Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BÀI 31 quan hệ tai mũi họng với các bệnh nội ngoại khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.25 KB, 3 trang )

Bài 33:
QUAN HỆ CỦA HỌNG ĐỐI VỚI CÁC BỆNH NỘI KHOA
Những triệu chứng ở họng thường liên quan đến một số bệnh thuộc về nội
khoa. Bệnh nhân đến khám bệnh vì một triệu chứng ở họng, nhưng một người bác
só có kinh nghiệm sẽ không mất nhiều thì giờ xoay quanh hiện tượng cục bộ này,
họ tìm nguyên nhân sâu sắc ở toàn thân và giải quyết nguyên nhân đó hoặc gửi
bệnh nhân đến bác só nội khoa.
Chúng tôi xếp các hiện tượng bệnh lý theo dạng bên ngoài của niêm mạc
họng: niêm mạc họng bình thường, niêm mạc sung huyết đỏ, niêm mạc nhợt nhạt,
niêm mạc dày, niêm mạc teo.
I. Niêm mạc bình thường.
Bệnh nhân đi khám bệnh vì vướng họng, ngứa họng, hay đằng hắng, hay ho rũ
có tiếng rít.
Khám họng thấy niêm mạc bình thường.
Trước bệnh cảnh đó, chúng ta nên nghó đến bệnh suy gan, dò ứng, rối loạn nội
tiết.
1. Suy gan.
Bệnh nhân thường là những người ăn nhanh, chậm tiêu. Các triệu chứng họng
xuất hiện sau bữa ăn, nhất là về tối khi đi nằm.
Mũi hay ngạt luân phiên (từng bên một). Bệnh nhân dễ bò cảm lạnh, buổi sáng
khi ra khỏi giường bò buồn buồn trong mũi và hắt hơi từng tràng dài.
2. Dò ứng.
Những triệu chứng họng xuất hiện theo mùa hoặc sau khi tiếp xúc với kháng
nguyên. Kháng nguyên có thể xâm nhập vào cơ thể bằng đường tiêu hóa (tôm bể,
sứa, dâu tây ), bằng đường hố hấp (bụi, phấn hoa, mốc ), bằng đường da (sơn,
cao su ).
Bệnh nhân có những cơn hắt hơi kéo dài kèm theo cay mắt, chảy nước mắt,
chảy nước mũi, ngạt mũi, đầu nhẹ bỗng. Trong tiền sử bệnh nhân có những hiện
tượng dò ứng như nổi mề đay, hen, chàm, phù nề Quinck, nhức đầu (migren)
Migraine .
Đối với những bệnh nhân này nên dùng thuốc kháng histamin, (coctison)


corticoid hoặc thuốc giải cảm như Hypôsunfit natri (vào mạch máu).
3. Nội tiết.
Ở phụ nữ, trong thời kỳ sắp mãn kinh thường bò rối loạn cảm giác ở họng mà
chúng ta gọi là loạn cảm họng (nuốt vướng, nuốt đau, cảm giác có dò vật).
Ở thiếu nữ kinh nguyệt không đều và đau cũng hay có những triệu chứng họng
đã kể ở trên. Những triệu chứng này khớp với chu kỳ hành kinh.
Chúng ta cũng có thể gặp những triệu chứng họng ở những người bệnh
Basedow nhẹ (mạch nhanh, tay run, gầy, ra mồ hôi trộm).
Tiêm thuốc nội tiết tùy theo bệnh và uống thuốc an thần có tác dụng tốt trong
những trường hợp này.
II. Niêm mạc sung huyết đỏ.
Chúng ta loại ra các bệnh viêm họng cấp thông thường hoặc viêm họng cấp
của các bệnh phát ban như sởi, (scaclatin) scarlet trong đó các triệu chứng toàn
thân (nhiệt độ cao, mạch nhanh, đau mình ) đứng hàng đầu.
Triệu chứng họng hầu như không có. Bệnh nhân thường đi khám bệnh vì một
lý do nào đó, tình cờ trong khi khám họng, chúng ta thấy có sự thay đổi ở niêm
mạc, tùy theo niêm mạc ướt hay khô chúng ta sẽ nghó đến những bệnh khác nhau.
Niêm mạc ướt, nghó đến:
- Kích thích cục bộ do rượu, thuốc lá, khói…
- Viêm họng tuổi dậy thì ở nam giới. Những bệnh nhân này hay chảy nước mũi
và mặt đầy mụn.
Niêm mạc khô, nghó đến:
- Urê huyết cao. Trong bệnh này bệnh nhân có nhức đầu, rối loạn về mắt.
Chẩn đoán dựa vào urê máu.
- Giang mai giai đoạn hai cần thử B.W.
- Đái tháo đường: bệnh nhân ăn uống nhiều. Trong nước tiểu có đường.
- Tăng huyết áp: bệnh nhân nhức đầu theo nhòp tim và ù tai. Đo huyết áp sẽ
cho chúng ta thấy rõ căn bệnh.
III. Niêm mạc tái nhạt.
Chúng ta thấy niêm mạc nhợt nhạt trong những bệnh sau đây: (bần huyết)

thiếu máu, bệnh bạch cầu cấp, bệnh tim, bệnh lao.
- (bần huyết) Thiếu máu: niêm mạc mi mắt nhợt, bệnh nhân đi lại chóng mệt,
hay bò hoa mắt, chóng mặt giả hiệu, bở hơi tai,nghe tim có tiếng thổi chức năng.
- Bệnh bạch cầu cấp: chảy máu chân răng, hạch to, lách to. Công thức máu và
tủy đồ sẽ cho chúng ta thấy căn bệnh.
- Bệnh tim mạch như hẹp lỗ tăng mạo, suy tim nặng cũng có thể làm nhợt
niêm mạc họng.
- Bệnh lao là một trong những nguyên nhân lớn của triệu chứng nhạt niêm
mạc họng. Cả niêm mạc của màn hầu và hàm ếch đều nhợt nhạt. Đây là một
triệu chứng rất sớm, có giá trò lớn trong việc phát hiện bệnh. Trước một bệnh
nhân ăn kém, sốt về chiều, dễ mệt nhọc, niêm mạc họng nhợt nhạt trong khi
(màng tiếp hợp) kết mạc mắt vẫn đỏ, chúng ta vẫn nghó đến lao và làm những xét
nghiệm cần thiết để đònh bệnh (phản ứng tubecculin, (tốc độ huyết trầm) tốc độ
lắng máu (VS), tìm BK chụp X quang phổi).
IV. Niêm mạc dày.
1. Niêm mạc dày toàn bộ và xuất tiết.
Chúng ta nghó đến các bệnh sau:
- Tạng thấp khớp, bệnh béo phì: bệnh nhân là những người ăn nhiều, da mặt
hồng hào, có vẻ sung sức, thân hình tròn trónh, huyết áp cao
- Albumin niệu do viêm thận. Cần phải xét nghiệm nước tiểu và làm những
nghiệm pháp chức năng thận.
2. Niêm mạc dày từng đám và khô.
Chúng ta nghó đến bệnh gút. Bệnh nhân nói với chúng ta rằng họ đã bò bệnh
sưng tấy nhiều lần ở cùng một chỗ trong họng, nhưng chọc không bao giờ có mủ.
Sự có mặt của sạn urat (tophus) ở ngón chân cái sẽ giúp chúng ta chẩn đoán bệnh
gút.
V. Niêm mạc teo.
Nguyên nhân chủ yếu của teo niêm mạc là tró mũi (ozène) lan rộng xuống
họng. Bệnh bắt đầu ở mũi với những triệu chứng đặc hiệu như hôi thối, vảy vàng
xanh, mất khứu giác, nhức đầu…

Ngoài ra chúng ta có thể gặp teo họng trong các bệnh:
Già nua: toàn bộ niêm mạc họng mỏng và khô. Mống mắt có vòng lão suy.
Sẹo teo: do bỏng nhẹ trên một diện tích rộng, thí dụ do hơi độc chiến tranh
ypêrit hoặc do lạm dụng phương pháp đốt những đảo lymphô bằng côte.
Tabet và rỗng tủy: teo niêm mạc họng xuất hiện trong giai đoạn cuối cùng của
bệnh.
Sau chiếu xạ khối u đầu mặt cổ
Tóm lại với những triệu chứng chức năng và thực thể của họng, bác só chuyên
khoa ngoài việc chẩn đoán các bệnh tai mũi họng còn có thể giúp đỡ bác só nội
khoa phát hiện một số bệnh toàn thân.

×