Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP: Công ty cổ phần Huetronics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.95 MB, 46 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn chuyên đề
Thương mại điện tử hay còn gọi là e-commerce, E-Comm hay EC là sự mau
bán sản phẩm hay dịch vụ trên cấc hệ thống điện tử như internet và các mạng máy tính
dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung
ứng, tiếp thị internet, quá trình giao dịch trực tuyến …thương mại điện tử được biết
đến như một phương thức kinh doanh hiệu quả từ khi internet hình thành và phát triển
góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh.
Đề tài được thực hiện nhằm hỗ trợ cho hoạt động quản lý bán hàng, giúp khách
hàng thuận lợi hơn trong việc mua các sản phẩm cũng như giúp giảm thiểu chi phí,
quảng bá hình ảnh, sản phẩm cho doanh nghiệp.
Giúp cho khách hàng:
Khách hàng là người có nhu cầu mua săm hàng hóa,họ sẽ tìm kiếm các mặt hàng từ
hệ thống và đặt mua các mặt hàng này, vậy nên trang web giúp cho khách hàng:
-Tìm kiếm và lụa chọn từ xa sản phẩm mình cần: khách hàng khi truy cập vào
trang web thương mại thường tìm kiếm các mặt hàng hay sản phẩm mà họ cần muốn
mua. Nhưng đôi khi cũng có nhiều khách hàng vào web mà không có ý định mua hay
không biết mua gì thì yêu cầu đặt ra cho hệ thống là làm thế nào để khách hàng dễ bị
bắt mắt và hấp dẫn bởi sản phẩm đó,đồng thời có thể tìm kiếm nhanh và hiệu quả các
sản phẩm mà họ cần tìm.
- Đặt mau hàng: sau khi khách hàng lạu chọn xong nhưng mặt hàng àm mình
cần mua thì đơn đặt hàng sẽ hiển thụ để khách hàng nhập vào nhưng thông tin cần
thiết, trành những đòi hỏi hay những thông tin yêu cầu quá nhiều từ phía khách hàng,
tạo cảm giác thoải mái, riêng tư cho khách hàng.
- Theo dõi đơn hàng của mình.
- Gửi ý kiến đóng góp.
Giúp nhà quản lý
Là người có quyền đăng nhập, quản lý và làm chủ mọi hoạt động của hệ thống
trang web. Nhà quản lý có một usernam và một password để truy cập vào hệ
thống nhằm thực hiện cấc chức năng sau:


SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương
Quản lý sản phẩm một cách dễ dàng.
Thêm, xóa, sủa thông tin sản phẩm vào cơ sở dữ liệu.
Kiểm tra và xử lý đơn đặt hàng.
Báo cáo doanh thu.
Bên cạnh các chức năng nêu trên thì trang web phải trông thật đẹp mắt và dễ
truy cập. Giao diện đẹp là yếu tố quan trọng góp phần tăng lượng khách hoàng, và
trang web phải làm sao cho khách hàng thấy được những thông tin cần tìm, cung cấp
nhưng thông tin quảng cáo thật hập dẫn, nhằm thu hút sự quan tâm về công ty mình và
có nhiều người tham khảo hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đề tài nêu lên được vai trò của internet đối vói phát triển kinh tế,thương mại
điện tử là gì?.
- Xây dựng và triển khai website thưng mại điện tử bằng ASP như thế nào?
- Tiến hành xây dựng website thương mại điện tử để hỗ trợ cho hoạt động quản
lý bán hàng của công ty
3. Đối tượng , phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quy trình bán hàng của doanh nghiệp, các thông tin đầu ra, đầu vào trong
công tác quán lý bán hàng của doanh nghiệp.
- Các yêu cầu đặt ra cho quy trình bán hàng của doanh nghiệp từ đó xây dựng
hệ thống bán hàng trực tuyến hợp lý.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Công ty cổ phần Huetronics
- Thời gian : Từ ngày 24-02-2014 đến ngày 18-05-2014
3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp lập trình hướng đối tượng sử dụng asp c#
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu,quan sát

SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỂ CÔNG TY CỔ PHẦN HUETRONICS
1.1.Giới thiệu về công ty cổ phần Huetronics
Ra đời từ năm 1989, công ty điện tử huế nay gọi là công ty cổ phần huetronics
la doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất và kinh doanh trong các lĩnh vực
điên,điện tử,điện gia dụng. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin công ty
đang đổi dần cơ cấu ngành hàng hoạt động của mình để hội nhập cùng phát triển.
Công ty chú trọng đến việc đầu tư mạnh mẽ vào con người,công nghệ,hệ thống dịch
vụ và quản lý nhằm đưa ra các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ của mình đến khách hàng
một cách hiệu quả nhất.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty huetronics được thành lập từ năm 1989, lúc đầu có tên là xí nghiệp liên
doanh điện tử huế trên cơ sở liên doanh giữa UBND thành phố Huế với công ty xuất
nhập khẩu điện tử và tin học viettronimex TP hồ chí minh, dưới sự quản lý của
uUBND thành phố Huế và liên hiệp điện tử và tin học việt nam.
Năm 1993: Công ty được chuyển đổi thành doanh nghiệp nhà nước theo quyết
định 197/QĐ/UBND ngày 23/2/1993 của UBND tỉnh thừa thiên huế có tên gọi là công
ty điện tử huế với chức năng, nhiệm vụ snae xuất kinh doanh các mặt hàng điện, điện
tử, kinh doanh lắp đặt máy vi tính, thiết bị văn phòng, hàng điện cơ điện lạnh, bếp ga
và khí đốt hóa lỏng.
Năm 2004: Công ty chuyển đổi từ mô hình doanh nghiệp nhà nước sang công
ty cổ phần theo quyết định số 3749/QĐ-UB ngày 3/11/2004 của UBND tỉnh thừa thiên
huế với tên gọi công ty cổ phần huetronics.
Các mốc phát triển:
Năm 2011:
+ Thành lập chi nhánh thứ 6 của công ty tại nghệ an.
+ Đạt chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004
+ Đạt chứng nhận thực hành tốt 5S.

SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương
Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004
Chứng nhận thực hành tốt 5S
Năm 2010:
+ Đạt chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008.
+ Xây dựng áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004.
SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương
Giải thưởng sao vàng đất việt
Năm 2009:
+ Thành lập thêm hai chi nhánh ở nha trang và Tp hồ chí minh, naang hệ thống
kinh doanh phân phối trải khắp toàn quốc từ lạng sơn đến cà mau, với 5 chi nhánh của
công ty và trên 700 đại lý, cửa hàng bán lẻ.
+ Xây dựng nhà làm việc tai khu công nghiệp hương sơ.
Giải thưởng chất lượng quốc gia
SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương
Năm 2008:
+ Thành lập thêm chi nhánh tại tỉnh quảng bình, đồng thời mở rộng hệ thống
phân phối sản phẩm tại khu vực miền trung, tây nguyên và thành phố hồ chí minh.
+ Được xếp vào danh sách các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công
nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn của tỉnh thừa thiên huế.
Giải thưởng thương hiệu việt hội nhập WTO năm 2008
Năm 2007:
+ Thành lập hai chi nhánh tại hà nội và đà nẵng, đồng thời mở văn phòng đại
diện tại thẩm quyến, trung quốc.
+ Xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp hương sơ cho sự án sản xuất linh kiện
vi tinh, điện tử trị giá 7 tỷ đồng.
Cúp sen vàng thương hiệu nổi tiếng việt nam và quốc tế

SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương
Năm 2006: Mở rộng thị trường phân phối sản phẩm thương hiệu của huetronics
ra các tỉnh phía bắc , miền trung và thành lập văn phòng đại diện khu vực phía bắc.
Năm 2005: Đạ hội đồng cổ đông sáng lập công ty thông qua điều lệ tổ chức
hoạt động của doanh nghiệp.
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO
Năm 2004: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới mang thương hiệu riêng:các sản
phẩm vỏ máy, nguồn điện và linh kiện điện tử máy tính mang thương hiệu jetek, đăng
ký bản quyền thương hiệu jetek trên toàn quốc.
SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương
Giải thương hiệu mạnh việt nam
- Năm 2003: Hợp tác phát triển linh kiện, phụ kiện loa các loại, mở rộng mạng
lưới kinh doanh sản phẩm CNTT và nhập khẩu linh kiện máy tính.
- Năm 2002: Phát triển cơ sở vật chất tại 5-7 hoàng hoa thám làm trụ sở
chính.Công ty bắt đầu nghiên cứu thiết kế sản xuất máy tính mang thương hiệu
vietcom và đang ký bản quyền trên toàn quốc
Tổ chức đào tạo tin học cho các đối tượng học sinh, sinh viên, phối hợp thực
hiện các chương trình đào tạo tin học cho cán bộ, công chức.
- Năm 2001: Công ty đầu tư thêm lĩnh vực phần mềm, đào tạo nhân lực phần
mềm tiến đến gia công sản xuất phần mềm xuất khẩu. Nghiên cứu, thiết kế, lắp ráp
máy tính mang thương hiệu web. Công ty hợp tác với các hãng sản phẩm intel,
samsung làm nhà phân phối độc quyền tại khu vực miền trung các sản phẩm
Moniter,HDD, CPU….
- Năm 1998-2000: Phát triển thêm trung tâm kinh doanh tại 46 bis hùng vương,
bổ sung ngành nghề,gia công lắp ráp, sữa chữa máy vi tính và thiết bị văn phòng.
- Năm 1996-1997: Lắp ráp sản xuất tivi màu các loại, thành lập trung tâm thiết
bị văn phòng chuyên kinh doanh lắp đặt máy vi tính và thiết bị văn phòng.
- Năm 1994-1995: Mở văn phòng đại diện tại hà nội, liên kết với 14 đại lý trong

cả nước để phân phối sản phẩm, nhập dây chuyền sản xuất để tăng năng lực và chuẩn
bị sản xuất tivi màu, được UBND tỉnh xếp là doanh nghiệp hàng hai
- Năm 1993-1994: Thành lập các trung tâm kinh doanh mới tại huế .
- Năm 1990-1992: Phát triển cơ sở tại 133 trần hưng đạo, 120 phan đăng lưu và
18 lê lợi thành phố huế, sản xuất lắp ráp linh kiện đồng hồ radio casette và tivi đen
SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương
trắng dang CKD tiêu thụ trên thị trường các tỉnh quảng bình, quảng tri, thừa thiên huế
đồng thời thành lập trung tâm hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật huế với nhiệm vụ tìm
kiếm, nghiên cứu, thiết kế, tạo ra sản phẩm mới và ứng dụng tiến bộ khoa học nói
chung, điện tử tin học nói riêng cho nhu cầu xã hội.
1.3. Thực trạng về hệ thống bán hàng hiện nay
Sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT trong những năm qua găn liền với thành tựu
phát triển kinh tế khs nhanh và ổn định của việt nam, năm 2006 kinh tế việt nam tăng
trưởng cao với tốc độ tăng trưởng GDP là 8,17%.TMĐT tiếp tục tăng với vai trò là
một trong những nghành kinh tế mũi nhọn đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hội nhập kinh tế tạo ra những cơ hội mới và thách thức mới, những cơ hội mới
đó là :có một thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm được sản xuất ra trong quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài …
Sự quan tâm của doanh nghiệp đối với thương mại điện tử được thể hiện qua
hoạt động giao dịch mua bán tại các sàn thương mại điện tử sôi động hơn,dịch vụ kinh
doanh trực tuyến phong phú và doanh thu tăng trưởng mạnh.
Hệ thống bán hàng hiên nay phát triển rất mạnh nhờ áp dụng thương mại điện
tử,với mức doanh thu tăng cao hàng năm và chi phí rẻ hơn nhờ áp dụng TMĐT.
Yêu cầu đổi mới của công ty:
- Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân trong thời ký đổi mới thời gian qua
lực lượng công nhân đã có bước phát triển về chất và lượng đã góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội ,tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới, xây dựng đội ngũ
công nhân là vấn đề cần được quan tâm.
- Nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng của công ty

SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương
1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần huetronics
SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 10
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Các phó tổng giám đốc Giám đốc tài chính
Ban kiểm soát
Các
chi
nhán
h
Trung
tâm
phát
triển
kinh
doanh
Trun
g tâm
bảo
hành
Phòng
kế
hoạch
cung
ứng
marke

ting
Phòn
g tài
chính,
kế
toán
Trung
tâm
kinh
doanh
Phòng
tổ
chức
hành
chính
chất
lượng
Trung
tâm
nghiên
cứu và
phát
triển
Nhà
máy
sản
xuất
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tìm hiểu về thương mại điện tử

Ngày nay thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ với tốc độ sử dụng internet
cùng với nhiều các công nghệ hiện đại ra đời.Con người ngày càng ưa thích giao dịch
dưới hình thức này bởi những thuận lợi mà nó mang lại. Ở việt nam thương mại điện
tử mới xuất hiện các đây không lâu. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại
điện tử ở việt nam ra đời khá muộn so với nhiều nước trên thế giới. Cuối năm 2005,
việt nam mới có “luật giao dịch điện tử” và năm 2006 mới ra đời nghị luận hướng dẫn
thi hành luật này.
2.1.1. Thương mại điện tử là gì
Có nhiều khía niệm về thương mại điện tử(TMĐT),nhưng hiểu một cách tổng
quát, TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng nhưng
phương tiện điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền
thống. Tuy nhiên,thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại
được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiệt kiệm chi phí và rộng không gian
kinh doanh.
TMĐT càng được biết tới như một phương thức kinh doanh hiệu quả từ khi
internet hình thành và phát triển. chính vì vậy nhiều người hiểu TMĐT theo nghĩa cụ
thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua internet và mạng.
* Một cách hiểu khác về Thương mại điên tử.
TMĐT là hình thức quan trọng của các hoạt động thương mại trong xã hội
thông tin hóa ở thế kỉ XXI, bao gồm một loạt các hoạt động thương mại được thực
hiện qua mạng, từ tìm nguồn nguyên liệu, thu mua, trưng bày sản phẩm, đặt hàng đến
việc giao hàng, vận chuyển và thanh toán điện tử Ngoài các giao dịch điện tử đối
với mua bán hàng hóa, TMĐT sẽ bao gồm cả những hoạt động thương mại dịch vụ
như việc truyền tin trực tuyến, chuyển tiền điện tử, giao dịch cổ phiếu điện tử, vận đơn
điện tử, tiến hành đấu giá trên mạng TMĐT vừa đề cập việc mua bán hàng hóa và
cung cấp các dịch vụ, vừa có những nội dung hoạt động xã hội mới (Như cửa hàng ảo,
kinh doanh qua mạng )
SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương
Tuy nhiên, TMĐT càng được biết tới như một phương thức kinh doanh hiệu

quả từ khi internet hình thành và phát triển. Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐT
theo nghĩa cụ thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua internet và mạng.
Căn cứ vào đối tượng giao dịch, người ta chia các giao dịch TMĐT thành 2 nhóm:
Giao dịch buôn bán hàng hóa vật chất và dịch vụ thông thường.
Giao dịch trao đổi trực tuyến thông tin, hàng hóa, dịch vụ số hóa như phần
mềm, âm nhạc, chương trình video theo yêu cầu …
Trong nhóm đầu, các phương tiện điện tử được sử dụng như một công cụ cho
các giao dịch chào hàng, chấp nhận chào hàng, thậm chí là cả thanh toán, nhưng việc
giao hàng hóa và dịch vụ tới khách hàng vẫn phải thông qua những phương thức
truyền thống.
Trong nhóm thứ hai, bất kỳ công đoạn nào của hoạt động động TMĐT đều có
thể thực hiện qua các phương tiện điện tử.
2.1.2. Lợi ích của thương mại điện tử
Lợi ích lơn nhất mà thương mại điện tử đem lại chính là tiết kiếm chi phi và tạo
thuận lợi cho các bên giao dịch. Giao dịch bằng thương mại điện tử nhanh hơn so với
giao dịch truyền thống, ví dụ gửi fax hay thư điện tử thì nội dung hay thông tin đến tay
người nhận nhanh hơn gửi thư.Các giao dịch qua internet có chi phí rất rẻ, một doanh
nghiệp có thể gửi thư tiếp thị,chào hàng đến hàng loạt khách hàng chỉ với chi phí
giống như gửi cho một khách hàng. Với TMĐT, các bên có thể tiến hành giao dịch khi
ở cách xa nhau,giữa thành phố với nông thôn, từ nước này sang nước kia hay nói cách
khác là không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Điều này cho phép các doanh nghiệp
tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian gặp mặt trong khi mua bán. Với người tiêu dùng họ
có thể ngồi tại nhà để đặt hàng mua sắm nhiều hàng hóa dịch vụ nhanh chóng.
Nhứng lợi ích như trên chỉ có được với nhưng doanh nghiệp thực sự nhận thức
được giá trị của TMĐT. Vì vậy thương mại điện tử góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp để thu được nhiều lợi ích nhất. Điều này đặc biệt quan trọng
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế khi các doanh ngiệp trong nuocs phái cạnh
tranh một cách bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài.
Đối với người tiêu dùng, TMĐT mở rộng khả năng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ
và nhà cung cấp. Do có nhiều lựa chọn nên khách hàng dể tìm được sản phẩm có chất

SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương
lượng cao hoặc giá thấp. Hàng hóa như phần mềm, phim, nhạc có thể được giao ngay
đến khách hàng qua internet.
Đối với xã hội, TMĐT tạo ra một phong cách kinh doanh, làm việc mới phù
hợp với cuộc sống công nghiệp, giúp các khu vực kém phát triển nhanh chóng mở
rộng trao đổi. TMĐT là một công cụ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ khắc phục những
điểm kém lợi thế để cạnh tranh ngang bằng với doanh nghiệp lớn. TMĐT cũng tạo ra
động lực cỉa cách mạnh mẽ cho các cơ quan quản lý nhà nước nhằm theo kịp nhu cầu
của doanh nghiệp và xã hội.
2.1.3. Các loại hình ứng dụng TMĐT
Dựa vào chủ thể của thương mại điện tử, có thể phân chia thương mại điện tử
thành các loại hình phổ biên như sau:
- Giao dịch giữa doanh ngiệp với doanh nghiệp-B2B(business to business)
- Giao dịch giữa doanh ngiệp với khách hàng –B2C(business to consumer)
- Giao dịch giữa doanh ngiệp với cơ quan nhà nước –B2G(business to
government)
- Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau-C2C(consumer to consumer)
- Giao dich giữa cơ quan nhà nước với cá nhân-G2C(government to consumer)
B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa danh nghiệp với
doanh nghiệp. Theo tổ chức liên hợp quốc về hợp tác và phát triển kinh tế (UNCTAD),
TMĐT B2B chiếm tỷ trọng lớn trong TMĐT khoảng 90% các giao dịch B2B chủ yếu
được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT như mạng giá trị gia tăng, day
chuyền cung ứng hàng hóa, dịch vụ,các sàn giao dịch TMĐT…các doanh nghiệp có
thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ
thống này.
Ở mức độ cao các giao dịch có thể diễn ra một cách tự động. TMĐT B2B đem
lại nhiều lợi ích thực tế cho doanh nghiệp đặc biệt giúp giảm chi phí cề thu thập thông
tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thi, đàm phán, tăng các cơ hội kinh doanh…
B2C là loai hình giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng qua các

phương tiện điện tử.Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa
dịch vụ tới người tiêu dùng.Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa
chọn, mặc cả, đặt hang, thanh toán, nhận hàng.Giao dich B2C tuy chiếm tỷ trọng ít
SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương
khongar 10% trong TMĐT nhưng có phạm vi ảnh hưởng rộng. Để tham gia phương
thức kinh doanh này thông thường dnah nghiệp sẽ thiết lập website, hình thành cơ sở
dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị quảng cáo, phân phối trực
tiếp tới người tiêu dùng .Doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí bán hàng do
không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng
giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng có
khả năng lựa chọn và so sành nhiều mặt hàng cùng lúc
B2G là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, trong đó
cơ quan nhà nước đóng vai trò khách hàng. Qúa trình trao đổi thông tin giữa doanh
nghiệp với cơ quan nhà nước thông qua phương tiện điện tử
Cơ quan nhà nước cũng có thể lập những website, tại đó đăng tải thông tin về
nhu cầu mua hàng của các cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hóa, dịch
vụ và lựa chọn nhà cung cấp, mặt khác giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt
động mua sắm công.
C2C là loại hình giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các phương tiện
điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động TMĐT với tư cách là người
bán, người cung cấp dịch vụ. Một cá nhân có thể tự lập website để kinh doanh những
mặ hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá một số món hàng
mình có. C2C góp phần tạo nên sự đa dạng của thị trường.
G2C là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân. Đây chủ yếu là
các giao dịch mang tính hình chính, nhưng có thể mang những yếu tố của TMĐT. Ví
dụ: Khi người dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng kí hồ sơ trực tuyến
2.1.4. Pháp luật về thương mại điện tử
Trong bối cảnh công nghệ phát triển với một tốc độ nhanh chóng, pháp luật cần
phải được xây dựng để kịp thời điều chỉnh những hiện tượng xã hội mới phát sinh.

Việc thiếu khung pháp lý trong những hệ thống xét xử để điều chỉnh những vấn đề liên
quan tới hiệu lực pháp lý của các giao dịch điện tử là rào cản rất lớn đối với sự phát
triển của thương mại điện tử. Thực tế, trong những giao dịch thương mại điện tử, chào
hàng, đặt hàng hoặc hợp đồng được giao kết bằng phương tiện điện tử đã tạo nên một
giao dịch điện tử hoàn chỉnh. Tuy nhiên, rất nhiều quy định pháp lý, liên quan tới hợp
SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương
đồng và những giao dịch thương mại khác đưa ra đòi hỏi tài liệu phải ở dạng văn bản,
được ký, lưu trử hoặc dưới hình thức văn bản gốc.
Pháp luật Việt Nam về Thương mại điện tử:
Ngày 15-9-2005 Quyết định của thủ tướng chính phủ số 222/2005/QĐ-TTG
phê duyệt kế hoạc tổng thể về phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010 là
văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của nhà nước ta về chính sách vĩ mô với những
định hướng, giãi pháp toàn diện và chương trình hình động cụ thể nhằm thúc đẩy sự
phát triển của TMĐT trên phạm vi toàn quốc. Đây là nền tảng cho việc triển khai rất
nhiều hoạt động liên quan tới TMĐT trong giai đoạn 5 năm, đồng thời góp phần đưa
TMĐT vào cuộc sống thông qua những chính sách cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế và
thương mại.
Ngày 19/11/2005 Nhà nước ban hành luật Giao dịch điện tử.
Ngày 29/6/2006 Nhà nước ban hành Luật Công nghệ thông tin.
Ngày 1/3/2006, Luật Giao dịch điện tử Việt Nam chính thức có hiệu lực. Đến
cuối năm 2007, bốn trong số năm nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử đã được
ban hành, về cơ bản hoàn thành khung pháp lý cho việc triển khai ứng dụng giao dịch
điện tử trong các lĩnh vực lớn của đời sống xã hội.
Ngày 9/6/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về Thương
mại điện tử với việc thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng
từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng,
giao kết hợp đồng cho đến thực hiện hợp đồng.
Ngày 15/2/2007, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về Chữ ký số
và Dịch vụ chứng thực chữ ký số được ban hành. Nghị định này quy định về chữ ký số

và các nội dung cần thiết liên quan đến sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư số và
việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là những quy
định nền tảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh an toàn cũng như độ tin cậy của
các giao dịch điện tử, là điều kiện tiên quyết về mặt kỹ thuật để thúc đẩy ứng dụng
thương mại điện tử rộng rãi trong xã hội.
Ngày 23/2/2007,Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định
chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định này ra đời
nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển một môi trường giao
SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương
dịch điện tử an toàn, hiệu quả; giúp Chính phủ quản lý được giao dịch điện tử trong
hoạt động nghiệp vụ tài chính, giảm thiểu hậu quả xấu phát sinh trong giao dịch điện
tử như trốn thuế, gian lận khi lập hóa đơn chứng từ.
Ngày 8/3/2007, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt
động ngân hàng được ban hành tập trung hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện
tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiện cần thiết về môi
trường pháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với
hệ thống ngân hàng.
Ngày 10/4/2007 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong hoạt
động của cơ quan nhà nước.
Ngày 16/1/2008 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động thương mại.
Ngày 21/7/2008 Thông tư số 09/2008/TT-BCT hướng dẫn nghị định thương
mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website TMĐT.
Ngày 13/8/2008 Nghị định số 90/2008/NĐ-CP về chóng thư rác
Ngày 28/8/2008 Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của chính phủ về cung cấp sử
dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet.
Ngoài những nghị định, thông tư trên chính phủ còn ban hành một số nghị định
mới, thông tư hướng dẫn mới cũng như một số luật mới nhằm điều chỉnh những vẫn
đề nãy sinh trong quá trình thực hiện để phù hợp với tình hình phát triển của CNTT và

TMĐT ở nước ta.
2.1.5. Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử (TTĐT) có thể hiểu là việc bên có nghĩa vụ thanh toán
chuyển giá trị thanh toán cho bên nhận thông qua một quy trình trao đổi thông điệp
điện tử - thay vì trao tiền trực tiếp. Thanh toán điện tử là một trong những điều kiện
cốt lõi để phát triển TMĐT vì nó cho phép hoàn thành khâu cuối của một quy trình
giao dịch thương mại, và trong nhiều trường hợp, còn là biện pháp xác thực việc kí kết
hợp đồng giữa người bán và người mua trong môi trường Internet.
Mục tiêu cuối cùng của một cuộc mua bán là người mua nhận được hàng và
người bán nhận được tiền trả cho số hàng đó. Vì thế, thanh toán là một trong những
khâu quan trọng nhất của TMĐT và TMĐT không thể thiếu được thanh toán thông qua
SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương
các hệ thống điện tử mà bản chất là các phương tiện tự động chuyển tiền từ tài khoản
này sang tài khoản khác. TTĐT sử dụng rộng rãi các máy rút tiền tự động(ATM), thẻ
tín dụng các loại, thẻ mua hàng, thẻ thông minh. Với sự phát triển mạnh mẽ của các công
nghệ thanh toán điện tử, nhiều phương tiện thanh toán mới cũng đang hình thành như thanh
toán vô tuyến qua mạng, thanh toán giữa các thiết bị điện tử không tiếp xúc
Thực tế cho thấy những nước có nên TMĐT phát triển là những nước đã xây
dựng được một hạ tầng thanh toán điện tử khá toàn diện. Để phát triển hệ thống thanh
toán điện tử, cần thiết phải có các điều kiện cơ bản sau:
- Hệ thống thanh toán ngân hàng.
- Hạ tầng kỹ thuật của xã hội.
- Cơ sở pháp lý.
- Hạ tầng an toàn bảo mật.
Các bên tham gia vào giao dịch thanh toán điện tử gồm: bên nhận thanh
toán(thường là bên cung cấp hàng hóa/dịch vụ - tổ chức hoặc cá nhân), bên có nghĩa
vụ thanh toán(thường là bên mua hàng hóa/dịch vụ), tổ chức tài chính (ngân hàng) và
tổ chức cung cấp phương tiện dịch vụ thanh toán. TTĐT được thực hiện dưới các hình
thức gồm: trao đổi dữ liệu tài chính điện tử, thanh toán tại các điểm cung ứng dịch vụ

và mới nhất hiện nay là thanh toán qua Internet.
Trao đổi dữ liệu tài chính điện tử:
Đây là phương thức thanh toán(PTTT) giữa các doanh nghiệp có quan hệ đối
tác thường xuyên, kết nối hệ thống với nhau trên cơ sở chuẩn trao đổi dữ liệu(EDI)
cho phép hai bên theo dõi giá trị các giao dịch được thực hiện và tiến hành quyết toán
định kì theo hình thức bù trừ tài khoản đối ứng.PTTT này đòi hỏi doang nghiệp phải
có một trình độ ứng dụng CNTT ở mức cao và một mô hình tổ chức kinh doanh tương
đối hoàn thiện.
Thanh toán tại các điểm cung ứng dịch vụ:
PTTT này thường được thực hiện qua việc sử dụng các phương tiện thanh toán
như thẻ tín dụng(Credit card), thẻ ghi nợ(debit card), thẻ nạp tiền trước(prepaid card),
thẻ giữ tiền(store value card), ví tiền điện tử(electronic purse) . Khách hàng sử dụng
các công cụ trên thanh toán ngay tại điểm cung ứng dịch vụ thanh toán như nhà hàng,
SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương
siêu thị, trung tâm thương mại hoặc các nơi công cộng khác có đặt thiết bị hổ trợ thanh
toán trực tuyến(Máy đọc thẻ, máy ATM).
Thẻ tín dụng(Credit card) là một trong những phương tiện TTĐT xuất hiện sớm
nhất(từ năm 1951) và được dùng phổ biến trong giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp
và người tiêu dùng(B2C). Thẻ do ngân hàng phát hành và phản ánh một tài khoản tín
dụng với giới hạn cho vay nhất định, chủ sở hữu thẻ được phép dùng thẻ để thanh toán
với tổng trị giá thanh toán cộng dồn tại mỗi thời điểm(Tương đương giá trị nợ ngân
hàng) không vượt quá mức giới hạn này. Để được chấp nhận rộng rãi và có giá trị
thanh toán quốc tế, thẻ tín dụng cần mang nhãn hiệu của một tổ chức thẻ được công
nhận trên phạm vi toàn cầu như Visa, MasterCard, American Express
Khác với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ(debit card) phản ánh số tiền mà chủ sở hữu có
trong tài khoản cá nhân của mình. Khi dùng thẻ ghi nợ để thanh toán, số tiền sẽ được
trừ trực tiếp vào tài khoản, thông qua hệ thống kết nối giữa ngân hàng chủ sở hữu thẻ
và ngân hàng người nhận thanh toán
Thẻ nạp tiền trước(Prepaid card) là những thẻ mà chức năng thanh toán chỉ

được giới hạn cho một mục đích nhất định, và phạm vi sử dụng khá hạn chế. Ví dụ:
thẻ gọi điện thoại, thẻ dùng trong hệ thống vận chuyển công cộng (Xe buýt, tàu điện
ngầm ) thẻ sinh viên mua hàng ở căng tin, cửa hàng sách Những thẻ này thường do
các nhà cung cấp hàng hóa/dịch vụ phát hành, có gí trị nhỏ và yêu cầu xử liệu khá đơn
giản. Hiện tại, mốt số công ty có sử dụng hình thức này như Viettravel, Citimart,
SaiGon Co-op Mart, SaiGontourist, Mai linh taxi, Vera.
Nhằm khắc phục những hạn chế của thẻ nạp tiền trước về phạm vi sử dụng,
Một phương tiện thanh toán với khả năng thanh khoản cao hơn đã được nghiên cứu
triển khai, đó là thẻ giữ tiền (Stored value card). Thẻ này thường do các ngân hàng
phát hành, có thể được sử dụng để mua nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau, với
điều kiện những điểm bán hàng của hệ thống được trang bị máy đọc thẻ. Nhằm đảm
bảo khả năng thanh toán linh hoạt và chống nguy cơ lừa đảo, thẻ giữ tiền thường áp
dụng công nghệ thẻ thông minh(smart card). Khách hàng nạp tiền vào thẻ từ tài khoản
cá nhân thông qua máy rút tiền, điện thoại hoặc máy tính có kết nối Internet. Khi thanh
toán, khách hàng đưa thẻ qua thiết bị kiểm soát tại điểm bán hàng. Số tiền được khấu
trừ trực tiếp từ giá trị trực tiếp của thẻ và chuyển sang thiết bị của người bán.
SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của Internet và mức độ phổ cập CNTT trong
đời sống xã hội, Inetrnet đang ngày càng trở thành kênh giao tiếp quan trọng giữa
doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ngoài thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là những hình thức
thanh toán được áp dụng phổ biến trong các giao dịch mua bán trực tuyến hiện nay,
một số công nghệ mới đã ra đời và đã đáp ứng tối đa thuận lợi cho cả người mua và
người bán trong mọi loại hình TMĐT của tương lai đó chính là phương thức thanh
toán qua Internet.
Thanh toán qua internet:
Đây là hình thức thanh toán linh hoạt, và phù hợp với mọ đối tượng khách
hàng. Sau khi đăng kí sử dụng dịch vụ trên website cung ứng dịch vụ thanh toán trực
tuyến của ngân hang, khách hang sẽ được cấp mật khẩu truy cập vào tài khoản trực
tuyến của mình (đối với paypal.com). Khách hàng sẽ dử dụng các dịch vụ thanh toán

qua tài khoản này. Hình thức này có thể sử dụng để thanh toán cho các dịch vụ như trả
tiền điện, nước, điện thoại, dịch vụ Internet, hoặc thanh toán tiền hàng qua việc kết nối
với hệ thống ngân hàng trực tuyến của đối tác cung cấp sản phẩm, dịch vụ thường
xuyên. Để triển khai tốt hệ thống thanh toán này, cần phải thiết lập cơ chế bảo mật và
an toàn hệ thống tốt.
Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán giữa cá nhân với cá nhân với quy mô quốc tế
và được nhiều người biết đến nhất hiện nay là www.paypal.com mới được sang lập
thành công trong tập đoàn ebay của mỹ vào năm 2003. Paypal đã phát triển được một
hệ thống thanh toán rất đa năng, cho phép khách hàng trả tiền từ các tài khoản séc cá
nhân, tài khoản thẻ tín dụng, hoặc số dư tài khoản trên paypal. Mỗi thành viên sử dụng
dịch vụ Paypal đều có một tài khoản ảo trên hệ thống, khi thành viên đó nhận tiền do
người khác trả cũng qua hệ thống này, Paypal sẽ tự động nhập số tiền vào tài khoản và
chủ tài khoản có thể dung số dư để thực hiện các việc thanh toán phát sinh về sau. Mặc
dù vẫn còn một số vấn đề về kiểm soát độ tin cậy của thẻ tín dụng, Paypal hiện là hệ
thống thanh toán có nhiều thành viên nhất thế giới và đã góp phần đáng kể vào sự phát
triển của loại hình thương mại điện tử C2C trên các website như eBay, Yahoo và
những website đấu giá khác.
Ở nhiều nước phát triển các nhà cung cấp dịch vụ cơ bản(điện, nước, điện thoại,
Internet) thường tích hợp CSDL khách hàng với hệ thống lập hóa đơn trong nội bộ
SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương
công ty và kết nối lên mạng internet. Do đó, khách hàng có thể đăng kí một tài khoản
cá nhân tại website công ty rồi hàng tháng truy cập vào để xem hóa đơn dịch vụ và
tiến hành trả tiền trực tuyến, dùng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc tài khoản séc ngân
hàng. Tiện ích này đối với người sử dụng đồng thời còn giúp tiết kiêm chi phí in và
gữi hóa đơn, rút ngắn quy trình thanh toán, cũng như tăng hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. Hệ thống lập và thanh toán hóa đơn điện tử hiện chiếm hơn 70% tổng
giá trị thanh toán cho dịch vụ điện thoại tại mỹ, còn 30% còn lại được tiến hành bằng
séc và các phương tiện thanh toán khác.
Bên cạnh đó, một loại hình thanh toán khác có tiềm năng phát triển lớn trên

toàn thế giới là thanh toán qua các thiết bị di động, hòa nhịp với một trào lưu phát triển
mới của thương mại di động. những sản phẩm phù hợp với phương thức kinh doanh
này là phần mềm trò chơi, nhạc và các dịch vụ tin nhắn. Để có thể thực hiện quy trình
thanh toán, nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ phải kết nối chặt chẻ với hệ thống dịch vụ
viễn thông.
Ở Việt Nam, mô hình lập và thanh toán hóa đơn điện tử đầu tiên được triển khai
năm 2004 bởi công ty Tin học Bưu điện Thành Phố Hồ Chí Minh(Netsoft) kết hợp với
trung tâm dịch vụ khách hàng của Bưu điện thành phố, tại địa chỉ www.ebill.com.vn ,
sau khi đăng kí thành công, hàng tháng khách hàng có thể truy cập vào website để xem
các thông tin về hóa đơn điện thoại và dịch vụ internet của riêng mình. Tuy nhiên, việc
thanh toán trực tuyến tại website này vẫn chưa thể tiến hành được và website hiện giờ
đã không còn hoạt động.
2.1.6. Quảng cáo trên internet
Cũng như các hình thức quảng cáo khác, quảng cáo trên mạng nhằm cung cấp
thông tin đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người bán và người mua. Tuy nhiên, quảng
cáo trên mạng khác hẳn mới mọi thứ quảng cáo từ bố trí sản phẩm tới thiết kế ảnh nền
phía sau nội dung quảng cá, làm cho logo hoạc bất cứ nhãn hiệu sản phẩm nào cũng
trở nên nổi bật. Quảng cáo trên internet cũng tạo cơ hội cho các nhà quảng cáo nhằm
chính xác vào đối tượng khách hàng của mình và giúp họ quảng cáo đúng với sở thích
và thị hiếu người dùng. Ngoài ra, quảng cáo trên mạng còn là sự kết hợp giữa quảng
cáo truyền thống và tiếp thị trực tiếp, đó là sự kết hợp giữa cung cấp nhãn hiệu, cung
cấp thông tin và trao đổi buôn abns ở cùng một nơi.
SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương
Các hình thức quảng cáo trên internet:
- Quảng cáo bằng các banner, hình ảnh, flash, video, các đọa text giới thiệu trên
website.
- Quảng cáo qua email.
- Quảng cáo trên website.
2.2. Công cụ giải quyết bài toán

2.2.1. Ngôn ngữ lập trình c#
2.2.1.1. Khái niệm
Ngôn ngữ c# là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển bởi
microsoft,là phần khởi đầu cho kế hoạch .NET của họ,tên của ngôn ngữ bao gồm ký tự
thăng theo microsoft nhưng theo ECMA là c#,chỉ bao gồm dấu số thường. Microsoft
phát triển c# dựa trên c++ và java. C# được miêu tả là ngôn ngữ có được sự cân bằng
giữa c++,visual basic,delphi và java.
C# được thiết kế chủ yếu bởi anders hejlberg kiến trúc sư phần mềm nổi tiếng
bới các sản phẩm turbol pascal, delphi, c++, java.
2.2.1.2. Đặc điểm
C# theo một hướng nào đó là ngôn ngữ lập trình phản ánh trực tiếp nhất đến
.NET Framwork mà tất cả các chương trình .NET chạy và nó phụ thuộc mạnh mẽ vào
Framwork này. Mọi dữ liệu cơ sở đều là đối tượng được cấp phát và hủy bỏ bởi trình dọn
rác Garbage-collector(GC) và nhiều kiểu trừu tượng khác như class, delegate, interface…
phản ánh rõ ràng những đặc trưng .NET runtime và nó có một số đặc điểm sau:
- C# là ngôn ngữ hướng đối tượng.
- C# là ngôn ngữ ít từ khóa.
- C# sẽ là ngôn ngữ phổ biến.
- C# là ngôn ngữ hướng module.
- C# là ngôn ngữ khá đơn giản.
- C# là ngôn ngữ hiện đại.
2.2.2. Tìm hiểu về Asp
2.2.2.1. Asp là gì
Asp(active server page) là một mở rộng ISAPI cung cấp một khung làm việc
cho các ứng dụng phía server. Một tài liệu Asp chứa các ngữ pháp HTML lẫn những
SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương
cấu trúc script. Khi web server nhận được một yêu cầu cho một file Asp, một file
HTML “ảo” được sinh ra trong bộ nhớ để trả lời file sử dụng những thông tin HTML
tĩnh cộng với bất kỳ HTML nào sinh ra bởi scripting. URL tham khảo tới Asp tương tự

như đối với ISAPI và CGI.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ASP
Scrip là một dãy lệnh đặc tả scrip. Một scrip có thể:
- Gán một giá trị cho 1 biến. Một biến là 1 tên xác định để lưu giữ dữ liệu như
một giá trị.
- Chỉ thị cho web server gửi trả lại cho trình duyệt 1 giá trị nào đó, như giá trị
cho 1 biến. Một chỉ thị trả cho trình duyệt một giá trị là 1 biểu thức đầu ra.
- Tổ hợp các lệnh được đặt trong các thủ tục. Một số thủ tục là tên gọi tuần tự
của các lệnh và khai báo cho phép hoạt động như 1 ngôn ngữ(unit).
Ngôn ngữ scrip (Scrip language):
- Là ngôn ngữ trung gian giữa HTML và ngôn gnuwx lập trình java, c++, visual
basic, HTML, nói chung được sử dụng để tạo và kết nối các trang text.
- Ngôn ngữ scripting nằm giữa chúng mặc dù chức năng của nó giống ngôn ngữ
lập trình hơn là các trang HTML đơn giản.
- Sự khác nhau cơ bản giữa ngôn ngữ scripting và ngôn ngữ lập trình là các
ngôn ngữ lập trình là các nguyên tắc của nó ít cứng nhác và ít rắc rối hơn.
Công cụ đặc tả(Scripting engine):
- Để chạy được các loại chương trình scrip thì phải có máy scrip engine. Máy
này có nhiệm cụ đọc mà nguồn của chương trình và thực hiện các câu lệnh đó.
- Mỗi ngôn ngữ có 1 loại máy scripting riêng.
- Có 2 ngôn ngữ scripting mà Asp hỗ trợ chính là visual basic script và java script.
2.2.2.2. Đặc điểm của Asp
- Asp cung cấp các đối tượng tự động thực hiện nhiều công việc ở mức thấp và
cũng làm đơn giản hóa nhiều quá trình, các đối tượng đó cung cấp khái niệm phiên
người dùng, cho phép lưu những giá tri ngang qua trang web. Trước Asp việc này phải
xử lý rất phức tạp. Thêm vào đó, sức mạnh thực sự của Asp scripting là ở khả năng tạo
giao diện với các software component( cung cấp bởi chính Asp, windows nt và
backoffice) thông qua con/dcom
SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương

- Tạo và xem 1 file Asp
Chúng ta sử dụng những công cụ của microsoft như:Micosoft frontpage,
Micosoft visual interdev để tạo 1 file Asp. Để xem 1 file, chúng ta không thể gửi nó
đến browser như một trang HTML bởi vf brower không nhận biết được các file ASP.
Lí do la các file cần phải được thông dịch trên server trước khi brower.
Chúng ta có thể sử dụng IE hoạc nescape navigator để xem kết quả của các file
Asp nhưng chúng ta cần chắc chắn rằng server mà chúng ta xử lý các mã có cài đặt
Asp và đang chạy IIS.
SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 23
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương
CHƯƠNG 3:
PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ, CÀI ĐẶT VÀ TRIỂN KHAI WEBSITE TMĐT
3.1. Mô tả bài toán và Đặc tả yêu cầu hệ thống
3.1.1. Mô tả bài toán
Sau khi khảo sát hiện trạng, em có được các thông tin sau:
Khách hàng: Mỗi khách hàng được quản lý các thông tin sau: Họ, tên, ngày
sinh, địa chỉ, điện thoại, email, mật khẩu.
Sản phẩm: mỗi mặt hàng được quản lý những thông tin: Tên sản phẩm, đơn giá,
ngày nhập, hình ảnh, mô tả.
Quá trình đặt hàng của khách hàng: Khách hàng xem và lựa chọn mặt hàng
cần mua. Trong quá trình lựa chọn, hệ thống sẽ tự động hướng dẫn khách hàng và
khách hàng chỉ cần làm theo hướng dẫn đó. Sau khi lựa chọn xong và thanh toán tiền,
bộ phận bán hàng sẽ tiến hành lập đơn đặt hàng của khách.
Khách hàng: Là những người có nhu cầu mua sắm hàng hóa. Khác với việc đặt
hàng trực tiếp tại công ty, khách hàng phải hoàn toàn tự thao tác thông qua từng bước
cụ thể để có thể mua được hàng. Trên mạng, các mặt hàng được sắp xếp và phân theo
danh sách sản phẩm theo từng danh mục cụ thể giúp cho khách hàng dễ dàng tìm kiếm
sản phẩm mình muốn mua. Trong hoạt động này, khách hàng chỉ cần chọn một mặt
hàng nào đó từ danh mục các mặt hàng thì những thông tin về mặt hàng đó sẽ hiển thị
lên màn hình như: hình ảnh, đơn giá, mô tả, và bên cạnh là trang liên kết để thêm

hàng hóa vào giỏ hàng. Đây là giỏ hàng điện tử mà trong đó chứa các thông tin về
hàng hóa lẫn số lượng khách mua và hoàn toàn được cập nhật trong giỏ.
Khi khách hàng muốn đặt hàng thì hệ thống hiển thị trang xác lập đơn đặt hàng
cùng thông tin về khách hàng và hàng hóa. Cuối cùng là do khách hàng tùy chọn đặt
hay không.
Nhà quản lý: Là người làm chủ hệ thống, có quyền kiểm soát mọi hoạt động
của hệ thống. Nhà quản lý được cấp một username và password để đăng nhập vào hệ
thống thực hiện những chức năng của mình.
Nếu như quá trình đăng nhập thành công thì người quản lý có thể thực hiện
những công việc: quản lý cập nhật thông tin các mặt hàng, tiếp nhận đơn đặt hàng,
SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 24
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Hải Phương
kiểm tra đơn đặt hàng và xử lý đơn đặt hàng. Khi có nhu cầu thêm sản phẩm mới từ
công ty thì tiến cập nhật thông tin các sản phẩm này vào cơ sở dữ liệu,
3.1.2. Đặc tả yêu cầu hệ thống
Đây là một website nhằm giới thiệu rộng rãi các sản phẩm điện tử của công ty
Huetronis đến người tiêu dùng với các chi tiết mặt hàng cũng như giá cả một cách
chính xác. Có những yêu cầu sau:
Khách hàng: Khách hàng là những người có nhu cầu mua sắm sản phẩm máy
tính, điện tử, điện lạnh. Họ sẽ tìm kiếm các mặt hàng cần thiết từ hệ thống và đặt mua
các mặt hàng này. Vì thế trang web phải thỏa mản các chức năng sau:
- Cho phép khách hàng đăng ký để mua hàng.
- Hiển thị danh sách các mặt hàng (bao gồm: hình ảnh, giá cả …) và hiển thị
danh sách sản phẩm theo danh mục.
- Hiển thị danh sách sản phẩm mới.
- Cung cấp khả năng tìm kiếm, khách hàng có thể truy câp từ xa để tìm kiếm
xem mặt hàng đặt mua.
- Hiển thị đơn đặt hàng của khách hàng.
- Cho phép khách hàng xem thông tin cá nhân khách hàng và thông tin giỏ hàng.
- Khách hàng có thể thay đổi mật khẩu của mình. Khi khách hàng quan tâm thông

tin về công ty thì có thể đọc những thông tin về sản xuất và hoạt động của công ty.
Phần thứ hai dành cho nhà quản lý: Là người làm chủ ứng dụng, có quyền
kiểm soát mọi hoạt động của hệ thống. Người này được cấp một username và
password để đăng nhập vào hệ thống thực hiện những chức năng của mình. Nếu như
quá trình đăng nhập thành công thì nhà quản lý có những chức năng sau:
- Cho phép nhập hàng vào CSDL.
- Cho phép quản lý hàng, đơn đặt hàng, quản lý khách hàng và quản lý người sử dụng.
- Cập nhập mặt hàng, danh mục, khách hàng.
Ngoài các chức năng nêu trên thì trang web phải được trình bày sao cho dễ
hiểu, giao diện mang tính dễ dùng, đẹp mắt và làm sao cho khách hàng thấy được
những thông tin cần tìm, cung cấp những thông tin quảng cáo thật hấp dẫn, nhằm thu
hút sự quan tâm về công ty mình và có cơ hội sẽ có nhiều người tham khảo nhiều hơn.
SVTH: Nguyễn Huy Hoàng 25

×