Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.77 KB, 6 trang )

HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊN
Phòng quản lý NCKH và HTQT, ĐH Luật TP.HCM
Người gửi: TS. Lê Nết
Để phục vụ công tác NCKH cho sinh viên năm học này, chúng tôi xin nêu một số phương
pháp NCKH sau đây làm cơ sở tham khảo. Các quan điểm trình bày dựa trên kinh nghiệm
của người viết, vì thực sự chưa có qui định chính thức về phương pháp NCKH. Các sinh
viên có thể chọn phương pháp khác, sao cho phù hợp với mình, miễn là đề tài giải quyết
được mục tiêu đề ra và được nghiệm thu.
Chọn đề tài
Qua đề tài NCKH, người nghiên cứu sẽ hiểu hơn những vấn đề mình đã nhận thức, vận
dụng chúng như một công cụ để tìm những kiến thức mới hơn và truyền thụ những kiến
thức này cho thế hệ sau. Mặc dù việc nghiên cứu và thực hành luật pháp có những đặc thù
riêng, ví dụ mọi kiến thức truyền thụ phải thuộc những nội dung nhà nước cho phép, nhưng
tính phổ biến của lợi ích nghiên cứu khoa học thì không hề thay đổi.
Điều quan trọng số một của phương hướng nghiên cứu là phải có tính thực tiễn. Kết quả
nhiên cứu phải có địa chỉ ứng dụng. Để có một kết quả KHCN mới và có tính ứng dụng,
người làm NCKH nên chọn đề tài thực tế, đủ hẹp để đi sâu tìm tòi, khám phá. Có đào sâu
suy nghĩ mới tìm ra cái mới. Có đánh giá vấn đề một cách khách quan, toàn diện, sâu sắc
thì giải pháp đề xuất mới có tính ứng dụng. Thế nên, khi chọn đề tài, người dự định làm
NCKH nên định rõ cho mình câu trả lời, chỉ một câu trả lời, và bảo vệ được câu trả lời đó
trước những ý kiến phản biện. Không nên có quá nhiều câu trả lời.
Công đoạn đầu của một quá trình nghiên cứu là quan sát. Việc quan sát có thể tiến hành
thông qua đọc tài liệu của những người đi trước về lãnh vực mình quan tâm, đọc báo, quan
sát những gì xã hội đang hay sẽ quan tâm. Sau đó, thu hẹp phạm vi quan sát để tìm mục
tiêu nghiên cứu. Mục tiêu này được thể hiện qua tên đề tài.
Tên đề tài NCKH là do người làm NCKH tự chọn, và được Hội đồng xét duyệt đề tài
thông qua. Các danh mục đề tài của Khoa hay của Trường chỉ mang tính định hướng (trừ
đề tài cấp Nhà nước).
Tên đề tài luôn là một câu hỏi thường xuyên, xuyên suốt đề tài NCKH để tìm câu giải đáp.
Câu hỏi đấy phải là một câu hỏi có thực trong cuộc sống, đòi hỏi phải có câu trả lời ngay,
gọi là tính cấp thiết của đề tài. Vì vậy chúng ta nên xem mục III (danh mục các đề tài đã


NCKH), ít nhất để biết những người đi trước đã làm NCKH về đề tài này chưa, và họ đã
giải quyết đến đâu, còn phần nào chưa giải quyết. Ngoài ra, nên tìm hiểu cụ thể cơ quan
nào trong xã hội có thể ứng dụng đề tài mình chọn.
Sau đó, đề tài phải có tính khoa học, nghĩa là vấn đề mà các nhà khoa học cần được giải
thích rõ ràng bằng luận cứ khoa học.
Tìm tài liệu nghiên cứu
Tài liệu nghiên cứu có thể đa dạng, để đánh giá vấn đề một cách khách quan, toàn diện.
Thông thường, thực tiễn luôn là tiêu chuẩn của chân lý. Tài liệu có được do khảo sát tình
hình thực tế được đánh giá cao hơn tài liệu do đọc lại những tài liệu của người khác đã
viết; và trong số đó thì các tài liệu có số liệu thống kê có giá trị cao hơn các tài liệu nặng về
lý luận. Tuy vậy, do đặc thù nghiên cứu ngành luật thiên về định tính hơn định lượng, số
liệu thực tế của ngành luật thường là những vụ việc hơn là những số liệu thống kê. Các tài
liệu này có thể thu thập tại toà án, tại các sở ban ngành, hay trong quá trình khảo sát, phỏng
vấn các đối tượng quan tâm. Nếu được phân tích kỹ lưỡng và có phương pháp, các tài liệu
như vậy thường được đáng giá cao hơn là các trích dẫn của các tác giả lý luận trong và
ngoài nước. Nhược điểm của các số liệu này là thường vụn vặt, xử lý rất khó khăn. Vì thế,
người làm NCKH muốn tìm các tài liệu dạng này cần học qua một lớp về lập, phân tích và
đánh giá khảo sát. Như vậy, trước khi tìm tài liệu, nên đánh giá đúng khả năng của mình,
sở thích của mình để chọn cách tìm tài liệu thích hợp nhất.
Về phương pháp nghiên cứu, có ba phương pháp thông dụng nhất: phân tích (còn gọi là
diễn dịch), tổng hợp (còn gọi là qui nạp) và so sánh. Các phương pháp này có thể kết hợp,
tuy nhiên để có câu trả lời tập trung và có quan điểm dứt khoát, nên chọn một phương pháp
chủ đạo, và giải thích tại sao lại chọn phương pháp này mà không phải là phương pháp
khác. Nhìn chung, phương pháp NCKH phụ thuộc vào mục tiêu NCKH và nguyên nhân
các vướng mắc.
Thời gian nghiên cứu phụ thuộc vào khả năng người viết NCKH. Karl Marx có thể viết bộ
“Tư bản” toàn tâm toàn ý trong hơn 30 năm, nhưng một đề tài cấp bộ chỉ tối đa 2 năm, cấp
trường là 6 tháng. Vì thế, nếu thời gian nghiên cứu không cho phép, nên thu hẹp phạm vi
đề tài. Bắt đầu nghiên cứu bằng các nguồn của luật (văn bản pháp luật, điều ước quốc tế),
các quyết định của toà án, các số liệu thống kê, sau đó mới đọc các bài báo hay quan điểm

của các học giả. Điều này cho phép người đọc có cái nhìn khách quan về vấn đề, không bị
ảnh hưởng bởi trường phái chủ đạo nào. Kết thúc nghiên cứu khi nhận thấy các tài liệu
nghiên cứu mình đọc bắt đầu có nội dung như nhau, có thể dự đoán được. Đó là lúc bắt
đầu viết NCKH. Điều cần tránh trong NCKH là thu thập tài liệu thiếu chiều sâu (quá ít tài
liệu từ một nguồn) hay thiếu chiều rộng (sử dụng quá ít nguồn tài liệu). Không ai phê phán
một người sử dụng “quá nhiều” tài liệu tham khảo.
Soạn đề cương
Thông thường, đề cương NCKH có thể bắt đầu bằng “cơ sở lý luận”, chương tiếp theo là
“thực trạng”, chương cuối cùng là “giải pháp”. Cách trình bày như vậy giúp người đọc
nắm vấn đề một cách có hệ thống. Tuy nhiên, điểm yếu của cách trình bày này là phần “cơ
sở lý luận” dễ trở nên quá dài và quá mỏng (nói quá ít thì thiếu hệ thống, nói quá nhiều thì
xa mục tiêu). Chương 1 của đề tài NCKH giống giáo trình hay bách khoa toàn thư hơn là
công trình chuyên khảo. Trong chương 2, phần thực trạng chỉ nêu được 1 vài vương mắc
trong số các lý luận đã trình bày ở chương 1 (như vậy một số cơ sở lý luận đã nêu trở nên
thừa). Vì thời gian và số chữ trong đề tài NCKH bị giới hạn, chương 3 (giải pháp) được
trình bày sơ sài, không đủ chỗ để chứng minh tại sao giải pháp nêu ra lại giải quyết được
vấn đề.
Vì thế, gần đây ở các nước như Anh, Mỹ đã xuất hiện phương pháp soạn đề cương mới –
đó là nêu thực trạng trước, lý luận sau. Do mục tiêu của báo cáo NCKH không phải là để
trình bày kiến thức, mà để giải quyết một vấn đề đang tranh cãi, điều đầu tiên người đọc
quan tâm sẽ là “cho tôi biết vấn đề ở đâu?”
Sau khi nhìn thấy vấn đề (thực trạng, chương 1), thì chương 2 mới bắt đầu phân tích các
qui định của pháp luật về vấn đề đang tranh cãi. Quá trình phân tích không thể chỉ mô tả
luật, mà phải giải thích nguồn gốc, nguyên nhân của các điều luật, ưu điểm và khuyết điểm
của các điều luật đó. Sau đó, tìm nguyên nhân tại sao các qui định hiện hành không giải
quyết được vấn đề đang tranh cãi.
Chương 3 đề ra giải pháp để khắc phục, giải thích tại sao chọn giải pháp này mà không
phải giải pháp khác, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của giải pháp này, thu hẹp phạm vi áp
dụng của giải pháp và đề ra mục tiêu nghiên cứu trong những đề tài NCKH tiếp theo. Cách
trình bày này khiến người đọc đi ngay vào vấn đề và lôi cuốn ngay từ đầu. Nó cũng tiết

kiệm thời gian cho người làm đề tài.
Viết đề cương theo trình tự như thế nào cũng đều chấp nhận được, miễn là trả lời được câu
hỏi chính của đề tài. Tuy nhiên người viết nên lưu ý đến ưu điểm và khuyết điểm của mỗi
cách viết. Điều cần tránh là đi lòng vòng quá lâu trước khi đi thẳng vào vấn đề chính; và
việc đưa ra kết luận mà không phân tích một cách khách quan, toàn diện.
Thông thường, viết mở đầu sẽ là phần khó nhất, vì thế không nên bắt đầu viết bằng phần
mở đầu (chờ làm xong đề tài mới quay lại viết phần mở đầu). Khi viết đề tài NCKH nên
đọc đề cương xem phần nào mình thấy dễ viết thì viết trước. Nếu cảm thấy khó viết quá thì
hãy trao đổi với đồng nghiệp, sinh viên, diễn đạt ý tưởng của mình, sau đó viết lại thành
đoạn văn. Việc trao đổi ý kiến và tham gia hội thảo cũng giúp cho người viết tìm ý tưởng
dễ hơn. Việc khó viết trong NCKH là do tư tưởng bị bế tắc. Trao đổi sẽ giúp khai thông tư
tưởng và viết trôi chảy hơn.
Sau khi viết bản thảo đầu tiên, người viết có thể sẽ không hài lòng với bố cục; đừng ngần
ngại sắp xếp lại, cho dù đề cương mới có khác với đề cương đề ra. Đề cương là để giải
quyết mục tiêu của đề tài, chứ không phải đề tài phải viết cho đúng với đề cương ghi trong
bản đăng ký NCKH.
Viết
Có rất nhiều cách viết báo cáo NCKH, vì thế người làm NCKH không nên ép buộc vào
một cách viết “tốt nhất” (thí dụ: cơ sở lý luận – thực trạng – giải pháp). Ơ đây chỉ xin đề
cập đến hai yêu cầu: (i) tập trung; và (ii) thuyết phục.
Cách viết tập trung yêu cầu người viết NCKH phải nêu câu hỏi chính và đề xuất được
hướng giải quyết ngay trong phần mở đầu, sau đó mới phân tích tại sao hướng giải quyết
như vậy là cần thiết. Cần tránh trường hợp đọc đến trang 20 mà vẫn chưa hiểu người viết
muốn gì. Sau khi làm người đọc tập trung vào vấn đề, từng chương cần nêu các vấn đề
nhỏ. Các vấn đề nhỏ nhằm mục đích giải quyết vấn đề chính, và nên có liên hệ với nhau
một cách chặt chẽ. Giải quyết dứt điểm từng vấn đề, tránh tình trạng nhắc đi nhắc lại một
vấn đề đã nói từ trước. Đưa ra giải pháp cho những trường hợp đơn giản trước, sau đó phát
triển để đưa ra giải pháp cho trường hợp phức tạp.
Cách viết thuyết phục yêu cầu người viết phải (i) giới hạn điểm tranh luận, và (ii) sử dụng
phép biện chứng. Để giới hạn điểm tranh luận, nên tìm nguyên nhân sâu xa của vấn đề và

đề ra giải pháp, chứ không thể chỉ dừng ở nguyên nhân trực tiếp. Để sử dụng phép biện
chứng, cần đặt nghi vấn cho giải pháp mình đưa ra, tự mình phản biện mình, sau đó tự
mình bảo vệ giải pháp của mình chống lại những ý kiến phản biện. Vì bảo vệ một giải pháp
không hề đơn giản, nên không nên nêu quá ba giải pháp cho một đề tài NCKH (các giải
pháp khác nên dành cho người khác phân tích). Người đọc khó nhớ nổi nhiều hơn ba vấn
đề trong một đề tài.
Cách hành văn cần dùng ngôn ngữ viết trong luật, tránh dùng từ quá nặng như “lừa đảo,
kẻ, tên, bọn …” cho dù đó là ngôn ngữ dùng trên báo chí. Hạn chế sử dụng những ngôn từ
quá trang trọng hay nặng về tình cảm hơn lý trí như “nâng cao hiểu biết”, “đẩy mạnh công
tác”, “quán triệt”, “cực kỳ quan trọng”. Cách viết như vậy làm người đọc cảm thấy bài
NCKH không thuyết phục bằng lập luận mà bằng cảm tính. Làm NCKH khác với hô khẩu
hiệu. Tránh dùng những từ không rõ ràng như “có ý kiến cho rằng …” (phải nói ý kiến của
ai v.v.), hay thiếu tự tin: “có lẽ”, “có khả năng là” (trừ trường hợp thích hợp). Khi trích dẫn
phải đầy đủ theo thứ tự: tên, năm xuất bản, tên bài báo, số phát hành, số trang. Việc chú
thích tuỳ tiện dễ làm người đọc có cảm giác người viết NCKH không nghiêm túc với đề
tài.
Câu văn nên càng đơn giản, ngắn gọn càng tốt. Vì người đọc là hội đồng phản biện, họ
không cần phải chứng minh lại các quan điểm phổ biến. Tuy nhiên, các vấn đề khó hiểu
cần có dẫn chứng và phân tích.
Sau cùng, Samuelson(1) đưa ra một số qui tắc chung có thể khiến bài NCKH trở nên
hấp dẫn hơn, là:
1. Nên có phần mở đầu lôi cuốn (như phần đầu của một bản giao hưởng);
2. Các đề mục phải giới thiệu cụ thể nội dung chính của vấn đề sẽ trình bày;
3. Các vụ việc phải được phân tích dựa trên hoàn cảnh cụ thể;
4. Các vấn đề phân tích phải mở đầu bằng câu gây hứng thú cho người đọc;
5. Câu văn phải trôi chảy, sao cho người đọc tự cảm thấy câu sau là hệ quả hiển nhiên
của câu trước;
6. Không nên “biện chứng” một vấn đề đến vô cùng, nêu ra vấn đề tới đâu, giải quyết
tới đó bằng quan điểm của mình;

×