Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

ĐỀ TÀI: “Hiện trạng xử lý nước thải tại nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 32 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm
nhất và cũng trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ, môi trường
sống gắn bó hữu cơ với cuộc sống con người cũng như sự tồn tại và phát triển của
xã hội loài người.
Môi trường sống đó không chỉ là bầu không khí trong lành hay là nguồn nước
sạch, đó còn là những tác động từ phía gia đình và cộng đồng xung quanh.
Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa thì vấn đề ô nhiễm nước thải từ các
nhà máy chế biến đã và đang được quan tâm nhất.Trong cuộc sống của chúng ta
nước là một nhân tố đóng vai trò rất quan trọng,mà nguồn nước không sạch thì ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của chúng ta.
Nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, đồng nghĩa với việc nhiều công ty, xí nghiệp,
nhà máy ra đời và dĩ nhiên chính điều này đã gây ra bao nỗi phiền toái cho người
dân. Các chất thải không qua xử lý, thải trực tiếp vào môi trường, như chúng ta đã
biết, các loại khí thải đều chất độc, khí hút vào sẽ gây ra nguy hiểm đến sức khỏe
và có khi cả tính mạng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và
môi trường làm việc của tất cả chúng ta.
Nước thải của các nhà máy đặc biệt là nhà máy tinh bột sắn ở Thừa Thiên Huế
mà chúng tôi đề cập đến đây là ví dụ hàng đầu.Nhà máy sẽ xử lý ra sao và trong
nước thải của nhà máy sẽ có những thành phần gì có độc với con người hay
không.Nếu không được xử lý chặt chẽ thì sẽ ra sao?Và phương pháp xử lý như thế
nào?
Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Hiện trạng xử lý nước thải
tại nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế”,để tìm hiểu biện pháp xử lý của nhà máy
hiện nay, từ đó có thể tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm.
1
MỤC LỤC

2
I.Phương pháp tiếp cận:
- Cách tiếp cận


Để làm đề tài này,chúng tôi đã:
+ Tìm hiểu các tài liệu trên các trang web,các tờ báo,các quyển sách có liên quan
đến vấn đề này.Các sách báo này là một phần tài liệu quý báu để tham khảo,học
hỏi và chắc lọc kinh nghiệm để có thể làm bài một cách có khoa học,hiệu quả hơn.
+ Đi tìm hiểu thực tế tại nhà máy chúng tôi biết được nguồn nước thải và cách xử
lý.Trong quá trình đi thực tế,chúng tôi đã tìm ra được các nguyên nhân của sự ô
nhiễm,mặt dù có nhiều yếu tố tưởng chừng như rất nhỏ,không ảnh hưởng nhưng
thực sự các yếu tố cũng đã một phần làm cho tình trạng ô nhiễm thêm nặng nề.Bên
cạnh đó,chúng tôi cũng đã lưu lại những hình ảnh,hoạt động mà đã tận mắt chứng
kiến để làm bằng chứng,để cho bài luận có tính thuyết phục hơn.Việc đi thực tế
này đã cho chúng tôi một cái nhìn xác thực,tìm ra nhiều điều mới mẻ,….
+Ngoài ra,chúng tôi có nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô bên ngành môi trường hỗ
trợ,hướng dẫn.Bằng kiến thức chuyên sâu,sự hiểu biết sâu sắc cũng như kinh
nghiệm bản thân,các thầy cô đã truyền đạt cho chúng tôi nhiều thứ bổ ích,hướng
dẫn cách thực hiện,đóng góp ý kiến,…….
=>Qua các cách tiếp cận trên, chúng tôi đã tổng hợp tất cả lại và sau đó chọn lọc để
tiến hành làm thành bài luận.Trên phương diện tiếp cận đầy đủ như vậy,vấn đề đã
được tìm hiểu sâu sắc hơn.Chúng tôi có thể nêu lên hiện trạng xử lý nước thải của
Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế, tình hình hiện tại,mức độ ô nhiễm,để qua
đó có thể tìm ra các giải pháp cải thiện,đồng thời kiến nghị lên các cấp trên để
nhận được sự quan tâm và đề ra các hướng khắc phục tốt hơn.
-Phương pháp nghiên cứu
Để làm được bài tiểu luận này,chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu là
nghiên cứu thực địa và nghiên cứu thực nghiệm.
+ Nghiên cứu thực địa:là những quan sát tìm hiểu các hoạt động gây ô nhiễm địa
điểm nghiên cứu
+ Nghiên cứu thực nghiệm:tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để tìm
hiểu các chỉ số ô nhiễm của nguồn nước thải.
Kết quả từ 2 phương pháp trên là cơ sở để tính toán,cho ra mức độ ô nhiễm,để qua
đó có thể đánh giá được tình trạng ô nhiễm,tìm ra đầy đủ các nguyên nhân gây nên.

3
I. Giới thiệu về nhà máy tinh bột sắn
-Là máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế đóng tại km 802, quốc lộ
1A, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích mặt bằng sản
xuất 2592m2.
Hình 1: Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế
- Được thành lập theo quyết định số 520/CT-HC ngày 30/04/2004 của tổng
giám đốc công ty Thực phẩm và Đầu tư Công nghệ. Máy móc thiết bị của nhà máy
được trang bị hiện đại, dây chuyền được nhập từ Thái Lan. Công suất thiết kế giai
đoạn một của nhà máy là 60 tấn sản phẩm tinh bột/ngày.
Hình 2.Bãi sắn của nhà máy
4
-Đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ cao, trong đó 30% là trình độ đại
học, 60% là trình độ cao đẳng-trung cấp 10% là lao phổ thông.Những năm đầu
thành lập, nhà máy đã chú trọng xây dựng và quy hoạch vùng nguyên liệu trên 7
huyện (Nam Đông, Phú Lộc, Hương Trà, Phong Điền,Hương thủy,A Lưới,Phú
Vang) với diện tích hàng nghìn hecta.Hiện nay, với việc nâng cấp công suất nhà
máy giai đọa hai với công suất 120 tấn tinh bột/ngày, vùng nguyên liệu ngày càng
được mở rộng trên các địa bàn trong tỉnh và các vùng lân cận.Ngoài ra, nhà máy
cũng tiếp nhận một phần nguyên liêu nhập từ các tỉnh như Quảng Trị, Quảng
Bình…
Hình3.Máy móc dùng để chế biến sắn
- Với sự ra đời của nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong
địa phương, góp phần vào sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những vùng đất khô
hạn.Nhưng cũng chính sự ra đời của nhà máy cũng làm môi trường ngày càng ô
nhiễm nặng nề.
II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG Ở NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN
1.Hiện trạng môi trường ở địa phương
1.1 Đặc điểm chung của Xã Phong An

Xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là một xã trọng điểm, vị
trí địa lý thuận lợi ( gần tuyến đường Quốc lộ 1A ), có tỉ lệ dân khá cao, là nơi tập
trung nhiều trường học đặc biệt là bệnh viện Trung Ương đang đi vào hoạt
động.Trước đây là một xã còn nhiều khó khăn nhưng với những tiềm năng sẵn có
thì tương lai đây sẽ là một điểm trọng yếu trong sự phát triển kinh tế, xã hội.
5
Hình 4: Trường học gần khu vực nhà máy tinh bột sắn
Hình 5: Bệnh viện đa khoa Phong Điền
1.2. Hiện trạng môi trường trong Xã
Hiện nay ở đây đang xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước và rác
thải nghiêm trọng:
- Những bao rác, thùng rác sau một ngày hoạt động nhộn nhịp từ chợ An
Lỗ thì ban đêm được “thu” vào bụi cây, ngày qua ngày rác chất thành đống
nhưng thủ phạm là ai,nó cũng “chẳng nhớ” . Mặt khác, rác thải của nhiều hộ
dân sinh sống tại đây, các quán nhậu ven sông, khiến nước sông thêm phần ô
nhiễm, các đống rác tấp ven sông, dưới gầm cầu cả một đoạn dài.
6
Hình 6: Rác thải chất thành đống ở chân cầu An Lỗ
- Sông An Lỗ là nơi tập trung rất nhiều cư dân vạn đò, chiếm gần 1/3 dân trong

Việc người dân sống trên sông đã trực tiếp xả chất thải xuống dòng sông làm
nước của dòng sông đổi màu ô nhiễm.
Hình 7: Vạn đò sinh sống
- Đặc biệt là việc Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế đã xả nước thải vô
tội vạ ra môi trường khiến không khí và nguồn nước ở đây bị ô nhiễm nghiêm
trọng…
7
Hình 8: Nước xả thải trực tiếp đổ ra môi trường
2.Hiện trạng môi trường nước
2.1Nước mặt:

Bảng 1: Nồng độ một số thông số chất lượng nước ở khu vực Khe Mây.
Thời điểm 1: Mẫu lấy và đo vào lúc 9h30’ ngày 15/12/2002
STT Thông số Đơn vị tính Hàm lượng TCVN-5942.
1995-cột B
TCVN-
6980-2001
Q <50/s
1 Độ đục mg/l 60.5 < 80
2 Ph 7,27 5,5 – 9,0
3 DO mg/l 6,9 2
4 COD mg/l 30,5 < 35 50
5 (20ᵒ) mg/l 14,5 < 25 20
6 mg/l 0,036 1
7 mg/l 0,98 1
8 Nitrat mg/l 1,65 15
9 Zn mg/l 0,123 2,0 0,5
10 Fe mg/l 1,35 2,0
11 Coliform MPN/100ml 210 10.000 3000
8
Thời điểm 2: Mẫu lấy và đo vào lúc 10h ngày 27/8/2003(NM 2)
STT Thông số Đơn vị tính Hàm lượng TCVN-5942.
1995-cột B
TCVN-6980-
2001
Q <50/s
1 Độ đục mg/l 65 < 80
2 pH 7,5 5,5 – 9,0
3 DO mg/l 5,4 2
4 COD mg/l 25 < 35 50
5 (20ᵒ) mg/l 11,7 < 25 20

6 mg/l 0,06 1
7 Nitrat mg/l 2,5 15
8 Fe mg/l 1,6 2,0
9 Coliform MPN/100m
l
560 10.000 3000
Nước mặt trong khu vực bao gổm nước ở Bầu Lầy với diện tích gần 200ha,
nước Khe Mây nhỏ, thường khô cạn về mùa hè và nước mưa chảy tràn.Các nguồn
nước trên giải quyết tưới tiêu cho nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt và bổ sung
nguồn nước ngầm.Kết quả khảo sát chất lượng nước được tiến hành dọc Khe Mây
và khu vực nhà máy được thống kê ở hai bẳng trên
Từ hai bảng trên cho chúng ta thấy các thông số cơ bản về chỉ tiêu chất
lượng nước mặt đều ở dưới mức cho phép của Tiêu chuẩn Việt Nam( TCVN-5942-
1995- cột B và TCVN-6980-2001).Nước ở vùng này đổ vào đồng ruộng nên chúng
tôi chỉ đánh giá theo tiêu chuẩn nước mặt loại B.Tuy nhiên hàm lượng Fe khá cao
là điều đáng quan tâm.
Bảng 2: Nồng độ một số thông số chất lượng nước ở Bầu Lầy
Thời điểm 1: Mẫu lấy và đo vào lúc 10h00’ ngày 15/12/2002
9
STT Thông số Đơn vị tính Hàm lượng TCVN-5942.
1995-cột B
TCVN-
6980-2001
V <10.
1 Độ trong Cm 78 < 80
2 pH 7,17 5,5 – 9,0 6-6,5
3 DO mg/l 7,23 2
4 COD mg/l 32,36 < 35 50
5 (20ᵒ) mg/l 17,9 < 25 20
6 mg/l 0,03 1

7 mg/l 0,147 1
8 Nitrat mg/l 4,50 15
9 Zn mg/l 0,211 2,0
10 Fe mg/l 2,71 2,0 3
11 Coliform MPN/100ml 920 10.000 5000
Thời điểm 2: Mẫu lấy và đo vào lúc 11h ngày 27/8/2003(NM1)
STT Thông số Đơn vị tính Hàm lượng TCVN-5942.
1995-cột B
TCVN-6980-
2001
Q <50/s
1 Độ trong Cm 82 < 80
2 pH 7,8 5,5 – 9,0 6-6,5
3 DO mg/l 4,6 2
4 COD mg/l 34 < 35 50
5 (20ᵒ) mg/l 19 < 25 20
6 mg/l 0,25 1
7 Nitrat mg/l 6,5 15
8 Fe mg/l 3,2 2,0 3
9 Coliform MPN/100m
l
1200 10.000 5000
Tóm lại, hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt ở khu vực quanh nhà
máy đang đạt chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước Việt Nam.
2.2 Nước ngầm:
Nước ngầm được bổ sung từ nước khe và nước mặt.Vào mùa khô, lượng nước
ngầm rất hạn chế.Người ta phải xây dựng hồ chứa để giữ nước từ mùa mưa nhằm
10
cung cấp cho sinh hoạt và nuôi trồng.Nước dưới đất ở tất cra các lớp trầm tích và
phần trên của đới phong hóa của đá Macma đều bị nhiễm phèn.Ở các hộ nông dân

sống quanh vùng dự án, nước ngọt để sinh hoạt và dùng tưới tiêu phải lấy từ hồ
chứa và giếng đào trong vườn gia đình.Độ dày của lớp nước này lớn nhất vào
khoảng 3- 5m hình thành do nước mưa từ bề mặt thấm xuống, trữ lượng hạn chế
phụ thuộc hoàn toàn vào lượng mưa,vì vậy mùa khô có thể bị cạn kiệt.
Chất lượng nước ngầm theo kết quả phân tích mẫu nước tại một số giếng ở
các hộ dân xung quanh khu vực nhà máy được trình bày ở bảng sau.
Bảng 3: Nồng độ thông số chất lượng nước ngầm tại một số giếng đào của
dân cư quanh khu vực xanh dựng nhà máy
Thời điểm 1:Mẫu lấy và đo vào lúc 8h30’ ngày 15/12/2003
STT Thông số Đơn vị Hàm lượng TCVN-5944-1995
1 Độ đục Cm 96
2 pH 4,99 6,5
3 DO mg/l 7,21
4 COD mg/l 1,56
5 mg/l 0,625
6 mg/l 0,08
7 mg/l < 0,01
8 mg/l 17,92 45
9 Tổng Coliform MPN/100ml 291 1000
10 Faecl coliform MPN/100ml KXĐ
11 Zn mg/l 0,530 5,0
12 Fe mg/l < 0,05 1-5
Thời điểm 2:
STT Thông số Đơn vị Hàm lượng TCVN-5944-
1995
NN1 NN2
1 pH 5,5 5,2 6,5
2 DO mg/l 4,2 5,4
3 COD mg/l 3,6 2,4
4 mg/l 2,10 1,12

5 mg/l 0,01 0,02
11
6 mg/l 32,5 25,6 45
7 Tổng coliform MPN/100ml 540 360 1000
8 Fe mg/l 0,20 0,10 1-5
Kết quả phân tích chất lượng nước giếng tại khu vực xây dựng nhà máy như
bảng trên, cho thấy nước ngầm tần mặt trong khu vực hầu hết các chỉ tiêu đều đảm
bảo tiêu chuẩn cho nước cấp sinh hoạt(TCVN-5944-1995:chất lượng nước
ngầm).Tuy nhiên sự xuất hiện một hàm lượng nhỏ các ion và độ đục tương đối cao
trong nước ngầm đã cho thấy những biểu hiện nhiễm bẩn nhẹ, trực tiếp trên bề mặt
thẩm thấu xuống.
III.NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA Ô
NHIỄM NGUỒN NƯỚC
1.Nguyên nhân gây ô nhiễm
- Các hoạt động xây dựng cơ bản, thi công bến bãi, những nơi khai thác vật
liệu, hoạt động của các phương tiện vận chuyển trên các tuyến đường, hoạt động
của các thiết bị xây dựng Nhà máy tinh bột sắn; Nguồn ô nhiễm là những chất khí
(airoson), các chất rắn lơ lửng trong không khí.
Hình 9. Hoạt động của nhà máy
-Các hoạt động vận hành sản xuất của Nhà máy: Các hoạt động sản xuất môi
trường, các hoạt động sống và sinh hoạt của người lao động.
-Ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu, các sự cố, rủi ro môi trường tới hoạt
động của Nhà máy và tới môi trường khu vực.
12
*Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
-Nước thải trong quá trình rửa củ sắn, cắt vỏ có chứa chất bùn, chất vụn của
mảnh vỏ củ,…

Hình 10.Nước rửa sắn được thải ra qua đường ống
-Nước thải trong quá trình lọc, lắng tinh bột có nồng độ hữu cơ (cao, các

chất rắn lơ lửng( SS) cao.Trong nước thải còn có chứa dịch bào tanin, độc tố
xyanua (HCN) cao, các men và một số nguyên tối vi lượng trong củ sắn,…
13
Hình 11. Nước thải trong quá trình lọc lắng
-Nước thải sinh hoạt có chứa cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các tạp chất hữu
cơ(COD/BOD), các chất dinh dưỡng (N,P)…và vi sinh vật.
-Nước mưa chảy tràn qua khu vực này cuốn theo đất cát, rác thải, vỏ, xơ bã
rơi vãi xuống nguồn nước.
2.Đặc trưng của nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
a.Nước thải sản xuất:
Nước thải trong quá trình sản xuất đươc tính trung bình 20/tấn thành
phẩm.Công suất sản xuất của nhà máy là 60 tấn / ngày.Như vậy khối lượng nước
thải sinh ra trong một ngày sản xuất là 1.200/ngày.Dựa vào hiện trạng nước thải
nhà máy tinh bột sắn Quảng Nam, dự kiến nước thải sản xuất của nhà máy này có
độ pH khoảng 6 – 7, COD cao khoảng 11.000, khoảng 6000mg/l vượt tiêu chuẩn
120 lần, TSS vượt tiêu chuẩn 48 lần.
Hình 12.Nước thải của tinh bột
Ngoài ra còn có các thành phần khác như Cyanua, Phốt pho tổng số, Nito
Kjeldahl tổng số, Total Coliform,… cũng có những chỉ số lớn thường vượt quá tiêu
chuẩn Việt Nam.
b.Nước thải sinh hoạt
Lượng nước thải của cán bộ , công nhân viên trong nhà máy có chứa cặn bã(
SS), các chất hữu cơ(), các chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh vật.
14
Theo tính toán thống kê của nhiều Quốc gia đang phát triển khối lượng chất
ô nhiễm mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường( nếu không xử lý) như bảng
Bảng.Chỉ số bình quân ô nhiễm nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm Khối lượng (mg/người/ngày)
45 - 54
COD 72 - 102

Chất rắn lơ lửng (SS) 70 - 145
Tổng nitơ 6 - 12
Amoni 2,4 - 4,8
Tổng Phospho 0,8 – 4,0
Nếu mỗi ngày một công nhân sử dụng 100 lít nước thì lượng nước thải sinh
hoạt ra là 10/ngày và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải được dự toán như
bảng sau
Bảng.Dự báo ô nhiễm phát thải vào nước bình quân đầu người
Đơn vị tính: mg/l
Chất ô nhiễm Không xử lý Xử lý bằng bể tự hoại
450 – 540 100 – 200
COD 720 – 1020 180 – 360
SS 700 – 1450 80 – 160
Tổng nitơ 60 – 120 20 - 40
Amoni 24 – 48 2 - 15
Vi sinh (MPN/100ml)
Coliform 106 – 109 (MPN/100ml)
Qua so sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt đã
qua xử lý bằng bể tự hủy với tiêu chuẩn nước thải đổ ra nguồn loại B cho thấy:
Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý có nồng độ vượt tiêu chuẩn từ 2,5 – 5,0 lần,
COD vượt tiêu chuẩn 1,8 – 3,6 lần, SS vượt tiêu chuẩn 0,8 – 1,6 lần sẽ được xử lý
bằng phương pháp tự hoại.
c.Nước mưa chảy tràn:
Theo số liệu thống kê tổ chức Y tế Thế Giới thì nồng độ các chất ô nhiễm
trong nước mưa chảy tràn qua các công trình xây dựng và khu vực sản xuất có lớp
che tầng mặt ước tính khoảng 0,5 – 15 mgN/l, 0,004 – 0,03mg/P/l, 10 – 20 mg
TSS/l.So với nước thải thì nước mưa chảy tràn tương đối sạch, do đó có thể tách
riêng biệt đường nước mưa ra khỏi nước thải sản xuất của Nhà máy.Tuy nhiên, cần
phải có hệ thống tập trung nước, đường mương dẫn và hệ thống lọc cơ học hoặc xử
lý sơ bộ.

15
3.Tác hại của các chất ô nhiễm tới môi trường nước
Độc tố trong củ sắn là acid xyanhydric(HCN) . Đây là dạng hợp chất có độc
tính cao.Do đặc điểm sinh hóa và cấu trúc tế bào, mô của cây sắn chúng có thể riết
ra HCN trong quá trình phân hủy một số Glucozit có trong các bộ phận của
cây( củ, thân, lá…).Qúa trình phân hủy này xảy ra rất phức tạp và chỉ xảy ra sau
khi thu hoạch, nghĩa là cây đã ngừng sinh trưởng, các tế bào bắt đầu chuyển hóa
celluloze và protein.Vì vậy, khi chưa đào cây sắn không có HCN tự do mà ở dạng
Glucozit, có công thức hóa học là N.Sau khi đào, dưới tác dụng của enzyme
Cyanonaza hoặc trong môi trường acid thì Glucozit phân hủy tạo thành Glucoza,
axeton, aglicon và acid xyanhydric là chất độc toàn thân cho con người.
Glucozit có chứa Xyanua có thể hòa tan trong nước và dễ bị thủy phân thành HCN
với sự có mặt của acid loãng và nhất là sự có mặt của các enzyme (Glucozidaza,
Cyanonaza, …) làm tốc độ quá trình phân hủy rất nhanh.Xyanua còn ở giai đoạn
ion trong dung dịch nước thải là chất có hoạt tính cao và do vậy tác động rất nhanh
vào cơ thể người và động vật.Xyanua kết hợp men kytocrom làm men này ức chế
khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu, nên các cơ quan của cơ thể bị nhiễm
thường thiếu oxy gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống.Bởi vậy , ngừng thở do
tác dụng của Xyanua ở người là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong.
*Đây là đặc điểm cơ bản khác biệt giữa nước thải của nhà máy chế biến tinh
bột sắn với nước thải chế biến các loại ngũ cốc khác.
Sự nhiễm độc của Xyanua thông qua nguồn nước chủ yếu là do uống trực tiếp hoặc
do ăn thức ăn đã bị nhiễm độc( cá, tôm, cua sống trong nguồn nước đã bị ô nhiễm)
*Triệu chứng nhiễm độc sau khi ăn hoặc hít phải Xyanhydric chia làm hai
loại:
+Thể nhẹ: Xuất hiện sau vài giờ gây nhứt đầu
+Thể nặng:
- Cảm giác người nhẹ bồng bềnh
- Khó thở, đau nhói vùng tim, da hồng hào có lúc mất thị giác
- Co giật mạnh, mê man, bất tỉnh, đồng tử giãn

- Các cơn co giật giảm dần, mất phản xạ, thở nông rùi ngừng thở vài phút sau
khi tim ngừng đập.
Trong sản xuất tinh bột, HCN phản ứng với sắt có trong nước cấp tạo thành
perro/ferrixyanat coa màu xám, do đó nếu không tách nhanh sẽ ảnh hưởng tới màu
của tinh bột.
Hàm lượng độc tố trong củ sắn khoảng 0,001 – 0,040 chủ yếu tập trung ở vỏ và
cùi.Các nhà nghiên cứu cho rằng các phần củ, lá càng gần cuống hàm lượng
Xyanua càng tăng( Nartey,1973).Khi sử dụng phần thịt của củ sắn đã bóc sạch vở
cùi thì phần lớn độc tố đã bị loại bỏ.
Trong các chất men có polyphennoloxydaza có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng
tinh bột săn strong quá trình thu hoạch, bảo quản và sản xuất.Polyphennoloxydaza
16
xúc tác quá trình oxy hóa polyphennol tạo thành octolinol, sau đó trùng hợp với
các chất không có bản chất phenol như acid amin để hình thành sản phẩm có
màu.Đây là nguyên nhân sinh ra các vết đen được gọi là chảy nhựa làm ảnh hưởng
đến chất lượng phần thịt củ sắn.
-Tác động của chất ô nhiễm trong nguồn nước thải:
+Các chất hữu cơ
Việc ô nhiễm hữu cơ sẽ dẫn đến việc suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong
nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan trong nước để phân hủy các chất hữu
cơ.Oxy hòa tan sẽ giảm gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên thủy sinh vật.Tiêu
chuẩn chất lượng nước để nuôi cá của tổ chức FAO qui định: nồng độ oxy hòa tan
trong nước phải còn tương đương với 50% giá trị bão hòa( tức là cao hơn 4mg/l ở
25ᵒC)
Theo TCVN – 5945 – 1995 – quy định, nồng độ ( 20ᵒC) trong nước thải
công nghiệp được phép đổ ra môi trường chung là 100mg/l đối với nguồn nước
loại C, 50mg/l đối với nguồn nước loại B và 20mg/l đối với loại A.Gía trị giới hạn
nồng độ ( 20ᵒC) theo TCVN – 6980 – 2001 khi thải vào sông có Q < 50/s cũng
bằng 20mg/l.
+Các chất tạo sinh(N.P.)

Các chất tạo sinh (Bioen) gây hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, ảnh hưởng
đến chất lượng nước, sức sống của sinh vật thủy sinh.
+Tác hại của loại vi khuẩn gây bệnh
Nước có nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh thường là nguyên nhân của các
dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn,lỵ. Vi khuẩn thương hàn có thể sống 4 tuần
trong giếng, 25 ngày trong nước hồ và nước sông. Vi khuẩn gấy bệnh lỵ có thể
sống 6 – 7 ngày trong nước.Nguồn nước thiên nhiên thường có một số loài vi
khuẩn thường xuyên sống hoặc một số loài vi khuẩn sống trong đất nhiễm vào.
Coliform là nhóm vi khuẩn đường ruột hình que hiếu khí hoặc kỵ khí hay
nhóm tùy nghi và đặc biệt là Escherichia coli( E.coli).E.coli là một loài vi khuẩn có
nhiều trong phân tươi người, động vật.Ngoài ra, E.coli còn tìm thấy trong môi
trường đất và nước bị nhiễm phân.
E.coli sinh nội độc tố thông qua sự sản sinh các độc tố kém chịu nhiệt( LT –
Lable toxins), nội độc tố chịu nhiệt( ST – Stable toxins).Nhóm này xâm nhập vào
tế bào và tạo khuẩn lạc dày trên niêm mạc ruột.
IV.PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT
1.Lưu lượng và tải lượng chất ô nhiễm nguồn nước:
Đối với Nhà máy sản xuất tinh bột sắn, việc xử lý nước thải sản xuất là quan
trọng nhất, vì lưu lượng nước thải và tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải rất
lớn.
17
Trên cơ sở công suất của nhà máy và định mức tiêu thụ nước có thể xác định
được đặc tính của nước thải sản xuất tại nhà máy như sau:
- Công suất tối đa: 60 tấn thành phẩm/ ngày( 24 giờ)
- Định mức tối đa nước thải/ tấn thành phẩm: 20/ tấn thành phẩm
- Lưu lượng nước thải khi công suất tối đa, khoảng: 1.200/ ngày.
- của nước thải theo qui định mức nước sử dụng ở các nhà máy có công suất
tương tự: 7.200m /l; PH: 5-6; TSS :4.800 mg/l.
2.Phương pháp xử lý:
Trong nước thải tinh bột sắn có chứa nhiều sản phẩm hữu cơ như đã có dịp

phân tích ở trên.Thực ra để xử lý triệt để các chất ô nhiễm này cần thiết phải sử
dụng cả biện pháp sinh học và hóa học.Nhưng do tải lượng nước thỉa quá lớn
(1.200/ ngày) nên khó có điều kiện kinh tế để xử lý sinh học bằng phương pháp sử
dụng vi sinh vật yếm khí tuyệt đối – hầm kín sinh học Meetan.
Theo kinh nghiệm của Thái Lan là nước có công nghiệp sản xuất tinh bột
sắn khá phát triển thì xử lý nước thải loại này bằng phương pháp sinh học dựa vào
một số vi sinh vật hiếu khí, vi sinh vật kị khí và vi sinh vật tùy nghi trong ao xử lý
ổn định là có hiệu quả về giảm thiểu chất ô nhiễm hữu cơ và kinh tế nhất.Nhà máy
tinh bột sắn Vedan tại khu công nghiệp Gò Dầu cũng đã thành công trong việc xử
lý chất thải loại này bằng phương pháp vi sinh vật trong các ao xử lý ổn định.
Xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh đòi hỏi xây dựng hệ thống gồm
nhiều bể có chứa cả ba nhóm vi sinh vật hiếu khí, kị khí, tùy nghi hoạt động.Các bể
này thường có độ sâu trên 3m và thường ổn định trong sự lưu chuyển của nước thải
– Sau đây gọi là bể xử lý ổn định.Để phát huy vai trò của nhóm vi sinh vật kị khí,
mặt đáy của các bể này cần đầm một lớp đất sét dày 40 -50 cm, để chống nước thỉa
vào đất và tạo bùn đáy,đồng thời mặt trên được đậy kín bằng tôn hoặc nilon. Hệ
thống này chiếm diện tích khá lớn.Trên cơ sở tính chất nguồn nước thải Nhà máy
chúng tôi đề nghị có thể áp dụng công nghệ xử lý sau:
+ Đối với các bể (các bể từ 1 – 6): Theo các tài liệu và kinh nghiệm cho thấy
nhu cầu ooxxy sinh học (BOD) của nước thải khi đưa vào bể xử lý số 1 đạt năng
suất khoảng 0,673 kg//ngày và 5 ngày là thời gian tối ưu để giảm BOD nhiều
nhất( hơn 60%).
18
+ Đối với vi sinh vật tùy nghi và vi sinh vật hiếu khí ở tầng mặt trong các bể
xử lý ổn định (1 – 6).Gỉa sử năng suất phân hủy BOD tối đa bằng 0,03 kg//ngày và
thời gian tồn lưu hơn 3 ngày có thể giảm được hơn 75%.
Hình 13.Bể xử lý kỵ khí
*Số liệu thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà máy như sau:
- Đặc trưng của nước thải:
+ Lưu lượng :1.500/ ngày( tính tối đa cả nước ngoại lai)

+ BOD nước sản xuất trước khi xử lý: 7.200mg/l
+ Tải lượng BOD: 15.000kg/ngày
-Kích thước bể:
+ Chiều rông (R) /dài (L) :100m/200m hoặc 175m
+ Chiều sâu bể: 5m
+ Chiều sâu mực nước(S): 4,5m
+ Bề rộng mặt bờ: 6m
+ Độ nghiêng cạnh bể, cao,ngang:1:2
19
*Dự kiến tải lượng cho từng bể:
- Bể xử lý ổn định( kỵ khí) số 1:
+ Tải lượng BOD : 15.000kg/ngày
+Mặt bằng cần thiết: 2ha
+Thời gian lưu: 24 ngày
+Tỷ lệ BOD giảm: 60%
+BOD đầu ra:6000kg/ ngày
Tương đương: 3.000mg/l
-Bể ổn định số 2:
+ Tải lượng BOD : 6.000kg/ngày
+Mặt bằng cần thiết: 2ha
+Thời gian lưu: 9 ngày
+Tỷ lệ BOD giảm: 60%
+BOD đầu ra:2.400kg/ ngày
+Tương đương: 1.200mg/l
Hình 14. Bể xử lý 2
20
-Bể ổn định số 3:
+ Tải lượng BOD : 2.400kg/ngày
+Mặt bằng cần thiết: 2ha
+Thời gian lưu: 7 ngày

+Tỷ lệ BOD giảm: 60%
+BOD đầu ra:960kg/ ngày
+Tương đương: 480mg/l
Hình 15.Bể xử lý 3
-Bể ổn định số 4:
+ Tải lượng BOD : 960kg/ngày
+Mặt bằng cần thiết: 2ha
+Thời gian lưu: 3 ngày
+Tỷ lệ BOD giảm: 60%
+BOD đầu ra:384kg/ ngày
21
+Tương đương: 192mg/l
-Bể ổn định số 5:
+ Tải lượng BOD : 384kg/ngày
+Mặt bằng cần thiết: 17.146
+Độ nghiêng cạnh bể, cao, ngang :1:3
+Thời gian lưu: 6 ngày
+Tỷ lệ BOD giảm: 60%
+BOD đầu ra:154kg/ ngày
+Tương đương: 77mg/l
-Bể ổn định số 6:
+ Tải lượng BOD : 384kg/ngày
+Mặt bằng cần thiết: 1,7ha
+Chiều sâu bể: 3m
+Chiều sâu nước: 2,5m
+Thời gian lưu: 4 ngày
+Tỷ lệ BOD giảm: 60%
+BOD đầu ra:61,6kg/ ngày
+Tương đương: 31mg/l
- Bể ổn định sau xử lý( bể làm sạch số 7 và 8)

Bể này xử lý chủ yếu nhờ các vi sinh vật tùy nghi và hiếu khí.
Đây là như hệ thống hồ sinh học hay sinh thái đất ngập nước nhân tạo.
+Tải lượng BOD: 62kg/ngày
+Mặt bằng cần thiết của bể (2ha × 2 bể)
22
+Chiều sâu bể: 0,3m
+Chiều sâu nước: 0,25m
+Độ nghiêng cạnh bể, cao, ngang :1:3
+Tỷ lệ BOD giảm: 75%
+BOD đầu ra: 15,5kg/ngày
Tương đương: 7,75mg/l (trong tiêu chuẩn cho phép nước NTTS – TCVN –
5943 – 1995, cột B)
*Hai bể ổn định cần thiết phải xây dựng mô hình hệ sinh thái đất ngập nước
nhân tạo để nó tự làm sạch trước khi xả vào hồ sinh học hoặc môi trường
chung.Chủ đầu tư hoặc nhà máy khi thi công sẽ chọn một tập đoàn cây con thích
hợp cho việc xử lý sinh học của hệ sinh thái thủy vực.Một số loài sinh vật thích
hợp với hồ sinh học này có thể dự kiến như: lau, lách, bèo cái, bèo nhật bản,… một
số loài không xương sống và cá.
Theo phương án xử lý nước thải như trên thì chất thải lỏng của nhà máy sau khi
xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn cho phép vì lúc đó BOD bằng khoảng 7,75mg/l trong khi
tiêu chuẩn nước thải công nghiệp được phép thỉa vào nguồn nước sử dụng cho mục
đích giao thông thủy, tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản,… là 50 mg/l( TCVN - 5945-
1995, cột B và TCVN- 6980-2001).Riêng mùi hôi được xử lý bằng cách phun dịch
men tổng hợp EM hàng ngày.
Hình 16.Nước thải được dẫn để thải ra sông đã qua xử lý
23
Hình 17. Đường ống dẫn nước thải đã qua xử lý đổ ra sông
Do các bể xử lý chủ yếu là dạng hở, xử lý ổn định, mêm để đẩy nhanh tốc độ
phân hủy các hợp chất hữu cơ của nước thải, nhà máy còn dự kiến sẽ tăng cường
thêm 2 vấn đề cơ bản sau đây:

+ Xây dựng phòng nghiên cứu và phân lập các chủng vi sinh vật.Mục đích
chính là phân lập đúng ngay các chủng vi sinh vật( hiếu khí, kỵ khí) đang hoạt
động trên cơ chất của nước thải bột sắn, cơ chất mà có chứa nhiều Xyanua và các
dạng hữu cơ đặc trưng.Có như vậy mới tăng đủ số lượng vi sinh vật kỵ khí và tùy
nghi để phân hủy hết một khối lượng chất thải với nồng độ ô nhiễm lớn như của
nhà máy.
+ Tăng giá thể và nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh vật hoạt động bằng cách sử
dụng phương pháp bùn hoạt tính hoặc một số cơ chất thích hợp, nhằm tạo điều kiện
cho nhóm vi sinh vật hiếu khí hoạt động.
3.Phương án xử lý nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt từ nhà ăn, nhà tắm, nhà vệ sinh được thu gom và dẫn
đến bể tự hoại tập trung trong khu vực nhà máy.Nước thải từ nhà vệ sinh khoảng
30l/người/ngày được xử lý trong bể tự hoại.
Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn
lắng. Cặn lắng giữ lại trong bể từ ba đến sáu tháng dưới sự hoạt động của các vi
sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy một phần tạo thành các chất
24
khí(metan) và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan.Theo kinh nghiệm thực
tế, cần 0,3 bể tự hoại cho một người, như vậy tổng diện tích bể tự hoại cho nhà
máy là 30( khoảng 100 nhân viên).
4.Phương pháp xử lý nước mưa chảy tràn:
Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng nhà máy có lẫn đất cát và các chất rắn lơ
lửng.Vì vậy, nhà máy xây dựng hệ thống thoát gom nước mưa riêng biệt.Nước
mưa sẽ được tách rác có kích thước lớn bằng các sông chắn rác đặt trên hệ thống
mương dẫn nước mưa vào hồ lắng.Nước từ hồ lắng được thải ra môi trường.
V.PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC CẤP
Nước dùng cho sản xuất được quy định như sau:
- Nồng độ các chất hòa tan không được quá 0.4 – 0.6 g/l
- Nồng độ các chất hữu cơ không được quá 1,01g/l
- Trong nước không được có , muối nhôm và muối sắt

Hóa chất trung hòa
25
Nguồn
Giàn mưa hay thùng quạt
Bể lắng tiếp xúc
Bể lọc
Chất khử
Bể chứa nước
Sử dụng

×