pháp học
tập của học sinh và việc giảng dạy của giáo viên.
+ Cấu tạo: Mỗi bài học, đơn vị của SGK nói chung đều gồm đủ 3 phần:
Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
Mục kết quả cần đạt đặt ở đầu nêu lên mục tiêu mà học sinh cần đạt tới ở
mỗi bài nói chung gồm đủ 3 phần ứng với 3 phân môn. Từ phần Văn bản và chú
thich dùng cho cả 3 phần, các mục còn lại đều sắp xếp theo trình tự Văn, Tiếng
việt, Tập làm văn.
B. PHƯƠNG PHÁP HỌC NGỮ VĂN 6
I. SỬ DỤNG SÁCH NHƯ THẾ NÀO ?
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 6:
Trong tay các em có tập SGK Ngữ văn 6 do Bộ GD&ĐT ban hành năm
2002. Đây là một bộ sách rất thiết thực và tiện dùng gồm 35 bài; tập 1: 17 bài;
tập 2: 18 bài.
Mỗi bài gồm 4 tiết học ứng với 3 phần. Từng tiết được bố cục theo trình tự
tên văn bản hoặc tên bài học. Tên thể loại hoặc tên tác giả, tên người dịch sách
giáo khoa là công cụ để thầy cô, học sinh tổ chức hoạt động dạy và học trên lớp
cũng như ở nhà. Bởi vậy điều quyết định kết quả học tập là:
a. Sự quán triệt mục tiêu, yêu cầu của môn học, của từng bài học cụ thể
cũng như quyết tâm thực hiện các yêu cầu đó của học sinh. Kết quả cần đạt của
mỗi bài học thường có 3 phần.
- Về kiến thức tư tưởng
- Về khả năng và nội dung tích hợp
- Rèn luyện các kỹ năng cơ bản
b. Cần chú ý các bài tổng kết, ôn tập riêng phần văn cần đọc kỹ những chú
thích dấu x nói về đặc trưng các thể loại văn học. Các chú thích Hán việt sẽ tập
hợp lại ở cuốn sách giáo khoa tập 2. Các bài đọc thêm có tính chất tư liệu nhằm
giúp hiểu rõ thêm một vài phương diện của Văn bản chính nắm vững hơn các
vấn đề lý thuyết hay có thêm chất liệu để làm các bài tập tốt hơn.

2
c. Đọc kỹ - ghi nhớ: Học thuộc các phần đóng khung bởi đó là những điều
cốt lõi trong mỗi bài dạy của giáo viên – học sinh.
d. Xem tranh minh họa, suy ngẫm kỹ về nội dung ý nghĩa của các bức
tranh. Đó cũng là một kênh (kênh hình) giúp sáng tỏ thêm nội dung bài học.
2. Sách Bài tập Ngữ văn 6, sách tham khảo.
- Nên sử dụng khi đã soạn xong bài, học xong bài
- Tránh tình trạng rập khuôn, lệ thuộc vào tài liệu dẫn đến lười suy nghĩ,
lạm dụng khi sử dụng tài liệu.
- Sách giáo khoa, sách tham khảo là người bạn tốt của người học sinh.
Hàng ngày, lên lớp chỉ đem theo sách giáo khoa, còn sách tham khảo dùng ở
nhà.
II. CÁC YÊU CẦU ĐỂ HỌC TỐT MÔN NGŨ VĂN THEO TINH THẦN
ĐỔI MỚI
1. Điều đầu tiên mà học sinh cần lưu ý nhất trong phương pháp học tập là
kết hợp chặt chẽ việc học tập rèn luyện các kiến thức kỹ năng của 3 phân
môn
2. Dĩ nhiên mỗi phân môn đều có yêu cầu riêng cần nắm vững.
a. Đọc diễn cảm: Đọc diễn cảm là khâu đầu tiên giúp ta tạo được niềm
hứng thú khi làm quen với tác phẩm. Đọc một bài thơ hay, các em không chỉ
phải đọc đúng cách ngắt nhịp, gieo vần của từng câu từng chữ mà phải đọc sao
cho toát lên được tình cảm của nhà thơ gửi vào trong đó. Hay khi đọc một câu
chuyện cổ, cần thể hiện không khí cổ xưa, giọng điệu của các nhân vật trong
truyền thuyết, cổ tích của một thời kỳ lịch sử không bao giờ trở lại.
b. Bước tiếp theo là kể tóm tắt (rút gọn) tác phẩm đó (nếu là văn tự sự).
Đây là một yêu cầu không thể thiếu giúp ta nắm được cốt truyện, nắm được nội
dung tác phẩm một cách trọn vẹn với những sự việc chính diễn ra trong truyện.
Kể tóm tắt là một thao tác rèn luyện tư duy tổng hợp khái quát, đồng thời
rèn luyện kỹ năng diễn đạt của các em.
3

Khi kể tóm tắt ta rút ngắn độ dài của Văn bản và chỉ còn có lời kể ngắn gọn
của mình mà thôi. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo cốt truyện, nhân vật, sự việc và
những lời nói chính.
c. Sau khi đọc và tóm tắt tác phẩm các em phải từng bước rèn luyện cách
phân tích từ thấp đến cao tác phẩm đó: Bao gồm kết cấu, ngôn ngữ, hình
ảnh, nhân vật… tức là phân tích các yếu tố nghệ thuật để làm sáng tỏ tư tưởng
tình cảm của con người và cuộc sống trong tác phẩm.
Trong những truyện dân gian có những chi tiết hoang đường kỳ ảo, không
chỉ làm cho câu chuyện thêm ly kỳ hấp dẫn mà bản thân nó chứa được những ý
nghĩa thật sâu sắc. Trở lại với truyện Thánh Gióng, tại sao có chi tiết “đứa bé
sinh ra không nói không cười mà khi sứ giả đến thì nói được ngay và xin đi cứu
nước”. Tiếng rao của sứ giả ở đây chính là lời hiệu triệu của vua Hùng, là tiếng
gọi của non sông, khi Tổ quốc lâm nguy. Lúc bình thường lực lượng chống
ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc của dân tộc còn tiềm ẩn trong nhân dân nhưng khi có
giặc thì tiếng gọi ấy đã thức tỉnh, tập hợp tất cả các lực lượng tiềm ẩn đó để làm
nên một Thánh Gióng. Đứa bé xin đi cứu nước và nói rõ với sứ giả ta sẽ phá tan
lũ giặc này. Đó chính là sức mạnh của nhân dân ta đã được kết tinh lại trong
hình tượng Thánh Gióng.
Chi tiết “Bọc trăm trứng” (truyện Con Rồng – Cháu Tiên) lý giải nguồn
gốc thiêng liêng cao đẹp của dân tộc, chi tiết ngọc trai giếng nước (Mị Châu –
Trọng Thủy) minh giải cho nỗi xót oan của Mị Châu. Hay ánh sáng tỏa ra từ
thanh gươm thần (truyền thuyết Hồ Gươm) là những chi tiết nghệ thuật đặc sắc
làm ngời sáng lên câu chuyện người anh hùng áo vải đất Lam Sơn.
Nói tóm lại ở lớp 6, học văn học tức là phải cảm nhận được cái hay, cái đẹp
của tác phẩm đó. Muốn thế khi khám phá một tác phẩm văn học các em phải rèn
luyện cách đọc, cách kể (tóm tắt hay sáng tạo) và tập diễn đạt những hiểu biết
của mình bằng ngôn từ riêng.
d. Sau đây là những nội dung chính trong việc soạn bài của các em ở nhà:
Hiện nay nhiều em học sinh lớp 6 vẫn chưa có thói quen soạn một bài văn
cụ thể theo các bước:

4
Sau đây là những hướng dẫn cho việc soạn bài:
* Trước hết là khâu đọc: - Đọc qua một lần bằng mắt
- Đọc diễn cảm (đọc to)
* Sau là: - Kể tóm tắt (nếu là truyện)
* Rồi đến: - Trả lời câu hỏi trong phần đọc hiểu Văn bản
Bước trả lời câu hỏi là quan trọng nhất, kiểm tra những nhận thức của các
em về tác phẩm văn học. Ở phần này các em thường trả lời câu hỏi bằng những
gạch đầu rất sơ sài. Như vậy thì không rèn luyện được cách diễn đạt, cách viết
câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức.
Ví dụ trong truyện “Con Rồng – Cháu tiên” có những câu hỏi sau:
Chuyện Âu Cơ sinh nở có gì lạ ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như
thế nào ? Đi về phương nào và làm gì ? Theo truyện này thì người Việt Nam là
con cháu của ai ? việc đề cao nguồn gốc dân tộc ta của người xưa có ý nghĩa gì ?
Các em có thể trả lời câu hỏi trên bằng đoạn văn hoàn chỉnh như sau:
Trí tưởng tượng của người xưa đã sáng tạo ra một chi tiết đặc sắc và có ý
nghĩa. Chi tiết “Các bọc trăm trứng nở ra 100 con trai” mang đậm tính chất
hoang đường nhưng ý nghĩa của nó thì thật sâu sắc biết chừng nào. Chi tiết đó
ngụ ý: Các dân tộc ở Việt Nam cùng chung một nòi giống tổ tiên. Điều đó khiến
cho mọi người Việt Nam đều tự hào về nòi giống, hãnh diện với tổ tiên của
mình khi ý thức được rằng mình là con rồng, cháu tiên, con cháu của những vị
thần đẹp nhất, những người đã làm nên những kỳ tích phi thường nhất.
Sự kỳ lạ không chỉ ở chỗ Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra 100
con trai mà còn ở chỗ con nào con nấy hồng hào đẹp đẽ lạ thường, không cần bú
mớm mà tự lớn nhanh như thổi. Các chàng trai con của bố Rồng, mẹ Tiên cũng
không phải là người thườngs mà có dáng dấp của các vị thần. Và theo lời của
bố mẹ các chàng trai ấy đã chia nhau lên đường cai quản các phương xây dựng
nhà nước Văn lang hùng mạnh, làm nên thời đại Hùng Vương huy hoàng trong
lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam.
Gấp trang sách lại rồi mà câu nói của Lạc Long Quân như vẫn còn vang lên

đầy kiêu hãnh và tự hào “Ta vốn là nòi rồng ở miền nước thẳm – Nàng là dòng
5
Tiên ở chốn non cao”. Để mỗi chúng ta sung sướng người hạ rằng chúng ta đều
là con Rồng – cháu Tiên.
b. Phân môn Tiếng Việt
-Thường xuyên tích lũy và trao đổi vốn từ ở mọi lúc mọi nơi bằng mọi
phương tiện
Ví dụ: qua sách báo, qua phương tiện thông tin, qua bài giảng, qua giao tiếp
và môi trường xung quanh. Phải “năng nhặt chặt bị, đi một ngày đàng học một
sàng khôn”. Khi bắt gặp những từ ngữ, hay những câu văn hay những hình ảnh
đẹp thì phải ghi ngay vào sổ tay và phải thường xuyên mang theo bên mình đểv
ghi chép.
- Cần tăng cường rèn luyện kỹ năng dùng từ cho đúng dể điễn đạt một ý
rõ ràng và tiến đên mức nghệ thuật
Ví dụ: Trong đoạn văn tả mưa rào, Tô Hoài chủ yếu quan sát và tả bằng
thính giác. Qua tiếng mưa mà biết cơn mưa ấy tới nhanh, mạnh, nhưng ban đầu
còn thưa thứa, (lẹt đẹt, lách tách, rào rào, đôm độp, lùng bùng, ồ ố…)
Bằng những từ ngữ gợi cảm đó tác giả miêu tả một cách chính xác, tinh vi,
làm rõ được đặc điểm của mưa rào.
Và học cách dùng từ trong câu văn bản, trong vốn văn hóa của dân tộc như
tục ngữ, ca dao.
Đặc biệt cần phải học kỹ thuật dùng từ qua các biện pháp tu từ để có cách
viết tinh tế sinh động, gợi cảm hơn: Cụ thể là cách dùng từ đáy lòng, đảo ngữ,
điệp ngữ, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ…
Ví dụ: Nghệ thuật đảo ngữ sau đây:
Câu văn: Xa xa, một cánh buồm thấp thoáng
Có thể dùng đảo ngữ tạo thành 4 câu văn khác giúp cho sự diễn đạt thêm
sinh động hơn, ý nhấn mạnh hơn.
Một cánh buồm thấp thoáng, xa xa
Xa xa thấp thoáng một cánh buồm

Thấp thoáng một cánh buồm xa xa
Một cánh buồm xa xa thấp thoáng.
6
Còn trong câu văn sau đây, sự vật trở nên gần gũi nhờ nghệt thuật nhân hóa
rất đặc sắc.
Hồ tuy ngày đêm gầm gừ nhưng tốt bụng vô kể. Ai xin bao nhiêu muốn
cũng cho.
(Truyện Kinh và Ba Na là anh em)
Đoạn thơ tả Lượm sau đây rất gợi cảm vì tác giả đã huy động được đội
quân tinh nhuệ từ láy nhiều đến thế và hay đến thế.
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
(Lượm – Tố Hữu)
* Biết cách dùng từ đặt câu để đạt được những điều cần thiết sao cho
đúng hay sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc người nghe.
* Vận dụng nhiều kiểu câu linhh hoạt và sắp xếp linh hoạt trật tự các từ
để diễn dạt một ý sẽ rèn luyện được cách viết câu thành thạo.
Một em học sinh đã viết những câu văn gợi cảm tả ban mai như sau:
“Bầu trời trong xanh cao vời vợi. Trong chiếc tổ nhỏ lót rơm êm như nệm,
đôi chim xinh xắn bay ra: hót líu lo, rối rít đón chào một ngày mới. Chúng nhún
chân nhè nhẹ khéo lên trên những cành phượng rồi rà xuống bông hoa mào gà
đỏ ửng, rung rinh trong luồng gió buổi sớm. Quanh đó là những bông hoa cẩm
chướng đủ màu chen lấn giữa những đám lá xanh. Một cơn gió thoảng qua, trời
se se lạnh, tôi cảm thấy dễ chịu hơn với mùi hương thơm nhẹ.
(Nguyễn Hồng Lam)
* Biết viết tốt một bài luận văn theo đúng thể loại
- Muốn làm tốt một bài luận văn thì trước hết phải học tốt văn học. Đó là
nguồn tư liệu quan trọng, một nguồn “tài nguyên vô giá” cho viết văn sát thực

sinh động hơn, cụ thể hơn, giàu sức thuyết phục hơn.
- Sau là việc dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp và viết đúng chính tả. Đây là
việc bức tiết trong việc viết văn. Bởi những lỗi chính tả hay ngữ pháp phạm phải
7
khi viết văn sẽ mất đi tình cảm nhiều lắm. Không ai cho những bài văn là hay
cả.
- Sau cùng là viết đúng đầu đề và có hình ảnh mới đạt được yêu cầu nội
dung và hình thức.
Bởi hình ảnh thì mới đúng đặc trưng của văn bản mà không một bộ môn
khoa học xã hội nào có được là: nói bằng hình ảnh, mô tả, diễn đạt, minh họa và
lý luận nữa cũng phải bằng hình ảnh. Không có hình ảnh không có văn chương.
Văn đúng hay sai, văn sâu hay cạn, văn có tác dụng thấm thía hay hời hợt đều là
do nhà văn biết sử dụng khai thác hìn ảnh đến mức nào.
C. KẾT LUẬN
Để học tốt Ngữ văn 6 phải thực hiện tốt các yêu cầu ở lớp, ở nhà như sau:
I. Ở LỚP:
1. Phải chú ý lắng nghe lời cô thầy giảng bài và nghe bạn phát biểu
2. Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác cùng một lúc như:
- Nghe giảng
- Theo dõi sách giáo khoa
- Theo dõi cô giáo ghi bài
- Động não phát huy tính tích cự sáng tạo để phát biểu ý kiến xây dựng bài
3. Ghi chép nhanh những mục chính, ý chính cô giáo ghi bảng và
những lời bình hay vào vở ghi.
II. Ở NHÀ
1. Học
- Xem lại sách vở
- Đối chiếu với sách giáo khoa để chuẩn lại sự ghi chép
- Học thuộc ghi nhớ, làm đủ bài, đúng phương pháp. Nhất là viết câu cho
đúng ngữ pháp, trình bày cho mạch lạc, ý tứ phân minh.

- Chăm học thuộc lòng thơ văn.
- Chăm đọc sách tham khảo, báo, chuyện để tích lũy vốn kiến thức, từ ngữ.
2. Viết
- Soạn bài chu đáo
8
- Chăm viết các bài thực hành để luyện bút, nhất là dạng tiểu luận, nhật ký.
Tập sáng tác những bài thơ ngắn nói lên cảm nghĩ, cảm xúc của mình.
- Làm thêm các bài cô giáo ra như giảng bài, cảm nghĩ, cảm thụ.
- Tập ghi lại nhận xét cảm xúc bằng thơ
Tóm tắt: Cần ghi nhớ 4 từ sau:
TỰ GIÁC – CHĂM CHỈ - HỨNG THÚ – SAY MÊ
Chúc các bạn thành công.
9

×