Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Hướng dẫn làm bài thi môn lịch sử lớp 12 luyện thi đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.84 KB, 6 trang )

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP VÀ LÀM BÀI THI MÔN LỊCH SỬ
Để làm tốt các bài thi tốt nghiệp THPT cũng như thi tuyển sinh đại học và
cao đẳng môn Lịch sử, học sinh cần phải chú ý một số điểm sau:
1. Yêu cầu đầu tiên là học sinh phải đọc kĩ và hiểu rõ câu hỏi của đề thi:
Khi trình bày theo tiến trình lịch sử, học sinh cần lưu ý những vấn đề cơ bản, nổi
bật của một sự kiện, giai đoạn, thời kì lịch sử. Các đề thi thường được xác định trên
cơ sở một chủ điểm và đòi hỏi học sinh phải giải quyết một số vấn đề có liên quan.
Ví dụ, câu hỏi : "Trên cơ sở trình bày sự đúng đắn, sáng tạo của bản Chính
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, bằng thực tiễn cách mạng Việt Nam từ năm 1930
đến năm1945, hãy chứng minh sự đúng đắn, sáng tạo của bản Cương lĩnh đó".
Để hiểu loại đề thi có tính khái quát trên cơ sở cụ thể, các em cần phải đọc kĩ
đề, phải nhận thấy rằng, yêu cầu của câu hỏi gồm 2 nội dung phải trả lời : thứ nhất
là nội dung của bản Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt, không chỉ trình bày
nội dung một cách đơn thuần mà phải làm rõ sự đúng đắn, sáng tạo của bản Chính
cương ; thứ hai là phải bằng thực tiễn cách mạng Việt Nam trong những năm 1930
1945 để chứng minh sự đúng đắn, sáng tạo của bản Chính cương. Vấn đề đặt
ra ở đây là không phải trình bày chi tiết, cụ thể tất cả các sự kiện lịch sử Việt Nam
trong giai đoạn 1930 1945 mà cần chọn những sự kiện tiêu biểu để chứng
minh cho sự đúng đắn của bản Chính cương đó.
Học sinh cần lưu ý rèn, đọc đề thi, lại cần chú ý đến một số điểm có ý nghĩa
quan trọng, nhưng thường bị bỏ qua. Ví dụ, đề thi : "Lập bảng thống kê các sự
kiện cơ bản của lịch sử thế giới có liên quan, ảnh hưởng đến lịch sử Việt Nam từ
năm 1930 đến năm 1945". Vấn đề đặt ra ở đây là không phải trình bày tất cả
những sự kiện lịch sử thế giới trong giai đoạn 1930 1945 mà cần phải chọn
những sự kiện lịch sử thế giới cơ bản nhưng phải có liên quan và ảnh hưởng đến
sự phát triển của lịch sử Việt Nam. Ví dụ, Bản chỉ thị của Quốc tế Cộng sản về
việc thống nhất các tổ chức cộng sản ở Đông Dương, hàng loạt các đảng cộng sản
trên thế giới được thành lập (Đảng Cộng sản Pháp − 1920, Đảng Cộng sản Trung
Quốc − 1921 ), tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 1933
đến Đông Dương, sự hình thành chủ nghĩa phát xít, chủ trương của Quốc tế Cộng
sản trước tình hình mới


Như vậy, trước khi làm bài, việc học sinh đọc kĩ đề thi có ý nghĩa quan trọng
đối với kết quả bài thi.
1
2. Vạch đề cương sơ lược trước khi làm bài.
Trước khi làm bài, học sinh cần chú ý mấy điểm sau đây :
Chú ý số điểm dành cho mỗi câu : Tổng số điểm đối với kì thi tốt nghiệp và
tuyển sinh đại học và cao đẳng là 10, trong đó số điểm ở câu hỏi về lịch sử Việt
Nam thường là 7/10, về lịch sử thế giới là 3/10. Trong đề thi, lịch sử Việt Nam
gồm 3 4 câu hỏi nhỏ. Lịch sử thế giới có từ 2 3 câu. Các câu hỏi về lịch sử
Việt Nam có thể có liên quan đến nhau có thể là những câu riêng rẽ, song cũng có
thể liên quan tới nhau. Câu hỏi về lịch sử thế giới không tập trung theo một chủ
đề, có khi đó là những nội dung lịch sử thế giới riêng biệt ; có khi là những nội
dung lịch sử thế giới có liên quan đến lịch sử Việt Nam, mỗi câu hỏi nhỏ có thể
ghi số điểm. Do đó, khi làm bài, thí sinh có thể thực hiện trước câu hỏi về lịch sử
Việt Nam hay lịch sử thế giới, miễn là đảm bảo thời gian hợp lí cho nội dung mỗi
bài, tương ứng với số điểm được nêu.
Khi phân phối thời gian làm bài, cần chú ý khắc phục việc "sa đà" vào một câu
"trúng tủ" "hợp gu", những câu hỏi này học sinh thường nắm vững kiến thức,
nhưng số điểm không nhiều mà học sinh lại làm mất nhiều thời gian, đưa tất cả
những hiểu biết về kiến thức của mình vào trả lời câu hỏi đó. Thí sinh cần phải
phân phối thời gian hợp lí bằng việc căn cứ vào số điểm được ghi trên các câu hỏi
để lựa chọn khối lượng kiến thức sao cho tương thích với số điểm ; cuối cùng là
phải hoàn thành tất cả các câu hỏi. Căn cứ vào đó, thí sinh không nhất thiết phải
thực hiện các câu hỏi theo trình tự được nêu ra mà có thể đảo lộn một chút phù
hợp sự hiểu biết của mình.
Nội dung của đề thi lịch sử rất phong phú, đa dạng : Câu hỏi lí thuyết (biết và
hiểu sự kiện), câu hỏi thực hành chủ yếu là lập niên biểu, bảng thống kê, vận dụng
kiến thức đã học để giải thích một sự kiện, liên hệ thực tế ). Vì vậy, sau khi đọc
kĩ đề bài, thí sinh cần nhận thức rõ các loại bài thi được nêu ra và phân phối thời
gian hợp lí, đừng mất quá nhiều thì giờ về một câu hỏi nào đó (đặc biệt các câu hỏi

được ít điểm).
Đối với từng câu hỏi, học sinh ghi rõ những vấn đề cơ bản nào được trình
bày, những sự kiện nào không thể thiếu được khi làm bài. Điều này giúp học sinh
không lúng túng, không bị động về thời gian, lúc đầu thì viết dài dòng, quá đi vào
chi tiết còn những câu sau thời gian không còn, vội vàng làm cho xong, làm thiếu
hay có nhiều sai sót. Ví dụ, đối với câu hỏi "Nguồn gốc và thành tựu chủ yếu của
cách mạng khoa học công nghệ và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của
nhân loại", thí sinh ghi rõ trong đề cương cần phải tập trung giải quyết từng vấn
đề: Nguồn gốc, thành tựu, ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ
2
và mỗi vấn đề cần nêu những sự kiện chủ yếu để chứng minh. Có một đề cương sơ
lược như vậy, thí sinh sẽ chủ động, bình tĩnh khi làm bài, đảm bảo thực hiện tất cả
các câu hỏi, với đầy đủ nội dung, phù hợp với yêu cầu của đề thi.
3. Nắm vững nội dung lịch sử là yêu cầu quan trọng bậc nhất để đạt được kết
quả thi.
Việc nắm vững nội dung lịch sử để làm bài thi không phải chỉ là ghi nhớ sự
kiện, dù đây là điều kiện đầu tiên, không thể thiếu khi học lịch sử cũng như học
bất cứ môn học nào. Cần phải biết, ghi nhớ sự kiện chính xác, cơ bản khi làm bài.
Điều chủ yếu không phải là học thuộc lòng sự kiện, nhồi nhét, chất đống tài liệu,
biến các em trở thành những nhà "thông thái" không cần thiết mà phải có phương
pháp tiếp cận, ghi nhớ tài liệu, sự kiện để hiểu. Trước hết, cần nắm được kiến thức
cơ bản của chương trình học.
Kiến thức thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh đại học chủ yếu là thuộc
chương trình lớp 12 Trung học phổ thông, nhưng do yêu cầu của việc học lịch sử
đối với kì thi tuyển sinh vào các trường cao đẳng và đại học, thí sinh cần phải nắm
hệ thống kiến thức có liên quan đến một chủ đề nào đó. Ví dụ, khi đi sâu vào cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp, cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, thí sinh
cần phải nắm vững các vấn đề có liên quan đã học, như : truyền thống đánh giặc,
cứu nước của nhân dân Việt Nam ; nghệ thuật quân sự của ông cha, kết quả tất yếu
của chiến tranh

Trong khi nắm kiến thức cơ bản của chương trình lịch sử, thí sinh cần hiểu
biết lịch sử một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực của quá khứ kinh tế, chính
trị, quân sự, văn hoá, giáo dục, tư tưởng, chứ không chỉ tập trung vào diễn biến
quân sự, cách mạng. Một điều cần lưu ý là nội dung chương trình lịch sử ở trường
phổ thông gồm có 2 khoá trình riêng, song lại quan hệ chặt chẽ với nhau lịch
sử Việt Nam và lịch sử thế giới. Thông thường, học sinh không biết liên kết kiến
thức của hai khoá trình này để hiểu sâu sắc hơn các vấn đề lịch sử. Ví dụ, đề thi
nói về hoàn cảnh lịch sử dẫn đến phong trào dân chủ trong những năm 1936
1939 đòi hỏi thí sinh không chỉ hiểu biết tình hình nước ta lúc bấy giờ mà cần
thấy rõ những sự kiện của lịch sử thế giới lúc bấy giờ có liên quan và ảnh hưởng
trực tiếp đến cách mạng Việt Nam như : sự ra đời của chủ nghĩa phát xít và nguy
cơ chiến tranh do chúng gây ra, chủ trương của Quốc tế Cộng sản, thắng lợi của
Mặt trận Nhân dân Pháp
Trong học - thi không phải là "đoán mò", "học tủ" mà chủ yếu là nắm vững
những vấn đề cơ bản để có thể "ứng phó" với mọi "tình huống" được đặt ra.
3
Kiến thức cơ bản về lịch sử không phải chỉ có sự kiện mà bao gồm nhiều yếu
tố khác nhau : nhân danh, địa danh, thời gian, các hiện tượng, biến cố lịch sử, các
thuật ngữ, khái niệm, quy luật, nguyên lí Vì vậy, khi học, học sinh không chỉ tập
trung ghi nhớ một số sự kiện mà phải hiểu biết các yếu tố nêu trên, có liên quan
đến đề thi. Học sinh cần chú ý nắm các thuật ngữ, khái niệm lịch sử được sử dụng
trong nhiều khoá trình như "chiến tranh nhân dân", "giai cấp" , hoặc trong một
thời kì, giai đoạn lịch sử nhất định, như "Chính cương, Luận cương”, "Kháng
chiến toàn quốc", "Chiến tranh cục bộ"
Mặt khác, kiến thức lịch sử mang tính tổng hợp, vì nó đề cập đến nhiều mặt
của đời sống xã hội. Vì vậy, thí sinh phải được trang bị những kiến thức cơ bản, có
liên quan đến lịch sử như văn học, địa lí, kể cả những kiến thức về khoa học tự
nhiên, phù hợp với trình độ của học sinh và yêu cầu làm bài thi. Tuy vậy, không
nên quá sa vào các loại kiến thức bổ trợ này, các vấn đề về văn học, nghệ thuật,
khoa học kĩ thuật, văn hoá tư tưởng chỉ được xem xét ở góc độ những sự

kiện lịch sử, chứ không phải là những kiến thức của một lĩnh vực khoa học chuyên
sâu. Các kiến thức này chỉ nhằm làm sáng tỏ thêm thời kì lịch sử đang học.
Kết quả, thành công của một bài thi không chỉ giới hạn ở việc nắm vững nội
dung, tuy đây là một điều kiện rất quan trọng, mà còn ở phương pháp học tập, làm
bài. Không ít thí sinh, trong các kì thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp lớp 12, các kì
tuyển sinh vào trường cao đẳng và đại học tuy thuộc bài nhưng vẫn không đạt
được điểm cao là do thiếu phương pháp học tập, làm bài một cách thông minh, chủ
động. Trong khi trình bày về việc nắm yêu cầu đề thi, đọc đề cương, xác định nội
dung kiến thức cơ bản khi làm bài, chúng tôi đã đề cập, nhấn mạnh đến phương
pháp học tập và làm bài. Tuy nhiên, cũng cần hệ thống một số điểm chủ yếu để
nhớ và thực hiện tốt.
Trước hết, cần có quan niệm đúng về phương pháp học tập lịch sử. Học lịch
sử không phải chỉ nhớ, thuộc lòng mà phải hiểu. Cũng như các môn khác, học tập
lịch sử cũng đòi hỏi sự thông minh, phải có tư duy, phải làm các loại bài tập, thực
hành. Như đã nói, trên cơ sở nắm vững kiến thức cơ bản, cần phải phát hiện các
vấn đề có thể gặp, có điều kiện và bản lĩnh giải quyết bất cứ đề thi nào trong
khuôn khổ của chương trình thi, phù hợp với trình độ thí sinh. Đặt "tình huống có
vấn đề" là một yêu cầu của việc học tập tích cực, thông minh, sáng tạo, dưới dạng
giả định các câu hỏi, những khía cạnh có thể gặp trong các bài thi, để chủ động
trong giải quyết bất cứ đề nào.
4
Việc tổng kết vấn đề đã học theo trình tự diễn ra các sự kiện và các sự kiện
xảy ra cùng một thời gian là yêu cầu cần thiết để hiểu rõ sự phát triển của các sự
kiện lịch sử, hay so sánh các sự kiện để rút ra bản chất, bài học kinh nghiệm lịch
sử, mối liên hệ giữa quá khứ với hiện tại và đoán định sự phát triển tương lai.
Rèn luyện phương pháp giải quyết các loại bài tập (các loại đề thi) lịch sử
cũng là một vấn đề cần được chú ý. Bởi vì, trong việc đổi mới phương pháp dạy
học, việc kiểm tra, thi cử, đánh giá được thực hiện với nhiều hình thức phong phú
chứ không chỉ giới hạn chủ yếu ở các đề thi chỉ đòi hỏi học thuộc hay tự luận.
Trước mắt, cần rèn luyện các loại bài tập, như :

Bài tập về khái quát hoá một giai đoạn lịch sử cụ thể ; bài tập trên cơ sở trình
bày hay nêu một nội dung kiến thức cụ thể, yêu cầu có nhận định, đánh giá về nội
dung đó.
Bài tập thực hành, gồm việc trình bày một vấn đề lịch sử qua một bài viết nhỏ,
qua việc lập các bảng thống kê, niên biểu, sơ đồ, đồ thị
Những loại bài tập này đã được sử dụng trong các kì thi, về cơ bản khi học
sinh hiểu và làm được.
Việc trình bày bài thi rất quan trọng đối với việc đánh giá và đạt được
điểm cao.
Giá trị một bài thi không chỉ được xem xét, đánh giá ở nội dung, ghi lại yếu tố
chủ yếu của bài, mà còn ở phương pháp trình bày, thể hiện nội dung. Rất nhiều bài
có nội dung tốt, song không đạt kết quả cao, vì những lỗi sau :
Câu văn lủng củng, sai ngữ pháp, trình bày tối nghĩa, không rõ ràng
Lập luận thiếu lôgíc, không chặt chẽ, không tập trung vào chủ đề; hay trình bày lan
man theo kiến thức có sẵn, không hiểu yêu cầu đề thi, dẫn tới việc xa đề, lạc đề.
Có những sai sót về tài liệu, sự kiện, như tên nhân vật, địa danh, niên đại ;
thậm chí có những nhầm lẫn không nhỏ về nội dung có thể do không có thời gian
đọc lại bài làm hay kiến thức chưa vững chắc.
Chữ viết quá xấu, không rõ, làm mất hứng thú, cảm tình của người chấm
Những thiếu sót trên có thể khắc phục được nếu thí sinh được luyện tập làm
bài (mỗi tuần 1 - 2 bài trong cả đợt tập trung ôn tập), được phân tích, đánh giá, rút
kinh nghiệm. Điều quan trọng là phải nắm chắc nội dung đề thi, bố trí thời gian
hợp lí, cân đối khi làm bài, không vội vàng, hấp tấp, chạy đuổi thời gian, không
5
kịp suy nghĩ, đọc lại bài. Những bài như thế này chắc chắn không đạt được giải,
không thu được kết quả cao. Trong trình bày bài thi, học sinh nên đưa các nội
dung cơ bản (ý trong hướng dẫn chấm của đề thi) ở ngay đầu dòng, hết một nội
dung (ý) cần xuống dòng để khi chấm bài giám khảo dễ nhìn thấy, tránh tình trạng
viết liền các nội dung với nhau, đủ nội dung nhưng không rõ ý.
Cuối cùng, là một bài thi phải có cấu trúc rõ ràng về nội dung kiến thức, tránh

tình trạng học sinh trình bày quá dài dòng, sáo rỗng không rõ ý dẫn đến việc người
chấm đọc không thấy toát lên được những ý cơ bản so với đáp án, hoặc hướng dẫn
chấm, do đó không có điểm hoặc với số điểm rất thấp chỉ chiểm 20 50% số điểm
của đáp án. Mặt khác, thí sinh không nên quá "sa lầy" đầu tư quá nhiều thời gian
vào làm phần mở bài cho thật hay, "thật kêu" vì trong đáp án phần mở bài không
hề có điểm, dẫn đến hậu quả là mất nhiều thời gian vào đây không còn đủ thời
gian để làm những câu hỏi khác, mà chỉ cần nêu ngắn gọn những nội dung cần
phải giải quyết theo yêu cầu của câu hỏi khoảng từ 5 đến 7 dòng.
6

×