Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển khoai mỡ năng suất cao, chất lượng tốt tại huyện hữu lũng, lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 147 trang )





BỘ GIÁO DỤC VÀO ðÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*





LÊ VĂN TÚ





NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÁT
TRIỂN KHOAI MỠ NĂNG SUẤT CAO, CHẤT LƯỢNG
TỐT TẠI HUYỆN HỮU LŨNG, LẠNG SƠN





LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP












HÀ NỘI – 2012


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


BỘ GIÁO DỤC VÀO ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*



LÊ VĂN TÚ



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
PHÁT TRIỂN KHOAI MỠ NĂNG SUẤT CAO, CHẤT
LƯỢNG TỐT TẠI HUYỆN HỮU LŨNG, LẠNG SƠN



Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.0110




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP





Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ






HÀ NỘI – 2012


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii
LỜI CẢM ƠN



Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn PGS.TS.
Nguyễn Thị Ngọc Huệ, ñã nhiệt tình hướng dẫn tôi thực hiện ñề tài và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám ñốc Trung tâm Tài nguyên thực vật và toàn thể
anh chị em cán bộ công nhân viên trong trung tâm ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi,
nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện ñề tài.
Tôi xin cảm ơn tập thể cán bộ ban ðào tạo sau ñại học, Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam cùng toàn thể thầy cô giáo ñã tận tình giúp ñỡ, dậy bảo tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện ñề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia ñình và bạn bè ñồng nghiệp ñã ñộng viên,
khuyến khích, giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện ñề tài.

Hà Nội, tháng 11 năm 2012
Tác giả


Lê Văn Tú

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi với sự giúp ñỡ của tập
thể cán bộ nghiên cứu thuộc Trung tâm Tài nguyên thực vật, Viện Khoa học nông
nghiệp Việt Nam. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng có ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về về những số liệu trong bảng luận văn này.


Hà Nội, tháng 11 năm 2012
Tác giả


Lê Văn Tú

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv
MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa i

Lời cảm ơn ii

Lời cam ñoan iii

Mục lục iv

Danh mục chữ viết tắt ix

Danh mục các bảng xi

Danh mục các hình xiii


MỞ ðẦU
1

1. Tính cấp thiết của ñề tài 1

2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 3

3. Ý nghĩa khoa học của ñề tài 3

4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
CỦA ðỀ TÀI
5

1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây khoai mỡ 5

1.2. Phân loại thực vật 6

1.3. ðặc tính sinh học của cây khoai mỡ 8

1.3.1. ðặc ñiểm thực vật học 8

1.3.2. ðặc ñiểm sinh trưởng phát triển của cây khoai mỡ 10

1.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây khoai mỡ 11

1.4.1 Yêu cầu về nước 11

1.4.2. Yêu cầu về nhiệt ñộ 12


1.4.3. Yêu cầu về ánh sáng 12

1.4.4. Yêu cầu về ñất 12

1.4.5 Yêu cầu về chất dinh dưỡng 12

1.4.6. Yêu cầu về giàn của cây khoai mỡ 15


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

1.5. Thành phần dinh dưỡng và giá trị sử dụng của khoai mỡ. 16
1.5.1. Thành phần dinh dưỡng của khoai mỡ 16
1.5.2. Giá trị sử dụng của cây khoai mỡ 17
1.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai mỡ trên thế giới và ở Việt Nam 18
1.6.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai mỡ trên thế giới 18
1.6.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai mỡ ở Việt Nam 19
1.7. Tình hình nghiên cứu cây khoai mỡ trên thế giới 21
1.7.1. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và canh tác khoai mỡ 21
1.7.2. Nghiên cứu về sâu bệnh hại khoai mỡ 24
1.7.3. Những nghiên cứu về bảo quản và chế biến khoai mỡ 26
1.8. Tình hình nghiên cứu khoai mỡ ở Việt Nam 27
1.8.1.Tình hình bảo tồn và khai thác sử dụng khoai mỡ ở Việt Nam 27
1.8.2. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác khoai mỡ tại Việt Nam 28
1.9. ðặc ñiểm ñiều kiện tự nhiên huyện Hữu Lũng 29
1.9.1. Vị trí ñịa lý và ñịa hình huyện Hữu Lũng 29
1.9.2. ðặc ñiểm khí hậu 30

1.9.3. ðặc ñiểm ñất ñai 30
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
32
2.1. Vật liệu nghiên cứu 32
2.1.1. Các giống khoai mỡ 32
2.1.2. Các loại phân bón và vật liệu làm giàn 32
2.2. Nội dung nghiên cứu 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu 34
2.3.1. ðiều tra, ñánh giá thực trạng sản xuất cây khoai mỡ ở Hữu Lũng 34
2.3.2. Phương pháp tuyển chọn giống phù hợp cho huyện Hữu Lũng 34
2.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm 35
2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương 37
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
39
2.4. Thời gian nghiên cứu 39

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi
2.5. ðịa ñiểm nghiên cứu 39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
40
3.1. Kết quả ñiều tra, ñánh giá thực trạng sản xuất khoai mỡ tại huyện Hữu
Lũng, tỉnh Lạng Sơn
40
3.1.1. Khái quát chung về sản xuất khoai mỡ ở Hữu Lũng 40
3.1.2. Hiện trạng sản xuất khoai mỡ giống và cơ cấu giống 42
3.1.3. Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ khoai mỡ 44
3.1.4. ðề xuất hướng giải quyết khó khăn bằng giải pháp kỹ thuật 47
3.2. Xác ñịnh bộ giống khoai mỡ triển vọng từ tập ñoàn 102 mẫu giống phục

vụ thí nghiệm so sánh giống tại huyện Hữu Lũng- Lạng Sơn
48
3.3. Kết quả so sánh một số giống khoai mỡ tại huyện Hữu Lũng năm 2010 51
3.3.1. Kết quả so sánh giống khoai mỡ triển vọng tại xã Minh Sơn
huyện Hữu Lũng năm 2010 theo PPTT
51
3.3.1.1. Khả năng sinh trưởng và thời gian sinh trưởng của các
giống khoai mỡ nghiên cứu
51
3.3.1.2. Tốc ñộ sinh trưởng, phát triển thân và ñộ dài thân bắt ñầu
phân cành
53
3.3.1.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 54
3.3.1.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh các giống khoai mỡ 56
3.3.2. Kết quả so sánh giống khoai mỡ triển vọng tại xã Minh Sơn
huyện Hữu Lũng năm 2010 theo PPBð
56
3.3.2.1. Khả năng sinh trưởng và thời gian sinh trưởng của các
giống khoai mỡ nghiên cứu
56
3.3.2.2. Tốc ñộ sinh trưởng thân và chiều dài thân ñến ñiểm bắt ñầu
phân cành
57
3.3.2.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 59
3.3.3 ðặc trưng hình thái củ của các giống trong thí nghiệm so sánh
giống tại xã Minh Sơn năm 2010
61
3.3.4. Phẩm chất củ của một số giống khoai mỡ triển vọng trồng tại Minh 64

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vii

Sơn- Hữu Lũng năm 2010
3.3.5. Tổng hợp kết quả, ñề xuất giống phù hợp cho Hữu Lũng 65
3.4. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác bổ sung cho khoai
mỡ Củ Canh và khoai mỡ Trắng trụi tại Minh Sơn- Hữu Lũng năm 2011
65
3.4.1. Nghiên cứu xác ñịnh thời vụ trồng thích hợp cho 2 giống khoai mỡ
nghiên cứu tại Hữu Lũng, năm 2011
66
3.4.1.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến ñặc ñiểm sinh trưởng phát
triển của giống khoai mỡ Củ Canh và khoai mỡ Trắng trụi tại Hữu
Lũng năm 2011
67
3.4.1.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của giống khoai mỡ Củ Canh và khoai mỡ
Trắng trụi tại Hữu Lũng năm 2011
67
3.4.2. Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón khác nhau ñến sinh
trưởng phát triển và năng suất 2 giống khoai mỡ tại xã Minh Sơn năm
2011
70
3.4.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến sinh trưởng phát
triển của giống khoai mỡ Củ Canh và khoai mỡ Trắng trụi
71
3.4.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến năng suất và các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất khoai mỡ Củ Canh và
khoai mỡ Trắng trụi
71

3.4.3. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến sinh trưởng phát triển và năng
suất của khoai mỡ tại xã Minh Sơn năm 2011

74
3.4.3.1. Ảnh hưởng của mật ñộ ñến khả năng sinh trưởng phát triển
và chống chịu sâu bệnh của giống khoai mỡ Củ Canh và khoai mỡ
Trắng trụi
75
3.4.3.2. Ảnh hưởng của mật ñộ ñến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của 2 giống khoai mỡ nghiên cứu
76
3.4.4. Ảnh hưởng của kỹ thuật làm giàn ñến sinh trưởng phát triển và 79

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii
năng suất các giống khoai mỡ
3.4.4.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật làm giàn ñến các yếu tố cấu thành
năng suất, năng suất và hiệu quả kinh tế của nguồn gen khoai mỡ
Củ Canh năm 2011 tại xã Minh Sơn
79
3.4.4.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật làm giàn ñến các yếu tố cấu thành
năng suất, năng suất và hiệu quả kinh tế của giống khoai mỡ trắng
trụi tại xã Minh Sơn năm 2011
81
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
84
1. Kết luận 84
2. ðề nghị 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

PHỤ LỤC



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ix

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Nghĩa
BVTV Bảo vệ thực vật
CS Cộng sự
CT Công thức
CV Hệ số biến ñộng
D. Dioscorea
ðC ðối chứng
ðC1 ðối chứng 1 (Khoai mỡ Trụi trắng)
ðC2 ðối chứng 2 (Khoai mỡ tím Lạng Sơn)
ðVT ðơn vị tính
FAO Tổ chức nông lương thế giới
GBVN Genbank Viet Nam
HL Hàm lượng
IITA International Institute of tropical Agriculture (Viện nghiên cứu nông
nghiệp nhiệt ñới quốc tế)
IPGRI
International Plant Genetic Resources Institute (Viện Tài nguyên di
truyền thực vật Quốc Tế)
KG Không làm giàn
KL Khối lượng

KLTB Khối lượng trung bình
LG Có làm giàn
Mð Mật ñộ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

x

NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
P Phân bón
PC Phân chuồng
PPBð Phương pháp bản ñịa
PPTT Phương pháp Trung tâm
PRA
Participatory Rural Appraisal (ðánh giá nông thôn có sự tham gia của
nông dân
RRA Rapid Rural Appraisal (ðánh giá nhanh Nông thôn)
STT Số thứ tự
TB Trung bình
TGST Thời gian sinh trưởng
TNTV Trung tâm Tài nguyên thực vật
TV Thời vụ
UBND Ủy ban nhân dân
YMV Yam mosaica virus (Bệnh khảm lá Yam do virus)


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

xi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng Trang

2.1. Tên và nguồn gốc thu thập của 8 giống nghiên cứu 32

3.1. Số hộ, số giống, năng suất và diện tích trồng khoai mỡ tại 3 xã ñiều tra
(Kết quả ñiều tra năm 2009)
42

3.2. Phân bố các mẫu giống khoai mỡ trong tập ñoàn theo vùng sinh thái 49

3.3. ðặc ñiểm nông sinh học của tám giống khoai mỡ triển vọng, tại An Khánh-
Hoài ðức 2009
50

3.4. Khả năng sinh trưởng và thời gian sinh trưởng của các giống khoai mỡ
nghiên cứu trồng theo PPTT tại Minh Sơn, Hữu Lũng, 2010.
52

3.5. Tốc ñộ sinh trưởng thân và chiều dài thân của các giống nghiên cứu trồng
theo PPTT tại Minh Sơn - Hữu Lũng, năm 2010
53

3.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống trong thí
nghiệm so sánh giống theo PPTT tại Hữu Lũng năm 2010
55

3.7. Khả năng sinh trưởng và thời gian sinh trưởng của các giống khoai mỡ

nghiên cứu trồng theo PPBð tại Minh Sơn, Hữu Lũng, 2010.
57

3.8. ðộng thái sinh trưởng thân và chiều dài thân ñến ñiểm phân nhánh của các
giống nghiên cứu trồng theo PPBð tại Minh Sơn - Hữu Lũng, năm 2010.
58

3.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống trong thí
nghiệm so sánh giống trồng theo PPBð tại Minh Sơn- Hữu Lũng, năm
2010.
59

3.10. ðặc ñiểm chi tiết hình thái củ của các giống nghiên cứu( Hữu Lũng, 2010) 62

3.11. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa sinh của một số nguồn gen khoai mỡ
có tiềm năng năm 2010
64

3.12. Ảnh hưởng của thời vụ ñến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của
khoai mỡ Trắng trụi và Củ Canh tại Hữu Lũng, năm 2011
68

3.13. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất 2 giống khoai mỡ trắng trụi và củ canh tại Hữu Lũng, năm 2011
73


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

xii


3.14 Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất
khoai mỡ Củ Canh và khoai mỡ Trắng trụi Lạng Sơn năm 2011.
77

3.15. Ảnh hưởng của trồng có giàn và không giàn ñến năng suất và yếu tố cấu
thành năng suất giống khoai mỡ Củ Canh tại Minh Sơn, năm 2011.
80

3.16.

So sánh hiệu quả kinh tế giữa trồng có giàn và không giàn trên giống khoai
mỡ Củ Canh tại xã Minh Sơn, Hữu Lũng, năm 2011.
81

3.17. Ảnh hưởng của làm giàn và không giàn ñến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất giống Trắng trụi tại Minh Sơn, Hữu Lũng năm 2011
82

3.18: So sánh hiệu quả kinh tế giữa kỹ thuật trồng có giàn với trồng không gi
àn
trên giống khoai mỡ Trắng trụi tại xã Minh Sơn, năm 2011.
83



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình Tên hình Trang
3.1 ðồ thị biểu diễn NSTT của các giống trồng theo PPBð và PPTT 60
3.2 Một số hình ảnh củ của một số giống triển vọng năm 2010 tại
Hữu Lũng
63
3.3. ðồ thị so sánh năng suất thực thu của các công thức thời vụ trồng
khoai mỡ Củ Canh và Khoai mỡ Trắng Trụi năm 2011
70
3.4.
ðồ thị biểu diễn NSTT của giống khoai mỡ trắng trụi và khoai
mỡ Củ Canh năm 2011 với các công thức phân bón khác nhau.
74
3.5. ðồ thị so sánh NSTT giữa giống Củ Canh và khoai mỡ Trắng trụi
trong thí nghiệm ảnh hưởng của mật ñộ khác nhau.
78




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Ở Việt Nam, khoai mỡ (Dioscorea alata L.) còn có nhiều tên gọi khác như
khoai ngọt, củ cái, khoai vạc là loài cây trồng bản ñịa, ñược trồng trọt khắp các
vùng sinh thái nông nghiệp. Nhiều giống ñịa phương ñã ñược người dân chọn lọc từ
rất sớm ñể làm lương thực, thực phẩm. ðặc biệt ở nhiều vùng thuộc trung du miền

núi và một số tỉnh ñồng bằng sông Cửu Long, cây khoai mỡ luôn có vị trí nhất ñịnh
trong hệ thống canh tác nông nghiệp. Nó là cây truyền thống, gắn bó lâu ñời với
cộng ñồng nông nghiệp thể hiện qua cách sử dụng sản phẩm khoai mỡ rất ña dạng.
Từ chế biến ñơn giản nhất như luộc ñến nấu canh xương, từ nấu với gạo tẻ ñến ñồ
với gạo nếp, từ làm bánh, nấu chè ñến làm nhân bánh chưng trong dịp lễ tết hoặc sử
dụng làm thuốc dân gian, nhuộm vải Trước kia, những khi mất mùa hoặc giáp vụ
lúa, những năm tháng chiến tranh, khoai mỡ, khoai mài ñã từng là cây cứu ñói tích
cực. Ngày nay với khoa học công nghệ phát triển cây khoai mỡ ñược khai thác sử
dụng rất ña dạng: làm lương thực thực phẩm, làm thức ăn gia súc, làm nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến và sử dụng làm dược liệu cho cả ðông Y và Tây Y.
Nước ta có nguồn gen khoai mỡ rất ña dạng và phong phú, chúng ña dạng cả về
tiềm năng năng suất, chất lượng ăn nấu, khả năng kháng sâu bệnh và các ñặc ñiểm
hình thái như hình dạng củ, kích thước củ, màu sắc thịt củ… (Vũ Linh Chi, 2006)
[2]. ðây là nguồn vật liệu di truyền quí ñể khai thác sử dụng cho nhiều mục ñích
khác nhau phục vụ phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực.
Khoai mỡ dễ trồng, thích nghi với nhiều loại ñất, chịu hạn tốt, cho năng suất củ
cao, thời gian bảo quản dài. Chính vì vậy, trước sự thay ñổi của môi trường theo
hướng bất lợi cho sản xuất lúa nước và một số cây trồng khác trong thời gian tới,
các loại cây lấy củ nói chung và cây khoai mỡ nói riêng, ñang ngày càng ñược quan
tâm phát triển như một loại lương thực an toàn, thích nghi với biến ñổi khí hậu. Mặt
khác, trong xu thế thiết lập một nền nông nghiệp sinh thái bền vững thì việc quan
tâm khôi phục và phát triển các nguồn gen thực vật bản ñịa ñang có nguy cơ bị xói
mòn nhanh chóng bởi việc thay thế cây trồng truyền thống bằng loại cây có hiệu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

quả kinh tế cao là rất cấp thiết trong ñiều kiện của nền sản xuất hàng hoá và góp
phần bảo tồn ña dạng sinh học.

Hơn nữa, từ trước tới nay tại Việt Nam nghiên cứu về chọn tạo giống và kỹ
thuật thâm canh cũng như khai thác sử dụng bền vững nguồn gen cây khoai mỡ còn
rất ít và chưa tiến hành có hệ thống. Mới chỉ có một vài nghiên cứu về kỹ thuật
trồng khoai mỡ luân canh với lúa trên ñất phèn mặn ðồng Tháp Mười. ðặc biệt
nghiên cứu về giống, kỹ thuật thâm canh ( thời vụ, mật ñộ, chế ñộ phân bón ) và
khả năng sử dụng khoai mỡ như nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến công nghiệp
cho các tỉnh trung du miền núi phía bắc chưa hề có. Vì vậy cây khoai mỡ chưa phát
huy hết ñược các tiềm năng, lợi thế so sánh của mình trong hệ thống nông nghiệp
của vùng, do hạn chế về giống, kỹ thuật canh tác và chế biến sau thu hoạch.
Cũng như nhiều ñịa phương khác ở miền núi phía bắc, huyện Hữu Lũng tỉnh
Lạng Sơn có ñiều kiện khí hậu, ñất ñai thuận lợi cho phát triển cây khoai mỡ. Kết
quả ñiều tra của Trung tâm Tài nguyên thực vật bước ñầu cho thấy, trước năm 2000
ở Hữu Lũng ñã trồng một số giống khoai mỡ ñịa phương có ñặc tính tốt trên diện
tích nhiều chục ha cho hiệu quả kinh tế cao. Hàng năm có hàng trăm tấn khoai mỡ
ñược xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên từ năm 2006 ñến nay, diện tích trồng
và cơ cấu giống khoai mỡ ñã giảm nhiều. Lý do chính vì các giống ñịa phương ñã
thoái hóa do kết quả nhiều năm nhân giống vô tính không ñược nông dân quan tâm
phục tráng; các giống ñược canh tác chủ yếu theo phương pháp truyền thống, kinh
nghiệm cá nhân, trong khi môi trường ñã có nhiều thay ñổi bất lợi nên năng suất
thấp, hiệu quả sản xuất không bằng một số cây trồng khác.
Vì vậy, nhằm góp phần giúp ñịa phương phát huy ñược tiềm năng của cây
khoai mỡ như một nguồn thực phẩm an toàn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất
khẩu, tạo cho cây khoai mỡ có chỗ ñứng trong cơ cấu cây trồng và là cây mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho người trồng khoai mỡ tại huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn
nói riêng và các vùng bán sơn ñịa nói chung, chúng tôi thực hiện ñề tài “Nghiên cứu
một số biện pháp kỹ thuật phát triển khoai mỡ năng suất cao, chất lượng tốt tại
huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn”

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


3

2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
2.1.Mục ñích
Trên cơ sở ñiều tra và ñánh giá thực trạng sản xuất cây khoai mỡ ở huyện
Hữu Lũng, Lạng Sơn, tìm ra những nguyên nhân hạn chế ñến sản xuất, năng suất và
phẩm chất khoai mỡ, từ ñó nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật hữu hiệu nhằm
nâng cao năng suất và chất lượng ñể ñáp ứng nhu cầu thị trường.
2.1.Yêu cầu
ðánh giá ñúng thực trạng sản xuất cây khoai mỡ ở huyện Hữu Lũng, Lạng
Sơn; xác ñịnh ñược những khó khăn của người sản xuất khoai mỡ
Xác ñịnh một số biện pháp kỹ thuật thích hợp (tuyển chọn giống triển vọng,
thời vụ, mật ñộ, bón phân, làm giàn) góp phần làm tăng năng suất và phẩm chất
khoai mỡ.
3. Ý nghĩa khoa học của ñề tài
3.1.Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của ñề tài nhằm góp phần bổ sung cơ sở lý luận, cơ sở
khoa học về ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật chủ yếu ñến khả năng sinh
trưởng phát triển, năng suất và chất lượng khoai mỡ tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng
Sơn phục vụ cho công tác nghiên cứu và phát triển
Góp phần hoàn thiện qui trình thâm canh cây khoai mỡ tại huyện Hữu Lũng,
tỉnh Lạng Sơn
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác ñịnh ñược giống khoai mỡ Củ canh cho năng suất cao, chất lượng tốt,
chống chịu sâu bệnh, thích ứng với ñiều kiện sinh thái của huyện Hữu Lũng, tỉnh
Lạng Sơn.
ðề xuất ñược một số biện pháp kỹ thuật trồng giống khoai mỡ Củ canh và
khoai mỡ Trắng trụi phù hợp với ñiều kiện huyện Hữu Lũng (phân bón, mật ñộ, thời
vụ và làm giàn). Ứng dụng kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ góp phần mở rộng diện
tích cây khoai mỡ, ña dạng cơ cấu giống, tăng hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

nông dân; có thể là tiền ñề xúc tiến việc quy hoạch và ñịnh hướng phát triển cây
khoai mỡ có năng suất cao và phẩm chất tốt tại Lạng Sơn.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. ðối tượng nghiên cứu
- 102 mẫu giống khoai mỡ trong tập ñoàn nguồn gen khoai mỡ hiện ñang
ñược bảo tồn tại Ngân hàng gen cây trồng quốc gia. ñặc biệt chú ý ñến các giống
khoai mỡ có các tiêu chí ñang ñược thị trường ưa chuộng hiện nay.
- Một số giống khoai mỡ hiện ñang trồng phổ biến tại huyện Hữu Lũng-
Lạng Sơn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
ðề tài ñược triển khai trên ñịa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào: ðiều tra, ñánh giá tình hình sản xuất cây
khoai mỡ trên ñịa bàn huyện Hữu Lũng- Lạng Sơn; xác ñịnh giống khoai mỡ, và
một số biện pháp kỹ thuật: phân bón, mật ñộ, thời vụ và làm giàn có ảnh hưởng ñến
năng suất và chất lượng khoai mỡ của 2 giống khoai mỡ Củ canh và khoai mỡ
Trắng trụi





















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây khoai mỡ
Khoai mỡ (Dioscorea alata L.) là loài phổ biến nhất của chi Dioscorea, một
trong những loài cây trồng có tên gọi chung tiếng Anh là Yam. Chi Dioscorea là
một chi lớn, có khoảng hơn 600 loài và các ñại diện của chi này ñược tìm thấy trên
khắp thế giới. Yam ( D. alata, D. rotundata, D. cayennensis, D. bulbifera ) là một
trong những cây trồng chính của vùng nhiệt ñới. Nhưng cũng có một số loài ñã
thâm nhập từ rất lâu vào các vùng ôn ñới trong ñó có loài D. alata.
Theo Lebot về trung tâm nguồn gốc cụ thể của cây khoai mỡ vẫn còn chưa
thống nhất. Nhiều tác giả nhận ñịnh, khoai mỡ có nguồn gốc ở miền nam châu Á,
nhưng một số nghiên cứu di truyền gần ñây lại cho thấy Malaysia là trung tâm xuất
sứ của Dioscorea alata L. và hiện nay ñây vẫn là một trung tâm về sự ña dạng của
loài này [61].
Khoai mỡ D. alata ñược Coursey giả thiết rằng có nguồn gốc ở vùng Indo-

Malayan [27],[28]. Còn trong các công trình của Burkill lại cho rằng, khoai mỡ có
nguồn gốc ở ðông Nam Á và ñược truyền bá từ Malaysia tới bờ biển ñông của châu
Phi vào 1500 trước công nguyên nhưng tiến hóa của loài này chậm so với các giống
trồng trọt khác ở châu Phi [19],[21],[22]. Trong một công trình khác Burkill ñề xuất
rằng, D. alata tới tiểu lục ñịa Ấn ðộ từ trung tâm gốc vào khoảng 500 năm trước
công nguyên [20]. Còn Coursey và Martin cho rằng, khoai mỡ D. alata ñược truyền
bá từ ðông Nam Á tới Ấn ðộ và Thái Bình Dương hơn 2.000 năm trước ñây [29].
Theo Hahn và cộng sự thì sự di thực của yam từ ðông Nam Á tới phía tây châu Phi,
ñặc biệt là D. alata và D. esculenta ban ñầu là thông qua mối quan hệ qua lại giữa
những người làm nông nghiệp và sau ñó nhờ các thủy thủ người Bồ ðào Nha và
Tây Ban Nha [43]. Theo Viện Tài nguyên di truyền thực vật quốc tế (2004), yam
châu Á gồm D. alata và D. esculenta có nguồn gốc ban ñầu Miến ðiện, sau ñó ñược
mở rộng ñầu tiên tới các nước Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Ấn ðộ. Từ các nước
này nó ñược ñưa tới ðịa Trung Hải và các châu lục khác.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

Ngày nay, khoai mỡ D. alata là loài cây của chi Dioscorea ñược trồng phổ
biến và rộng rãi nhất tại các vùng nhiệt ñới [6]. Dumont và Lebot cũng ñề cập, D.
alata ñược trồng trọt ñầu tiên tại châu Á, sau ñó ñến Madagascar cách ñây khoảng
2.000 năm và từ ñó lan truyền vào lục ñịa ðông Phi. Mặc dù khoai mỡ D. alata
không có nguồn gốc từ Tây Phi trước khi ñược mở rộng sang châu Âu, nhưng nó ñã
cạnh tranh rất mạnh với các loài cây trồng của châu Phi và các nước trong vịnh
Caribe [36], [62].
Ở Việt Nam, theo Trần ðức Hoàng, khoai mỡ (D. alata), và khoai từ (D.
esculenta) ñược trồng ở khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam, tập trung nhiều ở các vùng
triền sông, vùng bán sơn ñịa và các vùng mới khai hoang, ñặc biệt vùng chua mặn
ðồng Tháp Mười khoai mỡ ñược phát triển rất mạnh mẽ [4]. Kết quả ñiều tra ñánh

giá nguồn gen khoai mỡ, khoai từ ở Việt Nam của Vũ Linh Chi cũng khẳng ñịnh,
hai loài D. esculenta và D. alata có mặt tại tất cả các vùng sinh thái của Việt
Nam, ñược trồng từ ñộ cao 1m-1.500m, chỉ trừ những nơi quá khô hạn thì không
thấy xuất hiện hai loài này. Và cũng theo tác giả này, loài D. alata ở Việt Nam có
sự ña dạng hơn về hình dạng củ, kích thước củ và màu sắc thịt củ so với loài D.
Esculenta [2].
Tóm lại, nguồn gốc của các loài trong chi Dioscorea vẫn còn là một vấn ñề
tranh cãi của các nhà khoa học. Nhưng với loài D. alata thì hầu hết các nhà khoa
học thừa nhận, nó có nguồn gốc từ châu Á và cụ thể hơn là ở trung tâm ña dạng
ðông Nam Á. Mặc dù chi Dioscorea nói chung và loài D. alata nói riêng có phổ
thích nghi rộng, phân bố rộng rãi ở hầu hết các vùng sinh thái trên thế giới, nhưng
chúng ñều sinh trưởng và phát triển theo tổng tích ôn, có thân leo, sinh trưởng và
thân ñược mọc mới hàng năm.
1.2. Phân loại thực vật
Hầu hết các tài liệu trước ñây ñều cho thấy, khoai mỡ D. alata thuộc chi
Dioscorea họ củ nâu Dioscoreaceae, lớp một lá mầm (Liliopsida), ngành ngọc lan
(Magnoliophyta). Nhưng ñến nay thì vấn ñề này lại có sự tranh luận của nhiều nhà
khoa học trên thế giới, vì ñặc ñiểm hình thái và giải phẫu của nó có nhiều ñiểm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

tương ñồng với cây thuộc lớp 2 lá mầm hơn. Theo Abraham; Obidiegwu J.E, khoai
mỡ có bộ nhiễm sắc thể cơ bản là 2n=2x= 20 (tuy nhiên trong thực tế có thể gặp
4x=40, 6x= 60 và 8x=80 [14],[69].
Theo Bhandari, chi Dioscorea là một chi lớn, bao gồm hơn 600 loài, trong ñó
có 10 loài ñược trồng ñể làm lương thực, một số ñược trồng làm dược liệu vì có
hoạt chất sinh học, số còn lại gần như ñược khai thác tự nhiên. Các loài ăn ñược của
chi Dioscorea là: D. alata, D. cayenensis, D. rotundata, D. esculenta,D.bulbifera,

D. ummularia, D. pentaphylla, D.hispida, D. trifida và D. dumetorum [15].
Phương pháp ñếm số lượng nhiễm sắc thể cũng ñã ñược Dansi sử dụng ñể
phân biệt giữa các loài D. esculenta, D. alata, D. cirrhosa, D. opposita và D.
japonica và làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các giống của loài D.alata và mối quan
hệ giữa loài D.alata và D.esculenta [32]. Tuy nhiên ông ñã không tìm thấy mối liên
hệ nào về hình thái, nguồn gốc ñịa lý, tính ña hình của isozyme [60].
Mặc dù các nhà khoa học ở một số nước ñã có nhiều cố gắng nhằm phân loại
ña dạng di truyền D.alata bằng phương pháp ñánh giá kiểu hình nhưng ñều chưa
thành công. Theo Hidekazu, việc phân nhóm giống khoai mỡ chủ yếu dựa vào hình
dạng, màu sắc thịt củ, cấu trúc thịt củ và màu thịt củ tại vết cắt [44].
Tác giả Roxburgh ñã chia khoai mỡ D.alata thành 5 nhóm dựa trên màu sắc
thịt củ và lá [77]. Còn theo Burkill dựa vào hình thái củ ñã phân D. alata thành 4
nhóm [21]. Còn Gooding ñã ñề xuất một khóa phân loại cho D. alata vùng Tây Ấn
ðộ và cho ñến nay khóa phân loại này vẫn ñược áp dụng rộng rãi ở Ấn ðộ [42].
Martin và Rhodes ñã chia D. alata thành ba nhóm nhóm Feo, nhóm nguyên
thủy và nhóm chọn lựa khi các ông nghiên cứu mối quan hệ giữa 100 tính trạng của
30 giống khoai mỡ [64]. Gần ñây nhất, năm 2009, Viện nghiên cứu nông nghiệp
nhiệt ñới quốc tế (IITA), ở Nigeria ñã thu thập các nguồn gen khoai mỡ từ một số
nước châu Á và châu Phi ñể ñánh giá ña dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử [10].
Ở Việt Nam theo Trần ðức Hoàng; Vu Linh Chi cho rằng, có khoảng 48 loài
thuộc chi Dioscorea ñược ghi nhận. Tuy nhiên khoai mỡ là loài có sự ña dạng cao

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

về giống và có giá trị kinh tế hơn cả. Các giống thuộc loài D. alata L. chủ yếu khác
nhau về hình dạng lá, củ và màu sắc của thịt củ [4],[26].
1.3. ðặc tính sinh học của cây khoai mỡ
Khoai mỡ D. alata là cây trồng có củ, sản phẩm thu hoạch chính của nó là

thân củ. Củ của cây khoai mỡ có thành phần chủ yếu là tinh bột, ngoài ra nó còn có
rất nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho con người. Tập hợp các tài liệu hiện có,
ñặc ñiểm rễ, thân, lá, hoa, quả và củ khoai mỡ ñược mô tả như sau:
1.3.1. ðặc ñiểm thực vật học
1.3.1.1. Rễ
Khoai mỡ có 2 loại rễ: loại thứ nhất là rễ chùm, phân nhánh mạnh, phát triển
trên tầng ñất mặt 30cm. Rễ này mọc từ thân ngầm nằm ở ñáy thân nơi chồi mầm
mọc, khi ñem trồng bằng thân củ dài nhanh trở thành rễ chính nuôi cây; loại thứ hai
là rễ mọc trên thân củ, số lượng phụ thuộc vào ñặc tính giống. Rễ này thường ngắn,
cũng có chức năng hút chất dinh dưỡng và nước nuôi cây như rễ chính nhưng hiệu
quả kém hơn.
1.3.1.2. Thân
Thân của khoai mỡ có cấu trúc hình dây, không có khả năng ñứng thẳng mà
phải tựa vào cọc hoặc leo vào giàn. Thân phát triển dài trước khi phân nhánh. Thân
nhẵn không gai, có tiết diện vuông và có 4 cánh mỏng ở 4 góc với màng mỏng chạy
dọc khắp thân. Thân có tập tính quấn sang phải, thường có màu xanh thỉnh thoảng
có màu ñỏ hay tím bởi sự có mặt của sắc tố.
1.3.1.3. Lá
Lá của khoai mỡ thuộc loại lá ñơn, thường hình trứng hay hình tim và ñỉnh lá
thường nhọn. Các gân chính ñều xuất phát từ gốc lá, các gân phụ phân bố theo dạng
mắt lưới. Màu sắc và kích thước lá biến ñộng khá lớn, phụ thuộc vào giống và ñiều
kiện chăm sóc. Các giống khác nhau về kích thước lá ñược xác ñịnh bởi ñộ rộng và
sâu của gian thùy giữa hai thùy lá. Cuống lá thường dài (6-12cm) và cánh thường
mở rộng tại gốc. Lá thường nhẵn, màu xanh và mọc ñối. Tuy nhiên một số giống
cũng có hiện tượng mọc so le.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9


1.3.1.4. Hoa quả và hạt
* Hoa: Khoai mỡ là loại cây phân tính, có hoa ñực và hoa cái sinh ra ở những
cây khác nhau. Cả trục bông và nhánh ñều ñược mọc ra từ nách lá. Hoa ñực nhỏ
khó nhìn thấy, mỗi hoa có 3 lá ñài thường màu xanh hay trắng, hạt phấn dính, nhìn
dưới kính hiển vi thường có tật. Hoa cái to hơn hoa ñực, có chiều dài 1-2mm,
thường có màu xanh hoặc tím. Hoa cái cũng có 3 cánh ñài, 3 cánh hoa và bộ nhụy
mọc ngắn, bộ nhụy có 3 bầu nhụy, mỗi bầu chứa 2 noãn.
*Quả: Quả của khoai mỡ thuộc dạng quả nang, khô có nhiều ngăn, với
ñường kính 1-2cm. Quả có 3 ngăn, vỏ dễ nứt, ñiểm nối của ngăn kéo dài ra thành
cánh phẳng. Mỗi ngăn có 2 hạt.
* Hạt: Hạt của khoai mỡ nhỏ, dẹt và ñược bao quanh bởi màng cánh. Những
hạt lấy ñược từ giống ra hoa kết hạt thường không nảy mầm hoặc tỷ lệ nảy mầm rất
thấp.
1.3.1.5. Củ
Theo Onwueme, củ của cây khoai mỡ thuộc loại thân củ ngầm hình thành từ
Hypocotyl - thân ngầm vùng giữa thân củ và rễ, trên bề mặt củ hình thành các mắt
chồi và từ ñó sẽ mọc mầm, khi trồng xuống ñất sẽ phát triển thành cây con mới
[70]. ðây là một ñặc ñiểm quan trọng ñược sử dụng, ñể cắt củ thành các miếng nhỏ
cho nhân giống. Củ thường là củ ñơn, thỉnh thoảng có giống có từ 2-5 củ mọc
chụm. Củ có thể phân nhánh hoặc không, thịt củ thường mịn nhưng ñôi khi cũng bị
thô ráp. Vỏ củ mỏng, dễ cạo, màu nâu xám hay nâu ñen. Củ của các giống khoai mỡ
thường khác nhau về hình dạng, kích thước và màu sắc thịt củ. Hình thái củ ña
dạng, có thể hình trứng, hình oval, hình trụ dài, hình tù và, hình con rắn, hình bàn
tay, hình chân tượng tùy thuộc vào giống và ñiều kiện trồng trọt. Thịt củ có nhiều
màu sắc khác nhau biến ñộng từ vàng, hồng tới tím. Dù củ khoai mỡ có hình dạng,
kích thước khác nhau thì chúng ñều có 3 phần: ñầu củ, phần giữa củ và ñuôi củ.
Trong sản xuất thương mại truyền thống, người ta thường trồng những giống khoai
mỡ có dạng hình trụ, hình cầu hoặc hình bị có kích thước vừa phải (khối lượng
khoảng 500-1000g/củ), vỏ củ mỏng, dễ gọt, trên bề mặt củ phải rất ít rễ.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10
1.3.2. ðặc ñiểm sinh trưởng phát triển của cây khoai mỡ
Muốn xây dựng ñược qui trình kỹ thuật thâm canh cho cây khoai mỡ chúng
ta phải hiểu rõ các giai ñoạn sinh trưởng phát triển của nó, ñể tác ñộng kỹ thuật
ñúng thời ñiểm cây cần. Vòng ñời của cây khoai mỡ gồm 4 giai ñoạn. Các giai ñoạn
sinh trưởng, phát triển này chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố ngoại cảnh và có
mối liên quan chặt chẽ tới các yếu tố tạo thành năng suất củ.
- Giai ñoạn 1: Bắt ñầu từ khi mắt trên phần ñầu củ nẩy mầm cho ñến khoảng 6 tuần
sau ñó. Trong giai ñoạn này, cây chủ yếu tập trung vào sự phát triển của bộ rễ và
chiều dài của thân. Do bộ lá của cây lúc này chưa phát triển nhanh, quá trình quang
hợp, tổng hợp chất yếu, nên dinh dưỡng nuôi cây chủ yếu của giai ñoạn này là từ củ
giống. ðiều kiện nhiệt ñộ thích hợp (khoảng 30
0
C), ñộ ẩm ñầy ñủ, ñất tơi xốp, chất
lượng củ giống tốt là yếu tố ñảm bảo cho quá trình phát triển rễ và chồi thuận lợi, tỷ
lệ cây sống và ñộ ñồng ñều cao.
- Giai ñoạn 2: Giai ñoạn này ñặc trưng cho sự phát triển và lớn lên của bộ lá, kéo
dài khoảng 6 tuần. Vào tuần thứ 10 của cây, tán lá ñã phát triển hoàn chỉnh. Trong
giai ñoạn này, sự phát triển của rễ vẫn tiếp tục, cho ñến tuần thứ 10 thì sự tăng
trưởng chiều dài rễ bắt ñầu chững lại. Một số rễ già chết ñi và ñược thay thế bởi các
rễ mới sinh ra. Thân cây vẫn tiếp tục dài ra trong giai ñoạn này. Tuy nhiên sang tuần
thứ 13, sự tăng diện tích lá dừng lại và tốc ñộ dài ra của thân cây chậm hơn trước,
một số ñỉnh chồi có hiện tượng xoăn lại và chết. ðồng thời, lúc này sự hình thành
các lá mới chậm lại và kèm theo sự già ñi của các lá già gần gốc. Ở giai ñoạn 2, sự
phát triển của bộ lá mạnh, ñánh dấu bước phát triển của cây từ giai ñoạn phát triển
phụ thuộc vào dinh dưỡng của củ giống chuyển sang giai ñoạn tự tổng hợp hydrat
cacbon. Củ cũng bắt ñầu ñược hình thành và phát triển từ tuần thứ 11.
- Giai ñoạn 3: Giai ñoạn này ñược ñặc trưng bởi sự phát triển khối lượng củ. Tán lá

hoàn chỉnh, hoạt ñộng như một nhà máy quang hợp ñể sản xuất thức ăn ñưa về lưu
trữ trong củ. Sự phát triển của khối lượng củ sẽ còn tiếp tục cho ñến khi kết thúc vụ
thu hoạch. Sinh trưởng thân lá và phát triển củ là 2 thời kỳ quan trọng có mối quan
hệ mật thiết với nhau, vừa có tác dụng xúc tiến vừa có tác dụng khống chế lẫn nhau.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11
ðó là mối quan hệ giữa thân lá và củ, giữa bộ phận trên mặt ñất và bộ phận dưới
mặt ñất và ñược biểu thị bằng trị số T/R (T: khối lượng thân lá, R: khối lượng củ).
Cần xác ñịnh thời vụ hợp lý, chế ñộ bón phân hợp lý và cân ñối, mật ñộ và phương
pháp trồng thích hợp ñể ñiều chỉnh cho trị số T/R thời kỳ thu hoạch càng nhỏ càng
tốt.
- Giai ñoạn 4: Cây bắt ñầu già ñi cùng với sự giảm dần, tích lũy chất khô vào trong
củ. Sau sự già ñi và lụi của chồi, củ chuyển sang giai ñoạn ngủ nghỉ và sẽ không
nảy mầm trong khoảng 2-3 tháng, tùy thuộc vào giống. Thời gian ngủ nghỉ của
giống là yếu tố quyết ñịnh thời gian bảo quản củ tươi sau thu hoạch.
1.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây khoai mỡ
1.4.1. Yêu cầu về nước
Theo Dumont; Kone khoai mỡ D.alata là cây có khả năng chịu hạn, tuy
nhiên nước rất cần cho khoai mỡ phát triển tốt và cho năng suất cao. Lượng mưa tối
ưu cho khoai mỡ sinh trưởng và phát triển là 900mm cho 7 tháng sinh trưởng sinh
dưỡng. Những nghiên cứu ở Ấn ðộ cũng ñã kết luận rằng việc tưới tiêu có thể bù
ñắp ñược một phần những yếu tố không thuận lợi ảnh hưởng ñến năng suất của
khoai mỡ [36], [59].
Trong các thời kỳ sinh trưởng khác nhau, cây khoai mỡ yêu cầu lượng nước
khác nhau: Thời kỳ ñầu của sinh trưởng cây yêu cầu ñộ ẩm thấp, cây có khả năng
chịu hạn tốt vì thế có thể trồng trong ñiều kiện khô hạn. Thời kỳ phát triển thân lá,
cây cần nhiều nước phục vụ cho quá trình tạo thành và tích lũy chất khô trong thân
lá. Thời kỳ củ phình to, nhu cầu nước của cây giảm xuống, chủ yếu là phục vụ cho

quá trình vận chuyển chất ñồng hóa từ thân lá về củ. Một số nghiên cứu cho thấy
cây khoai mỡ có thể sống trong khoảng 2 tháng không ñược tưới nước. Thiếu nước
trong ñất có thể nhận thấy khi những lá gần gốc trở lên vàng và rụng. Cây bị hạn ở
giai ñoạn ñầu sẽ kéo dài thời gian hình thành củ của cây. ðặc biệt cây khoai mỡ là
cây cần có nước và ñộ ẩm nhưng không phải là cây có khả năng chịu ñược úng
ngập. Vì vậy trong sản xuất, tùy theo giống, nơi trồng, mùa vụ trồng và giai ñoạn
sinh trưởng của cây mà có chế ñộ tưới nước phù hợp ñể ñạt năng suất cao.

×