Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Tai lieu tap huan Giao duc Moi truong Chu de 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.12 MB, 46 trang )

Tài liệu
Tập huấn Giáo dục
Môi trường Cơ bản
Mục lục
Giới thiệu chung
Chủ đề 1
Tài liệu nguồn cho Chủ đề 1
Tài liệu nguồn cho Hoạt động 1
Tài liệu nguồn cho Hoạt động 2
Tài liệu nguồn cho Hoạt động 3
Tài liệu nguồn cho Hoạt động 4
Tài liệu nguồn cho Hoạt động 5
Tài liệu tham khảo
Chủ đề 2
Tài liệu nguồn cho Chủ đề 2
Tài liệu nguồn cho Hoạt động 1
- Biến đổi khí hậu
Hoạt động 1 – Các khái niệm
Hoạt động 2 – Nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu
Hoạt động 3 – Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Hoạt động 4 - ng phó với biến đổi khí hậu
Hoạt động 5 – Tích hợp nội dung trong chủ đề Biến đổi khí hậu vào
chương trình chính khóa
? Biến đổi khí hậu
Phụ lục 1a: Các khái niệm về biến đổi khí hậu
Phụ lục 1b: Phiếu trắc nghiệm cho Hoạt động 1
Phụ lục 1c: Đáp án cho Phiếu trắc nghiệm
Phụ lục 1d: Trò chơi cho Hoạt động 1
Phụ lục 2a: Nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu
Phụ lục 2b: Phiếu trắc nghiệm cho Hoạt động 2
Phụ lục 2c: Đáp án cho Phiếu trắc nghiệm


Phụ lục 3a: Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Phụ lục 3b: Trò chơi cho Hoạt động 3
Phụ lục 4a: Ứng phó với biến đổi khí hậu
Phụ lục 4b: Trò chơi cho Hoạt động 4
– Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
– Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
Phụ lục 1a: Các khái niệm về năng lượng
Phụ lục 1b : Phiếu trắc nghiệm cho Hoạt động 1
Phụ lục 1c: Đáp án cho Phiếu trắc nghiệm
Hoạt động 1 – Các khái niệm
Hoạt động 2 – Phân biệt các loại năng lượng
Hoạt động 3 – Hậu quả của việc sử dụng năng lượng không hợp lý
Hoạt động 4 – Làm gì để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Hoạt động 5 – Tích hợp nội dung trong chủ đề Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả vào chương trình chính khóa

2
Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường Cơ bản
5
12
14
15
16
17
18
19
Tài liệu nguồn cho Hoạt động 2
Tài liệu nguồn cho Hoạt động 3
Tài liệu nguồn cho Hoạt động 4

Tài liệu nguồn cho Hoạt động 5
Tài liệu tham khảo
Chủ đề 3
Tài liệu nguồn cho Chủ đề 3
Tài liệu nguồn cho Hoạt động 1
Tài liệu nguồn cho Hoạt động 2
Tài liệu nguồn cho Hoạt động 3
Tài liệu nguồn cho Hoạt động 4
Tài liệu nguồn cho Hoạt động 5
T tham khảo
Phụ lục 2a: Phân biệt các loại năng lượng
Phụ lục 2b: Trò chơi cho Hoạt động
Phụ lục 4a: Làm gì để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Phụ lục 4b: Phiếu trắc nghiệm cho Hoạt động 4
Phụ lục 4c: Đáp án cho Phiếu trắc nghiệm
- Tái chế chất thải
Hoạt động 1 – Các khái niệm
Hoạt động 2 – Quản lý chất thải theo 3R
Hoạt động 3 – Tái chế chất thải
Hoạt động 4 – Giảm thiểu chất thải của bạn
Hoạt động 5 – Tích hợp nội dung trong chủ đề Tái chế chất thải vào
chương trình chính khóa
- Tái chế chất thải
Phụ lục 1a: Các khái niệm về chất thải
Phụ lục 1b: Trò chơi cho Hoạt động 1
Phụ lục 2a: Quản lý chất thải theo 3R
Phụ lục 2b: Trò chơi cho Hoạt động 2
Phụ lục 3a: Tái chế chất thải
Phụ lục 3b: Phiếu trắc nghiệm cho Hoạt động 3
Phụ lục 3c: Đáp án cho Phiếu trắc nghiệm

Phụ lục 4a: Giảm thiểu chất thải của bạn
Phụ lục 4b: Phiếu trắc nghiệm cho Hoạt động 4
Phụ lục 4c: Đáp án cho Phiếu trắc nghiệm
2





ài liệu
3
Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường Cơ bản
LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn TS. Lê Hoàng Lan và TS. Phạm Anh Tuấn từ Công ty
Văn hóa Truyền thông Pi&CE đã soạn thảo phần tài liệu tham khảo cũng như một
số hoạt động cho cuốn tài liệu này. Bà Đặng Tuyết Anh và ông Hans Lambrecht từ
tổ chức VVOB Việt Nam đã thiết kế và chỉnh sửa lại một số hoạt động, chú trọng
đặc biệt tới cách tiếp cận dạy và học tích cực của cuốn tài liệu tập huấn. Kèm theo
cuốn tài liệu tập huấn là một đóa CD cũng do bà Đặng Tuyết Anh và ông Hans
Lambrecht biên soạn.
Những nhận xét và đóng góp quý báu từ một số đối tác của tổ chức VVOB
tại Việt Nam về bản thảo cuốn tài liệu đã giúp nâng cao chất lượng cuốn tài liệu,
giúp nội dung và cách tiếp cận trở nên chính xác và phù hợp hơn. Chúng tôi đặc
biệt cảm ơn:
Bà Đỗ Vân Nguyệt, tổ chức Live & Learn Việt Nam;
Bà Vũ Thò Quyên, Trung tâm Giáo dục Tự nhiên Việt Nam (Education for
Nature Vietnam)
Bà Ashley Hennekam, Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Bỉ (Belgian Development
Agency (BTC)
Phó Giáo sư Trần Đức Tuấn, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục

vì Sự phát triển Bền vững, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Giáo dục Môi trường, Ấn Độ đã
có những gợi ý quý báu và cung cấp tài liệu tham khảo, giúp những chỉ dẫn bước
đầu trong việc phát triển bộ tài liệu.
Chúng tôi cũng không thể biên soạn được bộ tài liệu này nếu thiếu sự đóng
góp nhiệt tình từ phía các giảng viên các trường Đại học Quảng Nam, Đại học
Phạm Văn Đồng, Quảng Ngãi, Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, Cao đẳng Sư phạm
Thái Nguyên và Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh. Ví dụ điển hình từ những hoạt
động trong giai đoạn 2008-2010 tại các trường nói trên được đưa vào đóa CD kèm
theo bộ tài liệu này.
4
Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường Cơ bản
GIỚI THIỆU
1. Mục tiêu của cuốn tài liệu
2. Nguyên tắc và quá trình phát triển tài liệu
Cuốn “Tài liệu tập huấn khóa Giáo dục Môi trường Cơ bản” là công cụ cụ thể để các giảng
viên có thể tổ chức một khóa tập huấn về Giáo dục Môi trường Cơ bản cho các thầy cô giáo
khác, dù đó là các thầy cô giáo tương lai hay các thầy cô giáo ở trường Trung học Cơ sở.
Khóa tập huấn hướng tới mục đích giúp các thầy cô giáo tích hợp, lồng ghép và/hay liên hệ
đến các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường trong các bài giảng của mình, không chỉ
trong những môn học có mối liên hệ rõ rệt nhưng Sinh học hay Đòa lý.
Những hoạt động được đề xuất trong tài liệu này đưa ra gợi ý về nội dung và quy trình cho
khóa tập huấn đầy đủ kéo dài 2.5 ngày. Tuy nhiên, người tập huấn cũng có thể lựa chọn giới
thiệu các chủ đề một cách riêng biệt.
Cuốn tài liệu giới thiệu về 3 chủ đề thông qua một loạt các hoạt động và dựa vào nhiều
nguồn tài liệu tham khảo đưa ra trong tài liệu. Mỗi hoạt động được thiết kế để giới thiệu về
một nội dung cụ thể một cách ngắn gọn, chính xác và dễ hiểu trong phần Tài liệu nguồn.
Những vấn đề môi trường phức tạp, ví dụ như biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, sự ấm lên
toàn cầu, nước biển dâng được thể hiện bằng một ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu.
Cuốn tài liệu sẽ giúp người tập huấn giới thiệu đến người học nội dung cần thiết bằng cách

áp dụng cách tiếp cận tích cực và cùng tham gia với nguyên tắc dựa trên những kiến thức
đã có của người học và quan điểm kiến tạo trong học tập. Trong khi cuốn tài liệu đề xuất
một quy trình cụ thể và dễ áp dụng, người tập huấn/giáo viên hoàn toàn có thể thay đổi quy
trình đó sao cho phù hợp với những nhu cầu và mối quan tâm cụ thể của người tham gia
trong khóa tập huấn cụ thể. Vì lý do đó, kèm theo cuốn tài liệu tập huấn là một đóa CD với
một số tài liệu tham khảo, bao gồm các trò chơi và hoạt động giáo dục môi trường và một
loạt những ví dụ về bài học mẫu lồng ghép nội dung giáo dục môi trường. Tất cả những tài
liệu này đều có thể sử dụng làm tài liệu nguồn trong và sau khóa tập huấn.
Trong quá trình lập đề cương và lựa chọn chủ đề cho cuốn tài liệu này, VVOB đã tham khảo
ý kiến một loạt các đối tác ở Việt Nam. Cụ thể, VVOB đã tham khảo ý kiến của những tổ
chức sau: Live & Learn Việt Nam, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV), UNDP,
UNESCO, Tổ chức Phát triển Bỉ (BTC), Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, WWF và Đại học
Sư phạm Hà Nội. Một loạt các cá nhân từ những tổ chức này đã đưa ra những nhận xét đầy
đủ và sâu sắc về bản thảo cuốn tài liệu.
Giáo dục môi trường là một chủ đề lớn, là nền tảng và điểm khởi đầu để tiếp cận những khái
niệm trừu tượng hơn của Giáo dục vì Sự phát triển Bền vững. Cuốn tài liệu này sẽ được sử
dụng như một tài liệu nguồn và được tích hợp cùng một số
tài liệu khác sẽ được quảng bá trong Thập kỷ Giáo dục vì
Sự phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (2005-2014).
Đó là các tài liệu trực tuyến “Dạy và Học vì một tương lai
bền vững”, các tài liệu tập huấn về giáo dục môi trường
và biến đổi khí hậu, do UNESCO phát triển và giới thiệu tại
Việt Nam với sự hợp tác của VVOB. Bên cạnh chức năng
làm bộ tài liệu tập huấn đơn lẻ, sự tích hợp này sẽ cho
phép và khuyến khích các trường ĐH/CĐSP và giảng
viên/giáo viên liên hệ những vấn đề trong cuốn tài liệu
này với thực tế kinh tế-xã hội và môi trường sinh thái rộng
và phức tạp hơn trong và ngoài Việt Nam.
5
Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường Cơ bản

3. Chủ đề lựa chọn
3 chủ đề được lựa chọn là các chủ đề môi trường quan trọng, nhận được nhiều sự qua n tâm
ở Việt Nam, cả ở cấp độ quản lý và công chúng nói chung. Ngoài ra, đây còn là những vấn
đề liên quan chặt chẽ đến chủ đề tổng thể là bảo vệ môi trường.
Chủ đề 1 – Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là vấn đề đang được toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng rất quan
tâm. Nằm ở gần vùng xích đạo, có bờ biển kéo dài hơn 3000 km, Việt Nam sẽ là nước bò ảnh
hưởng nghiêm trọng khi trái đất nóng lên, băng tan và nước biển dâng. Dù Việt Nam không
phải là nước công nghiệp phát triển, không phát thải nhiều khí nhà kính như các nước khác,
nhưng việc xem xét nguồn gốc và tác động xấu của biến đổi khí hậu, cũng như các biện
pháp giảm thiểu tác hại của nó là việc ích nước lợi nhà, giúp sử dụng tài nguyên thiên nhiên
hợp lý để phát triển bền vững.
Trong chủ đề này, các giảng viên/giáo viên sẽ làm quen và sau đó chuyển tải tới học sinh
các khái niệm, thuật ngữ liên quan tới biến đổi khí hậu như thời tiết, biến đổi khí hậu; Trái đất
và hệ thống khí hậu Trái đất; Khí nhà kính, hiệu ứng nhà kính; Dấu vết sinh thái, dấu vết
cácbon. Những điều này sẽ giúp người học hiểu được nguyên nhân của biến đổi khí hậu và
các ảnh hưởng của nó tới thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Và cuối cùng, cuốn tài
liệu giúp người đọc tìm hiểu, tiếp cận cách ứng phó với biến đổi khí hậu được áp dụng ở thế
giới và Việt Nam.
Chủ đề 2 – Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sản xuất và tiêu thụ năng lượng là vấn đề rất quan trọng trong phát triển đất nước. Tuy
nhiên, nếu sản xuất và tiêu thụ năng lượng không hợp lý, không hiệu quả, sẽ vừa làm cạn
kiện tài nguyên thiên nhiên, vừa làm tăng phát thải khí nhà kính dẫn đến hiểm họa môi
trường như tăng nhiệt độ trái đất, nước biển dâng đe dọa cuộc sống của cộng đồng xã
hội. Do vậy, vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả không chỉ là mối quan tâm của
nhà nước, của tổ chức, doanh nghiệp lớn, mà còn là vấn đề của từng người, từng gia đình.
Chủ đề “Sử dunï g nanê g lươnï g tietá kiemä và hie qua”û sẽ giupù cacù gianû g vienâ /giaó vienâ namé baté
và chuyenå taiû tơiù hocï sinh nhưnõ g khaiù niemä về nanê g lươnï g và nguonà gocá cuả nanê g lươnï g; giupù
phanâ bietä cacù danï g nanê g lươnï g như hoá thacï h, taiù taọ ; giupù hie rõ ha quả cuả viecä sử
dunï g nanê g lươnï g khonâ g hơpï lý và cacù cacù h tietá kiemä và sử dunï g nanê g lươnï g hie qua.û Chủ đề

naỳ conø hỗ trơ,ï bổ sung ratá totá cho chủ đề “Biená đoiå khí ha ”.
Chủ đề 3 – Tái chế chất thải
Chất thải là nguồn tài nguyên quý giá bởi nhiều loại chất thải có thể tái sử dụng hoặc tái
chế, cho phép tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm thiểu phát
thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Chủ đề “Tái chế chất thải” sẽ giúp giảng viên/giáo viên nắm bắt và chuyển tải tới học sinh
các khái niệm về rác thải, nguồn gốc của rác thải, cách quản lý chất thải theo 3R và lợi ích
của cách quản lý này. Chủ đề này cũng giúp nhận biết rác thải nào là loại có thể tái chế, tái
sử dụng, cách sử dụng các sản phẩm tái chế, và làm thế nào để giảm thiểu chất thải trong
cuộc sống hàng ngày.

6
Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường Cơ bản
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CUỐN TÀI LIỆU
Vâng, bạn đang là thầy cô giáo. Cuốn tài liệu tập huấn này không có tham vọng biến bạn
thành thầy cô giáo. Tuy thế, cuốn tài liệu có tham vọng khuyến khích bạn tập huấn về nội
dung kỹ thuật trong cuốn tài liệu theo cách tích cực và cùng tham gia. Lý do? Bởi vì các tác
giả, và bên cạnh họ là các chuyên gia khác, tin rằng các học viên trong khóa tập huấn của
các bạn sẽ thu được nhiều từ khoảng thời gian họ và bạn cùng dành cho khóa tập huấn. Và
điều họ thu được không chỉ bao gồm tri thức mà còn có cả kỹ năng, động cơ và lòng nhiệt
tình. Thay vào việc cần một chuyên gia nào đó chia sẻ tri thức của mình với người học, bạn
sẽ là người tập huấn, cùng họ tham gia vào chuyến du hành đến với tri thức.
Có thể bạn đã có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy về các chủ đề môi trường. Cũng
có thể bạn chưa hề có kinh nghiệm. Bạn không cần phải lo lắng, bất kỳ thầy cô giáo nào
cũng có thể sử dụng cuốn tài liệu này.
Bạn có thể quyết đònh sử dụng cuốn tài liệu này làm tài liệu hướng dẫn hoặc làm tài liệu
nguồn để tổ chức khóa tập huấn của mình. Đặc biệt khi bạn đã có nhiều kinh nghiệm và tự
tin trong việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực, rất nhiều khả năng là bạn sẽ thích
cuốn tài liệu này.
Bạn có thể quyết đònh sử dụng cuốn tài liệu này theo cách được đề xuất ở đây. Tuy nhiên,

bạn vẫn có rất nhiều cơ hội để thay đổi, biên tập hay bổ sung các hoạt động khác ngoài
những hoạt động được đề ra trong cuốn này.
Dù bạn chọn cách sử dụng cuốn tài liệu tập huấn như thế nào, hãy dành thời gian đọc kỹ
những điểm sau trước khi bắt đầu khóa tập huấn.
a) Biết rõ nội dung
Mặc dù vai trò của bạn là người tập huấn chứ không phải một chuyên gia dày dạn kinh
nghiệm, bạn vẫn cần phải giới thiệu về nội dung nằm trong phần tài liệu nguồn liên quan tới
mỗi hoạt động. Vai trò của bạn không phải là giảng bài mà đưa ra những nhận xét góp ý và
bổ sung, hoàn thiện thông tin từ phía người tham gia tập huấn. Để làm được như vậy, bạn
cần phải nắm rõ những thông tin được cung cấp trong cuốn tài liệu này. Hiển nhiên, việc
học thuộc các con số là không cần thiết nhưng có thể bạn sẽ phải chuẩn bò trước một số thẻ
trợ giúp.
b) Hiểu về học viên của mình
Các nhóm học viên khác nhau có những mong đợi khác nhau. Thậm chí trong một nhóm vẫn
có thể có nhiều điểm khác biệt. Điều này có thể ảnh hưởng tới thời gian bạn cần để giới thiệu
những hoạt động nhất đònh hay ảnh hưởng đến lòng nhiệt tình và mối quan tâm mà bạn mong
chờ từ lớp học đó. Nhiều hoạt động đòi hỏi học viên làm việc theo nhóm, và do đó, cần phải
cân nhắc một số yếu tố nhất đònh khi chia học viên theo nhóm.
Bạn hãy tự hỏi bản thân mình những câu hỏi sau:
· Những học viên này đã/đang/sẽ dạy môn gì?
· Họ biết về các chủ đề môi trường ở mức độ nào?
· Trước đó họ đã tham gia các khóa tập huấn nào về môi trường?
· Họ có quen thuộc với các phương pháp dạy học tích cực?
· Họ tham gia tập huấn vì họ muốn được tham gia, hay vì đó là khóa tập huấn bắt buộc?
· Các học viên có biết rõ nhau không?
· Đặc điểm của nhóm học viên thế nào (độ tuổi, giới tính)?
· Nơi các học viên sinh sống có những vấn đề mà khóa tập huấn đề cập đến? Ở khu vực họ sống có nhà
máy điện? Có vấn đề với rác thải?
7
Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường Cơ bản

c) Chuẩn bò tài liệu và giáo cụ
Bạn hãy chuẩn bò thật cẩn thận trước khi bắt đầu khóa tập huấn. Việc nhận thấy
trong khóa tập huấn rằng bạn đã quên photo một số tài liệu mà bạn muốn phân phát, quên
một số slide mà bạn muốn sử dụng hay bất kỳ tài liệu nào khác sẽ đặt bạn vào hoàn cảnh
khó xử và làm bạn giảm tự tin.
Cuốn tài liệu này không phải được thiết kế để phát cho người tham gia trước khóa
tập huấn. Hẳn nhiên, bạn có thể làm như vậy, nhưng hãy lưu ý rằng điều đó có thể khiến
người tham gia sao lãng khỏi những hoạt động mà bạn đang dẫn dắt họ. Tuy nhiên, bạn
được khuyên nên chuẩn bò phần tài liệu tham khảo để có thể phân phát sau mỗi hoạt động
hoặc cả chủ đề. Bạn sẽ là người quyết đònh cách nào là phù hợp nhất trong hoàn cảnh của
bạn.
Hãy chú ý chuẩn bò phần trình chiếu mà bạn muốn sử dụng cũng như trò chơi và ví
dụ bài học mẫu. Một trong số các hoạt động đề xuất sử dụng máy quay phim để sau đó có
thể tua lại để xem trực tiếp trên màn chiếu. Trong trường hợp bạn muốn làm như vậy, hãy
kiểm tra kỹ càng xem máy quay có làm việc, bạn có thực sự thành thạo trong việc quay
phim hay liệu bạn có thể yêu cầu người khác hỗ trợ…. Trong những vấn đề liên quan đến
máy tính, máy chiếu và những thiết bò điện tử khác, đừng tin ai ngoài bản thân!
Một số hoạt động cần đến các bản câu hỏi trắc nghiệm. Công cụ dạy học này hỗ
trợ người học tham gia tích cực hơn vào quá trình học tập, giúp họ hiểu và nhớ nội dung tốt
hơn. Hoàn toàn có thể xây dựng các bản câu hỏi trắc nghiệm khác cho mỗi chủ đề và hoạt
động. Câu hỏi cũng như câu trả lời cần đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn và tránh những khái
niệm phức tạp, mơ hồ. Trong cuốn tài liệu có một số câu hỏi mẫu và bạn có thể tham khảo
những câu hỏi đó để soạn những bộ câu hỏi khác của chính mình.
Tài liệu về biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và xử lý chất
thải hiện có rất nhiều. Đó có thể là báo chí, sách vở, tài liệu nội bộ, bài giảng trong sách giáo
khoa, thông tin từ thư viện hay trên mạng Internet và phương tiện truyền thông đại chúng.
Trong mỗi chủ đề của cuốn tài liệu có nhắc đến một số tài liệu. Các thầy cô giáo quen thuộc
với việc sử dụng công cụ tìm kiếm trên mạng sẽ có nhiều lợi thế trong việc thiết kế và giảng
dạy bài học của mình.
d) Chọn thời điểm thích hợp

Sinh viên sư phạm và các thầy cô giáo đều là những người có lòch làm việc khá bận
rộn. Chắc hẳn bạn muốn tránh tình huống phải làm việc trong một nhóm mà mọi người đều
muốn được dành thời gian cho việc khác hơn. Vì vậy, bạn hãy tính toán đến khả năng liệu
khóa tập huấn có thể được tổ chức hoàn toàn hay một phần trong thời gian làm việc, hay
nhà trường có quy chế tính toán hợp lý đối với thời gian giảng viên/giáo viên tham gia vào
khóa tập huấn.
Mặc dù bạn không phải là người có thể thực sự thu xếp thời gian biểu cho khóa tập
huấn, cố gắng kiểm tra với người tổ chức về thời gian thích hợp nhất.
Việc tổ chức tập huấn về cả ba chủ đề trong khóa tập huấn kéo dài 2.5 ngày tỏ ra là
hợp lý nhất. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tổ chức các buổi tập huấn ngắn hơn theo từng chủ
đề. Dù vậy, bạn nên lưu ý rằng việc tổ chức cả khóa tập huấn có điểm lợi là bạn có thể dễ
dàng tạo dựng một bầu không khí thân thiện và liên hệ các chủ đề với nhau.
e) Số lượng người tham gia vừa phải
Để khóa tập huấn đạt hiệu quả cao nhất, số lượng thành viên lớp tập huấn không
nên quá 25 người để đảm bảo rằng tất cả đều có thể tích cực tham gia vào các hoạt động
nhóm cũng như riêng lẻ. Nếu số lượng người muốn tham gia vào khóa tập huấn đông hơn,
8
Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường Cơ bản
bạn có thể thuyết phục người tổ chức chia lớp thành các lớp với số lượng người tham gia
vừa phải.
f) Áp dụng cách tiếp cận tích cực và cùng tham gia
Hãy đảm bảo rằng người học tham gia tích cực vào quá trình và giữ được sự nhiệt
tình trong suốt khóa học. Lưu ý rằng một số người học có thể đã biết về một số vấn đề trong
cuốn tập huấn ở mức sâu hơn những gì nhắc đến trong cuốn này khá nhiều. Bạn hãy mang
lại cho người tham gia một diễn đàn, tận dụng tri thức của họ và đảm bảo rằng họ được tôn
trọng và đánh giá cao. Trong trường hợp thông tin người học đưa ra trong các hoạt động
nhóm chưa được đầy đủ hoặc gây tranh cãi, vai trò của bạn là nhận xét, giải thích và bổ
sung khi cần thiết. Tuy vậy, phải đảm bảo là thông tin bạn đưa ra luôn chính xác và đầy đủ.
g) Tổ chức các hoạt động sau khóa học
Người học chỉ có thể tiếp thu đầy đủ kiến thức và kỹ năng mới nếu như có đủ thời

gian để họ “tiêu thụ” và có cơ hội cho họ thực hành. Tùy vào vò trí và mối quan hệ của bạn với
người học, bạn có thể có cơ hội trực tiếp làm việc với các học viên sau khóa học. Điều đơn
giản nhất bạn có thể làm là khuyến khích người học soạn kế hoạch bài giảng có tích hợp
các nội dung trong khóa tập huấn và cùng thảo luận về kế hoạch bài giảng đó.
i) Nghó lại về khóa tập huấn của bạn
Nhiều khả năng bạn sẽ thực hiện khóa tập huấn như thế này không chỉ một lần. Mỗi
lần kết thúc khóa tập huấn, bạn hãy thử đánh giá để biết khóa tập huấn đã diễn ra như thế
nào và có thể cải tiến những điểm nào để giúp khóa tập huấn thành công hơn. Bạn có thể tự
hỏi mình những câu hỏi sau:
Việc nắm được phản hồi của người học cũng là một điều hữu ích. Bạn có thể biết được phản
hồi của người học thông qua phiếu đánh giá, thảo luận nhóm hay trò chuyện trực tiếp. Nếu
bạn muốn sử dụng phiếu đánh giá, hãy đảm bảo là bạn soạn phiếu đó trước khi khóa tập
huấn bắt đầu.
Chúc bạn thành công!
• Tôi đã làm điều gì rất tốt và điều gì chưa thực sự tốt lắm?
• Điều gì khiến tôi thích nhất trong khóa tập huấn?
• Người học có tích cực như tôi mong đợi?
• Hoạt động nào khiến cả lớp thấy vui thích hơn cả?
• Tôi muốn làm điều gì theo một cách khác?

9
Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường Cơ bản
Gợi ý chương trình tập huấn
Nội dung
Thời gian
Ngày 1
8.00-8.20
Khởi động, đưa ra quy đònh cho khóa tập huấn
Chủ đề 1: Biến đổi khí hậu
8.20-8.30

Giới thiệu
8.30-10.30
Hoạt động 1: Các khái niệm
10
10.30-10.45
Giải lao
10.45-11.15
Hoạt động 2: Nguyên nhân và tác động của biến đổi khí hậu
11.15-13.00
Nghỉ trưa
13.00-13.30
Hoạt động 2: Nguyên nhân và tác động của biến đổi khí hậu (tiếp)
13.30-14.30
Hoạt động 3: Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
14.30-15.30
Hoạt động 4: Ứng phó với biến đổi khí hậu
Giải lao
15.30-15.45
15.45-16.45
Hoạt động 5: Tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào chương trình chính khóa
Ngày 2
Chủ đề 2: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
8.00-8.10
8.10-9.10
9.10-10.10
10.10-10.25
10.25-11.25
11.25-13.00
13.00-14.00
14.00-15.00

15.00-15.15
Giới thiệu
Hoạt động 1: Các khái niệm
Hoạt động 2: Phân biệt các nguồn năng lượng
Hoạt động 3: Hậu quả của việc sử dụng năng lượng không hợp lý
Hoạt động 4: Làm cách nào để tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả
Hoạt động 5: Tích hợp nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả vào chương trình chính khóa
Giải lao
Nghỉ trưa
Giải lao
Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường Cơ bản
Chủ đề 3: Xử lý chất thải
15.15-15.25
Giới thiệu
15.25-16.25
Hoạt động 2: Quản lý chất thải theo 3R
16.25-17.25
Hoạt động 1: Các khái niệm
11
Hoạt động 1: Các khái niệm
8.00-9.00
9.00-10.00
10.00-10.15
10.15-11.15
11.15-11.30
11.30-11.40
11.40-11.45
Hoạt động 3: Tái chế chất thải
Hoạt động 4: Giảm thiểu chất thải của bạn

Hoạt động 5: Tích hợp nội dung xử lý chất thải vào chương trình chính khóa
Thảo luận về kế hoạch hoạt động tiếp theo
Đánh giá
Tổng kết khóa tập huấn
Ngày 3
Giải lao
Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường Cơ bản
Chuỷ ủe 1
Bieỏn ủoồi khớ haọu
Giới thiệu chung
Mục tiêu
Biến đổi khí hậu hiện đã và đang là vấn đề sống còn của nhân loại. Riêng
Việt Nam sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng, khi nhiệt độ Trái
đất tăng và nước biển dâng. Theo đánh giá của Chương trình Phát triển
Liên Hiệp Quốc (UNDP), Việt Nam nằm trong danh sách 5 nước đứng đầu
thế giới dễ bò tổn thương nhất đối với biến đổi khí hậu và khi mực nước biển
tăng 1m, Việt Nam sẽ mất đi 5% diện tích đất đai, 11% người dân mất nhà
cửa, sản lượng nông nghiệp giảm 7% (tương đương 5 triệu tấn thóc) và
10% thu nhập quốc nội GDP.
Báo cáo Phát triển Con người 2009 do UNDP tại Việt Nam và Bộ Tài
nguyên và Môi trường công bố cũng cho thấy, biến đổi khí hậu gây đe dọa
Việt Nam ở nhiều cấp. Lượng mưa dự kiến sẽ gia tăng và Việt Nam sẽ đối
mặt với những trận bão nhiệt đới mạnh hơn. Mực nước biển dự kiến sẽ
dâng cao 33 cm vào năm 2050 và 1 m vào năm 2100. Đó là một dự báo ảm
đạm đối với Đồng bằng sông Cửu Long thấp trũng. Nếu mực nước biển
dâng cao 1m, phần lớn Đồng bằng sông Cửu Long sẽ hoàn toàn ngập
trắng một thời gian dài trong năm.
Khi nước biển dâng, nhiều vùng như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Đònh, Ninh
Bình, An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vónh Long, Cà Mau sẽ ngập
chìm từ 2-4m trong vòng 100 năm tới. Nước biển dâng sẽ khiến 22 triệu

người Việt Nam mất nhà cửa với thiệt hại lên tới 10% GDP. Lũ lụt và bão tố
mạnh hơn sẽ làm chậm sự phát triển con người ở những vùng dân cư chính
yếu.
Tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọng tới mọi lónh
vực như nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế - xã hội, môi trường, sức khoẻ,
văn hoá du lòch… Bởi vậy, mỗi người dân, từ già tới trẻ cần nhận thức và
hiểu rõ nguyên nhân, tác hại của biến đổi khí hậu, cũng như cách thức hạn
chế tác động tiêu cực của nó tới cộng đồng xã hội.
Mục tiêu chính của “Chủ đề 1 - Biến đổi khí hậu” là cung cấp cho các
giảng viên/giáo viên những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu, tác động
tiêu cực của nó tới môi trường kinh tế - xã hội của thế giới nói chung và của
Việt Nam nói riêng, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân gây biến đổi khí hậu và
các biện pháp mà các em học sinh cũng như mọi người có thể tham gia để
giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
“Chủ đề 1 - Biến đổi khí hậu” cũng giúp các giảng viên/giáo viên biết
cách phân bổ thời lượng, lồng ghép, tích hợp nội dung về biến đổi khí hậu
vào các môn học (chính khoá, ngoại khoá) theo chương trình của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Ngoài ra, “Chủ đề 1 - Biến đổi khí hậu” cũng hướng dẫn giảng viên/giáo
viên cách tổ chức trò chơi giúp học sinh nắm vững những nội dung cơ bản
của Chủ đề; giúp giảng viên/giáo viên biết cách sử dụng tài liệu in có sẵn,
hoặc các thông tin tài liệu trên internet.
Biến đổi khí hậu
13
Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường Cơ bản - Chủ đề 1- Biến đổi khí hậu
Thời gian:
Mục tiêu:
Học liệu:
Tiến trình:
Đánh giá:

Lưu ý:
120 phút
Sau hoạt động này, học viên có thể liệt kê và mô tả những khái niệm cơ bản,
thông dụng, hay được dùng tới khi nói về biến đổi khí hậu.
Laptop, projector, bài giảng dưới dạng PowerPoint;
Bảng ghim, thẻ màu, giấy khổ A0, đề can đánh dấu (nhãn dính có hình); Trò
chơi: Xem Phụ lục 1d; Bộ câu hỏi trắc nghiệm
1. Tổ chức lớp học theo nhóm
2. Các nhóm thảo luận đưa ra các đònh nghóa trong mục “Thời tiết và biến đổi
khí hậu”
3. So sánh với tài liệu nguồn (Phụ lục 1a)
4. Người tập huấn tóm tắt, tổng kết.
5. Các nhóm tự nghiên cứu về “Trái đất và hệ thống khí hậu trái đất” (Phụ lục
1a), thảo luận cách trình bày về chủ đề này
6. Đại diện một nhóm trình bày
7. Giảng lý thuyết về “Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính” và “Dấu vết sinh
thái và dấu vết cacbon”
8. Các nhóm nghiên cứu câu hỏi trắc nghiệm (Phụ lục 1b), dán nhãn vào
câu trả lời, lựa chọn và cử người đại diện trình bày
9. Chia nhóm chơi trò chơi (Phụ lục 1d)
10.Tóm tắt tổng kết toàn bộ nội dung
Kết quả làm việc nhóm
Bài tập nhóm và trò chơi bổ trợ thu hút được tất cả học viên tham gia
Tùy theo thời gian, người tập huấn có thể chọn chơi cả hai trò chơi hay một.
Có thể tích hợp nội dung của Hoạt động 1 vào bài giảng của các môn Đòa lý,
Vật lý, Môi trường, Lòch sử
Hoạt động 1
Các khái niệm
Biến đổi khí hậu
14

Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường Cơ bản - Chủ đề 1- Biến đổi khí hậu
Thời gian:
Mục tiêu:
Học liệu:
Tiến trình:
Đánh giá:
Lưu ý:
60 phút
Sau hoạt động này học viên có thể liệt kê và mô tả các nguyên nhân và hậu
quả của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Laptop, projector, bài giảng dưới dạng PowerPoint;
Bảng ghim, thẻ màu, giấy khổ A0, đề can đánh dấu (nhãn dính có hình);
Bộ câu hỏi trắc nghiệm
1. Tổ chức lớp học theo nhóm
2. Các nhóm thảo luận về nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
3. Người tập huấn tóm tắt, tổng kết và so sánh với tài liệu nguồn (Phụ lục
2a)
4. Các nhóm thảo luận về “Tác động của biến đổi khí hậu”
5. Người tập huấn tóm tắt, tổng kết so sánh với tài liệu nguồn (Phụ lục 2a)
6. Các nhóm nghiên cứu câu hỏi trắc nghiệm (tham khảo Phụ lục 2b), dán
nhãn vào câu trả lời lựa chọn và cử người đại diện trình bày
7. Tóm tắt tổng kết toàn bộ nội dung
Xem xét mức độ đầy đủ thông tin sau hoạt động nhóm so với thông tin trong
tài liệu nguồn;
Dựa trên kết quả bản trắc nghiệm
Sau khi các nhóm thảo luận, có thể tổ chức thi xem nhóm nào đưa ra đầy đủ
các nguyên nhân, tác động hơn;
Có thể tích hợp các nội dung trong Hoạt động 2 vào bài giảng của các môn
Đòa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh vật, Lòch Sử, Môi trường
Hoạt động 2

Nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu
Biến đổi khí hậu
15
Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường Cơ bản - Chủ đề 1- Biến đổi khí hậu
Thời gian:
Mục tiêu:
Học liệu:
Tiến trình:
Đánh giá:
Lưu ý:
60 phút
Học viên liệt kê và mô tả được tác động của biến đổi khí hậu tới Việt Nam
cũng như đòa phương nơi mình sinh sống
Laptop, projector
Bảng ghim, thẻ màu, giấy khổ A0
Dụng cụ, trò chơi: Xem Phụ lục 3b
1. Tổ chức lớp học theo nhóm;
2. Các nhóm thiết kế một trang bìa báo nói về sự biến đổi của các yếu tố khí
hậu, hiện tượng thời tiết tiêu biểu ở tỉnh mình;
3. Các nhóm tham khảo và đánh giá lẫn nhau;
4. Người tập huấn nhận xét và tổng kết về sự biến đổi của các yếu tố khí hậu,
hiện tượng thời tiết tiêu biểu ở Việt Nam nói chung (Phụ lục 3a);
5. Mỗi nhóm liệt kê ít nhất 3 ví dụ về tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt
Nam;
6. Người tập huấn nhận xét, bổ sung và tổng kết về “Tác động của biến đổi
khí hậu đối với Việt Nam” (Phụ lục 3a)
7. Chia nhóm chơi trò chơi (Phụ lục 3b)
8. Tóm tắt tổng kết toàn bộ nội dung
Dựa trên kết quả làm việc nhóm;
Trò chơi bổ trợ thu hút được tất cả học viên tham gi

Có thể tổ chức cuộc thi nhỏ liệt kê tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt
Nam hoặc đòa phương của người học;
Có thể tích hợp các nội dung của Hoạt động 3 vào các bài giảng của môn
Đòa lý, Sinh vật, Môi trường…
Hoạt động 3
Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Biến đổi khí hậu
Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường Cơ bản - Chủ đề 1- Biến đổi khí hậu
16
Thời gian:
Mục tiêu:
Học liệu:
Tiến trình:
Đánh giá:
Lưu ý:
60 phút
Học viên có thể kể ra các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu
của thế giới và Việt Nam và liệt kê, mô tả được các hoạt động giảm
thiểu biến đổi khí hậu.
Laptop, projector (nếu cần)
Bảng ghim, thẻ màu, giấy khổ A0
Dụng cụ, trò chơi
Chia lớp học thành nhóm;
1. Các nhóm thực hành bài tập ghép nội dung để tìm hiểu về các nội dung
“Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu”, “Nghò đònh thư
Kyoto” và “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu”
(Phụ lục 4b);
2. Các nhóm kiểm tra chéo;
3. Người tập huấn nhận xét, tổng kết và bổ sung thông tin về “Công ước
khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu”, “Nghò đònh thư Kyoto” và

“Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu”;
4. Các nhóm thảo luận về việc cần làm để giảm nhẹ biến đổi khí hậu;
5. Thi theo nhóm (mỗi nhóm đưa ra một ví dụ rồi đến nhóm tiếp theo, nhóm
nào không đưa được thêm ví dụ là nhóm thua);
6. Người tập huấn nhận xét và tổng kết;
7. Chia nhóm chơi trò chơi (Phụ lục 4c);
8. Tóm tắt tổng kết toàn bộ nội dung.
Dựa trên kết quả của hoạt động nhóm
Cuộc thi và trò chơi thu hút được tất cả học viên tham gia
Người tập huấn có thể lựa chọn trò chơi khác cho phù hợp.
Có thể tích hợp các nội dung của Hoạt động 4 vào các bài giảng của
môn Giáo dục công dân, Môi trường, Đòa lý
Biến đổi khí hậu
Hoạt động 4
Ứng phó với biến đổi khí hậu
17
Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường Cơ bản - Chủ đề 1- Biến đổi khí hậu
Thời gian:
Mục tiêu:
Học liệu:
Tiến trình:
Đánh giá:
Lưu ý:
60 phút
Học viên nắm được cách tích hợp một phần nội dung cụ thể trong chủ đề
Biến đổi khí hậu vào bài học cụ thể và liệt kê được các bài học có thể tích hợp
trong môn mình phụ trách
Laptop, projector
Bảng ghim, thẻ màu, giấy khổ A0
Kế hoạch bài giảng mẫu có tích hợp nội dung giáo dục môi trường.

Sách giáo khoa cho một số môn học (phụ thuộc vào người tham gia tập
huấn)
1. Tổ chức lớp học thành các nhóm theo môn học;
2. Yêu cầu học viên nghiên cứu ví dụ về Kế hoạch bài giảng tích hợp nội
dung Biến đổi khí hậu;
3. Học viên bàn luận về cách tích hợp nội dung Biến đổi khí hậu trong bài học
cụ thể;
4. Học viên làm việc theo các nhóm môn học, hoàn thành bảng khai thác nội
dung giáo dục Biến đổi khí hậu (Phụ lục 5a);
5. Học viên chia sẻ về kết quả làm việc nhóm.
Học viên tích cực tham gia bàn luận;
Các đòa chỉ bài học cụ thể để tích hợp nội dung Biến đổi khí hậu
Có các môn học có thể dễ dàng tích hợp, có những môn khó hơn, do đó, mỗi
nhóm theo môn học có thể đưa ra số các ví dụ rất khác nhau
Có thể tổ chức cuộc thi nhỏ để người tham gia thiết kế các hoạt động ngoại
khóa giáo dục về chủ đề Biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu
Hoạt động 5
Tích hợp nội dung trong chủ đề biến đổi khí hậu
vào chương trình chính khóa
18
Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường Cơ bản - Chủ đề 1- Biến đổi khí hậu
Thời tiết:
Khí hậu:
Sự khác nhau
giữa “Thời tiết”
và “Khí hậu:
Biến đổi khí hậu:

Sự nóng lên

toàn cầu:
Nguyên nhân
của biến đổi
khí hậu:
Sơ lược:
Tài liệu nguồn cho Chủ đề 1
Biến đổi khí hậu
Tài liệu nguồn cho Hoạt động 1
Phụ lục 1a: Các khái niệm về biến đổi khí hậu
Là các diễn biến nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, gió,
nắng, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng
khác trong hiện tại hoặc tương lai gần.
Khí hậu là sự diễn biễn của các thông số trên trong khoảng thời gian
dài ở một vùng, miền xác đònh. Khí hậu chính là sự lặp đi lặp lại của tình
hình thời tiết, ở một đòa phương, trong nhiều năm, trở thành quy luật.
Cũng có thể đònh nghóa, khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong
một khoảng thời gian (thường là 30 năm) và không gian nhất đònh.
“Thời tiết” có tính đòa phương và ngắn hạn, còn “Khí hậu” có tính khu
vực và dài hạn.
Là sự thay đổi của hệ thống khí hậu Trái đất gồm: Khí quyển, Đại
dương, Băng quyển, Sinh quyển và Thạch quyển hiện tại và trong
tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.
Là sự gia tăng nhiệt độ trung bình ở gần bề mặt Trái đất và trong lớp
thấp nhất của bầu khí quyển. Sự gia tăng nhiệt độ trong khí quyển Trái
đất có thể góp phần thay đổi trong mô hình khí hậu toàn cầu.
Thuật ngữ “Biến đổi khí hậu Trái đất” cũng được hiểu là “Sự nóng lên
toàn cầu”. Và khi nói tới “Sự nóng lên toàn cầu” cũng tức là “Biến đổi
khí hậu Trái đất”.
Nguyên nhân chính làm Biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các
hoạt động tạo ra phát thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá

mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các
hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Trái đất ra đời cách đây khoảng 4,6 tỷ năm. Từ rất lâu, người ta biết,
giữa con người và thiên nhiên, bao gồm cả hệ thống khí hậu có mối
tương tác qua lại rất chặt chẽ. Muốn sống thanh bình, hoà thuận với
thiên nhiên, cần nghiêm ngặt tuân theo các quy luật của đất trời, của
hệ thống khí hậu.
Hệ thống khí hậu Trái đất gồm 5 thành phần: Khí quyển, Đại dương,
Băng quyển, Đất liền và Sinh quyển.
2. Trái đất và hệ thống khí hậu Trái đất
19
1. Thời tiết và biến đổi khí hậu
Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường Cơ bản - Chủ đề 1- Biến đổi khí hậu
Khí quyển:
Đại dương:
Băng quyển:
Là lớp không khí bao quanh Trát đất, bao phủ mọi thứ, mọi nơi. Nhờ có
lớp khí quyển này mà Trái đất có sự sống. Nếu không có khí quyển,
Mặt trời sẽ thiêu cháy Trái đất, sẽ không có nước, không có mưa.
Thành phần hoá học của khí quyển gồm 78% là khí nitơ (N ), 21% là ôxi
2
(O ), 1% còn lại là các khí khác như cacbon đioxit (CO ), hơi nước, nitơ
2 2
oxit (N O), mêtan (CH ), ôzôn (O ) Những khí chiếm tỷ lệ nhỏ này lại
2 4 3
đóng một vai trò rất quan trọng, nhất là các khí nhà kính như cacbon
đioxit (CO ), mêtan (CH ), hơi nước, nitơ oxit (N O), ôzôn (O ) có tác
2 4 2 3
dụng cân bằng, tuần hoàn năng lượng, độ ẩm, mây, gió mưa giữa các
vùng miền khác nhau của Trái đất, tạo điều kiện cho vạn vật tồn tại và

phát triển.
Đại dương chiếm 71% bề mặt Trái đất, chứa khoảng 1 tỷ 340 triệu km3
nước. Ngoài việc cung cấp hải sản, cung cấp dầu khí, đại dương còn
là bình giữ nhiệt khổng lồ, điều tiết khí hậu cho Trái đất. Chỉ cần bình
đại dương nóng lên hay nguội đi một chút, khí hậu Trái đất cũng bò ảnh
hưởng rất nhiều.
Là tất cả các vùng có băng tuyết bao phủ quanh năm trên Trái đất và
trên biển. Đó là Bắc cực, Nam cực, đảo Greenland, miền bắc Canada,
miền bắc Siberia và các vùng núi cao quanh năm có nhiệt độ dưới
không độ.
Do có độ phanû xạ lơnù nenâ banê g, tuyetá đã phanû xạ phanà lơnù bưcù xạ cuả
Matë trơiø . Motä số nơi ở Nam cưcï , banê g tuyetá phanû xạ khoanû g 90% lươnï g
bưcù xạ cuả Matë trơiø , trong khi mưcù độ phanû xạ trung bình toanø ca chỉ là
30%. Ne banê g quyenå tan chaỷ , Traiù đatá sẽ nonù g lenâ , khí ha sẽ thay đoiå .
Biến đổi khí hậu
20
Hình 1: Các khí trong bầu khí quyển
Nguồn: />nitõ
78%
ơxi
21%
Nh?ng khí
khác bao g?m
argon, ðioxit cácbon m?t vài khí khácvà
Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường Cơ bản - Chủ đề 1- Biến đổi khí hậu
21
Biến đổi khí hậu
Đất liền:
Sinh quyển:
Khí nhà kính

là gì?
Hiệu ứng nhà
kính là gì?
Đất liền gồm đất, trầm tích, đá, các đại lục và tất cả những gì trong lòng
đất và thường được gọi là thạch quyển. Đất liền chỉ chiếm 29% diện
tích Trái đất và phân bổ rất không đồng đều. Cùng với việc đất liền
nóng lên hay nguội đi rất nhanh, dưới tác động của Mặt trời, đất liền có
ảnh hưởng rất lớn tới sự biến đổi khí hậu.
Sinh quyển là toàn bộ thế giới sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật)
cùng với các yếu tố của môi trường bao quanh chúng trên Trái đất, bao
gồm cả các hoạt động của sinh vật đã, đang và sẽ tồn tại trên vỏ Trái
đất.
Sự hoạt động của các thành phần sinh quyển như động vật, thực vật, vi
sinh vật chắc chắn có ảnh hưởng lớn hệ thống khí hậu toàn cầu.
Khí nhà kính bao gồm cacbon đioxit (CO ), mêtan (CH ), nitơ oxit (N O),
2 4 2
hơi nước, ôzôn (O ), và khí CFC (chlorofluorocarbons). Các khí nhà kính
3
như cacbon đioxit, mêtan, hơi nước, nitơ oxit và ôzôn có thể có nguồn
gốc từ tự nhiên và từ sản xuất công nghiệp, còn CFC chỉ do quá trình
sản xuất công nghiệp tạo ra. Các loại khí nhà kính có khả năng bức xạ
và phản xạ bức xạ Mặt trời có các bước sóng khác nhau: trong suốt đối
với các bức xạ sóng ngắn; phản xạ và ngăn cản bức xạ song dài.
Khái niệm “Hiệu ứng nhà kính” dùng để miêu tả hiện tượng năng lượng
bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng
kính, bò hấp thụ và phân tán trở lại làm ấm toàn bộ không gian bên trong
chứ không chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
Từ lâu, hiệu ứng nhà kính được sử dụng để trồng cây cũng như trong
kiến trúc để sưởi ấm nhà cửa, lâu đài, bằng năng lượng mặt trời, tiết
kiệm chất đốt.

Trong biến đổi khí hậu, người ta dùng khái niệm “Hiệu ứng nhà kính khí
quyển” để miêu tả hiện tượng hấp thu và phân bổ nhiệt bức xạ của Mặt
trời gây ra bởi các khí nhà kính có trong bầu khí quyển của Trái đất.
Các tia bức xạ sóng ngắn của Mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến
mặt đất và được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt sóng dài. Các khí
nhà kính có trong khí quyển, có thể hấp thụ những bức xạ nhiệt này và
giữ ấm cho bầu khí quyển. Nếu không có hiệu ứng nhà kính tự nhiên
o
này nhiệt độ trái đất chỉ vào khoảng –18 C. Nhưng nếu khí nhà kính
nhiều hơn mức bình thường, Trái đất sẽ bò nóng lên.
Nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái đất được quyết đònh bởi cân bằng
giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và lượng bức xạ nhiệt của
mặt đất vào vũ trụ.
Khaiù niemä “Hie ưnù g nhà kính nhanâ taọ ” dunø g để mie tả “Hie ưnù g nhà
kính” ga ra bơiû cacù khí nhà kính sinh ra từ hoatï đonä g sinh soná g cuả con
ngươiø .
Ngoài ra, khí ôzôn (O ) tập trung thành 1 lớp mỏng trên tầng bình lưu
3
của khí quyển có tác dụng hấp thụ các bức xạ tử ngoại từ mặt trời chiếu
tới trái đất và qua đó bảo vệ sự sống trên trái đất.
3. Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính
Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường Cơ bản - Chủ đề 1- Biến đổi khí hậu
Dấu vết sinh
thái là gì?
Dấu vết sinh thái (còn gọi là dấu chân sinh thái) là thước đo nhu cầu của
con người đối với các hệ sinh thái của Trái đất. Khái niệm này được đưa
ra nhằm so sánh nhu cầu của nhân loại đối với năng lực sinh thái tái tạo
của Trái đất. Nó thể hiện số lượng các khu đất và biển có thể sản xuất
một cách sinh học, cần thiết để tái tạo các nguồn tài nguyên mà nhân
loại tiêu thụ và hấp thụ chất thải và hoàn trả chúng tương ứng, vô hại.

Sử dụng dấu vết sinh thái, có thể để ước tính là cần bao nhiêu diện tích
của Trái đất (hay cần bao nhiêu hành tinh như Trái đất) để giúp nhân loại
tồn tại nếu mọi người sống lối sống hiện nay.
Năm 2006, tổng số dấu vết sinh thái của nhân loại là khoảng 1,4
Trái đất. Nói cách khác, nhân loại sử dụng dòch vụ sinh thái 1,4 lần
nhanh hơn Trái đất có thể tái tạo cho họ.
Biến đổi khí hậu
22
Hình 2: Hiệu ứng nhà kính
Nguồn: />4. Dấu vết sinh thái và dấu vết cacbon
Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường Cơ bản - Chủ đề 1- Biến đổi khí hậu
Dấu vết
cacbon là gì?
Dấu vết cacbon là tổng lượng khí nhà kính mà con người tạo ra trong
hoạt động sinh sống và sản xuất hàng ngày, được tính bằng lượng (tấn)
khí cacbon đioxit tương đương.
Sự tương đương ở đây được hiểu là khả năng năng gây ra một hiệu ứng
nóng lên toàn cầu của khí nhà kính loại này so với khí cacbon đioxit
B
trong một khoảng thời gian nhất đònh.
Ví dụ, trong vòng 100 năm:
·Một phân tử khí mêtan có khả năng làm nóng Trái đất tương
đương 25 phân tử khí cacbon đioxit.
·Một phân tử khí nitơ ôxit có khả năng làm nóng Trái đất tương
đương 298 phân tử khí cacbon đioxit;
·Một phân tử khí CHF có khả năng làm nóng Trái đất tương
3
đương 14.800 phân tử cacbon đioxit.
Dấu vết cacbon có thể hiểu đơn giản là, khi bạn dùng xe ô tô, nhiên liệu
bò đốt cháy tạo ra một lượng cacbon đioxit nhất đònh, tùy thuộc vào

mức tiêu thụ nhiên liệu của xe và quãng đường cần đi; Khi sưởi ấm, đun
nấu bằng điện, dầu, khí đốt hay than đá, bạn cũng tạo ra cacbon
đioxit. Khi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, bạn cũng phát thải
một số lượng cacbon đioxit và các khí nhà kính khác.
Dấu vết cacbon của một người (một quốc gia) là tổng tất cả các phát
thải cacbon đioxit, được tạo ra bởi hoạt động của người (quốc gia) đó
trong một khung thời gian nhất đònh, thường là một năm.
Dấu vết cacbon là một công cụ mạnh giúp hiểu rõ tác động của hành vi
cá nhân tới sự nóng lên toàn cầu. Để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu,
việc tính toán và kiểm soát dấu vết cacbon của mỗi người là cần thiết.
23
Biến đổi khí hậu
Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường Cơ bản - Chủ đề 1- Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu
24
Phụ lục 1b: Phiếu trắc nghiệm cho Hoạt động 1
1) Hoạt động nào sau đây không liên quan tới biến đổi khí hậu?
a. Đi ô tô
b. Trồng rừng
c. Mặc áo mưa
2) Tên “El Nino” có nghóa là:
a. Cậu bé
b. Cơn bão
c. Nước đá (kem)
3) Khí nhà kính là:
a. Khí giữ nhiệt cho Trái đất
b. Khí làm cho cây tăng trưởng trong nhà kính
c. Khí được sử dụng để làm nóng nhà kính đến nhiệt độ
đủ ấm cho cây tăng trưởng
4) Khí nào sau đây không phải là khí nhà kính?

a. Mêtan (CH )
4
b. Ôxi (O )
2
c. Cacbon đioxit (Co )
2
5) Khí nhà kính nào sau đây không có nguồn gốc tự nhiên?
a. Mêtan (CH )
4
b. CFC
c. Nitơ ôxit (N O)
2
6) Cái gì không phải là nguồn phát thải khí mêtan?
a. Bãi rác
b. Trâu bò
c. Đám mây khói bụi
Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường ơ bản - C Chủ đề 1- Biến đổi khí hậu
1) Bạn phải mặc áo mưa khi trời mưa, đó là vì thời tiết ảnh hưởng đến
bạn. Đi ô tô và trồng rừng là 2 hoạt động liên quan đến khí hậu. Ô tô sử
dụng nhiên liệu, thải cacbon đioxit vào không khí, góp phần làm tăng
hiệu ứng khí nhà kính, làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên. Trồng rừng có tác
động tới khí hậu do cây cối hấp thụcacbon đioxit từ không khí, vì vậy

rừng được gọi là “bồn chứa cacbon”.
2) El Nino trong trong tiếng Tây Ban Nha có nghóa là "cậu bé", ám chỉ
Chúa Hài đồng (do thời điểm xuất phát của nó là gần Giáng sinh). Đây
là hiện tượng thời tiết tồn tại có chu kì, xuất hiện dòng hải lưu ấm ở khu
vực nhiệt đới Thái Bình Dương kéo theo hiện tượng hơi nước ở biển bốc
lên nhiều hơn, tạo ra những cơn mưa bão.
Ngày nay, El Nino được dùng để chỉ hiện tượng nóng lên khác thường

của nước biển và vành đai xích đạo rộng lớn dài gần 10.000km, từ bờ
biển Nam Mỹ đến quần đảo Macsan, Marudơ ở khu vực giữa Thái Bình
Dương. Khi xuất hiện, El Nino có thể ảnh hưởng tới khí hậu ở nhiều khu
vực trên thế giới, gây ra những thiên tai nặng nề như mưa lớn, bão, lũ ở
vùng này, hạn hán, cháy rừng ở vùng khác, làm thiệt hại lớn về người,
thảm hoạ về kinh tế - xã hội và đặc biệt là những thiệt hại không thể
khắc phục về môi trường.
3) Khi mặt trời chiếu vào bề mặt Trái đất, Trái đất sẽ hấp thụ và bức xạ
nhiệt trở lại khí quyển. Các khí nhà kính như cacbon đioxit, mêtan, nitơ
ôxit sẽ giữ nhiệt và làm cho Trái đất ấm lên đủ để phát triển sự sống.
Khi khí quyển có quá nhiều khí nhà kính, Trái đất nóng lên, mất cân
bằng về khí hậu sẽ phát sinh những hiện tượng thời tiết dò thường.
4) Ôxi là khí chúng ta thở để duy trì sự sống, không phải khí nhà
kính. Mêtan và cacbon đioxit là khí nhà kính.
5) CFC (là một loại hiđro cacbon chứa gốc halogen, gọi là halocacbon)
được sử dụng trong nhiều đồ dùng sinh hoạt như bọt khí (bình xòt diệt
côn trùng, khử mùi ), tủ lạnh, máy điều hòa Trong tự nhiên, nitơ ôxit
được tìm thấy trong đất và đại dương; còn mêtan sinh ra trong tự nhiên
ở vùng đất ngập nước, khi thực vật phân hủy (mục ruỗng) trong điều
kiện thiếu ôxi.
6) Đám mây khói bụi không phát thải mêtan. Rác chôn lấp dưới đất
phân hủy rất chậm trong điều kiện kò khí (không có ôxi ), sinh ra mêtan.
B
Trâu bò tiêu hóa thức ăn trong dạ dày và ợ hơi thải ra mêtan.
25
Biến đổi khí hậu
Phụ lục 1c: Đáp án cho Phiếu trắc nghiệm
Tài liệu Tập huấn Giáo dục Môi trường ơ bản - C Chủ đề 1- Biến đổi khí hậu

×